Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức chăm sóc răng miệng ở NCT tại bệnh viện chợ rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.33 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỀU DƯỠNG- KỸ THUẬT Y HỌC

BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KIẾN THỨC CHĂM SÓC RĂNG
MIỆNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

GVHD: TH.S Nguyễn Thị Ngọc Phương
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
-

NCT: Người cao tuổi


2

MỤC LỤC


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay dân số già của thế giới đang gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê của Liên
Hợp Quốc, cả thế giới có 600 triệu người cao tuổi (NCT) vào năm 2000. Ở các nước


phát triển thì cứ 6 người dân có 1 người trên 65 tuổi.Theo thống kê cho thấy số NCT ở
các nước đang phát triển sẽ tăng gấp đôi trong vòng 25 năm tới và đạt 850 triệu người
vào năm 2025, chiếm 12% tổng dân số các nước và đến năm 2050 NCT sẽ tăng lên 2 tỷ
người (Đỗ Hồng Liên, 2010, p. 1). Tại Việt Nam, trước mắt thì xu hướng già hóa dân
số cũng sẽ diễn ra nhanh. Theo điều tra Biến động Dân số–KHHGĐ năm 2010, NCT ở
nước ta tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2010, tổng dân số Việt Nam là
86,75 triệu người, trong đó NCT là 8,15 triệu người, chiếm 9,4% dân số. Trong 8,15
triệu NCT có 3,98 triệu người từ 60-69 tuổi (4,51% DS), 2,79 triệu người 70-79 tuổi
(3,22% DS), 1,17 triệu người trên 80 tuổi (1,93% DS) và khoảng 9.380 người trên 100
tuổi (Mai Hương, 2009).Sự già hóa dân số tác động nhiều đến mọi khía cạnh của cá
nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế.Ngoài ra sự già hóa dân số còn tác động đến mọi
mặt đời sống của con người, xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý và tình thần.Với
sự gia tăng nhanh chóng tuổi thọ dân số thế giới và Việt Nam thì vấn đề chăm sóc NCT
trở thành vấn đề thiết yếu trong xã hội (Phạm Thắng, 2007).
Ở NCT,sức khỏe yếu dần, hệ thống miễn dịch và nhiều chức năng của cơ thể bị suy
giảm.Nên khi tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh và bệnh mạn tính cũng thường hay bị
tái phát (Mai Hương, 2009).Trong số đó thì họ thường dễ mắc các bệnh ảnh hưởng đến
vùng miệng vì thế sức khỏe răng miệng rất quan trọng đối với họ (Phạm Thắng, 2007).
Theo điều tra răng miệng toàn quốc năm 2000 của Bộ Y tế, tỉ lệ sâu răng ở lứa tuổi 12
là 55, 9%, tuổi 15 là 60,3%, 35 đến 44 là 79% và trên 45 tuổi 89,7%. Qua số liệu cho ta
thấy, tuổi càng tăng thì tỉ lệ bệnh răng miệng càng tăng dần (Đại học y Hà Nội,
2012).Tổn thương răng miệng ảnh hưởng lớn đến dinh dưỡng, sức đề kháng và chất
lượng cuộc sống của họ. Mà những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến thực thể và tinh
thần. Ngoài ra tổn thương răng miệng còn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh
xâm nhập vào máu hay cơ quan hô hấp gây bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng (Bùi


4

Hữu Thời, 2012).

Việt Nam là một trong vài nước có tỷ lệ người mắc bệnh sâu răng và viêm quanh răng
cao nhất thế giới.Nhưng việc chăm sóc răng miệng lại ít được quan tâm, nhất là NCT
(Mai Hương, 2009). Theo 1 nghiên cứu tại Hà Nội về tình trạng, nhu cầu chăm sóc sức
khỏe răng miệng và đánh giá kết quả 2 năm thực hiện nội dung chăm sóc răng miệng
ban đầu cho thấy có 79,1% đến 80,8% NCT không hiểu biết về bệnh răng miệng. NCT
bị bệnh răng miệng điều trị tại nhà là 73,3%. NCT không đi khám định kỳ là 99,3%.
NCT chưa bao giờ đi khám răng là 51,9%. Và 45,5% NCT không chải răng (Phạm Văn
Việt, 2004, p. 143). Một nghiên cứu khác ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy thói quen
chải răng 1 lần trong ngày (12%) nhưng vẫn còn một số ít chưa bao giờ chải răng (1%),
thói quen chải răng ngang kết hợp chải dọc (38%), vẫn còn thói quen chải không theo
kiểu nào (18%). Khảo sát cho thấy 79% người dân dùng bàn chải răng rất thường
xuyên, 20% dùng tăm tre, 5% dùng chỉ tơ nha khoa và ít người dùng than hay vỏ cau.
Thói quen sử dụng thức ăn, thức uống: 23% người dùng trái cây tươi vài lần trong tuần.
Hơn 50% người ít khi dùng bánh ngọt, nước ngọt,33% dùng trên vài lần/ngày.Nghiên
cứu nà cũng cho thấy số người không đi khám răng định kỳ trong 1năm chiếm tỷ lệ
39%, đây là 1 tỷ lệ khá cao. Có một tỷ lệ dùng chỉ tơ nha khoa rất thường xuỵên: viên
chức kỹ thuật (24%), công nhân viên chức (11%), kinh doanh (7%), thường xuyên sử
dụng tăm tre thì nhóm công nhân lao động chiếm tỷ lệ cao (35%). Tỷ lệ người dân
không đi khám răng trong năm cao nhất thuộc về nhóm người già yếu- nội trợ- thất
nghiệp (40%) và nhóm kinh doanh (48%). Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến nhận
thức thay bàn chải răng: 2 đến 3 tháng thay bàn chải 1 lần ở người có trình độ đại học
(49%), kế đến trung học (44%) (Ngô Thị Mỹ Hòa và Ngô Đồng Khánh, 2009). Qua đó
có thể thấy kiến thức về chăm sóc răng miệng của mọi người là chưa cao. Bên cạnh đó,
trên thế giới và Việt Nam các nghiên cứu khảo sát các bệnh về răng ở NCT rất ít. Xuất
phát từ những điều trên, đề tài “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức chăm
sóc răng miệng ở NCT tại Bệnh Viện Chợ Rẫy”. Nhằm mục đích tìm ra được các
yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức chăm sóc răng miệng ở NCT tại bệnh viện trong quá
trình điều trị của các bệnh nhân và góp phần đóng góp thêm tài liệu để phục vụ cho các



5

nghiên cứu có liên quan sau này.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới kiến thức chăm sóc răng miệng của NCT khi nằm
viện?
MỤC TIÊU


Mục tiêu tổng quát:
-

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức chăm sóc răng miệng của
NCT tại bệnh viện Chợ Rẫy.



Mục tiêu cụ thể:
-

Khảo sát kiến thức vệ sinh răng miệng của NCT.

-

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức chăm sóc răng miệng ở
NCT khi nằm viện.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Định nghĩa


Vệ sinh răng miệng là những phương pháp nhằm đem lại sự sạch sẽ và khỏe mạnh
cho môi trường miệng, giúp giữ gìn và tái lập sức khỏe răng miệng. Cụ thể là ngăn
chặn sự tích tụ mảng bám vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn trên bề mặt nướu và răng,
kích thích làm nướu săn chắc, tăng sừng hóa, tăng tuần hoàn nướu, ngăn ngừa những
bệnh răng miệng. Mục đích của việc chăm sóc răng miệng nhằm mục đích tăng cường
sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Các phương pháp chăm sóc răng miệng cơ
bản là chải răng, súc miệng và dùng chỉ nha khoa.
2. Tình hình chăm sóc răng miệng tại Việt Nam.

