Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Bài tập Quản trị học về Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.36 KB, 79 trang )

Bài tập nhóm môn Quản trị học
Lãn

GVHD: TS Nguyễn Xuân

MỤC LỤC
PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
VIETTEL...............................................................................................................2
I. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN........................................................................2
II. TUYÊN BỐ SỨ MỆNH, TẦM NHÌN...........................................................7
1. Thương hiệu Viettel..............................................................................................................................7
4. Phân tích môi trường bên trong........................................................................................................21
1. Example - Làm gương:.........................................................................................................................56
2. Education - Giáo dục đào tạo:.............................................................................................................57
3. Environment - Môi trường:.................................................................................................................59
4. Experience - Kinh nghiệm:..................................................................................................................60
5. Evaluation - Đánh giá:..........................................................................................................................68

V. ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY..............................................................................68
2. Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc:...........................................................................................72

LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật. Khoa học
quản trị giúp chúng ta biết các lý thuyết một cách có hệ thống và vận dụng để giải
quyết các vấn đề thực tiễn, không dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân. Nghệ
thuật quản trị chính là khả năng nhà quản trị vận dụng linh hoạt và sáng tạo các lý
thuyết vào thực tiễn, tân dụng cơ hội, nắm bắt thời cơ và sử dụng kinh nghiệm,
biết kết hợp giữa trực giác với hiểu biết khoa học. Đóng vai trò là nền tảng của
quản trị chính là các chức năng quản trị. Nhà quản trị thực hiện các chức năng
quản trị để đạt được đến những mục tiêu của tổ chức.
Sau thời gian được tiếp xúc với môn học này nhóm chúng em nhận thấy


quản trị là một yêu cầu tất yếu khách quan. Các hoạt động tập thể như lao động ,
sản xuất , kinh doanh… đều đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng, sự điều khiển ,
sự hướng dẫn cụ thể đối với từng cá nhân để hoàn thành công việc chung. Một
tập thể muốn thành công phải có một nhà quản trị giỏi.
Để hiểu thêm về quản trị, nhóm chúng em quyết định vận dụng phân tích
những nôi dung được học tại “Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) ”. Qua đó
hiểu thêm các vấn đề lý thuyết cũng như vận dụng vào thực tiễn.

Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh

Trang 1


Bài tập nhóm môn Quản trị học
Lãn

GVHD: TS Nguyễn Xuân

PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
VIETTEL
I. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN

TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
Địa chỉ: Số 1, Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: (84) 2556789
Fax: (84) 2996789
Website:
Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thí điểm thành lập theo Quyết định
số 2078/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/12/2009. Tập đoàn Viễn
thông Quân đội được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Viễn

thông Quân đội và các đơn vị thành viên.
Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội (tên viết tắt là VIETTEL)
được thành lập theo Quyết định số 2079/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
14/12/2009 trên cơ sở tổ chức lại các phòng ban chức năng của Tổng công ty
Viễn thông Quân đội, Công ty Viễn thông Viettel và Công ty Truyền dẫn Viettel.
Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 978/QĐTTg về việc chuyển Công ty mẹ- Tập đoàn Viễn thông Quân đội thành công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh

Trang 2


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
Ngày 30/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 466/QĐTTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Ngày 17/5/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 753/QĐTTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2013 - 2015.
1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin
(SIGELCO) được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).
- Năm 1990 đến năm 1994, Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì - Vinh cho
Tổng cục Bưu điện. Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây
dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (125m)
- Năm 1995, Viettel là Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh
doanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
- Năm 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang 2.000 km Bắc – Nam với dung
lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng
kiến thu – phát trên một sợi quang. Thành lập Trung tâm Bưu chính Viettel.
- Năm 2000: Chính thức tham gia thị trường Viễn thông phá thế độc quyền
của VNPT. Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng

công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc. Lắp đặt thành công cột phát sóng của Đài
Truyền hình Quốc gia Lào cao 140m.
- Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
- Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
- Tháng 1 năm 2003, Khởi công xây dựng tuyến cáp quang Quân sự Bắc Nam 1B.
- Tháng 2 năm 2003, Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực
thuộc Binh chủng Thông tin.
- Tháng 3 năm 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) đường
dài tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.
- Tháng 4 năm 2003, Bắt đầu lắp đặt mạng lưới điện thoại di động.
- Ngày 15 tháng 10 năm 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng
cáp quang quốc tế. Với 530 trạm phát sóng trên 52 tỉnh, thành phố, lắp đặt 36.000
km cáp quang, thuê bao di động đạt 17.000 thuê bao
- Tháng 4 năm 2004, thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực
thuộc Bộ Quốc phòng
- Năm 2005: Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo.
- Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia.
- Năm 2007: Hội tụ 3 dịch vụ cố định - di động - Internet.
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh

Trang 3


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
- Năm 2007, thành lập Công ty Công nghệ Viettel (nay là Viện Nghiên cứu
và Phát triển Viettel)
- Năm 2008: Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1
tại Campuchia về hạ tầng viễn thông Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uy tín

nhất thế giới (Intangible Business and Informa Telecoms 2008)
- Năm 2009: Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế, có mạng 3G lớn nhất Việt
Nam và là mạng duy nhất trên thế giới ngay khi khai trương đã phủ được 86%
dân số. Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm (Frost &
Sullivan Asia Pacific ICT Award 2009). Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp
tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2009)
- Năm 2010: Đầu tư vào Haiti và Mozambique. Số 1 tại Campuchia về cả
doanh thu, thuê bao và hạ tầng. Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia
nhận giải thưởng: nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường mới nổi (Frost &
Sullivan Asia Pacific ICT Award 2010)
- Năm 2010, chuyển đổi thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội trực
thuộc Bộ Quốc phòng
- Năm 2011: Số 1 tại Lào về cả doanh thu, thuê bao và hạ tần. Thương hiệu
Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng: nhà cung cấp tốt nhất tại thị
trường đang phát triển (The World Communications Awards 2011)
- Năm 2011, Viettel vận hành chính thức dây chuyền sản xuất thiết bị viễn
thông hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.
- Năm 2012: Thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhà
cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World
Communications Awards 2012). Thương hiệu Movitel của Viettel tại
Mozambique nhận giải thưởng: doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện
viễn thông ở vùng nông thôn châu Phi.
- Năm 2013, Doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD; Viettel nhận
danh hiệu Doanh nghiệp đóng thuế thu nhập nhiều nhất Việt Nam do Vietnam
Report và Tổng Cục thuế trao tặng.
- Năm 2014, Viettel đươc trao tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân; Sở hữ hạ tầng lớn nhất Việt Nam với 174.000 km cáp quang, 58.500
trạm phát sóng BTS.
- Năm 2015, Triển khai thử nghiệm mạng di động 4G tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
2. Mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của Viettel

