Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Thách thức và cơ hội của hiệp định đối tác xuyên thái bình dương với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.85 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
-----------------------------------------

Đề tài

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VỚI VIỆT
NAM

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hằng


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GLOBAL COMPETITIVENESS INDEX) 2012-2013
Bảng 2: Dự báo về thay đổi tỷ trọng nhập khẩu ở Việt Nam đến năm 2025
Bảng 3: Dự báo về thay đổi tỷ trọng xuất khẩu ở Việt Nam đến năm 2025
Bảng 4: Dự đoán GDP các nước thành viên TPP năm 2025

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM 5 THÁNG
ĐẦU 2012


PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá đang diên ra một cách hết sức mạnh mẽ. Nó tạo
ra cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức lớn chưa từng có trong lịch sử. Việt


Nam với phương châm: “muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới”, do vậy xu thế liên
minh, liên kết là một việc làm cần thiết và tất yếu. Việc Việt Nam liên tục và nỗ lực không
ngừng từng bước tham gia đàm phán để trở thành viên của WTO là một bằng chứng minh họa
xác thực cho điều này. Tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề không chỉ
đặt ra đối với Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới: không phân biệt là quốc gia
phát triển hay đang phát triển, thể chế chính trị là Tư bản chủ nghĩa hay Xã hội chủ nghĩa,
không phân biệt sắc tộc, tôn giáo hay màu da… Tổng giám đốc WTO, Supachai Panitchpakdi,
đã nhiều lần nói: “ Thương mại là công cụ tốt nhất để chống lạ đói nghèo” . Thật vậy, từ khi đất
nước ta tiến hành mở cửa thị trường thì xuất nhập khẩu là một hoạt động quan trọng và không
thể thiếu để mang lại sự giàu có cho quốc gia cũng như ngân sách Chính phủ.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, cơ hội và thách thức cũng càng mở ra rộng hơn cho Việt Nam
khi tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là đàm phán thương mại tự
do quan trọng nhất của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, hơn thế nữa, hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương được các chuyên gia kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn
diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21, không chỉ vì đây là một
Hiệp định lớn mà còn ở tầm vóc và ảnh hưởng của nó. Về phạm vi, so với các hiệp định BTA,
FTA, và trong WTO, TPP mở rộng hơn, không chỉ là các vấn đề thương mại hàng hóa, thương
mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ mà còn cả các vấn đề phi thương mại như mua sắm chính
phủ, môi trường, lao động, công đoàn,... Về mức độ, Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ đưa ra
những cam kết tự do hóa mạnh mẽ và những cải cách sâu sắc ở trong nước.


Để góp phần đưa ra cơ sở khoa học và khuyến nghị các giải pháp khi Việt Nam tham gia TPP,
chúng tôi đã nghiên cứu và làm rõ tiểu luận sau với chủ đề “Thách thức và cơ hội của Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương với Việt Nam”.


PHẦN NỘI DUNG

I.


Giới thiệu về Hiệp định TPP

1. Khái niệm
Đàm phán Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương mại tự
do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác
trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 9 nước tham gia vào đàm phán
TPP (đó là New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia và Việt
Nam).
Đàm phán TPP được xem là một trong những đàm phán mở cửa thương mại quan trọng nhất
của Việt Nam trong thời gian tới đây.

2. Lịch sử hình thành
Đàm phán TPP có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - còn gọi là P4) - một Hiệp định
thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore,
Chile, New Zealand và Brunei.
Năm 2007, các nước thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm phán của Hiệp định này
ra các vấn đề dịch vụ tài chính và đầu tư và trao đổi với Hoa Kỳ về khả năng nước này tham
gia vào đàm phán mở rộng của P4. Phía Hoa Kỳ cũng bắt đầu tiến hành nghiên cứu vấn đề,
tham vấn nội bộ với các nhóm lợi ích và Nghị viện về vấn đề này.
Tháng 9/2008, USTR thông báo quyết định của Hoa Kỳ tham gia đàm phán P4 mở rộng và
chính thức tham gia một số cuộc thảo luận về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính với các nước
P4. Tháng 11 cùng năm, các nước Úc, Peru và Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm và tham gia


đàm phán TPP, nâng tổng số thành viên tham gia lên 8 nước (trừ Việt Nam đến 13/11/2010 mới
tuyên bố tham gia đàm phán với tư cách thành viên đầy đủ, các nước khác quyết định tham gia
chính thức ngay từ đầu). Cũng từ thời điểm này, đàm phán mở rộng P4 được đặt tên lại là đàm
phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tuy nhiên đàm phán TPP mới đã bị trì hoãn đến tận cuối 2009 do phải chờ đợi Hoa Kỳ hoàn
thành kỳ bầu cử Tổng thống và Chính quyền mới của Tổng thống Obama tham vấn và xem xét
lại việc tham gia đàm phán TPP. Tháng 12/2009 USTR mới thông báo quyết định của Tổng
thống Obama về việc Hoa Kỳ tiếp tục tham gia TPP. Chỉ lúc này đàm phán TPP mới được
chính thức khởi động.