Theo thống kê của bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương năm 2011, trên 90%
người dân Việt Nam có vấn đề về sức khỏe răng miệng tập trung ở các bệnh như sâu
răng, viêm nướu (viêm quanh răng), 75% dân số bị sâu răng vĩnh viễn. (Răng Hàm


6

Mặt, 2013). Các thống kê mới nhất cho thấy, bệnh mắc nhiều nhất là sâu răng, viêm
nướu. Có đến 75% dân số bị sâu răng vĩnh viễn. Lượng người lớn có bệnh quanh răng
là 93% - 98%. (Thiên Chương, 2013). Hầu hết mọi người tìm đến phòng khám đều đã
ở tình trạng nặng như đau nhức, viêm mủ. Các điều tra mới đây cho thấy, 55% người
dân không kiểm tra sức khỏe răng miệng và không có kiến thức chăm sóc răng miệng.
(Thiên Chương, 2013). NCT, nhất là ở vùng nông thôn hay miền núi, thường ít quan
tâm tới việc chăm sóc răng miệng. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Việt tại Hà Nội cho
kết quả 90% NCT trong diện nghiên cứu không hiểu biết hay chỉ hiểu biết một phần về
vai trò, chức năng răng miệng, cũng như về bệnh sâu răng, bệnh quanh răng, và theo
kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000 trên 999 người 45 tuổi trở
lên thì có tới 55% chưa đi khám răng miệng lần nào. (Đại học Y Hà Nội, 2012).
3. Tình hình kiến thức về sức khỏe và chăm sóc răng miêng ở Người cao tuổi trên
thế giới
"Sức khỏe" phụ thuộc vào sự hiểu biết của cá nhân trong những yếu tố ảnh hưởng

đến nó và ứng dụng của chúng tôi để sử dụng "kiến thức" trong việc phòng ngừa và
điều trị bệnh. Khả năng sử dụng kiến thức để tăng cường sức khỏe phụ thuộc vào cập
nhật của chúng tôi để nâng cao nhận thức của thông tin y tế đáng tin cậy ( Pakenham Walsh , 2002). Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy nhận thức về sức khỏe trong cộng
đồng người Trung Quốc lớn tuổi dao động từ 40,14 % đến 73% (Tian MM, Chen YC,
Zhao R , 2011). Ở nông thôn, hầu hết người trưởng thành bao gồm những người cao
tuổi ( tuổi thọ trung bình là 61.34 tuổi), và chỉ có khoảng 25% những người có kiến
thức sức khỏe dồi dào, bao gồm cả kiến thức về chăm sóc răng miệng (Tian MM, Chen
YC, Zhao R, 2011) Hiện nay, nhiệm vụ chính của nhân viên y tế cộng đồng vẫn tập
trung vào nâng cao kiến thức về sức khỏe ở người cao tuổi .
Để cải thiện hành vi sức khỏe của người cao tuổi, nâng cao kiến thức sức khỏe của
họ, tăng sự tự tin của họ trong việc duy trì sức khỏe của họ và tăng cường môi trường
xã hội của họ rất quan trọng (Tian BC, 2006). Nhiều nghiên cứu can thiệp của các
thành viên gia đình người cao tuổi đã chỉ ra rằng thúc đẩy kiến thức sức khỏe giữa các


7

thành viên gia đình ảnh hưởng tích cực đến kiến thức sức khỏe và phục hồi chức năng
bệnh ở người cao tuổi. Giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức y tế, và phát huy tác
dụng tích cực của một lối sống lành mạnh là chìa khóa để cải thiện hành vi sức khỏe
của người cao tuổi Trung Quốc (Cui Y, Guo MX, 2006).
Hầu hết các nghiên cứu cộng đồng về kiến thức sức khỏe của người cao tuổi đã vậy,
đến nay tập trung vào các đặc điểm của người già. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành
viên gia đình, đặc biệt là giữa người già và trẻ em đang sống với họ, đã không được
xem xét. Ngoài ra, một số câu hỏi khảo sát về kiến thức sức khỏe của người cao tuổi
tham gia chỉ có một số khía cạnh của hành vi sức khỏe (Zhang Q, Li NX , 2007). Một
số nghiên cứu đã xác minh rằng tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn , việc làm trước
đây, vị trí của nơi cư trú , và lịch sử của các bệnh mãn tính ảnh hưởng đáng kể kiến
thức sức khỏe của người cao tuổi (Huang WD, Sun PH, 2010). Nhìn chung, nghiên cứu
can thiệp trên thanh thiếu niên sống tại Vương quốc Anh và gia đình của trẻ em của

người cao tuổi đã xác nhận rằng giáo dục sức khỏe cho các thành viên chính của gia
đình ảnh hưởng tích cực đến hành vi sức khỏe của các nhóm mục tiêu , đó là bệnh nhân
chúng tôi tăng cường định nghĩa về hành vi sức khỏe , đánh giá toàn diện mức độ và
các yếu tố của kiến thức hành vi sức khỏe ở người cao tuổi , và phân tích các yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến kiến thức hành vi sức khỏe của NCT (Murphy HR, Wadham
C, Hassler-Hurst J, Rayman G, Skinner TC, 2012).
Ở Việt Nam, rất khó tìm thấy nghiên cứu lớn nhỏ nào liên quan tới tình hình kiến
thức chăm sóc sức khỏe đặc biệt liên quan tới vấn đề vệ sinh răng miệng ở NCT.

4. Kiến thức vệ sinh răng miệng
4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng tốt thể hiện bằng miệng trông khỏe mạnh và không có mùi
hôi. Điều ngày có nghĩa là: răng của bạn được sạch sẽ và không vướng vụn thức ăn,
nướu có màu hồng và không tổn thương hoặc chảy máu khi bạn chải răng hay khi dùng
chỉ nha khoa.


8
4.2. Phương pháp để vệ sinh răng miệng tốt
4.2.1. Kiến thức chung về vệ sinh răng miệng

Ngày trước, các nha sĩ khuyên nên chải răng ngay sau bữa ăn. Nhưng các
nghiên cứu sau này chứng tỏ mảng bám chỉ gây hại cho răng và nướu khi chúng trưởng
thành sau một thời gian nhất định nào đó. Các nghiên cứu cho thấy nếu đánh răng đúng
phương pháp và sạch mảng bám thì tình trạng bệnh nha chu giữa 2 nhóm người (nhóm
chải 1 lần mỗi ngày và nhóm chải răng sau khi ăn) không có gì khác nhau. Điều quan
trọng là làm sao cho mọi người biết cách chải răng sạch mảng bám và đúng phương
pháp. Đây là phương pháp dễ thực hiện thì vì có thể chải sạch mảng bám.(Bệnh viện
thẩm mỹ, 2012).

Cách chọn bàn chải đánh răng
Một chiếc bàn chải kiểu dáng đơn giản, thon nhỏ và lông bàn chải phải

4.2.2.

mềm được làm bằng nilon cứng thì được khuyên dùng, vì lông bàn chải được làm từ
chất liệu nilon cứng sẽ tốt hơn lông bàn chải làm từ sợi tự nhiên hơn nữa chúng hợp vệ
sinh, ít gây tổn thương cho răng và nướu khi chải và bảo quản tốt hơn. Một bàn chải
với đầu chải ngắn khoảng 2.5 cm là lý tưởng cho một người trưởng thành. Hầu hết các
phần mảng bám, thức ăn thừa đọng lại ở răng là do bề mặt lưỡi áp vào phần trong răng
gây nên, vì thế bàn chải có đầu ngắn và lông bàn chải mềm sẽ chải sâu bên trong
những vùng này. Lông bàn chải mềm sẽ loại bỏ những mảng bám còn lại ở răng sau khi
ăn mà không làm tổn thương đến răng và nướu. Đồng thời chúng ta cũng nên thường
xuyên thay bàn chải mới theo định kỳ ba tháng một lần hoặc thay bàn chải khi lông bàn
chải bị tòe ra.
4.2.3. Cách chải răng
Chải răng theo kiểu kéo ngang tới lui như kéo đàn là một thói quen trước
đây thường dùng nhưng ngày nay nó được chứng minh là hư răng một cách nhanh
chóng vì làm như vậy sẽ làm răng dễ bị mòn cổ răng, hư nướu và không sạch. Mà
ngược lại chúng ta cần chải răng bằng cách chuyển động bàn chải theo chiều lên xuống
theo hướng răng mọc hoặc đánh xoay tròn để làm sạch răng và giành khoảng 4 phút để
chải sạch hai hàm răng: hai phút cho các răng hàm trên và hai phút cho các răng hàm
dưới. Để có thể đánh sạch các mảng bám chúng ta nên chia hai hàm răng thành sáu
phần hàm, phía trước gồm các răng cửa và răng nanh. Bên phải và bên trái từ răng tiền


