Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nâng cao nhận thức và kĩ năng ứng phó với thiên tai cho học sinh tiểu học ở huyện minh hoá thông qua môn địa lí (lấy ví dụ ở truờng tiểu học yên hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 82 trang )

LỜI CẢM ƠN
Quá trình hoàn thành khoá luận “Nâng cao nhận thức và kĩ năng ứng
phó với thiên tai cho học sinh tiểu học ở huyện Minh Hoá thông qua môn
Địa lí (lấy ví dụ ở Truờng Tiểu học Yên Hoá)” tôi đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ từ nhà trường, thầy cô, bạn bè và gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non, phòng
đào tạo, Trường Đại học Quảng Bình đã giúp tôi có nền tảng kiến thức vững
chắc để nghiên cứu và hoàn thành khoá luận.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Th.S Cao Thị
Thanh Thuỷ. Cảm ơn cô đã nhiệt tình hướng dẫn để tôi nghiên cứu và hoàn
thành khoá luận một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô giáo, các em học sinh
Trường Tiểu học Yên Hoá đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến để tôi
nghiên cứu và học tập.
Tôi xin cảm ơn gia đình và và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, chia sẻ và
hỗ trợ tôi trong suốt thời gian làm khoá luận.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Trương Thị Én


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 3
3. MỤC TIÊU .................................................................................................... 4
3.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 4
3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 4
4.ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ................................................... 4


4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4
4.2. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.................................................. 5
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................. 5
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 6
6.1. Về mặt lý thuyết ......................................................................................... 6
6.2. Về mặt thực tiễn ......................................................................................... 6
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................... 7
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN. ...................................................................................... 7
1.1.1. Thiên tai là gì? ......................................................................................... 7
1.1.2. Phân loại .................................................................................................. 7
1.1.3.Nguyên nhân ............................................................................................ 8


1.1.3.1. Nguyên nhân từ thiên nhiên ................................................................. 8
1.1.3.2.Nguyên nhân từ con người .................................................................... 9
1.1.4. Một số thuật ngữ liên quan...................................................................... 9
1.2. MÔN ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC .................................................................... 10
1.2.1. Khái quát môn ĐL ở Tiểu học. ............................................................. 10
1.2.2. Mục tiêu chương trình ĐL lớp 4,5 ........................................................ 10
1.2.3. Phương tiện và phương pháp dạy học môn ĐL lớp 4,5. ....................... 11
1.2.3.1 Phương tiện ......................................................................................... 11
1.2.3.2. Phương pháp....................................................................................... 11
1.2.4. Cách trình bày sách: .............................................................................. 11
1.3. GIÁO DỤC THIÊN TAI TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ..................... 12
1.3.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh ................................................................ 12

1.3.2. Thực trạng dạy và học môn Địa lí......................................................... 12
1.3.2.1 Thực trạng việc dạy ............................................................................. 12
1.3.2.2. Thực trạng việc học ............................................................................ 13
1.3.3.Kết quả khảo sát ..................................................................................... 14
1.3.4. Vai trò của việc nâng cao NT & KN ứng phó với thiên tai cho HS Tiểu
học. .................................................................................................................. 15
CHƯƠNG 2. LỒNG GHÉP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ KHẢ NĂNG
ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI TRONG MÔN ĐỊA LÍ .................................... 16
Ở TIỂU HỌC. ................................................................................................. 16
2.1. KHÁI QUÁT MÔN ĐL Ở TIỂU HỌC. .................................................. 16
2.1.1. Chương trình ĐL lớp 4.......................................................................... 16
2.1.2. Chương trình ĐL lớp 5.......................................................................... 18
2.2. CƠ HỘI TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC THIÊN TAI TRONG
MÔN ĐL Ở TIỂU HỌC. ................................................................................. 21
2.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 21


2.2.2. Khó khăn ............................................................................................... 22
2.3. TÍCH HỢP TRONG MÔN ĐL ............................................................... 23
2.3.1. Dạy học trên lớp .................................................................................... 23
2.3.2. Hoạt động NGLL. ................................................................................. 31
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LỒNG GHÉP NÂNG CAO
NT & KN ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI TRONG MÔN ĐỊA LÍ................... 33
3.1. DẠY HỌC TRÊN LỚP ............................................................................ 33
3.1.1. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả ......... 33
3.1.2. Phương pháp sử dụng bản đồ ................................................................ 34
3.1.3. Phương pháp thảo luận.......................................................................... 35
3.1.4. Phương pháp sử dụng tranh, ảnh ĐL .................................................... 36
3.1.5. Phương pháp giải quyết vấn đề ............................................................. 37
3.1.6. Phương pháp đàm thoại......................................................................... 39

3.2. NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ........................................................................... 41
CHƯƠNG VI. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ TRƯNG CẦU .................. 44
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY..................................................... 44
4.1. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................... 44
4.1.1. Mục đích và đối tượng thực nghiệm ..................................................... 44
4.1.1.1. Mục đích thực nghiệm. ...................................................................... 44
4.1.1.2. Đối tượng, địa điểm thực nghiệm ...................................................... 44
4.1.2. Phương pháp thực nghiệm .................................................................... 44
4.2. GIÁO ÁN GIẢNG DẠY VÀ THỰC NGIỆM ........................................ 47
4.2.1. Tích hợp toàn phần................................................................................ 47
4.2.2. Tích hợp bộ nhận................................................................................... 53
4.2.3. Liên hệ ................................................................................................... 55
4.3.Trưng cầu ý kiến giáo viên giảng dạy. ...................................................... 60


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 62
1. Kết luận ....................................................................................................... 62
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 62
2.1. Phòng Giáo dục và Đào tạo và nhà trường: ............................................. 62
2.2. Giáo viên: ................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU

CHÚ GIẢI


ĐC

Đối chứng

ĐL

Địa lí

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NGLL

Ngoài giờ lên lớp

NT & KN

Nhận thức và kĩ năng

SGV

Sách giáo viên

PKT


Phiếu kiểm tra

TLHDH

Tài liệu hướng dẫn học

TN

Thực nghiệm

VD

Ví dụ

VNEN

Mô hình trường học mới ở Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trái đất đang có những biến đổi phức tạp và thiên tai đang là mối lo sợ
đối với con người. Những năm gần đây, nhân loại đang ngày càng đối mặt với
nhiều hiểm nguy hơn từ hệ quả của thiên tai và biến đổi khí hậu. Ngoài những
tác động về kinh tế - xã hội, thiệt hại về sinh mạng con người, bệnh tật gia
tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ, môi trường,… Đó chính là những
hậu quả của biến đổi khí hậu, thiên tai mà Việt Nam và các nước trên thế giới
thường xuyên phải đối mặt. Nâng cao nhận thức sâu sắc về vấn đề phòng,
chống và ứng phó với thiên tai là hết sức cần thiết với tất cả mọi người, đặc
biệt là HS tiểu học để có những hành động cụ thể góp phần vào việc phòng,

chống và ứng phó với thiên tai. Giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng
để cho HS ý thức phòng, chống và ứng phó với thiên tai là một nhiệm vụ rất
quan trọng của ngành Giáo dục nước ta hiện nay.
Theo báo cáo gần đây của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
(IPCC) đã chỉ ra những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang diễn ra
ngày càng tồi tệ hơn.Theo các chuyên gia, tình trạng biến đổi khí hậu tiếp tục
diễn ra với tốc độ nhanh chóng như thế này sẽ mang đến những ảnh hưởng
khốc liệt cho thế giới về các vấn đề như: Phá hoại nền kinh tế toàn cầu; Tình
trạng di cư môi trường; Năng suất nông nghiệp giảm sút và mất an ninh lương
thực; Mất đi sinh kế; Nguy cơ đe dọa sức khỏe; Khủng hoảng năng lượng
và an

thảm

ninh

họa;

Cháy rừng; Thế giới lâm vào tình trạng khan hiếm nước; Những cơn bão có
cường độ cao; Nước biển dâng; Các rạn san hô có nguy cơ tuyệt chủng; …
Việt Nam là một trong những nước trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu.Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều
những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu tác động tiêu cực như thế nào
đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Các hiện tượng như: lượng mưa thất thường

1


và luôn biến đổi; Nhiệt độ tăng cao hơn; Tình hình thời tiết khốc liệt hơn; Tần
suất và cường độ của cơn bão, lũ tăng; Các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn; …

Ở Quảng Bình nói chung và Minh Hóa nói riêng, biến đổi khí hậu, thiên
tai trong thời gian gần có tần suất và cường độ tăng đột biến. Theo báo cáo
của Ban phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Bình năm 2016 toàn tỉnh thiệt hại
do mưa lũ là: Thiệt hại về người 18 người chết, 7 người mất tích (Minh Hóa
2), 13 người bị thương; Tài sản 16 tàu thuyền bị chìm, 3 tàu mất tích, 4 tàu
mắc cạn; Nhà cửa 92489 hộ bị ngập (trong đó Minh Hóa hơn 3110 hộ), 56 hộ
bị tốc mái, 18 nhà sập; Giao thông có 5 khu gia sạt lở (Minh Hóa hơn 6 tuyến
đường liên thôn và liên xã bị ngập); Trường học, cơ sở y tế, công tình điện,
viễn thông phần lớn đều bị phá hủy (Minh Hóa có 10 trường bị ngập, một số
trường bị lốc mái và hang rào bị sập); Hoa màu hoàn toàn bị ngập úng và hư
hại

[1]

. Thông qua những con số báo động trên trong những năm gần đây,

chúng ta thấy mức độ và quy mô tàn phá của thiên tai ngày càng tăng. Người
dân tỉnh Quảng Bình, đặc biệt là người dân huyện Minh Hóa đã phải gánh
chịu những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Minh Hoá là một huyện miền núi rẻo cao ở phía tây của tỉnh, xung quanh
được bao bọc bởi các dãy núi nên được gọi là “rốn lũ”, với vị trí địa lí như
vậy nên Minh Hoá hay gặp các thiên tai như: bão, lũ lụt, lũ quét, lốc xoáy.
Địa hình bị chia cắt bởi nhiều khe suối, đồi núi cao nên hàng năm huyện Minh
Hóa thường chịu những trận mưa lũ, sạt lở đất ở các đồi núi và hai bên bờ
suối gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Mặt khác, Minh Hóa là
nơi có các tộc người dân tộc thiểu số sinh sống, lại hội tụ rất nhiều cảnh quan
đẹp và di tích lịch sử nổi tiếng góp phần để Minh Hóa trở thành điểm du lịch
hấp dẫn trong cả nước và trên thế giới. Thời gian gần đây, Minh Hóa thường
xuyên chịu các trận thiên tai như: lũ lụt, bão, … gây thiệt hại lớn đối với tài
sản và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Mức độ phá hủy của thiên tai có

tần suất và quy mô ngày càng tăng đã làm cho Minh Hóa gặp không ít khó
khăn về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, những thiệt hại lớn lao do thiên tai còn
phụ thuộc rất nhiều vào NT & KN ứng phó của người dân trong điều kiện
2