2.1. Mục tiêu hoạt động
a. Về quốc phòng, an ninh:
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh

Trang 4


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
Bảo đảm hạ tầng mạng lưới thông tin quân sự khi đất nước có tình huống;
Tạo ra các sản phẩm, trang bị, khí tài, vật tư thông tin quốc phòng.
b. Về sản xuất kinh doanh:
Tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của
Nhà nước; đảm bảo kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu
tư tại Viettel và vốn của Viettel đầu tư tại các doanh nghiệp khác; hoàn thành các
nhiệm vụ khác do Chính phủ và Bộ Quốc phòng giao;
Xây dựng và phát triển thành tập đoàn kinh tế, quốc phòng mạnh, năng
động, hiện đại, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế; đạt hiệu quả cao
trong sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và thực hiện tốt nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh; bảo đảm cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh
doanh viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, bưu chính và
nghiên cứu, sản xuất thiết bị công nghệ cao ở trong và ngoài nước; góp phần thúc
đẩy thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh; làm
nòng cốt để ngành viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam phát triển nhanh
và bền vững, cạnh tranh hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
2.2. Ngành, nghề kinh doanh của Viettel
- Ngành, nghề kinh doanh chính: Viễn thông; công nghệ thông tin; phát
thanh, truyền hình; bưu chính, chuyển phát; nghiên cứu, sản xuất thiết bị, sản
phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông.

- Ngành, nghề kinh doanh liên quan: Thương mại, phân phối, bán lẻ vật tư,
thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông. Tài chính, ngân
hàng, bất động sản. Đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ hoạt động sản
xuất, kinh doanh ở trong nước và nước ngoài của Tập đoàn.
- Một số ngành, nghề kinh doanh khác do Bộ Quốc phòng quyết định, trên
cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của Viettel và bảo đảm hiệu quả, không ảnh
hưởng đến ngành, nghề kinh doanh chính và ngành, nghề kinh doanh liên quan
của Viettel.
- Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, Viettel có thể bổ
sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ
sở hữu chấp thuận.
3. Kết quả kinh doanh những năm gần đây
Xây dựng và định vị thương hiệu trên thị trường, truyền thông Slogan
“Hãy nói theo cách của bạn” trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Tất cả
mọi hoạt động kinh doanh, các hoạt động xã hội đều đi theo triết lý kinh doanh
“quan tâm, chăm sóc và sáng tạo, đột phá”.
- Liên tục trong hai năm 2004, 2005 Viettel được bình chọn là thương hiệu
mạnh, và đặc biệt năm 2006 Viettel được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh

Trang 5


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ BCVT do VCCI phối hợp với Công ty Life
Media và công ty nghiên cứu thị trường ACNielsen tổ chức.
- Ngày 05 tháng 4 năm 2007 Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom)
trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập , trên cở sở

sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di
động Viettel
- Năm 2007: Doanh thu đạt 16.300 tỷ đồng, 12 triệu thuê bao. Hội tụ 3
dịch vụ cố định - di động - Internet
- Năm 2008: Doanh thu đạt 33.000 tỷ đồng.
- Năm 2009: Doanh thu đạt 60.200 tỷ đồng. Viettel là mạng viễn thông có
cơ sở hạ tầng lớn nhất, doanh thu và thuê bao đứng thứ 2 tại Campuchia và Lào.
- Năm 2010: Doanh thu đạt 91.134 tỷ đồng.
- Năm 2011: Doanh thu đạt 116.674 tỷ đồng. Viettel đã đầu tư tại 5 quốc
gia (Campuchia, Lào, Haiti, Mozambique và Peru). Lọt vào top 20 nhà mạng lớn
nhất thế giới.
- Năm 2012: Doanh thu đạt 141.418 tỷ đồng.
- Năm 2013 : Doanh thu đạt 162.886 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng
15,2% so với năm 2012. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 35.000 tỷ đồng,
đạt 101% so với kế hoạch, tăng 27,5% so với năm 2012. Mặc dù đây là mức tăng
trưởng thấp nhất của Viettel trong vòng 10 năm qua nhưng đã có những chuyển
dịch khá lớn về doanh thu giữa các thị trường. Cụ thể, doanh thu từ viễn thông
trong nước chỉ tăng 7%, nhưng doanh thu từ thị trường viễn thông nước ngoài đã
tăng lên 28%. Trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài, Viettel cũng đã gặt hái được
rất nhiều thành công, đó là thương hiệu Movitel của Viettel tại Mozambique đã
đạt giải “Doanh nghiệp dẫn đầu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực di động”
do tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ Frost and Sullivan trao giải.
- Năm 2014 : Doanh thu đạt 197.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt
42.000 tỷ đồng, tăng trưởng 15%, năng suất lao động tăng 14%, thu nhập của người
lao động tăng 10%, là doanh nghiệp đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước trên
15.000 tỷ đồng, tạo ra công ăn việc làm cho gần 80.000 người trên toàn cầu.
Viettel đã khai trương thêm 2 thị trường ở nước ngoài là Peru và
Cameroon, nâng tổng số quốc gia đầu tư lên 9, với dân số 175 triệu người. Tổng
doanh thu nước ngoài tăng 25%, đạt 1,2 tỷ USD; lợi nhuận trước thuế đạt 156
triệu USD, tăng 32%.

Như vậy, Viettel đã hoàn thành kế hoạch 5 năm (2010-2015) trước một
năm. Viettel chiếm tới 12% doanh thu và 23% lợi nhuận của toàn bộ gần 1000
doanh nghiệp nhà nước. Đã sản xuất và đưa vào sử dụng một số thiết bị viễn
thông chủ chốt, các phần mềm viễn thông, phần mềm quản lý. Đã làm chủ công
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh

Trang 6


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
nghệ sản xuất thiết bị, khí tài quân sự, bước đầu tạo nền tảng cho việc hình thành
một tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
- Năm 2015: Theo báo cáo hợp nhất năm 2015, doanh thu của tập đoàn
Viettel đạt 216.851 tỷ đồng, đạt 177% kế hoạch, tăng trưởng 20%; Lợi nhuận sau
thuế đạt trên 34.400 tỷ đồng, tăng trưởng 8,5%; Vốn chủ sở hữu tăng lên 110.820
tỷ đồng. Nộp ngân sách và đóng thuế khoảng hơn 50.000 tỷ đồng. doanh thu từ
hoạt động tại nước ngoài đạt 1,5 tỷ USD; doanh thu từ lĩnh vực nghiên cứu sản
xuất đạt 9.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi năm 2014.
Đặc biệt, thu nhập bình quân của nhân viên tập đoàn đạt khoảng 30,5 triệu
đồng/tháng, tương ứng 366 triệu đồng một năm. Trong khi thu nhập bình quân
của nhân viên công ty mẹ còn cao đạt 30,9 triệu đồng/tháng, tương ứng 371 triệu
đồng một năm.
Với mức lương bình quân này, tập đoàn trở thành một trong những doanh
nghiệp Nhà nước trả thu nhập cao bậc nhất. Mức thu nhập này chỉ đứng thứ 2 sau
mức thu nhập bình quân của nhân viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn
nhà nước (SCIC) - gần 37 triệu đồng/người/tháng.
Là nhà mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ 4G tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Lọt Top 5 thương hiệu viễn thông hiệu quả nhất ASEAN.

