Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động của ủy ban nhân dân xã huy tường huyện phù yên tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.55 KB, 33 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, trong quá trình thực hiện nghiên cứu bài tiểu luận với tên
đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Huy Tườnghuyện Phù Yên- tỉnh Sơn La” là bài tiểu luận của tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chịu trách nhiệm nếu không có sự trung thực về thông tin trong đề
tài này


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và thu thập
thông tin tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của Cán bộ cơ sở nhất là Cán bộ Ủy
ban nhân dân xã Huy Tường, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Nhân đây, cho phép tôi bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy cô đặc biệt
là đối với Ths.Nguyễn Thu An bởi trong suốt quá trình giảng dạy và nghiên cứu cô
đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu tôi gặp không ít khó khăn và mặt
khác với kiến thức còn hạn hẹp tôi không thể đưa ra được hết các biện pháp khức
phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đọng của ủy ban nhân
dân xã.
Vì vậy, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn đọc để
góp phần bổ sung và hoàn thiện trong nhũng làn nghiên cứu sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.

UBND: Uỷ ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân


CT : Chủ tịch
PCT: Phó chủ tịch


1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua UBND có những đổi mới và từng bước hoàn
thiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động phù hợp với tình hình mới và
trong quá trình hoạt động UBND có những mặt hạn chế và cần sửa chữa, khắc
phục.
Thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 gần đây mới được ban
hành thì: Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là đơn vị hành chính cơ sở, là
cấp gần dân nhất và là nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của các
tầng lớp nhân dân.Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và HĐND, UBND xã đã
kiện toàn về mặt tổ chức và từng bước đổi mới phương thức hoạt động, phát huy
vai trò là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện nhiệm vụ chính trị,
văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng cấp xã nhằm năng cao chất lượng cuộc sống
cho nhân dân.
Trong giai đoạn hiện nay tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều diễn
biến phức tạp. Việt nam là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Chính vì vậy mà các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương
cần có những giải pháp thích nghi với tình hình thực tế để tiếp tục phát triển.
Trên thực tế hoạt động của UBND cấp xã còn chưa chuyên sâu, thiếu ổn
định về nhân sự, tình trạng lãng phí hình thức trong hoạt động quản lí vẫn phổ
biến. Bên cạnh đó, trình độ quản lí chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã còn nhiều hạn chế, luôn rơi vào trạng thái lung túng, ngỡ ngàng
trước sự thay đổi với xu thế phát triển chung của thời đại dẫn hiệu quả hoạt động
của UBND chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.
Hơn hết khẳng định tầm quan trọng của của UBND cấp xã trong hệ thống
chính trị nước ta. Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã đề ra Phương hướng: “đổi
mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn”. Nghị

quyết chỉ đạo: “cần nâng cao hiệu lực của cơ quan hành chính theo hướng đề cao


trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan hành chính cấp xã”. Đó là cơ sở khoa học
cho việc xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND
cấp xã nói chung.
Huy tường là một xã thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Trước
đây đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trong những năm vừa qua dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của UBND xã đời sống kinh tế của nhân dân dân ngày càng được
nâng cao-tình hình chính trị an ninh từng bước được ổn định.
Bên cạnh đó UBND cũng xuất hiện những mặt hạn chế như những UBND cấp xã
trong cả nước.
Nhận thấy tầm quan trọng của UBND cấp xã trong hệ thống chính trị nước
ta và đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN XÃ HUY TƯỜNG –HUYỆN PHÙ YÊN-TỈNH SƠN LA” làm đề tài cho bài
tiểu luận của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của UBND cấp xã rất rộng và đa dạng nên
phạm vi nghiên cứu của em chỉ tập trung nghiên cứu một số họat động đặc thù của
UBND xã có tác động trực tiếp đến người dân như: kinh tế, chính trị, văn hóa, an
ninh- quốc phòng...
Phạm nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động của UBND cấp
xã thực tiễn tại UBND xã Huy Tường, huyện Phù Yên, Tỉnh Sơn La qua đó đưa ra
giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động và định hướng trong
những năm tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ đề tài
Làm rõ vai trò của UBND cấp xã ở điạ phương, qua đó đề suất giải pháp để
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
Đề tài có nhiệm vụ: Phân tích cơ sở lí luận về UBND cụ thể hơn là khái quát
chung về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động của UBND; Phân tích tác động

của UBND xã Huy Tường đối với các lĩnh vực kinh tế-chính trị, văn hóa-xã hội, an
ninh-quốc phòng


4, Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận: Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các văn kiện của Đảng, các văn bản luật của tổ chức và hoạt động của
UBND
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, phương pháp khoa học kết
hợp giữa lí luận và thực tiễn
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục ữ cái viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo
tiểu luận gồm 2 chương:
Chương I: Lí luận chung về Ủy ban nhân dân
Chương II: Thực trạng và một số giải pháp nằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của UBND từ thực tiễn UBND xã Huy Tường


Chương I
LÍ LUẬN CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN
Khái quát về Ủy ban nhân dân
Theo từ điển Bánh khoa Việt Nam: “Ủy ban nhân dân của nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam được lập ra ở cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện.
huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương”
Theo từ điển luật học: “Ủy ban nhân dân là tên gọi của cơ quan chấp hành
của cơ quan quyền lực ở địa phương”
Khoản 1, Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:
“UBND do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan cấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ
quan hành chính ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, Hội
đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính cấp trên”

Theo đó UBND cấp xã là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, do
Hội đồng nhân dân cấp xã bầu, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cấp xã
và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên về việc thực hiện chức năng nhiệm vụ
của mình
Như vậy, UBND cấp xã là cơ quan hành chính Nhà Nước ở địa phương có
thẩm quyền chung, hoạt động với tư cách:
Cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân cùng cấp
Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương
Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cấp xã: UBND chịu trách
nhiệm chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã, chịu trách nhiệm báo cáo
các hoạt động của mình trước Hội đồng nhân dân cấp xã.
Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: UBND cấp xã có nhiệm vụ
triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà
nước vào cuộc sống, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội và cư dân trên địa
bàn.
UBND cấp xã chính là đầu mối giải quyết các công việc thường ngày của
nhân dân và có quan hệ trực tiếp và gắn bó mật thiết với nhân dân, là cầu nối để
truyền tải mội chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào
trong cuộc sống. Vì vậy mà hiệu quả hoạt động của UBND có ảnh hưởng tới sự
thành công của chủ trương, chính sách đươc hoạch định từ cấp trên, quyền và lợi
cầu chính nhân dân trên địa bàn.
1.1.


Khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa thì vai trò của UBND cấp xã càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự
nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, nâng cao đời sống nhân dân
1.2.Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã
Phó chủ tich
Chủ tịch UBND

Phó chủ tịch
UBND
Lao
động
TBXH
Trẻ em

Văn
hóa
thông
tinTDT


pháp
hộ
tịch

Dân
số
KHH


Phó chủ tịch
UBND

G
D
D
T


Quân
sự,
công
an

Văn
phòng
UBND

Kế
hoạch
ngân
sách

Đô thị
xây
dựng
môi
trường

Công
thương
nghiệp

Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện
kế hoạch đó;
2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa

phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh
ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa
phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân,
cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước
cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo
về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu
công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao
thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp
luật;


5. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản
lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử
dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công
nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây:
1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình,kế hoạch, đề án khuyến
khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và
hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất
theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và
vật nuôi;
2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ
đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn
chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại
địa phương;
3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định

của pháp luật;
4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở
địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các
ngành, nghề mới.
Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân
cấp;
2. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư
nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây
dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
3. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và
các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;


4. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông,
cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội,văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân
xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với
trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ
túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
2. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,
trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý
trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
3. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình
được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng,chống các dịch bệnh;
4. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ
chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn
hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;

5. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ,
những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
6. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia
đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ
chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương
theo quy định của pháp luật;
7. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa
phương.
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở
địa phương, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây:
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng
xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;


2. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký,
quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện,
sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự,an toàn xã hội; xây dựng
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp
phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật
khác ở địa phương;
4. Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người
nước ngoài ở địa phương.
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân
xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân
tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa
phương theo quy định của pháp luật.
Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo
thẩm quyền;
3. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành
án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các
điều 111, 112, 113, 114, 115, 116 và 117 của Luật tổ chức HĐND & UBND và
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về việc bảo
đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và quy hoạch đô thị,
xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự
vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường,trật tự công cộng và cảnh quan đô
thị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn;


2. Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theo
quy định của pháp luật
3. Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân cấp;
ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy
định của pháp luật;
4. Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên
bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép,
trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem
xét, quyết định.
1.3.

Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã
1.3.1. Cơ cấu tổ chức


Theo Điều 34, Luật tổ chức chính quyền đại phương 2015 UBND xã gồm:
“Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy
viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có
một Phó Chủ tịch.”
UBND làm việc theo chế độ lãnh đạo tập thể và có sự phân công cá nhân
chịu trách nhiệm:
CT UBND: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và
có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban
nhân dân xã;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành
Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các
biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự,
nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện
các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;


3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc
và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy
định của pháp luật;
5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp
dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng,

chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy
định của pháp luật;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền.
( Điều 36, Luật tổ chức chính quyền đại phương 2015)
PCT UBND: Là người giúp việc cho chủ tịch, được chủ tịch phân công phụ trách,
thực hiện công việc nhất định hoặc mảng công việc nhất định. Các phó chủ tịch
chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ của mình trước CT UBND, thông
qua hoạt động PCT UBND nắm bắt được toàn bộ hoạt động của UBND.
Ủy viên: Được chủ tịch phân công phụ trách cá nhân theo ngành, lĩnh vực chuyên
môn nhất định, phải chịu trách nhiệm cá nhân về ngành, lĩnh vực được phân công
trước CT UBND, trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên
UBND (xã, phường, thị trấn) thường có cơ cấu khoảng 5 ban: Ban kinh tế kế
hoạch, ban tài chính, ban văn hóa-xã hội, ban công an, ban chỉ huy quân sự.
Ngoài ra còn có trạm y tế, trạm bưu điện…
1.3.2.

Hoạt động của Ủy ban nhân dân

Phiên họp của UBND: Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định tại
Điều 113. Phiên họp Ủy ban nhân dân
1. Ủy ban nhân dân họp thường kỳ mỗi tháng một lần.
2. Ủy ban nhân dân họp bất thường trong các trường hợp sau đây:


a) Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định;
b) Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đối với phiên họp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
c) Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân
Đây là một hình thức hoạt động quan trọng nhất của UBND, bởi thông qua

các phiên họp, UBND đã thực hiện được phần lớn các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc
thẩm quyền luật định
Theo quy định thì UBND họp thường kỳ tháng 1 lần và UBND họp bất thường
trong các trường hợp sau:
Do chủ tịch UBND quyết định
Theo yêu cầu của chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp, đối với phiên họp của
uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ
Theo yêu cầu của ít nhất 1/3 số thành viên của UBND
Tại các phiên họp của UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số về những
vấn đề như:
Chương trình hoạt động của cả kỳ và hàng năm. Thông qua các dự án và kế
hoạch, ngân sách quỹ dự trữ của đại phương để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp
Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết của HĐND cùng cấp
Điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân
Thông qua các đề án, thành lập, giải thể, sáp nhập, phân chia đại giới hành
chính.
Hoạt động của CT UBND: Là hình thức haotj động thường xuyên và tác dộng to
lớn hiệu quả hoạt động của UBND
CT UBND có quyền triệu tập và chủ trì phiên họp của UBND, chủ tịch quyết định
ngày họp, chương trình, nội dung phiên họp và theo Điều 121, Luật tổ chức chính
quyền đại phương 2015


Điều 121. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân
1. Chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo
quy định của Luật này; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách
nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng

cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, trước Nhân dân địa phương và trước
pháp luật.
2. Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì,
phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ở địa
phương. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể thành lập các tổ
chức tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch giải quyết công việc.
3. Ủy nhiệm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch điều hành công
việc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt.
4. Thay mặt Ủy ban nhân dân ký quyết định của Ủy ban nhân dân; ban hành quyết
định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương
Hoạt động của PCT UBND: Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
Điều 122. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân
1. Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và
chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được
giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về
hoạt động của Ủy ban nhân dân.
2. Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những
vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.
3. Ký quyết định, chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân khi được Chủ tịch Ủy ban
nhân dân ủy nhiệm
Hoạt động của các ủy viên: Theo luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
Điều 123. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban
nhân dân


1. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể và chịu
trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện
nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách
nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân; báo cáo công tác trước Hội đồng

nhân dân khi được yêu cầu.
Ủy viên Ủy ban nhân dân là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quản lý nhà nước cấp
trên về ngành, lĩnh vực.
2. Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những
vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.

