Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.91 KB, 104 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGỌC

THI HÀNH ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN
TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGỌC

THI HÀNH ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN
TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM MINH TUYÊN

HÀ NỘI, 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Hà Nôi, tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ HƯƠNG NGỌC


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN, THI HÀNH
ÁN TREO ..................................................................................................................7
1.1. Khái niệm về án treo và thi hành án treo ..........................................................7
1.2. Quy định của pháp luật về thi hành hành án treo ...........................................21
Chương 2. THỰC TIỄN THI HÀNH ÁN TREO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
NINH HIỆN NAY ...................................................................................................37
2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, tình hình án treoở tỉnh Bắc Ninhvà ảnh
hưởng của nó đối với công tác thi hành án treo .....................................................37
2.2 Thực trạng thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ..................................40
Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH
ÁN TREO TẠI TỈNH BẮC NINH ........................................................................58
3.1. Quan điểm chỉ đạo thực hiện pháp luật thi hành án treo ................................58
3.2. Giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực hiện pháp luật thi hành án treo ................63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................81
PHỤ LỤC .................................................................................................................87


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật hìnhsự

ĐKTT

Điều kiện thử thách

HĐXX

Hội đồng xétxử

LTHAHS

Luật thi hành án hình sự

UBND

Ủy bannhândân

TAND

Tòa ánnhândân


TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TGTT

Thời gian thử thách


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1. Diễn biến bị cáo cho hưởng án treo từ năm 2012 đến năm 2016 .........44


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Công tác thi hành án treo là một mảng cấu thành của công tác thi hành án
hình sự, việc thực hiện tốt công tác này là một trong những hoạt động nhằm thực
hiện nguyên tắc pháp chế XHCN đó là bản án và quyết định của Tòa án khi đã có
hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi
công dân tôn trọng. Để đảm bảo hoạt động cho công tác thi hành án treo pháp luật
quy định có nhiều cơ quan chức năng, nhiều tổ chức chính trị, xã hội cùng phối hợp
thực hiện như Tòa án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân; Công an; Tư pháp; UBND
cấp xã; cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo cư trú, làm việc cũng như
gia đình của người phải thi hành án cùng phối hợp thực hiện.
Làm tốt công tác thi hành án treo sẽ thể hiện được tính nghiêm khắc của
pháp luật Nhà nước ta đối với những người phạm tội, nhưng cũng có tác dụng
khuyến khích, tạo điều kiện cho người bị kết án tự giác cải tạo, tu dưỡng bản thân
để trở thành người có ích cho xã hội và việc cải tạo đó được đặt dưới sự giám sát
của các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Như vậy thi hành án treo
chính là việc xã hội hóa quá trình cải tạo, giáo dục đối với người phạm tội bị xử

phạt tù nhưng được Tòa án cho miễn chấp hành hình phạt có điều kiện. Việc thi
hành án treo sẽ giảm được các chi phí tốn kém của Nhà nước so với việc cải tạo,
giáo dục tội phạm bằng cách tập chung nhưng vẫn đảm bảo việc nâng cao ý thức,
trách nhiệm của người dân trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa các hành
vi vi phạm pháp luật.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách cùng các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong
công tác thi hành án treo như Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993 (đã được sửa
đổi bổ sung một số điều năm 2007); Nghị định số 61/2000/NĐ- CP ngày 30 tháng
10 năm 2000 quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo; và Luật thi
hành án hình sự được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa
XII đã thông qua đượcngày 17 tháng 6 năm 2010 tại kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, khi đi vào thực tiễn, những văn bản trên đã

1


phát huy tác dụng tích cực và có hiệu quả trong công tác thi hành án hình sự nói
chung cũng như công tác thi hành án treo nói riêng.
Thực tiễn công tác thi hành án treo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong năm vừa
qua đã đạt được những kết quả quan trọng, các bản án xét xử bị cáo nhưng cho
hưởng án treo khi có hiệu lực pháp luật đều được ra quyết định thi hành án và tổ
chức thi hành quyết định đó một cách nhanh chóng, đúng thời hạn quy định của
pháp luật. Theo thống kê trong năm qua toàn ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh
đã ra quyết định thi hành án treo đối với 2530 trường hợp. Việc thi hành án treo đều
được mở sổ thụ lý để theo dõi đầy đủ, hồ sơ thi hành án được lập một cách khoa
học, quyết định thi hành án treo đều được Tòa án gửi cho các cá nhân, cơ quan liên
quan nhanh chóng, đúng thời hạn do pháp luật quy định. Quá trình xét giảm thời
gian thử thách cho người phải chấp hành án treo đã được tiến hành thường xuyên,
đúng quy định của pháp luật và có những tiến bộ rõ rệt. Qua công tác thi hành án

