BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
********************
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Y HỌC DỰ PHÒNG K37
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH ĐÚNG VỀ SỨC KHỎE
SINH SẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TẠI QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NĂM 2016
CẦN THƠ - 2016
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCS
Bao cao su
BPTT
Biện pháp tránh thai
GDGT
Giáo dục giới tính
HIV/AIDS
HumanImmunodficiencyVirus/Acquired
Immunodeficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
LTQDTD
Lây truyền qua đường tình dục
QHTD
Quan hệ tình dục
SKSS
Sức khỏe sinh sản
THPT
Trung họ phổ thông
VTN
Vị thành niên
WHO
World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
20
2.3.1.Thiết kế nghiên cứu.............................................................................20
2.3.2.Cỡ mẫu................................................................................................20
2.3.3.Phương pháp chọn mẫu.......................................................................21
2.3.4.Các biến số nghiên cứu.......................................................................22
2.3.4.1.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...................................................22
2.3.4.2.Kiến thức, thái độ thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản......22
2.3.4.3.Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về
SKSS của học sinh THPT........................................................................33
2.3.5.Công cụ và phương pháp thu thập số liệu:..........................................34
2.3.5.1.Công cụ thu thập số liệu:..............................................................34
2.3.5.2.Phương pháp thu thập số liệu:......................................................34
2.3.6.Phương pháp hạn chế sai số................................................................34
2.3.7.Xử lý và phân tích số liệu....................................................................35
CHƯƠNG III. DỰ KIẾN KẾT QUẢ
37
3.1.Đặc điểm chung của học sinh đang theo học tại các trường trung học
phổ thông trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
37
BẢNG 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỌC SINH (N=1000)
37
3.2.Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về chăm sóc sức khỏe
sinh sản
38
3.2.1.Kiến thức của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản......................38
3.2.1.1.Kiến thức chung của học sinh về sức khỏe sinh sản....................38
BẢNG 3.2 TỶ LỆ HỌC SINH HIỂU BIẾT VỀ CÁC DẤU HIỆU DẬY THÌ VÀ KIẾN THỨC VỀ TÌNH DỤC AN TOÀN THEO
GIỚI
38
BẢNG 3.3 TỶ LỆ HỌC SINH HIỂU BIẾT VỀ CÁC BỆNH LQĐTD VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THEO GIỚI
39
BIỂU ĐỒ 3.1 TỶ LỆ HỌC SINH HIỂU BIẾT VỀ CÁC BỆNH LTQĐTD ( VẼ BIỂU ĐỒ CỘT CÁCH KHOẢNG CỦA CÁC
BỆNH: HIV/AIDS, LẬU, GIANG MAI, SÙI MÀO GÀ SINH DỤC, HỘI CHỨNG LOÉT SINH DỤC )
39
BẢNG 3.4 KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI, KHẢ NĂNG MANG THAI VÀ THỜI ĐIỂM
DỄ THỤ THAI THEO DÂN TỘC (N=1000)
40
BIỂU ĐỒ 3.2 TỶ LỆ HỌC SINH HIỂU BIẾT VỀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI ( VẼ BIỂU ĐỒ CỘT CÁCH KHOẢNG
THEO CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI: BAO CAO SU, VIÊN THUỐC UỐNG TRÁNH THAI, THUỐC TIÊM TRÁNH THAI,
THUỐC CẤY TRÁNH THAI, ĐẶT VÒNG, TRIỆT SẢN, TÍNH THEO VÒNG KINH, XUẤT TINH NGOÀI ÂM ĐẠO.
40
BẢNG 3.5 TỶ LỆ HỌC SINH HIỂU BIẾT VỀ TÁC HẠI CỦA NẠO PHÁ THAI
41
BẢNG 3.6 TỶ LỆ HỌC SINH HIỂU BIẾT VỀ VỆ SINH SINH DỤC THEO GIỚI
41
3.2.1.2.Kiến thức của học sinh nữ về kinh nguyệt và biện pháp tránh thai
42
BẢNG 3.7 TỶ LỆ HỌC SINH NỮ HIỂU BIẾT VỀ HIỆN TƯỢNG KINH NGUYỆT THEO TÌNH TRẠNG CÓ KINH
42
BẢNG 3.8 TỶ LỆ HỌC SINH NỮ HIỂU BIẾT VỀ TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN KINH NGUYỆT VÀ PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH
KINH NGUYỆT THEO KHỐI LỚP
43
BẢNG 3.9 TỶ LỆ HỌC SINH NỮ HIỂU BIẾT VỀ CÁCH SỬ DỤNG VIÊN THUỐC UỐNG TRÁNH THAI KẾT HỢP,BIẾT VỀ
THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP VÀ NƠI CUNG CẤP THUỐC VIÊN TRÁNH THAI THEO TÔN GIÁO
44
3.2.1.3.Kiến thức của học sinh nam về vấn đề xuất tinh,thủ dâm và BCS
45
BẢNG 3.10 TỶ LỆ HỌC SINH NAM HIỂU BIẾT VỀ HIỆN TƯỢNG XUẤT TINH,TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN XUẤT TINH VÀ
HIỆN TƯỢNG THỦ DÂM THEO KHỐI LỚP
45
BẢNG 3.11 TỶ LỆ HỌC SINH NAM HIỂU BIẾT VỀ LỢI ÍCH,CÁCH SỬ DỤNG VÀ NƠI CUNG CẤP BAO CAO SU THEO
TÔN GIÁO
45
BẢNG 3.12 KIẾN THỨC CHUNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH
46
3.2.2.Thái độ chung của học sinh về chăm sóc sức khỏe sinh sản...............46
BẢNG 3.13 THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH VỀ MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ GIÁO DỤC SKSS, QHTD, NẠO PHÁ THAI, BPTT THEO
GIỚI
47
BẢNG 3.14 THÁI ĐỘ CHUNG VỀ CHĂM SÓC SKSS CỦA HỌC SINH
47
3.2.3.Thực hành của học sinh về chăm sóc SKSS.......................................48
