Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ứng dụng hợp đồng quyền chọn trong ngành công nghiệp cà phê việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.46 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
-------***-------

Tên đề tài:

ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CÀ PHÊ VIỆT NAM


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3

GVHD: Mai Thu Hiền

2


LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài: Hội nhập quốc tế là xu hướng chung của các quốc gia trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với những hiệp định TPP hay FTA được ký
kết sắp tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ hứa hẹn một sự phát triển vượt bậc. Bên cạnh
đó không thể không nhắc đến thị trường tài chính Việt Nam, dù còn non trẻ nhưng
đã có những bước tiến rõ rệt
Đi cùng với những lợi ích từ thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường ngoại
hối đem lại thì vẫn luôn có những rủi ro tiềm ẩn trong các giao dịch. Chính vì vậy,
để phòng ngừa rủi ro trong thị trường ngoại hối, các tổ chức, cá nhân cần có những
công cụ để giảm thiểu rủi ro tối đa.
Đây chính là lý do nhóm chúng em chọn nghiên cứu về công cụ quyền chọn và


ứng dụng của nó trong ngành công nghiệp cà phê, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực
vủa nước ta.
Nội dung đề tài
Nghiên cứu thị trường cà phê Việt Nam cũng như thế giới, các sàn giao dịch nổi
tiếng trên thế giới
Nghiên cứu lý thuyết về hợp đồng quyền chọn, các loại quyền chọn ứng dụng vào
thị trường ngoại hối nói chung
Ứng dụng thực tế của quyền chọn trong ngành cà phê
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là các lý thuyết về quyền chọn tiền tệ và các ứng dụng
của một số loại quyền chọn trong thị trường cà phê Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
GVHD: Mai Thu Hiền

3


Tìm kiếm, thu thập thông tin từ các nguồn đáng tin cậy. Sử dụng các phương pháp
nghiên cứu kết hợp như phân tích – tổng hợp, thống kê – mô tả, so sánh đối chiếu.
Kết cấu của tiểu luận
Phần I: Tổng quan về ngành công nghiệp cà phê Việt Nam
Phần II: Giới thiệu công cụ phái sinh quyền chọn (option)
Phần III: Sử dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa rủi
ro trên thị trường cà phê

GVHD: Mai Thu Hiền

4



PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÀ PHÊ
VIỆT NAM
Cung và cầu cà phê trên thế giới
Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), trong ước tính sơ bộ về tiêu thụ cà phê toàn
cầu, cho rằng tiêu thụ cà phê thế giới năm 2014 đạt 149,27 triệu bao, tăng 2,3% so
với năm 2013.
Trong khi đó, ICO lại hạ 130.000 bao dự báo sản lượng cà phê niên vụ 20142015 xuống còn 141,85 triệu bao, chủ yếu do giảm ước tính sản lượng cà phê
robusta của châu Phi. Như vậy, thiếu hụt cà phê đạt khoảng 7,42 triệu bao.
Roberio Silva, giám đốc điều hành ICO, hồi tháng 3/2015, cho rằng thiếu
hụt cà phê niên vụ 2014-2015 đạt khoảng8 triệu bao.
Trong khi tiêu thụ cà phê tại nhiều nước mới nổi và nước sản xuất cà phê
tăng mạnh, tiêu thụ tại các nước phát triển lại có dấu hiệu chậm lại.
Thị trường tiêu thụ cà phê truyền thống như EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm
trên 50% tổngtiêu thụ toàn cầu, chỉ tăng trưởng với tốc độ khiêm
tốn 1,5% trong 4 năm qua, theo ICO.Trong khi đó, tiêu thụ cà phê tại châu Á tăng
trưởng khoảng 4,5%/năm và châu Phi 5%/năm và dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Đáng lưu ý là nhu cầu nội địa của các nước xuất khẩu cà phê tăng đáng kể,
bình quân đạt 2,6%. Nhu cầu nội địa của Brazil năm 2014 đạt 20,8 triệu bao, tiếp
đến Indonesia 4,2 triệu bao, Ethiopia 3,7 triệu bao và Mexico 2,4 triệu bao.
Theo báo cáo thị trường cà phê tháng 3 của ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu
trong tháng 2/2015 đạt 8,6 triệu tấn, giảm 10,2% so với tháng 2/2014. Xuất khẩu
cà phê toàn cầu trong 5 tháng đầu năm cà phê 2014-2015 (tháng10/2014đến
tháng 2/2015) đạt 43,4 triệu bao, giảm 1,2 triệu bao so với cùng kỳ năm 20132014. Xuất khẩu cà phê của Brazil giảm lần đầu tiên trong 15 tháng qua, trong khi
xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước tính cũng giảm.
Biến động giá cà phê trên thi trường