9

hàm trở vô trong các răng hàm. Mỗi phần hàm có 3 mặt để chải đó là: mặt ngoài hay
mặt môi, mặt trong hay mặt lưỡi, mặt nhai. Mỗi phần hàm chải tới lui hay lên xuống 15

lần để bảo đảm cho răng được sạch.Với mặt ngoài của răng, tuyệt đối không được chải
theo chiều ngang mà phải chải theo chiều đứng, chải phất từ dưới lên trên và từ trên
xuống dưới, hoặc chải xoay để giảm bớt lực chải. Vì nếu chải theo chiều ngang các
răng sẽ bị mòn khuyết vùng cổ răng, nơi không có men răng che chở. Chải ngang và
thẳng góc sẽ tạo nên một lực ma sát lớn ở ngay vùng cổ răng của các răng từ răng nanh
đến răng hàm phía trong. Bàn chải dù có mềm nhưng với thời gian kéo dài, lâu năm nó
cũng như một lưỡi cưa để mài mòn cổ răng (Trương Lam Sơn, 2013). Nói chung, để
răng luôn chắc khỏe, sạch và đẹp chúng ta cần chải răng đúng cách theo các bước sau:

1) Chải mặt ngoài của các răng bằng cách đặt bàn chải nghiêng một góc 45○ hướng

về phía đường viền nướu. Rung nhẹ bàn chải với biên độ ngắn rồi chải từ nướu
cho đến bờ cắn như hình 1.
2) Chải mặt trong của các răng với các động tác giống chải mặt ngoài như hình 2.
3) Chải mặt nhai của các răng bằng cách cầm bàn chải ngang và đánh qua lại như
hình 3.
4) Còn mặt trong của các răng phía trước, chúng ta nghiêng bàn chải hơi đứng và
dùng đầu bàn chải đánh nhẹ lên xuống theo chiều răng mọc như hình 4.
5) Chà lưỡi như hình 5 bằng động tác quét theo chiều từ trong ra ngoài để lấy ra
các mảnh thức ăn còn dính và làm cho hơi thở khỏi bị hôi (Nha khoa, 2011).
4.2.4.

Cách dùng chỉ tơ nha khoa


10

Thực ra, bàn chải đánh răng không thể làm sạch hết được các kẽ răng mặc
dù chúng ta có chăm chỉ đánh răng ngay sau khi ăn uống nhưng vẫn còn nhiều chất bẩn
vẫn bám ở các kẽ răng, cổ răng những nơi mà lông của bàn chải đánh răng không thể

chạm tới. Và chỉ nha khoa là phương thức tốt nhất để làm sạch những khu vực khó tiếp
cận đó. Nếu dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ giúp chúng ta loại trừ mảng bám và
những mẩu thức ăn ở những nơi mà bàn chải không thể chải đến được nhằm hạn chế
tối đa các mảng bám hình thành lâu ngày gây sâu răng và các bệnh về nướu. Vì vậy
bạn nên tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày, ít nhất là 2 lần trong ngày. Để
đạt được lợi ích lớn nhất khi dùng chỉ nha khoa, chúng ta cần tuân thủ theo những bước
sau:

1) Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 45 cm và cuốn chung quanh hai ngón tay

giữa (cuốn nhiều hơn ở một ngón tay), để lại một đoạn ở giữa khoảng 4 cm như
hình 1.
2) Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ sợi chỉ và nhẹ nhàng đưa vào kẽ răng, cẩn

thận không đẩy xuống nướu như hình 2.
3) Áp sợi chỉ vào từng mặt bên của răng giống hình chữ V và nhẹ nhàng lướt nó
lên xuống nhiều lần đối với mỗi mặt bên răng, bao gồm cả phía dưới đường viền
nướu, nới chỉ bên ngón tay đã cuốn nhiều và cuốn để có đoạn chỉ mới dùng cho
kẽ răng khác như hình 3.(Nha khoa 212, 2013).
Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng chỉ tơ nha khoa: chảy một ít máu ở vùng
nướu. Đây là hiện tượng bình thường, nhất là trong trường hợp không sử dụng chỉ
thường xuyên.Khi dùng chỉ mỗi ngày, hiện tượng chảy máu sẽ ít đi và biến mất sau
một thời gian. Việc dùng chỉ tơ nha khoa phải được thực hiện cả nướu và từng răng của
cả hàm trên lẫn hàm dưới. Đặc biệt là các mặt xa của răng hàm trong cùng vì nơi này


11

thường bị bỏ sót khi chải răng, vì vậy tập thói quen mang theo chỉ tơ trong túi xách
hoặc để trong ngăn tủ văn phòng để có thể sử dụng là cần thiết. (Tiến sĩ Ngô Đồng

Khanh, 2007).
4.2.5.

Cách vệ sinh niêm mạc nướu
Súc miệng bằng nước súc miệng được khuyên dùng để làm sạch các niêm

mạc nướu cũng như giữ cho hơi thở thơm tho cả ngày. Thông thường chúng ta nên giữ
nước súc miệng trong miệng khoảng 20 – 30 giây vì đây là thời gian cần thiết để các
hoạt chất phát huy tác dụng, không nên ngậm quá nhanh cũng như quá lâu vì nếu ngậm
quá nhanh thì các chất kháng khuẩn chưa kịp diệt khuẩn, còn nếu quá lâu thì nước súc
miệng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho niêm mạc miệng vốn mỏng manh. Không pha
loãng nước súc miệng nếu không có hướng dẫn, vì phần lớn các nước súc miệng hiện
nay đều được chế để dùng ngay. Nên nếu không có hướng dẫn gì thêm thì các bạn
không nên tự ý pha thêm nước sẽ làm cho nồng độ hoạt chất bị loãng và không đủ sức
để diệt khuẩn, hay quá lạm dụng nước súc miệng, không dùng quá ba lần trong ngày.
Mặc dù nước súc miệng đem lại cảm giác thoải mái cho người dùng nhưng nếu quá
lạm dụng sẽ gây khô miệng do nồng độ cồn trong loại chế phẩm này khá cao, lâu ngày
có thể dẫn đến hôi miệng. Và đặc biệt, tuyệt đối không dùng nước súc miệng thay thế
cho kem đánh răng. Tuy nước súc miệng sử dụng đơn giản và thuận tiện nhưng không
thể thay thế cho kem đánh răng vì sản phẩm này chỉ chứa các hoạt chất sát khuẩn nhẹ.
Để đạt hiệu quả cao thì tốt nhất chúng ta nên đánh răng trước khi sử dụng nước súc
miệng và không ăn hay uống gì ngay sau khi dùng nước súc miệng, vì sẽ làm các hoạt
chất trong nước súc miệng mất tác dụng, bị cuốn theo tuyến nước bọt, tốt nhất là nên
đợi 30 phút sau khi sử dụng nước súc miệng. (Nha khoa HappySmilesLand, 2011).
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh răng miệng
4.3.1. Chế độ ăn

Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến răng, miệng. Trong đó những thực phẩm
không khuyên dùng: đường, sô-đa, cà phê, trà, rượu…Vì đường ảnh hưởng rất mạnh
đến răng, gây sâu răng nhanh chóng. Nước sô- đa cũng nên hạn chế uống chứa nhiều



12

đường và axit. Cà phê, trà và rượu là những thức uống dễ làm răng bị xỉn màu nhất nên
chúng ta cũng hạn chế tối đa. Thực phẩm khuyên dùng là các sản phẩm được làm từ
bơ, sữa vì trong bơ, sữa có chứa nhiều canxi sẽ làm giảm tác hại của axit và bảo vệ
răng tốt hơn. Ngoài ra, các loại rau và trái cây tươi cũng là nguồn cung cấp vitamin cho
cơ thể nói chung và cho răng, nướu nói riêng. Đặc biệt là cần tây, khoai lang rất tốt cho
việc làm sạch răng và bảo vệ men răng. Ớt chuông không chỉ là một thực phẩm ngon
miệng mà chúng còn có chứa vitamin A làm thúc đẩy quá trình phát triển của nướu.
(Nha khoa quốc tế Việt Đức, 2013).
4.3.2. Khám kiểm tra răng định kỳ
Chúng ta nên thường xuyên kiểm tra răng 6 tháng/lần để phát hiện sớm các
bệnh lý về răng miệng nếu có. Đặc biệt là ở NCT, dù còn răng hay mất răng cũng nên
đi khám răng định kỳ. Vì răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hóa, nếu không được
chăm sóc đúng và tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Đặc biệt, các bệnh về nướu
của NCT có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới kiến thức răng miệng
5.1. Tuổi
Tuổi càng cao tỉ lệ sâu răng và số răng sâu trung bình của mỗi cá thể càng tăng:
tăng từ 25,4% và số răng sâu trung bình là 0,48(6-8 tuổi) đến 64,1 % và 2,05(12-14
tuổi) tới 89,7% và 8,93( trên 15 tuổi). Về kiến thức: sự hiểu biết của mỗi người thường
khác nhau và thường bắt nguồn từ kinh nghiệm, vốn sống hoặc của người khác truyền
lại. hiểu biết nhiều khi không tương dồng với kiến thức mà chúng ta có thể tiếp thu
thông qua những thộng tin mà thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, sách vỡ, báo chí cung cấp.
hiểu biết rất khó thay đổi khi hiểu biết là sai và trở thành định kiến.
Về những kiến thức nha khoa của học sinh tiểu học, ta nhận thấy rằng điểm
xuất phát của các em gần như bằng không bởi các em còn quá nhỏ để có những kinh
nghiệm. (Nguyễn Ngọc Nghĩa, 2013).

Do điều kiện cuộc sống khó khăn của những thập niên trước, người cao tuổi tại
Việt Nam không có cơ hội tiếp cận với những kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng
ngay từ khi họ còn trẻ, đó là lý do vì sao họ không có được một nền tảng răng miệng


13

tốt. Theo thời gian, răng miệng chịu sự tấn công của vi khuẩn và các yếu tố khác, dẫn
đến răng và nướu bị suy yếu, mang theo các bệnh lý như sâu răng, đau răng, viêm nha
chu, viêm tủy…
5.2. Trình độ học vấn

Trên thực tế, trình độ học vấn có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc răng
miệng.Những người có trình độ càng cao thì càng ý thức được tầm quan trọng của việc
chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc răng miệng nói riêng. (Orem2001) đã chứng
minh được rằng kiến thức thức là sức mạnh để có thể thực hiện hành vi tự chăm sóc.
Khi nhận thức càng cao thì con người càng chú ý hơn về việc chăm sóc sức khỏe cho
bản thân và biết cách né tránh tổn thương tốt hơn. Họ ý thức, nhận biết được lợi ích của
việc sở hữu một sức khỏe tốt.

Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy nhóm có trình độ học vấn từ cấp 3
trở lên có kiến thức về bệnh nha chu cũng như mối liên quan giữa bệnh nha chu và
bệnh mạch vành cao hơn, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng tích cực hơn.tỷ lệ
viêm nha chu ở người có trình độ cấp 2 trở xuống chiếm tỳ lệ cao hơn (Lê Thị Lan
Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Bích Vân, 2013). Kiến thức có liên quan rất ý nghĩa
đến việc chăm sóc răng miệng.

Kiến thức, tháí độ, thực hành về chăm sóc răng miệng ảnh hưởng nhiều bởi học
lực, khối lớp và trình độ học vấn của cha mẹ (Tôn Nữ Hồng Vi2010). Trình độ học vấn
củ cha mẹ đóng vai trò lớn trong kiến thức thực hành chăm sóc răng miệng của học

sinh.Với những người có trình độ học vấn thấp, họ thường không quân tâm hoặc quan
tâm một cách chưa đầy đủ dến sức khỏe của mình,
Nhìn chung, trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức về chăm sóc răng
miệng, nó góp phần làm tỷ lệ mắc bệnh răng miệng khi một người có trình độ học vấn


14

cao.
5.3. Dân tộc , tôn giáo

Theo quan niệm ngày xưa cho rằng có một vài chủng tộc có sức đề kháng tốt
với sâu răng, nhưng ngày nay quan niệm đó không còn giá trị mà sâu răng tùy thuộc
nhiều vào môi trường sống và vùng địa lý hơn là chủng tộc. Một số người thuộc chủng
tộc ít sâu răng trở nên nhạy cảm với sâu răng khi di trú đến nơi có nền kinh tế phát
triển, thói quen dinh dưỡng và nền văn hoá khác nơi họ sống trước đó. Ví dụ dân sống
ở Bắc cực ít bị sâu răng hơn ân sống ở ôn đới, nhiệt đới (châu Âu, châu Á) vì để chống
lạnh họ thường dùng thức ăn loại lipi hơn, nhưng khi di trú đến châu Âu, tình trạng sâu
răng của họ cüng thay đổi theo nơi đó.
Đối với người dân tộc thiểu số miền núi, tư duy lập trường và quan điểm còn
nhiều hạn chế, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường giáo dục vẫn thiếu thốn, do đó
ảnh hưởng rất nhiều tới kiến thức chăm sóc răng miệng.
Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng, đây là những thói quen đã ăn sâu
trong đời sống xã hội. Tỷ lệ chải răng hơn 3 lần 1 ngày thì nhóm dân tộc Kinh cao hơn
dân tộc Hoa và tỷ lệ chưa bao giờ chải răng thì dân tộc Hoa cao hơn. Tỷ lệ chải răng
buổi tối của người kinh cao hơn người Hoa. Có sự khác biệt có ý nghĩa về việc thay
bàn chải theo nhóm dân tộc, 45 % nhóm dân tộc Kinh thay đổi 3 tháng 1 lần trong năm.
Tỷ lệ chưa bao giờ dùng bàn chải của người Hoa cao hơn người Kinh. Người Hoa ăn
kẹo, bánh ngọt nhiều hơn người Việt ( Ngô Thị Mỹ Hòa, Ngô Đồng Khanh, 2009).
Theo Đào Thị Ngọc Lan nghiên cứu bệnh RM cho HS các dân tộc ở Yên Bái

thì tỷ lệ HS không chải răng ở người dân tộc rất cao. HS người dân tộc Dao là 97,71%,
HS người dân tộc Nùng 96,15%, HS người dân tộc H’mông 95,52%, kể cả HS người
Kinh cũng có tỷ lệ 25,07%
Nhìn chung trên thế giới, những nước đang phát triển tỉ lệ sâu răng còn cao,
những nước đã phát triển thì tỉ lệ sâu răng giảm rõ rệt nhờ các chương trình chăm sóc
sức khoẻ răng miệng cộng đồng, sự cải thiện về các dịch vụ nha khoa phòng ngừa.


