Tải bản đầy đủ (.doc) (398 trang)

bài giảng sản xuất sạch hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 398 trang )

VÕ ĐÌNH LONG

TẬP BÀI GIẢNG

SẢN XUẤT SẠCH HƠN


TP. HỒ CHÍ MINH, 2013

2



LỜI NÓI ĐẦU
“Sản xuất sạch hơn” trang bị cho sinh viên hai khối kiến thức chính: (1) các
vấn đề cơ bản về sản xuất sạch hơn; (2) ứng dụng sản xuất sạch hơn vào cho các
trường hợp cơ scơ sởở sản xuất cụ thể. Với tinh thần đó, cuốn sách được biên
soạn theo hướng vừa tập trung mang tính đơn ngành lại vừa mở rộng mang tính
liên ngành, đa ngành và vừa chuyên sâu với tư cách của một ngành khoa học
thực, đồng thời vừa có tính ứng dụng cao, phục vụ vào đời sống của con người.
Cuốn sách gồm 15 chương, mỗi chương chứa đựng một nội dung lớn cần
chuyển tải đến bạn đọc. Về tổng thể, cuốn sách bao quát toàn bộ các nội dung
cơ bản của sản xuất sạch hơn. Trong mỗi phần lại gồm những nội dung cụ thể
và trong từng mỗi nội dung sẽ được chia thành những vấn đề nhỏ.
Chương 1: Phân tích bối cảnh môi trường toàn cầu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lịch sử phát triển của sản xuất sạch
hơn.
Chương 3: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá
sản xuất sạch hơn.
Chương 4: Áp dụng cân bằng vật chất và năng lượng vào sản xuất
sạch hơn.


Chương 5: Ví dụ mMinh họa việc áp dụng cân bằng vật chất và năng
lượng vào sản xuất sạch hơn cho một số ủa các ngành sản xuất.
Chương 6: Phân tích FOP và EOP trong sản xuất sạch hơn.
Chương 7: Các tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật, các thông tư nghị
định liên quan đến sản xuất sạch hơn, tiêu thụ bền vững và CDM.
Chương 8: Phân tích các bước thực hiện trong sản xuất sạch hơn
Chương 9: Phân tích khía cạnh tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn
Chương 10: Mối quan hệ giữa sản xuất sạch hơn và sản xuất - tiêu
thụ bền vững
Chương 11: Sản xuất sạch hơn và cơ chế phát triển sạch
Chương 12: Phân tích tính khả thi của dự án nhìn từ góc độ sản xuất
sạch hơn
Chương 13: Kiểm toán năng lượng và kiểm toán môi trường sản xuất
sạch hơn
Chương 14: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số loại
hình doanh nghiệp
Chương 15: Các qui tắc ứng xử trong sản xuất sạch hơn
Cuốn sách sản xuất sạch hơn sẽ cung cấp những kiến thức vừa cơ bản vừa
hiện đại, khối kiến thức cập nhật của ngành môi trường. Những vấn đề mang
tính ứng dụng của ngành môi trường được chúng tôi nhấn mạnh trong cuốn sách
thông qua việc phân tích lợi ích và chi phí của các chính sách môi trường mang
tính thay thế cho nhau để giải quyết những vấn đề như ô nhiễm không khí, chất
lượng nước, chất thải rắn và CTNHchất thải nguy hại, sự nóng lên toàn cầu…


Ngoài ra, một số vấn đề mang tính ứng dụng và hiện đại cũng được thể hiện
thông qua việc áp

5



dụng sản xuất sạch hơn cho các ngành, các nhà máy nhằm cải thiện tình
trạng sản phẩm của các cơ sở sản xuất đem lại nhiều lợi ích.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đọc và những người thẩm định và phản biện
cuốn sách. Xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã giúp
đỡ chúng tôi hoàn thành, xuất bản và phát hành cuốn sách này.
Trong quá trình biên soạn sách, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm
tTác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía bạn đọc, quý đồng
nghiệp và các bạn sinh viên để những lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
Thay mặt tác giả