3.2.3.1.Thực hành của học sinh về chăm sóc SKSS................................48
BẢNG 3.15 THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH VỀ BPTT, NẠO PHÁ THAI, CÁCH XỬ TRÍ CÁC DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG Ở
BPSD THEO GIỚI
48
3.2.3.2.Thực hành của học sinh nữ về vệ sinh kinh nguyệt,vệ sinh vùng
kín hàng ngày...........................................................................................48
BẢNG 3.16 THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH KINH NGUYỆT
49
BẢNG 3.17 THỰC HÀNH VỆ SINH VÙNG KÍN HANG NGÀY THEO KHỐI LỚP
49
3.2.3.3.Thực hành và đánh giá hành vi thủ dâm và sử dụng BCS ở học
sinh nam 51
BẢNG 3.18 THỰC HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ HÀNH VI THỦ DÂM Ở HỌC SINH NAM
51
BẢNG 3.19 THÁI ĐỘ VỀ SỬ DỤNG BCS CỦA HỌC SINH NAM THEO KHỐI LỚP
51
3.2.3.4.Phân loại thực hành về chăm sóc SKSS của học sinh..................52
BẢNG 3.20 THÁI ĐỘ CHUNG VỀ CHĂM SÓC SKSS CỦA HỌC SINH
52
BẢNG 3.21 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC SKSS CỦA HỌC
SINH THPT (N=1000)
52
CHƯƠNG IV. DỰ KIẾN BÀN LUẬN
53
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
54
BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ
55
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của học sinh (n=1000)....Error: Reference source
not found
Bảng 3.2 Tỷ lệ học sinh hiểu biết về các dấu hiệu dậy thì và kiến thức về
tình dục an toàn theo giới.......................... Error: Reference source not found
Bảng 3.3 Tỷ lệ học sinh hiểu biết về các bệnh LQĐTD và biện pháp phòng
tránh theo giới............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.4 Kiến thức của học sinh về các biện pháp tránh thai, khả năng
mang thai và thời điểm dễ thụ thai theo dân tộc (n=1000)....Error: Reference
source not found
Bảng 3.5 Tỷ lệ học sinh hiểu biết về tác hại của nạo phá thai..............Error:
Reference source not found
Bảng 3.6 Tỷ lệ học sinh hiểu biết về vệ sinh sinh dục theo giới...........Error:
Reference source not found
Bảng 3.7 Tỷ lệ học sinh nữ hiểu biết về hiện tượng kinh nguyệt theo tình
trạng có kinh..............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.8 Tỷ lệ học sinh nữ hiểu biết về tình trạng rối loạn kinh nguyệt và
phương pháp vệ sinh kinh nguyệt theo khối lớp..Error: Reference source not
found
Bảng 3.9 Tỷ lệ học sinh nữ hiểu biết về cách sử dụng viên thuốc uống
tránh thai kết hợp,biết về thuốc tránh thai khẩn cấp và nơi cung cấp thuốc
viên tránh thai theo tôn giáo...................... Error: Reference source not found
Bảng 3.10 Tỷ lệ học sinh nam hiểu biết về hiện tượng xuất tinh,tình trạng
rối loạn xuất tinh và hiện tượng thủ dâm theo khối lớp........Error: Reference
source not found
Bảng 3.11 Tỷ lệ học sinh nam hiểu biết về lợi ích,cách sử dụng và nơi cung
cấp bao cao su theo tôn giáo......................Error: Reference source not found
Bảng 3.12 Kiến thức chung về chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh
Error: Reference source not found
Bảng 3.13 Thái độ của học sinh về một số ý kiến về giáo dục SKSS,
QHTD, Nạo phá thai, BPTT theo giới.......Error: Reference source not found
Bảng 3.14 Thái độ chung về chăm sóc SKSS của học sinh. Error: Reference
source not found
Bảng 3.15 Thực hành của học sinh về BPTT, nạo phá thai, cách xử trí các
dấu hiệu bất thường ở BPSD theo giới......Error: Reference source not found
Bảng 3.16 Thực hành về vệ sinh kinh nguyệt....Error: Reference source not
found
Bảng 3.17 Thực hành vệ sinh vùng kín hang ngày theo khối lớp.........Error:
Reference source not found
Bảng 3.18 Thực hành và đánh giá hành vi thủ dâm ở học sinh nam.....Error:
Reference source not found
Bảng 3.19 Thái độ về sử dụng BCS của học sinh nam theo khối lớp...Error:
Reference source not found
Bảng 3.20 Thái độ chung về chăm sóc SKSS của học sinh. Error: Reference
source not found
Bảng 3.21 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về
chăm sóc SKSS của học sinh THPT (n=1000)....Error: Reference source not
found
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ học sinh hiểu biết về các bệnh LTQĐTD ( vẽ biểu đồ cột
cách khoảng của các bệnh: HIV/AIDS, lậu, giang mai, sùi mào gà sinh dục,
hội chứng loét sinh dục )........................... Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ học sinh hiểu biết về các biện pháp tránh thai ( vẽ biểu
đồ cột cách khoảng theo các biện pháp tránh thai: bao cao su, viên thuốc
uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, đặt vòng, triệt
sản, tính theo vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo......Error: Reference source
not found
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên là một vấn đề thời sự đang rất
được quan tâm ở nước ta. Bộ y tế cũng đã đưa ra hướng dẫn quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS năm 2009 cho lứa tuổi vị thành niên. Vị thành niên là người trong
độ tuổi 10 - 19, được phân làm 3 giai đoạn:
Vị thành niên sớm: từ 10-14 tuổi.