GVHD: Mai Thu Hiền

5



Nguồn: giacaphe.com

Thị trường London: Trên sàn kỳ hạn ICE Europe, giá cà phê Robusta đảo
chiều giảm trở lại. Kỳ hạn giao tháng 11 giảm 19 USD, tương đương giảm 1,22 %,
xuống 1.557 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1/2016 cũng giảm 19 USD, tương đương
giảm 1,21 %, còn 1.564 USD/tấn, và kỳ hạn giao tháng 3/2016 giảm 18 USD,
tương đương giảm 1,14 %, còn 1.578 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng
giao dịch ở mức trung bình.
Thị trường New York: Trái lại, trên sàn kỳ hạn ICE US, giá cà phê
Arabica có phiên điều chỉnh theo xu hướng tăng. Kỳ hạn giao tháng 12 tăng thêm
0,5 cent, tức tăng 0,41 %, lên 121,35 cent/lb, kỳ hạn giao tháng 3/2016 tăng thêm
0,45 cent, tức tăng 0,36 %, lên 124,4 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5/2016 tăng
thêm 0,4 cent, tức tăng 0,32 %, lên 126,5 cent/lb, các mức tăng khá nhẹ. Khối
lượng giao dịch ở mức trung bình.
Phiên giao dịch cuối cùng của niên vụ cà phê 2014/2015 đã thể hiện rõ xu
hướng đầu cơ lẫn tiêu dùng trên các thị trường hiện nay: Rót vốn vào sàn Arabica
GVHD: Mai Thu Hiền

6


vì giá loại cà phê chế biến ướt này đắt đỏ so với Robusta chắc chắn sẽ kiếm được
lợi nhuận nhiều hơn.
Sản lượng cà phê Robusta đang tăng nhanh trên toàn cầu, nhất là ở các quốc
gia châu Phi, nhờ năng suất cao, dễ trồng và giá rẻ, được các hãng rang xay sử
dụng ngày càng nhiều, bên cạnh cà phê Arabica natural Brasil cũng được lựa chọn
để thay thế Arabica “dịu sạch” của Colombia và các nước khu vực Mỹ Latin vì giá
quá đắt.
Nhu cầu đối với cà phê ngày càng tăng do mức tiêu thụ bình quân đầu người

và dân số thế giới cũng gia tăng. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ khiến một
số nước hoàn toàn không thích hợp để trồng cà phê, ông A. Illy cũng là Chủ tịch
Ủy ban phát triển thị trường của ICO cho biết như vậy.
Mặc dù sản lượng, sức bán ra, sự thay đổi tỷ giá đồng Reais của quốc gia sản
xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới tác động mạnh lên các thị trường cà phê, nhất
là New York, nhưng theo dõi con số báo cáo định kỳ của ICE cho thấy cà phê xuất
xứ từ Brasil nhiều khi chiếm chưa tới 1% trong tổng tồn kho.
Trong khi đồng Reais lẫn USD đang có tín hiệu giảm giá, có thể đó cũng là
chỗ dựa để giới thương nhân quốc tế lôi kéo hàng tồn kho chưa bán vụ trước lẫn
hàng vụ mới của Việt Nam sớm ra thị trường.
Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam
Cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2015 được xuất chủ yếu sang
EU với 251 nghìn tấn, giảm 24,2% và chiếm 53% tổng lượng xuất khẩu cà phê của
cả nước.
Theo số liệu thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê của
Việt Nam đạt 476.879 tấn, trị giá 988.529.780 USD, giảm 40,73% về lượng và
giảm 38,61% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2015 chỉ đạt 104 nghìn tấn, giảm 20% so với
tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu của mặt hàng này trong 4 tháng/2015 đạt
gần 477 nghìn tấn, trị giá đạt 989 triệu USD, giảm 40,7% về lượng và giảm 38,6%
về trị giá so với 4 tháng năm 2014.
Cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2015 được xuất chủ yếu sang
EU với 251 nghìn tấn, giảm 24,2% và chiếm 53% tổng lượng xuất khẩu cà phê của
cả nước.
GVHD: Mai Thu Hiền