Võ Đình Long


MỤC LỤC

1


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

3R
APO
BAT
BCC
BCL
BCR
BĐKH
BVMT
CBVC

CDM
CERs
CHDC
CTNH
CTR
ĐDSH
DNA
EWG
FAO
GHG
GTGT
HQST
IEA
IUCN
KHKT
KSÔN
KTNL
NPV

: Reduction, Reuse, Recycle (Giảm giảm thiểu, tái sử dụng, tái
chế)
: Asian Productivity Agency (Cơ cơ quan năng suất Châu Á)
: Best Available Technology (Côcông nghệ hiện có tốt nhất)
: Bibica
: Bãi chôn lấp
: Benefits cost rate (Ttỷ suất lợi ích/chi phí)
: Biến đổi khí hậu
: Bảo vệ môi trường
: Cân bằng vật chất
: Clean Development Mechanism (Cơ chế phát triển phát triển

sạch)
: The Certified Emissions Reductions (Giảm phát thải được chứng
nhận)
: Cộng hòa dân chủ
: Chất thải nguy hại
: Chất thải rắn
: Đa dạng sinh học
: National Authority (Cơ quan thẩm quyền Quốc Gia)
: The Office of the Comptroller of British Energy (Văn phòng Tổ
chức Kiểm soát Năng lượng Anh)
: Food and Agriculture Organization
: Các khí gây hiệu ứng nhà kính
: Giảm thiểu chất thải
: Hiệu quả sinh thái
: The International Energy Agency (Cơ quan Năng lượng Quốc tế)
: The International Union for Conservation of Nature (Bảo tồn
Thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế)
: Khoa học kỹ thuật
: Kiểm soát ô nhiễm
: Kiểm toán năng lượng
: Giá trị hiện tại ròng của dự án

2


NSX
PNÔN
PTBV
PTHT
QLNV


: Năng suất xanh
: Phòng ngừa ô nhiễm
: Phát triển bền vững
: Phân tích hệ thống
: Quản lý nội vi
: Research Centre for Energy and Environment (Trung tâm
RCEE
Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường)
STCN
: Sinh thái công nghiệp
SXSH
: Sản xuất sạch hơn
THTSD:
Tuần hoàn tái sử dụng
TKNL
: Tiết kiệm năng lượng
TNTN
:Tài nguyên thiên nhiên
: The United Nations Environment (Chương trình Môi trường
UNEP
Liên Hiệp Quốc)
: United Nations Framework Convention on Climate Change
UNFCCC (Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu)
WB
: The World Bank (Ngân hàng Thế giới)
: World Commission for Environment and Development (Ủy ban
WCED
Môi trường và Phát triển Thế giới)
3R

: Reduction, Reuse, Recycle (Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế)

3


Chương 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

1. 1. MỞ ĐẦU
1.1.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên
Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Stefan Giljum và đồng nghiệp tại báo
cáo “Những người bạn của Trái đất”, xuất bản tại Châu Âu năm 2009 với tiêu
đề: “Tiêu thụ quá mức? Sử dụng của chúng ta đối với tài nguyên của Thế giới”
cho thấy những số liệu thống kê đáng báo động như sau:
Con người ngày nay khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (TNTN)
nhiều hơn 30 năm trước khoảng 50%, ước tính khoảng 60 tỷ tấn nguyên liệu thô
được đưa vào sử dụng mỗi năm. Việc gia tăng khai thác tài nguyên dẫn đến
những hậu quả về môi trường, tác động tiêu cực đến xã hội và quyền con người,
nhất là ở các nước châu Phi, Mỹ Latinh, Châu Á nơi mà quy chuẩn môi trường
đang còn ở mức thấp. Dự báo đến năm 2030, loài người sẽ cần đến 100 tỷ tấn
vật liệu tự nhiên. Dân ở những nước giàu tiêu thụ TNTN nhiều hơn dân ở những
nước nghèo nhất 10 lần. Tính trung bình, một người dân Bắc Mỹ tiêu thụ
khoảng 90kg vật liệu tự nhiên mỗi ngày, mỗi người Châu Âu là 45kg, trong khi
mỗi người Châu Phi chỉ sử dụng khoảng 10kg mỗi ngày. Mỗi năm bình quân 1
người Châu Âu phải nhập khoảng 3 tấn nguyên vật liệu tự nhiên. Từ đó, xuất
phát dòng chu chuyển tài nguyên từ những nước nghèo hơn, tiêu thụ ít tài
nguyên hơn sang các nước giàu hơn trong những mối quan hệ thương mại đa
dạng và bất bình đẳng.
Mặc dù do cải tiến công nghệ, thế giới hiện nay tiết kiệm được 30% tài
nguyên cho việc làm ra mỗi đồng Euro hay USD so với 30 năm trước, nhưng
tổng lượng tài nguyên sử dụng lại liên tục gia tăng khiến cho sự thiếu hụt tài

