Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Nguyên nhân, tác động và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------

BÀI TẬP LỚN
MÔN: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin (Phần 2)
Chuyên đề 3:
Lạm phát ở Việt Nam hiện nay:
Nguyên nhân, tác động và giải pháp khắc phục
Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện:
Lớp:

Hà Nội, 2017

Nhóm


K19TCA_ Học Viện Ngân Hàng

*Tên thành viên nhóm

Nhóm


K19TCA_ Học Viện Ngân Hàng

MỤC LỤC

Nhóm



Học Viện Ngân Hàng

I. Tìm hiểu chung về lạm phát và tình hình lạm phát
hiện nay ở Việt Nam
1. Điều kiện phát sinh lạm phát:
- Trước kia tiền vàng được sử dụng làm thước đo giá trị và phương tiện lưu
thông hàng hóa. Nhưng sau đó khi nhận ra vàng bị hao mòn trong lưu thông gây lãng
phí của cải xã hội. Thị trường thiếu phương tiện lưu thông nên không đủ vàng để đúc
tiền khi hàng hóa ngày càng phát triển. Để khắc phục nhược điểm này, Chính phủ đã
phát hành ra một tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu một lượng vàng nhất định (hối
phiếu chính phủ). Tờ giấy này gọn nhẹ, thuận tiện trong trao đổi, nên dễ dàng được
mọi người chấp nhận và tiền giấy ra đời.
- Tiền giấy do Ngân Hàng nhà nước phát hành được sử dụng với tư các là
phương tiện hàng hóa lưu thông và phương tiện thanh toán một cách hợp pháp không
hạn chế về mặt số lượng và đây chính là một trong những điều kiện làm phát sinh lạm
phát.
2. Khái niệm:
- Là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức giá tại thời điểm trước (vật
giá leo thang) hoặc cũng có thể hiểu là do khối lượng tiền lưu hành trong xã hội tăng
lên khi Chính phủ không quản lí được lượng tiền lưu hành hoặc do Chính phủ phát
hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách.
- Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng
lớn các hàng hóa và dịch vụ trọng một nền kinh tế.
- Tỉ lệ lạm phát là tỉ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số giá cả so với mức giá
trung bình.
-Cách tính lạm phát: được thay thế bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
3. Bản chất:
Là một hiện tượng tiền tệ biến động tăng lên của giá cả diễn ra trong một thời
gian dài.

4. Phân loại:
- Lạm phát vừa phải: xảy ra khi giá cả tăng chậm ở mức một con số hoặc dưới
10%/năm.
- Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỉ lệ hai hoặc ba con số
như 20%, 100%, 200%/ năm.

Nhóm 3
4


Học Viện Ngân Hàng

- Siêu lạm phát: xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã, được
các nhà kinh tế xem như căn bệnh chết người và không hề có một chút tác động gọi là
tốt nào.
5. Tình hình Việt Nam năm 2013:
Theo Tổng cục Thống kê thông báo số liệu tình hình kinh tế xã hội năm 2013
cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và
tăng 6,04% so với cùng kì năm trước. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp
nhất so với 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 6,6% so với bình
quân năm 2012.

II. Nguyên nhân hình thành lạm phát
1. Một số nguyên nhân chủ yếu

* Lạm phát do cầu kéo
- Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung- cầu. Nguyên nhân chính là do
tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp.
Việc tăng cung ứng tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng cầu về
hàng hoá và dịch vụ. Nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất làm tăng cầu.

Áp lực lạm phát sẽ tăng sau từ 1 đến 3 năm, nếu cầu về hàng hoá vượt quá mức
cung, song sản xuất vẫn không được mở rộng hoặc do sử dung máy móc với công
suất giới hạn hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng được sự ra tăng của cầu. Sự
mất cân đối sẽ được giá cả lấp đầy từ đó mà lạm phát do cầu tăng lên (lạm phát do
cầu kém xuất hiện.