Vị thành niên trung bình: từ 15 - 17 tuổi.
Vị thành niên muộn: từ 18 - 19 tuổi [5].
Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người trưởng thành.
Vị thành niên có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như thích thử nghiệm, thích khám
phá năng lực bản thân, năng động, sáng tạo. Với những đặc điểm này, tuổi vị
thành niên liên tục đối mặt với những thách thức cũng như nguy cơ. Để chinh
phục thách thức của cuộc sống và phòng tránh nguy cơ, cần được đáp ứng nhu
cầu cơ bản gồm môi trường an toàn, thông tin chính xác, kỹ năng sống, được tư
vấn và hỗ trợ dịch vụ y tế phù hợp; cần sống trong môi trường lành mạnh, tránh
căng thẳng, lạm dụng và bạo lực. Môi trường này cũng giúp các em có những
mối quan hệ tốt đẹp, gần gũi với gia đình, người lớn, bạn cùng trang lứa để tạo
cơ hội phát triển tối đa tiềm năng của mình. Vị thành niên cần được cung cấp
thông tin chính xác và đúng đắn giúp các em hiểu quá trình phát triển bản thân,
nguy cơ cho sức khỏe, điều kiện cần thiết để khỏe mạnh. Vị thành niên cần được
trang bị kỹ năng sống để đối phó những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống. Vị
thành niên cần được tư vấn riêng tư để giúp các em hiểu và giải quyết thách thức
của bản thân, từ đó ra quyết định có trách nhiệm. Vị thành niên cần dịch vụ y tế
dự phòng, điều trị và nâng cao sức khỏe mang tính toàn diện bao gồm các dịch
1
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục [6].
Hơn nữa, hiện nay xã hội vẫn còn quan điểm giáo dục sức khỏe sinh sản,
tình dục cho lứa tuổi vị thành niên là “vẽ đường cho hươu chạy” [10], vì vậy việc
giáo dục nội dung này ở gia đình, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Các bậc
cha mẹ vẫn băn khoăn, lúng túng trước câu hỏi: ”Có nên giáo dục giới tính cho
các con? Khi nào và như thế nào?” Thực tế, việc thiếu kiến thức, thông tin về sức
khỏe sinh sản đi cùng với những thay đổi về kinh tế văn hóa xã hội là nguyên
nhân cơ bản dẫn đến những hành vi có nguy cơ cao ở lứa tuổi vị thành niên.
Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng, internet, mạng xã hội… ngày
càng trở nên phổ biến tới tận các vùng nông thôn, với mọi lứa tuổi kể cả lứa tuổi
vị thành niên. Mà chất lượng thông tin, tính phù hợp lứa tuổi chưa có một
phương pháp nào quản lý, kiểm soát hoàn toàn được. Chúng dễ dàng ảnh hưởng
xấu đến suy nghĩ, nhân cách, tâm sinh lý của người vị thành niên. Vì thế, công
tác giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản là hết sức cần thiết, là sự chuẩn bị tốt
nhất cho quá trình phát triển bình thường cho tương lai của vị thành niên.
Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, thì Việt Nam là một trong những nước
có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em cũng
thống kê được kết quả, các trường hợp nào phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm
tới 20% số ca nạo phá thai. Trong khi đó, 50% các ca nhiễm HIV/AIDS dưới độ
tuổi 25 [9]. Công tác giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Việt
Nam tuy đã được triển khai từ rất sớm nhưng vẫn còn nhiều bất cập do đây là
một công việc phức tạp và tế nhị, không chỉ đòi hỏi quan tâm của nghành y tế mà
còn của cả xã hội cùng phối hợp thực hiện.
Một nghiên cứu mới đây về kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc sức khỏe
sinh sản của học sinh trung học phổ thông tại huyện Yên Khánh, Ninh Bình cho
2
thấy chỉ có 6.4% học sinh hiểu biết đúng về thời điểm có thai và có tới 93.6%
học sinh không biết ở thời điểm nào nếu quan hệ tình dục sẽ có thai [11]. Chính
sự thiếu hiểu biết này là nguyên nhân gây mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị
thành niên. Sự thiếu kiến thức và hành vi không đúng đắn về sức khỏe tình dục
cũng gây nguy cơ trong việc mắc các bệnh lây qua đường tình dục và tỷ lệ nạo
phá thai cao ở tuổi vị thành niên.