nguyên ngày càng bức xúc ở Châu Âu và toàn cầu nói chung. Không có cách gì
yêu cầu các nước giàu hãy giảm bớt việc sử dụng tài nguyên để tạo điều kiện
vươn lên cho các nước nghèo, và do đó bất bình đẳng trong các dòng chảy tài
nguyên vẫn gia tăng.
Một nghiên cứu khác của Muilerman và H.Blonk năm 2001 tiêu đề “Tiến
tới sử dụng bền vững tài nguyên” được đăng trên tạp chí “Stichting Natuur en
Milieu” bổ sung thêm những số liệu đáng quan tâm: Chừng 20% dân số thế giới
sống tại những nước giàu sử dụng khoảng 50% tài nguyên toàn cầu. Nhu cầu sử
dụng tài nguyên không ngừng tăng ở cả những nước giàu và nghèo, nhưng tăng
nhanh hơn ở những nước nghèo. Ví dụ, trong thập niên 1990, Trung Quốc với
dân số xấp xỉ 1/5 thế giới đã tăng tiêu thụ dầu mỏ và thịt lên hai lần. Sự gia tăng
nhu cầu sử dụng tài nguyên ở những nước đang phát triển là một việc tất yếu
trong việc phát triển kinh tế xã hội. Nhưng sẽ nảy sinh vấn đề là mô hình tiêu
thụ tài nguyên ở những nước phát triển đang được áp dụng theo tại những nước
đang phát triển. Giả sử đến 2050, dân cư ở các nước đang phát triển cũng tiêu
thụ tài nguyên bằng dân cư ở các nước phát triển đang tiêu thụ hiện nay, thì nhu

4


cầu tài nguyên toàn cầu khi đó sẽ cần nhiều hơn từ 2 đến 7 lần so với nhu cầu
hiện nay. Xu thế này đòi hỏi các nước công nghiệp phải sáng tạo các công nghệ
mới ít tiêu thụ tài nguyên hơn và ít gây tác động xấu đến môi trường hơn, nhưng
khả năng này sẽ khó tiếp cận đối với nhiều nước đang phát triển.
1.1.2. Tài nguyên rừng
Một hành tinh “khỏe” cần có sự che phủ của các khu rừng. Sự phát triển của
rừng có mối quan hệ chặt chẽ, bền vững với vòng tuần hoàn của nước và sự ổn
định của đất. Rừng giúp điều hòa khí hậu bằng cách hấp thụ khí CO 2. Ngoài ra,
rừng cung cấp hệ động thực vật phong phú cho môi trường sống của chúng ta,
tạo nên các nền văn hóa, giá trị tinh thần, giải trí, cung cấp nhiều thực phẩm,

thuốc men và gỗ.
Cách đây 11.000 năm, khi nền nông nghiệp bắt đầu hình thành thì diện tích
rừng đã dần bị thu hẹp (giảm đến 40% diện tích). Trong đó ¾ diện tích rừng bị
mất đi, thì nguyên nhân chính là do rừng bị chặt phá để làm các trang trại, nhà
ở, các công trình và cung cấp gỗ đáp ứng nhu cầu của con người. Cho đến hiện
nay diện tích rừng trên toàn thế giới ước tính còn lại gần 4 tỷ ha, chiếm khoảng
31% tổng diện tích đất trên toàn cầu.
Trong những năm qua theo số liệu từ tổ chức Liên hiệp quốc lương thực và
nông nghiệp thì thế giới bị mất đi khoảng 37.000.000 ha rừng. Mỗi năm thế giới
mất đi khoảng 7,3 triệu ha rừng bằng diện tích của kênh đào Panama. Và vào
năm 1990 có đến 8,9 triệu ha rừng bị mất đi, con số này đã bắt đầu có xu hướng
giảm dần qua từng năm thông qua các hoạt động trồng rừng cũng như các kế
hoạch bảo vệ và ngăn chặn việc khai thác rừng bừa bãi.
Bảng 1.1. Độ che phủ rừng trên thế giới (1990-2005)
Lục địa