3. Phạm vi điều chỉnh
Mặc dù chưa đi vào cụ thể, phạm vi điều chỉnh tương lai của TPP có thể được suy đoán phần
nào khi nhìn vào tính chất của các FTA (Free Trade Agreements - Hiệp định thương mại tự do)
nói chung, hiện trạng P4 nói riêng cũng như tham vọng đối với TPP của Hoa Kỳ, bên đàm phán
có ảnh hưởng lớn nhất đối với tiến triển đàm phán.
Cụ thể, phạm vi điều chỉnh của TPP được xem là bị quy định bởi ít nhất 3 yếu tố sau:
-

TPP – Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Về nguyên tắc, các FTA đòi hỏi mức độ cam kết mở cửa sâu hơn, chủ yếu ở các lĩnh vực phải
cam kết mở cửa rộng hơn, mức độ mở cửa như cắt giảm thuế quan, loại bỏ các điều kiện tiếp
cận thị trường…
Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa hoạt động thương mại trên thế giới đã chứng kiến 3 thế hệ
các FTA, bắt đầu từ các FTA thế hệ thứ nhất tập trung ở việc tự do hóa lĩnh vực thương mại
hàng hóa (cắt giảm thuế quan, loại bỏ các rào cản phi thuế), sang các FTA thế hệ thứ hai với
việc mở rộng phạm vi tự do hóa sang các lĩnh vực dịch vụ nhất định (xóa bỏ các điều kiện tiếp


cận thị trường trong các lĩnh vực dịch vụ liên quan), và FTA thế hệ thứ ba tiếp tục mở rộng
phạm vi tự do về dịch vụ, đầu tư.
Là một hiệp định mới nhất được đàm phán trong thời gian này, rõ ràng TPP sẽ khó đi chệch xu
hướng chung. Phạm vi của hiệp định này được dự kiến là sẽ rất rộng và phức tạp, không chỉ
đàm phán về những lĩnh vực thương mại mở cửa được đề cập mà cả những vấn đề phi thương

mại như lao động, môi trường cũng được xem xét.
-

TPP – Sự phát triển của P4

Với “nền tảng” là Hiệp định P4, TPP được dự kiến là mở rộng và đa dạng hóa các lĩnh vực cam
kết mà P4 đã đề cập. Theo một logic tự nhiên TPP được suy đoán có phạm vi rộng hơn P4.
Trong khi đó P4 đã có cam kết mạnh về thuế quan và nhiều vấn đề phi thuế quan (xuất xứ hàng
hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối
với thương mại, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, chính sách cạnh tranh…) và cả những vấn đề phi
thương mại như lao động, môi trường...
TPP mới chắc chắn sẽ có phạm vi lớn hơn nữa.
-

TPP – “FTA của thế kỷ 21”

Tham gia đàm phán TPP, Hoa Kỳ tuyên bố nước này kỳ vọng TPP sẽ tạo dựng một chuẩn mới
cho các “FTA của thế kỷ 21”. Mong muốn đằng sau tuyên bố này là Hoa Kỳ sẽ cố gắng để TPP
có phạm vi lớn nhất có thể, và với mức độ mở cửa rộng nhất có thể.
Những yếu tố nêu trên là căn cứ để nhiều chuyên gia cho rằng mặc dù chưa xác định các nội
dung đàm phán thực chất, TPP sẽ có phạm vi điều chỉnh rộng, với xu hướng đàm phán tự do
mạnh mẽ , ví dụ:
- Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%), thực hiện ngay hoặc thực hiện với
lộ trình rất ngắn.


- Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính.
- Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư.
- Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn so với mức trong
WTO (WTO+).

- Các biện pháp SPS, TBT: Siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật.
- Cạnh tranh và mua sắm công: Tăng cường cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công.
- Các vấn đề lao động: đặc biệt là các vấn đề về quyền lập hội (nghiệp đoàn), quyền tập hợp và
đàm phán chung của người lao động, quy định cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức,
quy định cấm khai thác lao động trẻ em, quy định không phân biệt đối xử trong lực lượng lao
động.
- Các vấn đề phi thương mại khác: Tăng yêu cầu về môi trường.


II.

Các vòng đàm phán

1. Vòng đàm phán thứ nhất
Vòng đàm phán chính thức thứ nhất của TPP được tổ chức tại Melbourne vào ngày 15-19 tháng
3 năm 2010, với sự tham gia của hơn 200 quan chức của Australia, Hoa Kỳ, New Zealand,
Chile, Singapore, Brunei, Peru và Việt Nam. Kết quả đạt được từ vòng đàm phán này đã đem
lại cho TPP một khởi đầu mạnh mẽ.
Các nhà đàm phán TPP trao đổi quan điểm về hàng loạt các vấn đề:
-

Các phương pháp tiếp cận mới đối với những trở ngại mà các doanh nghiệp trong khu vực
gặp phải.

-

Các lĩnh vực mới nổi của thương mại quốc tế như dịch vụ, thương mại điện tử và công nghệ
xanh.

-


Thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thương mại.

-

Phát triển một khung đàm phán tốt nhất cho một hiệp định chất lượng cao của thế kỷ 21 để
có thể thúc đẩy hội nhập khu vực, thống nhất pháp lý giữa các đối tác TPP, tăng tính cạnh
tranh giữa các nền kinh tế TPP, tăng tính minh bạch và phát triển.

2. Vòng đàm phán thứ 2
Vòng đàm phán thứ hai của TPP được tổ chức tại San Francisco từ ngày 14 đến ngày 18 tháng
6 năm 2010 đã đạt được những tiến triển đáng kể cả về cấu trúc của Hiệp định cũng như hàng
loạt các vấn đề cụ thể trong TPP.


Các nước TPP thống nhất rằng các Hiệp định thương mại song phương giữa các nước TPP sẽ
tiếp tục tồn tại song song với TPP, điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng
hiệp định nào tốt hơn cho hàng hóa, dịch vụ hay đầu tư của mình.
Các trưởng đoàn đàm phán cũng đạt được sự thống nhất về hàng loạt các vấn đề chung quan
trọng của thế kỷ 21 định hướng cho các cuộc đàm phán, như:
- Thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ vào thương mại.
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới như giảm thủ tục hải quan
- Thúc đẩy tính thống nhất pháp lý, bao gồm thông qua khuyến khích hợp tác giữa các cơ quan
quản lý.
- Xem xét cách thức để tăng tính cạnh tranh của các nước đối tác TPP.
- Tập trung vào tính minh bạch trong quản lý và điều hành và tính đến nhu cầu của các nước
đang phát triển.
Ngoài ra, các nhà đàm phán TPP cũng đạt được các tiến triển về hàng loạt các vấn đề truyền
thống của FTA bao gồm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, các rào
cản kỹ thuật đối với thương mại, chính sách cạnh tranh, các vấn đề pháp lý và xây dựng năng

lực. Các cuộc thảo luận cũng tập trung vào loại điều khoản nào quy định về thương mại và lao
động, thương mại và môi trường phù hợp với TPP.