7


Giá cà phê xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2015 đạt khoảng 2.090

USD/tấn, tăng 6,5 % so với năm 2014. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường
tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2015 với thị phần lần
lượt là 16,5% và 12,1%.
Nhìn chung trong 4 tháng đầu năm 2015, hầu hết các thị trường xuất khẩu cà
phê của Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Chỉ có 7 thị trường có mức
tăng trưởng xuất khẩu: Xuất khẩu sang Anh tăng 406,49% về lượng và tăng
61,39% về trị giá; xuất khẩu sang Thái Lan tăng 232,57% về lượng và tăng
232,52% về trị giá; xuất khẩu sang Ôxtraylia tăng nhẹ, tăng 2,75% về lượng và
tăng 18,11% về trị giá; xuất sang Bồ ĐàoNha tăng 7,43% về lượng và tăng 11,83%
về trị giá.
Bảng 1.1: Số liệu sơ bộ từ Tổng cục hải quan về xuất khẩu cà phê 4 tháng
đầu năm 2015

GVHD: Mai Thu Hiền

8


Thị trường

4Tháng/2015

4Tháng/2014

Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD)

+/- (%)
Lượng

Trị giá


Tổng

476.879 988.529.780

804.598 1.610.212.533 -40,73

-38,61

Đức

83.944 163.303.227

111.176 220.818.266 -24,49

-26,05

Hoa Kỳ

56.951 120.478.917

74.096 152.032.501 -23,14

-20,75

Italia

47.696

93.468.759


52.007

98.983.866

-8,29

-5,57

Tây Ban Nha

41.951

85.185.755

45.956

89.522.106

-8,71

-4,84

Nhật Bản

25.968

55.518.182

31.796


67.200.939 -18,33

-17,38

Bỉ

22.526

48.614.221

54.010 106.707.785 -58,29

-54,44

Anh

15.129

30.952.384

2.987

Nga

13.147

30.135.324

18.821


42.565.429 -30,15

-29,2

Pháp

14.683

28.797.292

20.714

40.622.365 -29,12

-29,11

Angiêri

12.531

24.070.726

21.246

40.248.119 -41,02

-40,19

Philippin


8.144

21.871.531

13.125

40.525.048 -37,95

-46,03

Trung Quốc

7.183

20.479.157

15.277

34.535.275 -52,98

-40,7

10.757

19.590.250

13.889

26.202.480 -22,55


-25,24

Hàn Quốc

9.385

19.163.014

12.437

25.659.306 -24,54

-25,32

Thái Lan

5.554

13.574.053

1.670

Malaysia

5.915

13.057.215

8.625


17.817.869 -31,42

-26,72

Ba Lan

4.173

10.604.063

5.788

12.655.800

-16,21

Ôxtrâylia

4.593

10.322.760

4.470

8.740.309

Hà Lan

4.280


8.960.836

5.116

Bồ Đào Nha

4.408

8.912.872

4.103

Mêhicô

4.185

8.017.060

8.261

Ấn Độ

GVHD: Mai Thu Hiền

19.179.154 +406,49 +61,39

4.082.233 +232,57 +232,52
-27,9


+2,75 +18,11

10.210.583 -16,34
7.969.696

-12,24

+7,43 +11,83

16.644.874 -49,34

-51,83
9


Indonêsia

2.499

7.321.293

9.983

20.781.444 -74,97

-64,77

Israen

2.331


5.242.626

3.311

7.618.273

-29,6

Rumani

1.908

5.213.278

2.067

4.414.565

-7,69 +18,09

Hy Lạp

2.384

4.677.505

2.282

4.623.113


+4,47

+1,18

Canađa

2.057

4.441.951

3.222

6.489.790 -36,16

-31,55

Nam Phi

2.076

3.999.901

4.990

9.568.195

-58,4

Singapore


1.071

3.728.084

1.138

3.380.112

-5,89 +10,29

Ai Cập

1.417

2.860.514

1.236

2.526.231 +14,64 +13,23

Newzilân

628

1.188.351

837

1.879.270 -24,97


-36,77

Thụy Sỹ

519

1.090.677

1140

2.510.175 -54,47

-56,55

Đan Mạch

503

914.951

546

1.089.023

-7,88

-15,98

Campuchia


95

399.647

118

519.071 -19,49

-23,01

-31,18

-58,2

Nguồn: VINANET

PHẦN II: GIỚI THIỆU CÔNG CỤ PHÁI SINH QUYỀN CHỌN (OPTION)

