Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ CAO THỊ NGẠN TRIỀU

QUẢN LÝ THU THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ CAO THỊ NGẠN TRIỀU

QUẢN LÝ THU THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC VŨ

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Đỗ Cao Thị Ngạn Triều


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN........6
1.1. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ............................................6
1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................... 6
1.1.2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................... 6
1.1.3. Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp.......................... 8


1.2. KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN ..................................................13
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm KVKTTN.................................................... 13
1.2.2. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta hiện
nay ........................................................................................................... 15

1.3. QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI
KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN .........................................................17
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa quản lý thu thuế TNDN đối với
KVKTTN ................................................................................................ 17
1.3.2. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế TNDN đối với KVKTTN....... 20
1.3.3. Nội dung quản lý thu thuế TNDN đối với KVKTTN................... 21

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ
TNDN ĐỐI VỚI KVKTTN...................................................................27


1.4.1. Nhân tố từ phía cơ quan quản lý Nhà nước .................................. 27
1.4.2. Nhân tố từ phía cơ quan thuế ........................................................ 29
1.4.3. Nhân tố từ phía doanh nghiệp....................................................... 30

1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ
TNDN ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN .............................30
1.5.1. Các chỉ tiêu chính.......................................................................... 30
1.5.2. Các chỉ tiêu hỗ trợ ......................................................................... 31

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ............................................33
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG

NGÃI .....................................................................................................33
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ..................................................... 33
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................. 34
2.1.3. Tình hình phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi ............................................................................................. 37

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2010 – 2012.................................43
2.2.1. Tình hình thu thuế TNDN đối với KVKTTN trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi ............................................................................................. 43
2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thu thuế ................................ 49
2.2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý thu thuế TNDN đối với
KVKTTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ................................................ 55

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI
KVKTTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI .............................71


2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................ 71
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý
thuế.......................................................................................................... 72

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ
NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI................................75
3.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI KVKTTN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI...............................................75
3.1.1. Những định hướng ........................................................................ 75

3.1.2. Những mục tiêu cần đạt được ....................................................... 75

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN ĐỐI
VỚI KVKTTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI .....................76
3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán ....................................... 77
3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền và hỗ trợ NNT ........................................ 78
3.2.3. Quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế và tình hình khai thuế, nộp
thuế của DN............................................................................................. 81
3.2.4. Tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.............................. 84
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra thuế ................ 85
3.2.6. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế.................................. 87
3.2.7. Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý thuế và nâng cao năng lực đội
ngũ công chức ngành thuế ...................................................................... 88
3.2.8. Tranh thủ sự phối hợp của các cấp, các ngành trong tổ chức quản
lý thu thuế................................................................................................ 90
3.2.9. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế.......................... 91


3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................................................................92
3.3.1. Đối với nhà nước........................................................................... 92
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương, cơ quan ban ngành liên quan .. 94
3.3.3. Đối với cơ quan thuế..................................................................... 94

KẾT LUẬN...........................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCC


Cán bộ công chức

Cty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DN

Doanh nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

KKT

Khu kinh tế

KCN – CCN

Khu công nghiệp – Cụm công nghiệp

KVKTTN

Khu vực kinh tế tư nhân


MST

Mã số thuế

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TM-DV

Thương mại – Dịch vụ

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNCT

Thu nhập chịu thuế

TNTT


Thu nhập tính thuế

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân

VKD

Vốn kinh doanh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo giá so

34


sánh 1994
2.2

Cơ cấu kinh tế của tỉnh qua các năm

35

2.3

Số lượng doanh nghiệp, vốn đăng ký kinh doanh theo loại

37

hình doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2012
2.4

Số lượng doanh nghiệp, vốn đầu tư theo ngành nghề giai

39

đoạn 2010 – 2012
2.5

Doanh thu thực hiện của các ngành nghề KVKTTN giai

41

đoạn 2010 - 2012
2.6


Kết quả thu thuế TNDN đối với KVKTTN chia theo loại

44

hình doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2012
2.7

Kết quả thu thuế TNDN đối với KVKTTN chia theo

45

ngành nghề giai đoạn 2010 - 2012
2.8

Tình hình sử dụng lao động của ngành thuế Quảng Ngãi

51

2.9

Dự toán thu thuế TNDN đối với KVKTTN qua các năm

57

2.10

Số thuế TNDN thực hiện so với kế hoạch của KVKTTN

59


2.11

Tình hình tuyên truyền và hỗ trợ NNT giai đoạn 2010-

61

2012
2.12

Tình hình DN đăng ký thuế (cấp mã số thuế) của KVKTTN

63

2.13

Tình hình khai thuế TNDN so với đăng ký thuế của

64

KVKTTN
2.14

Tình hình nộp tờ khai thuế TNDN của KVKTTN

65


Số hiệu

Tên bảng


Trang

bảng
2.15

Tình hình nợ thuế TNDN của KVKTTN giai đoạn 2010 -

67

2012
2.16

Cơ cấu nợ đọng thuế TNDN của KVKTTN giai đoạn

68

2010-2011
2.17

Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế tại DN giai đoạn 2010 2012

69


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình vẽ
2.1.

Tên hình vẽ

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
theo giá so sánh 1994

Trang
35

2.2.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh qua các năm

36

2.3.

Cơ cấu loại hình DN trên địa bàn tỉnh năm 2012

39

2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.

Cơ cấu ngành nghề KVKTTN trên địa bàn tỉnh
năm 2012
Doanh thu thực hiện của các ngành nghề
KVKTTN
Kết quả thu thuế TNDN đối với KVKTTN chia

theo loại hình DN
Tốc độ tăng dự toán thu thuế TNDN đối với
KVKTTN
Dự toán và thực hiện dự toán thu thuế TNDN đối
với KVKTTN
Cơ cấu nợ đọng thuế TNDN của KVKTTN giai
đoạn 2010-2012

41
42
45
58
60
68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là một công cụ tài chính quan trọng của quốc gia xuất phát từ vai
trò của thuế trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo sự công bằng về
nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Đồng thời,
thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, đảm bảo cho bộ máy Nhà nước tồn tại
và phát triển. Tỷ trọng thu thuế hàng năm trong những năm gần đây thường
chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của NSNN, từ 85% đến 95% tổng thu
NSNN hàng năm. Do đó, công tác quản lý thu thuế luôn được đặc biệt chú
trọng nhằm vừa tăng thu cho NSNN vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh
phát triển.
Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều thành

phần kinh tế, đặc biệt là sự tăng trưởng nhanh của KVKTTN trong những
năm gần đây. Việt Nam với chính sách mở cửa nền kinh tế và một số chính
sách khác đã tạo môi trường thuận lợi cho KVKTTN phát triển, đặc biệt là từ
khi Luật Doanh nghiệp ra đời. Hòa nhịp với xu hướng toàn cầu hóa như hiện
nay, KVKTTN càng thể hiện vai trò tích cực của mình trong quá trình tăng
trưởng kinh tế và ngày càng đóng góp nhiều cho NSNN mà điển hình là đóng
góp về thuế TNDN. Và thuế TNDN là một trong những sắc thuế quan trọng
của quốc gia, là nguồn thu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu
thuế. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý thu thuế TNDN phải luôn
đổi mới, phù hợp hơn với thực tiễn để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời,
tránh bỏ sót nguồn thu cho NSNN.
Quảng Ngãi là một tỉnh nhỏ thuộc duyên hải miền trung. Những năm
gần đây, kinh tế của tỉnh đang tăng trưởng với tốc độ khá cao, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cùng với đó là sự
phát triển nhanh về số lượng và quy mô các DN thuộc khu vực tư nhân. Với