3. Vòng đàm phán thứ 3
Vòng đàm phán thứ 3 của TPP được tổ chức tại Brunei từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 10 năm
2010 với sự tham gia của một thành viên mới, Malaysia. Các đối tác TPP (Australia, Brunei,
Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam) tiếp tục cam kết mở
rộng thành viên cho các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.


24 nhóm đàm phán đã gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề như hàng hóa công nghiệp, nông
nhiệp, các tiêu chuẩn, dịch vụ, đầu tư , dịch vụ ngân hàng, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ,
cạnh tranh, lao động và môi trường.
Các cuộc đàm phán về mục tiêu và phương pháp tiếp cận thị trường tiếp tục diễn ra với quan
điểm hướng tới đạt được mục tiêu chung về một hiệp định tham vọng cao thúc đẩy hội nhập
khu vực. Các nước TPP cũng tiếp tục đàm phán về các cam kết nền, bao gồm:
- Tăng kết nối thông qua tạo cơ hội tối đa hiệu quả của chuỗi cung ứng trong khu vực.
- Tăng tính thống nhất về pháp lý trong khu vực.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng được TPP.
- Hỗ trợ phát triển.
Ngoài ra, một tọa đàm hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng năng lực về các vấn đề vệ sinh dịch tễ, lao
động và môi trường liên quan đến thương mại đã được tổ chức song song với các cuộc đàm
phán.

4. Vòng đàm phán thứ 4
Vòng đàm phán thứ 4 Hiệp định TPP được tổ chức tại Auckland từ ngày 6-10 tháng 12/2010,
với sự tham gia của 9 nước (Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore,
Mỹ và Việt Nam), tiếp tục đạt được tiến bộ về tất cả các vấn đề đàm phán. Các nước TPP cũng
hoan nghênh sự tham gia lần đầu tiên của Việt Nam với tư cách là thành viên đầy đủ.
Với chỉ đạo từ các nhà lãnh đạo TPP nhằm kết thúc đàm phán càng sớm càng tốt, các cuộc

đàm phán đã diễn ra khẩn trương ở cả 24 nhóm đàm phán về các vấn đề như hàng hóa, dịch vụ,
đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, cạnh tranh, các tiêu chuẩn, dịch vụ tài chính, xây
dựng năng lực, lao động và môi trường. Nhiều tiến bộ đạt được, với hầu hết các nhóm đã bắt
đầu làm việc trên các bản thảo.


Ngoài ra, các đối tác TPP cũng đạt được tiến bộ về các cam kết nền về các vấn đề của thế kỷ 21
như:
- Thúc đây hội nhập khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chẳng hạn như thông qua xem xét
làm thế nào để TPP có thể hỗ trợ và tăng cường hiệu quả của các chuỗi cung ứng trong kinh
doanh, …
- Tăng tính thống nhất và tương thích của các hệ thống pháp lý trong TPP để các doanh nghiệp
có thể hoạt động dễ dàng hơn trong thị trường TPP.
- Tạo ra một “hiệp định sống” - có thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và
có thể kết nạp thêm thành viên mới.
- Hỗ trợ phát triển, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực liên tục và phù hợp.
Có rất nhiều bên quan tâm đến các cuộc đàm phán, bao gồm hơn 100 đại diện từ các nhóm
doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các viện từ các nước TPP tham gia diễn đàn bên lề
vòng đàm phán. Việc lấy ý kiến rộng rãi từ các bên liên quan đem lại những thông tin hữu ích
cho các nhà đàm phán TPP.

5. Vòng đàm phán thứ 5
Vòng đàm phán 5 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP được tổ chức tại Santiago từ
ngày 14 đến ngày 18 tháng 2 năm 2011, với sự tham gia của 9 nước Australia, Brunei, Chile,
Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, tiếp tục những bước tiến mới
nhằm đạt được một Hiệp định thương mại khu vực toàn diện chất lượng cao.
Các đàm phán về tiếp cận thị trường đối với hàng hóa bắt đầu ở Santiao, sau khi các bên trao
đổi các bản chào ban đầu vào tháng 1/2011. Các nhà đàm phán về hàng hóa thống nhất trao đổi
danh sách các bản yêu cầu cải thiện những bản chào ban đầu. Các bên cũng thảo luận về việc
làm thế nào để thiết lập được một quy tắc xuất xứ trong TPP tối ưu nhất. Các bên đồng ý trao

đổi các bản chào về tiếp cận thị trường đối với dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ trước


vòng đàm phán tới. Các bản chào dịch vụ và đầu tư sẽ được thực hiện trên cơ sở chọn bỏ, đối
với tất cả các nước TPP.
Các bên cũng đang xem xét các đề xuất về các cam kết nền về các vấn đề chung, tập trung vào:
- Đề xuất về tăng cường cạnh tranh và thúc đẩy kinh doanh trong khu vực.
- Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thương mại khu vực.
- Làm sâu sắc thêm mối liên kết sản xuất và chuỗi cung ứng giữa các nước TPP.
- Tăng cường sự gắn kết giữa các hệ thống pháp luật của các nước TPP nhằm tạo điều kiện
thuận lợi hơn nữa cho thương mại.
- Thúc đẩy phát triển.
Cũng giống như các vòng đàm phán khác, các nhà đàm phán TPP tiếp nhận rộng rãi ý kiến
bình luận của các doanh nghiệp, các nhóm dân sự và các bên liên quan khác về tất cả các vấn
đề. Các bên liên quan trình bày các bài phát biểu của mình trong một chương trình song song
với các cuộc đàm phán về rất nhiều vấn đề từ luật và thực tiễn về lao động đến sở hữu trí tuệ và
dịch vụ tài chính. Việc lấy ý kiến rộng rãi từ các bên liên quan từ tất cả các nước TPP đem lại
những thông tin quý giá cho các nhà đàm phán.

