Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

thực trạng, hậu quả và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do quá trình hoạt động của các làng nghề trên địa bàn huyện thanh trì, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.82 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ
NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHXH
********
Tiểu luận về phương pháp luận
Tên tiểu luận: THỰC TRẠNG, HẬU QUẢ VÀ NGUYÊN
NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO QUÁ TRÌNH HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THANH TRÌ, HÀ NỘI.

1


A.
1.

Mở đầu
Lý do chọn đề tài này
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng
hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những
thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo
vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng.
Điều này khiến mọi người ai cũng phải suy nghĩ.
Phát triển kinh tế làng nghề đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống cho người dân, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động trên cả nước,
bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, hệ lụy phát triển
làng nghề trong nhiều năm qua đã để lại hậu quả nghiêm trọng về ô
nhiễm môi trường.

2.



Mục đích nghiên cứu đề tài này
Chỉ rõ thực trạng, hậu quả và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do
quá trình hoạt động của các làng nghề trên địa bàn huyện Thanh Trì.

3.

Phạm vi nghiên cứu
Các làng nghề như Tân Triều, Triều Khúc, Hữu Hòa,… trên địa bàn
huyện Thanh Trì, Hà Nội

4.

Kết cấu của đề tài
I. Cơ sở lý luận NTKQ, NTTD, NTPT là gì?
1.1
1.2
1.3

NTKQ
NTTD
NTPT
2


II. Vận dụng NTKQ, NTTD, NTPT để phân tích: thực trạng, hậy quả và
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do quá trình hoạt động của các
làng nghề trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội.
2.1 Nhìn từ NTKQ
2.1 Nhìn từ NTTD

2.2 Nhìn từ NTPT

3


B.

Nội dung

1.1

Cơ sở lý luận: NTKQ, NTTD, NTPT là gì?
NTKD

I.

Mọi nhận thức và hành động phải biết xuất phát từ thực tế khach
quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ
quan. Nhấn mạnh một chiều sẽ rơi vào phương pháp luận duy tâm hoặc
siêu hình.
1.2

NTTD
Là nguyên tắc xem xét được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến. quan điểm đó trở thành nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo mọi
nhận thức và hành động.

1.3

NTPT

Vận động có thể diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, còn
phát triển là một khuynh hướng của sự vận động trong đó các sự vật,
hiện tượng nảy sinh những tính quy định mới về chất.

4


Vận dụng NTKQ, NTTD, NTPT để phân tích: thực trạng, hậy quả

II.

và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do quá trình hoạt động của



các làng nghề trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội.
2.1 Nhìn từ NTKQ.
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, năng lực chinh phục và cải
tạo tự nhiên của con người ngày càng lớn mạnh, đồng thời nó cũng gây
ra hậu quả xấu về môi trường do con người đã phá hoại sự cân bằng sinh
thái. Vấn đề môi trường đã nảy sinh từ thời kỳ xa xưa, từ lúc con người
sống bằng hái lượm, săn bắn. Người nguyên thủy do hái lượm và săn
bắn quá mức đã phá hoại nguồn thức ăn trong vùng cư trú của mình nên
phải di chuyển đến nơi khác. Đó là vấn đề môi trường sớm nhất mà con
người phải giải quyết. Ngày nay vấn đề môi trường khác với thời cổ đại
ở chỗ nó đang trở thành một nguy cơ có tính toàn cầu. Con người đang
không ngừng giải quyết vấn đề môi trường trong quá trình tạo ra điều




kiện sinh tồn mới cho mình.
Phát triển kinh tế làng nghề đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống cho người dân, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động trên cả nước,
bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, hệ lụy phát triển
làng nghề trong nhiều năm qua đã để lại hậu quả nghiêm trọng về ô



nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường làng nghề như Tân Triều, Triều Khúc trên địa bàn
huyện Thanh Trì đã tác động trực tiếp đến môi trường nước, không khí
và đất trong khu vực dân sinh. Trong đó, việc chế biến lương thực, thực
phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm tơ, dệt nhuộm là những
ngành sản xuất có nhu cầu về nước và cũng phát sinh khối lượng nước
5