Nhóm 3
5


Học Viện Ngân Hàng

*Lạm phát do chi phí đẩy
Hình thức của lạm phát do chi phí đẩy phát sinh từ phía cung, do chi phí sản
xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng .Điều này chỉ có thể đạt trong
giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn .Ví
dụ: Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ và
nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng xuất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng
lên. Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì
giá bán sẽ tăng lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn
trước đẻ phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên điều đó tạo vòng xoáy lượng giá .
Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng do tỷ giá tăng
hoặc khả năng khả thác hạn chế. Một ví dụ điển hình cho thấy giá cả nguyên nhiên
vật liệu là giá dầu thô tăng .Trong năm 1972-1974 hầu như giá dầu quốc tế tăng 5
lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6% đến 13,5% bình quân trên toàn thế giới .Ngoài
ra sự suy sụp của giá dầu (1980) làm cho lạm phát giảm xuống mức thấp chưa từng
thấy
Bên cạnh đó giá cả nhập khẩu cao hơn được chuyển cho người tiêu dùng nội
địa cũng là một yếu tố gây lên lạm phát. Nhập khẩu càng trở lên đắt đỏ khi đồng
nội tệ yếu đi hoặc mất giá so với đồng tiền khác

*Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục:
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc phía tiền tệ, khi cung tiền tệ tăng
lên kéo dài làm cho mức giá tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát. Có thể thấy ngưỡng
tăng cung tiền để gây lạm phát là nền kinh tế toàn dụng. Khi nền kinh tế chưa toàn
dụng thì nguồn nguyên nhiên vật liệu còn nhiều, chưa khai thác nhiều. Có nhiều nhà
máy xí nghiệp bị đóng cửa chưa đi vào hoạt động. Do đó nhân viên nhàn rỗi lớn và tỷ
lệ thất nghiệp cao… Trong trường hợp này, khi tăng cung tiền thì dẫn đến lãi xuất
giảm đến một mức độ nào đó, các nhà đầu tư thấy rằng có thể có lãi và đầu tư tăng
nhiều. Từ đó các nhà máy, xí nghiệp mở cửa để sản xuất, kinh doanh. Lúc này nguyên
nhiên vật liệu bắt đầu được khai thác, người lao động có việc làm và sản lượng tăng
lên .
Ở nền kinh tế toàn dụng ,các nhà máy ,xí nghiệp được hoạt động hết công suất,
nguồn nguyên nhiên vật liệu được khai thác tối đa .Khi đó lực lượng lao động được sử
dụng một cách triệt để và làm sản lượng tăng lên rất nhiều.Tuy nhiên tình hình sẽ dẫn
đến một vài kênh tắc nghẽn trong lưu thông .Chẳng hạn khi các nhà máy ,xí nghiệp
hoạt động hết công suất sẽ dẫn đến thiếu năng lượng ,thiếu lao động ,nguyên vật liệu
dần bị han hiếm …Vai trò của chính phủ và các nhà quản lý phải xác định được kênh

Nhóm 3
6


Học Viện Ngân Hàng

lưu thông nào bị tắc nghẽn và tìm cách khơi thông nó .Nếu không sẽ gây ra lạm
phát.Lúc đó sản lượng không tăng mà giá cả tăng nhiều thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra .
2. Các nguyên nhân khác:
Thứ nhất có thể kể đến là tâm lý của dân cư .Khi người dân không tin tưởng vào
đồng tiền của Nhà nước ,họ sẽ không giữ tiền mà đẩy vào lưu thông bằng việc mua
hàng hoá dự trữ hoặc đầu tư vào một lĩnh lực kinh doanh nào đó … Như thế cầu sẽ