6. Vòng đàm phán thứ 6
Vòng đàm phán 6 Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP được tổ chức tại Singapore
từ ngày 24/3 đến ngày 1/4/2011. Các bên tiếp tục đạt được các tiến triển. Các nhà đàm phán tại
vòng đàm phán này tập trung vào thu hẹp khoảng cách về vị thế trên bản thảo và thảo luận các
bản chào ban đầu về tiếp cận thị trường của các nước.
Liên quan đến vấn đề tiếp cận thị trường, các nhà đàm phán đã trao đổi danh sách các yêu cầu
cải thiện các bản chào ban đầu trước vòng đàm phán này, và các bản chào thuế quan sửa đổi sẽ
được trao đổi trước vòng đàm phán tới. Các cuộc thảo luận về các quy tắc xuất xứ đối với các


sản phẩm cụ thể đã đạt được kết quả - đó là các nhân tố chính để đạt được một FTA khu vực hỗ

trợ hội nhập chuỗi cung ứng kinh doanh hiện đại.
Các bản chào ban đầu về tiếp cận thị trường được trao đổi trước vòng đàm phán này về dịch vụ,
đầu tư và mua sắm chính phủ. Các cuộc thảo luận cũng đạt được các tiến triển về các cam kết
nền về các vấn đề chung, như gia tăng sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào
thương mại quốc tế, tăng cường hài hòa pháp lý, thúc đẩy chuỗi cung ứng và sản xuất trong
khu vực. Các bên cũng thảo luận về các đề xuất nhằm đảm bảo TPP thực sự là một “hiệp định
sống” - tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia nhập các thành viên mới và có khả năng thích ứng
với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Một diễn đàn bên lề các đàm phán 6 TPP cũng được tổ chức tại Singapore ngày 27/3/2011, Hơn
50 đại diện từ các nhóm doanh nghiệp, các viện và các tổ chức phi chính phủ từ các nước thành
viên TPP đã tham dự diễn đàn. Ngoài ra, một tọa đàm về lao động cũng được tổ chức vào ngày
30/3/2011 tập trung vào các vấn đề chính mà các doanh nghiệp và người lao động sẽ phải đối
mặt và hướng giải quyết các vấn đề này trong TPP.

7. Vòng đàm phán thứ 7
Vòng đàm phán 7 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được tổ chức tại TP Hồ
Chí Minh, Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 24 tháng 6/2011. Các đối tác TPP (Australia, Brunei,
Chile, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hoa Kỳ, và Việt Nam) tiếp tục đẩy nhanh tiến độ ở
tất cả các nhóm đàm phán. Bản dự thảo đang được soạn thảo bởi các nhóm đàm phán.
Các bên đã làm việc nhằm củng cố các vấn đề hiện tại và xem xét các đề xuất mới ở các nhóm
làm việc, bao gồm sở hữu trí tuệ, dịch vụ, minh bạch, truyền thông, hải quan và môi trường.
Về vấn đề tiếp cận thị trường, các bên thảo luận về từng bản chào của các nước và phương
pháp tiếp cận. Một số nước đưa ra các bản chào về sửa đổi thuế quan sau khi được yêu cầu cải
thiện các bản chào ban đầu về tiếp cận thị trường.
Về lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ, các bên tiếp tục thảo luận về các cam kết
tiếp cận thị trường và trả lời các câu hỏi được đưa ra về các biện pháp không tuân thủ. Có một
sự khác biệt đáng kể mức độ mở cửa của các bản chào, các quốc gia với những bản chào tham
vọng bày tỏ lo ngại đối với các bản chào tương đối thận trọng hơn. Các bên cũng đã có những



cuộc thảo luận hữu ích về vấn đề phát triển và tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng hiệp định
sẽ giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước TPP.
Một diễn đàn bên cạnh đàm vòng đàm phán 7 đã được tổ chức ngày 19/6 dành cho các bên
quan tâm bao gồm đại diện các ngành, doanh nghiệp, chuyên gia và các tổ chức phi chính phủ.
Thông điệp từ diễn đàn rất khác nhau từ ủng hộ cho các cam kết đầy tham vọng đến những
quan ngại rằng các cam kết này sẽ không đem lại lợi ích cho các nước đang phát triển.

8. Vòng đàm phán thứ 8
Vòng đám phán thứ 8 Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã diễn ra tại Chicago,
Mỹ từ ngày 6 đến ngày 15 tháng 9 năm 2011. Các đối tác TPP (Australia, Brunay, Chile,
Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam) tiếp tục thảo luận nhằm hướng tới
một thỏa thuận khung tại Hôi nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11.
Các bên đã đạt được tiến bộ trong củng cố và thu hẹp vị thế giữa các bên đàm phán tại hơn 20
chương trong dự thảo văn kiện hiện tại. Đặc biệt, quá trình đàm phán đạt được bước tiến quan
trong trong các vấn đề Hải quan, Kiểm dịch động thực vật (SPS), các Hàng rào kỹ thuật trong
Thương mại (TBT), vấn đề Viễn thông và Mua sắm Chính phủ. Những thảo luận chi tiết về các
vấn đề “ngang” như phương thức nhằm tăng cường lợi ích của Hiệp định đối với các Doanh
nghiệp nhỏ và vừa, tăng khả năng cạnh tranh, tính chặt chẽ pháp lý và phát triển. Các bên tiếp
tục xem xét bản chào mới trong một số các chương về môi trường, sở hữu trí tuệ (tại chương
này, Hoa Kỳ đã chi tiết một số điều khoản mới liên quan đến mặt hàng tân dược) và tính minh
bạch.
Đối với nhóm dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ, quá trình đàm phán đã có những tiến triển
khi xem xét chi tiết những biện pháp không phù hợp trong tiếp cận thị trường của từng quốc
gia.
Diễn đàn bên lề được tổ chức vào ngày 10 tháng 9 đã thu hút 250 đơn vị tham gia với hơn 60
bài trình bày đến từ các bên liên quan như khu vục tư nhân, các nhóm ngành công nghiệp và
các tổ chức xã hội dân sự. Các vấn đề được các bên đưa ra như quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề dệt
may, giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài, chuỗi cung ứng, môi trường, các
doanh nghiệp sở hữu nhà nước và vấn đề quản lý vốn.