- Tính đến tháng 9/2016, doanh thu đạt 172.00 tỷ đồng. Tại 9 thị trường
nước ngoài (Lào, Campuchia, Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique,
Burundi, Peru, Tanzania), tổng số khách hàng của Viettel đã đạt 26 triệu, nâng số
lượng khách hàng của Viettel trên toàn cầu (bao gồm Việt Nam) lên 90 triệu
người. Nhờ đó con số ấn tượng trên, Viettel nằm trong số 30 tập đoàn viễn thông
có số lượng khách hàng cao nhất, theo thống kê của GSMA Intelligence.
II. TUYÊN BỐ SỨ MỆNH, TẦM NHÌN
1. Thương hiệu Viettel
Tầm nhìn thương hiệu
Tầm nhìn thương hiệu được cô đọng từ việc thấu hiểu những mong muốn
của khách hàng và những nỗ lực đáp ứng của Viettel
Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm
sóc như những cá thể riêng biệt.
Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với
một sự chia sẻ, thấu hiểu nhất
Ý nghĩa sologan: "Hãy nói theo cách của bạn"
Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt.
Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh

Trang 7


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
nghe khách hàng. Và vì vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo cách mà họ
mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình - ""Hãy nói theo cách của bạn""
Ý nghĩa logo:
Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi

bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này
cũng phù hợp với Tầm nhìn thương hiệu và Sologan mà Viettel đã lựa chọn.
Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng.
Logo Viettel mang hình elipse được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét
lớn lại đến nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục,
sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương
hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông).
Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu
vàng (địa) và màu trắng (nhân). Sự kết hợp hài hòa giữa trời, đất và con người thể
hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel.
2. Triết lý Viettel
a. Sứ mạng:
Sáng tạo để phục vụ con người - Caring Innovator
b. Triết lý kinh doanh:
Mỗi khách hàng là một con người - một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng,
quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới,
cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái
đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh
với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.
c. Quan điểm phát triển:
Kết hợp chặt chẽ kinh tế với Quốc phòng.
Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Kinh doanh định hướng khách hàng.
Phát triển nhanh, liên tục cải cách để bền vững.
Lấy con người làm yếu tố cốt lõi.
d. Giá trị cốt lõi
Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý.
Chúng ta nhận thức:
Lý thuyết màu xám, chỉ có cây đời là mãi xanh tươi. Lý luận để tổng kết

thực tiễn rút ra kinh nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai. Chúng ta cần
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
Trang 8


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
có lý luận và dự đoán để dẫn dắt. Nhưng chỉ có thực tiễn mới khẳng định được
những lý luận và dự đoán đó đúng hay sai.
Chúng ta nhận thức và tiếp cận chân lý thông qua thực tiễn hoạt động.
Chúng ta hành động:
Phương châm hành động của chúng ta “Dò đá qua sông” và liên tục điều
chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Chúng ta đánh giá con người thông qua quá trình thực tiễn.
Trưởng thành qua những thách thức và thất bại.
Chúng ta nhận thức:
Thách thức là chất kích thích. Khó khăn là lò luyện. “Vứt nó vào chỗ chết
thì nó sẽ sống”.
Chúng ta không sợ mắc sai lầm. Chúng ta chỉ sợ không dám nhìn thẳng
vào sai lầm để tìm cách sửa. Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến
tới mỗi thành công. Sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.
Chúng ta hành động:
Chúng ta là những người dám thất bại. Chúng ta động viên những ai thất
bại. Chúng ta tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh. Chúng
ta không cho phép tận dụng sai lầm của người khác để đánh đổ người đó. Chúng
ta sẽ không lặp lại những lỗi lầm cũ.
Chúng ta phê bình thẳng thắn và xây dựng ngay từ khi sự việc còn nhỏ.
Chúng ta thực sự cầu thị, cầu sự tiến bộ.
Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh.

Chúng ta nhận thức:
Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi. Trong môi trường cạnh
tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ. Nếu nhận thức được sự tất yếu của
thay đổi thì chúng ta sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn.
Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp.
Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là qui mô mà là khả năng thay đổi
nhanh, thích ứng nhanh.
Cải cách là động lực cho sự phát triển.
Chúng ta hành động:
Tự nhận thức để thay đổi. Thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi
trường thay đổi. Chúng ta sẽ biến thay đổi trở thành bình thường như không khí
thở vậy.
Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp.
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh

Trang 9


Bài tập nhóm môn Quản trị học
Lãn
Sáng tạo là sức sống.

GVHD: TS Nguyễn Xuân

Chúng ta nhận thức:
Sáng tạo tạo ra sự khác biệt. Không có sự khác biệt tức là chết. Chúng ta
hiện thực hoá những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng chúng ta mà của cả
khách hàng.
Chúng ta hành động:
Suy nghĩ không cũ về những gì không mới. Chúng ta trân trọng và tôn vinh

từ những ý tưởng nhỏ nhất.
Chúng ta xây dựng một môi trường khuyến khích sáng tạo để mỗi người
Viettel hàng ngày có thể sáng tạo.
Chúng ta duy trì Ngày hội ý tưởng Viettel.
Tư duy hệ thống.
Chúng ta nhận thức:
Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Tư duy hệ thống là nghệ thuật
để đơn giản hoá cái phức tạp.
Một tổ chức phải có tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt và hệ
thống làm nền tảng. Một hệ thống muốn phát triển nhanh về qui mô thì phải
chuyên nghiệp hoá.
Một hệ thống tốt thì con người bình thường có thể tốt lên. Hệ thống tự nó
vận hành phải giải quyết được trên 70% công việc. Nhưng chúng ta cũng không
để tính hệ thống làm triệt tiêu vai trò các cá nhân.
Chúng ta hành động:
Chúng ta xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi
và phương châm hành động của mình.
Chúng ta vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề ->
Tìm nguyên nhân -> Tìm giải pháp -> Tổ chức thực hiện -> Kiểm tra và đánh giá
thực hiện.
Người Viettel phải hiểu vấn đề đến gốc: Làm được là 40% -> Nói được cho
người khác hiểu là 30% -> Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 30%
còn lại.
Chúng ta sáng tạo theo qui trình: Ăn -> Tiêu hoá -> Sáng tạo.
Kết hợp Đông - Tây.
Chúng ta nhận thức:
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
10