15
5.4. Nghề nghiệp

Có sự khác biệt về thói quen chăm sóc răng miệng giữa các nhóm về nghề
nghiệp: công chức viên chức chăm sóc răng miệng tốt hơn (Ngô Thị Mỹ Hòa, Ngô
Đồng Khanh, 2009). Nhìn chung ta thấy nhân viên y tế sẽ chăm sóc răng miệng tốt
nhất, vì họ đã được đào tạo bài bản qua trường lớp, tiếp đến là người có trình độ học
vấn cao sẽ ý thức tốt vấn đề này.
Có nhiều người bỏ qua các bước chăm sóc và bảo vệ răng miệng thường xuyên. Trong
đó có cả giới văn phòng, họ thường dùng cà phê để tỉnh ngủ, ăn quà vặt để giảm đói, ít
uống nước càng làm tăng tỷ lệ mắc phải các bệnh răng miệng. Theo tỷ lệ thống kê,
khoảng 75% dân số thế giới mắc các bệnh về răng miệng ở những mức độ khác nhau,
và tỷ lệ ở nam cao hơn nữ. Việt Nam cũng không ngoại lệ, chẳng hạn qua kết quả khám
sức khỏe cho khách hàng là nhân viên văn phòng tại Victoria Healthcare Mỹ, Mỹ cho
thấy bệnh về nướu răng chiếm đa số (Tú Uyên, 2014).
Tổ chức Nha khoa Thế giới khuyên nên đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút
với bàn chải có lông mềm ngay sau bữa ăn và kết hợp dùng chỉ nha khoa. Tuy nhiên,
có nhiều lý do khiến các nhân viên văn phòng không thể mang theo bàn chải đánh răng
hoặc không thể vệ sinh răng miệng ngay sau giờ ăn trưa. Trong trường hợp này, có thể
súc miệng bằng nước và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn giữa các
kẽ răng. Tăm xỉa răng không phải là phương pháp vệ sinh răng lý tưởng, vì nếu xỉa
răng không đúng cách dễ gây mòn răng, tổn thương nướu. Nhai kẹo cao su không

đường có chứa Xylitol trong 20 phút sau bữa ăn có thể giúp phòng ngừa sâu răng và
làm tăng vận động cơ hàm. Việc dùng nước súc miệng hằng ngày có chứa fluor cũng là
một giải pháp tạo hơi thở thơm mát và phòng ngừa sâu răng, đặc biệt là đối với người
đang niền răng. Nhưng lạm dụng nước súc miệng sẽ gây ra cảm giác bỏng rát, đặc biệt
là người bị khô miệng và phương pháp này chỉ có tác dụng khá ngắn (BS Nguyễn Vũ
Xuân Huy, 2012).
5.5. Môi trường sống

Trên thực tế, môi trường sống có ảnh hưởng đến kiến thức về chăm sóc răng


16

miệng. Ở nông thôn, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, truyền thông vẫn
chưa được trú trọng.vì vậy ,thông tin đến với người dân còn rất hạn chế và có thể có sai
lệch. Ngược lại, TP.HCM là thành phố có điều kiện kinh tế phát triển, mức sống người
dân tương đối cao với một số địa phương khác nên có sự chênh lệch về môi trường
sống, kiến thức sức khỏe cũng như điều kiện chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.
(Bs.Phạm Thị Mai Khanh, 2013).
Đồng nghĩa với việc kiến thức bị hạn chế, là các vấn đề răng miệng xảy ra phổ
biến hơn trong cộng đồng.Phần lớn trẻ bị sâu răng nhiều xuất thân từ tầng lớp kinh tế
-xã hội thấp ,do cha mẹ thiếu những kiến thức phòng bệnh, và phải lo toan mưu sinh
nên ít có thời gian quan tâm đến sức khỏe.
Sau 10 năm, qua điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000, tỉ lệ sâu
răng trên toàn quốc ở các lứa tuổi: Ở lứa tuổi 12, tỉ lệ sâu răng ở Hà Nội là 36%, ở Cao
Bằng là 60% và ở Lâm Đồng là 82,25% ( Tạp chí Y học Việt Nam số 10, 2001).
Năm 1969, ngân hàng dữ kiện sức khỏe răng miệng của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO/OMS) được thành lập, cho thấy : Tại các nước phát triển, sâu răng giảm rõ rệt
từ mức cao xuống trung bình hay thấp nhờ các chương trình chăm sóc sức khỏe răng
miệng tại cộng đồng, sự cải thiện về dich vụ nha khoa phòng ngừa, trong khi đó các

nước đang phát triển sâu răng có khuynh hướng tăng từ thấp đến trung bình hay cao do
kinh tế phát triển mà giáo dục sức khỏe cộng đồng không theo kịp nền kinh tế.
Nhìn chung, môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến sự hiểu biết và các kiến
thức về chăm sóc răng miệng trong cộng đồng. Và chính nó sẽ góp phần vào việc quyết
định sự tăng hay giảm tỉ lệ mắc các bệnh về răng miệng trong dân số.
5.6. Truyền thông

Từ năm 1996-2012, các hoạt động giáo dục và chăm sóc răng miệng cộng đồng
do Colgate hợp tác cùng Bộ giáo dục & Đào Tạo, Hội răng hàm mặt và bệnh viện răng
hàm mặt Trung Ương - Bộ Y Tế triển khai trên cả nước, đã tiếp cận được hơn 27 triệu
người dân Việt Nam. Đặc biệt, chương trình Tháng Sức Khỏe Răng Miệng được tổ


17

chức thường niên vào tháng 9 luôn là tiêu điểm được người dân tham gia nồng nhiệt.
Từ đây, chương trình đã tiếp cận hơn 2 triệu học sinh và toàn thể người dân, cộng đồng
trên toàn quốc để giúp tất cả mọi người hình thành nên thói quen và ý thức chăm sóc
răng miệng đúng cách. Cùng với đó, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Phạm
Văn Đồng, ngày 21/10/1987, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đã ban hành Thông tư liên bộ số
23/TT-LB quy định về nhiệm vụ, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Năm 1988, Chương trình đã được triển khai ở Hà
Nội, Hải Dương, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tới
những năm của thập niên 1990, hầu hết các tỉnh trong cả nước đã có và lần lượt được
phủ kín ở nhiều tỉnh. Nhờ có chương trình này mà tất cả cộng đồng, từ trẻ em đến
người lớn tuổi đã được chăm sóc răng miệng toàn diện. Cho thấy công tác truyền thông
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ các kiên thức về răng miệng nhằm
nâng cao nhận thức cộng đồng và có những hành động thiết thực trong chăm sóc, bảo
vệ răng miệng một cách tốt nhất cho bản thân đồng thời tuyên truyền cho gia đình và
cộng đồng những kiến thức bổ ích về vấn đề chăm sóc răng miệng.

