Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Phật giáo nguyên thủy với tư tưởng giai thoát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.34 KB, 31 trang )

CHƯƠNG 1: PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY LÀ GÌ ?
I. MỘT VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY:
Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Nam Tông ( 南南南南) vừa để chỉ Phật giáo
giai đoạn đầu - kể từ khi Tất đạt đa sáng lập Phật giáo cho đến trước Đại hội kết tập kinh
điển Phật giáo lần thứ hai ở thành phố Vaisili, vừa để chỉ một bộ phái trung thành nghiêm
ngặt với những gì Tất đạt đa đã dạy. Phật giáo Nguyên thủy được trình bày theo nghĩa thứ
hai, còn được gọi là Thượng tọa bộ. Sở dĩ có tên gọi này là vì những tu sĩ nòng cốt sáng
lập là những tu sĩ lớn tuổi có xu hướng bám sát vào những lời dạy của Phật Cồ-đàm.
Phật giáo nguyên thủy là một trong ba nhánh chính của Phật giáo. Hai nhánh còn
lại là Đại thừa (còn gọi là Phật giáo Bắc tông) và Kim cương thừa (hay Phật giáo Tây
Tạng).
Thượng tọa bộ là chi nhánh lâu đời nhất của Phật giáo. Từ này có nguồn gốc
từ Sanskrit "sthaviravada", và nghĩa đen có nghĩa là "giáo lý của bậc Trưởng Lão". Đó là
phái tương đối bảo thủ, và theo như tiến sĩ Rupert Gethin, giáo phái này gần với Phật
giáo ban đầu hơn là các giáo phái truyền thống khác hiện có nay. Thượng tọa bộ thừa
nhận rằng Thích Ca là một nhân vật lịch sử, một con người và cũng có những hạn chế
nhất định của con người như đau lưng, khó chịu với sự ồn ào,...
Sau Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba, giáo nghĩa của phái này
được Ma-hi-đà truyền tới Tích Lan năm 250 trước Công nguyên và được các cao tăng
tại Đại tự gìn giữ. Về giới luật cũng có một số bất đồng trong nội bộ phái Thượng tọa bộ.
Ngày nay Thượng tọa bộ được lưu hành tại các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Miến Điện, Thái
Lan, Campuchia và Lào, nên còn được gọi là Nam tông Phật pháp hay Phật giáo Nam
truyền, Phật giáo Nam Tông. Một số đại biểu phái Đại thừa xuất xứ từ Trung Quốc còn
gọi tông phái này là Tiểu thừa.
Phật giáo Thượng tọa bộ được các quốc gia khác nhau và rất nhiều người trên thế giới đi
theo, như là:
Tại Nam Á:





Sri Lanka (có 70% dân số)
1




Tại Đông Nam Á:




Campuchia (có 95% dân số)



Lào (có 67% dân số)



Myanmar (có 89% dân số)



Thái Lan (có 95% dân số)
Tại những nơi khác ở châu Á:




Trung Quốc (chủ yếu là dân tộc người Shan và các sắc tộc Thái)




Việt Nam (bởi người Khmer (Việt Nam) và người Kinh Nam bộ)



Malaysia (có 19.2% dân số)



Indonesia (có 0.72% dân số)





Bangladesh (có 0.7% dân số)

Singapore là nơi mà gần đây Phật giáo Nguyên Thủy được phổ biến, hiện
nay đã có tiếp đến 33.3% dân số.
Tây Phương nhánh Phật giáo Nguyên Thủy cũng tăng phổ biến gần đây.

Ngày nay, tín đồ Phật tử Thượng tọa bộ có 150 triệu người toàn thế giới, và trong suốt
vài thập kỷ qua, Phật giáo Thượng tọa bộ đã bắt đầu bén rễ ở Phương Tây và ở tại Phật
giáo hồi sinh tại Ấn Độ.

II. NGUỒN GỐC:
Cái tên Theravāda xuất phát từ tổ truyền Thượng tọa bộ (Sthaviravada), từ đó
những người Theravadin khẳng định gốc gác. Sau khi cố gắng mà không thành công để

thay đổi Luật tạng (Vinaya), một nhóm nhỏ của những bậc "Trưởng Tọa", tức Sthaviras,
đã tách ra khỏi phần nhiều số Đại chúng bộ (Mahāsāṃghika) trong lúc Đại hội kết tập
kinh điển Phật giáo lần thứ hai, dẫn đến việc dựng lên Sthaviravada.Đến Đại hội kết tập
2


kinh điển Phật giáo lần thứ ba tại Pataliputra, phái này được gọi là Phân tích bộ
(Vibhajyavada, cũng gọi là phân biệt thuyết bộ).
Theravadin (Nguyên Thủy giáo đồ) theo những thông tin có nguồn gốc riêng của
mình kể rằng điều đó đã nhận lấy những sự giáo huấn được tán thành vào lúc trong Đại
hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba dưới sự bảo trợ của Hoàng đế Ấn Độ là A-dục
vương, khoảng năm 250 TCN. Những lời giáo huấn này được biết đến là Phân Biệt
Thuyết bộ.Những giáo đồ Phân Biệt Thuyết bộ đều lần lược chia tách ra bốn nhóm: Hóa
Địa bộ (Mahīśāsaka), Ẩm Quang bộ (Kāśyapīya), Pháp Tạng bộ (Dharmaguptaka), và
Đồng Diệp bộ (Tāmraparṇīya).
Phật giáo Nguyên Thủy là xuất gốc từ phái Đồng Diệp bộ, đó có nghĩa "Dòng dõi
người Sri Lanka." Vào thế kỷ thứ VII SCN, các du tăng Trung Quốc là sư Huyền
Trang và Nghĩa Tịnh có nhắc đến các trường phái Phật giáo ở Sri Lanka
là Shàngzuòbù (南南南, Thượng tọa bộ), tương ứng với tiếng Sanskrit là "Sthavira Nikāya"
và tiếng Pali là "Thera Nikāya. Trường phái này đã sử dụng chính cái tên Theravāda dưới
dạng văn bản ít nhất từ thế kỷ thứ IV, thuật ngữ này được xuất hiện trong Đảo
sử (Dīpavaṁsa).

III. TÓM TẮT GIÁO PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT:
Phật giáo bác bỏ đáng sáng tạo Brahman và tự ngã Atman nhưng lại tiếp thu quan
niệm luân hồi (Samsara) và nghiệp báo (Karma) của Upanisad khi thừa nhận mọi sự vật
mất đi ở nơi này là để tái sinh ở chỗ khác. Quá trình thác sinh luân hồi đó đi theo luật
nhân quả. Mục đích cứu cánh của Phật giáo, cũng như các trường phái tư tưởng tôn giáo,
triết học của Ấn Độ là vấn đề tìm kiếm con đương giải thoát, đưa chúng sinh ra khỏi vòng
luân hồi bất tận đó. Để đi tới sự giai thoát, Đức Phật nêu lên bốn chân lí là “Tứ diệu đế”

( hay còn gọi là “Tứ thánh đế” )
1. Khổ đế: khổ, sư không hài lòng, không thoả mãn, áp lưc căng
thẳng (stress)
2. Tập đế hay nhân đế: nguyên nhân cuả sự không thoả mãn này là
sự ham muốn (tanha)nhục cảm, muốn trở thành, muốn không trở
thành;
3. Diệt đế: từ bỏ ham muốn;
4. Đạo đế: Bát chánh đạo: chánh kiến chánh tư duy, chánh
3


ngữ chánh nghiệp,Chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh
định
Bởi vì vô minh – không biết được Tứ Thánh Đế, bởi vì không hiểu đối
với thế giới quan đúng đắn, chúng ta mãi bị buộc ràng vào vòng luân
hồi-samsara, với sinh, lão, bệnh, tử, và tái sinh. Tham dục là đông cơ
thúc đẩy tiến trình này tiến lên, từ sát na này tới sát na khác và qua chu
trình cuả vô vàn sinh mệnh, tuỳ theo nghiệp, kamma (Skt. karma), qui
luật phổ quát cuả nhân quả. Theo qui luật bất biến này, mỗi hành động
mà người ta làm ở phút giây hiện tại – dù là do thân, khẩu hay ý – cuối
cùng sẽ kết quả tuỳ theo sự khôn khéo cuả nó: bất thiện nghiệp cho quả
khổ đau, thiện nghiệp đưa đến quả an vui. Mãi khi nào ta còn không biết
đến qui luật này, ta nhất định sống lông bông vô phương hướng: lúc thì
hạnh phúc, lúc lại khổ đau; một đời trên thiên đàng, kiếp sau lại rơi vào
điạ ngục.
Đức Phật phát hiện ra rằng việc thoát khỏi luân hồi cần được giao cho mỗi
Thánh Đế một nhiệm vụ cụ thể: Thánh đế thứ nhất phải được thấu hiểu, thứ
hai: xả bỏ, thứ ba: thực hiện, thứ tư: phát triển. Thực hiện viên mãn
Thánh Đế thứ ba dọn đường cho sự Giác ngộ: chấm dứt vô minh, tham,
khổ, và nghiệp; trực nhập vào tự do tuyệt diệu và hạnh phúc siêu phàm

như là đích cuối cùng cho mọi giáo lí cuả Đức Phật:Tự do, Tự tại, Bất tử, –
– Niết bàn – Nibbaa (Skt. Nirvana).