Hợp đồng quyền chọn đã được công nhận như là một công cụ đắc
lực trong việc quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái. Hợp đồng quyền chọn được sử
dụng rộng rãi và mang đến nhiều sự lựa chọn cho việc quản trị rủi ro vì tính
chất đặc biệt của nó. Rõ ràng hợp đồng quyền chọn khác hẳn với hợp đồng
kỳ hạn mà người mua phải cam kết thực hiện hay có nghĩa vụ thực hiện một
giao dịch trong tương lai trong khi người mua hay nắm giữ hợp đồng quyền
chọn thì có quyền chứ không phải nghĩa vụ thực hiện giao dịch đó trong
tương lai. Hợp đồng quyền chọn là một công cụ phái sinh linh hoạt, hấp dẫn
với những nhà quản lý quỹ, nhà đầu tư cũng như với các công ty xuất nhập
khẩu dưới vai trò công cụ tài chính phòng vệ rủi ro.


GVHD: Mai Thu Hiền

10


1. Một số khái niệm
1.1.Hợp đồng quyền chọn tiền tệ
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép người mua
hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này
với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước tại một thời gian nhất
định trong tương lai.
Người mua quyền chọn (option buyer) phải trả phí (up-front) cho quyền
chọn này và có thể chọn quyền mua hoặc quyền bán.
Người mua quyền chọn có thể lựa chọn hoặc tiến hành giao dịch theo mức
giá đã thỏa thuận cố định từ trước nếu anh ta thấy rằng có lợi cho mình hoặc để cho
hợp đồng tự động hết hạn mà không tiến hành một giao dịch nào nếu anh ta thấy
rằng làm như vậy ít tốn kém hơn.
Người bán quyền chọn (grantor/writer) phải luôn sẵn sàng tiến hành giao
dịch khi người mua yêu cầu.
Quyền chọn cũng được xem như là một loại bảo hiểm nếu khi thị trường
biến động bất lợi với người nắm giữ, họ vẫn được bảo vệ và họ có thể thu lợi từ
mức giá tốt hơn nếu thị trường thay đổi tốt cho họ.
1.2.Quyền chọn mua
Quyền chọn mua (call option) là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép
người mua lựa chọn quyền mua một ngoại tệ nhất định trong tương lai với giá cố
định đã thỏa thuận trước.
1.3.Quyền chọn bán
Quyền chọn bán (put option) là quyền được ghi được ghi trong hợp đồng
cho phép người mua lựa chọn quyền bán một ngoại tệ nhất định trong tương lai với
giá cố định đã thỏa thuận trước.

Thời gian có hiệu lực của hợp đồng quyền chọn được xác định đến ngày đáo
hạn. Giá thực thi quyền chọn được gọi là giá thực hiện.
2. Phân loại hợp đồng quyền chọn
2.1.Theo quyền của người mua
_Quyền chọn mua tiền tệ
GVHD: Mai Thu Hiền