Xuất phát từ những lý do trên: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực
hành về sức khỏe sinh sản và một số yếu tố liên quan của học sinh trung học
phổ thông tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” sẽ là một bằng chứng
khoa học quan trọng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chương
trình liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên. Vì lứa tuổi
học sinh trung học phổ thông là giai đoạn cuối cùng, phát triển đầy đủ nhất, tổng
quan nhất của lứa tuổi vị thành niên. Với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định tỷ lệ kiến thức thái độ thực hành đúng về chăm sóc sức khỏe sinh
sản của học sinh trung học phổ thông tại Quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản của học
sinh trung học phổ thông tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2016.
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về tuổi vị thành niên, sức khỏe sinh sản và các yếu tố liên quan
1.1.1
Một số khái niệm
1.1.1.1 Vị thành niên
Tuổi vị thành niên là những người ở sau tuổi thiếu nhi và trước tuổi trưởng
thành. Đây là giai đoạn chuyển tiếp nhưng là một giai đoạn khác biệt và quan
trọng trong cuộc sống con người. Giai đoạn này có rất nhiều thay đổi về tâm sinh
lý, bước đầu hình thành nhân cách và là giai đoạn đánh dấu bước phát triển lớn
từ phạm vi gia đình, họ bước đầu gia nhập vào xã hội cộng đồng, vào tập thể
cùng nhóm tuổi. Với những đặc điểm sinh lí khác biệt, họ muốn khẳng định
mình nên dễ thay đổi tích cách, hành vi ứng xử. Sự thay đổi và phát triển này
phụ thuộc nhiều vào phong tục tạp quán dân tộc của các nước mà trong từng
nước từng dân tộc lại có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Vị thành niên là những người trong độ
tuổi từ 10-19 tuổi. Đó là thời kỳ tăng trưởng và phát triển con người, là giai đoạn
chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và lứa tuổi trưởng thành.
Dựa trên các đặc điểm tâm-sinh lý,xã hội của lứa tuổi vị thành niên, người ta
chia làm 3 giai đoạn[1]
- Giai đoạn đầu từ 10-13 tuổi.
- Giai đoạn giữa từ 14-16 tuổi.
- Giai đoạn sau từ 17-19 tuổi.
Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, do sự phát triển
của vị thành niên diễn ra sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội
4
và điều kiện địa lý của từng vùng, từng quốc gia.
1.1.1.2 Sức khỏe sinh sản
Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cairo năm 1994 định nghĩa
về sức khỏe sinh sản: “sức khỏe sinh sản là tình trạng khỏe mạnh về thể lực, tinh
thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ
máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó”[5]
[6]
1.1.2
Những đặc trưng cơ bản của tuổi vị thành niên
Thời kỳ vị thành niên là một trong những giai đoạn chuyển đổi quan trọng cả
về thể chất lẫn tâm thần, đặc trưng bởi tốc độ phát triển nhanh chóng để đạt tới
sự trưởng thành về cơ thể. Tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình
nhân cách. Đây là giai đoạn đặc biệt của cuộc sống, đánh dấu sự thay đổi về tâmsinh lý, bước đầu hình thành nhân cách với loạt những biến đổi: sự chín muồi về
thể chất, sự điều chỉnh của tâm lý và các quan hệ xã hội. Mặt khác, những biến
đổi sinh học ở lứa tuổi này đã tạo nên sự mất cân bằng tạm thời về tâm lý. Lứa
tuổi này luôn nỗ lực tìm kiếm sự độc lập, khuynh hướng khẳng định cái tôi cá
nhân, muốn thoát ra khỏi phạm vi gia đình và bước đầu gia nhập vào xã hội.
Trong giai đoạn tuổi vị thành niên, có một giai đoạn cực kỳ quan trọng diễn
ra, đó là giai đoạn dậy thì, thường ở lứa tuổi 14-17 tuổi. Bắt đầu từ giai đoạn này,
cả nam và nữ đều có những chuyển biến lớn về thể chất, tâm-sinh lý và đặc biệt
là các hoạt động chức năng của hệ thống sinh sản.
1.1.2.1 Những biến đổi về thể chất
Tuổi dậy thì bắt đầu với những thay đổi của hormone trong cơ thể. Các
5
hormone này khiến cho cơ thể có những biến đổi sinh học cả bên trong và bên
ngoài, có sự biến đổi nhanh về vóc dáng cơ thể, cơ quan sinh dục phát triển, các
đặc điểm giới tính khác như lông, râu, ngực trở nên rõ rệt. Ở trẻ trai, mốc đánh
dấu tuổi dậy thì bắt đầu đó là thể tích tinh hoàn tăng trên 4ml. Còn mốc đánh dấu
thời điểm dậy thì hoàn toàn, đó là lần xuất tinh đầu tiên. Ở trẻ gái, hai buồng
trứng bắt đầu hoạt động thể hiện bằng việc sinh giao tử và bài tiết hormone sinh
dục nữ progesteron, trong đó dấu hiệu đặc biệt quan trọng đánh dấu thiếu nữ đã
dậy thì, đó là xuất hiện kinh nguyệt hằng tháng[1]
Sự biến đổi về chiều cao và hình dáng là do sự phát triển nhanh của các
xương dài ở tay, chân. Ở các em nữ bắt đầu có sự tích tụ mỡ ở ngực, chậu hông
và đằng sau vai, ở các em nam có sự phát triển và tích tụ mỡ ở các khối cơ. Đến
cuối tuổi dậy thì, các em đã trở thành những chàng trai, cô gái với vóc dáng, khả
năng thể chất và sức mạnh khác nhau.