tăng lên mà cung cấp không đáp ứng được cân bằng cung cầu trên thị trường hang hoá
không còn nữa và tiếp tục đẩy giá lên cao ,từ đó lạm phát sẽ xảy ra .Có thể thấy giá cả
tăng lên làm tiêu dùng tăng ,cứ như vậy sẽ gây ra xoáy ốc lạm phát.
Thứ hai thâm hụt ngân sách cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tăng cung
ứng tiền tệ và gây ra lạm phát cao. Khi chính phủ lâm vào tình trạng thâm hụt ngân
sách thì có thể khắc phục bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ để vay vốn từ
người dân nhằm bù đắp phần thiếu hụt .Biện pháp này không làm ảnh hưởng đến cơ
số tiền và do vậy mà làm tăng mức cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát .Tuy
nhiên khi sự thâm hụt trầm trọng và kéo dài thì chính phủ phải áp dụng biện pháp in
tiền.Việc phát hành tiền sẽ ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ làm tăng mức cung ứng tiền
,đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng thêm tỷ lệ lạm phát .Tuy nhiên,đối với các nước
đang phát triển ,việc phát hành trái phiếu chính phủ gặp nhiều khó khăn vì nguồn vốn
trên thị trường còn hạn chế .Biện pháp in tiền được coi là có hiệu quả nhất .Vì thế mà
khi thâm hụt ngân sách càng nhiều và càng kéo dài thì tiền tệ sẽ tăng theo và tỷ lệ gây
lạm phát càng lớn.
Còn đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì việc phát hành trái
phiếu có lợi hơn.Nhưng việc phát hành này kéo dài sẽ làm cầu về vốn sẽ tăng và lãi
xuất tăng cao hơn .Lúc này để giảm lãi xuất trên thị trưòng Ngân hàng Trung ương lại
phải mua vào các trái phiếu đó .Như thế mức cung tiền lại tăng lên và dễ gây lạm phát.
Tóm lại , nếu như thâm hụt ngân sách kéo dài thì trong mọi trường hợp vẫn làm
tăng cung tiền và lạm phát xảy ra là một điều chắc chắn.
Một nguyên nhân nữa có thể gây ra lạm phát là tỷ giá hối đoái .Khi tỷ giá tăng
đồng bản tệ sẽ bị mất giá Khi đó tâm lý những người sản xuất trong nước muốn đẩy
giá hàng lên tương ứng với mức tăng tỷ giá hối đoái .Mặt khác khi tỷ giá hối đoái tăng
,chi phí cho các nguyên vật liệu ,hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng lên .Do đó giá cả của các
hàng hoá này tăng lên cao.Đây chính là lạm phát do chi phí đẩy
Bên cạnh đó các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước ,chính
sách thuế ,chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý ,mất cân đối cũng xảy ra lạm phát.

Nhóm 3

7


Học Viện Ngân Hàng

3. Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam:
Trước hết ta xem xét, về mặt lý thuyết lạm phát có thể do các nhóm nguyên
nhân:
Lạm phát do chính sách: thường xảy ra do những biện pháp tiền tệ mở rộng,
phản ánh thâm hụt thu chi ngân sách lớn và việc tài trợ thâm hụt bằng tiền tệ, thường
là cội rễ của lạm phát cao.
Lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra do tăng chi phí và có thể phát triển ngay cả khi
thất nghiệp và việc sử dụng nguồn lực còn thấp. Vì tiền lương ( tiền công ) thường là
chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương không phù hợp với tăng
trưởng năng suất có thể khơi mào cho quá trình lạm phát. Nhưng lạm phát do chi phí
đẩy có thể không dai dẳng nếu chính sách tiền tệ tác động vào, trong trường hợp đó,
tiền lương tăng dẫn tới thất nghiệp cao hơn thay vì lạm phát cao hơn.
Lạm phát do cầu kéo: xảy ra do tổng cầu vượt trội đẩy mức giá chung lên cao.
Sự thúc đẩy của cầu có thể xuất phát từ những cú sốc bên trong hay bên ngoài nhưng
thường hình thành từ những chính sách thu chi ngân sách hay tiền tệ mở rộng.
Lạm phát trơ ì (lạm phát quán tính): có xu hướng dai dẳng ở cùng tỷ lệ cho đến
khi những sự kiện kinh tế gây ra nó thay đổi. Nếu lạm phát cứ đều đặn, tỷ lệ lạm phát
thịnh hành có thể được dự đoán và do đó được đưa vào các hợp đồng tiền lương và tài
chính, điều này lại tiếp tục duy trì nó. Tỷ lệ lạm phát quán tính đôi khi ngụ ý lạm phát
cơ bản hay cốt lõi.
Thông thường những cú sốc đối với nền kinh tế từ phía cung hay cầu làm cho tỷ
lệ lạm phát thực tế di chuyển lên trên hay xuống dưới tỷ lệ lạm phát cơ bản. Các cú
sốc chính về phía cầu bao gồm sự tăng nhanh của tổng cầu do dự đoán thu nhập sẽ
tăng.
Lạm phát do chính sách, lạm phát do cầu kéo được nhận thấy ở nhiều nền kinh