CHƯƠNG II


THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA UBND TỪ THỰC TIỄN XÃ HUY TƯỜNG-HUYỆN
PHÙ YÊN-TỈNH SƠN LA
2.1. Thực trạng và hoạt động
2.1.1. Thực trạng
Huy Tường là một đơn vị trong số 26 đơn vị hành chính cấp xã thuộc UBND
huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Xã có diện tích hơn 50ha với dân số 3120 người
(Theo thống kê năm 2013)
Cả xã gồm 520 hộ, họ phân bố ở 10 bản trong đó có hai bản là người dân tộc
Dao.
Huy Tường có 14 chi bộ Đảng trong đó có 10 chi bộ nông thôn, 3 chi bộ cơ
quan là: Trường mầm non, trường tiểu học và trường trung học cơ sở và đơn vị
trạm y tế của xã
Tỷ lệ hộ giàu: 0%
Tỷ lệ hộ khá: 20%
Tỷ lệ hộ trung bình: 50%
Tỷ lệ hộ nghèo: 30%
Thu nhập bình quân đầu người khoảng 5400 nghìn đồng/người/năm
Tốc độ tăng trưởng bình quân năm sau luôn cao hơn năm trước khoảng 14%
Tiềm năng của xã Huy Tường:

Xã Huy Tường có một đập người dân thường hay gọi là đạp Suối Hòm, nó
đẹp và phù hợp với phát triển Đập được lãnh đạo huyện đế thăm và phê duyệt:
“Đập sinh thái”. Đến nay, tại đây đã xây dựng một ngôi nhà canh giữ, xung quanh
có trồng cây
+Tiềm năng thuỷ sản: Gồm cả nuôi trồng và đánh bắt
Xã Huy Tường là một xã với tiềm năng thủy sản chỉ tập trung ở đập Suối Hòm và
nhờ đó mà giá trị thu nhập của xã tăng lên đáng kể so với những năm trước


Kết hợp với nuôi trồng thủy sản ở đây xã có nuôi thêm giống vịt trời với số lượng
lớn cung cấp, phục vụ cho nhân dân và xuất bán ở các địa phương khác. Trong quá
trình xây đựn mô hình nuôi vịt trời có sự giao lưu trao đối kinh nghiệm giữa người
chịu trách nhiệm thực hiện với các chi đoàn huyện bạn
+ Tiềm năng đất màu: Cả xã có khoảng 25 ha, hàng năm hệ số sử dụng đất tăng về
số lượng mùa vụ, số lượng mùa vụ tăng do thực hiện tăng cây trồng trái vụ như cây
ngô, trồng rau khi thu hoạch lúa…
+ Tiềm năng lao động: trình độ hằng năm đều có tăng hằng năm xã có tổ chức các
khóa đạo tạo ngắn hạn cho các cán bộ xã để thăng cường công tác vận động, phổ
biến dân làm và thực hiện mô hình chăn nuôi mói như căn nuôi bò, lợn, gà và phát
triển mô hình mây tre đan…
Tổng số lao động trong xã khoảng 1500 người. Tuy nhiên vẫn có những lao động
phổ thông ở các tỉnh là 600 người do thừa lao động
Cơ cấu tổ chức của UBND xã Huy Tường: Đơn vị là người

Thành
viên của
ủy ban
Cán bộ
chuyên
môn

Bán
chuyên
môn

Trình độ chuyên
môn
Đại học:2
Cao đẳng:1
Trung cấp:1
Đại học: 1
Cao đẳng:1
Trung cấp: 4
Đại học: 0
Cao đẳng: 0
Trung cấp: 3

Trình độ chính trị
Đại học:1
Cao đẳng:1
Trung cấp:3
Đại học: 0
Cao đẳng: 0
Trung cấp: 0
Đại học: 0
Cao đẳng: 0
Trung cấp: 0

Độ tuổi

Giới tính


Dưới 40:1
Từ 40-54: 5

Nữ: 1
Nam: 5

Dưới 30: 4
Từ 40- 50: 2

Nữ: 1
Nam: 4

Dưới 30: 4
Từ 30-40: 1
Trên 50: 1

Nữ: 1
Nam: 4

2.1.2. Hoạt động
UBND có quy chế phân công cụ thể trách nhiệm từng thành viên UBND và
cán bộ chuyên môn theo từng tháng và theo từng năm trên cơ sở Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân xã và ủy ban tiến hành tổ chức triển khai và thực hiện theo từng
giai đoạn cụ thể:


2.2.1.1. Về kinh tế
a, Lĩnh vực nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những nguồn thu nhập chính của nhân dân toàn

xã, nên UBND rất chú trọng quan tâm và chú trọng nông nghiệp:
+ Đối với đất màu: UBND đã chỉ đạo đôn đốc nhân dân thực hiện tăng mùa vụ có
hiệu quả. Cây trồng quanh năm tạo nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân.
Hiện nay UBND tiến hành xây dựng kênh mương vùng màu, tao thuận lợi
cho việc chuyển nước và chống ngập lụt vùng trồng màu
+ Đối với nông nghiệp trồng lúa nước: chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cải tạo đất sản
xuất
+ Đối với vấn đề giống cây trồng: UBND tiến hành chỉ đạo đem các loại giống mới
có nănng suốt cao vào thử nghiệm như: Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, Thái bình và giống
ngô 9999…
+ Đối với diện tích đất bỏ hoang: UBND xã tiến hành kiểm tra, thống nhất biện
pháp khắc phục, chuyển đổi mô hình giống cây trồng khác bằng cách vận động các
hộ dân
Ví dụ: Một Năm tiến hành trồng cây bong thử nghiêm thay cho câu ngô, khoai,
sắn; trồng cây lúa nương trên đất trồng ngô khoai sẵn và tiền hành trồng cây xanh
đất chống đồi chọc…
+ Trong chăn nuôi: Mạng lưới thú y từ xã xuống đến xóm thôn, bản có trình dộ
chuyên môn kịp thời khắc phục tình trạng sự cố khi cần thiết
Ví dụ: Các cán bộ thú y cơ sở bản được trang bị dụng cụ thiết yếu và được tham
gia các khóa lớp bồi dưỡng kỹ năng ngắn
Có chính sách phát triển đại gia súc, gia cầm
b, Lĩnh vực chăn nuôi thủy sản
Chỉ đạo phát triển nuôi trồng thủy sản có trị cao
UBND xã tìm những giống tốt có giá trị có để tiến hành nuôi thí điểm


Phối hợp với ủy ban khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật cho cán bộ xã nhằm
nâng cao kỹ năng và trình độ
c, Giao thông
UBND tiến hành xây dựng các công trình giao thông và công trình thủy lợi

phục vụ đời sống nhân dân
Cụ thể tiến hành xây dựng các tuyến đường: từ đường cái xuống đến ruộng bản
Tân Tiến, xây dựng các tuyến đường vào thôn bản, và xây kênh tưới tiêu và xây
dựng bờ mương ngăn nước lũ từ nhà Bác Hành đến bản Nà Lương
Ngoài ra còn làm cỗng ngõ
d, Quản lý đất đai và môi trường
UBND tiến hành quản lí đất đai và môi trường trong toàn xã cụ thể :
UBND tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho nhân dân
Tiến hành giải quyết ranh giới giữa các bản
e, Xây dựng cơ bản
UBND tiến hành trình UBND cấp trên xin kinh phí xây dựng các công trình
phục vụ nhân dân trong và ngoài xã. Ủy ban nhân dân cử người xuống giàm sát thi
công, cụ thể:
Xây dựng thêm một trường mầm non để tiện cho các bản ở xa, trường xây dựng
gồm 3 lớp: lớp mẫu giáo trẻ, mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn
Nâng cấp trường tiểu học, xây dựng các khu vực bán trú cho học sinh, xây dựng
nhà bếp nấu ăn trong trường, xây dựng nhà vệ sinh
Trường THCS thì tiến hành lát gạch sân trường và xây dựng cổng trường mới
khang trang hơn.
UBND tiến hành xây dựng kế hoạch huy động nguồn đóng góp của nhân
dân thông qua cử tri
2.1.2.2 Về văn hóa


a, Văn hóa thông tin thể dục thể thao
UBND xã tiến hành hoạt động tuyên truyền văn hóa thông tin cho nhân dân.
Hằng ngày từ 5 giờ đế 6 giờ 30 phút đài phát thanh của xã sẽ phát hặc bắt song
Đài tiếng nói Việt Nam để nhân dân kịp thời nắm bắt thông tin và các chủ trương
chính sách của Đảng và pháp luât của Nhà nước.
Hằng năm vào dịp lễ tết UBND tổ chức các hoạt động thể dục thể thao như