4


CHƯƠNG 2: GIẢI THOÁT LÀ MỘT ĐẶC TRƯNG CƠ
BẢN CỦA QUAN NIỆM TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
NGUYÊN THỦY

I. TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT:
1. Giải thoát là gì?

5


Giải thoát là một thắng đức trong ba đức của Phật: Pháp Thân, Bát Nhã, Giải thoát.
Nếu như ba thắng đức ấy hoàn toàn viên mãn thì gọi là Phật. Vậy nên giải thoát hoàn
toàn và tuyệt đối là sự chung kết của Phật Đà, cũng là chỗ xu hướng chung của mọi
loài chúng sanh. Không những nhân loại mà loại nào cũng thế vì đang ở trong mê
lầm đau khổnên đều có quan niệm lánh khổ tìm vui, mong cầu giải thoát. Cũng vì
vậy người đời thường gọi Đạo Phật là đạo giải thoát chung cho tất cả chúng sanh, hay gọi
là tôn giáo của chúng sanh đau khổ.
Nhưng trừ các bậc đã cứu cánh giác ngộ, thì chúng sanh mấy ai đặng giải thoát? Tuy hết
sức mong cầu mà vẫn luôn luôn sống trong cảnh ngộ ngang trái khổ đau. Nguyên
do vì chúng sanh chỉ biết tìm giải thoát nơi bên ngoài mà không tìm giải thoát chính ở nơi
mình. Chính ta là nguyên nhân, là hình ảnh của đau khổ, mà ta cũng là nguyên
nhân là hình ảnh của giải thoát. Nếu không thâm nhập sự thật ấy thì chưa thể giải
thoát chơn thật hoàn toàn. Thế nên bản hoài của Phật xuất thế là cốt dạy chúng sanh diệt
bỏ mê lầm, giác ngộ chân lý, và đem an vui đến cho mọi loài. Ngài không quan tâm đến

sự khoái lạc huy hoàng của một đế vương, không dừng chân trong rừng khổ hạnh, cũng
không thỏa mãn với những cõi trời Tứ thiền, Tứ không mà các hàng ngoại đạo đều cho là
nơi rốt ráo cuối cùng của đạo họ. Bao nhiêu nỗi vui đẹp ở những chỗ ấy đối với Ngài đều
là cái vui trá hình, chưa phải là dứt hẳn được mê lầm, giải thoát ngoài vòng luân hồi sanh
tử.
Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng
việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng
mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày
mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật. Trái lại như Ngài Lục Tổ nói trong Kinh
PhápBảo Đàn: "Nếu tự tánh chân thật đang mê thì phước nào cứu đặng?" Nhưng giải
thoát hoàn toàn là thế nào? Muốn hiểu, trước cũng nên biết thế nào là giải thoát chưa viên
mãn.
2. Giải thoát hoàn cảnh:
Hoàn cảnh bên ngoài vẫn gây nên đau khổ, cho nên tất cả chúng sanh đều cần
đến sự giải thoát cho mình trong đờisống hiện tại, nghĩa là được sống với quyền
sống rộng rãi thiêng liêng của mình đang ở giữa cõi trần này, mà không bị kềm hãm trong
sự bất công mạnh hiếp yếu, khôn hiếp dại, lớn hiếp bé v.v... Có hai cách giải thoát khỏi
những ràng buộc đau khổ của hoàn cảnh đối với bản thân:
6


- Cải tạo hoàn cảnh vật chất cho thật hết sức tốt đẹp như xứ Bắc Câu Lô Châu theo
trong kinh Phật dạy. Nhân loại ở đây chẳng có đâu bằng, vì ở đây nhân loại đã đến trình
độ văn minh vật chất cực điểm. Đồ ăn mặc khí dụng lúc nào cũng sẳn sàng để cho người
ta dùng tùy ý, không cần làm việc mà không thiếu thốn, không lập cơ quan cai trị mà vẫn
đặng thuận hòa an ninh, cho đến sanh con đẻ cái chỉ do công chúng nuôi, không nhọc
nhằn cha mẹ cấp dưỡng. Họ đẹp đẽ, họ mạnh mẽ, họ giàu sang, họ trường thọ, không
bị điều chi đau khổ. Nhưng Phật kết luận sanh về Bắc câu lô châulà một cái nạn, vì ở đấy
người chỉ biết đắm say theo vật dụng không phát đạo tâm và thường phải sa đọa.
- Không chú trọng đến hoàn cảnh bên ngoài như những người xuất gia trong Phật

giáo, họ ẩn mình vào nơi thanh vắngcủa chùa chiền, rừng núi, thâu hẹp đời sống vật
chất mà mở rộng đời sống tinh thần. Vật chất phồn hoa đối với họ là mồi ngon của dục
vọng, trợ lực của cạnh tranh, và nhân đó chúng sanh sẽ gieo trồng ác nhân mà sẽ nhận
lấy ác quả,vật chất đã không hay nên cần phải xa lìa để huân tu về đạo lý. Đến khi đời
sống vật chất trở nên món đồ phụ thuộchẳn, thì không cần lợi danh vinh nhục gì bên
ngoài đến ràng buộc và lay chuyển. Sánh với hạng trên thì hai đàng khác nhau, một bên
tìm sống trong vật chất đầy đủ, một bên không quan tâm đến vật chất bên ngoài. Cả hai
đều mới đếnphương diện của giải thoát, giải thoát về hoàn cảnh.
3. Giải thoát về tự tâm:
Tuy đã vượt khỏi những ràng buộc của hoàn cảnh chi phối bên ngoài nhưng bên trong
còn bao nhiêu giống phiền não si mê thì vẫn chưa thoát hết nỗi thống khổ lớn lao và vững
chắc do chúng gây nên, đấy là vì thấy có ta và có mọi vật. Tại sao mà giận? Tại thấy có ta
và có mọi vật, tức đã nhận không làm có, nhận giả thành chơn nên mới có đau
khổ. Chúng sanh hàng ngày, suốt từ sáng đến tối, thức cũng như ngủ chỉ sống với giả
tướng giả danh chứ chưa bao giờ đượcchứng nhập với sự thật. Trái lại còn cho bao nhiêu
giả ảnh ấy là thật, dùng ý thức phân biệt, để đòi hỏi tham lam, giận hờn và nghi hoặc.
Không nhận sự vật một cách khách quan lại thêm vào chủ quan và tư kiến nên mãi
mãi mê lầm. Tất cả phiền não từ đó mà ra thì tất cả buộc ràng đau khổ cũng từ đó mà
sanh trưởng, nếu quan sát biết rõ ràng tất cả, dùhiện tượng, trừu tượng, khái niệm v.v...
đều là giả dối, biến tướng của thức tâm, thì mê lầm bị tiêu diệt, trí tuệ hiện raứng hợp với
thật lý thật sự, và đồng thời những đứa con đẻ của mê lầm như phiền não, như nghiệp,
như khổ đều bị tiêu tan mà giải thoát luân hồi sanh tử. Nghĩa là giải thoát tất cả nhiễm
ô trược ác, tất cả những gì của tam giới chúng sanh hiện đang chịu...
7