11


_Quyền chọn bán tiền tệ
2.2.Theo thời gian thực hiện hợp đồng
Quyền chọn kiểu Mỹ (American style option): là quyền chọn cho phép
người nắm giữ thực hiện quyền mua hoặc bán của mình vào bất kỳ thời điểm nào
trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Việc thanh toán sẽ thực sự xảy ra trong 2
ngày làm việc sau khi việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ xác nhận.
Quyền chọn kiểu châu Âu (European style option) là quyền chọn chỉ cho
phép người nắm giữ thực hiện quyền mua hoặc quyền bán của mình vào ngày đáo
hạn của hợp đồng. Việc thanh toán sẽ thực sự xảy ra trong 2 ngày làm việc sau khi
việc thực hiện quyền chọn được người nắm giữ xác nhận vào ngày đáo hạn.
2.3.Theo thị trường giao dịch
Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường tập trung: là quyền chọn
được tiêu chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực hiện và ngày đáo hạn, được
giao dịch trên các thị trường tập trung. Thị trường tập trung có tính minh bạch rất
cao. Các hợp đồng quyền chọn trên thị trường tập trung có tính thanh khoản cao.
Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường phi tập trung: Là thỏa thuận
mua bán giữa hai bên, theo đó quyền chọn được người đưa ra theo thỏa thuận với
người mua nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của người mua, không được giao dịch
trên thị trường tập trung. Hợp đồng này thường là giao dịch giữa các đối tác liên
ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với khách hàng. Các hợp đồng này không được

chuẩn hóa và rất linh hoạt.
3. Trạng thái quyền chọn tiền tệ
3.1.Được giá quyền chọn (In-the-money): nếu bỏ qua phí quyền chọn, khi
người nắm giữ hợp đồng thực hiện quyền chọn mà có lãi thì được gọi là
được giá quyền chọn.
3.2.Ngang giá quyền chọn (At-the-money): nếu bỏ qua phí quyền chọn, khi
người nắm giữ hợp đồng thực hiện quyền chọn mà không phát sinh bất cứ
khoản lãi hay lỗ nào thì gọi là ngang giá quyền chọn
3.3.Mất giá quyền chọn (Out-of-the-money): nếu bỏ qua phí quyền chọn, khi
người nắm giữ hợp đồng thực hiện quyền chọn mà chịu lỗ thì gọi là giảm
giá quyền chọn.
Ta có:
GVHD: Mai Thu Hiền

12


Loại quyền
chọn

Tỷ giá thị trường >
Tỷ giá giao dịch

Tỷ giá thị trường =
Tỷ giá giao dịch

Tỷ giá thị trường <
Tỷ giá giao dịch

Mua


ITM

ATM

OTM

Bán

OTM

ATM

ITM

4. Phòng vệ rủi ro bằng các chiến lược quyền chọn
4.1.Giao dịch quyền chọn mua
Mua quyền chọn mua: là chiến lược tăng giá có mức lỗ có giới hạn (phí
quyền chọn) và có mức lợi nhuận tiềm năng không giới hạn.Mua quyền chọn mua
với giá thực hiện thấp hơn có mức lỗ tối đa cao hơn nhưng lợi nhuận khi giá tăng
cũng cao hơn.
Bán quyền chọn mua: là một chiến lược kinh doanh giá xuống và mang lại
lợi nhuận có giới hạn chính là phí quyền chọn, nhưng mức lỗ thì vô hạn. Bán
quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lợi nhuận tối đa cao hơn nhưng
mức lỗ do giá tăng cũng cao hơn.
4.2.Giao dịch quyền chọn bán
Mua quyền chọn bán: là chiến lược giảm giá có mức lỗ có giới hạn (phí
quyền chọn bán) và có mức lợi nhuận tiềm năng nhưng có giới hạn. Mua quyền
chọn bán với giá thực hiện cao hơn có mức lỗ tối đa lớn hơn nhưng lợi nhuận khi
giá giam cũng cao hơn

Bán quyền chọn bán: là chiến lược kinh doanh giá lên và mang lại lợi nhuận
có giới hạn chính là phí quyền chọn và mức lỗ tiềm năng lớn nhưng cũng có giới
hạn. Bán quyền chọn bán cới giá thực hiện cao hơn có mức lợi nhuận tối đa cao
hơn nhưng mức lỗ do giá giảm cũng cao hơn.
4.3.Phòng vệ rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn và tài sản cơ sở
4.3.1. Quyền chọn mua phòng ngừa
Quyền chọn mua phòng ngừa (covered call) là vị thế mà nhà đầu tư sở hữu
tài sản cơ sở và bán 1 quyền chọn mua. Nhà đầu tư có thể phòng vệ trước sự xuống
giá của tài sản cơ sở do được bù đắp bởi phí quyền chọn (chiến lược mua tài sản cơ
sở - long the underlying – và bán quyền chọn tương ứng – short the call)
4.3.2. Quyền chọn bán phòng vệ
GVHD: Mai Thu Hiền

