Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.96 KB, 121 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Lệ Quyên


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH


viii

MỞ ĐẦU

1

1. Sự cần thiết của đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4
5. Cấu trúc của luận văn......................................................................................5
6. Tổng quan nghiên cứu.....................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
MÔI TRƯỜNG

10

1.1.2 Đặc điểm môi trường.................................................................................................11
1.1.3 Chức năng cơ bản của MT.........................................................................................11
1.2.1 Khái niệm....................................................................................................................14

Hình 1.1 : Sơ đồ công tác tổ chức kế hoạch hóa MT ở Việt Nam

21

1.3.2 Tổ chức thực hiện công tác BVMT...........................................................................22
1.3.3 Kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện BVMT..............................................................25

Bảng 1.1: So Sánh Các Công Cụ Chính Sách Làm Giảm Phát Thải

NOx

27

1.4.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường của một số địa phương trong nước
..............................................................................................................................................32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

36

2.1.2 Hiện trạng môi trường không khí.............................................................................39
2.1.5 Các vấn đề môi trường khác......................................................................................46


iii

2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.................................................................................................47
2.2.1 Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng ...............................47

Hình 2.4. Sơ đồ Tổ chức Bộ máy quản lý Nhà nước về MT

48

tại thành phố Đà Nẵng

48


Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng 50
Hình 2.6. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục BVMT Đà Nẵng

51

Bảng 2.5. Số lượng cán bộ làm công tác QL&BVMT tại Tp. Đà Nẵng
54
năm 2011

54

Bảng 2.6. Số lượng văn bản được ban hành về lĩnh vực môi trường 57
tại Tp. Đà Nẵng (tính đến tháng 03/2012)

57

Bảng 2.7. Các hình thức tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục

61

và phổ biến BVMT

61

62
Hình 2.7. Thống kê công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về
BVMT từ năm 2008 – 2010

62


Bảng 2.8 Các dự án hợp tác quốc tế tiêu biểu của giai đoạn 2005-2010
64
Hình 2.8. Nhân dân phường Xuân Hà hưởng ứng Phong trào

67

Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp tại bờ biển Nguyễn Tất Thành

67

Bảng 2.11. Thống kê số lượng cấp phép, thẩm định ĐTM tại Tp.Đà
Nẵng
giai đoạn 2008-2011

75
75

Bảng 2.12. Thống kê số lượng cấp phép đối với lĩnh vực chất thải nguy
hại giai đoạn 2008 - 2011

76

Bảng 2.13. Các điểm quan trắc tại thành phố năm 2011 do Trung tâm
Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường thực hiện

78


iv


Hình 2.12 Tình hình vi phạm pháp luật về MT giai đoạn 2008-2010 81
2.2.2 Đánh giá chung về QLMT trên địa bàn Đà Nẵng....................................................82

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

88

3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG TẠI ĐÀ NẴNG ...............................................................................88
3.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.................................................................................................92
3.2.1 Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT.........................................93
3.2.2 Đẩy mạnh triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT.........94
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá...................................................................99

3.3 KIẾN NGHỊ................................................................................................101
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan......................................101
3.3.2 Yêu cầu đối với các Sở, Ban ngành, quận, huyện...................................................102

KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO

107

PHỤ LỤC 108
2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

108



v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

KCN

: Khu công nghiệp

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

MT

: Môi trường

PTBV


: Phát triển bền vững

QLMT

: Quản lý môi trường

QLNN

: Quản lý nhà nước

SX

: Sản xuất

TN

: Tài nguyên

TNMT

: Tài nguyên môi trường

TN & MT

: Tài nguyên và Môi trường

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên


UBND

: Ủy ban nhân dân

UBMTTQ

: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

XH

: Xã hội


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN

i

MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH


viii

MỞ ĐẦU

1

1. Sự cần thiết của đề tài......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4
5. Cấu trúc của luận văn......................................................................................5
6. Tổng quan nghiên cứu.....................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
MÔI TRƯỜNG

10

1.1.2 Đặc điểm môi trường.................................................................................................11
1.1.3 Chức năng cơ bản của MT.........................................................................................11
1.2.1 Khái niệm....................................................................................................................14