4. Giải thoát hoàn toàn:
Dứt bỏ mọi điều triền phược nơi tự tâm, thoát khỏi chốn lao tù ba cõi là một công
trình lớn lao thiết thực, nhưng chưa phải là tuyệt đối hoàn toàn, chưa phải đã phá hết mê
lầm thầm kín nhỏ nhiệm, đến đó chỉ phá được mê lầm về nhân ngã mà vẫn còn mê

lầm về pháp ngã, nên phần trí giải cũng như phần thực hành còn ở trong vòng tương
đối cả. Trí giảitương đối vì còn thấy có giải thoát và chưa giải thoát, đau khổ và an
vui, Niết bàn và sanh tử, thực hành tương đối chỉ vìcải thiện hành vi xấu xa nơi mình mà
tự giải thoát hành vi cá nhân còn e dè chướng ngại, chưa đủ năng lực tự tại ra vào chỗ uế
trược khổ não, cũng như ra vào chỗ thanh tịnh an vui để hành động những công việc lợi
lạc vị tha mà không bị nhiễm trước. Trái lại giải thoát hoàn toàn và tuyệt đối thì trí
thức không còn bị thời gian và không gian hạn chế, không còn bị tâm lý sanh lý tầm
thường chi phối. Trí tuệ đã chứng nhập nhân tướng của sự vật rồi nên tất cả cảnh
giới đều vô ngại hiện ra trong trí Bát nhã viên dung, ngoài trí không có cảnh, ngoài cảnh
không có trí , cảnh trí đều như như thì đối với uế cũng như với tịnh, ở trong sanh tử cũng
tức an trú Niết bàn không thấy có chi sai khác phải bị buộc ràng, haytìm cách giải thoát ra
ngoài ba cõi. Như kinh Duy Ma Cật nói: "Không xa lìa văn tự tức là tướng giải thoát".
Nhưngđược giải thoát ấy chỉ là các vị Pháp thân Bồ Tát và các Đức Phật. Chư Phật tức
như Chân như tự tánh mà luôn luôn khởi diệu dụng độ sanh, thi hành tất cả thiện sự, dù
ở địa ngục, dù ở chư Thiên, dù ở Niết bàn hay sanh tử, cũng nhưhoa sen sinh ở trong
bùn. Giải thoát tất cả mà không thấy có tướng giải thoát, tự tại trong công việc lợi tha,
khôngphân biệt thân sơ, không có nhân ngã, tuy hướng dẫn mọi người mà mọi
người không nhục, trên tất cả chúng sanh mà chúng sanh không cảm thấy nặng nề, thế thì
còn chi ràng buộc mà không phải là giải thoát hoàn toàn tuyệt đối? Trở lạivới trên kia,
thấy hạnh phúc khoái lạc của phàm phu chưa phải là giải thoát, cho đến cảnh
giới của Niết bàn xuất lysanh tử của nhị thừa cũng chưa phải giải thoát hoàn toàn, chỉ duy
có Đức Phật mới được như thế. Nhưng nếu trong hành vi cũng như ý nghĩ của ta mà có
được đôi phần đức tính của cái chơn giải thoát ấy thì mới thật là ta có giải thoát, thiệt an
vui và lợi ích thực sự cho tất cả mọi người mọi loài.

8


II. GIẢI THOÁT LÀ CỐT LÕI CỦA PHẬT GIÁO:
Tất cả chúng ta tu đều có sở nguyện giải thoát sanh tử luân hồi. Muốn xứng đáng

với mục đích tối quan trọng đó chúng ta phải tu như thế nào? Trước hết phải biết giải
thoát cái gì, mới tìm ra cách tu để được giải thoát. Đây là vấn đề hết sức quan trọng.
Phật đã dạy thân này vô thường, vô ngã cho nên giải thoát không phải là giải thoát
thân này. Vì thân này tới ngày cuối cùng cũng phải bỏ, phải hoại diệt thì đâu có gì để giải
thoát. Thân bại hoại không thể giải thoát được thì chỉ còn tâm. Vậy tâm giải thoát là
không còn kẹt vướng trong sanh tử nữa, gọi là giải thoát. Tâm đó là tâm nào? Tâm nghĩ
thiện nghĩ ác, nghĩ phải nghĩ quấy, nghĩ tốt nghĩ xấu phải không? Không phải, vì tâm đó
cũng là tâm sanh diệt, có rồi mất, làm sao giải thoát được. Đây là vấn đề thứ hai.
Thân sanh diệt, tâm sanh diệt không thể giải thoát được. Vậy cái gì giải thoát sanh
tử? Đó là vấn đề chính yếu nhất của người tu mà lâu nay ít ai để ý tới. Thường chúng ta
cứ nghĩ giữ giới, ăn chay, làm những việc công đức là tu, là tiến trên con đường giải
thoát, không ngờ các việc ấy chỉ được phước sanh diệt thôi, chưa phải giải thoát. Chúng
ta tu muốn giải thoát phải tìm cho ra lẽ thực của nó. Chừng nào thấy được lẽ thực đó mới
có thể tin rằng mình tu giải thoát sanh tử. Còn không tìm được thì không thể tin mình giải
thoát.
Người ta hay nói tâm là cái biết phải biết quấy, biết thương biết ghét, biết buồn biết
giận. Nếu thế tâm có cả trăm ngàn thứ thì ta là cả trăm thứ đó sao? Thương là ta, giận
ghét cũng là ta, tâm suy tính phân biệt ấy lại sanh diệt vô thường, như vậy khi mình có
khi mình không chăng?
Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật hỏi ngài A-nan:
- Lý do gì ông đi tu?
Ngài A-nan thưa:
- Bởi con thấy đức Thế Tôn có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹïp, con kính
mến nên phát tâm xuất gia.
Phật hỏi:
- Ông lấy cái gì để thấy và lấy cái gì để kính mến?
Ngài A-nan trả lời:
- Con lấy mắt thấy và lấy tâm hiểu biết.
Đó là nguyên do có thất xứ trưng tâm, tức bảy chỗ hỏi tâm của đức Phật. Theo thứ
tự Phật gạn hỏi tâm, ngài A-nan trả lời tâm ở trong thân, ở ngoài thân, ở giữa thân v.v…

cho tới cuối cùng Ngài nói cái hay suy nghĩ phân biệt là tâm con. Tất cả đều bị Phật quở
và bác bỏ: “Đó là ông nhận định sai lầm, cái suy nghĩ không phải là tâm của ông”. Ngài
9


A-nan hoảng hốt thưa như vậy con không tâm sao. Phật bảo không phải ông không có
tâm, nhưng cái suy nghĩ là tướng sanh diệt, không phải tâm của ông.
Chúng ta lâu nay cũng lầm nhận như ngài A-nan vậy, cho cái suy nghĩ sanh diệt vô
thường đó là tâm của mình. Phật muốn chỉ ngay nơi mình có cái chân thật nhưng chúng
ta bỏ quên, nên cứ nhận thân sanh diệt là mình, tâm sanh diệt là tâm mình. Thân là tướng
vô thường sanh diệt, tâm là bóng dáng các trần không thật, nhận hai cái đó là mình nên
phải chịu sanh tử luân hồi. Bây giờ muốn ra khỏi luân hồi sanh tử, phải tìm cho ra cội gốc
sai lầm ấy. Nếu còn bám vào thân tâm sanh diệt thì không thể giải thoát được.
Người tu là người thực hiện một chí nguyện rất cao thượng, siêu xuất trần thế. Vì vậy ai
đi tu rồi cũng phải biết rõ mục đích giải thoát sanh tử, cứu độ chúng sanh, chớ không chỉ
để có phước đời này, đời sau thôi. Tu như vậy không đúng mục đích siêu thoát của một tu
sĩ.
Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật chia tâm ra làm hai thứ: một là vọng tâm, hai là
chân tâm. Vọng tâm là tâm hư dối, chân tâm là tâm chân thật. Lâu nay người ta thường
cho phần tinh thần là tâm, nhưng không hiểu nghĩa chánh của tâm là gì. Tâm là biết. Cái
biết sanh diệt, luôn luôn đổi thay gọi là cái biết hư dối. Còn cái biết thường còn không
sanh không diệt là cái biết chân thật, gọi là chân tâm.
Như vậy muốn nhận ra tâm phải phân biệt rõ tâm nào thật, tâm nào không thật.
Tâm thật là chân tâm, tâm không thật là vọng tâm. Tất cả những suy nghĩ của chúng ta
thuộc về vọng tâm. Nếu cho suy nghĩ buồn thương giận ghét là tâm mình tức chúng ta
nhận vọng làm chân. Cái vọng là dối, dối thì làm sao giải thoát được. Như vậy giải thoát
phải là cái chân thật, bất sanh bất diệt, chớ không phải cái hư dối. Đó là chỗ chúng ta phải
suy gẫm nhận xét cho thật chính chắn.
Muốn chỉ ra cái chân thật đó, đức Phật đã đưa tay lên hỏi ngài A-nan: “Ông thấy
không?”. Ngài A-nan đáp: “Dạ thấy”. Phật để tay xuống hỏi: “Ông thấy không?”. Ngài Anan thưa: “Dạ không thấy”. Phật quở: “Ông là người quên mình theo vật. Tay ta đưa lên