13


Quyền chọn bán phòng vệ (protective put) là vị thế nhà đầu tư nắm giữ tài
sản cơ sở và mua một quyền chọn bán. Nhà đầu tư có thể phòng vệ trước sự xuống
giá của tài sản cơ sở và có lợi nhuận tiềm tang khi giá lên (chiến lược mua tài sản
cơ sở - buy the asset – và mua quyền chọn bán tương ứng – buy the put)
4.4.Phòng vệ rủi ro bằng hai hợp đồng quyền chọn (spread)
Phòng vệ rủi ro bằng hai hợp đồng quyền chọn là mua hoặc bán 2 hoặc
nhiều hơn một loại quyền chọn, tức là sẽ mua một quyền chọn A và bán một
quyền chọn B giống như quyền chọn A ngoại trừ giá hoặc thời gian đáo hạn.
4.4.1. Chiến lược bull-spread
Là chiến lược đầu cơ khi thị trường đang đi lên. Bull-spread là mua một
quyền chọn mua theo kiểu châu Âu một loại chứng khoán với giá thực hiện X 1 và
bán một quyền chọn mua kiểu châu Âu chứng khoáng đóvới giá thực hiện cao hơn
X2 (X2 > X1). Nhà đầu cơ mua quyền chọn mua tài sản ở mức giá thấp và bán
quyền chọn mua ở mức giá cao.

4.4.2. Chiến lược bear-spread
Là chiến lược đầu cơ khi thị trường đang đi xuống. Bear-spread là mua một
quyền chọn bán kiểu châu Âu một loại chứng khoán với giá thực hiện X 2 và bán
một quyền chọn bán kiểu châu Âu chứng khoán đó với giá thự hiện X 1 (X2 > X1).
Nhà đầu cơ mua bán quyền chọn bán để mua chứng khoán và mua quyền chọn bán
để bán chứng khoán đó.
4.4.3. Chiến lược buttefly-spread
Là sự kết hợp của cả 2 chiến lược bull và bear spread với 2 mức giá thực
hiện khác nhau hoặc cũng có thể nhiều hơn 2 mức giá thực hiện.
4.5.Phối hợp giữa nhiều quyền chọn mua và bán
4.5.1. Straddle
Long straddle kết hợp cả bullish và bearish. Mua với số lượng như nhau một
call option và một put option có cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn của cùng một
loại chứng khoán. Giá thực hiện ở đây có thể bằng hoặc gần với giá thị trường hiện
hành của chứng khoán. Như vậy nhà đầu tư cần chi phí ban đầu để xây dựng chiến
lược.

GVHD: Mai Thu Hiền

14


Ngược lại với long straddle, short straddle được tạo nên bằng cách bán call
option và put option với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn. Nhà đầu tư thu được
một khoản phí tiền mặt ban đầu và đây được xem như là ưu điểm của chiến lược
này. Nếu giá chứng khoán vào ngày đáo hạn gần với giá thự hiện thì sẽ có lợi
nhuận khá tốt, tuy nhiên lỗ phát sinh càng lớn khi giá dao động nhiều.
4.5.2. Chiến lược strangle
Long strangle: được tạo ra bằng cách nhà đầu tư mua một call option và một
put option cùng ngày chứng khoán cơ sở, cùng ngày đáo hạn nhưng giá thực hiện

của put option X1 thấp hơn hơn giá trị thực hiện của call option X2.
Short strangle: ngược lại với long strangle, short strangle được tạo ra bằng
cách nhà đầu tư bán một call option và một put option cùng ngày chứng khoán cơ
sở, cùng ngày đáo hạn nhưng giá thực hiện của put option thấp hơn giá thực hiện
của call option.