9. Vòng đàm phán thứ 9
Vòng đàm phán thứ 9 của TPP kết thúc vào ngày 28/10/2011 tại Lima, Peru sau 10 ngày đàm
phán với 870 đại biểu tham dự, bao gồm các nhà đàm phán, các bên liên quan và giới truyền
thông.
Vòng đàm phán lần này tiếp tục đạt được các tiến triển mới, đặc biệt ở một số chương về các
vấn đề Vệ sinh và dịch tễ (SPS), Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) và các Quy định
về Nguồn gốc xuất xứ (ROOs). Một đề xuất mới về vấn đề Doanh nghiệp Nhà nước (SOEs)
cũng được đưa ra và sẽ được thảo luận trong nhóm làm việc về Chính sách Cạnh tranh. Như
vậy, hầu hết tất cả các vấn đề đã được đưa ra thảo luận, chỉ còn một đề xuất nữa về vấn đề lao
động. Các tiến bộ cũng đạt được trong thảo luận về các điều khoản nhằm đảm bảo lợi ích của
hiệp định có thể tiếp cận được đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải thiện tính thống nhất về
pháp lý trong khu vực, phát triển hơn nữa cạnh tranh và chuỗi cung ứng trong khu vực có tính
đến các ưu tiên phát triển của 9 thành viên.
Ngoài ra, có một số đề xuất phức tạp và nhạy cảm cũng được đưa ra, bao gồm vấn đề sở hữu trí
tuệ và tính minh bạch. Mặc dù các bên đã cam kết đàm phán theo hướng xây dựng, những vẫn
đề này sẽ mất khá nhiều thời gian để đạt được một kết quả mà có thể thỏa mãn được cả 9 bên.

10.

Vòng đàm phán thứ 10

Vòng đàm phán 10 của TPP diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 5 - 9 tháng 12 năm
2011. Tuy nhiên, chỉ có một vài nhóm đàm phán gặp mặt và làm việc trong suốt cả tuần, bao
gồm các nhóm đàm phán về nguồn gốc xuất xứ, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Các nhóm
đàm phán về tiếp cận thị trường hàng công nghiệp, nông nghiệp và dệt may cũng có buổi gặp
mặt. Tất cả đều tạo nên những tiến bộ hơn nữa trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các vấn đề
trong các bản dự thảo và đàm phán về các hiệp định tiếp cận thị trường.
Vòng đàm phán lần này tại Malaysia là tiếp sau cuộc họp các nhà lãnh đạo TPP ở Honolulu vào
giữa tháng 11. Tại đây, các nhà lãnh đạo của 9 nước thành viên đã tuyên bố rằng TPP đã đạt

được một khung đàm phán rộng và thông qua báo cáo từ các bộ trưởng thương mại của các
nước, bao gồm cam kết về một FTA toàn diện và tham vọng mà sẽ giúp xóa bỏ các hàng rào
thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại và đầu tư.


Các nhà lãnh đạo cũng yêu cầu các cuộc đàm phán phải đẩy nhanh hơn nữa để có thể đạt được
một thỏa thuận cuối cùng càng sớm các tốt. Để đạt được mục tiêu này, các trưởng đoàn đàm
phán ở Kuala Lumpur đã có cuộc gặp mặt để thảo luận về con đường đi đến kết thúc đàm phán.
Nhật Bản, Canada và Mexico đã chính thức bảy tỏ mong muốn tham gia vào TPP. Các nước
trong TPP đều tán thành điều này và sẽ bắt đầu quá trình thảo luận song phương với các nước
này về mức độ sẵn sàng và khả năng của họ để có thể duy trì tham vọng và tốc độ của các cuộc
đàm phán.

11.

Vòng đàm phán thứ 11

Vòng đàm phán thứ 11 của TPP diễn ra tại Melbourne, Australia từ ngày 1-9 tháng 3 năm 2012.
Tại vòng đàm phán lần này có 200 nhà đàm phán từ Astralia, Brunei, Chile, Malaysia, New
Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Các đối tác TPP đạt được những bước tiến hơn nữa, quyết tâm giành các nguồn lực cần thiết để
nhanh chóng kết thúc đàm phán càng sớm càng tốt. Đàm phán đã đạt được tiến triển đáng kể ở
các vấn đề như thống nhất pháp lý, minh bạch, cạnh tranh và tạo điều kiện cho kinh doanh, lợi
ích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và phát triển. Một số nhóm đồng ý gặp mặt giữa kỳ để
đẩy nhanh đàm phán.
Các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính
phủ đều đạt được tiến triển. Một vài nước đã đệ trình bản chào sửa đổi đối với dịch vụ, đầu tư
và mua sắm chính phủ. Các bên tiếp tục làm việc trên các bản chào mới và yêu cầu cải thiện
nằm đạt được các kết quả về thuế quan toàn diện và tham vọng cao.
Vòng đàm phán lần này cũng có sự tham gia của hơn 250 bên liên quan tham dự một diễn đàn

bên lề ngày 4 tháng 3. Các nhà đàm phán từ tất cả các nước TPP cũng tham dự diễn đàn này.
Tại diễn đàn, hơn 40 bài trình bày từ các nhóm hàn lâm, doanh nghiệp và các bên liên quan
khác. Bên cạnh chương trình chính thức, các nhà đàm phán cũng tham dự một số sự kiện và
trình bày của các bên liên quan trong suốt tuần lễ diễn ra vòng đàm phán.