Tổng số che phủ rừng (triệu ha)
1990

2000

2005

Châu Phi

699

656

635


Châu Á

574

567

572

Châu Âu

989

998

1,001

Bắc và Trung Mỹ

711

708

706

Châu Đại Dương

213

208


206

Nam Mỹ

891

853

832

Thế giới

4.077

3.989

3.952

Nguồn: Compiled by Earth Policy Institute from UN Food and Agriculture
Organization, Global Forest Resources Assessment 2005 (Rome: 2006),
www.fao.org/forestry/site/32038/en

5


Hình 1.1. Độ che phủ của rừng
Suy thoái rừng cũng là một vấn đề lớn. Trên thế giới có 1,4 tỷ ha rừng tự
nhiên không có sự tác động của con người, những năm gần đây có đến 6 triệu
ha rừng bị mất đi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm suy

giảm đáng kể những tài nguyên phong phú mà rừng mang lại.
Chỉ tính riêng Châu Phi mất 64 triệu ha rừng trong giai đoạn từ năm 1990 –
2005, đây là mức giảm lớn nhất so với các châu lục khác, hàng năm 80% gỗ ở
khu vực sông Conggo được xuất khẩu sang Trung Quốc và liên minh Châu Âu
(EU).
Nam Mỹ là khu vực đứng thứ 2 trong các nước có mức giảm diện tích rừng
lớn nhất, vào những năm 1990 mất 3,8 triệu ha đất, năm 2000 mất 4,3 triệu ha.
Với tình hình này thì nếu không có những biện pháp kiểm soát nạn khai thác và
chặt phá rừng tại khu vực rừng nhiệt đới Amazon, thì đến năm 2050 khu rừng
nhiệt đới lớn nhất thế giới này sẽ mất đi 60% diện tích hiện tại.
Từ những năm 1990 ở Châu Á mất đi khoảng 8 triệu ha rừng, nhưng cũng
đã trồng lại được 5 triệu ha rừng. Kết quả này chính là sự nỗ lực trồng lại rừng
với quy mô lớn ở Trung Quốc, theo báo cáo thì diện tích rừng được trồng mới là
20 triệu ha từ năm 2000 – 2005. Tuy Trung Quốc là đất nước có những biện
pháp nghiêm cấm chặt phá rừng chặt chẽ, nhưng lại là nước có nhu cầu nhập
khẩu gỗ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh lớn nhất thế giới.
Phía Nam Đông Nam Á ước tính đã mất hơn 14 triệu ha rừng, riêng
Indonesia thì mỗi năm mất khoảng 2 triệu ha rừng tự nhiên và theo tính toán với

6


tốc độ khai thác gỗ và chặt phá để phát triển các đồn điền cọ dầu thì có thể trong
vòng 10 năm nửa diện tích rừng tự nhiên sẽ hoàn toàn biến mất.

Hình 1.2. Hiện trạng rừng bị phá
Ngoài Trung Quốc ra, thì chỉ có các nước công nghiệp mới hưởng phần lớn
lợi ích do rừng mang lại. Còn các nước đang phát triển, kém phát triển thì luôn
gánh chịu hậu quả từ hoạt động khai thác rừng. Ở Bắc Mỹ, trong 15 năm qua đã
ổn định với diện tích 675.000.000 ha, diện tích rừng bị chặt phá ở Mexicô được