tế đang chuyển đổi, là kết quả của những chính sách thu chi ngân sách hạn chế không
đầy đủ và việc tài trợ bằng tiền cho thâm hụt ngân sách. Thông thường, những cú sốc
bên ngoài như những cú sốc xuất phát từ tăng giá năng lượng hay thu hẹp thương mại
với các bạn hàng truyền thống có xu hướng bổ sung cho áp lực lạm phát.
Tại VN, các nguyên nhân phát sinh lạm phát trên đều xuất hiện ở VN với những
trọng số khác nhau ở những thời kỳ khác nhau. Năm 2007, là năm mà các nguyên
nhân đã tích tụ bấy lâu nay gặp cơn lốc lạm phát thế giới nên bùng nổ lớn. Chúng tôi
tạm chia làm hai nhóm nguyên nhân: bên trong và bên ngoài để dễ xem xét khi đưa ra
quyết định ngắn hạn và dài hạn.
* Nguyên nhân bên ngoài:

Nhóm 3
8


Học Viện Ngân Hàng

Cũng như những quốc gia châu á khác, do đồng USD suy yếu trong những năm
gần đây đã tạo ra những cú sốc về tăng giá xăng dầu, giá vàng, giá lương thực thực
phẩm… từ đó tác động xấu đến giá cả ở VN. Giá cả thị trường thế giới liên tục tăng
cao, xăng dầu tăng (giá dầu thô từ 60 USD/thùng đầu năm 2007 tăng lên trên 100
USD/thùng cuối năm 2007), sắt thép tăng 30%, phân bón tăng 20%, lúa mì tăng 60%,
sợi, bông, chất dẻo, … Đồng thời những mặt hàng nước ta xuất khẩu (gạo, cà phê, cao
su, hạt tiêu, điều…) cũng xuất với giá tăng rất cao, đặc biệt là giá lương thực phẩm
tăng trên 30%, nên giá thu mua cũng tăng, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến giá cả chung
trong nước, vả lại khi tính chỉ số CPI thì trọng số lương thực thực phẩm ở ta chiếm tỷ
lệ cao (42,85%), nhà ở vật liệu xây dựng chiếm 10%, giá xăng dầu trong năm 2007
tăng nhanh, giá vàng thế giới v trong nước tăng rất cao, ảnh hưởng gián tiếp là tác
động tâm lý đến các loại giá khác, nên CPI tăng mạnh.
* Nguyên nhân bên trong:

- Chính sách tài khóa không hiệu quả là nguyên nhân rất quan trọng của căn
bệnh lạm phát ở nước ta. Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ đã có những
kế hoạch chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước và liên tục bội chi ngân sách
trong nhiều năm trên 5% GDP (năm 2007 bội chi khoảng trên 56.000 tỷ đồng). Đầu tư
cho tăng trưởng kinh tế là điều cần thiết, nhưng đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải,
gây lãng phí lớn trong thời gian dài là nguy hiểm cho nền kinh tế nước nhà ,trong khi
đồng lương của nhân dân lao động, những người công chức nhà nước thì quá thấp so
với thời giá, 30-40 năm làm việc trong cơ quan hành chính, giáo dục, y tế… nhiều
người không thể mơ nổi một căn nhà. Công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án,
tổng dự án và thiết kế kỹ thuật quá chậm trễ, thủ tục rườm rà và phức tạp. Việc chi
tiêu thì không hiệu quả, tình trạng tham nhũng thì gia tăng đã hưởng đến niềm tin của
công chúng vào cơ chế và bộ my điều hành của chúng ta. Đảng và Nhà nước ta đã
thấy và đang điều chỉnh, như thành lập cơ quan chống tham nhũng, nhưng cần quyết
liệt hơn. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội ở VN trong vài năm gần đây bình quân hàng
năm trên 40% GDP
- Thiên tai, mưa bão, lũ lụt, những đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc gây
thiệt hại năng nề: con người, tài sản, đất trồng, lương thực thực phẩm và dịch bệnh
(SARS, cúm gia cầm) ảnh hưởng đến giá cả thực phẩm…ảnh hưởng đến giảm tổng
cung.
- Chi phí sản xuất hàng hóa dịch vụ chưa hợp lý, sức cạnh tranh các sản phẩm
trong nước không cao, hiệu quả kinh tế thấp.
- Thu nhập của dân cư tăng (tăng tiền lương tối thiểu từ năm 2005, 2006, 2007).
Việc tăng lương một phần gia tăng tổng cầu, mặt khác tạo tâm lý làm tăng giá các
hàng hóa tiêu dùng khác. Điều chỉnh tiền lương cho người lao động là cần thiết trong