2
phạm vi hoạt động rộng lớn và mang tính chất đa dạng, phong phú, KVKTTN
không những đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh mà còn đóng góp một
tỷ lệ khá lớn vào số thu thuế ngoài quốc doanh hàng năm của tỉnh. Tuy nhiên,
đây cũng là khu vực thường hay gian lận và gây thất thu thuế nhiều nhất cho
NSNN, nhất là thuế TNDN. Do tính chất đa dạng và phức tạp của khu vực kinh
tế này,ngành thuế Quảng Ngãi cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thu
thuế, đặc biệt là thuế TNDN để đảm bảo nguồn thu theo nhiệm vụ được giao
trong bối cảnh khó khăn chung về kinh tế của cả nước và thế giới.
Xuất phát từ tình hình trên, việc chọn đề tài “Quản lý thu thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất những
giải pháp thiết thực nhằm tăng cường quản lý thu thuế TNDN đối với
KVKTTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Nhiệm vụ cụ thể:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý thu thuế TNDN đối với
KVKTTN.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế TNDN đối với
KVKTTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
+ Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế TNDN đối với
KVKTTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
thu thuế TNDN đối với KVKTTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu: Quản lý thu thuế TNDN đối với KVKTTN trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Dựa vào số liệu từ năm 2010 đến năm 2012.


3
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu và thông tin;
phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu; cùng với phương pháp
suy luận logic để đưa ra những kết luận cần thiết về vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các bảng biều, nội
dung chính của luận văn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thu thuế thu nhập doanh

nghiệp đối với khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn “Quản lý thu thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi”, tác giả đã thu thập, tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên
cứu khoa học, các luận văn, các bài báo để làm tài liệu tham khảo, phục vụ
công việc nghiên cứu, viết bài của mình như sau:
- Các luận văn thạc sỹ của các tác giả như: “Phát triển kinh tế tư nhân thành
phố Đà Nẵng” của tác giả Hồ Ánh do GS.TS Trương Bá Thanh hướng dẫn khoa
học; “Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định”
của tác giả Lê Thanh Thảo Ly dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc
Vũ; “Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015”
của tác giả Phan Ngọc Khai do TS.Nguyễn Hiệp hướng dẫn. Và một số công
trình nghiên cứu của một số tác giả: PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005), Kinh tế
tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, NXB Thế giới, Hà Nội. GS.Nguyễn


4
Thanh Tuyền, PGS.TS Nguyễn Quốc Tế, TS.Lương Minh Cừ (2003), Sở hữu tư
nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam, NXB Tổng hợp, TP.Hồ Chí Minh. “Kinh tế tư nhân và vai trò động lực
tăng trưởng” do TS.Vũ Hùng Cường làm chủ biên.Qua các luận văn, công trình
nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo các khái niệm, đặc điểm, vai trò của
KVKTTN để đưa ra phần cơ sở lý luận về KVKTTN phù hợp với đề tài luận văn
tác giả đang nghiên cứu.
- Luận văn thạc sỹ “Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế
tỉnh Gia Lai” của tác giả Trần Phan Quốc Hương, người hướng dẫn khoa học
là GS.TS Trương Bá Thanh. Trong luận văn này, tác giả trình bày cơ sở lý
luận về quản lý thu thuế TNDN, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế
trong quản lý thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Gia Lai, từ đó đưa ra những

giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Gia Lai.
Tuy nhiên, luận văn này trình bày quản lý thu thuế TNDN chung cho tất cả
các loại doanh nghiệp mà Cục thuế quản lý, không đi sâu vào phân tích quản
lý thu thuế TNDN đối với KVKTTN mà tác giả đang nghiên cứu. Qua luận
văn, tác giả đã tham khảo cơ sở lý luận về quản lý thu thuế TNDN và một số
giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế TNDN.
- Luận văn thạc sỹ “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế
thành phố Đà Nẵng” do tác giả Lý Vân Phi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS.Huỳnh Năm. Trong luận văn, tác giả nêu ra cơ sở lý luận về thuế TNDN,
nội dung quản lý thuế TNDN, thực trạng quản lý thuế TNDN và những giải
pháp để tăng cường quản lý thuế TNDN tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng. Tuy
nhiên, luận văn này tác giả không đi sâu phân tích quản lý thu thuế TNDN đối
với KVKTTN. Qua luận văn này, tác giả đã tham khảo một số giải pháp nhằm
tăng cường quản lý thu thuế TNDN để áp dụng tại Cục thuế Quảng Ngãi.


