Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đổi mới PPDH nâng cao chât lượng môn NV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.14 KB, 6 trang )

THAM LUẬN : ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN NGỮ VĂN
Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn là một trong những đòi
hỏi có tính bắt buộc và cấp bách của ngành giáo dục nước nhà. Song làm thế nào để
có tính thực tiễn, hiệu quả là một câu hỏi mà còn nhiều băn khoăn trăn trở-nhất là với
chúng ta-những thầy, cô giáo trực tiếp nhận lãnh sứ mạng vì sự nghiệp “trồng người".
Hôm nay, chúng tôi xin mạo muội tham gia tại hội nghị này-một vài suy nghĩ nhỏ
nhoi, mong góp một tiếng nói đồng lòng, thiện chí cùng toàn ngành hoàn thành nhiệm
vụ nặng nề mà vinh quang của chúng ta.
Trước hết xin được cùng trao đổi về nhận thức vấn đề: Thế nào là đổi mới phương
pháp? Đổi mới như thế nào? Từ đó mới có được phương sách nhằm"Nâng cao chất
lượng bộ môn".
Chúng tôi thiết nghĩ phương pháp chẳng có gì phải đổi mới. Trong hoạt động giáo
dục-có lẽ các phương pháp đã và đang sử dụng, vận dụng vẫn chỉ là: Gợi mở, đặt vấn
đề, trực quan, thuyết trình, phân tích … Không có gì là lỗi thời, hạn chế. Bằng cách
này, hay cách khác, gọi tên này, tên nọ… suy cho cùng bản chất của phương pháp vẫn
mang một nội dung cốt lõi là "khái niệm mang tính chỉ đạo về cách làm, cách giải
quyết … một vấn đề, một công việc"mà thôi ! Bởi mọi phương pháp vẫn chỉ là
phần cứng - cái phần mà người ta dựa vào nó như thể một phương thức, một hướng
thực hiện.
Vậy thì ta đừng quá băn khoăn đi tìm "một phương pháp mới" làm gì- và làm gì
có"một phương pháp mới" mà tìm ! Nghĩa là ta hãy cùng nhau tìm, sáng tạo các bước,
các khâu, các công đoạn … để bản thân thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh thực
hiện … làm sao đem lại một kết quả tốt nhất, nhanh nhất, khoa học nhất . Mác đã
nói:"Vấn đề không phải là việc-mà là cách thức thực hiện việc đó như thế nào." Trong
giảng dạy Văn, học Văn cũng thế thôi, băn khoăn làm gì phương pháp mà hãy băn
khoăn tìm "cách" để chiếm lĩnh, thu nạp kiến thức, bồi dưỡng tư duy, nâng cao cảm
xúc. "Văn học là nhân học" mà ! Cuộc sống, con người vốn dĩ phong phú, vốn dĩ
muôn hình, muôn vẻ, làm sao ta chỉ bám vào các "phương pháp" nào đó để dạy, để
học ?


Chúng tôi thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn có nhiều cách, nhiều
con đường, nhưng quan trọng nhất, thiết thực nhất là con đường tự học- tự bồi dưỡng
và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân Thầy và trò. Tự học là tự mày mò, tìm hiểu,
tích lũy kiến thức qua sách báo, tài liệu, qua chính công tác của bản thân, qua hoạt
động giảng dạy của đồng nghiệp. Từ lâu ngành ta đặt ra điều kiện là giáo viên bắt
buộc phải thực hiện nhiệm vụ dự giờ,thăm lớp. Đây quả là một điều kiện vô cùng
quan trọng và thiết thực cho mỗi một chúng ta nhất là những ai muốn hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình, và những ai muốn mình tốt hơn. Rất tiếc, hiện nay có quá nhiều
người thực hiện nhiệm vụ đó như là một sự bắt buộc-nghĩa vụ. Dự giờ chỉ cốt cho
hoàn thành chỉ tiêu - cho có dự hoặc là dự để rồi bới móc, vặn vẹo đồng nghiệp, chê
để chê, hơn là góp ý, trao đổi, rút kinh nghiệm cho mình, cho bạn!
Phải đặt ra cho mình, rèn cho mình yêu cầu tự học như là một nhu cầu tự thân, như
nguồn sống, nguồn năng lượng để công tác. Luôn khao khát, luôn thèm muốn mọi
lúc, mọi nơi để cho bản thân tự lớn lên, tự đủ đầy… từ đó mới có điều kiện, khả năng
thực hành công tác một cách tự chủ, linh hoạt và hiệu quả. Đời sống xã hội ngày