1.1.2.2 Những biến đổi về tâm lý
Tuổi dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang tuổi trưởng
thành, là giai đoạn không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa là người lớn. Ở giai
đoạn này, tâm lý có những biểu hiện thay đổi so với thời niên thiếu như: buồn
vui bất chợt, hay tư lự, mộng mơ, có cảm giác xấu hổ khi đứng gần hoặc giao
tiếp với bạn khác giới cùng lứa tuổi. Các em ý thức được mình không còn là trẻ
con nữa, lúc nào cũng muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều mới lạ.
Các em thường quan tâm đến những thay đổi của cơ thể, nhất là các em gái dễ
băn khoăn, lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm ở cơ thể khi so sánh với các
bạn cùng lứa. Các em cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến bạn bè, xã hội và
muốn thoát khỏi sự bảo hộ của gia đình. Cũng trong lứa tuổi này, các em thường
6
muốn tìm hiểu về khả năng hoạt động tình dục của mình.
Sự phát triển tâm lý, tình cảm của tuổi vị thành niên có sự khác nhau giữa
các cá nhân và phụ thuộc không ít vào môi trường sống của vị thành niên trong
gia đình, nhà trường và xã hội. Có thể nói cách sống và ứng xử của các bậc phụ
huynh, thầy cô giáo và đặc biệt là bạn bè cùng lứa có ảnh hưởng không nhỏ đến
sự hình thành và phát triển tâm lý, tình cảm của các em trong lứa tuổi này.
1.1.3
Các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản
1.1.3.1 Nội dung chính của chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Tại Việt Nam, chăm sóc sức khỏe sinh sản chia thành 10 nội dung[2]
- Làm mẹ an toàn.
- Kế hoạch hóa gia đình.
- Phá thai an toàn.
- Giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên.
- Phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản.
- Phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Phòng ung thư vú và các loại ung thư ở bộ phận sinh dục,
- Vô sinh.
- Sức khỏe tình dục và giáo dục về tình dục.
- Thông tin giáo dục truyền thông về sức khỏe sinh sản.
1.1.3.2 Nội dung chính về giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên
- Giáo dục sinh lý kinh nguyệt.
- Giáo dục vệ sinh cho vị thành niên nữ, vệ sinh kinh nguyêt.
- Giáo dục tình bạn, tình yêu lành mạnh.
- Giáo dục về sức khỏe tình dục và tình dục an toàn nhằm giảm gánh nặng
7
dân số, bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản kể cả nhiễm HIV/AIDS cũng
như lợi ích của việc sử dụng bao cao su.
- Giáo dục sinh lý thụ thai và các biện pháp tránh thai. Những dấu hiệu có
thai.
- Những nguy cơ do thai nghén sớm. Nguy cơ có thai ngoài ý muốn[5]
1.1.3.3 Các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe vị thành niên
- Kinh nguyệt và xuất tinh ở vị thành niên.
- Những đặc điểm giải phẫu, tâm sinh lý trong thời kỳ vị thành niên.
- Tình dục an toàn và lành mạnh.
- Các biện pháp tranh thai cho vị thành niên và thanh niên.
- Mang thai ở vị thành niên.
- Vị thành niên và thanh niên với vấn đề bạo hành.
- Kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục của vị
thành niên
- Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên và thanh niên.
- Thăm khám sức khỏe sinh sản cho vị thành niên và thanh niên.
- Tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên.[1]
1.1.3.4 Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên.
Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức,
thậm chí có những rủi ro vượt ngoài phạm vi kiểm soát của gia đình. Do đó, sự
quan tâm của xã hội là một đòi hỏi cần thiết trong quá trình chăm sóc sức khỏe
vị thanh niên. Các dịch vụ và hỗ trợ và chăm sóc y tế vị thanh niên đã ra đời
nhằm đáp ứng những yêu cầu trên. Trong đó, dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị
thành niên là một trong những dịch vụ tiêu biểu trong việc hỗ trợ và chăm sóc
sức khỏe vị thành niên một cách hiệu quả.
8
Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên đáp ứng nhu cầu của những
thanh thiếu niên trong lứa tuổi này một cách tế nhị và có hiệu quả. Dịch vụ này
sử dụng tối đa các nguồn lực y tế nhằm đảm bảo quyền lợi và chăm sóc sức khỏe
vị thành niên một cách hiệu quả nhất.
Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên phải là các dịch vụ có thể tiếp
cận được và phù hợp với vị thành niên. Dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành
niên cần đảm bảo các tiêu chuẩn như địa điểm, giá cả phù hợp, an toàn, phục vụ
theo những cách thức mà vị thành niên chấp nhận được nhằm đáp ứng nhu cầu
của vị thành niên và khuyến khích các em trở lại cơ sở y tế khi cần, cũng như
giới thiệu dịch vụ với bạn bè.
1.1.3.5 Những rào cản khiến vị thành niên khó tiếp cận các lĩnh vực sức
khỏe sinh sản
- Quan niệm của xã hội về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên còn
hạn chế.
- Các chính sách, chiến lược về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên còn ít,
chưa cụ thể, chưa có nhiều chính sách động viên vị thành niên.
- Thiếu các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên.
- Thái độ định kiến của thầy cô giáo, cha mẹ, cộng đồng đối với việc cung
cấp thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Đa số cán bộ cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản còn chưa được huấn
luyện để tiếp xúc và làm việc với vị thành niên.