Trang



Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
Có hai nền văn hoá, hai cách tư duy, hai cách hành động lớn nhất của văn
minh nhân loại. Mỗi cái có cái hay riêng có thể phát huy hiệu quả cao trong từng
tình huống cụ thể. Vậy tại sao chúng ta không vận dụng cả hai cách đó?
Kết hợp Đông Tây cũng có nghĩa là luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề.
Kết hợp không có nghĩa là pha trộn.
Chúng ta hành động
Chúng ta kết hợp tư duy trực quan với tư duy phân tích và hệ thống.
Chúng ta kết hợp sự ổn định và cải cách.
Chúng ta kết hợp cân bằng và động lực cá nhân.
Truyền thống và cách làm người lính.
Chúng ta nhận thức:
Viettel có cội nguồn từ Quân đội. Chúng ta tự hào với cội nguồn đó.
Một trong những sự khác biệt tạo nên sức mạnh Viettel là truyền thống và
cách làm quân đội.
Chúng ta hành động:
Truyền thống: Kỷ luật, Đoàn kết, Chấp nhận gian khổ, Quyết tâm vượt khó
khăn, Gắn bó máu thịt.
Cách làm: Quyết đoán, Nhanh, Triệt để.
Viettel là ngôi nhà chung.
Chúng ta nhận thức:
Viettel là ngôi nhà thứ hai mà mỗi chúng ta sống và làm việc ở đó. Mỗi người
Viettel phải trung thành với sự nghiệp của Cty. Chúng ta phải hạnh phúc trong ngôi
nhà này thì chúng ta mới làm cho khách hàng của mình hạnh phúc được.
Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt, nhưng chúng ta cùng chung sống
trong một ngôi nhà chung Viettel - ngôi nhà mà chúng ta cùng chung tay xây

dựng. Đoàn kết và nhân hoà trong ngôi nhà ấy là tiền đề cho sự phát triển.
Chúng ta hành động:
Chúng ta tôn trọng nhau như những cá thể riêng biệt, nhạy cảm với các nhu
cầu của nhân viên. Chúng ta lấy làm việc nhóm để phát triển các cá nhân. Các cá
nhân, các đơn vị phối hợp với nhau như các bộ phận trong một cơ thể.
Mỗi người chúng ta qua các thế hệ sẽ góp những viên ngạch để xây lên
ngôi nhà ấy.
Chúng ta lao động để xây dựng đất nước, Viettel phát triển, nhưng chúng ta
phải được hưởng xứng đáng từ những thành quả lao động đó. Nhưng chúng ta
luôn đặt lợi ích của đất nước của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân.
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
Trang 11


Bài tập nhóm môn Quản trị học
Lãn
3. Triết lý kinh doanh

GVHD: TS Nguyễn Xuân

Mỗi khách hàng là một con người - một cá thể riêng biệt, cần được tôn
trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục
đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn
hảo.
Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu
tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với
các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.
Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà
chung Viettel.


PHẦN II.
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG
QUÂN ĐỘI VIETTEL
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Môi trường toàn cầu
Được đánh giá là tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất
Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc
độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông
toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 9 quốc gia ở 3 châu
lục gồm châu Á, châu Mỹ, châu Phi. Với một slogan "Hãy nói theo cách của
bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời gian hoạt động
và gặt hái các thành công.
Khi tham gia thị trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải xem xét đến
các yếu tố của môi trường tác nghiệp tại thị trường đó. Các tác động theo mô hình
cạnh tranh của M.Porter gồm:

Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
12

Trang


Bài tập nhóm môn Quản trị học
Lãn

GVHD: TS Nguyễn Xuân

a. Đối thủ cạnh tranh
Khi ra nước ngoài, Viettel sẽ phải cạnh tranh với các với các tập đoàn viễn
thông nước ngoài lớn, có năng lực tài chính mạnh và nhiều kinh nghiệm kinh

doanh quốc tế, đây là một thách thức.
Trước đây, khi đặt đặt chân vào thị trường Campuchia, Viettel đã gặp
không ít khó khăn như thời gian cấp phép khá lâu, thị trường chuyển động từ độc
quyền sang cạnh tranh chỉ sau nửa năm (do 9 doanh nghiệp viễn thông khác được
cấp phép ngay sau đó), cơ chế kết nối không rõ ràng, đối thủ cạnh tranh sử dụng
ưu thế thị trường để gây bất lợi cho Viettel khi tiến quân vào thị trường này.
Giữa tháng 6/2016 Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa chính thức
công bố thông tin đầu tư vào thị trường Myanmar với số vốn dự kiến lên tới 1,5 tỷ
USD, sau khi đơn vị này đã trúng thầu tham gia liên doanh để hình thành nhà
mạng di động thứ 4 tại Myanmar. Như vậy, Myanmar là thị trường nước ngoài có
số vốn đầu tư lớn nhất của Viettel từ trước đến nay. Bởi trước đó, ở thời điểm khai
trương mạng di động Halotel tại Tanzania (quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 Đông
Phi) tháng 10/2015, Viettel cho biết, Tanzania là thị trường có vốn đầu tư lớn nhất
(gần 1 tỷ USD) trong số 8 thị trường nước ngoài mà Viettel đã triển khai.
b. Khách hàng
Tính đến giữa tháng 9/2016, tại 9 thị trường nước ngoài (Lào, Campuchia,
Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique, Burundi, Peru, Tanzania, tổng số
khách hàng của Viettel đã đạt 26 triệu, nâng số lượng khách hàng của Viettel trên
toàn cầu (bao gồm Việt Nam) lên 90 triệu khách hàng. Nhờ con số ấn tượng trên,
Viettel đã lọt vào top 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng cao nhất,
theo thống kê của GSMA Intelligence
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
13