bù đắp với diện tích rừng được trồng ở Mỹ. Trung Mỹ mất đi 5 triệu ha rừng kể
từ năm 1990, thì Châu Âu lại khôi phục được 12 triệu ha rừng. Các nước công
nghiệp thì có thể dẫn đầu về việc bảo tồn rừng của chính họ, nhưng chính nhu
cầu về nguyên liệu gỗ lại là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng khai thác
rừng ở các nước đang phát triển trên thế giới luôn có xu hướng gia tăng.
Rừng bị chặt phá để trồng lương thực, chăn thả gia súc đặc biệt là nhu cầu
các sản phẩm từ gỗ.
Phần lớn gỗ bị khai thác là bất hợp pháp, như ở các nước Nga, Indonesia,
Brazin, Cameron hơn một nữa là gỗ bị khai thác lậu. Ngoài việc hệ sinh thái bị
tàn phá, khai thác rừng trái phép còn ảnh hưởng đến việc sinh kế của các bộ tộc
sống trong rừng và làm mất đi 15 tỷ doanh thu mỗi năm.
Bằng những hành động và kế hoạch thiết thực, trong những năm qua việc
trồng rừng và tái tạo rừng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Theo những
số liệu thống kê được thì hằng năm diện tích rừng được trồng mới luôn đạt
khoảng 2,8 triệu ha kể từ năm 2000 trở đi. Đến năm 2020, dự kiến việc trồng
rừng sẽ đáp ứng 44% nhu cầu cung cấp gỗ cho toàn cầu. Ở các nước như: Trung
Quốc, Mỹ, Nga… sẽ có diện tích trồng rừng chiếm hơn ½ diện tích rừng trên
toàn thế giới. Trồng rừng là phương án tối ưu nhất, nó sẽ bù đắp lại diện tích đã
mất và giảm bớt áp lực về nhu cầu nguồn nguyên liệu từ các loại gỗ.
Giảm tiêu thụ các sản phẩm từ gỗ là một trong những biện pháp quan trọng
để bảo vệ rừng tự nhiên. Điều này có nghĩa là phải cắt giảm hoặc thay thế các

7


sản phẩm từ gỗ, giấy… hoặc thay thế nguồn năng lượng từ việc đốt gỗ bằng
nguồn năng lượng mới. Ngoài ra, việc nỗ lực tái chế bền vững cũng góp phần
không nhỏ trong việc giảm diện tích rừng bị chặt phá.

Năm

1961
1962
1963
1964
1965
1966
1967
1968
1969
1970
1971
1972
1973
1974
1975
1976
1977
1978
1979
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990

1991
1992

Bảng 1.2. Sản lượng gỗ khai thác trên thế giới (1990-2005)
Đơn vị tính: tỷ m3
Tổng số gỗ
Gỗ công nghiệp
Củi
Tỷ lệ (%)
xuất khẩu
1,018
1,325
2,342
56,5
1,036
1,317
2,353
56,0
1,050
1,327
2,377
55,8
1,111
1,340
2,451
54,7
1,132
1,343
2,475
54,3

1,153
1,367
2,520
54,2
1,182
1,361
2,543
53,5
1,206
1,365
2,571
53,1
1,234
1,364
2,598
52,5
1,276
1,368
2,644
51,7
1,296
1,370
2,666
51,4
1,290
1,382
2,672
51,7
1,359
1,380

2,740
50,4
1,351
1,399
2,749
50,9
1,294
1,411
2,705
52,2
1,370
1,429
2,799
51,1
1,378
1,422
2,801
50,8
1,422
1,447
2,868
50,4
1,458
1,492
2,950
50,6
1,446
1,532
2,978
51,4

1,412
1,553
2,965
52,4
1,372
1,581
2,954
53,5
1,456
1,592
3,048
52,2
1,522
1,626
3,148
51,7
1,521
1,641
3,162
51,9
1,590
1,644
3,234
50,8
1,648
1,661
3,309
50,2
1,668
1,674

3,343
50,1
1,696
1,690
3,386
49,9
1,697
1,685
3,382
49,8
1,557
1,715
3,272
52,4
1,483
1,718
3,202
53,7

8


Tổng số gỗ
Tỷ lệ (%)
xuất khẩu
1993
1,475
1,713
3,188
53,7

1994
1,475
1,718
3,193
53,8
1995
1,516
1,736
3,251
53,4
1996
1,488
1,746
3,234
54,0
1997
1,532
1,772
3,304
53,6
1998
1,498
1,726
3,224
53,5
1999
1,548
1,745
3,292
53.0

2000
1,598
1,759
3,357
52.4
2001
1,536
1,748
3,284
53.2
2002
1,556
1,743
3,299
52.8
2003
1,598
1,755
3,353
52.3
2004
1,646
1,772
3,418
51.8
Nguồn: Compiled by Earth Policy Institute from UN Food and Agriculture
Organization, Global Forest Resources Assessment 2005 (Rome: 2006),
www.fao.org/forestry/site/32038/en
Để bảo vệ rừng: “Tổ chức bảo vệ rừng” đã ra đời, bảo vệ các loài thực vật
quý hiếm, chứng nhận các quốc gia có sự bảo vệ và quản lý rừng tốt, để duy trì