là thấy có tay, khi ta để xuống là thấy không có tay. Tay là vật, còn cái thấy là mình. Tại
sao lại lầm lẫn giữa mình và vật như vậy?”
Lâu nay chúng ta cũng lầm lẫn thế ấy. Thấy tức là biết. Thấy cảnh vật xanh vàng đỏ
trắng, biết rõ ràng. Thấy là có biết, cái thấy đó có suy nghĩ không? Thấy trắng là trắng,
vàng là vàng, xanh là xanh, đâu cần suy nghĩ gì. Chỉ khi cộng với ý thức phân biệt mới có
suy nghĩ, chớ cái thấy ban đầu không suy nghĩ.
Kế đến Phật bảo ngài La-hầu-la đánh tiếng chuông rồi hỏi ngài A-nan: “Ông có
nghe không?” Ngài A-nan thưa: “Dạ nghe”. Giây lâu tiếng chuông bặt, Phật hỏi: “Ông có
nghe không?”. Ngài A-nan thưa: “Dạ không nghe”, liền bị Phật quở lần nữa. Đánh tiếng
10


chuông “boong” thì nghe có tiếng chuông, tiếng chuông bặt thì nghe không có tiếng
chuông, chớ đâu phải điếc. Sao lại nói không nghe?
Nếu không nghe làm sao biết không tiếng? Không tiếng là vì âm thanh bên ngoài
không có, nhưng cái nghe của mình luôn hiện tiền. Vậy mà không có tiếng lại nói không
nghe. Đó là quên mất tánh hay nghe, hay thấy của mình, chạy theo sắc tướng âm thanh
bên ngoài, vì vậy Phật quở quên mình theo vật. Đó là điều đáng thương của chúng ta.
Trong nhà Phật nói nơi sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều có cái biết. Cái biết
đó hằng hữu, nhưng chúng ta lại bị cái biết phân biệt của ý theo đuổi, hợp tác, rốt cuộc
quên cái biết hằng hữu chân thật đó. Thí dụ khi ngồi thiền có dấy niệm, lúc đó ta biết
mình khởi nghĩ và đang chạy theo vọng tưởng không? Biết rõ rằng mình đang bị vọng
tưởng, đang khởi nghĩ. Như vậy cái khởi nghĩ, cái vọng tưởng là cái bị biết. Nếu nó là cái
bị biết thì ai là cái hay biết? Rõ ràng mình là cái hay biết. Cái biết này không có tướng
trạng, không khởi nghĩ gì cả.
Cho nên chúng ta tu ngay nơi thân này, có cả chân tâm và vọng tâm. Vọng tâm là
tâm phân biệt tốt xấu, hơn thua, phải quấy. Tâm này tạo nghiệp sanh tử luân hồi khiến ta
phải chịu vô lượng khổ đau. Bởi vì nghĩ thiện thì tạo nghiệp lành, nghĩ ác thì tạo nghiệp
dữ, thì phải đi trong ba đường lành hoặc ba đường dữ. Nhà Phật khuyên tu là bỏ dữ làm
lành, đó là giai đoạn đầu tu trong sanh tử, nhưng sanh tử theo đường tốt, chớ chưa phải

giải thoát sanh tử.
Lâu nay chúng ta cứ nhận cái nghĩ thiện nghĩ ác là tâm mình, nhưng nó không phải
là tâm thật. Chỉ khi nào buông hết thiện ác, các thứ nghĩ tưởng hai bên lặng xuống, mà
vẫn thường biết đó mới thật là tâm mình. Bản lai diện mục là bộ mặt thật muôn đời của
chúng ta, mình có từ thuở nào nhưng bị các thứ nghĩ thiện, nghĩ ác phủ che nên nó không
hiện ra. Chừng nào dứt hết niệm đối đãi thì tâm chân thật hiện tiền.
Chúng ta từ người thế gian tới người tu, đa số chỉ nhận tâm sanh diệt thôi, mà
không thấy được tâm chân thật bất sanh bất diệt của chính mình. Do đó cứ lẩn quẩn,
không biết mình ngồi thiền để làm gì. Có người nghĩ thiền định để được thần thông, điều
này rất sai lầm. Định là dừng tâm suy nghĩ đối đãi tạo nghiệp. Dừng được tâm ấy rồi là
dừng được nghiệp, dừng được nghiệp thì cái gì trói buộc, cái gì dẫn mình đi trong sanh tử
nữa? Chỉ còn một tâm chân thật bất sanh bất diệt, đó là giải thoát sanh tử. Tâm giải thoát
sanh tử đã sẵn ngay nơi mình, chỉ cần quày đầu lại là nhận được thôi.
Ví dụ tôi ngồi trong thất, có khách tới tôi chào và nói chuyện. Khách về tôi lặng
yên, thấy vắng khách. Thấy khách đến, biết khách đi là ai thấy ai biết? Là chủ thấy chủ
biết, chớ còn ai nữa. Cũng vậy, khi ngồi thiền chúng ta thấy vọng tưởng dấy lên, thấy
vọng tưởng lặng xuống thì rõ ràng ông chủ thấy. Nếu không có ông chủ làm sao biết có
11


vọng tưởng hay không vọng tưởng. Cái biết có vọng tưởng, cái biết đang lặng lẽ đó là cái
biết thật của chính mình. Lâu nay chúng ta cứ ngỡ hết suy nghĩ là hết mình. Đó là chỗ
lầm lẫn.
Tâm chân thật ấy không có tướng mạo, không dấy động, không khởi một niệm suy
nghĩ, nó bàng bạc khắp cả, ở đâu cũng có. Dưới chân vừa đạp cây gai liền thấy đau, trên
tay con muỗi vừa cắn liền thấy ngứa. Tất cả chỗ nào trên thân cũng biết hết, mà không
cần phải suy nghĩ. Chúng ta tu là để trở về với tâm chân thật đó. Biết mình có tâm chân
thật rồi, ta mới mạnh dạn kiên quyết dẹp bỏ tâm nghĩ suy hư dối. Nếu không, ta cứ cho
cái suy nghĩ là tâm mình nên không dám bỏ, nuôi dưỡng tâm sanh diệt ấy mãi nên không
được giải thoát.

Tất cả pháp tu của Phật dạy đều đưa chúng ta đến chỗ cuối cùng, nhưng phương
tiện có khác. Có người dùng trí tuệ quán chiếu nhận hiểu rồi tu. Có người đặt lòng tin tha
thiết mà tu. Cho nên dùng trí tuệ quán chiếu thì Phật dạy tu Thiền. Quán chiếu lại thân
này hư giả không thật, tâm sanh diệt lăng xăng cũng không thật, buông hết hai thứ giả đó
thì cái thật hiện ra. Từ quán sát ấy ta dừng không chạy theo vọng tưởng nữa, đó là nhờ trí
tuệ mà tâm được an định. Tâm lăng xăng dừng là định, trí tuệ quán chiếu soi sáng là tuệ.
Đây gọi là định tuệ song tu.
Người nhiều lòng tin Phật dạy niệm Phật. Niệm tới chừng nào nhất tâm, tức niệm
đến chỗ vô niệm, không còn một nghĩ suy gì hết, tâm hoàn toàn lặng lẽ thanh tịnh. Lúc đó
nhắm mắt thấy Phật Di Đà cùng chư Thánh chúng đến tiếp dẫn. Như vậy phương tiện tuy
có khác, nhưng mục đích đều dẹp những suy nghĩ lăng xăng.
Tu Thiền định để chận đứng, buông bỏ suy nghĩ, tu Tịnh độ dẹp hết suy nghĩ, cuối
cùng tới chỗ không còn một niệm, đó là giải thoát sanh tử. Cho nên nói niệm được nhất
tâm bất loạn từ một ngày, hai ngày tới bảy ngày, người ấy nhắm mắt được Phật rước về
Cực Lạc. Cực Lạc tức Phật Di Đà hiện tiền, là thấy ông chủ của mình, thấy được tâm
chân thật rồi.
Chúng ta tu Thiền cũng vậy, buông tất cả tạp niệm để tâm chân thật hiện ra. Bởi
tâm thường biết đó không có tướng mạo, cho nên vừa dấy niệm chúng ta dễ chạy theo
niệm. Ví dụ trên bầu trời không có mây, ta nhìn thẳng lên không có gì hết nên không thấy
vui. Bây giờ vừa có đàn chim bay qua, thích quá liền đuổi theo đàn chim. Nếu có một
chiếc phi cơ bay lại thì càng chú ý hơn nữa. Cứ chú ý những gì có hình có tướng, còn cái
trong trẻo rỗng rang của hư không ta ít quan tâm.
Cũng thế, tâm ta phẳng lặng hằng tri giác mà mình không biết, cứ đợi nghĩ tưởng
liền theo nghĩ tưởng, chạy theo thương chạy theo ghét. Cứ thế cuồng loạn cả ngày, quên
12