12.

Vòng đàm phán thứ 12

Vòng đàm phán thứ 12 của TPP diễn ra tại Dallas, Texas Hoa Kỳ từ ngày 8-18 tháng 5 năm
2012. Vòng đàm phán lần này đã đạt được những tiến triển ngoài dự kiến. Thao các nhà đàm
phán của Hoa Kỳ thì vòng đàm phán lần này tiếp tục thụ hẹp được khoảng cách về quan điểm


giữa các nước và các nhóm đàm phán đã có thể nhìn thấy một con đường rõ ràng để kết thúc
phần lớn hiệp định gồm hơn 20 chương này.
Trong suốt 11 ngày của vòng đàm phán lần này, các nhóm đàm phán đã làm việc hết sức tập
trung để có thể hoàn thiện các văn bản của hiệp định. Các nước tham gia TPP đã đàm phán
xong các vấn đề về các doanh nghiệp vừa và nhỏ - điểm mới trong một hiệp định thương mại
tự do của Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập vào thương mại toàn cầu của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ mà hiện đang chiếm hai phần ba tổng số việc làm ở Hoa Kỳ. Các nhóm đàm
phán cũng tiến đến kết thúc đàm phán về các vấn đề chung như vấn đề xung đột pháp luật, tăng
cường chuỗi cung ứng hàng hóa giữa các quốc gia TPP, và thúc đẩy sự phát triển chung của
khu vực.
Cùng lúc, các nhóm đàm phán cũng cố gắng để kết thúc đàm phán các nội dung trong các
chương khác của hiệp định và xây dựng tiến trình đàm phán đối với các nội dung còn lại. Trong
rất nhiều lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, truyền thông, thương mại điện tử cho đến hải
quan, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường và cạnh tranh, các nhóm đàm phán tiêp tục cam kết
phải đạt được những kết quả thực sự tham vọng, trong khi vẫn đang tìm kiếm sự linh hoạt cần
thiết để thúc đẩy đàm phán. Trong vòng này, 9 quốc gia tham gia đàm phán đã có những trao

đổi quan trọng xung quanh đề xuất của Hoa Kỳ về vấn đề doanh nghiệp nhà nước, một nội
dung mới và đầy thách thức được đưa ra nhằm thiết lập các quy định để đảm bảo rằng các
doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân. Các nhóm
đàm phán cũng đã có những trao đổi hiệu quả về các vấn đề mới liên quan đến thương mại, môi
trường, kinh tế điện tử, và sự phát triển của các chuỗi cung ứng hàng hóa trong khu vực.
Ngoài ra, 9 quốc gia TPP cũng đã tiếp tục cố gắng đàm phán về các gói thuế quan đầy tham
vọng mà có thể giúp các quốc gia này tiếp cận thị trường của nhau trên các lĩnh vực dệt may,
nông nghiệp và công nghiệp. Các quốc gia TPP cũng thảo luận về các cam kết cụ thể trong việc
tự do hóa các dịch vụ riêng biệt của từng quốc gia và về tự do hóa cthị trường mua sắm chính
phủ.
Trong vòng đàm phán lần này, Hoa Kỳ đã đưa ra một hình thức mới, cho phép các nhà đàm
phán có thể tham gia vào diễn đàn bên lề vòng đàm phán với hơn 300 bên liên quan từ Hoa Kỳ
và các quốc gia TPP khác. Hình thức tham vấn mới này thực sự hữu hiệu hơn khi cuộc đàm


phán đang trong một giai đoạn cuối, cho phép họ cung cấp những thông tin cần thiết cho các
nhà đàm phán. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng đã tổ chức một hội nghị bàn tròn để các trưởng đoàn
đàm phán trao đổi với các bên liên quan về các nội dung của TPP, từ tự do internet, thực thi
quyền sở hữu trí tuệ cho đến việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước. Các bên
liên quan cũng đã tự sắp xếp các cuộc họp riêng với nhóm đàm phán có liên quan đến những
vấn đề mà họ quan tâm.

13.

Vòng đàm phán thứ 13

Vòng đàm phán thứ 13 TPP diễn ra từ ngày 2-10 tháng 7/2012 tại San Diego, California, Hoa
Kỳ đã đạt được những tiến triển quan trọng. Tại vòng đàm phán lần này, các nhà đàm phán tiếp
tục tiến đến kết thúc hơn 20 chương của hiệp định. TPP là một sáng kiến thương mại quan
trọng của Chính quyền Obama nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân thông qua đẩy mạnh

xuất khẩu sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năng động, thúc đẩy sản xuất, sáng tạo đổi
mới và hoạt động kinh doanh. Đồng thời, Hiệp định cũng đề cập đến những vấn đề khác như
quyền của người lao động và môi trường.
Những tiến triển đáng kể đạt được trong các cuộc thảo luận lần này cho thấy các nước đã chuẩn
bị khá kỹ lưỡng. Các nhóm đàm phán đã đạt được tiến bộ quan trọng trong các vấn đề như hải
quan, dịch vụ xuyên biên giới, truyền thông, đầu tư công, chính sách cạnh tranh, hợp tác và xây
dựng năng lực. Thêm vào đó, các nhóm đàm phán cũng đã đạt được nhiều thỏa thuận liên quan
đến các vấn đề nguyên tắc xuất xứ hàng hóa, đầu tư, dịch vụ tài chính, tạm nhập tái xuất…
Đáng lưu ý, Hoa Kỳ đã đệ trình một bản đề xuất mới về sở hữu trí tuệ liên quan đến các hạn
chế và ngoại lệ đối với bản quyền. Những tiến triển đạt được trong vòng đàm phán lần này sẽ
được các nước rà soát lại một lần nữa trước khi tiến đến vòng đàm phán tiếp theo.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, 9 quốc gia đàm phán cũng tiếp tục thảo luận chuyên sâu về
các gói thuế quan đầy tham vọng mà có thể giúp các quốc gia này tiếp cận thị trường của nhau
trên các lĩnh vực dệt may, nông nghiệp và công nghiệp. Họ cũng đã thảo thuận về việc làm thế
nào để thúc đẩy các chuỗi cung ứng trong khu vực nhằm tối đa hóa lợi ích của hiệp định. Ngoài
ra, họ cũng thảo luận về các cam kết cụ thể về tự do hóa thị trường dịch vụ, một nội dung mà
Hoa Kỳ và các quốc gia TPP khác đều nhìn thấy những cơ hội tiềm năng mới từ hiệp định.