Hình 1.1 : Sơ đồ công tác tổ chức kế hoạch hóa MT ở Việt Nam

21

1.3.2 Tổ chức thực hiện công tác BVMT...........................................................................22
1.3.3 Kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện BVMT..............................................................25


Bảng 1.1: So Sánh Các Công Cụ Chính Sách Làm Giảm Phát Thải
NOx

27

1.4.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường của một số địa phương trong nước
..............................................................................................................................................32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

36

2.1.2 Hiện trạng môi trường không khí.............................................................................39
2.1.5 Các vấn đề môi trường khác......................................................................................46


vii

2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.................................................................................................47
2.2.1 Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng ...............................47

Hình 2.4. Sơ đồ Tổ chức Bộ máy quản lý Nhà nước về MT

48

tại thành phố Đà Nẵng

48


Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng 50
Hình 2.6. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục BVMT Đà Nẵng

51

Bảng 2.5. Số lượng cán bộ làm công tác QL&BVMT tại Tp. Đà Nẵng
54
năm 2011

54

Bảng 2.6. Số lượng văn bản được ban hành về lĩnh vực môi trường 57
tại Tp. Đà Nẵng (tính đến tháng 03/2012)

57

Bảng 2.7. Các hình thức tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục

61

và phổ biến BVMT

61

62
Hình 2.7. Thống kê công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về
BVMT từ năm 2008 – 2010

62


Bảng 2.8 Các dự án hợp tác quốc tế tiêu biểu của giai đoạn 2005-2010
64
Hình 2.8. Nhân dân phường Xuân Hà hưởng ứng Phong trào

67

Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp tại bờ biển Nguyễn Tất Thành

67

Bảng 2.11. Thống kê số lượng cấp phép, thẩm định ĐTM tại Tp.Đà
Nẵng
giai đoạn 2008-2011

75
75

Bảng 2.12. Thống kê số lượng cấp phép đối với lĩnh vực chất thải nguy
hại giai đoạn 2008 - 2011

76

Bảng 2.13. Các điểm quan trắc tại thành phố năm 2011 do Trung tâm
Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường thực hiện

78


viii


Hình 2.12 Tình hình vi phạm pháp luật về MT giai đoạn 2008-2010 81
2.2.2 Đánh giá chung về QLMT trên địa bàn Đà Nẵng....................................................82

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

88

3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG TẠI ĐÀ NẴNG ...............................................................................88
3.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.................................................................................................92
3.2.1 Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT.........................................93
3.2.2 Đẩy mạnh triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT.........94
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá...................................................................99

3.3 KIẾN NGHỊ................................................................................................101
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan......................................101
3.3.2 Yêu cầu đối với các Sở, Ban ngành, quận, huyện...................................................102

KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO

107

PHỤ LỤC 108
2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

108


DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI CAM ĐOAN

i

MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

viii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
MÔI TRƯỜNG
Hình 1.1 : Sơ đồ công tác tổ chức kế hoạch hóa MT ở Việt Nam

10
21



ix

Bảng 1.1: So Sánh Các Công Cụ Chính Sách Làm Giảm Phát Thải
NOx

27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

36

Hình 2.4. Sơ đồ Tổ chức Bộ máy quản lý Nhà nước về MT

48

tại thành phố Đà Nẵng

48

Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng 50
Hình 2.6. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục BVMT Đà Nẵng

51

Bảng 2.5. Số lượng cán bộ làm công tác QL&BVMT tại Tp. Đà Nẵng
54
năm 2011


54

Bảng 2.6. Số lượng văn bản được ban hành về lĩnh vực môi trường 57
tại Tp. Đà Nẵng (tính đến tháng 03/2012)

57

Bảng 2.7. Các hình thức tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục

61

và phổ biến BVMT

61

62
Hình 2.7. Thống kê công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về
BVMT từ năm 2008 – 2010

62

Bảng 2.8 Các dự án hợp tác quốc tế tiêu biểu của giai đoạn 2005-2010
64
Hình 2.8. Nhân dân phường Xuân Hà hưởng ứng Phong trào

