VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THỊ SEN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số
: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH TÙNG
HÀ NỘI, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tác giả luận văn
ĐÀO THỊ SEN
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành của mình, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Học Viện Khoa Học Xã Hội đã tận tình giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo.
Em xin chân trọng cảm ơn TS Nguyễn Thanh Tùng – người đã hướng dẫn, giúp
đỡ em trong suốt quá trình từ hình thành ý tưởng, hoàn thành đề cương và hoàn thiện
luận văn này.
Em cũng xin được chân thành cảm ơn đến các lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo
dục và Đào tạo quận Hà đông, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các nhà trường
trong quận Hà Đông đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp thông tin, tài liệu
và hỗ trợ cần thiết để hoàn thành nội dung nghiên cứu.
Mặc dù em rất cố gắng để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu, nhưng do khả năng
nghiên cứu có hạn và công việc của đơn vị vẫn phải cố gắng hoàn thành nên đề tài
không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo cùng đồng nghiệp chia sẻ để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Đông, ngày tháng
Học viên
Đào Thị Sen
năm 2017
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON...........................................................9
1.1. Khái niệm cơ bản........................................................................................................9
1.2. Chương trình giáo dục mầm non ................................................................................16
1.3. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non.................................................................. 19
1.4. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non ..................................... 26
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHĂM SÓC NUÔI
DƯỠNG TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI.....................34
2.1. Khái quát chung về tình hình giáo dục mầm non quận Hà Đông, Hà Nội.................34
2.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà
Đông ..................................................................................................................................36
2.3. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường
Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội......................................................................................42
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các
trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội ..........................................................................46
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG
TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI .....................................49
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................................49
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non
quận Hà Đông, Hà Nội ......................................................................................................50
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................................66
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.. ..............67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................77
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. CBQL, GV, NV: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
2. GD, GD&ĐT: Giáo dục, Giáo dục và đào tạo
3. GDMN: Giáo dục mầm non
4. QL: Quản lý
5. GDMNNCL: Giáo dục mầm non ngoài công lập
6. TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
7. CSGD: Chăm sóc giáo dục
8. ĐTB: Điểm trung bình
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Mạng lưới các trường Mầm non trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội
Bảng 2.2. Số lượng, chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường Mầm non
quận Hà Đông, Hà Nội
Bảng 2.3. Nhận thức của hiệu trưởng, giáo viên các trường Mầm non Quận Hà
Đông về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Bảng 2.4. Năng lực của HT trong quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đánh giá về thực trạng việc thực hiện nội dung,
phương pháp, hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát việc lập kế hoạch của cán bộ quản lý
Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả đánh giá về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng trường Mầm non
Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả công tác quản lý chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng trường Mầm non
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý,
đề xuất
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành trung ương
Đảng khoá XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục đào tạo và khoa học - công nghệ là những vấn đề đặc biệt quan trọng, đã được coi là
quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội”.
Điều 22, luật giáo dục khẳng định: “mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp
trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một” [9,tr6].
Thực hiện nghị quyết trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng,
nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công
nghiệp hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trẻ ở lứa tuổi
mầm non là thời kỳ tăng trưởng về cơ thể, và phát triển trí tuệ, tình cảm, xã hội
diễn ra rất nhanh. Để sự phát triển của bậc học mầm non theo đúng định hướng, vai
trò quản lý chỉ đạo hiệu trưởng các trường Mầm non hết sức quan trọng.
Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của
con người, giúp trẻ phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ,
tình cảm - xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì
cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ, đó là điều tất yếu.
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ
ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Đây là độ tuổi hết sức nhạy cảm, trẻ bị tác động mạnh
mẽ từ môi trường sống vì khả năng tự bảo vệ bản thân hạn chế. Hầu hết thời gian
trong ngày của trẻ là ở trường Mầm non, trẻ nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng,
dạy dỗ từ các cô, và chịu ảnh hưởng rất lớn từ các hoạt động tại trường Mầm non.