đá bong, bong chuyền, cầu lông… khuyến khích nhân dân rèn luyện thể dục thể
thao và rèn luyện sức khỏe
b, Công tác giáo dục
UBND chịu trách nhiệm quản lí con em, đưa con em xã nhà đến trường
đúng độ tuổi
UBND có chính sách khuyến học động viên tinh thần và vật chất cho những
học sinh hiếu học
Phối hợp với nhà trường tổ chức kiểm tra dạy và học thêm trên địa bàn xã
c, Công tác dân số gia đình và trẻ em
UBND xã tuyên truyền công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình phù hợp
với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cụ thể như sau:
Động viên các gia đình có từ 1-2 con để nuôi dạy con cho tốt
Thành lập nhóm điều tra sức khỏe của bà mẹ và trẻ em để kịp thòi giúp đỡ khi cần
thiết cụ thể hơn là: Hàng tháng y tế bản theo dõi cân nặng của trẻ em, tuyên truyền
các hộ gia đình có bà mẹ mang bầu nên tọa điều kiện cung cấp đủ tiêu chuẩn chất
dinh dưỡng cho mẹ và bé phát triển khỏe mạnh.
2.1.2.3. Quốc phòng- An ninh
a, Quốc phòng
Tổ chức việc đưa con em trong xã nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc, UBND xã còn
lấy quân dự bị động viênTổ chức thành lập đội quân du kích, thường xuyên luyện
tập sẵn sàng chiến đấu, thông qua hoạt động luyện tập theo từng đợt, tiến hành bắn
đạn thật cho đội dân quân tự vệ.


Tổ chức sơ tuyển đội ngũ tại địa phương
b, An ninh
Tổ chức lực lượng công an xã giữ gìn và bảo vệ trật tự an ninh trên đại bàn
cụ thể:
Các đồng chí an ninh tiến hành giải tỏa hành lang giao thông
Tăng cường tuần tra dọc đường trong xã

Tổ chức xây dựng lực lượng công tác bí mật ngầm phụ trách các bản để theo dõi,
hạn chế các tệ nạn xã hội như trộm cắp tài sản.
Tiến hành nắm bắt kịp thời, quản lí tốt vệc tạm trú tạm vắng
c, Công tác tư pháp hộ khẩu
UBND tiến hành là hộ khẩu đăng kí giấy khai sinh và các dịch vụ pháp lí
khác như chúng thực, công chứng cho nhân dân trên địa bàn xã.
d, Trong lĩnh vực thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo
UBND tiến hành hướng dẫn và tổ chức đảm bảo thực hiện chính scahs dân
tộc và tôn giáo của nhân dân trên địa phương
d, Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật
Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản do chính UBND xã,
cơ quan Nhà nước cấp trên và hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành
Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, giải quyết các vi phạm pháp luật
và các tranh chấp nhỏ trong nhân dân
Tổ chức hướng dẫn hoạt động của các tổ hòa giải, thanh tra nhân dân
Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo kiến nghị của công dân
Xử lí vi phạm hành chính theo quy định
Trên đây là nhũng mặt hoạt động cơ bản của UBND xã Huy Tường, huyện
Phù Yên, tỉnh Sơn La.Với những mặt hoạt động này đã chuyển biến cơ bản bộ mặt


của địa phương từ xã nghèo lên 1 xã có thu nhập bình quân trung bình trên toàn
huyện
2.2. Ưu điểm và Hạn chế
2.2.1. Ưu điểm
Bộ máy UBND là một đoàn thể thống nhất, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công
việc
UBND có quan hệ tốt với Đảng ủy, Mặt trận, Đoàn thể cấp trên và ủy ban
nhân dân các xã lân cận
Mỗi cán bộ ủy ban nhân dân có tinh thần trách nhiệm, chủ động triển khai

các hoạt động của địa phương
UBND luôn đi sát với nhân dân, cử các cán bộ trục tiếp xuống tiếp thu
nguyện vọng của nhân dân
Ủy ban nhân dân kịp thời giải quyết những bức xúc thắc mắc của nhân dân
2.2.2 Hạn chế
Về trình độ chuyên môn của cán bộ UBND xã còn thấp, trình dộ đại học ít,
một số hoạt động lâu năm nhưng chưa có điều kiện để học lên thêm
Trong một số công việc còn chưa chủ động, ủy ban còn giải quyết lung túng
cụ thể: trong quá trình họp chất vấn trực tiếp một số lĩnh vực cán bộ đã không
thoản mãn câu hỏi, thắc mắc; hoặc một số cán bộ chưa xác định rõ chức năng
nhiệm vụ của mình nên dẫn đếm ôm đồm một đống công việc khiến một cá nhân
không thể đảm nhận hết khối lượng công việc lớn.
Phụ cấp cho cán bộ xã chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống của cán bộ
Có một số hiện tượng tham nhũng, ăn bớt đi số tiền đầu tư vào các dự án,
công trình xây dựng trong xã làm cho một số công trình trong xã không được đảm
bảo
2.3 Giải pháp