5.7. Tâm lý

Nguồn gốc gây nên các rào cản trong kinh nghiệm của bệnh nhân khi tiếp cận
kiến thức chăm sóc răng miệng được phát sinh từ kết quả của việc rút kinh nghiệm
trong cuộc sống của họ và nền tâm lý xã hội. Những yếu tố tâm lý xã hội được cho là
tạo ra môi trường giúp hoặc cản trở bệnh nhân tiếp thu kiến thức để áp dụng vào chăm
sóc. Trong các tài liệu nha khoa, danh sách các yếu tố tâm lý xã hội được đưa ra để giải
thích những ảnh hưởng tác động tới kiến thức chăm sóc răng miệng của bệnh nhân và
cung cấp thêm lý do cho việc không tuân thủ điều trị và chế độ phòng ngừa. Những
yếu tố này được cho là bao gồm tình trạng kinh tế-xã hội, tuổi tác, giới tính, dân tộc,
nhận thức về nhu cầu, các quốc gia lo lắng nha khoa, tình cảm dễ bị tổn thương và vv.
(Nuttall N, 1997).Từ danh sách các yếu tố mà Cohen đã đưa ra bốn nhóm chính là
những rào cản chính gồm: lo lắng về bệnh, chi phí tài chính, nhận thức về nhu cầu và
không tiếp cận được các chương trình về nha khoa (Cohen L K, 1987).
5.8. Ý thức, thói quen
Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đôi khi có những thói quen chúng ta


18

thấy rất bình thường nhưng nếu tiếp diễn trong thời gian dài, các thói quen này cùng
với ý thức của mỗi người có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển của
cơ thể nói chung và ảnh hưởng đến kiến thức chăm sóc răng miệng nói riêng. Nghiêm
trọng hơn, chúng có thể gây ra một số bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe... ( BS.CKII.
Nguyễn Đức Huê, 2010).
Ở tuổi nào cũng vậy, việc chăm sóc thường xuyên miệng và nưới là quan trọng.
thói quen hàng ngày cho người lớn tuổi còn nguyên răng hay chỉ còn lại một số răng
thôi nên thực hiện đúng các bước đánh răng,dùng kem đánh răng và nước súc miệng
phù hợp. Những người lớn tuổi có thể khó khăn trong việc tự cà lấy răng của mình, do
đó một người trong gia đình hay người chăm sóc có thể giúp đỡ nhưng phải thực hiện

đúng phương pháp dùng chỉ nha khoa. Một số người cao niên có thể tự cà răng bằng
cách dùng một dụng cụ giữ dây cà. Người cao tuổi có thể cần thêm chất fluoride,
thường được bàn dưới dạng chất xúc miệng hay chất gel. Một số sản phẩm bán tự do,
trong khi những thứ khác phải có toa, vì vậy hảy tham khảo với nha sĩ xem sản phẩm
fluoride có giúp được gì không cho người cao tuổi. Những người dùng nước súc miệng
là một thói quen tốt vì nước súc miệng cũng giúp giữ cho không hôi miệng và giúp
giảm vi khuẩn trong miệng. Những người cao niên nên tới nha sĩ ít nhất hai lẩn trong
một năm để được làm sạch răng và khám răng. Những người không còn răng nào cũng
nên đi khám nướu và tế bào miệng một năm một lần. Đối với những người khó tự
truyền đạt, người nhà hoặc người chăm sóc nên cung cấp cho nha sĩ đầy đủ các thông
tin sau mỗi kì đi khám. Thông qua việc đi khám răng định ký sẽ giúp giữ cho miệng
được khỏa mạnh và nhận diện những chứng bệnh về răng. ( The Ohio Dental
Association, 2005)
Ý thức về việc tự chăm sóc răng miệng của từng cá nhân được thể hiện qua
việc bỏ hút thuốc lá và hãy tham gia những chương trình hay sản phẩm để ngưng hút
thuốc lá. Ý thức tự chăm sóc răng miệng còn được thể hiện qua việc bảo trì chế độ dinh
dưỡng có chứa đầy đủ vitamin, chất khoáng và các chất khác như calcium và chất
protein. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cho việc giử cho miêng có sức


19

khỏe tốt, do đó chúng ta cẩn tránh hoặc chỉ dùng giới hạn những đổ ăn và đồ uống có
lượng đường và chất tinh bột cao mà có dinh dưỡng thấp; giới hạn việc dùng rượu và
nước ngọt, không dùng đường – chất axit vì những nước uống này có thể góp phần làm
hư răng và bệnh về nướu ( The Ohio Dental Association, 2005). Đối với người cao tuổi
thì ta cần phải cố gắng cung cấp những bữa ăn đều đặn và đủ chất bổ vì ở mọi đối
tượng, dinh dưỡng tốt là một phần quan trọng của việc có sức khỏe răng miệng tốt
6. Lợi Ích Của Việc Chăm Sóc Răng Miệng Đúng Cách
Chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách sẽ giúp chúng ta có một hàm

răng khỏe mạnh, giảm các nguy co mắc bệnh nha chu.
6.1. Nâng cao chất lượng cuộc sống
Răng miệng khỏe mạnh cũng kích thich cho việc ăn uống ngon miệng
hơn.Ngoài ra,chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ ngăn ngùa được sâu răng, vì vậy sẽ
không có những cơn đau ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Trong một cuộc hội thảo về “Giải pháp chăm sóc răng miệng thời hiện đại”
được tổ chức bởi công ty TNHH Unilever Việt nam vào sáng 9/3/2011.PGS.TS.Trịnh
Đình Hải, chủ tịch hội răng hàm mặt Việt Nam nhấn mạnh:”Các nghiên cứu mói nhất
cho thấy,trên 90% người dân Việt Nam có vấn đề về sức khỏe răng miệng,tập trung ở
các bệnh như sâu răng,viêm nướu, viêm quanh răng và 75% dân số bị bệnh sâu
răng.Trong đó,tỷ lệ người lớn có bệnh viêm nướu,viêm quanh răng là trên 90%”
(Huyền Trân,2013)
Vì vậy,việc vệ sinh răng miệng bằng những phương pháp đơn giản như chải
răng, dùng chỉ nha khoa hay kết hợp vói việc dùng nước súc miệng sẽ đem lại lợi ích to
lớn đối với sức khỏe của mỗi người.
Mặt khác, chăm sóc răng miệng đúng cách cũng giúp cho bạn giảm bớt được
khá nhiềuchi phí kũng như những khó chịu trong việc điều trị các bệnh về răng
miệng,giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
6.2. Giúp tăng cường sự tự tin
Việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp chúng ta có một hàm răng trắng
sáng và hơi thở thơm tho,điều này sẽ làm tăng thêm sự tự tin trong giao tiếp.
6.3. Giảm rủi ro của bệnh tim
Một nghiên cứu gần đây cho biết,khi bị viêm nướu sẽ có nguy cơ dẫn tới sự phát
triển của một số bệnh liên quan đến tim mạch như đột quỵ,tắc nghẽn mạch máu.Nhiều
nghiên cứu đã xác nhận rằng tần suất các biến cố mạch vành gia tăng một cách đáng kể


20

ở những bệnh nhân viêm nha chu (Bahekar,2007)

Sự hiện diện của hai hoặc trên hai vi khuẩn gây viêm nhiễm khoang miệng
cũng được ghi nhận trên 64% các mảng sơ vữa động mạch vành của các bệnh nhân
bệnh lý tim mạch có kèm viêm nha chu (Gaetti-Jardim,2009)...
Vì vậy, chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp duy trì được sức khỏe tim mạch
nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
6.4. Duy trì bộ nhớ
Nếu răng bị sưng tấy và cháy máu sẽ có ảnh hưởng xấu lên não đặc biệt là bộ
nhớ và khả năng nhận thức.”Bệnh răng miệng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Alzheimer.Các nhà nghiên cứu Đại học Columbia phát hiện ra rằng những người 60
tuổi trở lên mắc bệnh răng miệng hoặc rụng nhiều răng sẽ có vấn đế về bô nhớ hơn
những người đồng tuổi” (Tuyết Trang, 2013)
Vì vậy, chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp cho việc lưu giũ thông tin tốt
hơn.
6.5. Tăng cường súc đề kháng

Những người không chú ý đến việc chăm sóc răng miệng sẽ có tỉ lệ mắc các
bệnh đặc biệt là các bệnh viêm dạng khớp trong cơ thể cũng như bị nhiễm trùng cao
hơn rất nhiều so với những người chú ý đến vấn đề này. Chăm sóc răng miệng sẽ giúp
cho việc chống lại những yếu tố gây bệnh tốt hơn.
7. Những quan điểm sai lầm về chăm sóc răng miệng

Có không ít những ngộ nhận về chăm sóc răng miệng hàng ngày – điều tưởng
chừng như biết rồi khổ lắm nói mãi (Nguyễn Bá Lân, 2013).
Vậy để chăm sóc răng miệng được một cách có hiệu quả nhất thì trước hết cần phải
loại bỏ những quan niệm sai lầm thường gặp về chăm sóc răng miệng. Dưới đây là một
số quan niệm sai lầm thường gặp:
7.1. Chỉ cần đánh răng 1 phút
là quan niệm sai lầm, vì 3 phút là thời gian tối thiểu nhất mới có thể làm sạch
cả 2 hàm trên dưới. Điều này có thể loại bỏ được nhiều loại vi trùng trực chờ trong hầu
họng, trên nướu răng, chúng sẽ tấn công khi ngủ say.