hiện tại.Nếu như mọi người dân đều ý thức được việc khai thác và sử dụng
hợp lí các tài nguyên, bảo vệ môi trường, có những hiểu biết nhất định để
phòng chống thiên tai cũng như các kĩ năng thích ứng với thiên tai thì sẽ giúp
họ hạn chế được những nguy hiểm, rủi ro do thiên tai mang lại. Nhận thức
được điều đó, là một người con của địa phương và là một sinh viên ngành sư
phạm tôi muốn thông qua nghiên cứu này để có nhiều hiểu biết và kĩ năng tốt
hơn về phòng, chống và ứng phó với thiên tai nhằm để phục vụ công tác
giảng dạy sau này tại địa phương, góp phần giảm các rủi ro, tổn thất do thiên
tai gây ra. Chính vì những lý do này mà em đã chọn đề tài: “Nâng cao nhận
thức và kĩ năng ứng phó với thiên tai cho học sinh tiểu học huyện Minh Hóa
thông qua môn Địa lí”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX vấn đề phòng, chống, ứng phó với thiên
tai và biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề nóng mà toàn nhân
loại rất quan tâm và đã trở thành đề tài khiến các nhà khoa học trên thế giới
tiêu tốn thời gian và công sức nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất giảm
thiểu các rủi ro do thiên tai gây ra. Theo đó, vấn đề lồng ghép, tích hợp giáo
dục ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu cũng được đưa vào nhà trường nhằm
nâng cao NT & KN cho HS. Một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Nepal
đã đưa các chương trình giáo dục ứng phó thiên tai trong nhà trường có hiệu
quả cao trở thành một địa chỉ tin cậy để nhiều quốc gia khác tham quan, học
tập và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Ở Việt Nam, chương trình lồng ghép, tích hợp giáo dục thiên tai và biến
đổi khí hậu trong các môn học được triển khai khá nhiều ở một số môn học

như: Sinh học, vật lý và đặc biệt là môn ĐL ở bậc Trung học cơ sở khá nhiều.
Tác giả Đào Ngọc Bích và Phạm Thị Bình, ở trong Tạp chí Khoa học ĐHSP
TPHCM số 59 (năm 2014) với mong muốn đóng góp vào hệ thống tài liệu
phục vụ công tác giáo dục đã thiết kế một số mẫu giáo án ĐL về “Tích hợp
nội dung giáo dục thiên tai cho HS thông qua chương trình ĐL ở Trung học
cơ sở”. Dự án VIE/2010 về Bảo vệ môi trường có đưa tài liệu “Tích hợp giáo
3


dục môi trường trong các môn học ở Tiểu học” đã chỉ ra được các cơ hội tích
hợp, phương pháp, hình thức giáo dục môi trường, trong đó có phần nâng cao
các nhận thức về nguyên nhân gây thiên tai, kĩ năng ứng phó. Ngoài ra, có
khá nhiều tài liệu nói về tích hợp giáo dục môi trường nói chung cho các môn
học ở các cấp.
Riêng tích hợp giáo dục thiên tai cho HS thông qua môn ĐL ở bậc Tiểu
học có ít tài liệu chia sẻ. Nhiều tài liệu nói chung về giáo dục dân số thông
qua môn Tự nhiên – Xã hội, có một số tài liệu về giáo dục thiên tai nhưng viết
chung trong giáo dục môi trường, hệ thống tư liệu còn hạn chế, chưa có mẫu
bài giảng chi tiết phong phú như ở bậc Trung học cơ sở.
Chính vì tính cấp thiết của đề tài và sự hạn chế của tài liệu về giáo dục
thiên tai hiện hành nên đề tài “Nâng cao nhận thức và kĩ năng ứng phó cho
học sinh huyện Minh Hóa thông qua môn Địa lí” đã phân tích các cơ hội lồng
ghép giáo dục thiên tai ở Tiểu học qua môn ĐL, các bước giảng dạy lồng
ghép, xây dựng một số giáo án phù hợp để ít nhất là làm tư liệu cho bản thân
trong quá trình dạy học sau khi ra trường. Từ đó có cơ hội áp dụng, tích lũy
kinh nghiệm và chia sẻ cùng đồng nghiệp tương lai, góp phần giảm thiểu
những tác động về môi trường gây nên thiên tai. Đồng thời làm giảm, những
thiệt hại về tinh thần và tài sản do thiên tai mang lại.
3. MỤC TIÊU
3.1. Mục tiêu chung

Đưa ra được phương pháp nâng cao NT & KN ứng phó với thiên tai cho
HS tiểu học thông qua môn ĐL.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Lựa chọn các nội dung phòng, chống và ứng phó với thiên tai.
Lựa chọn phương pháp nâng cao NT &KN ứng phó với thiên tai.
Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học nâng cao NT & KN.
4.ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4


Các nội dung và phương pháp lồng ghép nâng cao NT & KN ứng phó
với thiên tai trong môn ĐL.

4.2. Giới hạn nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: GV, HS trường Tiểu học Yên Hóa, huyện Minh
Hóa, tỉnh Quảng Bình
Thời gian: Từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2017
Phạm vi: huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt đượccác mục tiêu đã đề ra, tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thu thập tài liệu được sử dụng để thu thập các dữ liệu sơ
cấp và thứ cấp về phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
Các dữ liệu này đã được thu thập chủ yếu từ báo cáo của Ban phòng,
chống thiên tai tỉnh Quảng Bình và huyện Minh Hóa, từ thực tế địa phương,
các giáo trình chuyên ngành, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học tài liệu và
một phần thu thập trên internet nội dung liên quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích tài liệu là đọc và khai thác những nội dung