treo đã góp phần giữ vững kỷ cương, lòng tin của quần chúng nhân dân đối với
pháp luật cũng như sự ổn định trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian qua công tác thi hành án
treo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Thực
tế cho thấy Công tác thi hành án treo tại các đơn vị trong ngành Tòa án mới chỉ
quan tâm về mặt thủ tục ra các quyết định, vào sổ sách…, mà chưa quan tâm thực
sự đến quá trình thi hành án của các đối tượng. Việc thi hành án treo tuy đã được
Tòa án ra quyết định và đã được giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị án cư trú, làm việc tổ chức việc thực hiện, nhưng nhìn
chung quá trình theo dõi, giám sát, giáo dục các bị án còn chưa được quan tâm đúng
mức còn nhiều bất cập, sơ hở, thiếu sót. Sự phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan,
tổ chức trong hoạt động thi hành án treo còn chưa được chú trọng dẫn đến trường
hợp đối tượng phải chấp hành án đi đâu, làm gì trong thời gian dài mà các cơ quan,
tổ chức được giao giám sát, giáo dục cũng không rõ, quá trình chấp hành án ra sao
chưa được báo cáo đầy đủ cho cơ quan đã ra quyết định thi hành án là Tòa án được
biết. Việc lập hồ sơ làm thủ tục rút ngắn thời gian thử thách cho người phải chấp
hành án còn lúng túng, chưa đáp ứng được các điều kiện đặt ra.

2


Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Thi hành án treo từ thực tiễn
tỉnh Bắc Ninh” để nghiên cứu viết luận văn thạc sĩ luật học của mình, bởi đây bởi
đây là đề tài rất cấp thiết có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực hiện pháp luật là một nội dung quan trọng của Luật Hình sự và tố tụng
hình sự, luật thi hành án được các nhà khoa học pháp lý, các cơ quan thực thi pháp
luật nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Riêng thực hiện pháp luật thi hành
án đối với người được hưởng án treo mang đậm tính nhân đạo Xã hội chủ nghĩa
mà Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng và là một vấn đề khá nhạy cảm, mang

tính cấp thiết nên đã có một số công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này ở những
khía cạnh nhất định mà tác giả đã tìm hiểu nghiên cứu:
Thứ nhất, về sách và các bài viết đăng trên báo, tạpchí:
- Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam. Sách xuất bản năm 2007,
tác giả Lê văn Luật.
- Một số suy nghĩ về Nghị định 61/2000/NĐ-CP về thi hành hình phạt tù
cho hưởng án treo, Tạp chí Toà án nhân dân, số 3/2001.
- Bàn về án treo từ góc nhìn so sánh, Trịnh Quốc Toản,Tạp chí khoa học và
Tổ Quốc số 22/2004 ngày20/11/2004.
- Án treo và thực tiễn áp dụng, tạp chí Toà án nhân dân, số05/1996.
- Chế định án treo và mô hình lý luận của nó trong luật hình sự Việt Nam,
tạp chí Toà án nhân dân, số02/2005.
- Một số suy nghĩ về chế định án treo, tạp chí Toà án nhân dân số 01/1991.
Nguyễn KhắcCông
- Sự cần thiết của việc áp dụng án treo đối với người phạm tội, tạp chí Toà
án nhân dân,số 6/1994. Lê Văn Dũng.
- Nhân thân người phạm tội và việc áp dụng biện pháp án treo theo điều 44
Bộ luật Hình sự, tạp chí Toà án nhân dân số6/1990.
- Một số vần đề thi hành án hình sự, sách của tác giả Trần QuangTiệp.
- Dự thảo Bộ luật thi hành án.
- Pháp luật thi hành án Việt Nam- những vấn đề lý luận và thực tiễn [72].
Thứ hai, về đề tài khoahọc:

3


Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm về công tác
quản lý, giáo dục người phải thi hành án phạt tù cho hưởng án treo tại Uỷ ban
nhân dân cấp xã của Tỉnh Vĩnh Phúc- Đề tài khoa học của Viện Kiểm sát nhân dân
Tỉnh Vĩnh Phúc- chủ nhiệm Nguyễn HuyPhượng.

Các công trình nghiên cứu và các bài viết trên chủ yếu phân tích và bình
luận về chế định án treo, cải tạo không giam giữ, hoặc có đề tài không dừng lại ở
phần lý luận mà còn đánh giá thực trạng về thi hành án hình sự đối với người được
hưởng án treo ở địa phương mình, song chưa có công trình nào nghiên cứu dưới
góc độ lý luận và thực trạng về thực hiện pháp luật, lý giải các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng thực hiện pháp luật, các biện pháp, giải pháp đảm bảo thực hiện
pháp luật thi hành án đối với người được hưởng án treo nói chung và ở tỉnh Bắc
Ninh nói riêng.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu, các bài
viết, đồng thời bằng kinh nghiệm thực tiễn và vốn hiểu biết của mình, học viên
trình bày trong luận văn cơ sở lý luận, nội dung thực hiện pháp luật thi hành án
hình sự đối với người được hưởng án treo, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật ở
địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đưa ra nhóm giải pháp đảm bảo hiệu lực các văn bản pháp
luật đã ban hành trong lĩnh vực thi hành án đối với người được hưởng án treo, đáp
ứng vấn đề cấp bách của thực tiễn công tác thi hành án đối với người được hưởng
án treo ở địa phươngmình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mụcđích
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật thi hành án treo,
đánh giá thực trạng công tác thi hành án treo qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra
nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong tác này, đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo
phát huy hiệu quả công tác thi hành án treo ở Tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ các khái niệm về thi hành án, khái niệm án treo, trình tự
thủ tục thi hành án, quyền và nghĩa vụ của người bị kết án, quyền và trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức có liên quan đối với người bị kếtán.

4



Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×