5
- Luận văn thạc sỹ “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với kinh tế
ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn” của tác giả Hồ Minh Khiêm
do GS.TS Trương Bá Thanh hướng dẫn khoa học. Trong luận văn này, tác giả đưa
ra cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN, phân tích thực trạng và đưa ra những giải
pháp về quản lý thuế TNDN đối với kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn thành
phố Quy Nhơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, luận văn mà tác giả đang nghiên
cứu chỉ đi vào phân tích một số nội dung chính trong quản lý thu thuế TNDN đối
với kinh tế tư nhân, không phân tích hết các nội dung quản lý thuế như luận văn
tác giả tham khảo. Qua luận văn này, tác giả đã tham khảo những giải pháp quản
lý thu thuế TNDN; nhận xét, đánh giá để rút ra những giải pháp phù hợp với tình
hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Bài báo “Chống thất thu và nợ đọng thuế: Quan trọng nhất là nhận diện
đúng đối tượng” đăng trên tạp chí Thuế nhà nước số 10 ra ngày 8/3/2012. Bài

viết đưa ra những kết quả thanh tra và chống nợ đọng thuế của ngành thuế và
những lĩnh vực có dấu hiệu thất thu lớn. Tuy nhiên, phạm vi của bài báo là
trên cả nước. Tác giả đã tham khảo những lĩnh vực có dấu hiệu thất thu lớn để
nhận diện những lĩnh vực thất thu ở tỉnh Quảng Ngãi để từ đó đưa ra các biện
pháp chống thất thu, nợ đọng thuế phù hợp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


6
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
1.1. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN là một sắc thuế trong hệ thống thuế của Việt Nam. Loại
thuế này đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng vì nó mang lại
hiệu quả cao. Ở Việt Nam, Luật thuế TNDN được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức. Cùng với công cuộc cải cách
thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Tuy nhiên, qua 8
năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không
còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới - giai đoạn
mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy,
Luật thuế TNDN đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu
phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới.
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các DN
hoạt động SXKD. Tuy nhiên, cơ sở tính thuế TNDN không phải là toàn bộ
thu nhập của DN mà cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế, được xác định
trên cơ sở các khoản thu nhập của DN trừ đi các khoản chi phí phát sinh để
tạo ra thu nhập đó.

1.1.2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN
Thuế TNDN là một trong những loại thuế trực thu, phạm vi áp dụng rất
rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt
động SXKD hàng hóa, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường
nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế ngày càng cao.


7
Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các chủ thể hoạt động
kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao, từ đó sẽ
tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.
b. Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều
tiết các hoạt động kinh doanh của DN
Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế TNDN áp dụng
chung cho các cơ sở SXKD thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng
trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thông qua việc xác
định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước thể hiện sự ưu đãi của
mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải nộp thuế hoặc thể hiện
sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển của một lĩnh vực ở một
vùng nào đó.
Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ SXKD, Nhà nước cũng
đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt hàng, lĩnh
vực thể hiện mức độ khuyến khích hay không khuyến khích của Nhà nước đối
với những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực đó trong nền kinh tế.
Thuế TNDN còn góp phần khuyến khích thúc đẩy SXKD phát triển
thông qua miễn, giảm thuế cho các cơ sở kinh doanh mới thành lập nhằm giúp
cho các DN giảm bớt những khó khăn ban đầu khi khởi nghiệp.
c. Thuế TNDN góp phần thực hiện chính sách công bằng xã hội
Một trong những mục tiêu của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo

sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế TNDN được áp dụng cho
các loại hình DN thuộc các thành phần kinh tế, bất kể một DN nào kinh doanh
bất cứ hình thức nào nếu có TNCT thì phải nộp thuế TNDN; cùng một ngành
nghề không phân biệt quy mô kinh doanh nếu có TNCT thì đều phải nộp thuế
TNDN. Với mức thuế suất thống nhất, DN nào có thu nhập cao thì phải nộp
thuế nhiều hơn DN có thu nhập thấp. Ngược lại, những DN có thu nhập thấp


8
thì nộp thuế ít, thậm chí DN không phải nộp thuế nếu không có thu nhập. Từ
đó tạo ra sự công bằng trong việc động viên đóng góp cho NSNN giữa các cơ
sở sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp
Từ khi ra đời cho đến nay, Luật thuế TNDN đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ
sung. Hiện nay, Luật TNDN của nước ta là luật thuế TNDN được Quốc hội
khóa X kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 03/06/2008 và được chính thức áp dụng
từ ngày 01/01/2009 thay thế cho Luật thuế TNDN trước đây.
Việc ban hành và từng bước hoàn thiện Luật thuế TNDN nhằm đảm bảo
bao quát và điều tiết được các nguồn thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của
các cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Luật thuế TNDN
hiện hành có các nội dung cơ bản sau:[1], [2]
a. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động SXKD hàng hóa, dịch
vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp).
b. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế và thuế suất.
- Thu nhập tính thuế là khoản thu nhập còn lại của DN sau khi lấy thu
nhập chịu thuế trừ các khoản thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được
kết chuyển. TNTT gồm từ hoạt động SXKD ở trong nước cũng như ở nước
ngoài và các khoản thu nhập khác. TNTT được tính theo năm dương lịch hay

năm tài chính. Công thức tính:
Thu nhập
tính thuế

=

Thu nhập
chịu thuế

-

Các

Thu nhập
được miễn
thuế

+

khoản lỗ
được kết
chuyển


9
- Thu nhập chịu thuế là khoản thu nhập còn lại của DN sau khi đã trừ các
khoản chi phí được trừ bao gồm TNCT từ hoạt động SXKD ở trong nước
cũng như ở nước ngoài và các khoản thu nhập khác. Công thức tính:
Thu nhập
chịu thuế


=

Doanh thu - Chi phí

+

Các khoản thu
nhập khác

- Thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của
hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động SXKD
hàng hóa, dịch vụ đó. DN có nhiều hoạt động SXKD áp dụng nhiều mức thuế
suất khác nhau thì DN phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với
thuế suất tương ứng.
- Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán
riêng để kê khai nộp thuế TNDN, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từ
các hoạt động SXKD khác.
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền
gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội
mà DN được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Các khoản chi được trừ: các khoản chi được trừ phải đáp ứng đủ các
điều kiện sau:
+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của DN;
+ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Thu nhập khác: là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà
các khoản thu nhập này không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có
đăng ký kinh doanh của DN gồm:
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

+ Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu


10
về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài
sản; thu về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy
định của pháp luật; cho thuê tài sản dưới mọi hình thức.
+ Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản),
các loại giấy tờ có giá khác.
+ Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn.
+ Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, lãi về chênh lệch tỷ giá hối đoái thực
tế phát sinh trong kỳ của hoạt động SXKD.
+ Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn
thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ khó đòi và hoàn nhập các khoản
bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã trích nhưng hết thời gian
trích lập không sử dụng hoặc sử dụng không hết.
+ Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được.
+ Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
+ Thu nhập từ hoạt động SXKD của các năm trước bị bỏ sót do DN phát
hiện ra.
+ Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi
phạm hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật.
+ Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp
vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại
hình DN, trừ trường hợp đánh giá lại tài sản cố định khi chuyển DN Nhà nước
thành công ty cổ phần.
+ Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng
tiền, bằng hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh
toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.
+ Tiền đền bù về tài sản cố định trên đất và tiền hỗ trợ di dời sau khi trừ