liên quan về giáo dục thiên tai trong trường tiểu học và xác định xem vấn đề
phòng, chống và ứng phó với thiên tai đã làm được và chưa làm được, những
phương pháp, cách thức đưa vào giáo dục trong nhà trường cho các đối tượng
học sinh ở các vùng, miền khác nhau.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra là thu thập thông tin chủ quan từ
việc khảo sát, các cuộc hội thoại, trao đổi với GV, HS nội dung về NT & KN
về phòng, chống, ứng phó với thiên tai.
- Phương pháp trò chơi là tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp giáo
dục về thiên tai trong môn ĐL bằng phương pháp trò chơi để chuyển tải mục
5


tiêu và nội dung bài học, giúp HS tự tìm hiểu và khám phá và chiếm lĩnh tri
thức dưới sự hướng dẫn của GV.
- Phương pháp quan sát sư phạm quan sát GV, HS trường Tiểu học
Yên Hóa về việc dạy và học tích hợp giáo dục thiên tai trong môn ĐL. Từ đó
rút ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế để có giải pháp tối ưu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm áp dụng trực tiếp các giải pháp
nâng cao NT & KN về thiên tai vào quá trình dạy môn ĐL. Thử nghiệm
những giải pháp, những ý tưởng dạy học mới lồng ghép trong môn ĐL.
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Về mặt lý thuyết
Đề tài góp phần làm rõ vấn đề lí luận về việc nâng cao NT & KN ứng
phó với thiên tai cho HS tiểu học huyện Minh Hoá. Đây chính là cơ sở để đề
xuất các giải pháp nâng cao NT & KN ứng phóvới thiên tai trong môn ĐL.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài đã lựa chọn kiến thức và các kĩ năng phù hợp để lồng ghép vào
môn ĐL nhằm nâng cao hiểu biết và tăng cường các kĩ năng ứng phó với
thiên tai của HS tiểu học.

Nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế từ đó hệ thống hóa được nguyên
nhân và đưa ra các giải pháp cụ thể. Là tài liệu cho hành trang vào nghề của
bản thân tôi cũng như những người quan tâm đến phương pháp dạy tích hợp
vấn đề nâng cao NT & KN ứng phó với thiên tai HS tiểu học trong môn ĐL.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Lồng ghép nâng cao NT & KN ứng phó với thiên tai trong
môn ĐL ở Tiểu học.
Chương 3: Phương pháp giảng dạy lồng ghép nâng cao NT & KN ứng
phó với thiên tai trong môn ĐL.
6


Chương 4: Thực nghiệm sư phạm và trưng cầu ý kiến của giáo viên
giảng dạy.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1.1.1. Thiên tai là gì?
Thiên tai là những thảm họa bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con
người. Thiên tai có thể xảy ra ở một địa phương, một khu vực, một quốc gia
hay trên phạm vi rộng lớn của thế giới [7].
Mặc dù thiên tai là những thảm họa do thiên nhiên gây ra, nhưng thời
gian gần đây những thảm họa đó lại do con người gián tiếp gây ra.
VD1: Lũ lụt là thảm họa của tự nhiên: mưa lớn kéo dài chủ yếu do mưa


với cường độ lớn, xảy ra trên diện rộng cùng với thuỷ triều dâng cao. Tuy
nhiên, con người lại là nhân tố gián tiếp gây ra thảm họa đó quá trình đô thị
hoá một số nơi đã san lấp các vùng trũng, khu vực ven dòng chảy cửa sông;
xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cao hơn so với trước, tạo thành tuyến
ngăn lũ; công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giữa các ngành,
địa phương chưa đồng bộ; việc chặt phá rừng khiến rừng đầu nguồn, rừng
phòng hộ bị thu hẹp, thảm thực vật bị suy kiệt làm tăng tốc độ dòng chảy mặt
nước;… cũng là nguyên nhân gây lũ lớn.
1.1.2. Phân loại
Theo tài liệu “Phòng chống thiên tai” của Thạc sĩ Lê Anh Tuấn: Việc
phân loại thiên tai thường mang tính tương đối, chủ yếu là từ các nguồn xuất
phát chính, được thể hiện ở bảng 1.

7


Bảng 1: Phân loại thiên tai theo các nguồn xuất phát chính.
STT

CÁC LOẠI THIÊN TAI

VÍ DỤ

1

Thiên tai từ Trái Đất

Động đất; Núi lửa; Lũ bùn; Đất
trượt; …


2

Thiên tai từ sông biển

Lũ lụt; Hạn hán; Sóng thần; Vòi
rồng; …

3

Thiên tai từ bầu khí quyển

Bão tố; Gió lốc; Sấm sét; Mưa đá;
Mưa tuyết; …

4

Thiên tai từ vũ trụ

Sao băng; Thiên thạch; El Nino; La
Nina; …

1.1.3. Nguyên nhân
Thiên nhiên và con người là hai tác nhân chính gây nên các thảm họa
thiên tai trên thế giới.
1.1.3.1. Nguyên nhân từ thiên nhiên
Thiên tai rất đa dạng và từ nhiều nguồn xuất phát khác nhau: có thể từ vỏ
trái đất, từ không trung, từ biển và đại dương. Nhiều trường hợp là sự tổng
hợp các nguồn gốc khác nhau [7].
Tỉnh Quảng Bình là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai

thường xảy ra ở Việt Nam nhưng có tần suất, mức độ cao và ác liệt hơn chủ
yếu như: bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở, dông sét, cát bay cát lấp, …
VD1: Nguyên nhân hình thành bão là do có sự đối lưu nên không khí ẩm
từ bề mặt của đại dương bay lên cao ngưng tụ lại và tạo thành các đám mây
giông và mưa. Khi chúng bốc lên cao và chiếm diện tích càng lớn, quá trình
bốc hơi và ngưng tụ mỗi lúc một tăng khiến không khí ẩm và nóng từ mặt biển
bị hút lên nhiều và mạnh hơn gây ra luồng gió xoáy [8]
VD2: Nguyên nhân hạn hán là do sự xuất hiện chậm của dòng phóng lưu
nhiệt (loại gió thổi mạnh từ trên co xuống dọc theo chí tuyến), làm cho mùa
hạ đến chậm gây hạn hán ở nhiều nơi [12]
8


