Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tính bền vững của việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.34 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM QUANG HƢNG

TÍNH BỀN VỮNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM QUANG HƢNG

TÍNH BỀN VỮNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƢƠNG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN

Hà Nội, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám
đốc, các khoa, phòng và các giảng viên trong Học viện Khoa học Xã hội đã
tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn đề tài cho em với tất cả sự quan tâm và lòng nhiệt tình.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến lãnh đạo các Sở, ngành ở tỉnh
Hải Dương, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm tạo điều kiện, chia sẻ
động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý
thầy, cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Tính bền vững của việc xây
dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Quang Tuấn. Các kết
quả, số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Quang Hƣng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍNH
BỀN VỮNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới .............................................. 6
1.2. Các điều kiện bảo đảm xây dựng nông thôn mới bền vững ................... 15
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học kinh nghiệm cho huyện Gia Lộc, tỉnh
Hải Dương trong xây dựng nông thôn mới bền vững. .................................... 19
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƢƠNG ..................24
2.1. Khái quát chung về huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương .............................. 24
2.2. Thực trạng tính bền vững của việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Gia
Lộc, tỉnh Hải Dương ....................................................................................... 32
2.3. Đánh giá chung kết quả đạt được, những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân
trong quá trình xây dựng nông thôn mới bền vững ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải
Dương .............................................................................................................. 47
2.4. Các vấn đề đặt ra về tính bền vững của việc xây dựng nông thôn mới ở
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ..................................................................... 49
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆC XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƢƠNG…63

3.1. Quan điểm về xây dựng nông thôn mới bền vững ............................................63
3.2. Định hướng, mục tiêu nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới
bền vững ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương................................................... 65
3.3. Giải pháp nhằm đảm bảo tính bền vững của việc xây dựng nông thôn mới
ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ................................................................... 66
KẾT LUẬN ................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

NTM

Nông thôn mới

MTQG

Mục tiêu quốc gia


PTBV

Phát triển bền vững

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

GD-ĐT

Giáo dục đào tạo

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVMT

Bảo vệ môi trường


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1


Tình hình dân số và số hộ tham gia sản xuất qua các
năm

30

Bảng 2.2

Thực trạng tiêu chí quy hoạch

36

Bảng 2.3

Thực trạng tiêu chí hạ tầng KT-XH

40

Bảng 2.4

Thực trạng chỉ tiêu các nhân tố kinh tế và tổ chức sản
xuất của huyện Gia Lộc

43

Bảng 2.5

Thực trạng tiêu chí VH-XH của huyện Gia Lộc

45


Bảng 2.6

Thực trạng tiêu chí hệ thống chính trị - an ninh xã hội
huyện Gia Lộc

46

Bảng 2.7

Tổng hợp ý kiến điều tra đề nghị thay đổi một số tiêu
chí xây dựng nông thôn mới năm 2016

50

Bảng 2.8

Ảnh hưởng của trình độ cán bộ địa phương đến nhận
thức về xây dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lộc
năm 2016

56

Biểu đồ 2.1 Ý kiến thay đổi một số tiêu chí xây dựng nông thôn
mới

50

Biểu đồ 2.2 Huy động các nguồn vốn trên địa bàn huyện Gia Lộc


52


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng, đóng góp
không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng
cao đời sống cho nông dân là cơ sở để giữ vững ổn định chính trị - xã hội,
đảm bảo sự phát triển hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải
quyết vấn đề nông dân là những lĩnh vực nhận được sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước. Nghị quyết số 26-NQ/TW "Về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn"tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã chỉ
rõ: " Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước ...". Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nội dung,
nhiệm vụ quan trọng nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, thực hiện chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH
- HĐH) đất nước.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số 491/QĐTTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới” (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010), nhằm thống nhất chỉ
đạo việc xây dựng NTM trên cả nước. Kèm theo đó cũng đã chọn được 11 xã
trong cả nước để thí điểm xây dựng NTM. Qua 5 năm triển khai thực hiện
chương trình xây dựng NTM, có những địa phương đã hoàn thành được mục


1


tiêu xây dựng NTM, còn lại các địa phương, nhất là cấp cơ sở đã bộc lộ nhiều
lúng túng, vướng mắc trong quá trình thực hiện và chỉ đạo thực hiện.
Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương sau 5 năm triển khai thực hiện chương
trình MTQG xây dựng NTM đã trở thành phong trào được cả hệ thống chính
trị và nhân dân địa phương, nhất là người dân ở nông thôn đồng tình ủng hộ,
tích cực tham gia và đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, chương
trình triển khai thực hiện còn chậm so với yêu cầu, một số tiêu chí cũng chưa
thật phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương, một bộ
phận cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức chưa rõ về vị trí, tầm quan
trọng của chương trình cũng như vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng
trong xây dựng NTM, bộ máy chỉ đạo, quản lý chưa hoàn thiện, lãnh đạo các
cấp, nhất là ở cơ sở còn lúng túng, vướng mắc trong chỉ đạo thực hiện....
Để khắc phục dần những hạn chế trên đây, đúc rút những bài học kinh
nghiệm cho chương trình MTQG xây dựng NTM tại địa phương, góp phần
thúc đẩy phát triển quá trình xây dựng NTM cho huyện Gia Lộc nói riêng và
tỉnh Hải Dương nói chung, tôi chọn nghiên cứu vấn đề: "Tính bền vững của
việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương" làm luận văn
Thạc sĩ quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chương trình MTQG về xây dựng NTM được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu. Ở đây, xin được nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng (đồng chủ biên) (2013),
Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam: Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới,
bước đi mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Tập thể tác giả phác thảo những yêu
cầu và nhiệm vụ đặt ra cũng như gợi ý cách triển khai về tổ chức phát triển và
xây dựng NTM như: tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông
thôn; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với thị trường; Vận dụng mô hình sản


2


xuất kinh doanh đa dạng và tổ chức quản lý phù hợp; Khơi dậy nguồn lực
phát triển mới thông qua ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nguồn
nhân lực; Tổ chức nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, từ đó
tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn đi lên.
- Nguyễn Quang Minh (2011) “ Phát triển kinh tế hạ tầng kinh tế nông
thôn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Thanh Hóa
hiện nay” đã trình bày một số cơ sở lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế nông thôn. Phân tích thực trạng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Thanh Hóa thời gian
qua, để thấy được những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải
quyết, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế nông thôn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
Các công trình trên nghiên cứu chủ yếu về thực trạng, giải pháp xây
dựng NTM. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu riêng nào đi sâu phân
tích tính bền vững của việc xây dựng nông thôn mới cụ thể tại huyện Gia Lộc,
tỉnh Hải Dương để đưa ra các giải pháp hoàn thiện về chính sách cho phù hợp
tình hình thực tế để phát triển KT - XH địa phương theo các mục tiêu định
hướng đề ra. Vì vậy, đề tài “Tính bền vững của việc xây dựng nông thôn
mới ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương” sẽ là công trình nghiên cứu có tính
độc lập với mong muốn sẽ đóng góp thêm những giải pháp nhằm thực hiện có
hiệu quả MTQG xây dựng NTM ở huyện Gia Lộc trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng thực hiện xây
dựng nông thôn mới, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của
việc thực hiện NTM, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo

tính bền vững của việc xây dựng NTM.

3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×