Ngày 3 tháng Bảy, các trưởng đoàn đàm phán của cả 9 nước thành viên đã tổ chức một buổi
họp cung cấp thông tin cho các bên liên quan, và Trưởng Đoàn đàm phán Hoa Kỳ cũng đã tham
dự một cuộc thảo luận bàn tròn được tổ chức tại trường đại học University of California, San
Diego. Ngày 6 tháng Bảy, các nhà đàm phán của 9 nước đã dự một chương trình do Liên hiệp
Lao động và Đại hội các Tổ chức Kỹ nghệ Hoa Kỳ (AFL-CIO) và một số tổ chức khác thực
hiện. Đã có rất nhiều cuộc họp bên lề giữa các nhà đàm phán và các bên liên quan trong

suốt vòng đàm phán.
Trong vòng đàm phán lần này, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ USTR cũng đã báo với Nghị viện
Hoa Kỳ về việc Mexico và Canada sẽ lần lượt tham gia đàm phán vào ngày 9 và 10 tháng Bảy.
Tiếp sau báo cáo này, Chính quyền Obama đã và đang có một cuộc thảo luận kéo dài 90 ngày

với Nghị viện Hoa Kỳ về các mục tiêu liên quan đến việc hai quốc gia mới tham gia vào đàm
phán TPP. Mexico và Canada sẽ tham gia đàm phán TPP một khi các thành viên hiện tại của
TPP hoàn thành xong các thủ tục trong nước.

14.

Vòng đàm phán thứ 14

Từ ngày 6 đến ngày sáng 16 tháng 9 năm 2012 (theo giờ Việt Nam), Hoa Kỳ là nước chủ nhà
đứng ra tổ chức vòng đàm pháp thứ 14 kéo dài hơn 10 ngày của cuộc thương thuyết về hiệp
định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), với sự tham dự của Hoa Kỳ, Canada, Mexico,
Việt Nam, Singapore, Brunei, Malaysia, Australia, New Zealand, Chile và Peru.
Các bên liên quan đã thảo luận một loạt các vấn đề như rào cản kỹ thuật trong lĩnh vực thương
mại, quy tắc xuất xứ, thương mại điện tử, quyền sở hữu trí tuệ... Các nhà lãnh đạo bày tỏ tin
tưởng rằng, với những tiến bộ đạt được qua 13 vòng đàm phán cho đến nay, mục tiêu hoàn tất
Hiệp định TPP hiện đang ở trong tầm tay, mở ra một tương lai đầy hứa hẹn đối với tự do
thương mại trên toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo cam kết sẽ nỗ
lực hoàn tất quá trình đàm phán để các nước đối tác có thể hưởng lợi từ hiệp định này trong
thời gian sớm nhất có thể.
TPP được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước nhảy vọt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao
năng lực cạnh tranh trong nước. Theo ước tính của các chuyên gia Mỹ, TPP sẽ mang lại cho
Việt Nam 36 tỷ USD, tương đương với 15,5% GDP vào năm 2025, mức cao nhất trong số các
nước tham gia hiệp định này.


Canada và Mexico đã nhận lời tham gia vòng thứ 15 tại Auckland, New Zealand vào tháng 12.
Đồng thời, các thành viên TPP đang tham khảo với Nhật Bản để xem nước này có muốn gia
nhập hay không, nhưng Nhật vẫn chưa dứt khoát.



III.

Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập TPP:

1. Thúc đẩy quá trình cải cách thể chế, cải thiện môi tr ường kinh doanh t ạo
điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội:
Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report 2012-2013) do WEF công bố
ngày 5/9 cho thấy, trong 3 năm trở lại đây, Việt Nam liên tục đi xuống về năng lực cạnh tranh,
không chỉ cả về thứ hạng mà cả điểm số đánh giá.
Bảng 1: Chỉ số cạnh tranh toàn cầu(GLOBAL COMPETITIVENESS INDEX) 2012-2013
Rank
Score
(out of 144) (1-7)
GCI 2012-2013……………………………………..75……….4.1
GCI 2011-2012……………………………………...65……….4.2
GCI 2010-2011……………………………………...59……….4.3
Basic Requirement (60.0%)……………………….91……….4.2
Institution……………………………………………89……….3.6
Infrastructure………………………………………...95……….3.3
Macroeconomic Environment……………………...106………4.2
Health and primary education………………………64……….5.8
Efficiency Enhancers (35.0%)…………………….71……….4.0
Higher education and training………………………96……….3.6
Goods market efficiency……………………………91……….4.1
Labor market efficiency…………………………….51……….5.1
Financial market development……………………...88……….3.9
Technological readiness…………………………….98……….3.3
Market size…………………………………………..32……….4.6
Innovation and sophistication factors (5.0%)........90……….3.3
Business sophistication……………………………..100……....3.6

Innovation…………………………………………...81...……..3.1
(Nguồn: WEF)
Trong xếp hạng năm nay, Việt Nam đạt tổng điểm 4,1 trên mức điểm tuyệt đối là 7, đứng ở vị
trí thứ 75 trong tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Trong báo cáo 2011-