Chính vì vậy “Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường Mầm non” là hết sức
quan trọng và cần thiết, là điều mà phụ huynh học sinh, cả xã hội và đặc biệt là
những người làm công tác giáo dục mầm non cần quan tâm. Chất lượng chăm sóc
1
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường Mầm non tốt có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Thực tế trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi mầm non còn
nhiều vướng mắc, bất cập, thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng
đã đưa tin rất nhiều về những hiện tượng tiêu cực, bạo hành trẻ, đối xử thiếu công bằng
tôn trọng trẻ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chưa thực sự bảo đảm ở một số nơi: Vụ cô giáo
ở thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang đạp trẻ gẫy xương đùi do bé không ngủ
trưa được báo đưa tin ngày 19/6/2016 hay vụ cô giáo ở Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội tát
xối xả vào mặt trẻ khi cho trẻ ăn ngày 22/6/2016 và xa hơn nữa là rất nhiều vụ bạo hành
trẻ mầm non xảy ra ở khắp nơi trên cả nước như ở Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh,
Lạng Sơn.... Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là phương pháp cách thức
quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường Mầm non thực sự chưa hiệu quả.
Trong các trường Mầm non quận Hà Đông, công tác quản lý chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đã tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy tốt, học
tốt, xây dựng trường Mầm non an toàn thân thiện, trẻ ngoan khỏe học đều gắn với
các cuộc vận động do ngành giáo dục phát động. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề bất
cập, trong đó nổi bật: Công tác theo dõi sức khoẻ; vấn đề quản lý chế độ dinh
dưỡng hợp lý và chất lượng bữa ăn của trẻ; nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc
kết hợp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ với chế độ chăm sóc trẻ, chưa biết cách kết
hợp giáo dục dinh dưỡng trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng có chủ đích...
Xuất phát từ những lý do trên với mục đích tìm ra các biện pháp quản lý tốt
nhất, hữu hiệu nhất, giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường Mầm non trên địa bàn
thực hiện quản lý có hiệu quả hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trên địa bàn, cũng như trong ngành giáo dục mầm non tôi đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài: Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường
Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, ở nước ta, Nhà nư , nội dung quản lý " Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương
trình hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà Đông,
Hà Nội ", có ĐTB thấp nhất trong 5 nội dung quản lý. Vì vậy, cán bộ quản lý chăm
sóc, nuôi dưỡng cần phải chú trọng đến nội dung quản lý này trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
ở các trường Mầm non Hà Đông, Hà Nội. Trong đó, cả 4 yếu tố: Năng lực quản lý
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non của cán bộ quản lý nhà trường.
74
Năng lực của giáo viên trực tiếp tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm
non. Các phương tiện hỗ trợ tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non.
Sự quan tâm của cá nhân, đoàn thể trong và ngoài nhà trường đối với hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non qua khảo sát đều được đánh giá là có ảnh
hưởng nhiều tới quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm
non quận Hà Đông, Hà Nội. Những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là yếu tố
“Năng lực quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non của cán bộ quản
lý nhà trường” và yếu tố có ảnh hưởng ít nhất là yếu tố “Các phương tiện hỗ trợ tổ
chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non”.
Trên cơ cở lý luận, kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội trong các năm học
trước, dựa trên những nguyên tắc cơ bản luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội.
Các biện pháp đã cố gắng hướng vào việc khắc phục những hạn chế trong quản lý
hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội.
Các biện pháp quản lý đều được các chuyên gia đánh giá cao về mức độ phù hợp,
tính cần thiết và rất khả thi. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ các biện pháp trên cần
có sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cán bộ quản lý từ Phòng
GD&ĐT đến nhà trường và đội ngũ GV. Đây là một trong những yếu tố quan trọng
nhất có tính chất quyết định đến sự thành công của quản lý hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông, Hà Nội
Sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội.
Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL và GV các trường
Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội.
75
Tiếp tục xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động này phù hợp với điều kiện của
địa phương và từng trường, tổ chức triển khai hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
ở các trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội đồng bộ, thống nhất.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các
trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội, có tư vấn, giúp đỡ, chỉ đạo cho Hiệu
trưởng và nhà trường để hoạt động này thực sự có ý nghĩa thiết thực với từng
GV, từng nhà trường.
2.2. Với các trường trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội.
Chủ động xây dựng kế hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường
Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội.
Tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà
Đông, Hà Nội theo đúng nội dung, quy trình, phương pháp. CBQL, GV nâng cao tinh
thần trách nhiệm, phát huy vai trò để hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường
Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội thực sự có chất lượng.