thải với độ ô nhiễm hữu cơ rất cao. Còn với một số ngành tái chế phế
liệu, chế tác kim loại, đúc đồng nhôm…, nhu cầu nước không lớn nhưng
nước thải lại có thành phần phức tạp, chứa nhiều kim loại, hóa chất độc
hại. Trong nhóm ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ, sơn mài và mây tre
đan nước thải có chứa bụi mài và hóa chất nước nhuộm…
2.2 Nhìn từ NTTD.
 Nguồn gốc của ô nhiễm không khí làng nghề chủ yếu từ việc sử dụng
than làm nhiên liệu (than chất lượng kém), sử dụng nguyên vật liệu và
hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất. Khí thải có chứa các
thành phần là bụi, khí độc và chất hữu cơ bay hơi. Làng nghề có lượng
thải ô nhiễm lớn nhất là tái chế kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng và
gốm sứ. Hàm lượng bụi khu vực sản xuất vật liệu xây dựng tại một số
địa phương vượt QCVN từ 3 - 8 lần, hàm lượng SO 2 có nơi vượt 6,5

lần.
 Bên cạnh đó, môi trường đất chịu tác động trực tiếp của các loại hóa
chất độc hại từ các nguồn thải rắn, lỏng đổ bừa bãi và nước mưa tràn
trên bề mặt đã cuốn theo dầu mỡ, kim loại nặng, ảnh hưởng đến đất
canh tác xung quanh các hộ sản xuất. Ngoài ra, các chất thải rắn của hầu
hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng xả
thải bừa bãi, gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường, sức khỏe
cộng đồng. Tại các làng sản xuất tái chế kim loại, tỷ lệ người mắc bệnh
liên quan đến thần kinh hô hấp, ngoài da, điếc và ung thư chiếm 60%.
Các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, người mắc bệnh phụ khoa

6


(13-38%), tiêu hóa (8-30%), viêm da (4,5-23%), hô hấp (6-18%), đau
mắt (9-15%)…
 Làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) nổi tiếng bởi nghề buôn chè chai,
lông gà lông vịt, thêu dệt khăn, nhuộm quần áo... Hầu hết các hộ làm
nghề vẫn sản xuất tại nhà, hệ thống xử lý rác thải rất yếu. Đây là lý do
khiến ai mới bước chân đến đầu làng đã cảm nhận được mùi “lạ”. Triều
Khúc chỉ là 1 trong hơn 1.000 làng có nghề ở Hà Nội. Điểm chung của
các làng có nghề đa phần là quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị
cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Mặc dù một số địa
phương đã có hợp tác xã dịch vụ, thu gom rác đến tận ngõ ngách, thôn
xóm nhưng tình trạng rác lấn ruộng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Các xã có nghề chế biến nông sản như: Hữu Hòa ô nhiễm môi trường
đến mức báo động... Không thể phủ nhận những lợi ích về kinh tế do
các nghề thủ công mang lại. Tuy nhiên, tại những làng nghề này, người
dân cũng đang phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
 Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trung

bình mỗi ngày, lượng rác thải tồn đọng ở các huyện còn khoảng 496,8
tấn. Toàn bộ lượng rác thải thu gom ở các huyện được xử lý theo hai
hình thức: Chôn lấp tại bãi rác tạm thời ở xã, thôn và chôn lấp hợp vệ
sinh tại các bãi rác chung của thành phố và các huyện (chiếm 91,1%);
chỉ có 8,9% được xử lý bằng phương pháp đốt tại Nhà máy xử lý rác
thải. Mặc dù thành phố đã có cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ từ ngân
sách thành phố thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chôn lấp rác thải
nông thôn nhưng cho đến nay tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải nông thôn
7


mới đạt 35 - 40%. Số rác thải chôn lấp hợp vệ sinh ở các huyện đạt từ
50 - 60%, còn lại người dân tự xử lý. Hầu như 100% hộ sản xuất trong
các làng nghề không chấp hành các quy định Luật Bảo vệ môi trường,
Luật Tài nguyên nước.
 Bên cạnh đó nguyên nhân còn do các doanh nghiệp ngại đầu tư vào lĩnh
vực môi trường, nhất là ngại đầu tư vào lĩnh vực thu gom rác bởi đầu tư
vào lĩnh vực này hiệu quả kinh tế không cao, thu hồi vốn chậm…
2.3 Nhìn từ NTPT.
Giải quyết vấn đề môi trường do hoạt động của con người tạo ra
không chỉ cần nhận thức và sử dụng đúng đắn quy luật tự nhiên mà còn
cần điều chỉnh, cải biến phương thức sản xuất và chế độ xã hội để tạo ra
sự phù hợp giữa mục đích xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của
loài người. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi
trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái ,cải thiện môi
trường; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên
nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng
yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự nghiệp của toàn dân.
Giải pháp:






Đầu tiên cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Phân loại và tái chế rác hợp lý
Thu gom chất thải và xử lý theo đúng quy trình
Xử phạt nặng hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường.