67

Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp tại bờ biển Nguyễn Tất Thành

67


Bảng 2.11. Thống kê số lượng cấp phép, thẩm định ĐTM tại Tp.Đà
Nẵng
giai đoạn 2008-2011

75
75

Bảng 2.12. Thống kê số lượng cấp phép đối với lĩnh vực chất thải nguy
hại giai đoạn 2008 - 2011

76


x

Bảng 2.13. Các điểm quan trắc tại thành phố năm 2011 do Trung tâm
Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường thực hiện

78

Hình 2.12 Tình hình vi phạm pháp luật về MT giai đoạn 2008-2010 81
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

88

KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO


107

PHỤ LỤC 108
2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

108


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Các nguồn TNTN và MT đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng đã
mang lại rất nhiều lợi ích: mức sống cao hơn, giáo dục và sức khoẻ tốt hơn,
kéo dài tuổi thọ…Tuy nhiên, đi kèm theo đó là tình trạng suy kiệt nguồn tài
nguyên, suy thoái MT… Hậu quả là giảm sự đa dạng của hệ động thực vật
trên trái đất, suy giảm sức khoẻ con người, ô nhiễm, thiên tai, mưa axit, thay
đổi khí hậu toàn cầu... Ngày nay, vấn đề MT đã được đề cập nhiều hơn, được
nhà nước và các ban ngành quan tâm hơn, được coi như một yếu tố phát triển
song hành cùng kinh tế.
Công tác BVMT ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những kết
quả quan trọng. Nhiều chính sách văn bản pháp luật về BVMT đã được ban
hành như Luật BVMT (1993); Nghị định 175/CP về “Hướng dẫn thi hành
Luật BVMT”; Nghị định 26/CP về “Xử phạt hành chính các vi phạm về
BVMT”. Năm 1998, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban
hành Chỉ thị 36-CT/TW về “Tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hệ thống QLNN về BVMT từ
trung ương đến địa phương và ở các bộ, ngành đã được hình thành, ngày càng
được tăng cường và đi vào hoạt động có nề nếp. Chính phủ đang từng bước

xây dựng và hoàn thiện một hệ thống các thể chế nhằm đảm bảo cho công tác
BVMT được chú trọng ở mọi lúc, mọi nơi, từ ý nghĩ đến hành động. Ý thức
về trách nhiệm BVMT của các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tư
nhân, doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng được nâng cao. Việt Nam đã có
vai trò trong hội nhập quốc tế về BVMT, tham gia hầu hết các công ước và
hiệp định quốc tế về BVMT. Việc thực hiện tốt kế hoạch quốc gia đó đã góp
phần ngăn chặn ô nhiễm, giảm bớt tình trạng suy thoái MT và sự cố MT.


2

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ, tình hình MT ở
nước ta vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế,
MT đô thị, KCN tập trung và một số vùng nông thôn đang bị ô nhiễm ngày
càng nặng. Nếu không được phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời, có thể gây ra
tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sự
PTBV của đất nước.
Sở dĩ có tình trạng trên là do tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân,
cả khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan
trọng là thuộc lĩnh vực QLNN về MT, đặc biệt là ở các địa phương. Điều này
được thể hiện ở chỗ: trong các quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, các
yếu tố TNMT chưa được phát hiện và đánh giá một cách toàn diện trên cơ sở
PTBV; chưa được trình bày theo một trình tự thống nhất, thậm chí một số vấn
đề còn bị bỏ sót, chưa có một hệ thống tiêu thức có thể đánh giá đúng về mức
độ tiến bộ trong đảm bảo PTBV; chưa gắn việc xử lý các vấn đề KT - XH và
MT ngay từ đầu mà còn mang tính tách biệt; thiếu các biện pháp và chế tài xử
lý vi phạm về MT… Hệ thống tổ chức QLMT còn mỏng, chưa tương xứng
với nhiệm vụ được giao. Công tác QLNN về MT chưa được tiến hành chặt
chẽ và thường xuyên. Việc xây dựng năng lực cán bộ về kế hoạch QLMT tuy
đã được chú ý, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Thêm vào