1.1.3.2.Nguyên nhân từ con người
Ngày nay con người đã làm biến đổi, đảo lộn hệ thống Trái đất với quy
mô ngày càng lớn, tốc độ chống mặt gián tiếp hoặc trực tiếp gây nên các thiên
tai như:Chặt phá rừng bừa bãi; đốt rừng làm nương, rẫy; khai thác gỗ trái
phép; …Người dân vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Các nhà máy,
xí nghiệp xả rác thải, nước thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lí.
Sự phát triển công nghiệp và giao thông quá mức đã thải một lượng lớn CO2
vào môi trường.
VD1: Nguyên nhân của hiện tượng sạt lở đồi núi, ven sông là do con
người khai thác tài nguyên, đào đắp xây dựng cơ sở hạ tầng, phá rừng, nhất
là đối với nước có khí hậu nhiệt đới mưa nhiều như nước ta.
VD2: Nguyên nhân của hiện tượng lũ quét, lũ ống là do mưa lớn tập
trung trên các lưu vực có độ dốc lớn, mà ở đó hoạt động của con người mạnh
mẽ như phá rừng khai thác gỗ, phá vỡ cân bằng sinh thái, cây cối cùng với đá
sỏi, rác rưởi bị cuốn trôi, thay đổi chế độ dòng chảy và khả năng trữ lượng
nước của đất, đất dễ xói mòn, sạt lở.
1.1.4. Một số thuật ngữ liên quan

Kĩ năng ứng phó với thiên tai là điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con
người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả
năng bị tổn thương do thiên tai và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [5].
Thảm họa là sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng
dân cư hoặc xã hội; gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản,
kinh tế và môi trường mà cộng dồng, xã hội đó không có khả năng chống đỡ
[5]

.
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng

thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc do hoạt động của con người gây
ra [5].
Rủi ro thiên tai là những tổn thất tiềm ẩn về tính mạng, tình trạng sức
khỏe, các hoạt động sinh kế, tài sản và các dịch vụ do thiên tai gây ra cho một
cộng đồng hoặc một xã hội cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định [5].
9


Giảm nhẹ rủi ro thiên tai là giảm thiểu hoặc hạn chế các tác động có
hại của thiên tai [5].
Hiểm họa tự nhiên là quá trình hay hiện tượng tự nhiên có thể gây chết
người, thương tích hoặc các tác động khác tới sức khỏe, gây thiệt hại về tài
sản, sinh kế và các dịch vụ, làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội, hoặc
gây thiệt hại về môi trường [5].
1.2. MÔN ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC
1.2.1. Khái quát môn ĐL ở Tiểu học.
- Môn ĐL đóng một vai trò rất quan trọng trong chương trình Tiểu học
đang hiện hành.
- Tích hợp nội dung thiên tai trong môn ĐL, bản đồ và bảng số liệu được

sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức, giúp HS tự tìm tòi phát hiện ra
kiến thức và rèn luyện kĩ năng phòng, chống và ứng phó với thiên tai.
- Đặc trưng của môn học ĐL đó là tất cả các bài dạy tìm hiểu về yếu tố
tự nhiên hay xã hội đều có các biểu tượng ĐL gắn liền vơi thực tiễn cuộc
sống, tạo cơ hội để lồng ghép nâng cao NT & KN ứng phó với thiên tai cho
HS tiểu học
1.2.2. Mục tiêu chương trình ĐL lớp 4,5
- Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật,
hiện tượng và các mối quan hệ ĐL đơn giản ở Việt Nam, các châu lục và một
số quốc gia trên thế giới [8].
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các kĩ năng quan sát sự vật,
hiện tượng địa lí; thu nhập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau [8].
- Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trính học tập và chọn thông tin
để giải đáp.
- Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng ĐL.
- Nhận biết các hiện tượng tự nhiên, biết được các địa danh, biết được
đặc điểm tình hình diều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế.
- Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, bảng thống
kê, phiều học tập ,… [8]
10


- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
- Góp phần cho học sinh thói quen ham học hỏi, tìm hiểu để biết về ĐL,
quê hương, đất nước [8].
- Có ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử văn hoá. Biết bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên. Biết yêu thiên, con người, quê hương, đất nước [8].
1.2.3. Phương tiện và phương pháp dạy học môn ĐL lớp 4,5.
1.2.3.1 Phương tiện
- Phương tiện trực quan như: tranh, ảnh minh học cho bài dạy, …

- Các mẫu phiếu học tập phù hợp để HS thảo luận trong từng giờ ĐL.
- Các vật thật như: quả địa cầu, các dụng cụ để HS làm thí nghiệm hay
hoạt động nhóm, …
1.2.3.2. Phương pháp
Có nhiều phương pháp dạy học được sử dụng cả trong dạy học trên lớp
và NGLL môn ĐL, nhưng chủ yếu là: Phương pháp hình thành kĩ năng xác
lập mối quan hệ nhân quả; Phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ; Phương
pháp sử dụng bảng số liệu; Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; Phương
pháp sử dụng tranh, ảnh ĐL; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp khảo sát
địa lí địa phương – thực địa.
1.2.4. Cách trình bày sách:
- Bài học ĐL trong SGK bao gồm: Bài viết, kênh hình, kênh chữ, câu
hỏi, yêu cầu các hoạt động học tập và các phương tiện hỗ trợ nhằm tạo điều
kiện cho HS tự học.
- Sắp xếp xen kẽ giữa kênh chữ và kênh hình một cách hợp lí tạo điều
kiện để GV tổ chức cho HS khai thác có hiệu quả kênh hình trong SGK.
- Sách trình bày thoáng, rõ. Tăng cỡ chữ, tăng số lượng kênh hình và
kích thước của bản đồ, lược đồ.
- Cách trình bày một bài học:
Mỗi bài học gồm 3 phần [8]:
 Phần cung cấp kiến thức ( thông tin ) bằng kênh chữ, kênh hình.
 Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập.
11


 Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung.
Qua cách trình bày trên gợi ý cho GV các hình thức tổ chức và phương
pháp dạy học một bài theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
1.3. GIÁO DỤC THIÊN TAI TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.3.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh

- Ở bậc Tiểu học HS phần lớn nằm trong độ tuổi 6 đến 11, với độ tuổi
như vậy các em rất hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng [6].
- Đây là giao đoạn phát triển cả về tâm lý lẫn sinh lý, từng bước làm
quen với cuộc sống xã hội [6].
- Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách
của mỗi em.
- HS tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham hiểu
biết, lòng thương người, lòng vị tha.
- Đây là lứa tuổi đầu tiên đến trường, chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt
động học [6].
- Tri giác phát triển, tư duy logic.
- Trí nhớ trực quan phát triển hơn trí nhớ logic trừu tượng [6].
- Chú ý không chủ định chiếm ưu thế [6].
- Hay tò mò, thích tìm hiểu, thích khám phá do đó việc trang bị hiểu biết,
kĩ năng về phòng, chống và ứng phó với thiên tai giúp HS giảm bớt những rủi
ro trong cuộc sống.
1.3.2. Thực trạng dạy và học môn Địa lí
1.3.2.1 Thực trạng việc dạy
Sau khi khảo sát và tìm hiểu những GV đã nhiều năm công tác cho thấy
trong quá trình giảng dạy gặp không ít khó khăn. Phương pháp dạy học kết
hợp chưa linh hoạt, nhuần nhuyễn, còn lúng túng trong quá trình lên lớp.
Thực tiễn dạy học ĐL ở trường Tiểu học cho thấy:
- GV chủ yếu dạy ĐL theo lối truyền thống một chiều thầy giảng, trò
nghe, nên ít đọng lại kiến thức, chưa gây hứng thú cho HS trong giờ học ĐL.
12


- GV còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các
phương pháp dạy học mới, đặc biệt là việc dạy tích hợp vấn đề thiên tai trong
các giờ ĐL.

- Đa số GV chưa thực sự xem trọng nội dung giáo dục về thiên tai cho
HS tiểu học trong môn ĐL và các môn học khác nên nội dung này hầu như
chưa được triển khai tại các trường tiểu học ở huyện Minh Hóa hoặc có thực
hiện nhưng đang còn mang tính hình thức.
- GV chưa xác định được đúng đặc trưng của môn ĐL, kiến thức về ĐL
chưa nhiều, mỗi tiết lên lớp chỉ cung cấp cho học sinh đủ, đúng kiến thức
trong SGK, ít mở rộng, liên hệ những kiến thức về hiện tại.
- GV chưa thiết lập được mối quan hệ giữa các yếu tố ĐL với nhau, hệ
thống kiến thức không lôgic nên dẫn đến tình trạng HS có thể hiểu ngay
nhưng không biết các sự vật hiện tượng đó có liên quan đến nhau.
- GV còn hạn chế trong việc sử dụng đồ dùng dạy học (bản đồ, lược đồ,
tranh ảnh) trong mỗi giờ lên lớp, nhiều khi còn dạy chay do không có bản đồ,
chưa sử dụng hết tác dụng của bản đồ trong bài dạy nên việc khai thác nội
dung của bài rất khó khăn.
- Một bộ phận GV chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, còn sử
dụng phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp làm cho một số HS nhàm
chán không tích cực trong giờ học ĐL.
- GV chưa tích cực tìm tòi phương pháp lồng ghép nội dung thiên tai
trong việc soạn giáo án và các giờ ĐL trên lớp.
- Vấn đề thiên tai không phải là môn học chính, nên đa số GV chú trọng
nội dung của bài học và quĩ thời gian dành cho việc tích hợp còn ít nên đôi
khi thiếu thời gian GV bỏ qua khâu này.
- Đa số GV chưa được tổ chức tập huấn và cũng chưa có chương trình cụ
thể giáo dục về thiên tai cho GV.
1.3.2.2. Thực trạng việc học
- HS sử dụng bản đồ không thành thạo, đặc biệt nhiều HS chưa biết cách
khai thác nội dung trên bản đồ nên không khai thác được nội dung của bài dẫn
đến ngại học ĐL.
13