cái thật của chính mình. Cho nên Phật dạy chúng ta tu lặng hết những thứ ấy, thì tâm
hằng tri hằng giác mới hiện bày, đó là giải thoát sanh tử.
Khi Tổ Huệ Khả được Tổ Đạt-ma nhận làm đệ tử. Một hôm Ngài tu đến chỗ hoàn

toàn an ổn liền bạch với Tổ Đạt-ma: “Bạch Hòa thượng, tâm con đã dứt hết các duyên”.
Tổ Đạt-ma bảo: “Coi chừng rơi vào không”. Ngài thưa: “Con rõ ràng thường biết, làm
sao không được”. Tổ liền ấn chứng: “Ngươi như thế, ta như thế, chư Phật cũng như thế”.
Dứt hết các duyên tức là tâm không còn chạy theo sáu trần. Tới đó ta tưởng không còn gì,
nhưng thật ra có cái rõ ràng thường biết.
Chúng ta tu biết được mình có tâm chân thật mới giải thoát sanh tử luân hồi. Nếu
không nhận được tâm ấy, rất dễ lạc vào tà đạo, ưa thích thần thông, hào quang sáng
ngời… Phải biết tu là sống thực với tâm chân thật của mình, nó có sẵn nơi mỗi chúng ta,
trong các vận động thi vi, hiển hiện nơi sáu căn, chớ không có chỗ nào khác.
Cho nên chúng ta dụng công tọa thiền, dụng công niệm Phật ngày đêm liên tục là
cốt để dừng tất cả vọng tưởng. Vọng tưởng dừng lặng được rồi thì các công phu kia cũng
dừng theo, cuối cùng chỉ còn một tâm chân thật hiện tiền, không có phương tiện hay công
phu gì ở đó cả.
Trong mười mục chăn trâu, từ tìm trâu thấy trâu dằn co với trâu cho tới chinh phục
được trâu thì trâu cũng mất luôn. Trâu mất thì chăn cũng đâu còn, chừng đó chỉ còn một
vầng trăng tròn giữa bầu trời trong. Đó là mười mục chăn trâu theo tinh thần Đại thừa,
cho thấy khi còn có đối đãi thì còn sanh diệt. Đến lúc hết đối đãi thì hoàn toàn trong sáng,
đó là giác ngộ giải thoát.
Chư Phật từng nói: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Phật sẽ thành
mà mình có chịu thành không, hay muốn làm chúng sanh cho vui? Chúng ta tu là để đạt
được chỗ cứu kính chân thật của mình. Trong ba thân, chư Phật và chúng sanh bình đẳng
trên phần Pháp thân, còn hai thân kia thì sai biệt. Phật có Pháp thân, chúng ta cũng có
Pháp thân. Pháp thân là thân không còn đối đãi sanh diệt, không có giới hạn, trùm khắp.
Phật có Báo thân trang nghiêm thanh tịnh, phước đức vô lượng, còn Báo thân của chúng
ta là thân nghiệp chướng hiện giờ mình đang mang. Phật có Hóa thân diệu dụng như hằng
sa, làm lợi ích vô lượng chúng sanh, còn Hóa thân của chúng ta là những suy nghĩ chuyện
này chuyện nọ tạo nghiệp trong luân hồi.
Kinh Pháp Hoa phẩm Hiện Bảo Tháp nói từ lòng đất vọt lên tháp báo. Trong tháp
báo có thân của đức Phật Đa Bảo. Bấy giờ đại chúng muốn chiêm ngưỡng thân Phật Đa
Bảo, nên thưa hỏi đức Phật Thích-ca làm sao để thấy? Đức Phật Thích-ca nói Phật Đa

Bảo có nguyện lớn rằng, khi nào Hóa thân ở mười phương của Phật Thích-ca tụ hội về
một chỗ thì Phật Đa Bảo mới có thể mở cửa tháp để chiêm ngưỡng Ngài. Đức Phật Đa
13


Bảo dụ cho Pháp thân. Pháp thân hiện khi nào Hóa thân tụ về một chỗ. Hóa thân tụ về
một chỗ tức chỉ cho tâm chạy ngược chạy xuôi lặng xuống, không còn dao động nữa.
Kinh này rất hay rất thấu đáo, người thiếu chủng duyên sâu dày đọc không hiểu nổi, thấy
như chuyện trên trời trên mây, không có lẽ thật.
Phật chỉ cho chúng ta muốn thấy được Pháp thân bất sanh bất diệt thì các hóa thân
của mình tức những tâm niệm ngược xuôi, phân biệt đủ thứ phải tụ hội về một chỗ. Tụ
hội tức là yên lặng chừng đó Pháp thân mới hiện tiền. Hiểu như vậy mới thấy lý kinh cao
siêu, phi thường. Đây là những điều thiết yếu tôi muốn chỉ quí vị nhận nơi mình có cái
chân thật, để đi tới chỗ giải thoát sanh tử.
Bây giờ bước qua giai đoạn thứ hai, chúng ta biết mình có cái chân thật giải thoát
sanh tử rồi, nhưng làm sao để sống với cái đó? Muốn được giải thoát trước nhất phải biết
cái gì trói buộc mình? Là nghiệp, bởi nghiệp trói buộc nên nó dẫn chúng ta đi trong trầm
luân sanh tử. Cái gì tạo nghiệp? Thân, miệng, ý. Ý nghĩ tốt nghĩ xấu nghĩ lành nghĩ dữ,
nghĩ hơn nghĩ thua. Theo những suy nghĩ đó, mà miệng nói tốt thân làm tốt hoặc miệng
nói xấu thân làm xấu. Đây là tạo nghiệp lành nghiệp dữ. Nếu ý nghĩ dừng lặng thì hết tạo
nghiệp. Hết tạo nghiệp là giải thoát sanh tử.
Tại sao chúng ta phải tụng kinh, tọa thiền? Tụng cho chí tâm, chuyên nhất nhớ
kinh nên không nghĩ bậy. Ngồi thiền để buông xả hết những niệm nghĩ tưởng, đó là dứt
mầm tạo nghiệp đi trong sanh tử. Không tạo nghiệp nữa thì cái gì trói buộc được mình?
Tổ Đạo Tín khi còn là Sa di mười bốn tuổi, gặp Tổ Tăng Xán chấp tay thưa: “Bạch Hòa
thượng, xin Ngài dạy con phương pháp giải thoát”. Tổ Tăng Xán nhìn thẳng vào mặt hỏi:
“Ai trói buộc ngươi?”. Ngài hoảng hốt tìm xem cái gì trói buộc mình, tìm hoài không
thấy liền bạch: “Bạch Hòa thượng, không ai trói buộc con hết”. Tổ bảo: “Không trói buộc
cầu giải thoát làm gì?”. Ngay đó Ngài ngộ đạo.
Vậy đạo ở chỗ nào? Ở ngay chỗ không còn gì trói buộc được mình. Không có gì

trói buộc tức là không tạo nghiệp, không tạo nghiệp là giải thoát rồi, cầu giải thoát làm
chi nữa. Chúng ta cầu giải thoát mà cứ tạo nghiệp liên miên thì làm sao giải thoát được.
Giải thoát là cái chân thật sẵn có, không từ đâu đến, không do ai cho mình, chỉ vì ta
không làm chủ được các niệm lăng xăng buồn thương giận ghét v.v… nên tạo nghiệp dẫn
đi luân hồi.
Các vị tu theo Nguyên thủy được định tên là Diệt tận định hay Diệt thọ tưởng định
liền chứng quả A-la-hán, tức diệt hết những thọ tưởng trong tâm thì được vô sanh, là giải
thoát. Cho nên tu dứt mầm tạo nghiệp là gốc ra khỏi luân hồi. Điều này rõ ràng như vậy,
không có gì phải nghi ngờ cả.
14