đó, phong trào quần chúng để hỗ trợ cho các giải pháp, kế hoạch của cơ quan
quản lý cũng chưa được chú trọng nhiều…
Thành phố Đà Nẵng là thành phố loại I trực thuộc Trung ương, là trung
tâm KT-XH lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm CN, thương mại du
lịch và dịch vụ và là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về
trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn thông
và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm văn hoá - thể thao, giáo
dục - đào tạo và khoa học công nghệ của miền Trung. Đà Nẵng đang trong


3

quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ, một mặt góp phần đáng kể
vào công cuộc phát triển chung của thành phố, mặt khác đã làm nảy sinh
nhiều vấn đề về MT. Theo kết quả quan trắc MT tại các khu vực trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng trong 2 năm 2007 và 2008 của Chi cục BVMT khu vực
miền Trung-Tây Nguyên, 4 yếu tố nước, không khí, âm thanh, ánh sáng của
MT tự nhiên đang ở mức báo động.
Tuy nhiên, hiện trạng công tác QLNN về MT ở Việt Nam nói chung và
tại Đà Nẵng nói riêng chưa đạt hiệu quả cao. Đề tài: “Quản lý của Nhà nước
về MT tại Tp.Đà Nẵng” đưa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng QLMT ở
Tp. Đà Nẵng, phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác QLMT. Từ
đó đề ra các giải pháp để khắc phục đem lại hiệu quả cao trong công tác
BVMT góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành “Thành phố môi
trường” trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở các nghiên cứu các lý thuyết về môi trường và sự quản lý nhà
nước về môi trường, cùng với các số liệu thu thập được, đề tài hướng đến giải
quyết các vấn đề sau:
 Tìm hiểu hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng.



Nghiên cứu tìm hiểu bộ máy tổ chức công tác QLNN về công tác bảo
vệ môi trường và công tác triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về
BVMT tại Tp. Đà Nẵng.



Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về bào vệ môi
trường nhằm cải thiện môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Sự QLNN về môi trường bao gồm chính sách,
biện pháp việc triển khai thực hiện công tác BVMT tại Tp. Đà Nẵng.



Phạm vi nghiên cứu:


4

Về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu sự quản lý nhà nước
về môi trường tại thành phố Đà Nẵng xét dưới góc độ triển khai thực hiện
việc quản lý của nhà nước về lĩnh vực BVMT.
Về mặt không gian: Nghiên cứu sự quản lý nhà nước về môi trường tại
Tp.Đà Nẵng.
Về mặt thời gian: Nghiên cứu hiện trạng môi trường và sự quản lý của

nhà nước trong giai đoạn từ năm 2005 – 2011 tại Tp. Đà Nẵng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương
pháp như: phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá, kế
thừa… Ưu điểm nổi bật của việc sử dụng kết hợp các phương pháp là các
phương pháp đó có thể bổ sung cho nhau, giúp nghiên cứu sâu đối tượng
nghiên cứu và đưa ra kết quả đáng tin cậy.
- Phương pháp kế thừa: Sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu
liên quan tới đề tài, các văn bản chính sách, pháp luật, các nghiên cứu trong
nước và trên thế giới để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài đã thu thập thông tin thứ cấp từ
Sở TN-MT và Chi cục BVMT Tp. Đà Nẵng. Việc thu thập thông tin này
nhằm mục đích tìm hiểu hiện trạng về MT tại thành phố Đà Nẵng và một số
công cụ được sử dụng trong QLMT tại đây.
Đồng thời đề tài cũng tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ việc đi thực
tế tại một số điểm nóng về MT, thu thập một số thông tin về tình hình MT và
hiệu quả của các biện pháp đang được áp dụng để QLMT tại đây.
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Đây là phương pháp nghiên cứu
dựa vào sự tham khảo ý kiến của những người có hiểu biết hay có kinh
nghiệm về vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài này, phương pháp
này được sử dụng để trình bày những khó khăn trong công tác QLMT tại Tp.