Nhóm 3
9


Học Viện Ngân Hàng


giai đoạn lạm phát cao, nhưng cần điều chỉnh tiền lương vào những thời điểm ít nhạy
cảm (giữa năm).
- Một trong những nguyên nhân cũng góp phần vào mức lạm phát gia tăng tại
VN hiện nay là yếu tố tâm lý của người dân (cần kiểm soát thông tin). Đặc biệt là yếu
tố đầu cơ, găm hàng, làm giá rất “kinh nghiệm” (vì ta đã nhiều lần bị lạm phát) của
các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ, các đại lý bán lẻ tại VN.

III. Tác động của lạm phát.
1. Tác động tiêu cực:
* Lạm phát và lãi suất:
Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh
hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia.
Trong đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.
Ta có: Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát.
Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương
thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa
sẽ dẫn đến hậu quả là nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái và thất nghiệp gia tăng.

* Lạm phát và thu nhập thực tế:
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ
với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay
đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Lạm phát không chỉ
làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của
những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức.

Nhóm 3
10



Học Viện Ngân Hàng

Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh
nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào
tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.
Từ đó: Thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh
nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống.
Vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội như suy thoái kinh tế, thất
nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng
tin của dân chúng đối với Chính phủ ...
* Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng:
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi
trong việc vay vốn để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong
nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.
Lạm phát tăng cao còn khiến những người giàu có dùng tiền của mình vơ vét và
thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối
nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên
cơn sốt cao hơn. Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên nghèo
hơn. Trong khi đó, những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có
hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn tong nền kinh tế và
tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.

* Lạm phát và nợ quốc gia:
Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người
dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trần trọng hơn. Chính phủ được lợi
trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá

Nhóm 3
11



Học Viện Ngân Hàng

giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước
ngoài tính trên cá khoản nợ.
* Trong lĩnh vực sản suất:
Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến
động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của
đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh - sản
xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế. Nếu
một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá
sản rất lớn.

* Trong lĩnh vực lưu thông:
Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá. Các
nhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông. Thậm chí khi lạm
phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro
cao. Do đó nhiều người tham gia vào lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn
loạn. Tiền ở trong tay những người vừa mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy
vào kênh lưu thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm
phát gia tăng.
* Trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp. Số
người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống ngân hàng, do
lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay,
cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không
làm an tâm những người hiện có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay. Về phía người
Nhóm 3
12



Học Viện Ngân Hàng

đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh
chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa.
Chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn
nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt.

* Trong chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá. Khi
lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả
làm cho thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp
làm ăn tốt và kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà
nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị
cắt giảm… các ngành, các lĩnh vực dự định được Chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn
bị thu hẹp lại hoặc không có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các
mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực
hiện được.
* Tác động phân phối lại thu nhập và của cải
Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những loại khác
nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra, những
ngươi có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các loại tài sản
nói chung đều tăng lên, có giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những
người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt
hại

Nhóm 3
13



Học Viện Ngân Hàng

2. Tác động tích cực:
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế.
Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở
các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
+ Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
+ Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu
tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại
thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong
khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy
mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.
Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có
tác hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm
phát ở tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

3. Tác động của lạm phát đến hoạt động của ngân hàng

Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn
của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn
vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy
động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý,
luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng
Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ
để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh
nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho
một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu
quả, với mức độ rủi ro cho phép. Vì vậy xét ở góc độ các NHTM cần có những
biện pháp kiềm chế lạm phát.


IV. Giải pháp
1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về tài chính, tiền tệ, giá cả và các giải pháp
bổ trợ khác. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, ăn khớp giữa 2 cơ quan thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tài chính, tiền tệ, giá cả là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