2012, Việt Nam được 4,2 điểm, xếp ở vị trí 65 trong số 142 quốc gia được WEF đánh giá.
Trước đó, báo cáo 2010-2011 của tổ chức này xếp Việt Nam ở vị trí thứ 59 về năng lực cạnh
tranh toàn cầu trong số 139 quốc gia được xếp hạng, với điểm số 4,3 điểm. Ở nhóm nhân tố
đánh giá các yêu cầu cơ bản (Basic requirements), Việt Nam xếp hạng thấp nhất về môi trường
kinh tế vĩ mô, đứng ở vị trí thứ 106. Yếu tố thể chế cũng ở mức thấp, vị trí thứ 89. Rõ ràng, hệ
thống pháp luật, quản lý Nhà nước cũng như môi trường kinh doanh của nước ta vẫn bộc lộ rất
nhiều điểm yếu, gây khó khăn cho hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, pháp
luật còn chưa đầy đủ, chồng chéo, thiếu nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành. Các thủ
tục hành chính và chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng đang gây nhiều trở ngại cho các nhà
đầu tư.
Khi tham gia vào TPP, Việt Nam sẽ có điều kiện để cải cách thể chế và cải thiện môi trường
kinh doanh. Thật vậy. hiệp định TPP hiện nay được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ
thương mại toàn diện, có chất lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định thế kỷ 21. Hiệp
định TPP có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ (chưa bao gồm dịch vụ tài
chính do được đàm phán sau), vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), rào cản kỹ thuật (TBT), chính
sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh bạch hóa. Ngoài ra, còn có một
chương về hợp tác và 02 văn kiện đi kèm về Hợp tác Môi trường và Hợp tác Lao động, các vấn
đề xuyên suốt liên quan đến thương mại như chuỗi cung ứng, doanh nghiệp vừa và nhỏ v.v…
Rõ ràng, khi Việt Nam thực thi các cam kết trong TPP thì tính minh bạch sẽ được cải thiện hơn,
và từ đó các khe hở cho tham nhũng phần nào sẽ được giảm bớt. Việt Nam có thể sử dụng TPP
như một công cụ tạo ra một áp lực để đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật, chặt chẽ các quy định
trong nhiều lĩnh vực, cải cách môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, và điều này đòi hỏi những
nhà hoạch định chính sách phải có tầm nhìn và biết đặt lợi ích của người dân lên trên hết.


2. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước:
Kết thúc vòng đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) lần thứ 12 tại Dallas
(Texas – Mỹ tháng 5.2012), một trong những yêu cầu mà Mỹ đưa ra là để trở thành thành viên
của TPP, các nước tham gia đàm phán phải cải cách các công ty, tập đoàn quốc doanh để chúng
hoạt động theo quy luật thị trường, giảm sự kiểm soát của Nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa.


Thêm nữa, TPP sẽ có cam kết về mua sắm chính phủ, tức là những vấn đề liên quan đến đấu
thầu nhà nước, đầu tư công…, lĩnh vực mà xưa nay tập đoàn nhà nước và doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) có đặc quyền nhất định. Như vậy, TPP có thể xem như một “lực đẩy” từ bên
ngoài khi việc cải cách DNNN trở thành một trong những đòi hỏi khách quan và cấp bách trong
lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế. Các thống kê cho thấy, chỉ tiêu hệ số thu nhập trên tài sản và hệ
số thu nhập vốn cổ phần của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 20,8%, thấp hơn nhiều so
với khu vực đầu tư nước ngoài.Mặc dù được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, được rót vốn
nhiều hơn so với doanh nghiệp ở các khu vực khác nhưng hiệu quả đầu tư của các DNNN còn
thấp. Việc đầu tư tràn lan nhiều lĩnh vực không phải là thế mạnh của tập đoàn để chạy theo lợi
nhuận ngắn hạn của thị trường (được tạo ra từ những lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản,
chứng khoán, ngân hàng…), và phát triển theo hướng khép kín (ít giao thương với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, mà tự xây dựng hệ thống các công ty con sản xuất ra sản phẩm trung
gian cung cấp đầu vào cho tập đoàn), đã phần nào phá vỡ cấu trúc và các quan hệ cơ bản của
nền kinh tế, triệt tiêu cơ hội tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Rõ ràng, để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe mà các nước đề ra đòi hỏi Việt Nam
phải cải tổ toàn diện khu vực Doanh nghiệp quốc doanh. Đây thực sự là vấn đề cấp bách đối
với mục tiêu phát triển, vì sự sống còn của nền kinh tế nhằm thoát khỏi tụt hậu và gia tăng tính
cạnh tranh.

3. Đẩy mạnh các quan hệ thương mại, đầu tư, hợp tác giáo d ục, khoa học và
công nghệ giữa Việt Nam và các nước thành viên TPP:
a. Đẩy mạnh các mối quan hệ thương mại và tăng thu nhập quốc gia:
Mục tiêu của TPP là phá bỏ các rào cản thương mại truyền thống và giải quyết những vấn đề


như tạo điều kiện để các dòng thương mại được lưu thông tự do giữa các thành viên. Tham gia
vào hiệp định thương mại tư do khu vực toàn diện này có thể đem đến những cơ hội rất lớn cho
Việt Nam kết nối nền kinh tế của mình với Hoa Kỳ và các thành viên TPP khác.Đây là một cơ
hội tạo bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh
tranh. Theo các cam kết trong hiệp định, chúng ta sẽ được giảm thuế, miễn thuế các sản phẩm
xuất khẩu chủ chốt ở tất cả các nước TPP, lợi ích có thể thấy ngay về tiếp cận thị trường đối với
các loại hàng hóa hiện đang chiếm tỷ trọng thương mại đáng kể như nuôi trồng thủy sản, dệt


×