lợi ích xã hội của các nước tham gia vào tổ chức. Đến năm 2000, 68.000.000 ha
rừng được bảo vệ, có 68 nước đã được chứng nhận bảo vệ rừng bền vững. Cho
đến hiện nay đã có nhiều quốc gia tham gia vào tổ chức này, tuy nhiên lượng gỗ
khai thác hợp pháp vẫn là con số ít trong thị trường gỗ thực tế trên toàn cầu.
Đối với người tiêu dùng, yêu cầu các sản phẩm gỗ phải có chứng nhận quản
lý rừng sẽ thúc đẩy việc quản lý rừng có trách nhiệm hơn và giúp hạn chế khai
thác gỗ bất hợp pháp. Nếu Chính phủ các nước hoạch định các chính sách cùng
với ý thức tự giác của người tiêu dùng thì sẽ là một trong những biện pháp hữu
hiệu nhất trong việc thực thi giám sát và bảo vệ rừng, qua đó khuyến khích hoạt
động lâm nghiệp bền vững. Bảo vệ thế giới là bảo vệ rừng tự nhiên, trồng lại
rừng giảm tiêu thụ, thay thế các nguồn tài nguyên từ rừng, các dịch vụ khai thác
từ rừng là những bước không thể thiếu, bảo vệ lợi ích cho chúng ta là bảo vệ và
phát triển rừng bền vững.
1.1.3. Tài nguyên đất
Diện tích đất liền toàn cầu là 14.477 triệu ha, trong đó 11% là đất đang canh
tác (1.500 triệu ha), 24% làm đồng cỏ nuôi gia súc, 32% là diện tích rừng và đất
rừng, 32% còn lại là đất dùng vào các mục đích khác (dân cư, đầm lầy, đất ngập
mặn,...) Thế giới có khoảng 3.200 triệu ha đất tiềm năng nông nghiệp và hiện
đang canh tác trên khoảng gần 1/2, trong đó tỷ lệ đã sử dụng ở các khu vực là:
Châu Á 92%, Mỹ LaTinh 15%, Châu Phi 21%. Nếu tính theo trình độ kinh tế
của các nước thì tỷ lệ này là: các nước phát triển 70%, đang phát triển 36%.
Hiện nay, một phần diện tích đất nông nghiệp có tiềm năng chưa được đưa
vào sử dụng hoặc chưa khai thác hiệu quả bởi những yếu tố hạn chế như: khí
hậu khắc nghiệt, thiếu nước, đất dốc, đất mặn hoặc chua phèn, đất bạc màu,...
Năm

Gỗ công nghiệp

Củi


9


Việc đưa các loại đất có vấn đề này vào khai thác nông nghiệp cần phải có
những nghiên cứu để có những kế hoạch sử dụng đất hợp lý, nếu không sẽ cho
hiệu quả kinh tế thấp hơn, đầu tư ban đầu lớn hơn và có nguy cơ gây hệ quả
sinh thái môi trường sâu sắc hơn. Cùng với sự gia tăng dân số, gia tăng mức
sống, nhu cầu về đất nông nghiệp sẽ không ngừng tăng. Trung bình mỗi năm, 95
triệu người mới sinh cần có thêm 5 triệu ha đất nông nghiệp mới. Năm 1995,
bình quân đất tự nhiên thế giới là 3,23 ha/người và Châu Á 1,14 ha/người. Bình
quân đất nông nghiệp thế giới là 0,31 ha/người, Châu Á là 0,19 ha/người. Theo
các nhà khoa học, để đảm bảo nhu cầu lương thực và thực phẩm thì tối thiểu
diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người phải đạt là 0,26 ha. Tuy nhiên,
quá trình đô thị hóa, xói mòi, thoái hóa đất... đang không ngừng tiếp diễn qua
đó làm cho diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới hiện nay vẫn đang
tiếp tục giảm theo từng năm.