5

Đà Nẵng và cơ sở để nghiên cứu áp dụng và triển khai các công cụ QLMT có
hiệu quả hơn.
- Phương pháp thống kê phân tích: Từ những số liệu đã thu thập được,
tiến hành thống kê phân tích hiện trạng MT và đánh giá tình hình áp dụng các
công cụ trong QLNN về MT tại thành phố Đà Nẵng. Từ những phân tích đó,

đánh giá về khả năng áp dụng vào thực tế các biện pháp để nâng cao hiệu quả
QLMT. Từ đó nâng cao chất lượng MT của Tp.Đà Nẵng.
5. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với môi trường
1.1 Khái niệm về môi trường, đặc điểm và chức năng của môi trường
1.2 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của quản lý nhà nước về môi trường
1.3 Nội dung quản lý nhà nước về môi trường
1.4 Kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý nhà nước về môi
trường và một số địa phương tại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố
Đà Nẵng
2.1 Tổng quan về hiện trạng môi trường Đà Nẵng
2.2 Tình hình quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng
2.3 Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà
Nẵng
Chương 3: Giải pháp quản lý Nhà nước về môi trường tại thành phố
Đà Nẵng
3.1 Quan điểm và mục tiêu quản lý môi trường tại Tp.Đà Nẵng
3.2 Giải pháp quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng
3.3 Kiến nghị


6

6. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về vai trò
của nhà nước trong hoạt động quản lý môi trường từ nhiều góc độ khác nhau.
Các nghiên cứu này đều có chung một số kết luận về những hạn chế của nhà
nước trong quản lý MT như không có đủ kinh phí, đội ngũ các nhà quản lý

chưa có đủ kiến thức chuyên môn, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho
hoạt động quản lý như thanh tra, kiểm soát, giám sát môi trường….
Thời gian gần đây đã xuất hiện một số nghiên cứu về vai trò của các tác
nhân xã hội mới đó là thị trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội. Các
nghiên cứu này cho rằng, bên cạnh nhà nước với vai trò quản lý môi trường
theo các quy định của pháp luật đã ban hành, thì trường học và cộng đồng, tổ
chức xã hội cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng với tư cách là
những người quản lý môi trường không chính thức.
Ở Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cho đến nay đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và
trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu này hoặc là mới chỉ cung cấp một cái nhìn tổng thể về công tác
bảo vệ môi trường, hoặc là đi sâu vào những lĩnh vực môi trường riêng biệt.
Vấn đề quản lý nhà nước về môi trường (nhất là ở các địa phương) còn ít
được nghiên cứu với tư cách là một trong những thành tố quan trọng của công
tác bảo vệ môi trường.
Hiện nay, do nhận thức được tính cần thiết, đã có một số dự án hợp tác
với nước ngoài nhằm nghiên cứu về vấn đề này. Ví dụ như Dự án SEMA
“Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường”:
Trọng tâm của chương trình là tăng cường năng lực, thể chế về quản lý môi
trường tại Việt Nam, cũng như nâng cao nhận thức về môi trường và sự tham


7

gia của các bên liên quan vào quản lý và bảo vệ môi trường với mục tiêu
chính và dài hạn là nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững ở Việt Nam thông
qua bảo vệ và quản lý có hiệu quả đối với Môi trường và Tài nguyên… Tuy
nhiên, phần lớn các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc tái hiện lại hiện trạng