- Thực tế hiện nay cho thấy phần lớn các em học môn ĐL và nắm vững
kiến thức ĐL còn hạn chế.
- Trình độ tiếp thu của HS không đồng đều, một bộ phận không nhỏ HS
chưa tự giác trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến chất lượng chưa cao. Một
số HS lười học, chán học không tập trung trong giờ học.
- Sau khi đi sâu vào tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống và
học tập của một số em, tôi thấy: Do các em sinh ra và lớn lên trong gia đình
đông con, trình độ và sự hiểu biết của phụ huynh còn thấp nên khó có thể giúp
con em mình học tốt. Do điều kiện về kinh tế còn thấp, sự hiểu biết về xã hội
còn hạn chế, cha mẹ lo làm ăn từ sớm đến tối nên chưa có điều kiện để lo cho
con em học tập nên phần nào cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
- HS phần lớn ở miền núi nên còn hạn chế trong việc tiếp thu những kiến
thức, còn rụt rè và chưa tự tin để giải quyết và trình bày các vấn đề trong các
giờ học có lồng ghép nội dung giáo dục về thiên tai.
- Địa hình không thuận lợi, giao thông khó khăn, phương tiện truyền
thông còn hạn chế, HS khó tiếp cận với những kiến thức tức thời, những hình
ảnh cụ thể nên việc giáo dục và tuyên truyền kiến thức về thiên tai cho tất cả
các em gặp rất nhiều khó khăn.
1.3.3.Kết quả khảo sát
Khảo sát về mức độ hiểu biết về kiến thức và kĩ năng ứng phó với thiên
tai của HS lớp 5 khi học phân môn ĐL tại trường Tiểu học Yên Hóa. Để biết
được khả năng NT & KN ứng phó với thiên tai thì tôi tiến hành khảo sát 40
HS của khối lớp 5 bằng cách đưa ra hệ thống 7 câu hỏi về kiến thức và kĩ
năng về thiên tai cho HS trả lời.
Qua hệ thống bài tập và câu trả lời của HS thông qua phiếu khảo sát Phụ lục số 1, kết quả chúng tôi thu được là:
Bảng 2: Mức độ nhận thức và kĩ năng ứng phó với thiên tai
của HS lớp 5
Mức độ


Số lượng HS

Tỉ lệ ( % )

Trả lời được 7 câu

5

12,5

Trả lời được 6 câu

10

25

14


Trả lời được 4 – 5 câu

15

37,5

Trả lời được 3 – 4 câu

6

15


Trả lời được 0 – 2 câu

4

10

Từ kết quả thu được cho thấy các câu hỏi về kiến thức, kĩ năng ứng phó
với thiên tai trong phiếu khảo sát đưa ra cho HS trả lời thì chỉ có 12,5 % HS
trả lời được hết tất cả các câu hỏi. Đa số các em trả lời được từ 4 – 5 câu (37,
5 %), 25 % HS trả lời được 6 câu, số HS trả lời tương đối tốt 3 – 4 câu là 15
%, và một số ít học sinh trả lời 0 – 2 câu là 10 %. Qua việc khảo sát trên thì
điều đặt ra là cần có một biện pháp thích hợp để tích hợp giúp cho các em
nâng cao NT & KN ứng phó với thiên tai thông qua môn ĐL.
1.3.4. Vai trò của việc nâng cao NT & KN ứng phó với thiên tai cho
HS Tiểu học.
- Biết sơ lược về tình hình thiên tai, các loại thiên tai phổ biến tại địa
phương.
- Hiểu biết ban đầu về thiên tai, nguyên nhân, hậu quả của thiên tai.
- Giúp HS nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng
chống thiên tai và ứng phó với thiên tai.
- Biết được một số việc làm và biện pháp bảo vệ môi trường đẩy lùi thiên
tai.
- Hình thành và phát triển một số kỷ năng ứng phó với thiên tai trong đời
sống hàng ngày.
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ và
giữ gìn đất nước.

***
Hiện tượng thiên tai có sự tác động gián tiếp hoặc trực tiếp từ con người.

Đặc điểm tâm, sinh lý của HS ở bậc Tiểu học thích khám phá, ham học hỏi,
tìm hiểu xung quanh, tạo cơ hội cho GV lựa chọn phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục về thiên tai trong các giờ ĐL
nhằm tăng hiểu biết và giảm rủi ro thiên tai.
15


Thiên tai ở Việt Nam nói chung và huyện Minh Hóa nói riêng là tác
nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, gia tăng
đói nghèo. Thiên tai được dự báo sẽ xuất hiện và tàn phá ngày càng tồi tệ hơn
do tăng tần suất, biên độ và cường độ các trận bão và lượng mưa, từ đó dẫn
đến các vụ sạt lở đất, ngập lụt và lan tràn dịch bệnh.
Chính vì vậy, giáo dục về thiên tai cho HS tiểu học đóng vai trò hết sức
quan trọng trong hoạt động giáo dục kĩ năng sống của mỗi trường Tiểu học.
Thiên tai có thể chia thành nhiều loại khác nhau nhưng loại phổ biến nhất ở
huyện Minh Hóa là bão và lũ lụt.

CHƯƠNG 2. LỒNG GHÉP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ KHẢ
NĂNG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI TRONG
MÔN ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC.

2.1. KHÁI QUÁT MÔN ĐL Ở TIỂU HỌC.
2.1.1. Chương trình ĐL lớp 4
- SGK hiện hành và SGK mới (theo cộng nghệ VNEN) có nội dung
chính giống nhau:
 Bản đồ và cách sử dụng. Bản đồ địa hình Việt Nam.
 Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du
 Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng ( đồng bằng
Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ).
16



 Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền duyên hải (
dải đồng bằng duyên hải miền Trung ).
 Biển Đông, các đảo, quần đảo.
- Bảng 2 – Phụ lục số 2.
- Chương trình SGK hiện hành chung cho cả 2 tập: kì 1 từ tuần 1 đến
tuần 18 và gồm có 1 chủ đề chính phân bố trong 13 bài và kì 2 từ tuần 19 đến
tuần 35 có 2 chủ đề chính phân bố trong 11 bài. ĐL lớp 4 hiện hành gồm 3
chủ đề với 31 bài ứng với 34 tiết. Trong đó có 24 bài học kiến thức mới, 7 bài
ôn tập và kiểm tra, được phân bố cụ thể như sau:
 Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du gồm
các bài sau: Dãy Hoàng Liên Sơn; Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn; Hoạt
động sản xuất của người dân Hoàng Liên Sơn; Tây Nguyên; Một số dân tộc ở
Tây Nguyên; Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên; Hoạt động
sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (TT); Thành phố Đà Lạt; Đồng bằng
Bắc Bộ; Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ; Hoạt động sản xuất của người dân ở
đồng bằng Bắc Bộ; Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
(TT); Thủ đô Hà Nội.
 Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng bao gồm cả
dải đồng bằng duyên hải miền Trung gồm các bài sau: Đồng bằng Nam Bộ;
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ; Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng
bằng Nam Bộ; Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (TT);
Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Cần Thơ; Dải đồng bằng duyên hải miền
Trung; Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung;
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (TT);
Thành phố Huế; Thành phố Đà Nẵng.
 Vùng biển Việt Nam: Biển, Đảo và quần đảo; Khai thác khoáng sản và
hải sản ở vùng biển Việt Nam.
 Ôn tập và kiểm tra cuối năm : 2 bài