Nhóm 3
14


Học Viện Ngân Hàng

Đảm bảo phát huy ảnh hưởng tích cực lẫn nhau giữa các công cụ, giảm thiểu những
tác động trái chiều, giữa công cụ tài chính và công cụ tiền tệ.
2. Tuân thủ đúng cả yêu cầu, lẫn quy trình của kinh tế thị trường trong quản lý
giá cả. Cần sớm thiết lập cơ chế thị trường cạnh tranh đầy đủ có sự kiểm soát một
cách hiệu quả đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chưa tự do hóa cao như: Ngành
than, điện lực và kinh doanh xăng dầu... Đồng thời, cần nâng cao năng lực và hiệu quả
trên thực tế của Chính phủ trong công tác giám sát, kiểm soát, xử lý độc quyền và các
vi phạm về giá từ phía các doanh nghiệp và các bên có liên quan. Trước mắt, cần tăng
cường công tác kiểm toán giá và các chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp độc
quyền hoặc như độc quyền để giảm thiểu các chi phí không hợp lý, làm giảm giá
thành đầu ra của các sản phẩm của chúng, từ đó giúp giảm giá đầu vào của các doanh
nghiệp và người tiêu dùng, góp phần hạ mức giá chung và nâng cao sự lành mạnh của
thị trường và sự bình đẳng của xã hội, ngăn chặn hiện tượng lạm dụng, trục lợi cá
nhân, thậm chí mọi biểu hiện biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh
nghiệp.
3. Coi trọng tính đồng bộ, có trọng tâm các mục tiêu, loại công cụ chính sách và
sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng hữu quan, linh hoạt và phối hợp đổng bộ các
công cụ và hoạt động quản lý, giữa yêu cầu thắt chặt với nới lỏng tài chính - tiền tệ,
đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị
trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài
chính, tiền tệ và nền kinh tế. Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt trong
mối quan hệ với lãi suất giữa tiền Việt Nam và ngoại tệ, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân
thương mại và các kênh đầu tư khác theo hướng ổn định, góp phần khuyến khích xuất
khẩu, hạn chế nhập siêu. Huy động các nguồn tiền tệ từ doanh nghiệp và các tầng lớp
dân cư, kiều hối, tiền gửi từ bên ngoài vào Việt Nam, cải thiện cán cân thanh toán
quốc tế, tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối, doanh nghiệp và người dân được vay
vốn để phát triển sản xuất.
4. Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại, cổ phần cho vay ngoại tệ
để nhập khẩu theo hướng tập trung ngoại tệ cho vay đối với những mặt hàng thiết yếu
trong nước chưa sản xuất được, hạn chế việc cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những
mặt hàng không được khuyến khích. Đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng thương mại
kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân và thực hiện các biện pháp tăng cường thu hút kiều hối, tiền gửi từ
bên ngoài vào Việt Nam, giám sát việc sử dụng và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo
đúng quy định.

Nhóm 3
15


Học Viện Ngân Hàng

5. Chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả, chất lượng
tín dụng và năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động
kinh doanh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đánh giá thực trạng hoạt động
của từng tổ chức tín dụng và toàn bộ hệ thống, từ đó có phương án xử lý kịp thời.
Đồng thời, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách về huy động vốn, tín dụng, bảo
đảm an toàn hoạt động kinh doanh, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều

kiện .thực tế của Việt Nam.
Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện và tăng cường việc kiểm tra, giám sát, thanh tra thực
hiện các quy định về cho vay và kịp thời xử lý các vấn để phát sinh về hoạt động tín
dụng, cần có sự phối hợp liên ngành, chủ động, ăn khớp và thường xuyên, cũng như
cần có sự đồng bộ, nhất quán hơn giữa việc ban hành, triển khai giám sát, trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng, đặc biệt trong việc sử dụng các công cụ lãi suất, hạn mức tín
dụng, dự trữ bắt buộc, dự trữ ngoại hối và chính sách thuế... Tăng cường quản lý công,
coi trọng hiệu quả vay và sử dụng các khoản nợ. Đẩy mạnh chống tham nhũng và lãng
phí trong chi tiêu công.
6. Tiếp tục cải cách mạnh thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân định
rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, gắn với công tác kiểm tra giám
sát, cải thiện môi trường kinh doanh. Đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ, kiện
toàn tổ chức và nâng cao chất lượng công tác tham mưu về chính sách phát triển kinh
tế, các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, điều tiết thị trường và thực hiện quyền
chủ sở hữu nhà nước. Làm tốt công tác dự báo, giúp các cơ quan quản lý nhà nước
nâng cao hiệu quả điều hành thực tiễn. Bên cạnh đó, cần cảnh báo sớm rủi ro và xử lý
một cách hiệu quả những vấn đề mới phát sinh, nhất là các rủi ro chéo, tránh các đổ
vỡ dây chuyền và bất ngờ. Ngoài ra, cần đảm bảo tính chuyên nghiệp và sự phối hợp
ăn khớp giữa các cơ quan chức năng. Cần nhấn mạnh rằng, việc ngăn chặn các tin đồn
liên quan đến chính sách tỷ giá và thị trường tài chính - tiền tệ ở Việt Nam sẽ có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạch định
chính sách với công tác truyền thông nhằm đảm bảo thông tin đúng, đủ và thông suốt
kịp thời nhất là thông tin kinh tế.