8


C.

Kết luận.

I.

Tóm tắt nội dung:
NTKQ, NTTD, NTPT là gì?

1.

1.1 NTKQ: Mọi nhận thức và hành động phải biết xuất phát từ
thực tế khach quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng
động chủ quan. Nhấn mạnh một chiều sẽ rơi vào phương pháp luận duy
tâm hoặc siêu hình.
1.2 NTTD: Là nguyên tắc xem xét được rút ra từ nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến. quan điểm đó trở thành nguyên tắc phương pháp luận

chỉ đạo mọi nhận thức và hành động.
1.3 NTPT: Vận động có thể diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác
nhau, còn phát triển là một khuynh hướng của sự vận động trong đó các
sự vật, hiện tượng nảy sinh những tính quy định mới về chất.
2. Vận dụng NTKQ, NTTD, NTPT để phân tích: thực trạng,
hậy quả và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do quá trình hoạt
động của các làng nghề trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội.
2.1 Phát triển kinh tế làng nghề đã góp phần nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống cho người dân, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động
trên cả nước, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, hệ
lụy phát triển làng nghề trong nhiều năm qua đã để lại hậu quả nghiêm
trọng về ô nhiễm môi trường. Cụ thể như các làng nghề trên địa bàn
huyện Thanh Trì.

9


2.2 Nguồn gốc của ô nhiễm không khí làng nghề chủ yếu từ việc
sử dụng than làm nhiên liệu (than chất lượng kém), sử dụng nguyên vật
liệu và hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất. Khí thải có chứa
các thành phần là bụi, khí độc và chất hữu cơ bay hơi. Làng nghề có
lượng thải ô nhiễm lớn nhất là tái chế kim loại, sản xuất vật liệu xây
dựng và gốm sứ. Hàm lượng bụi khu vực sản xuất vật liệu xây dựng tại
một số địa phương vượt QCVN từ 3 - 8 lần, hàm lượng SO 2 có nơi vượt
6,5 lần. Điểm chung của các làng có nghề đa phần là quy mô nhỏ, trình
độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên
70%). Mặc dù một số địa phương đã có hợp tác xã dịch vụ, thu gom rác
đến tận ngõ ngách, thôn xóm nhưng tình trạng rác lấn ruộng vẫn chưa
được giải quyết triệt để. Các xã có nghề chế biến nông sản như: Hữu
Hòa ô nhiễm môi trường đến mức báo động... Không thể phủ nhận

những lợi ích về kinh tế do các nghề thủ công mang lại. Tuy nhiên, tại
những làng nghề này, người dân cũng đang phải chịu cảnh ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó nguyên nhân còn do các doanh
nghiệp ngại đầu tư vào lĩnh vực môi trường, nhất là ngại đầu tư vào lĩnh
vực thu gom rác bởi đầu tư vào lĩnh vực này hiệu quả kinh tế không cao,
thu hồi vốn chậm…
2.3 Giải pháp:





Đầu tiên cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Phân loại và tái chế rác hợp lý
Thu gom chất thải và xử lý theo đúng quy trình
Xử phạt nặng hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường.
10


11


II.

Khẳng định chính kiến.

Phát triển kinh tế làng nghề đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống cho người dân, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động trên cả nước,
bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, hệ lụy phát triển
làng nghề trong nhiều năm qua đã để lại hậu quả nghiêm trọng về ô

nhiễm môi trường do sự thiếu ý thức của người dân, thiếu quan tâm của
các ban ngành. Đặc biệt trên địa bàn huyện Thanh Trì các làng nghề đã
và đang sống chung với rác thải và ô nhiễm trầm trọng đáng để chúng ta
suy nghĩ.

12


Mục lục
Trang
A.
B.
I.
II.

C.

Mở đầu.
Nội dung.
Cơ sở lý luận: NTKQ, NTTD, NTPT là gì
Vận dụng NTKQ, NTTD, NTPT để phân tích.
II.1 Nhìn từ NTKQ
II.2 Nhìn từ NTTD
II.3 Nhìn từ NTPT
Kết luận

13

2
3-6

3
3
4
6
7


Phần cam đoan của SV
Kính gửi toàn thể các thầy cô giáo khoa Triết trường Đại học kinh
doanh công nghệ Hà Nội.
-

Em xin cam đoan bài tiểu luận này là do chính bản thân em tìm

-

kiếm tài liệu, suy nghĩ và tự viết ra
Không sao chép một nguồn khác, không sao chép tiểu luận của bạn
khác, không nhờ viết hộ, không thuê viết hộ.

14



×