Chúng ta là người chủ động tạo nghiệp thì cũng là người chủ động dứt nghiệp. Tạo
nghiệp là mê, dứt nghiệp là tỉnh. Nói tới tu là nói tới tỉnh hoặc tỉnh nhiều tỉnh ít thôi, chớ
không thể tu mà còn mê được. Tỉnh tức là không tạo nghiệp nữa. Cho nên trong kinh
Viên Giác, ngài Văn Thù hỏi đức Phật: “Làm sao giải thoát sanh tử?”. Phật dạy: “Muốn
giải thoát sanh tử phải dứt mầm vô minh”. Vô minh là mê mờ, phải sạch hết mê mờ mới
giải thoát được sanh tử. Ngài Văn Thù hỏi tiếp: “Cái gì là vô minh?” Phật dạy: “Chấp
thân này là thật, chấp tâm sanh diệt là thật. Đó là vô minh”.
Người nào còn thấy thân này thật, thấy tâm sanh diệt hơn thua phải quấy thật là còn vô
minh. Muốn ra khỏi vô minh phải buông hai thứ chấp này. Tất cả kinh Phật đều xoáy
mạnh vào chỗ phá chấp về thân tâm sanh tử luân hồi, nhận cho rõ tâm chợt có chợt không
là giả dối, không phải tâm mình. Phá được vô minh thì chuỗi dài sanh tử ngang đó chấm
dứt.
Như vậy con đường tu khó hay dễ? Chỉ cần chúng ta thấy thân tâm sanh diệt không
thật, khỏi học lên tới Cử nhân, Tiến sĩ gì hết. Bởi vì thấy đúng như vậy là đã có đầy đủ trí
tuệ rồi. Trí tuệ này mới quí vì đây là trí thật của mình, còn trí tuệ học được của thế gian là
trí sanh diệt, không chân thật, không phải của mình, làm sao sánh nổi với trí tuệ chân
thật.
Chúng ta sống đây chỉ là cuộc sống tạm bợ, nên không cần tranh hơn tranh thua,

tranh phải tranh quấy, như vậy là đã giải thoát nhiều rồi đó. Ngược lại, nếu chúng ta thấy
thật thì mê càng ngày càng đậm, vì vậy luân hồi không biết bao giờ mới ra được? Cho
nên chúng ta tu học thì phải thấy cho tường tận, hiểu cho thấu suốt để không bị lầm lẫn.
Tu là giải thoát khổ đau, chớ không phải tu là không có thân bệnh. Người tu biết đúng
như thật thì những gì đến với mình ta đều không khổ, đó là ta đang tiến trên con đường
giác ngộ.
III. SÁU HÀNH ĐỘNG CỦA GIẢI THOÁT THEO QUAN NIỆM CỦA PHẬT
GIÁO NGUYÊN THỦY:
1. Lòng tốt:
Nói chung, bố thí là nền tảng căn bản cho tất cả mọi sự phát triển. Nó là sự thừa
nhận cao nhất của mối tương quan của chúng ta và là một biểu hiện cho Phật tính của
chúng ta. Nó bắt đầu với một nụ cười và một cái ôm mà chúng ta dành cho bạn đời của
mình và cũng là rất thật cho sự phát triển của chính chúng ta, khi chúng ta từ bỏ những
góc nhìn cũ kỹ. Chúng ta có thói quen nắm chặt lấy tất cả mọi thứ, bao gồm: vật chất,
cảm xúc và trải nghiệm của chúng ta hoặc ý tưởng của chúng ta về bản thân, về người
15


khác, và về thế giới. Thật ra, thay vì làm cho chúng ta hoặc người khác trở nên nhỏ bé,
chúng ta có thể chỉ cần từ bỏ những khái niệm về chúng ta, về người khác. Chừng nào
chúng ta còn đấu tranh chống lại cuộc đời, thay vì khám phá nó theo một cách tò mò và
không sợ hãi, thì chúng ta còn không nhận ra rằng tất cả chúng sinh là giống nhau trên
con đường tìm kiếm hạnh phúc và rằng mọi thứ, bản thân nó đã rất phong phú và đầy
tiềm năng.
Ngay khi chúng ta nhận ra bản chất căn bản của chúng sinh là tâm từ bi thay vì gây
gổ, mối quan hệ của chúng ta với thế giới thay đổi hoàn toàn. Chúng ta nhận nhiều và
nhiều hơn nữa niềm tin vào những giá trị tốt bẩm sinh của mỗi người và chúng ta phát
triển nhiều và nhiều hơn nữa tâm từ bi thực tế. Từ đó, lòng tốt trở nên tự biểu lộ. Một
người sẵn sàng cho đi, chia sẻ và từ bỏ là những người đã bắt đầu trở nên hạnh phúc hơn.
Một người cho đi một cách tự tin những vật phẩm, cảm xúc tốt – ví dụ như là: sự thân

thiết, bảo vệ và thời gian cho mọi người, hoặc những kiến thức giải thoát. Ở đây, điều
quan trọng là không phá hỏng sự cởi mở được tạo lên từ lòng tốt và những mối liên hệ tốt
bằng việc thực hiện những hành động xấu và gặt hái những hậu quả khó chịu.
2. Thái độ ứng xử với mọi người:
Để thực hành chống lại những thói quen xấu, một người cần cải thiện thái độ cư xử
với mọi người. Không có hy vọng có hạnh phúc và mãn nguyện nếu không từ bỏ những
thái độ tiêu cực. Trách nhiệm của chính chúng ta là phải tạo ra nguồn gốc của hạnh phúc.
Nếu chúng ta hiểu rằng thái độ chánh niệm, dựa trên tình thương và lòng từ bi là nền tảng
cho những ấn tượng và kinh nghiệm tốt đẹp trong tâm chúng ta thì chúng ta bắt đầu hành
xử, nói năng và suy nghĩ một cách có ý thức.
Khi cân nhắc 10 điều răn của Phật về thân – khẩu – ý, chúng ta thích nghĩ tới những
giây phút phi thường nhưng chúng ta hoàn toàn bỏ lỡ mất những khả năng nhỏ trong đời
sống hàng ngày để thực hành và phát triển. Nếu cần phải


(1) bảo vệ người khác, chúng ta thích tưởng tượng ra những hình ảnh anh hùng và
quên mất rằng cần phải đảm bảo rằng mọi người đều khỏe mạnh và đã đội nón
bảo hiểm khi đi xe máy. Trong thế giới dư thừa vật chất, cần phải có một sự am
hiểu sáng suốt về người khác để có thể

16




(2) cho họ cái mà họ thật sự cần. Đồng thời, nếu một người tôn trọng không gian
và đồ đạc cá nhân của người khác, người đó đã tiến bộ được rất nhiều. Hành động
có ý nghĩa thứ ba là




(3) trao tặng yêu thương tại nơi cần điều đó mà không làm hỏng mối quan hệ đối
tác. Bốn mặt tích cực của lời nói là:



(4) nói sự thật hoặc giữ im lặng;



(5) đưa mọi người xích lại gần nhau hoặc hỗ trợ mọi người bên nhau;



(6) nói năng một cách có suy nghĩ và có sự tôn trọng dành cho mọi người; và cuối
cùng là



(7) nói chuyện một cách có ý nghĩa để hỗ trợ người khác khám phá thế giới để từ
đó, họ đạt tới những hạnh phúc và ý nghĩa lớn lao hơn. Khi chuyển hóa tâm mình,
một người



(8) phát triển lòng tự tin và ước mong điều tốt cho tất cả mọi người, hoặc



(9) hạnh phúc về những gì mà người khác đã đạt được và bất kỳ điều gì có ý nghĩa

mà họ đang làm và một người



(10) cố gắng hơn nữa để suy nghĩ một cách lô-gíc, để hiểu nguyên lý của luật nhân
quả và để nhận thấy sự phong phú không giới hạn trong vạn vật.

Một cách căn bản, mười hành động tích cực là những hành động nhìn xa trông rộng và
là phổ biến. Chúng thể hiện lòng can đảm, tính linh động, và không cứng nhắc hoặc
không sự tự xem mình là đúng. Ở đây, điều quan trọng là thái độ hoặc mục đích xác định
phẩm chất của hành động.
3. Kiên nhẫn:
Để không đánh bạc một cách thiếu suy nghĩ những vật chất và các điều kiện tốt cần
thiết cho sự phát triển mà, thay vào đó, có thể nắm chắc chúng trong dài hạn, cần phải có
kiên nhẫn. Sự giận dữ và ghen ghét là những cản trở lớn nhất. Một người tràn đầy hận thù
và giận dữ sẽ không thể gieo trồng hạnh phúc trong dài hạn vì nếu chúng ta nhân nhượng
17


thì chỉ trong ít phút, nó sẽ phá hỏng những ấn tượng tốt đẹp đã được nỗ lực xây dựng
trong một thời gian dài. Chỉ những ai xóa bỏ được giận hờn và đam mê mới có thể luôn
luôn hạnh phúc tại giờ phút này và sau này.
Kiên nhẫn không phải là kéo dài một điều gì đó hoặc chịu đựng một cách lặng lẽ ở
góc nhà mà là ngồi một cách can đảm giữa ngọn lửa, hoặc duy trì được sự an lạc trong
nội tâm và tạo cho mọi thứ và chúng ta một khoảng không gian và thời gian. Cuối cùng,
tùy thuộc vào cách nhìn của chúng ta mà những điều chúng ta trải nghiệm là thiên đường
hay địa ngục. Bằng cách không xem hận thù là nghiêm trọng, một người để cho cảm xúc
này hòa vào không gian rộng mở và nhận thức rằng mọi thứ mang tới đau khổ ít có ý
nghĩa hơn. Khi phải đối mặt với một hoàn cảnh khó khăn và mâu thuẫn, một người nên
đợi cho tới khi gặp điều kiện thuận lợi và ngăn chặn một cách tuyệt đối những giận hờn,