môi trường ở một số địa phương và vùng trọng điểm; nâng cao năng lực quản
lý môi trường nói chung… Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có một
nguyên nhân quan trọng là cơ quan quản lý môi trường ở cấp Quốc gia (Bộ
TN&MT) và ở các địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc các Phòng
quản lý môi trường thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) mới được thành lập
hoặc đang trong quá trình sát nhập nên chưa có nhiều thời gian dành cho việc
nghiên cứu, xây dựng thể chế và nội dung quản lý nhà nước về môi trường.
“Dự án Quản lý nhà nước về môi trường Cấp tỉnh tại Việt Nam
(VPEG)”: Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Canada đã ký Bản Ghi nhớ
ngày 2 tháng 5 năm 2008 chính thức hóa cam kết hợp tác về lĩnh vực MT
thông qua Dự án “Quản lý nhà nước về môi trường Cấp tỉnh tại Việt Nam
(VPEG)”. Mục tiêu dài hạn của dự án là hỗ trợ cho quá trình phát triển bền
vững thông qua tăng cường quản lý nhà nước về môi trường cho các tỉnh Hà
Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Bình Dương, Long An, Quảng Ngãi và
Sóc Trăng. Dự án hỗ trợ việc nâng cao năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp
ở các cấp địa phương thông qua cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
và thực hiện các quy định về quản lý ô nhiễm công nghiệp. Dự án cũng hỗ trợ
Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc nâng cao hiệu quả của chính sách và
pháp luật về quản lý ô nhiễm công nghiệp. Với mục tiêu cụ thể là:


Nâng cao năng lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây
dựng và thực hiện chính sách công nghiệp với sự phối hợp chặt chẽ với
các Bộ và các tỉnh có liên quan.


8




Tăng cường hiệu quả sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tại các
tỉnh tham gia dự án.



Xây dựng các chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp hiệu quả, bền
vững và cân nhắc đến vấn đề về giới ở các tỉnh tham gia dự án.
Ở đề tài “Quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường: Thực trạng và

giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông)” của Nguyễn Cảnh
Đông Đô, người viết đưa ra cái nhìn tổng thể về tài nguyên thiên nhiên và môi
trường trên địa bàn huyện Đăk Mil. Huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên
khá phong phú, nhất là nguồn tài nguyên rừng và đất đai. Tuy nhiên tài
nguyên đang bị suy thoái do việc khai thác và sử dụng thiếu hợp lý, rừng tự
nhiên tiếp tục bị tàn phá, đất đai bị xói mòn và thoái hóa, đa dạng sinh học bị
suy giảm, nguồn nước mặt và nước ngầm đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
hóa học, chất thải chưa được thu gom và xử lý triệt để. Công tác quản lý nhà
nước về môi trường đã được chú trọng, các chiến lược, kế hoạch phát triển
của huyện luôn được xây dựng đi kèm với các mục tiêu bảo vệ môi trường
nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương. Đề tài cũng đã chỉ ra
được một số tồn tại yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về môi trường
như: bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về môi trường còn yếu kém, chưa phân
cấp. Việc gia tăng dân số, nhất là việc di dân tự do là những sức ép lớn đối
với tài nguyên môi trường. Việc thi hành pháp luật về bảo vệ nguồn tài
nguyên môi trường còn gặp nhiều khó khăn, ý thức tự giác bảo vệ môi trường
chưa trở thành thói quen trong cộng đồng dân cư... đang trở thành những vấn
đề lớn đòi hỏi phải được giải quyết. Từ đó người viết đã đề ra một số giải
pháp như quy hoạch và tổ chức thực hiện công tác khai thác tài nguyên, xây
dựng các chương trình sử dụng hợp lý các tài nguyên, hoàn thiện các thể chế
và chính sách về tài nguyên và môi trường; xã hội hóa công tác bảo vệ môi