V. Ví dụ cụ thể
Trong lịch sử kinh tế có 9 nước lạm phát điển hình như:

Nhóm 3
16



Học Viện Ngân Hàng

Nhóm 3
17


Học Viện Ngân Hàng

Nhóm 3
18


Học Viện Ngân Hàng

Nhóm 3
19


Học Viện Ngân Hàng

Ví dụ điển hình là siêu lạm phát ở Zimbawe:
Siêu lạm phát ở Zimbawe chỉ về một giai đoạn siêu lạm phát ở đất
nước Zimbabwe từ năm 2007 đến năm 2009 mà đỉnh điểm là vào năm 2009. Siêu lạm
phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%. Zimbabwe bắt đầu bước vào
kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3 năm 2007. Lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia
châu Phi từ bỏ đồng nội tệ của mình vào năm 2009. Cuộc khủng hoảng lạm phát của
Zimbabwe cho đến nay là cuộc lạm phát tồi tệ thứ hai trong lịch sử, sau cuộc khủng
hoảng siêu lạm phát ở Hungary năm 1946, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 15,6 giờ.
Biểu hiện rõ nhất là việc Ngân hàng Trung ương liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá

rất cao, tháng 1 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 20 triệu đôla, đến 21 tháng 7
năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đôla.

*Diễn biến:
Tháng 8 năm 2006, một đồng dollar Zimbabwe mới đã được đánh giá lại được
phát hành tương đương với 1.000 dollar trước kia. Tỷ lệ trao đổi đã giảm từ 24 dollar
Zimbabwe cũ trên U.S. dollar (USD) năm 1998 tới 250.000 dollar trước kia hay 250
dollar Zimbabwe mới trên 1 dollar Mỹ theo tỷ giá chính thức, và ước tính 120.000.000

Nhóm 3
20


Học Viện Ngân Hàng

dollar cũ hay 120.000 dollar Zimbabwe mới 1 dollar Mỹ trên chợ đen tháng 6 năm
2007.
Lạm phát đã tăng từ một tỷ lệ hàng năm 32% năm 1998, lên mức ước tính chính
thức cao tới 11.200.000.000% vào tháng 8 năm 2008 theo Văn phòng Thống kê Trung
ương. Đây là một tình trạng siêu lạm phát, và ngân hàng trung ương đã đưa ra một
đồng tiền 100 tỷ dollar mới.

Tờ tiền có mệnh giá cao nhất (100 nghìn tỷ đô)
Ở thời điểm tháng 11 năm 2008, các con số không chính thức đưa ra tỷ lệ lạm
phát hàng năm của Zimbabwe là 516 nhân 10 mũ 18 phần trăm, với giá cả tăng gấp
đôi sau mỗi 1.3 ngày. Tới năm 2005, sức mua của người dân trung bình Zimbabwe đã
giảm xuống mức thực tương đương thời điểm năm 1953. Những người dân địa
phương phần lớn phải mua những vật dụng thiết yếu từ các quốc gia Botswana, Nam
Phi và Zambia láng giềng.
Tháng 1 năm 2009, Zimbabwe đưa ra đồng tiền giấy $100 nghìn tỷ