GVHD: Mai Thu Hiền

15


PHẦN III: SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VÀ
QUYỀN CHỌN ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÊN
THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ
1. Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngửa rủi ro biến động giá
nguyên liệu cà phê
Ví dụ: Công ty A xuất khẩu cà phê kí một hợp đồng trị giá USD200000 vào ngày
23/03/2015 và giao hàng ngày 23/07/2015. Giá cà phê nhân vào ngày 23/3/2015 là
1600USD/tấn. Tuy nhiên giá cà phê vào ngày giao hàng tăng 10% thành
1760USD/tấn. Ta có bảng số liệu sau:
Đơn vị tính: USD
Giá trị hợp đồng

2200000

Ngày kí

23/03/1995

Ngày giao dịch


23/07/1995

Giá cà phê ngày kí

1600

Giá cà phê lúc giao hàng

1760

1.Chi phí nguyên liệu trực tiếp

1847

Cà phê nhân

1600000

Nguyên liệu phụ

115000

Bao bì

132000

Khác

30000


2.Chi phí nhân công

95000

3.Chi phí sản xuất chung

74000

GVHD: Mai Thu Hiền

16


Giá vốn hàng bán (1+2+3)

2046000

Lãi gộp

154000

Khi giá cà phê tăng 10%, tại thời điểm giao hàng,công ty A phải mua cà phê
với giá 1760USD/tấn trong khi giá trị hợp đồng không đổi là USD200000. Giả sử
các yếu tố khác giữ nguyên, ta có bảng lãi gộp của công ty A:
Giá nhân cà phê
Lãi gộp

1600


1760

154000

(6)

Với mức giá nguyên liệu thô là 1600USD/tấn thì lợi nhuận công ty A có thể
đạt được là 15000USD.Nhưng khi giá tăng 10% thành 1760USD/tấn, công ty bị lỗ
3000USD trên trị gí hợp đồng 220000USD. Như vậy,nếu không phòng ngừa rủi ro
với giá nguyên vật liệu đầu vào tăng,công ty A sẽ lỗ so với dự kiến: 154000 – (6000) = 160000USD.

(Các dữ liệu là giả định)

Công ty quyết định phòng vệ rủi ro giá cà phê tăng bằng hợp đồng Bull
Spread với các dữ liệu:
Khối lượng

1000 tấn

Kì hạn

26/3/2015 - 26/9/2015

Giá tài sản cở ban đầu

1600USD/tấn

Giá thực hiện

X1=1650USD/tấn


X2=1700USD/tấn

Phí

C1=60USD

C2=C40USD

Giá thị trường thời điểm 1760USD/tấn
đáo hạn
Lợi nhuận từ hợp đồng quyền chọn = (X2-X1-C1+C2)*1000= 30000USD
Ta có sơ đồ sau
GVHD: Mai Thu Hiền

17


Profit

30
0

1670

1700

1650

ST


(20)

Kết luận: Như vậy, nếu công ty A phòng vệ giá tăng bằng Bull Spread và giá cà
phê tăng 10% sau 4 tháng và công ty A lỗ 130000USD so với dự kiến thay vì
160000USD.
2.

Sử dụng hợp đồng quyền chọn để phòng vệ tỉ giá
Ví dụ: Công ty B là công ty xuất khẩu, vừa kí hợp đồng trị giá

USD1000000, công ty sẽ nhận được tiền thanh toán trong 4 tháng nữa. Công ty dự
đoán tỉ giá USD/VND sẽ giảm và quyết định mua hợp đồng quyền chọn bán. (Sử
dụng quyền chọn mua phòng ngừa) với các số liệu:
Giá thực hiện X= VND20500
Phí c=500VND
Giá tài sản cơ sở là VND20000
Giả sử sau 4 tháng, tỉ giá USD/VND là 19000.
Khối lượng; USD1000000
Lợi nhuận đạt được:
II= (19000-20000+500)*1000000= 500000000VND
Nếu công ty không phòng vệ thì số tiền công ty mất là:
(21000-20000)*1000000= 1000000000VND
Do đó công ty phòng vệ được số tiền:
1000000000-500000000=500000000VND
GVHD: Mai Thu Hiền

18



Suy ra: Công ty B phòng vệ trước sự xuống giá của USD do có sự bù đắp của phí
quyền chọn.

GVHD: Mai Thu Hiền

19


Danh mục tham khảo
Slide bài giảng Tiến sĩ Mai Thu Hiền
Hull, John C. (2009), "Options, Futures and other Derivatives", 7th edition,
Pearson Prentice Hall.
Giáo trình kinh doanh ngoại hối GS. TS. Nguyễn Văn Tiến

GVHD: Mai Thu Hiền

20



×