1.2 Một số nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên
1.2.1
Một số nghiên cứu trên thế giới
9
Theo Báo cáo số liệu của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) năm
2013 cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh thiếu niên (nhóm dân số từ 10-24
tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới, trong đó có 88% thanh
thiếu niên tập trung tại các nước đang phát triển. Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ nữ
VTN kết hôn từ 15 tuổi tại châu Phi là 11%. Đặc biệt, tại một số nước như Niger,
Chad, Mali, Guines, Mozambique, Eritrca con số này là từ 20-36%. Tại Tây Á,
một số nước có tỷ lệ cao như Bangladesh 29%, Afghanistan 15%, Ấn Độ 13%,…
Khu vực Trung Mỹ và vùng Caribbean, Nam Mỹ là 8%, riêng cộng hòa
Dominican 12% và Brazil 11%. [12]
Theo số liệu của Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), hiện có hơn 500 triệu
trẻ em đang sinh sống tại các nước đang phát triển. Trong số đó có hang triệu trẻ
em gái phải lập gia đình khi còn nhỏ tuổi, phải mang thai và sinh con khi các em
chưa thực sự trưởng thành về mặt thể chất, tình cảm và chưa đủ trưởng thành về
mặt xã hội để sẵn sàng làm mẹ. Cụ thể, trên toàn cầu, cứ 3 nữ thanh niên trong
độ tuổi từ 20-24 thì có 1 người kết hôn trước lần sinh nhật thứ 18. Bên cạnh đó,
hàng năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi từ 15-19 sinh con và cứ 10 trẻ VTN
thuộc nhóm này thì có 9 VTN đã lập gia đình. Khu vực Châu Phi thuộc tiểu vùng
sa mạc Sahara là nơi có tỷ lệ sinh ở tuổi VTN cao nhất với 120 trẻ/1.000 trẻ VTN
trong độ tuổi 13-19. Ở khu vực châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean, tỷ lệ sinh
con ở tuổi VTN vẫn ở mức cao và chỉ mới bắt đầu giảm gần đây. Tương tự, số
lượng bà mẹ sinh con ở tuổi VTN tại các nước ở khu vực Đông Nam Á hiện nay
vẫn rất cao. [13]
Theo thống kê của UNFPA, trong số những VTN đã từng QHTD, chỉ có
khoảng 17% sử dụng BPTT và trên toàn thế giới, cứ mỗi phút trôi qua lại có 10
10
nữ VTN nạo phá thai không an toàn. Các biến chứng khi mang thai và khi sinh là
những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong cho các em gái tuổi từ 15-19. Tỷ lệ
thương tật và tỷ lệ tử vong do nạo phá thai không an toàn ở trẻ em gái VTN và
nữ thanh niên trẻ rất cao. Trên toàn thế giới, ít nhất 1/10 số nạo phá thai là ở phụ
nữ 15-19 tuổi. Mỗi năm có hơn 4,4 triệu VTN nữ nạo phá thai, 40% trong số
này là nạo phá thai không an toàn. Thai chết lưu và tử vong sơ sinh chiếm hơn
50% các ca sinh của các bà mẹ dưới 20 tuổi so với các bà mẹ từ 20-29 tuổi. Các
em gái VTN chưa được tiếp cận đầy đủ với việc sử dụng các BPTT. Ở những
nước đang phát triển, 22% trẻ em gái VTN tuổi từ 15-19 đã lập gia đình hoặc
đang chung sống như vợ chồng có sử dụng BPTT so với 69% phụ nữ và trẻ em
gái trong độ tuổi từ 15-49. [14]
Theo thống kê của PRB ghi nhận, trong cuộc chiến toàn cầu với HIV/AIDS,
năm 2011, có 0,4% thanh niên trong độ tuổi từ 15-24 bị lây nhiễm HIV/AIDS.
Tuy nhiên, tại một số quốc gia, tỷ lệ này là rất cao, đặc biệt với nữ như Lesotho,
South Africa, Swaziland và Mozabique từ 8,2-15,4%. Báo cáo của cơ quan AIDS
Liên hiệp quốc mới đây cho thấy, hiện trung bình có 3,3 triệu trẻ em (dưới 15
tuổi) bị HIV, mỗi ngày có 700 em bị lây nhiễm HIV và cũng có 600 em bị chết vì
các bệnh có liên quan đến AIDS. Bên cạnh đó, trên thế giới, cứ mỗi phút, có 5
người dưới 25 tuổi nhiễm HIV. Tỷ lệ các ca mới nhiễm HIV cao nhất là ở nhóm
dân số trẻ 15-24 tuổi. Mỗi năm, cứ 20 VTN thì có 1 mắc các bệnh LTQDTD.
Khoảng 23 triệu nữ VTN bị nhiễm Clamydia, một số viêm nhiễm thường không
có triệu chứng và dẫn đến vô sinh. Tỷ lệ mắc lậu cao nhất ở phụ nữ 15-19 tuổi và
nam giới 20-24 tuổi.