(1014). Ngày 29/1, trong một nỗ lực đối phó với tình trạng lạm phát của đất nước,
quyền Bộ trưởng Tài chính Patrick Chinamasa thông báo rằng người dân Zimbabwe
sẽ được phép sử dụng các đồng tiền tệ khác, ổn định hơn (ví dụ Sterling, Euro, Rand
Nam Phi và Dollar Mỹ) trong trao đổi, bên cạnh đồng dollar Zimbabwe.
Ngày 2 tháng 2 năm 2009, RBZ thông báo thêm 12 số không nữa sẽ bị bỏ khỏi
đồng tiền tệ, với 1.000.000.000.000 dollar (thế hệ ba) Zimbabwe đổi được một dollar
mới. Các đồng tiền mới (thế hệ bốn) được đưa ra với mệnh giá mới Z$1, Z$5, Z$10,
Z$20, Z$50, Z$100 và Z$500. Các đồng tiền thế hệ bốn được lưu hành cùng với các
đồng thế hệ ba, vẫn được sử dụng cho tới ngày 30 tháng 6 năm 2009.
Kể từ tháng 2 năm 2009, Chính phủ mới của Zimbabwe đã thiết lập hệ thống
giao thương đa tiền tệ trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. Phân bổ

Nhóm 3
21


Học Viện Ngân Hàng

ngân sách quốc gia năm 2009, dự toán ngân sách 2010 đều sử dụng đô la Mỹ làm đơn
vị tiền tệ. Với việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế, Chính phủ Zimbabwe đã gắn chặt
nền kinh tế của họ với chính sách tiền tệ của Mỹ.

*Nguyên nhân:
Hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất, bắt nguồn từ chính sách cải tổ đất đai của
Chính phủ, trong đó những thương gia người da trắng - nguồn lực chính kinh tế
của đất nước đã bị xua đuổi, kéo theo đó là nguồn tài trợ của Mỹ và phương Tây.
Đất đai chia cho nhiều người nhưng họ không biết cách canh tác. Đất nước lâm vào
cảnh thiếu lương thực, siêu lạm phát, kinh tế suy yếu, các dịch vụ công sụp đổ.
Sau cuộc cải cách ruộng đất vào năm 2005 chính phủ, theo sự hướng dẫn của thống
đốc ngân hàng trung ương Gideon Gono, đã bắt đầu những cuộc đàm phán để

những người chủ trại da trắng có thể quay lại. Họ chỉ còn khoảng 400 tới 500
người vẫn còn ở lại trong nước, nhưng hầu hết đất đai đã bị tịch thu không còn có
thể canh tác được nữa. Tháng 1 năm 2007, chính phủ thậm chí còn để một số chủ
trang trại da trắng ký các hợp đồng thuê đất dài hạn. Nhưng, chính phủ một lần nữa
đảo ngược lại quá trình này và bắt đầu yêu cầu tất cả những người chủ trại da trắng
còn lại phải rời đất nước hoặc sẽ phải đối mặt với việc bị bỏ tù.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới hầu hết
các nền kinh tế trên thế giới cộng với nền kinh tế quốc nội yếu kém cùng các
khoản nợ công chồng chất khiến Zimbabwe trở thành quốc gia đầu tiên trong thế
kỷ 21 chịu siêu lạm phát. Suy yếu kinh tế của Zimbabwe bắt đầu từ năm 1999 lúc
đó nước này đang chịu thời kỳ hạn hán dữ dội khiến nền nông nghiệp của quốc gia
này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nợ nước ngoài đã tăng từ 11% GDP
trong năm 1980 lên 119% GDP trong năm 2011.
Về chính sách điều hành, Chính phủ đã cố gắng tìm cách giảm chi tiêu và thực hiện
thanh toán nợ nước ngoài thông qua việc tăng thuế, song đã thất bại do vấp phải
các cuộc đình công phản đối của người lao động do đó chính phủ buộc phải in
Nhóm 3
22


Học Viện Ngân Hàng

thêm tiền để thanh toán cho các chi phí cũng như trả nợ và hệ quả tất yếu là lạm
phát ngày một nghiêm trọng hơn.
*Hậu quả:
Chỉ trong một thời gian ngắn cơn bão siêu lạm phát đã biến quốc gia Nam Phi này
trở thành một trong những nước nghèo đói của châu lục mặc dù từng được coi là
quốc gia triển vọng nhất châu Phi với những tiềm năng kinh tế và các nguồn tài
nguyên giàu có. 80% người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Hệ thống giáo dục
và y tế tốt của nước này và các ngành khác bị sụp đổ. Tình trạng thiếu hụt mỗi lúc

thêm trầm trọng các loại hàng hóa cơ bản, cùng với tình trạng bất ổn về kinh tế và
chính trị xung quanh cuộc bầu cử toàn quốc. Nhiều người vẫn lâm vào cảnh nghèo
đói dù có nhiều tiền.

Nhóm 3
23



×