các khoản chi phí liên quan như chi phí di dời, giá trị còn lại của tài sản cố


11
định và các chi phí khác.
+ Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp
dịch vụ không tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền
thưởng phục vụ trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi
phí để tạo ra khoản thu nhập đó.
+ Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi trừ chi phí thu hồi và
chi phí tiêu thụ.
+ Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên
kết kinh tế trong nước được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế TNDN.
+ Thu nhập nhận được từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
+ Các khoản thu nhập nhận được bằng tiền hoặc hiện vật từ các nguồn
tài trợ trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
- Thuế suất: thuế suất thuế TNDN hiện hành là 25%, trừ hoạt động tìm
kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ
32% đến 50%.
c. Phương pháp tính thuế
Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức:
Thuế TNDN

=

phải nộp

Thu nhập tính thuế


x

Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp DN có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế
TNDN phải nộp được xác định theo công thức:
Thuế TNDN
phải nộp

=

Thu nhập
tính thuế

Phần trích
-

lập quỹ
KH&CN

X

Thuế suất
thuế TNDN

Trường hợp DN đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuế TNDN
ở ngoài nước Việt Nam thì DN được trừ số thuế TNDN đã nộp nhưng tối đa


12

không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN.
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp DN áp
dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo
năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với DN mới thành lập với kỳ
tính thuế cuối cùng đối với DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình
thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với
kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của DN mới thành lập kể từ khi
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kỳ tính thuế năm cuối cùng
đối với DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập,
chia tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với
kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với DN mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế trước
đó (đối với DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp
nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế TNDN. Kỳ
tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc năm cuối cùng không được vượt quá 15
tháng.
Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế TNDN ( tương ứng với mức thuế 25%) sau khi đã
thực hiện ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN (nếu có) mà các đơn vị này hạch
toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu
nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ %
trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
+ Đối với dịch vụ: 5%
+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%
+ Đối với hoạt động khác: 2%
- DN có doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế
bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao


13

dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập
chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt
Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng
Việt Nam.
1.2. KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm KVKTTN
Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân, trong đó các chủ thể của nó được tiến hành SXKD một cách tự chủ vì lợi
ích của cá nhân và thông qua đó thực hiện lợi ích xã hội.
Cho đến nay, kinh tế tư nhân được coi là khu vực cung cấp khối lượng sản
phẩm lớn nhất cho xã hội. Sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân là vấn đề tất yếu bắt nguồn từ quy luật về
sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Đây là khu vực kinh tế rất nhạy cảm với những đặc trưng của kinh tế
thị trường, có tiềm lực lớn trong việc tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm các hình thức kinh tế sau đây:
- Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân
hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động của
chính hộ hay cá nhân đó, không thuê mướn lao động làm thuê.
- Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế do một người chủ quản lý và điều
hành, hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng
lao động thuê mướn ngoài lao động của chủ; quy mô vốn đầu tư và lao động
nhỏ hơn của các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn hoặc công ty cổ phần.


14
- Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế mà sản xuất và kinh doanh

dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử
dụng lao động làm thuê. Trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thành
phần kinh tế này đóng góp vai trò đáng kể. Xét về phương diện phát triển lực
lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất, đặc điểm của thành phần kinh tế này do
một nhà tư bản trong và ngoài nước đầu tư để SXKD. Kinh tế tư bản tư nhân
bao gồm các DN đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam, bao
gồm các loại hình DN sau:
+ Doanh nghiệp tư nhân là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn là DN trong đó thành viên chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số
vốn đã cam kết góp vào DN.
+ Công ty cổ phần là DN trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về nợ
và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp.
+ Công ty hợp danh là DN trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ
sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là
thành viên hợp danh); ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp
vốn. Thành viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Quản lý thu thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi”, khu vực kinh tế tư nhân gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách


×