Trang


Bài tập nhóm môn Quản trị học
Lãn


GVHD: TS Nguyễn Xuân

Từ khi đạt 10 triệu khách hàng tại các thị trường nước ngoài vào năm
2013, sau 3 năm phát triển, con số này đã tăng lên gấp đôi. Ngoài đóng góp từ
những thị trường tốt đã kinh doanh từ lâu như Campuchia, Lào, Mozambique thì
phải kể đến tốc độ tăng trưởng thuê bao của Tanzania, thị trường mới quy mô 50
triệu dân, đông nhất trong số các thị trường Viettel đầu tư.
Trong khi những nhà mạng trước đây chỉ chủ yếu đầu tư ở các thành phố
lớn, Halotel (thương hiệu Viettel tại Tazania) phủ sóng di động khắp toàn quốc
với vùng phủ lên đến 95%, vươn đến tận những vùng sâu vùng xa, tới 1.800 ngôi
làng lần đầu tiên có sóng di động. Nhờ vậy, Halotel đạt tốc độ tăng trưởng con số
tuyệt đối về thuê bao nhanh nhất từ trước tới nay: 1 triệu khách hàng sau 3 tháng
và 2 triệu khách hàng sau 9 tháng.
Vấn đề khác biệt về ngôn ngữ, văn văn hoá và cách làm việc tại thị trường
luôn là thách thức lớn nhất mà các nhà đầu tư sẽ gặp phải. Khác biệt này sẽ ảnh
hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại thị trường, đặc
biệt là trong mối quan hệ giữa nhà đầu tư và nhân sự địa phương, giữa công ty và
khách hàng địa phương. Ví dụ như tại Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ
và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần của nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp
nhiều khó khăn trong việc đảm bảo việc phục vụ khách hàng 24/7 như các công
ty viễn thông cần phải làm. Trong giao tiếp và làm việc, nhân viên người Lào
thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứ không quen với tác phong quân đội, chấp
hành mệnh lệnh. Chính vì vậy, Viettel đã quyết định vừa phải thay đổi bản thân,
vừa phải thay đổi chính cách nhìn và làm việc của nhân viên bản xứ.
c. Nhà cung cấp
Hiện nay nhà cung cấp nguyên liệu, sản phẩm cho Viettel bao gồm: AT&T,
BlackBerry, Nokia, Siement, ZTE, Cisco, ..
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
14


Trang


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
Nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị mạng và di động,
Viettel đã đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông.
Viettel bắt đầu tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thiết bị mạng viễn
thông - một lĩnh vực mà hiện trên thế giới chỉ còn có 5 nhà cung cấp. Trong chiến
lược mở rộng sang lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, Viettel đặt mục tiêu đến năm
2020, 70% hạ tầng viễn thông của Viettel sẽ do Viettel làm chủ nghiên cứu, thiết
kế, sản xuất. Tất cả các thành phần từ mạng lõi (vOCS, MSC, EPC, IMS), mạng
truyền dẫn (Site Router) đến mạng truy nhập (eNodeB) của Viettel sẽ không phụ
thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp nào
Ngoài việc đưa vào vận hành nhà máy sản xuất thiết bị điện tử viễn thông,
Viettel đang đầu tư mạnh vào xây dựng đội ngũ phần mềm với mục đích tự phát
triển và vận hành toàn bộ các phần mềm của Viettel đông thời xuất khẩu phần
mềm ra nước ngoài, điều này cũng giúp giảm bớt các áp lực và sự phụ thuộc vào
các nhà cung cấp phần mềm hiện tại.
d. Các sản phẩm thay thế
Hiện nay để hỗ trợ cho việc giao tiếp trao đổi thông tin, các phương cách
chính vẫn là thư tín và viễn thông, trong đó viễn thông vẫn chứng tỏ được ưu thế
vượt trội với khả năng giao tiếp nhanh chóng, tiện lợi. Hiện tại viễn thông vẫn là
sản phẩm không thể thay thế, do vậy mà áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay
thế hầu như chưa xuất hiện. Tuy nhiên, ngành viễn thông rộng mở do vậy trong
tương lai có thể các sản phẩm thay thế sẽ ra đời và giúp khách hàng ngày càng
thỏa mãn nhu cầu của mình.
e. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Hiện nay xu thế truyền thông lấn sân sang viễn thông đang xuất hiện như

việc truy cập qua mạng cáp truyền hình (với ưu thế băng thông rộng). Với
sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin
và truyền thông đang trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau.
Từ năm 2012, các tập đoàn viễn thông đã đưa ra nhiều biện pháp như chặn
hoặc thu phí đối với các dịch vụ OTT, đưa ra các gói cước kích cầu…, nhưng hầu
hết không đạt hiệu quả mong muốn. Người dùng vẫn tiếp tục “bỏ rơi” nhà mạng.
Trong một diễn biến khác, sự phát triển của công nghệ cũng làm ảnh
hưởng không nhỏ đến doanh thu của các đài truyền hình, khi người dùng bắt đầu
tìm kiếm nội dung phim, ca nhạc hay các chương trình giải trí qua nhiều ứng
dụng miễn phí, thay vì sử dụng các kênh truyền hình trả tiền trước kia.
Trong bối cảnh đó, việc nhà mạng viễn thông và truyền hình bắt tay hợp
tác để tạo nên hệ sinh thái “hội tụ” là điều chắc chắn xảy đến và hoàn toàn hợp lý,
mở ra nhiều cơ hội phát triển cho cả hai bên. Tiêu biểu có thể kể đến Telenor ở
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
15

Trang


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
Thụy Điển đã mua lại Tele2 để trở thành nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với
270.000 thuê bao.
Tại Việt Nam, không nằm ngoài xu hướng kinh doanh đa dịch vụ của thế
giới, các “ông lớn” ngành viễn thông lần lượt bắt tay làm truyền hình.
2. Môi trường vĩ mô
a. Chỉ tiêu kinh tế Việt nam
GDP 6 tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 5,52%. Tốc độ tăng trưởng năm
nay tuy cao hơn tốc độ tăng chung của cùng kỳ các năm 2012 – 2014 (lần lượt là

4,93%; 4,9%; 5,22%) nhưng có dấu hiệu chững lại so với tốc độ tăng 6,28%
trong 6 tháng đầu năm 2015.
Nguyên nhân là tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động cộng với thời
tiết diễn biến bất thường khiến cho kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng. Dù
vậy, Chính phủ vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng đã đề ra là 6,7% cho toàn
năm. Theo đó, dự tính 6 tháng cuối năm tăng trưởng phải đạt được 7,6% mới
hoàn thành được chỉ tiêu.

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là tập đoàn dịch vụ viễn thông với
thu nhập người dân ngày càng tăng cao, khả năng tiếp cận với dịch vụ của Viettel
càng nhiều là cơ hội để Viettel mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình.
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Nhà
nước đã xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình
quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với
năm 2010.
- GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Bảo
đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp,
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
Trang
16


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm
khoảng 85% trong GDP.
- Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt
khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng

40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo
hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao
động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã hội.
Lạm phát, chỉ số CPI: chỉ số CPI 6 tháng đầu năm 2016 đã tăng liên tục
trong 5 tháng – đây là hiện tượng hiếm thấy trong 20 năm vừa qua, trừ những
năm có tốc độ tăng cả năm khá cao. Nguyên nhân chính khiến CPI “tăng tốc” là
việc tăng giá các dịch vụ y tế. Trong 6 tháng qua, chỉ số giá thuốc và dịch vụ y tế
đã tăng 26,39% và với tỷ trọng 5% trong rổ hàng hoá CPI, mức tăng này đóng
góp khoảng 1,32 điểm phần trăm vào mức tăng chung là 2,35%. Do đó, nhiều
chuyên gia nhận định lạm phát có thể có những diễn biến bất thường, áp lực lớn
lên nửa cuối năm 2016.