Từ kết quả hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận
Hà Đông, Hà Nội, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV, chỉ đạo việc
thực hiện kế hoạch, bố trí, sử dụng đội ngũ GV hợp lý, tạo cơ chế để hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường Mầm non quận Hà Đông, Hà Nội thực sự
nâng cao về chất lượng, nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ ở các trường Mầm non
quận Hà Đông, Hà Nội.
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Khoa giáo Trung ương (2001), Triển khai nghị quyết Đại hội IX trong lĩnh
vực Khoa giáo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2005), Quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo, Giáo trình Cao
học Quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Chiến lược giáo dục mầm non từ nay đến năm
2020 (lưu hành nội bộ), Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, ban hành
kèm theo thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011.
5. Bộ GD&ĐT, Thông tư số 13, Hướng dẫn hoạt động thanh tra cấp học Mầm
non.
6. Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh (2000), Một số vấn đề giáo dục mầm non, Nxb
Đại học Sư phạm Hà Nội
7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường
cán bộ quản lý GD&ĐT và Trường ĐHSP Hà Nội 2, Hà Nội.
8. Chính phủ (711/QĐ-TTg) (2011), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn
2011-2020, Hà Nội.
9. Ngô Thượng Chính (2004), Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục mầm non
và phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Trần Thị Kim Dung(2006), Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất
lượng chăm sóc - giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường Mầm non trọng điểm
trên địa bàn tỉnh Nghệ An , Luận văn thạc sĩ QLGD
11. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Tiến Đạt (2006), Kinh nghiệm và thành tựu giáo dục và đào tạo trên
thế giới tập I, II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Công Giáp, Đào Vân Vy (2004), Phân cấp quản lý chăm sóc, nuôi
dưỡng cơ bản ở Việt Nam, quan niệm và thực tiễn, Viện Chiến lược và Chương
trình giáo dục, Save the children.
77
14. Vũ Thị Minh Hà (2004), Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên mầm
non Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý chăm sóc nuôi dưỡng, Đại học Sư phạm
Hà nội
15. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục của Việt Nam trước ngưỡng cửa Thế kỷ XXI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Thị Hậu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2003), Giáo dục mầm non,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Thúy Hiền(2005), Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc - giáo dục trẻ trong các trường Mầm non ngoài công lập thành phố Hải
Phòng trong giai đoạn hiện nay. Luân văn thạc sĩ QLGD
18. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại học quốc
gia, Hà Nội.
19. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý chăm sóc nuôi dưỡng- Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý chăm sóc nuôi
dưỡng, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
21. Luật Giáo dục, 2009, Nxb Chính trị Quốc gia
22. Trần Xuân Nhĩ (2000), Đề án đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và đào tạo,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
24. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý chăm
sóc nuôi dưỡng, Trường Cán bộ quản lý Trung ương I, Hà Nội
25. Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lâm, Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Hóa
26. Vũ Văn Tảo (1998), Chính sách và định hướng chiến lược phát triển giáo dục
đào tạo ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB
Giáo dục.
28. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2010), Đề án ‘’Nâng cao chất lượng giáo
dục Mầm non Thành phố Hà Nội đến năm 2015”, QĐ106/QĐ-UBND ngày
22/8/2010.
78
29. Tào Thị Hồng Vân(2009), chăm sóc sức khỏe trẻ mẫu giáo trong trường mầm
non - đề xuất giải pháp can thiệp, Tạp chí GD số /2009
30. Đinh Văn Vang (1996), Một số vấn đề về quản lý trường Mầm non, Nxb Đại
học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Nguyễn Thành Vinh(2012), khoa học quản lý đại cương, NXB Giáo dục Việt
Nam
32. Hồ Văn Vĩnh (2009), Một số vấn đề về tư tưởng quản lý, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
33. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
79
PHỤC LỤC1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho CBQL, GV, NV trường Mầm non)
Để công tác quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng ở các trường Mầm non
trên địa bàn quận Hà Đông được tốt hơn. Xin quý Thầy (Cô) vui lòng đánh dấu (X)
vào ô mà thầy/ cô đồng ý . Mỗi nội dung chỉ đánh dấu (X) cho 1 mức độ.
A. Về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non:
-Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về vai trò của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
trong trường MN hiện nay?