trường, tăng cường các hoạt động thanh tra giám sát trên địa bàn; nhằm giải


9

quyết những khó khăn trong công tác quản lý quản lý môi trường của huyện
trong thời điểm hiện tại và giai đoạn đến năm 2020.
Đề tài “Khảo sát thực trạng Quản lý nhà nước về môi trường ở một số tỉnh
Phía Nam” của TS Nguyễn Hữu Cát đã phân tích được thực trạng về quản lý của
nhà nước về MT ở một số tỉnh phía Nam. Hệ thống quản lý nhà nước về môi
trường cấp tỉnh tại các tỉnh phía Nam đã được hình thành và đi vào hoạt động có
hiệu quả. Đặc biệt trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, việc triển khai các
Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ trong việc bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, các tỉnh còn ban hành nhiều các văn bản dưới Luật, đặc biệt là sự lồng
ghép chương trình BVMT với chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh đã nâng cao
hiệu quả của quản lý Môi trường của Nhà nước. Người viết cũng đã xác định được
một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến trực tiếp đến công tác QLMT như: do
phong tục tập quán, do nhận thức của cán bộ lãnh đạo và người dân về MT… Từ
đó đã đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLMT. Ví dụ như:
quản lý theo hướng bền vững, quản lý theo cơ chế thị trường, giải quyết vấn đề môi
trường phải có sự tham gia của cộng đồng, quốc gia và toàn nhân loại. Các nghiên
cứu nói trên đã phân tích, đánh giá hiện trạng về môi trường tại địa phương nghiên
cứu, phân tích được vai trò của quản lý nhà nước trong việc bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững, nêu lên những thuận lợi, khó khăn và đề ra một số giải pháp
khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường.
Mặc dù có nhiều dự án và nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về môi
trường nhưng đối với Đà Nẵng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề
này. Cũng có một số báo cáo như “Báo cáo hiện trạng môi trường Đà Nẵng”
tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức báo cáo thống kê. Việc lựa chọn vấn đề quản lý
nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng càng làm tăng thêm tính thiết thực

trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn nước rút của Đà Nẵng trong việc xây dựng
thương hiệu “ Thành phố Môi trường”.


10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
1.1 KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG
CỦA MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Khái niệm
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên
nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà
chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng
cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với
thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm,
vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ
tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng
vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật
pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
Khái niệm về môi trường được thảo luận từ rất lâu, chung quy lại có
các khái niệm như sau :
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường đối với con
người được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con
người tạo ra, những cái hữu hình và vô hình (tập quán, niềm tin...) trong đó
con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo

nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình". Như vậy, môi trường sống đối với
con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể


11

sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và
sự nghỉ ngơi của con người”.
Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và
các thực thể của tự nhiên... mà ở đó, cá thể, quần thể, loài... có quan hệ trực
tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng,
2000).
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.” (Luật BVMT Việt Nam 2005).[6]
1.1.2 Đặc điểm môi trường
Môi trường có tính hệ thống đó là hệ thống hở gồm nhiều cấp, trong đó
con người và các yếu tố xã hội - nhân văn thông qua các điều kiện tác động,
tác động vào tự nhiên. Không thể có vấn đề môi trường nếu thiếu hoạt động
của con người, vấn đề môi trường nào cũng có đầy đủ các thành tố của 3 phân
hệ:
- Phân hệ sinh thái tự nhiên: tạo ra các loại tài nguyên thiên nhiên, năng
lượng, nơi cư trú và nơi chứa đựng chất thải.
- Phân hệ xã hội nhân văn: tạo ra các chủ thể tác động lên hệ tự nhiên.
- Phân hệ các điều kiện: tạo ra các phương thức, các kiểu loại, các mức
độ tác động lên cả hai hệ tự nhiên và hệ xã hội nhân văn. Những tác động lên
hệ tự nhiên gây ra do con người và những hoạt động phát triển của con người,
được gọi là tác động môi trường. Những tác động ngược lại của hệ tự nhiên
lên xã hội và hoạt động của con người, được gọi là sức ép môi trường.
1.1.3 Chức năng cơ bản của MT



MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật
Mỗi một con người đều có yêu cầu về lượng không gian cần thiết cho

hoạt động sống như: diện tích đất ở, hàm lượng không khí... Trung bình một


12

ngày, một người cần khoảng 4m3 không khí sạch, 2,5l nước uống, một lượng
lương thực, thực phẩm đáp ứng hàm lượng calo từ 2.000 – 2.500 calo... Cộng
đồng loài người tồn tại trên Trái đất không chỉ đòi hỏi ở môi trường về phạm
vi không gian sống mà cả về chất lượng của không gian sống đó. Chất lượng
không gian sống phải đảm bảo được các yêu cầu bền vững về sinh thái - kinh
tế - môi trường, thể hiện ở môi trường sạch sẽ, tinh khiết, giàu O2, không chứa
các chất cặn bẩn, độc hại đối với sức khoẻ của con người.
Môi trường chính là khoảng không gian sinh sống của con người. Hệ
số sử dụng đất của con người ngày một giảm: nếu trước đây, trung bình diện
tích đất ở của một người vào năm 1650 là khoảng 27,5 ha/người thì đến nay
chỉ còn khoảng 1,5-1,8 ha/người. Diện tích không gian sống bình quân trên
trái đất ngày càng bị thu giảm, mức độ giảm ngày càng tăng nhanh.