Nhu cầu về điện thoại, intenet ngày càng tăng giúp cho Tập đoàn Viễn
thông Quân đội Viettel có thể mở rộng quy mô va hoạt động của mình trọng lĩnh
vực dịch vụ.
Vào đầu tháng 2/2016, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam đã thay mặt
Chính phủ ký xác thực lời văn hiệp định TPP và 35 thỏa thuận song phương trong
các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ tài chính, dệt may, nông nghiệp, sở hữu trí
tuệ… mà Việt Nam đã thống nhất với một số nước tham gia TPP, đã góp phần tạo
ra một trường pháp lý minh bạch và ổn định để các công ty cung cấp dịch vụ viễn
thông đầu tư, hoạt động thuận lợi và dễ tiếp cận thị trường của các nước thành
viên hơn.
Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai
thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
Trang
17



Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
Viễn thông Quân đội Viettel. Nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng
gây ra không ít khó khăn: đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương
pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hàng, sự
canh tranh gay gắt.
b. Môi trường chính trị
Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một trong các nước có nền chính trị
ổn định, tạo môi trường kinh doanh an toàn và thân thiện.
Việc gia nhập WTO, là thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, gia
nhập TPP, vấn đề toàn cầu hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập
vào kinh tế thế giới là cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào thị truờng toàn
cầu. Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn thiện, thời gian cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn. Chính phủ rất quan tâm về
hiệu năng hành chính công, tháo gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh.
Luật pháp Việt Nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện, ngày càng
được hoàn thiện. Ban hành nhiều bộ Luật, sửa đổi, các thông tư, nghị định hướng
dẫn thực hiện:
- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009.
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014
- Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT ngày 13/4/2012 của Bộ Thông tin
truyền thông quy định về quản lý thuê bao trả trước.
Tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp đều hoạt động thuận lợi.
c. Các nhân tố văn hoá - xã hội
Để có thể thành đạt trong kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hướng
nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai thác tất cả các
yếu tố của môi trường kinh doanh, trong đó có yếu tố môi trường văn hoá.
Về sắc thái văn hoá, vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa chịu ảnh
hưởng của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Sắc thái văn hoá in đậm lên dấu ấn

ứng xử của người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm và thái độ đối với hàng
hoá, dịch vụ mà họ cần mua. Ngày nay, hầu hết mỗi nguời từ các nhà doanh
nghiệp, người nông dân, sinh viên, công chức cho đến học sinh đều có nhu cầu
liên lạc, và có những nhu cầu dịch vụ khác…
Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí của Việt Nam ngày một
được nâng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Viettel có nguồn lao động có
trình độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ cao...
Với thị trường 93,4 triệu dân, tỷ lệ dân số trẻ đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc,
tao ra nhu cầu lớn và một thị trường rộng lớn sẽ là cơ hội cho Viettel mở rộng
hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này.
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
Trang
18


Bài tập nhóm môn Quản trị học
Lãn
d. Các yếu tố tự nhiên - công nghệ

GVHD: TS Nguyễn Xuân

Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến
2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi
phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Song
để thay đổi công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo
nhiều yếu tố khác như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính,
chính sách phát triển, sự điều hành quản lý ...
Với Viettel đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những khó khăn: sự
phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4G sắp tới giúp Viettel có điều

kiện lựa chọn công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng
dịch vụ, năng suất lao động.
Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết... Yếu tố này ảnh hưởng
đến chất lượng các dịch vụ của Viettel, sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông.
Tóm lại: Những nhân tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Viettel do đó cần phải có những chiến lược cụ thể để giữ
vững và phát triển thị phần.
3. Môi trường vi mô (mô hình 05 áp lực của Porter)
a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Từ ngày 15/6/2015 theo Thông tư số 15/2015/TT-BTTTT của Bộ Thông
tin và Truyền thông ký ban hành về việc Sửa đổi một số quy định của Thông tư
số 18/2012/TT-BTTTT ngày 15/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông Ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn
thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng,
Viettel là doanh nghiệp viễn thông duy nhất có vị trí thống lĩnh thị trường (SMP)
đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất, bao trọn cả 3 mảng dịch vụ điện thoại,
nhắn tin và truy nhập Internet .
Trong tổng số hơn 128,3 triệu thuê bao điện thoại di động có trên mạng
tính đến hết tháng 8/2016, có gần 63,6 triệu thuê bao của nhà mạng Viettel; hơn
34,6 triệu thuê bao mạng MobiFone; trên 20,5 triệu thuê bao của VNPT (mạng
VinaPhone - PV); gần 5,9 triệu thuê bao mạng Gtel và hơn 3,7 triệu thuê bao của
Vietnamobile.

Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
19

Trang


Bài tập nhóm môn Quản trị học

Lãn

GVHD: TS Nguyễn Xuân

Người ta vẫn thấy sự khác biệt Viettel, đó là:
- Doanh nghiệp có số lượng thuê bao di động lớn nhất
- Doanh nghiệp có vùng phủ sóng rộng nhất
- Doanh nghiệp có giá cước cạnh tranh nhất
- Doanh nghiệp có những gói cước hấp dẫn
- Doanh nghiệp có chính sách CSKH tốt nhất
b. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Viettel được cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trên toàn quốc từ
tháng 4/2013, sau đó 2 nămViettel mới chính thức cung cấp dịch vụ truyền hình
cáp tới khách hàng.
Theo số liệu thống kê về thị phần truyền hình của Cục Phát thanh - Truyền
hình và Thông tin điện tử, vào năm 2010, “ông lớn” của truyền hình trả tiền là
truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) gần như độc chiếm thị trường truyền hình trả
tiền tại Việt Nam, với 46% thị phần, trong khi các dịch vụ khác chỉ chiếm 26%.
Tuy nhiên, đến nay, vì suy giảm chất lượng tín hiệu, dịch vụ nên VTVcab đã bị
đánh bật khỏi những nhà mạng đang có ưu thế vượt trội. Trong đó, một số nhà
mạng cung cấp dịch vụ truyền hình mới nổi như FPT (FPT Telecom), MyTV
(VNPT), NexTV (Viettel)... đang là sự lựa chọn của số đông khách hàng hiện nay.
Ngoài ra, đối thủ duy nhất đến từ nước ngoài là Canal+ (Hãng truyền hình
đến từ Pháp đã hợp tác với VTV cho ra đời kênh K+) hiện cũng đã có chỗ đứng
nhất định khi liên tiếp giành được thế độc quyền trong việc mua bản quyền và
truyền hình trực tiếp tất cả các trận đấu của giải bóng đá ngoại hạng Anh.
Để thu hút khách hàng, các nhà mạng đã đua nhau giảm thiết bị, đầu vào
và tăng chất lượng các gói dịch vụ, miễn phí, đặc biệt là các gói giải trí, thể thao
và truyền hình dành cho trẻ em.
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh

20

Trang


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
Đặc biệt, những nhà mạng mới “lấn sân” truyền hình, nhiều dịch vụ tích
hợp đã được triển khai, trong đó đặc biệt là tích hợp 2 - 3 dịch vụ trên một đường
truyền, giúp người xem dễ dàng lựa chọn và khai thác cả gói của “đối tác” ngay
trên thị phần của mình một cách hợp pháp.
Theo khảo sát mới đây nhất, hiện tại, gói truyền hình cáp quang (IPTV) là
dịch vụ được người xem ưa chuộng nhất và các nhà mạng cũng đang chạy đua để
phát triển thị phần ở lĩnh vực này. Điều đáng nói, hiện tại, 4 nhà mạng đang cung
cấp dịch vụ này đều là những cái tên rất mới trong dịch vụ truyền hình trả tiền,
bao gồm VNPT (MyTV), Viettel (NextTV), FPT (Truyền hình FPT) và SCTV,
trong đó MyTV của VNPT chiếm khoảng 70% thị phần truyền hình IPTV và
khoảng 30% thị phần truyền hình trả tiền.
c. Nhà cung cấp
- Nhà cung cấp tài chính bao gồm: BIDV, MHB, Vinaconex, EVN
d. Sản phẩm thay thế
- Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa
mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
- Ngành viễn thông rộng mở vì vậy trong tương lai gần sẽ có những sản
phẩm thay thế sẽ giúp khách hàng ngày càng thỏa mãn nhu cầu của mình
4. Phân tích môi trường bên trong
4.1. Nguồn lực
a. Hữu hình
* Vật chất

- Viettel là một trong những nhà mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế
giới. Viettel sở hữu 99.500 trạm GSM ( gồm trạm BTS 2G, 3G node B và 4G ).
- Về hạ tầng, hiện nay Viettel đã có 500.000 km cáp quang phủ đến 5.170
xã (tương đương 46% số xã trên toàn quốc). Dự kiến, năm 2017, Viettel sẽ tăng
trưởng 20-25% về thuê bao FTTH so với năm 2016, đồng thời nâng tỷ lệ xã phủ
hạ tầng FTTH trên toàn quốc lên 70%.
- Viettel đã mở rộng hoạt động sang nước ngoài như: Tại 9 thị trường nước
ngoài (Lào, Campuchia, Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique, Burundi,
Peru, Tanzania).
* Tài chính
- Năm 2015: Doanh thu đạt 216.851 tỷ đồng, đạt 177% kế hoạch, tăng
trưởng 20%; lợi nhuận sau thuế đạt 45.800 tỷ đồng, tăng trưởng 8,5%; nộp ngân
sách nhà nước 37.300 tỷ đồng, tăng 60%; doanh thu từ hoạt động tại nước ngoài
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
21

Trang


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
đạt 1,5 tỷ USD; doanh thu từ lĩnh vực nghiên cứu sản xuất đạt 9.000 tỷ đồng,
tăng gấp đôi năm 2014.
Là nhà mạng đầu tiên cung cấp dịch vụ 4G tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Lọt Top 5 thương hiệu viễn thông hiệu quả nhất ASEAN.
- Tính đến tháng 9/2016, doanh thu đạt 172.000 tỷ đồng. Tại 9 thị trường
nước ngoài (Lào, Campuchia, Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique,
Burundi, Peru, Tanzania), tổng số khách hàng của Viettel đã đạt 26 triệu, nâng số
lượng khách hàng của Viettel trên toàn cầu (bao gồm Việt Nam) lên 90 triệu

người. Nhờ đó con số ấn tượng trên, Viettel nằm trong số 30 tập đoàn viễn thông
có số lượng khách hàng cao nhất, theo thống kê của GSMA Intelligence.
- Hiện tập đoàn viễn thông quân đội Viettel có khoảng 50.000 nhân sự và
thu nhập bình quân người lao động Viettel trong năm 2015 đạt 30,5 triệu
đồng/người/tháng
* Nhân lực
- Số lượng nhân lực đã tăng lên khoảng 50.000 người. 85% lao động trong
Viettel có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tỷ lệ đại học và sau đại học chiếm tỷ
lệ cao và ngày càng trẻ hóa. Người lao động hàng năm được tham gia các khóa
đào tạo tập huấn nâng cao trình độ.
- Ban lãnh đạo nhận thức được tầm quan trọng của nhân sự.
b. Nguồn lực vô hình
*Công nghệ
- Lựa chọn công nghệ chính xác, đúng thời điểm.
- Nắm xu thế chủ đạo
* Thương hiệu
- Viettel lọt Top 100 thương hiệu viễn thông giá trị nhất toàn cầu. Giá trị
thương hiệu của Viettel được Brand Finance định giá gần 1 tỷ USD (973 triệu
USD). Xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng thương hiệu viễn thông giá trị nhất khu
vực Đông Nam Á (Top 20 Most Valuable ASEAN Telecom Brands 2016).
- Viettel đầu tư vào công nghệ hiện đại, đầu tư vào hạ tầng bền vững, chuyển
giao và đào tạo cho người sở tại, và đặc biệt, xây dựng những thương hiệu riêng
cho mỗi thị trường, để mỗi công ty mà Viettel đầu tư là thương hiệu của quốc gia
đó, là Công ty của chính những người sở tại, là niềm tự hào của mỗi quốc gia đó.
Ở Lào là Unitel – là thể hiện sự đoàn kết của các bộ tộc Lào; ở Campuchia là
Metphone – Là thể hiện tình cảm bạn bè; ở Đông Timor là Telmor – Là viễn thông
của đất đước Đông Timor; ở Myanmar là MyTel – Là viễn thông của tôi, của đất
nước Myanmar; ở Mozambique là Movitel – Là viễn thông của đất nước
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
22