Mức độ thực hiện
Rất
Nội dung vai trò
quan
trọng
Người tạo lập môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ
Người lập kế hoạch và tổ chức hoạt động chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ
Người định hướng cho trẻ trong quá trình hình
thành các kỹ năng trong chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ
Người truyền đạt kiến thức, nội dung cách thức
và hướng dẫn thực hiện các kỹ năng trong chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ
Người thúc đẩy và tạo hứng thú cho trẻ trong
quá trình hình thành các kỹ năng chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ
Người điều khiển, điều chỉnh, sửa sai trong quá
trình hình thành các kỹ năng chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ
80
Quan
trọng
Ít
Không
quan
quan
trọng
trọng
Người nhận xét đánh giá kết quả hình thành các
kỹ năng trong chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Người tập cho trẻ có thói quen tốt trong sinh
hoạt, học tập, vui chơi
- Thầy (Cô) đánh giá về năng lực của hiệu trưởng trường Mầm non về quản lý công
tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
Mức độ thực hiện
Rất
Nội dung
quan
trọng
Tổ chức quản lý hoạt động nuôi dưỡng,
chăm sóc trẻ MN
Phát triển chương trình nuôi dưỡng, chăm
sóc trẻ MN
Công tác tổ chức cán bộ
Tham mưu, dự báo
Quản lý hành chính trường học
Khả năng vận dụng thực tế
Lãnh đạo chỉ đạo
Tổ chức quản lý hoạt động nuôi dưỡng,
chăm sóc trẻ MN
Phát triển chương trình nuôi dưỡng, chăm
sóc trẻ MN
Công tác tổ chức cán bộ
Tham mưu, dự báo
Quản lý hành chính trường học
Khả năng vận dụng thực tế
81
Quan
Ít quan
trọng
trọng
Không
quan
trọng
B. Về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
- Thầy cô đánh giá về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non:
Mức độ thực hiện
Nội dung
Rất tốt
Tốt
Bình
Chưa
thường
tốt
Kiểm tra việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch
năm học về việc chăm sóc nuôi dưỡng
Kiểm tra hồ sơ, sổ sách có liên quan đến
hoạt động CSND
Công tác phối kết hợp với gia đình về
CSND trẻ
Kiểm tra việc xây dựng thực đơn theo mùa
Kiểm tra việc khám sức khỏe định kỳ và
cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ
Thầy ( Cô) đánh giá về công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ của hiệu trưởng trường mầm non
Mức độ thực hiện
Nội dung
Rất tốt
Thực hiện công tác tuyển sinh.
Đón nhận và trả trẻ.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với trẻ.
Đảm bảo các điều kiện về dinh dưỡng cho
trẻ.
Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xây dựng thực đơn thay đối theo mùa.
Đảm bảo an toàn cho trẻ.
82
Tốt
Bình
Chưa
thường
tốt
Chăm sóc sức khỏe tâm lý cho trẻ.
Chăm sóc sức khỏe học đường cho trẻ.
Khám sức khỏe định kỳ, cân, đo vào biểu
đồ tăng trưởng cho trẻ.
Phòng tránh dịch bệnh.
Tuyên truyền kiến thức chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ cho cha mẹ trẻ và cộng đồng dân
cư trên địa bàn.
Phối hợp với phụ huynh học sinh trong
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
83
PHỤC LỤC 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho CBQL, GV, NV trường Mầm non)
Để xác định kết quả của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng
ở các trường Mầm non trên địa bàn quận Hà Đông được tốt hơn. Xin quý Thầy (Cô)
vui lòng cho biết ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bằng
cách đánh dấu (X) vào một ô mà Thầy/ Cô thể hiện mức độ cần thiết và một ô thể hiện
tính khả thi
Mức độ cần thiết
Biện pháp
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Mức độ khả thi
Không
Rất
cần
thiết
khả
thi
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên và phụ huynh về tầm quan
trọng của hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ
Đổi mới việc lập kế hoạch hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở
các trường Mầm non quận Hà
Đông, Hà Nội
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và
nhân viên về chuyên môn, nghiệp
vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong
các trường Mầm non
Tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non
Chỉ đạo đổi mới trong kiểm tra,
đánh giá và công tác thi đua, khen
thưởng trong hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ mầm non
Chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của các Thầy/Cô!
84
Khả
Không
thi
khả thi