1
càng phát triển, nhu cầu thông tin, tri thức của con người ngày càng cao hơn …
Người thầy càng phải tự học hỏi nhiều hơn. Thời đại của"Xa lộ thông tin", thì không
thể chỉ vài trang giáo án, vài cuốn sách giáo khoa, một vài cuốn sách giáo viên … mà
có thể thực hiện một giờ lên lớp loại "Giỏi", và cũng quanh năm, suốt tháng, chừng ấy
… nhân lên … rồi qua một, hai cuộc thi, một vài vị giám khảo ưu ái … và là thành"
Giáo viên giỏi"! Chúng tôi thiết nghĩ trước khi phấn đấu là" Giáo viên giỏi", hãy phấn
đấu là một" Giáo viên tốt" !
Bên cạnh tự học là tự sáng tạo . Sáng tạo không thể có nếu không mày mò, phát
hiện, không đau đáu một niềm đam mê, trăn trở về công, về việc mình làm. Khi mình
dành cho công việc một tình yêu cháy bỏng thì mình sẽ hết lòng vì nó, cố bằng mọi
cách để chiếm lĩnh nó. Mình làm chủ nó, nó là nô lệ mình … thì khi ấy. mọi lúc, mọi
nơi mình tự tin, mình sẵn sàng cống hiến những gì mình có. Xã hội sẽ ngừng phát
triển nếu không có sáng tạo!

Sáng tạo là kết quả của một quá trình say mê lao động của con người. Chỉ có sáng
tạo mới có thể làm mới bản thân, làm mới công việc, làm mới cuộc sống. Người sáng
tạo là người có khả năng truyền sang học sinh, sang đồng nghiệp cảm hứng, tình cảm,
nhận thức. Còn gì vui hơn khi được học, được công tác cùng một người thầy, người
bạn, người đồng nghiệp như thế.
Từ một vài suy nghĩ trên, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm
góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn.
1. Trau dồi vốn liếng Chữ viết và Ngữ âm
Tiếng Việt vốn phong phú và giàu đẹp như chính tâm hồn con người Việt Nam, hãy
làm sao cùng học sinh chia sẻ, đồng cảm trước cái hay, cái đẹp của bộ môn Ngữ Văn.
Tiếng Việt luôn song hành hai mặt: Chữ và Nghĩa .
Hãy làm sao cho học sinh nhận biết và nhận thức tầm quan trọng của Chữ và
Nghĩa.
Thầy cô hãy là "tấm gương sáng cho học sinh noi theo”-"Tấm gương sáng” ấy,
ngoài cái nhân cách làm người, ngoài cái mô phạm về nếp sống, tình yêu thương… là
một"Tấm gương sáng" từ chính thực tiễn - tiếng nói - chữ viết của chúng ta.
Thầy cô dạy Văn trước hết phải nói đúng, viết đúng, sau là nói hay, viết hay, viết đẹp.
Cha ông ta dạy "Nét chữ nét người", giáo viên Văn phải viết đúng - viết đẹp.
Đúng là đúng chính tả,đúng nét, đúng dấu, đúng thanh; dùng từ đúng, diễn đạt trôi
chảy, mạch lạc, liên kết chặt chẽ. Hay là truyền cảm, lay động, thuyết phục.
Thật buồn biết bao khi chứng kiến chữ viết của một số thầy cô vừa đã không đẹp, lại
sai chính tả! Thật chán biết bao khi phải nghe một người "diễn nôm Văn chương"mà
cũng gọi là "Dạy Văn"!
Mỗi một thầy cô giáo dạy Văn phải biết đau, biết xót khi học sinh nói, viết vừa sai
chính tả, vừa ngoằn ngoèo, nghiêng ngã, xiêu vẹo. Mỗi chúng ta phải biết tự trọng,
biết xấu hổ khi chính mình không thể viết đẹp, viết đúng.
A. Đô-Đê từng nói rằng: "Một dân tộc khi rơi vào vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ
được tiếng nói của mình thì khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù".
Tiếng nói, chữ viết quan trọng lắm ! Bác Hồ kính yêu luôn căn dặn "Phải giữ gìn
sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt". Chúng ta dạy học sinh nói đúng, viết đúng