Hình 1.3. Hiện trạng sử dụng đất
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm
trọng trong 50 năm qua mà nguyên nhân của việc này là: sự xói mòn, rửa trôi,
sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa thứ sinh, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ
sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh,
10% bị sa mạc hóa do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp
lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng thêm khoảng 100.000 ha (đây cũng chính
là phần diện tích đất nông nghiệp và đồng cỏ bị suy giảm). Thoái hóa môi
trường đất có nguy cơ làm giảm 10% - 20% sản lượng lương thực thế giới trong
25 năm tới. Tỷ trọng đóng góp gây nên tình trạng thoái đất trên thế giới như
sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn
thả gia súc quá mức 34%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp
hóa gây ô nhiễm 1%. Nguyên nhân gây thoái hóa đất ở các châu lục không

giống nhau: ở Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu,
Châu Đại Dương và Châu Phi chăn thả gia súc quá mức là nguyên nhân chính
yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu lại do hoạt động nông nghiệp.
1.1.4. Tài nguyên nước

10


Trái đất có khoảng 361 triệu km 2 diện tích các đại dương (chiếm 71% diện
tích bề mặt trái đất). Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng 1,5 tỉ km3, trong đó
nước nội địa chỉ chiếm 91 triệu km 3 (6,1%), còn 93,9% là nước biển và đại
dương. Tài nguyên nước ngọt chiếm 28,25 triệu km 3 (1,88% thủy quyển) nhưng
phần lớn ở dạng dóng băng ở 2 cực trái đất (hơn 70% lượng nước ngọt), lượng
nước thực tế con người có thể sử dụng được là 4,2 triệu km 3 (0,28% thủy
quyển).
Đặc điểm của tài nguyên nước là mang tính lưu vực và phi hành chính. Trên
thế giới hiện có hơn 200 lưu vực sông đa quốc gia, có nơi sông là đường biên
giới, có nơi dòng sông lần lượt chảy qua nhiều quốc gia khác nhau, việc cùng
chia sẻ nguồn nước và các nghĩa vụ bảo vệ lưu vực là vô cùng khó khăn trong
thời bình và hầu như không thể được trong thời chiến. Nhiều kẻ vô nhân tâm
còn dùng nước như một phương tiện trợ giúp trong các cuộc xung đột, mặc cả,...
Trong quá khứ cũng như hiện nay, quyền kiểm soát nguồn nước từng là nguyên
nhân căn bản của nhiều cuộc chiến tranh khác nhau, đặc biệt là trong những
vùng tài nguyên nước khan hiếm. Sự bành trướng của Israen ra các vùng đất của
các quốc gia lân cận (Liban, Jordanie, Palestin,...) đều có liên quan đến nguồn
nước, xung đột sắc tộc thường xuyên xảy ra trên lưu vực sông Nin... Mức độ
dùng nước của con người phụ thuộc vào nhu cầu, mức sống, văn hóa, khả năng
khai thác của công nghệ, tài chính và khả năng đáp ứng của tự nhiên. Tổng mức
tiêu thụ nước của con người nhân loại hiện đạt khoảng 35.000 km 3/năm, trong
đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho nông nghiệp. Nhu cầu

dùng nước của con người tăng theo thời gian do sự tăng dân số và mức sống của
con người ngày càng được cải thiện. Về mặt sinh lý, mỗi người chỉ cần 1 - 2 lít
nước/1ngày, nhưng để đáp ứng những nhu cầu trung bình, mỗi người cần
khoảng 250 lít nước/1ngày cho sinh hoạt, 1.500 tấn nước cho hoạt động công
nghiệp và 2.000 tấn cho hoạt động nông nghiệp. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250
tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước,...
Theo Tổ chức Sông ngòi Thế giới, hơn 60% các dòng sông trên thế giới đã
và đang bị ngăn để xây đập thủy lợi và thủy điện. Nhìn vào bản đồ các dòng
sông trên thế giới, khó có thể tìm thấy nơi nào dòng chảy tự nhiên không bị
ngăn bởi các con đập. Cùng với sự nâng cao mặt bằng mức sống, những cảnh
quan liên quan với nước như mặt hồ, thác nước, sông ngòi tự nhiên cũng ngày
càng nâng cao giá trị, làm tăng giá thành nước cấp cho tiêu thụ.
Ngoài ra, còn rất nhiều loại tài nguyên được tiêu thụ ở các nước công nghiệp
hiện nay đang được khai thác và sơ chế tại các nước đang phát triển vì kiểm
soát môi trường tại các nước nghèo thường lỏng lẻo, chi phí lao động rẻ, có nhu
cầu ngoại tệ cao và cơ chế quản lý của chính quyền thường thiếu minh bạch…
điều này tạo kẽ hở cho việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên này. Ngay cả khi
một số nước xuất khẩu tài nguyên đã ý thức được vấn đề này thì vẫn còn các
cách thức khác buộc họ tiếp tục phải cung ứng tài nguyên rẻ cho các nước công
nghiệp nhờ một công cụ hữu hiệu khác là “Sát thủ kinh tế”.
Như phân tích ở trên, nguồn tài nguyên nước hiện nay đang là đối tượng
của một cuộc chiến thực thụ, chỉ khác cuộc chiến thông thường ở chỗ không