7.2. Không thường xuyên thay bàn chải đánh răng
Đa số mọi người đều nghĩ chỉ cần thay bàn chải đánh răng khi lông bàn chải bị
tòe hết. Nhưng họ không biết rằng đây là việc làm hoàn toàn sai lầm trong chăm sóc


21

răng miệng. Vậy nên cần phải thay bàn chải thường xuyên trước khi lông bị tòe và
thường xuyên thay bàn chải 2 tháng một lần. Đặc biệt nên thay bàn chải mới sau khi bị
cảm cúm, lở mồm hay viêm họng do vi khuẩn Herper gây ra.
7.3. Không cần dùng chỉ nha khoa nếu đánh răng thường xuyên
Bàn chải dù có được quảng cáo khéo bao nhiêu về hình dáng, về độ cong thì
vẫn không thể chải sạch kẽ răng. Mà đây lại là điểm yếu của hàm răng. Vì diện tịch của
toàn bộ khe răng chiếm gần 30% mặt bằng tổng cộng của hàm răng. Bởi vậy nên tập
thói quen dùng chỉ nha khoa để làm sạch chân răng sau mỗi bữa ăn. Sử dụng bàn chải
không phù hợp: Nếu sử dụng những kiểu bàn chải không phù hợp sẽ bỏ quả kẽ răng, bỏ
qua mảng báng, làm tổn thương lợi và khiên răng trở nên rất dễ bị sâu.
7.4. Há miệng quá rộng khi chải răng
Nhiều người ngĩ rằng khi đánh răng phải há miệng thật rộng để có thể làm vệ
sinh một cách sạch nhất đối với những chiếc răng tận cùng bên trong, nhưng điều đó
hoàn toàn trái ngược với lời khuyên của nha khoa. Khi há miệng rộng làm cho bạn
nhanh chóng rơi vào tình trạng mỏi miệng và hơn thế nữa phần răng cạnh đó không
được chải kỹ như các phần khác.
7.5. Nhai kẹo cao su cũng tốt như đánh răng

Nhai kẹo cao su đúng là bổ sung thêm cho việc chăm sóc răng miệng, làm tăng
tuyến nước bọt và thanh trùng cục bộ. Tuy nhiên, kẹo vẫn không thể thay thế tác dụng
cơ hoành của bàn chải. Vậy nên bạn đừng lầm tưởng việc đánh răng và việc nhai cao
su là một.
7.6. Tác hại của việc hút thuốc chỉ là làm nám răng

Tình trạng viêm nướu răng ở những người hút thuốc cao gấp 4 lần nếu so với
nhóm không hút thuốc, theo kếu quả nghiên cứu ở Hoa Kỳ. Hậu quả này đương nhiên
tỷ lệ thuận với số điếu thuốc mỗi ngày.
7.7. Khi nào bị đang răng mới đến nha khoa
Không nên vì khi bị đang răng rồi thì bệnh về răng miệng đã phát tấn, không
kiểm soát được và dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Vì thế nên đến nha khoa theo định
kì 6 tháng 1 lần để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời nếu bị
bệnh răng miệng. Không đau răng không có nghĩa là răng hoàn toàn ổn. Đó là một
trong những sai lầm chiếm tỉ lệ người mắc phải cao nhất. Trên thực tế, các bệnh về


22

răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, chảy máu lợi, hầu như không có biểu hiện đau
nhức để bạn chú ý cảm thấy răng mình bất ổn. Cho tới khi cảm thấy đau nhức, lúc đó
phần lớn răng đã bị hư tổn, sẽ rất tốn công sức, thời gian và tiền bạc để điều trị và quan
trọng hơn là không bao giờ có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Hãy bỏ những suy nghĩ thiếu khoa học mà chỉ theo ý kiến cả nhân, cảm tính
của mình đi để chăm sóc răng miệng tốt nhất có thể. Hàm răng trắng sáng lúc nào cũng
giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
8. Mối liên quan giữa sinh lý, bệnh lý – chăm sóc răng miệng
8.1. Các bệnh lý ảnh hưởng tới vệ sinh răng miệng
Ở NCT, nhiều bệnh lí ảnh hưởng đến răng miệng như nha chu, viêm nướu, sâu
răng… Bệnh nha chu tụt nướu, mất bám dính và tiêu xương gần như khó tránh khỏi
người cao tuổi. Do vậy ảnh hưởng nhiều đến vệ sinh răng miệng. Bệnh nha chu là
nguyên nhân gây hôi miệng, làm răng lung lay, mất răng và do đó ảnh hưởng đến chức
năng nhai, nuốt, nếm và dinh dưỡng (Huỳnh Anh Lan,2013). Bệnh sâu răng do sự tiêu
huỷ tổ chức cứng của răng (bao gồm men răng và ngà răng), tạo nên lỗ hổng trên bề
mặt răng. Bệnh thường do vi khuẩn, đường trong thức ăn và thời gian để vi khuẩn và
đường tồn tại trong miệng. Bệnh viêm lợi do vi khuẩn ở trong mảng bám răng hoặc cao

răng tồn tại lâu trong miệng. Vi khuẩn ở mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm
trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn. Bệnh viêm quanh lợi nếu không được quan tâm
và điều trị thì sẽ phát triển thành bệnh viêm quanh răng. Lợi sẽ dần dần tụt khỏi răng,
tạo nên những túi lợi sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm trầm trọng thêm
mức độ của bệnh. Không những thế, bệnh còn làm cho xương và dây chằng bao bọc
quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần, khiến cho răng không có chỗ dựa, trở nên lung lay và
cuối cùng sẽ rụng. Cao răng là mảng bám đã được vôi hoá bởi các hợp chất canxi trong
nước bọt, thường tập trung ở cổ răng. Bề mặt gồ ghề của cao răng chính là nơi lý tưởng
để vi khuẩn phát triển. Nếu để lâu, cao răng phát triển dần về kích thước, lan dần
xuống phía dưới chân răng,đẩy lợi tụt xuống, dần dần gây bệnh quanh chân răng, rụng
răng. Tại hội thảo về chuyên đề giải pháp chăm sóc răng miệng thời hiện đại, PGS.TS.
Trịnh Đình Hải, Giám Đốc bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, nhấn mạnh:
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy, trên 90% người dân Việt Nam có vấn đề về sức