tiếng Việt là giữ gìn; nói hay, viết hay tiếng Việt là làm giàu! Đó cũng chính là giữ
gìn bản sắc dân tộc đó thôi. Giáo viên ta phải luôn rèn luyện lời nói, chữ viết trước
chính mình, nhất là trước học sinh. Nhà trường đã trang bị cho Thầy – trò bảng tốt ,

2
phấn tốt , chỉ còn chúng ta: Hãy rèn đôi tay và một ý thức để có chữ Tốt! Giáo viên
nói đúng, viết đẹp là một tác động bước đầu đến học sinh! Phải tránh bằng được
hiện tượng viết sai chính tả trong đội ngũ chúng ta – không trừ một ai.
Tiếp theo là cách phát âm. Người giáo viên Văn truyền đến học sinh bằng chính
giọng nói, giọng đọc của mình, ta quen gọi là "Đọc diễn cảm”. Nhưng cũng cần phải
hiểu đọc diễn cảm không phải là ngâm, là diễn! Một số chúng ta đã sa vào cái sai này.
Hãy đọc rõ, đúng trước rồi mới đến diễn cảm! Đây là cái khó mà hiện nay khi chúng
ta vận dụng cách thức giảng dạy mới thường trong giờ học Văn bản có đề mục" Đọc-
hiểu văn bản".
Giáo viên Văn hãy rèn cho mình một ngôn ngữ truyền cảm, góp phần lung khởi cho
học sinh ngay từ khi vào bài.
Ngoài ra, chúng ta còn phải làm nhiều, rất nhiều những công, những việc khác,
thường xuyên và dài lâu! Vì tương lai con em chúng ta! Hãy bắt đầu từ những việc
thường ngày-bình thường mà không giản đơn này! Hãy bắt đầu từ đó … làm tốt rồi …
mới tính chuyện đi xa! Biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn - xin Hãy bắt đầu từ
chúng ta - những kỹ sư tâm hồn!
2. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đáng giá :
Đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta hãy cùng nhau tìm ra những cách làm hiệu
quả nhất từ trong công việc hàng ngày của mình.
a. Trước hết cách kiểm tra Hồ sơ, sổ sách của giáo viên.
Xin hãy bám vào mục tiêu, yêu cầu công việc của chính mỗi cá nhân, tập thể đảm
nhiệm. HSSS của họ phải là những gì họ phải làm, đã làm, đang làm để thực hiện yêu
cầu, nhiệm vụ họ đảm trách theo sự phân công, phân nhiệm. Nên mạnh dạn bỏ bớt
những khâu, những đoạn không cần thiết lắm, giảm bớt những lo toan không đáng có,
giúp họ không còn ý nghĩ “đối phó, hình thức”. Giúp họ có nhiều thời gian đầu tư