phẫn nộ, buồn chán trước khi hành động. Để có thể hành động một cách kiên định trong
hoàn cảnh khó khăn, và chấp nhận một cách công bằng vô tư các hoàn cảnh không thể
thay đổi được là một bằng chứng cụ thể của sức mạnh và sự trưởng thành. Điều này đặc
biệt đúng khi chúng ta điều phục tâm mình. Thay đổi thói quen và thái độ ít khi nào có
thể xảy ra chỉ sau một đêm và để thói quen hoặc thái độ mới trở thành không thay đổi cần
sự bền bỉ và kiên trì. Bởi vì, với tất cả sự tự giác, ở đây, sự thân thiện và hài hước dành
cho một người là phần thưởng lớn lao.
4. Những nỗ lực mang lại nhiều niềm vui:
Hành động thứ tư mô tả cách mà một người có thể xóa bỏ sự lười nhác, tính tự mãn và
cách nhìn sai lầm bằng những phương pháp của “nỗ lực mang lại niềm vui”. Tuy nhiên,
trong thời đại của chúng ta, lười biếng đồng nghĩa với việc chúng ta làm hàng ngàn
những việc không quan trọng. Thế giới của chúng ta tràn ngập những hoạt động sôi nổi
tới mức chúng ta còn quá ít thời gian cho những việc quan trọng. Năng lực và sự kiên
định nội tâm không phải là chìa khóa duy nhất dẫn đến thành công do sự phát triển chỉ
được nhận thấy thông qua việc vượt lên sức ì của chính chúng ta, sự tự thán và những
thói quen xấu. Sự phát triển này xuất hiện tại thời điểm chúng ta ở ngoài vùng thoải mái
của mình. Nếu một người không trông đợi sự ngợi ca cho những nỗ lực của mình và nếu
một người tự do, không vướng vào những cảm xúc của sự quan trọng hoặc chủ nghĩa
hoàn hảo, niềm hạnh phúc sâu sắc và đầy đủ sẽ hiện lên. Con đường có ý nghĩa duy nhất
để tận dụng những điều kiện tốt của một người chính là thực hiện những khả năng tốt

18


nhất của người đó một cách hạnh phúc và một cách vững vàng, với tất cả trách nhiệm mà
không có hy vọng hoặc mong đợi nào.
5. Thiền định:
Bất cứ ai muốn phát triển những khả năng của mình một cách lâu bền và không muốn
là một quả bóng cho cảm xúc và ý nghĩ đá lăn lóc cần giữ khoảng cách trong tâm. Thiền
định tạo nên khoảng không gian và tự do cho ý thức của chúng ta và bắt đầu với việc làm

dịu tâm thức và sự phát triển của nhận thức. Thông qua quá trình này, một người sẽ học
cách để trở về với thời điểm hiện tại và quan sát cách mà cảm xúc và ý nghĩ tự trỗi dậy,
thay đổi, và biết mất đi. Nếu một người đã hiểu rằng nguyên nhân chính để có hạnh phúc
nằm trong tâm của chính mình và các điều kiện ngoại cảnh chỉ là biểu hiện của những
điều kiện có hại hay có lợi thì từ đó, người đó sẽ không thấy những những biểu hiện bên
ngoài là khổ đau và thay đổi. Tâm trở nên cân bằng, khó bị xáo trộn và sự sáng suốt nội
tâm khởi sinh.
Chúng ta càng thực hành thiền định, chúng ta càng dễ duy trì góc nhìn tối cao và dựa
vào đó mà cư xử trong các tình huống hàng ngày. Những điều dễ thương được xem như
là niềm hạnh phúc và những điều khó khăn được xem như là một quá trình học tập và
thanh lọc các tội lỗi. Nếu một người trải nghiệm điều gì đó tốt, người đó mong rằng tất cả
mọi người đều trải nghiệm điều này hoặc điều gì đó tốt hơn và một người truyền đạt kinh
nghiệm của những tình huống khó khăn cho người khác. Khi một người càng bỏ qua
những vấn đề nhỏ và không lấy bản thân làm trung tâm và làm bạn với bất kỳ điều gì
theo một cách cởi mở, không sợ hãi; người đó càng hiểu rằng làm điều tốt là một chuyện
rất tự nhiên. Thêm vào đó, thiền định tạo nên những ấn tượng tốt sâu xa hơn trong tâm và
do đó, là một điều kiện đặc biệt cho sự phát triển của tuệ giác.
6. Tuệ giác:
Sự phát triển tâm trí được đánh dấu bằng hai bước, đôi khi được mô tả như là sự tạo
thành của hai sự tích tụ: sự phát triển của những ấn tượng tốt trong tâm (1 tới 5) và sự
phát triển sâu sắc của tuệ giác (6). Những ấn tượng tốt đẹp không giới hạn được lưu chứa
trong tâm thông qua những ý nghĩ, lời nói và hành động có ý nghĩa, và tại điểm này, tâm
đạt tới một mức độ của bình an. Tại đây, những tư tưởng và cảm xúc bất an có thể được
giải tỏa bằng cách ít chú tâm tới chúng ngay khi chúng trở nên rõ rệt, và đồng thời, duy
trì một thái độ tốt. Chất lượng của những ấn tượng tốt cho phép một bước nhảy vọt về
19


chất lượng. Khi những khả năng bị kìm hạm bởi những trạng thái nội tại cứng nhắc được
giải phóng, một người hiểu được bản chất của sự vật một cách trực giác và rõ ràng.

Người đó nhận ra rằng thực tế là chủ thể, vật thể và hành động là những phần của cùng
một tổng thể. Từ đó, tuệ giác là sự thể hiện tự phát của tâm. Nếu vượt thoát ra khỏi tất cả
mọi giới hạn, thuộc tính không có điều kiện của sự không sợ hãi, an lạc và lòng từ bi sẽ
được biểu lộ. Sự hiểu biết này giải thoát tất cả mọi hoạt động từ bất kỳ sự hẹp hòi nào và
biến nó thành không thể sử dụng cho sự khuếch đại của các nguyên mẫu lấy bản thân làm
trung tâm.
Nếu một người kết hợp cả sáu hoạt động này, từng bước từng bước đưa nó trở thành
một thói quen trong đời sống hàng ngày của một người, thì sau đó đời sống bắt đầu, bằng
chính nó, và sẽ ngày càng trở nên có định hướng hướng về lợi lạc của tất cả chúng sinh.
Đời sống của một người bắt đầu có nhiều ý nghĩa hơn và người đó càng mang lại nhiều
lợi ích cho thế giới. Do đó, câu hỏi không phải là liệu một người có liên quan vào sự hối
hả của đời sống hàng ngày hay không mà là liên quan như thế nào.

20


CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT CỦA TRIẾT
HỌC PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY SO VỚI TRIẾT
HỌC ẤN ĐỘ

I.TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRÊN NỀN TẢNG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ:
1. Phái Mimamsa:
Phái này bắt nguồn từ kinh Védas. Bộ kinh Mimamsa gồm có hai phần: Purva Mimamsa nghiên cứu về những nghi thức hành lễ và Brahama - Mimamasa nói về sự
nguyện ngắm Đấng Phạm thiên hoặc bản thể tuyệt đối. Phái này cho rằng với những nghi
thức thờ phượng cùng sự tụng niệm chân ngôn, hành giả có thể đạt tới chỗ siêu thoát.