MT cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người.
Môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng

“đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Hoạt động sản xuất là một
quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc,

đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản
phẩm hàng hóa. Có những nguồn tài nguyên có thể sử dụng trực tiếp (thuỷ,
hải sản...), có dạng phải tác động thì mới sản xuất được của cải vật chất phục
vụ đời sống con người (đất đai...). Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta
cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại,
cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết... Những dạng vật chất
trên chính là các yếu tố môi trường.
Như vậy chính các yếu tố môi trường (yếu tố vật chất kể trên - kể cả
sức lao động) là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của
con người. Hay nói cách khác: môi trường là “đầu vào” của sản xuất và đời


13

sống. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi
gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai), và các thảm họa này sẽ tăng
lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây
mất cân bằng tự nhiên.


MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
Bên cạnh vai trò “đầu vào”, môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa

đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và
đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải,
nước thải, chất thải rắn). Trong các chất thải này có thể có rất nhiều loại độc
hại làm ô nhiễm, suy thoái, hoặc gây ra các sự cố về môi trường.
Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi
trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt cũng
sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vấn đề ở đây là phải làm thế nào để

hạn chế được nhiều nhất các chất thải, đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm, tác
động tiêu cực đối với môi trường.
Hiện nay vấn đề chất thải đô thị và công nghiệp là cực kỳ quan trọng.
Có quan điểm cho rằng “chất thải là một dạng tài nguyên” do đã có công nghệ
chế biến chất thải thành phân bón. Đó là một dạng “công nghệ thân thiện với
môi trường”. Tuy nhiên mặc dù điều kiện phát triển đến đâu thì các nhu cầu
tự nhiên của con người như ăn, uống, thở cũng đều yêu cầu môi trường trong
sạch.


MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất.
Tầng khí quyển: Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các

bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu
đựng của con người…


14

Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt
độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và
các sinh vật…
Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển
khác của Trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh
vật…


MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử


tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của
loài người. Bên cạnh đó, môi trường sống cung cấp các chỉ thị không gian và
tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và
sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi
xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão,
động đất…
Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các
nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các
vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.
1.2 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
MÔI TRƯỜNG
1.2.1 Khái niệm


Quản lý nhà nước: Trong hệ thống các chủ thể quản lý xã hội

Nhà nước là chủ thể duy nhất quản lý xã hội toàn dân, toàn diện bằng pháp
luật. Cụ thể như sau:
-

Nhà nước quản lý toàn dân là nhà nước quản lý toàn bộ những

người sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm công dân và những
người không phải là công dân.


15

-


Nhà nước quản lý toàn diện là nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh

vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản
lý theo lãnh thổ. Nhà nước quản lý toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội có
nghĩa là các cơ quan quản lý điều chỉnh mọi khía cạnh hoạt động của xã hội
trên cơ sở pháp luật quy định.
-

Nhà nước quản lý bằng pháp luật là nhà nước lấy pháp luật làm

công cụ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo luật định một cách nghiêm
minh.
-

Vậy Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền

lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ
xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối
quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của
Nhà nước.[11]


Quản lý nhà nước về môi trường
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường.

Theo một số tác giả, thuật ngữ quản lý môi trường bao gồm 2 nội dung chính:
Quản lý nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu dân cư
về MT. Quản lý nhà nước về MT có ý nghĩa quan trọng đối với mọi người
dân, đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt động sống bình thường của

dân cư.
Theo Lưu Đức Hải (2006) có thể tóm tắt “Quản lý nhà nước về môi
trường là xác định rõ chủ thể là nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và
quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ
thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển
bền vững.”[5]
Đối tượng quản lý của nhà nước về môi trường:


×