chính cái họ cần làm cho học sinh, cho tổ chức, nhằm góp công sức vào nâng cao chất
lượng công tác.
Việc đổi mới kiểm tra – đánh giá, hãy kết hợp được mục tiêu – yêu cầu chung của bộ
môn, của SGK và thực tế đơn vị (Đặc điểm vùng miền), Bởi có như thế thì kết quả
mới có ý nghĩa thực tế. Hiệu quả công tác dù thế nào cũng phải được thể hiện qua kết
quả, sản phẩm lao động cụ thể. Một bộ HSSS loại tốt, loại khá, ngoài những ưu điểm
về hình thức, thì cái quyết định là nội dung : Bộ HSSS ấy phải thể hiện được những
gì cá nhân, tập thể ấy đã làm, đang làm, sẽ làm; phải sẻ chia, cung cấp nhiều thông
tin, nhiều tác dụng cho đồng nghiệp … hơn hết là bộ HSSS ấy đem lại hiệu quả cho
học sinh, cho tổ chức mà cá nhân ấy đảm trách.
Trong HSSS giáo viên - không nhất thiết phải cứng nhắc những loại HS nào, theo mẫu
mã nào - hãy để cá nhân sáng tạo - có chăng chỉ là những gợi ý, minh họa mẫu…
Không cần phải quy định giáo án phải chia 2-3 hay bao nhiêu cột, một bài bao nhiêu
trang, ngày soạn … không nhất thiết phải yêu cầu sổ tư liệu, các loại sổ hội họp, sổ kế
hoạch cá nhân … …
b. Việc Kiểm tra-Thanh tra giáo viên :
Trong hoạt động dạy học, việc KT-TT giáo viên cũng cần có sự đổi mới. Hãy lấy
việc chỉnh đốn, nâng cao về nền nếp, chất lượng, hiệu quả làm yêu cầu trung tâm.
Hoạt động Kiểm tra toàn diện giáo viên định kỳ hàng năm – nên nhẹ nhàng hơn,
thiết thực hơn. Rất nhiều giáo viên suy nghĩ: TT ở HKI dễ hơn HK2, không “bị” TT
thì kết quả thi đua sẽ dễ dàng hơn. Dự giờ giáo viên, đừng nên cứng nhắc các khâu
phải theo một trình tự logic từ A-Z; hãy trân trọng những sáng tạo của giáo viên

3
đứng lớp. Tùy đặc trưng bộ môn, tùy tiết dạy, bài dạy, đối tượng học sinh… … mà
giáo viên họ có những cách thức thực hiện khác nhau. Không nên theo dõi , chú ý
những sơ suất, những thiếu sót … ; mà tìm, nhận ra những sáng tạo, những ý đồ của
họ … Có những tiết dạy GV lồng ghép các hoạt động mà không tách bạch, có tiết GV
bỏ cái này, thêm cái kia … Đặc biệt, trong giờ học Văn hiện nay, hoạt động thảo luận
nhóm – chúng tôi đã quán triệt rõ: Không nhất thiết giờ nào cũng có, khi TLN phải là