Theo một nghiên cứu ở Bồ Đào Nha cho thấy, tỷ lệ hoạt động tình dục của
11
VTN Bồ Đào Nha khá cao (44%-95%). Trong đó, BPTT được lựa chọn thường
xuyên và đầu tiên nhất khi QHTD là bao cao su (76-96%). Tuy nhiên chỉ có một
phần ba số thanh niên Bồ Đào Nha đã từng tìm đến cơ sở y tế để được tư vấn về
các BPTT và các bệnh LTQDTD. Hiểu biết về các bệnh LTQDTD của VTN Bồ
Đào Nha cũng còn khá thấp, chỉ có 12% VTN biết bệnh nhiễm Clamydia là bệnh
LTQDTD. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đa số VTN cảm thấy không thoải mái
khi chia sẻ các vấn đề về QHTD với cha mẹ. [15]
Một số nghiên cứu khác ở châu Phi cho thấy rằng, QHTD sớm và QHTD
nhiều bạn tình là phổ biến, ảnh hưởng của bạn đồng lứa có vai trò quan trọng tới
QHTD ở VTN. Nghiên cứu ở Nigeria (2006) cho biết 19% nam và 6% nữ VTN
học sinh trung học đã QHTD. Tuổi trung bình QHTD lần đầu ở nam là 15,7 tuổi
và ở nữ là 16,1 tuổi. Khoảng ¼ VTN có sử dụng bao cao su trong lần QHTD gần
nhất và 25% VTN QHTD lần đầu là không tự nguyện. Mặt khác, vấn đề giáo dục
SKSS ở châu lục này chủ yếu chỉ tập trung vao việc đẩy lùi nạn dịch AIDS và cố
gắng thiết lập những chương trình giáo dục về AIDS, còn các kiến thức về SKSS
thì chưa được quan tâm nhiều. [16]
Một điều tra của WHO tại Trung Quốc thống kê có khoảng 90% thanh thiếu
niên có QHTD trước hôn nhân đẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Tuổi
trung bình của các em gái mang thai là 17,5 tuổi. Chỉ có khoảng 2% trẻ nhận
được sự GDGT từ cha mẹ, 9% được giáo dục từ trường , số còn lại là qua
internet, báo chí, phim ảnh,... kiến thức về SKSS VTN còn kém, chỉ có 39,23%
biết các bệnh LTQDTD và 57,74% VTN biết hai con đường lây truyền
HIV/AIDS. Một điều tra khác ở học sinh trung học cũng cho kết quả có 35,6%
học sinh đồng ý rằng “QHTD trước hôn nhân là bình thường” và 44% cho rằng
12
“có thể QHTD nếu hai người có yêu nhau”. Về tình trạng QHTD ở VTN, có
3,5% VTN nam và 0,58% VTN nữ đã có kinh nghiệm tình dục, có đến 11,61%
thanh thiếu niên ở thành phố Chengdu, Trung Quốc đã có kinh nghiệm về tình
dục trước hôn nhân. Nhìn chung, đa số VTN tại Trung Quốc có kiến thức và thái
độ chưa tốt về SKSS, chính điều này đã dẫn đến tình trạng QHTD sớm và mang
thai ở độ tuổi VTN khá cao. Mặt khác việc cung cấp thông tin về GDGT ở Trung
Quốc chưa thật sự hiệu quả, đa số các em đều tìm hiểu thông tin qua internet,
báo chí, phim ảnh,... [17]
Đất nước Ấn Độ là nơi có VTN nhiều nhất thế giới, chiếm tỷ lệ khoảng 26%
dân số cả nước. Tuy nhiên vấn đề SKSS tại Ấn Độ khá phức tạp. Theo một
nghiên cứu về sức khỏe VTN ở nước này cho thấy, tỷ lệ VTN đóng góp 17% vào
tổng tyt suất sinh ở Ấn Độ. Có 2,7 trẻ trai và 8% trẻ gái QHTD lần đầu trước 15
tuổi, 34% VTN nữ đã từng kết hôn báo cáo rằng họ bị bạo hành về thể chất và
tình dục. Bên cạnh đó, chỉ có 15% VTN nhận được sự giáo dục về SKSS và giới
tính. Việc không được trang bị đầy đủ kiến thức về SKSS đã dẫn đến những
nguy cơ QHTD không an toàn và mắc các bệnh LTQDTD. Một nghiên cứu khác
về kiến thức, thái độ, thực hành của VTN Ấn Độ cho biết, có 54,8% VTN nữ
không biết về hiện tượng kinh nguyệt trước khi có kinh lần đầu và chỉ có 34,1%
nữ VTN biết về tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Đối với các VTN nam, chỉ có
30,3% cho rằng thủ dâm là không có hại. Đa số các VTN thực hành đúng đối
với vấn đề vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày (71,7% VTN rửa bộ phận sinh
dục bằng xà phòng mỗi ngày và 62,2% có phương pháp vệ sinh đúng – rửa từ
trước ra sau). [18]
Nghiên cứu về VTN ở một số nước châu Á, Thái Bình Dương cho thấy 13%
13
nữ và 3% nam đã từng mắc bệnh LTQDTD, trong đó 33% có QHTD trước 15
tuổi và 55% có nhiều bạn tình. Yếu tố liên quan đến mắc bệnh LTQDTD là nữ,
có nhiều bạn tình, đã từng QHTD để nhận tiền hay quà. Một số tác giả đề cập
rằng, quan tâm đến SKSS VTN là vấn đề cấp thiết ở châu Á và các nước đang
phát triển vì các nguy cơ liên quan mang thai, nạo phá thai, sức khỏe và nhiễm
HIV/AIDS ở VTN.