17


- SGK ĐL lớp 4 mới (TLHDH) được chia thành 2 tập tương ứng 2 kì :
tập 1 tương ứng kì 1 từ tuần 1 đến tuần 18 và gồm có 1 nội dung chính phân
bố trong 7 bài và tập 2 tương ứng kì 2 từ tuần 19 đến tuần 35 có 2 nội dung
chính phân bố trong 7 bài. ĐL lớp 4 hiện hành gồm 3 chủ đề với 24 bài ứng
với 34 tiết [2]. Trong đó có 13 bài học kiến thức mới, không có bài ôn tập và 3
bài kiểm tra, được phân bố cụ thể như sau:
 Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du : 7 bài
(kể cả 1 bài kiểm tra) gồm: Dãy Hoàng Liên Sơn; Trung du Bắc Bộ; Tây
Nguyên; Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên; Đồng bằng Bắc
Bộ; Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ; PKT 1: Em đã
học được những gì về thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và
trung du?.
 Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng bao gồm cả
dải đồng bằng duyên hải miền Trung : 7 bài (kể cả 1 bài kiểm tra PKT 2) gồm
các bài như sau: Thủ đô Hà Nội; Đồng bằng Nam Bộ; Hoạt động sản xuất cảu
người dân ở đồng bằng Nam Bộ; Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần
Thơ; Dải đồng bằng duyên hải miền Trung; Thành phố Huế và thành phố Đà
Nẵng; PKT 2: Em đã học được những gì về thiên nhiên và hoạt động của con
người ở miền đồng bằng?
 Vùng biển Việt Nam : 1 bài: Biển, đảo và quần đảo.
 Kiểm tra cuối năm: 1 bài PKT 3: Em đã học được những gì qua phần
ĐL lớp 4?
2.1.2. Chương trình ĐL lớp 5
- SGK hiện hành và SGK mới (theo cộng nghệ VNEN) có 2 nội dung
chính giống nhau:
 ĐL Việt Nam: ĐL tự nhiên, dân cư, kinh tế nhằm giúp cho HS có được

các kiến thức mang tính khái quát về đất nước Việt Nam, đồng thời có một số
kĩ năng, phương pháp tìm hiểu về địa lí một quốc gia, một lãnh thổ cụ thể và
tăng thêm tình yêu quê hương đất nước.
18


 ĐL thế giới: ĐL các châu lục, một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới.
Phần nội dung này giúp HS mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài và giúp
các em biết được một số phương pháp, kĩ năng tìm hiểu ĐL một châu lục.
Tuy nhiên còn có thêm bài học về các đại dương trên thế giới để HS có cái
nhìn tổng thể về bề mặt Trái đất.
- SGK hiện hành không chia thành 2 tập mà chung cả 2 kì : kì 1 từ tuần 1
đến tuần 18 và gồm có 2 nội dung chính phân bố trong 13 bài và kì 2 từ tuần
19 đến tuần 35 có 1 nội dung chính phân bố trong 8 bài. ĐL lớp 5 hiện hành
gồm 3 chủ đề chính với 21 bài và có thêm 2 bài ĐL địa phương ứng với 34
tiết. Trong đó có 21 bài học kiến thức mới, 8 bài ôn tập và kiểm tra, được
phân bố cụ thể như sau:
 ĐL tự nhiên Việt Nam: Việt Nam – đất nước chúng ta; Địa hình và
khoáng sản; Khí hậu; Sông ngòi; Vùng biển nước ta; Đất và rừng; Ôn tập;
 ĐL dân cư và kinh tế Việt Nam: Dân số nước ta; Các dân tộc, sự phân
bố dân cư; Nông nghiệp; Lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp; Công nghiệp
(TT); Giao thông vận tải; Thương mại và du lịch; Ôn tập; Ôn tập HKI; Kiểm
tra định
 ĐL thế giới: Châu Á; Châu Á (TT); Các nước láng giềng của Việt
Nam; Châu Âu; Một số nước ở Châu Âu; Ôn tập; Châu Phi; Châu Phi (TT);
Châu Mĩ; Châu Mĩ (TT); Châu Đại Dương và châu Nam Cực; Các đại dương
trên thế giới;
 ĐL địa phương: 2 tiết.
- Bảng 3 – Phụ lục số 3
- SGK mới (TLHDH) được chia thành 2 tập tương ứng với 2 kì : tập 1

tương ứng kì 1 từ tuần 1 đến tuần 18 và gồm có 2 nội dung chính phân bố
trong 10 bài và tập 2 tương ứng kì 2 từ tuần 19 đến tuần 35 có 1 nội dung
chính phân bố trong 7 bài. ĐL lớp 5 mới gồm 3 chủ đề với bài ứng với 34 tiết
[3]

. Trong đó có 14 bài học kiến thức mới, 3 kiểm tra, được phân bố cụ thể như

sau:
19


×