các nội dung có yêu cầu cao về kiến thức, kỹ năng, tư duy . Thời gian TLN không thể
chỉ 3-5 phút … Do vậy GV cần cân nhắc kỹ, có chủ ý cho hoạt động này nhằm tăng
hào hứng mà không phá vỡ bố cục, không phá vỡ mạch văn chương – nhất là trong
tiết học văn bản văn chương. Việc sử dụng bảng phụ cũng vậy – hãy ghi cái gì, vẽ,
viết cái gì, rồi xác định đúng thời điểm, đúng nội dung – phục vụ đắc lực cho triển
khai nội dung bài dạy, tiết kiệm thời gian …
Góp ý cho GV cũng trên cơ sở đó: trao đổi những ưu điểm – hạn chế. Tập trung
ưu điểm để họ tự tin, phát huy. Khi nói hạn chế, cần sự chia sẻ, chân tình, thẳng thắn.
Phải có cơ sở vững chắc về lý luận, về kiến thức, về khoa học sư phạm để người được
trao đổi tin tưởng đồng tình.
Dự giờ ở mỗi khối lớp, mỗi đối tượøtượng cũng cần có sự nhìn nhận khách
quan, phù hợp … … từ đó có những ý kiến trao đổi xác đáng, bổ ích. Trao đổi xác
đáng, chân tình có lợi cho cả bạn, cả mình. Dự giờ thực chất là mình ngồi học đồng
nghiệp, là cơ hội bổ sung cho mình.
c.Viết " Giải pháp hữu ích – sáng kiến kinh nghiẹâm":
Lâu nay, ngành ta phát động cuộc thi viết "Giải pháp hữu ích - sáng kiến kinh
nghiệm". Tốt quá, song mối giao hòa giữa lý thuyết và thực tiễn vẫn còn khoảng cách
khá lớn . Phải làm sao "Giải pháp ấy - sáng kiến ấy" là thực tế, là công, là việc, kể cả
những suy tư, trăn trở của mỗi một chúng ta. Một số chúng ta ngại viết - dù rằng thực
tế các đồng chí đã làm, đang làm và có hiệu quả. Các đồng chí đừng ngần ngại, đừng e
dè, hãy viết lại những công, những việc ấy – mục đích là chia sẻ – trao đổi – cần chi
cái đích dự thi !
Để nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn trong nhà trường, chúng tôi đã trao đổi
với nhau trong tổ bộ môn như sau: Hãy mạnh dạn thể hiện bản thân, tìm tòi, sáng tạo
cách dạy, cách hướng dẫn học sinh tiếp cận, khai thác, lĩnh hội kiến thức theo một
cảm quan khoa học và thực tiễn nhất. Hãy đi bằng nhiều con đường, bằng nhiều
phương tiện … vận dụng linh hoạt, nhuần nhụy các phương pháp giảng dạy trong
cùng một bài học, tiết học, đề bài, đề mục. Hãy nhận thức thật sâu sát và khoa học bộ
môn - đặc trưng thể loại - để có được vận dụng đúng nhất, hiệu quả nhất. Lãnh đạo
nhà trường, tổ khối … … luôn san sẻ, động viên, khuyến khích, phát hiện những cái

mới, cái tiến bộ của mỗi một giáo viên trong nhà trường. Trân trọng, góp ý, hoàn thiện
cái mới ấy, cái tiến bộ ấy. Để rồi từ cái không - thành có; từ cái nhỏ thành to; từ tự
phát thành phong trào.
d. Hoạt động thi GVG :
Thực tế vẫn còn hình thức, vẫn còn chạy theo “thành tích”. Phải làm sao hoạt động
này là đỉnh cao về chất lượng ở mỗi trường (không chỉ trong dịp thi), huy động được
tối đa GV có tay nghề khá, có nhiệt tình, có sáng tạo …, tạo lực, tạo đà thúc đẩy hoạt
động dạy - học cho toàn trường, toàn khu vực. Phải làm sao, người đạt danh hiệu cảm
thấy vinh dự, mà phát huy, mà lưu giữ tiếng thơm, đem lại nhiều tác dụng cho học
sinh ; người chưa đạt thì thấy mình phải nổ lực hơn, không tự ti, không chán nản …