1.2.2
Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm
cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là
học sinh, sinh viên. Còn theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, mặc dù
tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá
thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng – chiếm hơn 20% các trường
hợp nạo phá thai. Cụ thể, báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại một
cuộc hội thảo được tổ chức mới đây cho thấy, thực trạng phá thai to ở VTN
chiếm tỷ lệ khá cao, trêm 10% trong tổng số ca phá thai, các trường hợp phá thai
to gặp nhất ở đối tượng học sinh,, sinh viên. Còn theo báo cáo của Trung tâm
Chăm sóc SKSS thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, cứ 100 trường hợp trẻ sinh
ra sống lại có 73 trường hợp nạo phá thai, trong đó 2,4% là VTN,... Điều đáng
lưu ý, đây chỉ mới là thống kê từ các bệnh viện khu vực Nhà nước, còn số liệu từ
các bệnh viện tư, phòng khám tư thì không thống kê được.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi QHTD lần đầu ở VTN Việt
Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, Hiv và
các bệnh LTQDTD khác vẫn còn rất hạn chế, chỉ có khoảng 20,7% sử dụng
BPTT trong lần QHTD đầu tiên.
14
Theo các chuyên gia y tế - dân số, với con số mamg thai ở VTN và nạo hút
thai nêu trên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN cao nhất Đông
Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, tỷ lệ
VTN có thai chiếm 4% trong số các trường hợp có thai. Đây không chỉ là gánh
nặng, thách thức lớn cho công tác dân số, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại
những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất
nước.
Theo một nghiên cứu về “Kiến thức – thái độ - hành vi về SKSS VTN của
học sinh trường trung học y tế tỉnh Đồng Tháp năm 2005” cho thấy, tỷ lệ có kiến
thức về SKSS đạt mức tối đa là 46%, có thái độ tích cực là 38%, tỷ lệ học sinh
có QHTD trước hôn nhân là 11%, có hành vi bảo vệ là 32%. Qua những kết quả
trên cho thấy rằng, đa số các học sinh ở trường trung học y tế tỉnh Đồng Tháp
chưa có những kiến thức và thái độ đúng đắn trong lĩnh vực SKSS, từ đó có thể
dẫn đến những hành vi sai lầm về QHTD.
Cũng theo một kết quả nghiên cứu Kiến thức – thái độ - thực hành về SKSS
ở học sinh THPT ở huyện Đại Từ - Thái Nguyên năm 2007 của tác giả Nguyễn
Văn Trưởng cho biết: học sinh có hiểu biết tốt những kiến thức về SKSS nói
chung, tuy nhiên học sinh còn hiểu biết ít về các BPTT, thời điểm thụ thai và con
đường lây nhiễm HIV/AIDS, học sinh có thái độ tốt đối với vấn đề QHTD và có
thai trước hôn nhân. Có mối liên quan giữa giới tính và sự hiểu biết về dấu hiệu
dậy thì, mối liên quan giữa mức độ tiếp cận thông tin về SKSS của học sinh với
sự hiểu biết về các BPTT. [10]
Nghiên cứu về Kiến thức – thái độ - thực hành SKSS của học sinh THPT
huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Đô cho kết
15
quả: tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về: dấu hiệu sinh lý tuổi dậy thì bạn gái là
84%, dấu hiệu sinh lý tuổi dậy thì bạn trai là 62,2%, khả năng mang thai nếu có
quan hệ tình dục là 83,8%, các BPTT: 86,3%, bệnh LTQDTD: 87,5%,... Thái độ
đúng về SKSS: đối với việc xem phim ảnh, sách báo có nội dung khiêu dâm là
77,2%, thực trạng QHTD trước hôn nhân là 78,8%, hành vi thủ dâm là 72,8%,
thực trạng nạo phá thai là 80,3%. Hành động đúng về SKSS: vệ sinh kinh nguyệt
là 87,7%, xử lý tình huống khi mang thai ngoài ý muốn là 42,5%, đôi với phim
ảnh, sách báo khiêu dâm là 75%. Những kết quả trên cho thấy tình hình chăm
sóc SKSS VTN ở huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cũng được quan tâm khá tốt.
[4]
Theo một nghiên cứu khác của Phạm Thị Hồng về “Thực trạng nhu cầu chăm
sóc giáo dục SKSS của học sinh THPT tại trường THPT Trương Định – Hoàng
Mai – Hà Nội” cho thấy: Nhu cầu giáo dục SKSS với học sinh là rất lớn. Do
chưa có nhiều kiến thức và bản thân các em lúng túng với các kiến thức hiện có
về SKSS nên các em rất mong muốn được giáo dục SKSS. Về thời điểm giáo
dục, các em mong muốn được giáo dục lớn nhất là ở độ tuổi lớp 9, đây là độ tuổi
các em bắt đầu dậy thì, có rất nhiều thay đổi cơ thể khiến các em băn khoăn và
mong muốn được giải đáp một cách rõ ràng nhất. [7]
Khảo sát Kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS của học sinh THPT trên địa
bạn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2013 của tác giả Đinh Thị Thanh
Nga cho thấy: đa số học sinh có kiến thức và hiểu biết tốt về các dấu hiệu dậy
thì, những nội dung khác trong SKSS thì hiểu biết còn hạn chế. Thái độ của VTN
tương đối tốt về việc có bạn tình khi còn đang đi học, QHTD và có thai trước
hôn nhân cho thấy tư tưởng văn hóa truyền thống dân tộc vẫn được các gia đình
16