21


Phái Mimansa cho rằng giải thoát tức giải phóng tiểu ngã ra khỏi sự ràng buộc thân

xác. Bởi vì giải thoát vượt lên trên mọi phước báu hay không phước báo. Hành vi thường
nhật như tế tự, phải được thi hành không hướng đến mục đích hưởng thụ phước báu nào
cả. Khi giải thoát không còn những tác dụng của ý (mansa) và các giác quan khác. Do đó,
trong cảnh giải thoát ngã không còn những phẩm tính khổ, lạc, dục, sân...
2. Phái Vedanta:
Nghĩa gốc của từ ngữ Vedanta là cuối thời của các kinh Vêda, tức qua thời
các Upanishad. Phái này cho rằng Thượng đế (Brahman) và linh hồn (Atman) chỉ là một,
thành phần với toàn thể là một. Chỉ khi nào thành phần hoàn toàn nhập vào toàn thể, tiểu
ngã vào cái đại ngã, thì vòng luân hồi mới ngừng lại.
Theo Shankhara, người chủ thuyết phái này, hợp nhất với Thượng đế là vượt ra
khỏi cá thể của cái ngã, không có ý thức về vật nầy vật khác, sống hòa hợp, yên ổn, vô
dục trong cảnh giới Niết bàn. Muốn đạt được cảnh vĩnh phúc đó, thì không những phải từ
bỏ xã hội mà còn từ bỏ chính mình nữa.
22


Nhìn chung, các tông phái ở Ấn Độ tuy phức tạp nhưng giáo lý có nhiều điểm
tương đồng. Những điểm tương đồng này thể hiện qua các từ: Maya (vô minh), Karma
(nghiệp báo), Nirvana hay Turiya (Niết bàn hay trạng thái siêu thức)...Và con đường để
đưa đến đại ngộ là Yoga. Nó như chiếc xương sống của tư tưởng Ấn Độ. Qua các tông
phái, ta thấy có nhiều con đường để đi đến giác ngộ. Phái Mimamsa tu luyện bằng việc
hành lễ và tụng niệm, tương tự như phái Tịnh độ của đạo Phật. Phái Tantrisme thì thờ
phượng và tụng các chân ngôn. Phái Vedanta dùng trí tuệ tu luyện để thấu triệt cái lẽ phi
nhị huyền diệu trong tạo vật, phái Jana cũng tương tự như vậy. Nói chung là có hai con
đường là tiệm ngộ và đốn ngộ.
- Tiệm tu: Là tu luyện để đi dần đến giác ngộ, hợp với căn cơ của nhiều người như
Tịnh độ tông hay phái Mimamsa.
- Đốn ngộ: Là con đường tắt ngắn để chóng ngộ đạo, như thiền định... Thiền tông
là một chi nhánh của Phật giáo và phát triển ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam... Khi
sáng lập Thiền tông tại Trung Hoa, đức Bồ-đề-đạt-ma đã chế hóa ít nhiều theo phương

thức tu luyện của Yoga.

Ngoài các quan điểm của các triết phái trên còn có nhiều quan điểm khác nhau về
giải thoát và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như sau:
23


- Quan điểm giải thoát do nơi các vị thần: Theo Rg-Veda, người gây nghiệp thiện,
sau khi chết được sanh lên cõi trời Dạ Ma. Đến thời đại Upanishads cho rằng cõi trời
chưa phải là cảnh giới giải thoát. Đến thời đại học phái, thuyết hữu thần của Nhất thần
giáo nảy nở và tín ngưỡng đó ngày càng thịnh, người ta coi vị thần duy nhất ấy là lý
tưởng giải thoát. Vì giải thoát quan nầy có tính cách phổ thông và đầy hương vị tôn giáo
nên được đón nhận một cách rộng rãi trong xã hội. Đặc trưng của của nó là ở phương
diện tha lực. Người ta có thể đạt tới cảnh giới tự do nếu được thần ban cho ân sủng đó.
- Giải thoát do tinh thần độc lập cá nhân: Tinh thần của con người là cái linh thể
thuần khiết, nhưng vì do chướng ngại của vật chất nên trở thành mất tự do, không trong
sạch. Muốn giải thoát con người cần xóa bỏ những chướng ngại đó để tinh thần được độc
lập, tự chủ. Theo quan niệm nầy thì không có thật tại vũ trụ hoặc một vị thần biệt lập. Do
đó, ngoài bản tính mình ra không cần có một trạng thái nào khác để chuyển hướng. Cũng
như lau sạch bụi trên tấm gương, khi tẩy lớp bụi vật chất che lấp tâm linh thì cảnh giới lý
tưởng hiển hiện. Quan điểm nầy tiềm tàng trong Upanishads và trở nên rõ ràng ở Phi Số
luận, Du Già và Kỳ Na giáo. Giải thoát quan của Kỳ Na giáo cũng tương tự như lập
trường của Phi Số luận là lấy tư tưởng diệt trừ những ràng buộc vật chất khỏi tinh thần
làm lý tưởng tối hậu và diệt trừ khách trần phiền não để đạt giải thoát Niết bàn. Đây
chính là tư tưởng triết học có khuynh hướng Nhị nguyên luận, vì nó lấy sự đối lập giữa tự
ngã và phi ngã làm điều kiện và phương pháp thực hiện giải thoát không phải dựa vào tín
ngưỡng mà xây dựng trên trí tuệ, lấy sự tự lực tu hành làm chính.
– Giải thoát do phủ định ý chí sinh tồn: Quan điểm này cho rằng sinh hoạt hiện
thực là mê vọng và muốn được tự do giải thoát phải hoàn toàn chối bỏ sự sống mê vọng
đó. Đây chính là lý tưởng của Tiểu thừa Phật giáo lấy vô thường và khổ làm cương yếu

của nhân sinh quan. Do đó, lý tưởng cứu cánh của con người không thể thấy ở những cái
vô thường, những cái khổ, mà phải hoàn toàn chối bỏ những cái đó, nghĩa là phải diệt cho
tuyệt cái ý muốn sinh tồn mới hy vọng đạt đến cảnh giới an vui. Cảnh giới đó chính là
Niết bàn (Nirvana). Danh từ nầy ở thời đại Phật giáo nguyên thủy nó có ý nghĩa tích cực,
nhưng nếu dùng đúng với ý nghĩa của nó trong trường hợp này có nghĩa là “dập tắt”,
“tiêu diệt”. Theo chủ nghĩa nầy, về mặt biểu tượng, giải thoát có nghĩa là tiêu diệt hoàn
toàn sự sinh tồn hiện thực và Niết bàn là cảnh giới tuyệt diệt hư vô. Nhưng trên thực tế,
cái tuyệt đối hư vô ấy không thể là lý tưởng của người ta được. Nhưng sau Niết bàn, họ
vẫn thừa nhận có một cảnh giới quang minh vĩ đại và thường còn. Cảnh giới này chỉ khi
nào phủ định hoàn toàn ý chí sinh tồn mới có thể đạt đến được.
24


– Giải thoát do tự mình thể hiện thực tại: Quan niệm này cho rằng bản thể vũ trụ và
tự ngã của con người vốn là đồng nhất, chỉ vì vô minh nên thấy như có cách biệt. Nếu
diệt trừ được vô minh thì tự thân con người sẽ trở thành bản thể toàn diện. Vậy từ cái
thân nhỏ bé bị phiền não trói buộc này mà vận dụng để đạt đến cảnh vĩnh hằng, thanh
tịnh và tự do, tức là đã đạt được cảnh giới giải thoát. Vì vậy, cảnh giới giải thoát theo
quan niệm nầy là không cần phải chối bỏ hiện thực, mà hiện thực tức là bản thể, vậy hiện
thực cũng là giải thoát.
Như vậy, quan niệm giải thoát của Ấn Độ có thể đạt đến chỗ điều hòa giữa “yếm thế” và
“lạc quan”, dung thông giữa “thử ngạn” và “bỉ ngạn”, giữa “động” và “tịnh”, giữa “thực
tại” và “hiện tượng”. Do đó, bốn quan niệm giải thoát trên đây có thể bao gồm các
khuynh hướng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ vậy.

II. PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY ĐÃ QUAN NIỆM NHƯ THẾ NÀO VỀ
TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT?
Đức Phật với mục đích cứu khổ độ sinh, Ngài đã chỉ ra con đường đi đến giác ngộ
giải thoát để mọi người được sống trong hạnh phúc an vui. Ngài đã đưa ra những định
luật về vũ trụ và nhân sinh mà ngày nay được nhiều học giả Tây phương công nhận.

Những vị đệ tử sau này đã thể hiện tinh thần giải thoát qua nhiều tư tưởng khác nhau.
Sau đây là quan niệm về giải thoát theo các Tông phái Phật giáo.
1. Luật tông:
Trong phần giáo lý căn bản của đạo Phật, “nghiệp” là động lực chính của vũ trụ
nhân sinh. Nó định đoạt tất cả đời sống của chúng ta qua các hành động về thân, khẩu và
ý. Nếu những nghiệp ấy thanh tịnh, không tạo ác thì ta không thọ quả báo sanh tử luân
hồi và như thế là ta đã được giải thoát. Muốn các nghiệp được thanh tịnh thì ta phải giữ
gìn giới luật. Đây là phương pháp thiết thực và hữu hiệu trong cuộc sống hằng ngày cho
cả người tại gia và xuất gia.
Đối với người tại gia thì đó chính là 5 giới cấm:
1 – Giới không sát sanh.
2 – Giới không trộm cướp.
25


×