4
e. Hoạt động làm ĐDDH :
Hãy xuất phát từ thực tế hoạt động dạy học của mình, phải trăn trở, sáng tạo. Chớ
nên chỉ sao chép lại từ SGK, từ một vài tài liệu tham khảo. ĐDDH ngoài cái yêu cầu
cơ bản là khoa học, sư phạm còn có yếu tố thẩm mỹ vì đây là giáo cụ trực quan. Thực
tế có nhiều cuộc thi mà ở đó nhiều ĐDDD được làm qua loa, cẩu thả … …
g. Kiểm tra – đánh giá học sinh :
Thực tế ở đơn vị trường DTNT chúng tôi, những năm qua đã mạnh dạn thực hiện
nhiều khâu đột phá mới
* Ra đề : Hạn chế số lượng câu hỏi, kiến thức theo hình thức Trắc nghiệm; tăng
cường hình thức Tự luận.
Trong đề kiểm tra: Đã tách thời gian TNKQ ra khỏi thời lượng kiểm tra(thường là15-
30 phút)
Sau khi học sinh làm xong TNKQ, giám thị thu bài rồi mới phát đề Tự luận – học sinh
làm bài tự luận trong thời gian còn lại của cấu trúc thời gian làm bài. Hiện nay trường
chúng tôi thực hiện ra đề, in đề, phát giấy làm bài 1 tiết ( 45 phút trở lên ) hoàn toàn
trên giấy thi.
* Kiểm tra bài cũ hoặc động viên học sinh phát biểu :
Một giờ học Ngữ Văn luôn đòi hỏi sự thân ái, gần gũi – không khí văn chương .

Khẩu hiệu
“Một ngày đến trường là một niềm vui” rất cần , “vui để học” … … vì thế giáo viên
Văn luôn cần sự bình tĩnh, linh hoạt và cảm thông trong mọi tình huống. Hạn chế tối
đa sự nóng nảy, sử dụng ngôn từ nặng, la mắng hoặc các hình phạt : đứng dậy, mời ra
ngoài, bắt chép phạt … … Vào đầu giờ, hãy chuẩn bị trước một vài lời chào vui, khởi
động (có thể một thông tin thời sự, một câu nói hay, một câu chuyện vui, câu chuyện
ngụ ngôn ngắn … ..)
Hỏi bài cũ cũng cần phải có nhiều dạng câu hỏi – thậm chí khi hỏi câu hỏi chính thì
dự kiến sẵn câu hỏi gợi đi kèm – cho số học sinh yếu, câu hỏi nâng cao cho số học
sinh khá – câu hỏi khó (tích hợp cho bài học mới) với học sinh giỏi ; có khi hỏi đầu
giờ, có khi trong quá trình học bài mới …
Trong quá trình thực hiện bài dạy - dù dạy theo phương pháp truyền thống hay dạy
theo CNTT (GA ĐT) , giáo viên cũng luôn theo dõi sát các hoạt động của học sinh,
nhắc nhở, uốn nắn từng em một, hướng các em vào đích chung tiếp thu-cảm nhận …
Hoạt động thảo luận nhóm cần sự phân chia hợp lý, có sự tham gia của giáo viên bộ
môn để chỉ định thành viên nhóm cho các em. Khi thảo luận nhóm phải có thời lượng,
thời gian ít nhất là 5 phút trở lên. Phải in sẵn câu nội dung thảo luận cho các nhóm.
Điểm thảo luận nhóm công khai theo từng tiết học, nhóm trưởng và lớp phó học tập
ghi lại, tổng hợp trung bình cộng từng tuần, từng tháng sau đó lấy điểm hệ số 1. Giáo
viên theo dõi và đánh giá điểm cùng nhóm và BCS lớp để công bằng.
Là đơn vị trường học phổ thông ở địa bàn DTTS , là trường DTNT, một yêu cầu rất
quan trọng đối với giáo viên là nghe, hiểu, sự dụng được ngôn ngữ địa phương (tiếng
K’ho), bởi như thế học sinh DTTS cảm thấy thích thú, tự hào khi thầy, cô nói, nghe,
hiểu tiếng của dân tộc mình, tạo sự gần gũi, sẻ chia cùng các em. Đôi lúc vận dụng
ngay một số câu chuyện, ngôn từ .. .. của chính dân tộc các em làm nguyên liệu bài
giảng hoặc tích hợp trong bài giảng Nắm bắt tình cảm, tâm lý, hoàn cảnh gia đình,
phong tục tập quán… của học sinh cũng rất quan trọng - nó giúp giáo viên dạy Văn
có điều kiện ứng phó với từng trường hợp cụ thể, xử lý hiệu quả và nhân văn. Sưu

5

×