Hiệu quả là cái kết quả mong muốn, cái sinh ra là kết quả mà mọi người chờ
đợi và hướng tới, nó có nội dung khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau
Đối với UBND xã, hoạt động quản lý Nhà nước là hoạt động mang tính đặc
thù, hoạt động này không trực tiếp sáng tạo ra các giá trị vật chất nhưng bản thân
nó cũng ảnh hưởng nhất định đến quá trình tạo ra giá trị vật chất, làm cho quá trình
diễn ra một cách nhanh chóng hoặc chậm chạp
Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND xã tiến hành quản lí
các mặt của đời sống xã hội và dân cư trên địa bàn địa phương được nâng cao. Do
vậy, hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã thực hiện quản lí nhân dân trên tất cả
các mặt, các lĩnh vực thuộc thẩm quyền
2.3.1 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND xã

Do yêu cầu phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi sự đổi mới tương
ứng trong toàn bộ hệ thống chính trị. Hoạt động của UBND cấp xã có hiệu quả thì
quyền dân chủ của nhân dân mới được phát huy và đảm bảo thực hiện một cách
nghiêm túc
Do UBND xã với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở xã tiếp xúc trực
tiếp với nhân dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân nên không ngừng
đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng nhu cầu của một hành chính hiện
đại trong giai đoạn hiện nay
Sự tác động của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa. Vì vậy,
UBND cần đổi mới tổ chức hoạt động của ủy ban nhân dân để hạn chế mặt trái
của nền kinh tế thị trường
Do sự phát tiển của khoa học công nghệ: Năng cao hiệu quả hoạt động của
ủy ban nhân dân sẽ cần đến các Phương tiện hiện đại thay thế những phương tiện
lạc hậu và tiết kiệm được thời gian và công sức cho người quản lí
2.3.2. Giải pháp
UBND xã Huy Tường trên thực tế nhiều mặt hạn chế nhất định nhưng lớn
nhất là xuất phát từ đội ngũ cán bộ, công chức của ủy ban. Tôi xin đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng có hiệu quả hoạt động của ủy ban nhân dân xã như sau:


Thứ nhất, đổi mới tổ chức và hoạt đọng của Ủy ban nhân dân xã
Thực hiện mục tiêu, xây dựng UBND xã vững mạnh, trong sạch, có phương pháp
quản lí khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể: tổ chức bộ máy của UBND một
cách khoa học, bộ máy tinh gọn, hoạt động thực sự có hiệu quả.
Thứ hai, phải xây dựng và tuyển chọn một đội ngũ cán bộ, công chức xã
toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân
Tiến hành thống kê, rà soát, sắp xếp lại vị trí đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo
đúng tiêu chuẩn chức danh
Công khai danh sách cán bộ, công chức không đủ tiêu chuẩn và không đủ điều kiện
để tiếp tục đào tạo

Thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng đọi ngũ cán
bộ công chức cấp xã sát với thực tế, hướng và vấn đề thiết thực phù hợp với tính
chất và đặc thù của công việc của cấp cơ sở
Thông qua đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng đảm bảo thống
nhất trong hoạt động UBND xã nhất là trong vấn đề giải quyết các yêu cầu của
nhân dân
Chủ tịch và phó chủ tịch phải có kiến thức quản lý Nhà nước và kiến thức pháp
luật, được bồi dưỡng kiến thức hàng năm
Coi trọng giáo dục phẩm chất đạo đức và chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã để ngày càng phát huy tinh thần yêu nước, thái độ phục vụ nhân dân của đội
ngũ cán bộ, công chức.
Năng cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức cấp
xã thực sự là công bộc của dân: Thực hiện thường xuyên phê bình và xử lí những
cán bộ suy thoái đạo đức, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm
sai chính sách chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, coi quyền lực của
dân ủy quyền là quyền lực riêng
Đối với cán bộ không chuyên trách thực hiên chuyên trách, kiêm nhiệm để tinh
giảm biên chế và tăng thu nhập


×