23

khỏe răng miệng, tập trung ở các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm quanh răng và
75% dân số bị sâu răng. Trong đó, tỷ lệ người lớn có bệnh viêm lợi, viêm quanh răng là
trên 90%. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều người mắc bệnh là do
thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách. Đáng báo động là có một tỷ lệ cao
người dân không kiểm tra sức khỏe răng miệng và không được hướng dẫn chăm sóc
răng miệng (Huyền Trân, 2013). Do vậy ta thấy được vai trò cực kì quan trọng của việc
chăm sóc răng miệng.
Stress trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nhưng nếu không kiểm soát
được stress, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn,
trong đó có sức khỏe răng miệng. Khi bị stress, nhiều người bị ảnh hưởng thêm nữa bởi
các thói quen xấu đến nỗi ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như hút thuốc lá, uống
rượu. Một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp Chí Nha Chu năm 2007 đã báo cáo
rằng stress có tác động trên hành vi vệ sinh răng miệng, khoảng 56% người tham gia

trong nghiên cứu cho rằng stress có ảnh hưởng lên khả năng chải răng và dùng chỉ nha
khoa hiệu quả. Stress có thể ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng bản thân bằng cách
gây ra các vấn đề răng miệng. Phát triển các vết đau loét là từ các vết loét nhỏ phát
triển trong miệng do virus, vi khuẩn và sự suy giảm hệ miễn dịch. Hội chứng thái
dương hàm (TMJ) nghiến răng thường gặp ở những người bị stress có thể có các vấn
đề mà tác động đến khớp thái dương hàm, cũng như nghiến hay cắn siết răng ban ngày
hoặc trong lúc ngủ. Khô miệng stress có thể ảnh hưởng tới lượng nước bọt tiết ra trong
miệng. Nếu bệnh nhân đang trong quá trình trị liệu, họ có thể làm tăng tác động đến
việc tiết nước bọt. Bệnh về nướu thì có nhiều nghiên cứu báo cáo rằng stress có thể ảnh
hưởng lên khả năng vệ sinh răng miệng tại nhà đúng cách (Colgate,2010). Những bệnh
toàn thân, các thuốc chữa bệnh và xạ trị là nguyên nhân chủ yếu gây khô miệng. Có
hàng trăm thứ thuốc như thuốc chống trầm cảm, an thần, chống Parkinson… có tác
dụng phụ làm giảm tiết nước bọt.
8.2. Các biến đổi sinh lý ảnh hưởng đến vệ sinh răng miệng
Tuổi càng cao phản xạ càng chậm, không như lúc còn trẻ, NCT thường có
những phản xạ rất chậm chạp kể cả việc giao tiếp.Khi cần trao đổi một vấn đề gì đó thì
việc lắng nghe ghi nhận vấn đề rất chậm chạp và trong một khoảng thời gian rất lâu


24

mới có thể đưa ra được câu trả lời (Hồ Văn Cưng,2013). Do đó việc giáo dục sức khỏe
về vệ sinh răng miệng đối với NCT thường gặp khó khăn do họ tiếp thu, đáp ứng
chậm. NCT rất mau quên do đó họ khó tạo được thói quen chăm sóc răng miệng hằng
ngày .
Biến đổi ở tổ chức cứng (men và ngà răng) bao gồm mòn mặt nhai làm mất lớp
men răng, tăng dần theo tuổi. Nếu không vệ sinh đúng cách có thể làm cho răng mòn
nhanh và nhiều hơn. Biến đổi ở mô răng làm mô cứng của răng trở nên cứng hơn làm
cho khả năng thẩm thấu, chuyển hóa cơ bản ở men và ngà đều kém. Việc tăng tỉ lệ
khoáng chất ở ngà, tăng ngà xơ, có vùng ngà chết, tuy có khả năng chống đỡ sự tấn

công của axit gây sâu răng, ít ê buốt răng, nhưng lại giảm khả năng bảo vệ tủy, ngà
khoáng cao nên răng dễ gãy hơn và thường răng bị gãy, vỡ khi có miếng trám to (Đại
học y Hà Nội,2012). Điều này sẽ làm cho việc hấp thu calci , phospho và flour kém
hơn. Do vậy làm giảm hiệu quả của việc vệ sinh răngmiệng. Biến đổi ở xương răng bao
gồm độ dày của lớp xương răng tăng lên theo tuổi, xương răng bị phì đại do ảnh hưởng
của những hoạt động chức năng . Xương ở cuống răng và vùng khe giữa các chân răng
có thêm nhiều chân do được bồi đắp đã làm bít tắc dần các lỗ chóp của chân răng dẫn
đến giảm tuần hoàn đi vào nuôi dưỡng tủy.nếu quả trình bồi đắp quá mức sẽ làm cho
chân răng phình ra có hình như dùi trống (Đại học y Hà Nội,2012). Vệ sinh răng miệng
sẽ gặp khó khăn đối với trường hợp này do răng có nhiều chân. Tại những vùng bị che
kín thì khó chải tới.Biến đổi ở lợi làm mạch máu ở lợi giảm số lượng và khả năng thẩm
thấu cũng như lắng đọng Hyalin trong các tiểu động mạch. Lợi mất tính đàn hồi, hơi
phù nề và bong láng, lợi bị co và teo lại gây hở chân răng có khi tới 2/3 chiều dài của
chân răng. Hiện tượng này cần được đánh giá không phải chỉ do tuổi đơn thuần mà còn
phụ thuộc vào vệ sinh răng miệng không tốt, răng mọc lệch, lợi bị chấn thương kéo
dài.
Suy giảm nước bọt làm khô miệng có thể gây nhiều tổn thương ở miệng. Việc
vệ sinh răng miệng có thể kích thích tiết nước bọt (Bùi Hữu Thời,2010).Suy yếu vị
giác: do suy giảm vị giác nên nhiều NCT than phiền là ăn không biết ngon, khó cảm
nhận được mùi và vị của thức ăn (Bùi Hữu Thời,2010). Thường xuyên vệ sinh răng
miệng làm cho bênh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái kích thích ăn ngon miệng.


25

9. Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân tại bệnh viện

Phần lớn các dịch vụ chăm sóc nha khoa trong nhiều bệnh viện là tập trung vào việc
chẩn đoán, điều trị và chăm sóc để hỗ trợ sự phục hồi của người bệnh. Vấn đề chăm
sóc răng miệng cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện có vị trí quan trọng nhằm thực

hiện các nhiệm vụ trong việc đáp ứng các nhu cầu sức khỏe răng miệng của bệnh nhân
nội trú và ngoại trú của bệnh viện (R. B. Julie, 2010). Hơn nữa, chăm sóc răng miệng
là một phần quan trọng trong điều trị cho tất cả bệnh nhân, đặc biệt là những người cần
trợ giúp trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (P. E. Petersen and T.Yamamoto,
2005). Paulsson và cộng sự lưu ý rằng duy trì sức khỏe răng miệng tốt là rất quan trọng
cho các bệnh nhân trong bệnh viện, vì nó góp phần vào sự duy trì, phục hồi và đáp ứng
được dinh dưỡng, nhu cầu của bệnh nhân (G. Paulsson, 2008).
Nhìn chung vệ sinh răng miệng tại bệnh viện không phải là một kĩ năng đòi hỏi kĩ
thuật cao hay nhiều nhân lực. Nó là một hành vi thực hành cá nhân và là một khía cạnh
thiết yếu của chăm sóc điều dưỡng (H. Heath, 2010). Như Dickinson và cộng sự cho
biết khi một người không thể chăm sóc răng miệng của mình trong bệnh viện như bệnh
nhân hôn mê... thì nó trở thành trách nhiệm của điều dưỡng viên (H. Dickinson, 2001).
Bisset và Preshaw cho rằng chăm sóc răng miệng cũng như nhu cầu chăm sóc cá nhân
khác như tắm rửa và vệ sinh, nó là một thành phần thiết yếu của chăm sóc toàn diện
cho bệnh nhân (S. Bissett & Preshaw, 2011). Hai tác giả này cũng cho rằng có sự chênh
lệch về số lượng và tần số của chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân. Những chênh lệch
trong chăm sóc răng miệng liên quan đến các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chăm
sóc răng miệng bị lãng quên và chăm sóc răng miệng được đưa ra một ưu tiên thấp khi
so sánh với các yếu tố chăm sóc điều dưỡng khác. Điều này cho thấy chăm sóc răng
miệng phụ thuộc vào kiến thức của điều dưỡng để thực hành công việc tốt nhất. Nghiên
cứu của Fitzpatrick thừa nhận rằng kiến thức của điều dưỡng trong việc vệ sinh răng
miệng có thể thay đổi (J. Fitzpatrick, 2000). Theo tác giả bài báo: Vị trí của chăm sóc
răng miệng trong bệnh viện đứng đầu trong việc hình thành những vấn đề liên


×