Trang


Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
Mozambique đang phát triển; ở Cameroon là Nexttel – Là viễn thông thế hệ mới
cho Cameroon; ở Burundi là Lumitel – Một tương lai tươi sáng cho đất nước
Burundi; ở Tanzania là Halotel – Là tiếng chào, là mặt trời bừng sáng tại Tanzania;
ở Haiti là Natcom – Là công ty viễn thông quốc gia của Haiti; và ở Peru là Bitel –
Là công ty viễn thông mang màu cờ sắc áo của đất nước Peru. Trong số hàng ngàn
tập đoàn toàn cầu thì Viettel là tập đoàn duy nhất có triết lý thương hiệu này. Các
tập đoàn khác thì chỉ có một thương hiệu mẹ ở tất cả các nước.
- Viettel là thương hiệu viễn thông lớn nhất Việt Nam.
- Mục tiêu của Viettel đến năm 2020: nâng cao năng lực lãnh đạo, xây
dựng Viettel trở thành Tập đoàn Công nghiệp, Viễn thông toàn cầu, là một trong
20 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất thế giới.
4.2. Các quy tắc, chuẩn mực
a. Chuẩn mực Người Viettel:
Có khát vọng xây dựng Viettel thành một Tập đoàn hùng mạnh.
Trung thực, đoàn kết, biết ơn người đi trước.
Luôn đặt lợi ích tập thể lên trước.
Tư duy đột phá và dám làm việc khó.
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Chấp nhận gian khổ.
Tự lực, tự cường.
Tỷ mỉ, triệt để.
b. Quy tắc ứng xử:
Người Viettel ứng xử tại nơi làm việc:

Không gian làm việc:
Viettel xây dựng không gian làm việc thân thiện và sáng tạo.
Viettel cho phép mỗi người được tạo một không gian làm việc riêng mang
tính cá nhân. Không gian làm việc của mỗi người được hiểu là bàn làm việc của
cá nhân người đó.
Mỗi người Viettel phải có ý thức giữ gìn cảnh quan, vệ sinh, không gian
làm việc sạch sẽ, không coi đó chỉ là trách nhiệm của nhân viên lao công.
Thương hiệu Viettel
Luôn có ý thức phát hiện và thông báo những hư hỏng, sai sót ở các hình
ảnh của Viettel hay các ấn phẩm có hình ảnh của Viettel cần khắc phục, sửa chữa.
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
23

Trang


Bài tập nhóm môn Quản trị học
Lãn
Tác phong

GVHD: TS Nguyễn Xuân

Đến sớm hơn trước ít nhất 5 phút so với giờ quy định được coi là đến đúng giờ.
Ý thức học tập
Mỗi người phải có trách nhiệm đào tạo người ngay dưới mình. Giám đốc
đào tạo các trưởng phòng, trưởng phòng đào tạo Phó phòng và các nhân viên.
Có ý thức tổng hợp, lưu giữ những kinh nghiệm cho những người mới,
những người tiếp quản công việc của mình bằng cách viết các guideline, quy trình.
Cách học của Viettel là trả lời câu hỏi “Tại sao?”.
Đọc sách phải trở thành thói quen của người Viettel.

Có ý thức phát hiện và giới thiệu những cuốn sách hay, có ích đối với công
việc của người Viettel.
Ý thức tiết kiệm
Giữ gìn và bảo quản tài sản chung cũng được coi là một hình thức tiết kiệm.
Thường xuyên rà soát lại công việc của mình để phát hiện những điểm bất
hợp lý, có thể thay đổi cho phù hợp hơn, nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng.
Ý thức bảo vệ thông tin
Không nên sử dụng thư điện tử của công ty để gửi và nhận các thông tin cá
nhân (không liên quan đến công việc).
Không nên tiết lộ cho bất kỳ ai ngoài Viettel bất cứ thông tin nào liên quan
đến công ty khi chúng chưa được công khai, mà không được phép của cấp quản
lý hay theo yêu cầu của pháp luật, vào bất kỳ thời điểm nào trong hay sau thời
gian làm việc tại công ty.
Không nên để tài liệu quan trọng ở trên bàn hay tại khu vực làm việc mà
người khác có thể thấy.
Không nên chuyển thông tin quan trọng qua máy fax vì có thể lộ thông tin
cho những người không được quyền biết.
Thực hiện đổi toàn bộ password, xóa thư điện tử … đối với những trường
hợp nhân viên Viettel thôi việc.
Không nên trao đổi công việc của công ty với giới báo chí (kể cả trường
hợp phóng viên là một người bạn thân).
Tránh các hành động dẫn đến xung đột lợi ích với Viettel
Không nên nhận tiền hoặc tài sản từ các bên thứ ba liên quan đến các giao
dịch làm ăn với Viettel.
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
24

Trang



Bài tập nhóm môn Quản trị học
GVHD: TS Nguyễn Xuân
Lãn
Không nên hợp tác hoặc nhận tư vấn cho khách hàng, đối tác hay các công
ty cùng ngành với Viettel.
Không nên tham gia bất kỳ một hoạt động bên ngoài nào cạnh tranh với
việc kinh doanh của Viettel.
Không nên tham gia việc làm ở bên ngoài hoặc các hoạt động khác gây cản
trở khả năng của bản thân trong việc dành thời gian và sự tập trung cần thiết cho
công việc tại Viettel.
Không được nhận quà biếu, tiền của đối tác, khách hàng … để ra những
quyết định đi ngược lại lợi ích của Viettel.
Không được sử dụng tiền, tài sản của Viettel để mang lại lợi ích cho cá
nhân, gia đình, bạn bè mình.
Ứng xử của người Viettel trong công việc
Thuê ngoài:
Dù làm việc gì, người Viettel cũng phải tự làm trước, khi hiểu và nắm được
rồi mới đẩy ra bên ngoài.
Làm gì người Viettel cũng làm đến tận cùng.
Quên đi thành công:
Mỗi khi áp dụng thành công một chiến lược, một chính sách, chúng ta sẽ
đặt câu hỏi nếu làm ngược lại thì sẽ thế nào?
Không chạy theo thành tích:
Việc gian lận để đạt được thành tích được coi là một hành động phá hoại Viettel.
Các sai sót hoặc kẽ hở của chính sách cần sớm được phát hiện và báo cáo
lại với đơn vị có liên quan. Những trường hợp cố tình vận dụng những kẽ hở của
chính sách sẽ bị sử lý thích đáng tùy theo tính chất của sai phạm.
Tránh chủ nghĩa bình quân
Mọi đánh giá đều phải có tiêu chí rõ ràng và minh bạch, có sự phân chia,
phân loại hợp lý.

Nếu phát hiện thấy bất kỳ một biểu hiện nào của chủ nghĩa bình quân,
trách nhiệm của người Viettel là thông báo tới cơ quan có thẩm quyền là Phòng
Chính trị
Hãy yêu công việc của mình:
Hãy làm những điều tốt nhất có thể để mỗi ngày trôi qua là một ngày của
sự hoàn thành công việc và đạt được các mục tiêu đề ra.
Đơn giản hóa
Thực hiện: Tuấn Dũng - Mỹ Sen - Cẩm Thi - Quốc Thịnh
25

Trang


×