11


(hay ít) tiếng súng. Có lẽ nào cho đến khi tài nguyên nước cạn kiệt, môi trường
suy thoái đến mức không còn nơi ở an toàn, không còn nước sạch để uống,
không có không khí sạch để thở, không còn nguyên liệu cho sản xuất thì người
ta mới ngộ ra là “tiền không ăn được”.

1.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Thoạt nhìn thì phát triển tài nguyên khoáng sản thường xuất hiện trong các
cuộc xung đột. Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản là hướng phát
triển không bền vững vì đó là nguồn tài nguyên hữu hạn, nếu cứ tiếp tục khai
thác thì không bao lâu sẽ không còn nguồn khoáng sản cung ứng nhu cầu của
con người.
Quá trình khai thác không tránh khỏi tác động đến môi trường. Giai đoạn
tham dò mỏ thì thiệt hại về môi trường không đáng kể, và xảy ra cục bộ. Tuy
nhiên ở giai đoạn đi vào khai thác, công việc đào mỏ, xây dựng các cơ sở vật
chất, khai thác để lại hậu quả lớn.
Năm yếu tố làm nên lợi ích từ việc khai thác khoáng sản bền vững. Thứ
nhất, thông qua quá trình phát triển công nghệ thăm dò khoáng sản, các công ty
khai thác mỏ ngày càng có nhiều nguồn khoáng sản “dự trữ” cho riêng mình.
Trữ lượng khoáng sản hiện tại chỉ là một phần nhỏ so với toàn bộ trữ lượng còn
nằm sau dưới lòng đất. Các công nghệ tham dò cải tiến, các mô hình dự báo làm
tăng tỷ lệ phát hiện các mỏ khoáng sản và giảm chi phí thăm dò. Có nhiều
phương pháp thăm dò, như là dựa vào mẩu sunfit từ núi lửa, thăm dò bằng kỹ
thuật sóng âm thanh. Thứ hai, công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản giúp
giảm chi phí khai thác và tăng lợi nhuận kinh tế cao. Thứ ba, việc tái chế cũng
được xem là một cách khai thác khoáng từ chất thải, trên thực tế chúng ta tận
dụng lại rất nhiều kim loại từ quá trình tái chế chất thải. Thứ tư, việc nghiên cứu
thay thế các nguyên liệu này bằng các nguyên vật liệu tương tự phục vụ cho nhu
cầu sản xuất đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng và khai thác nguồn
khoáng sản hiệu quả hơn, ví dụ thay thế nhôm bằng đồng trong việc dẫn điện.
Thứ năm, ngay khi các loại khoáng sản mất đi do quá trình tự nhiên, thì giá trị
của khoáng sản vẫn tồn tại, thông qua việc chúng ta dùng nguồn thu từ hoạt
động khai thác để đầu tư cho các chương trình phát triển bền vững khác như là:
giáo dục, y tế, hoàn thiện cơ sở vật chất, bảo vệ môi trường (BVMT)...
Bảng 1.3. Trữ lượng khoáng sản và kim loại (ước lượng) từ 1940-1980
Đơn vị tính: triệu tấn

Kim loại

Năm
1940

1950

1960

1970

1980

Nhôm

1.605

3.224

11.600

22.700

23.200

Đồng

91

124


280

543

566

31-45

31-45

86

157

120

Chì

12


Kim loại
Kẽm

Năm
1940

1950


1960

1970

1980

54-70

77-86

106

240

295

Bảng 1.4. Phần trăm lượng kim loại thu hồi từ phế liệu của US Apparent
Consumption of Selected Metals từ năm 1960 - 1990
Đơn vị tính: %
Kim loại

Năm
1960

1970

1980

1990


Nhôm

5

4

11

22

Đồng

27

25

28

25

-

-

15-20

22

Chì


40

37

54

69

Kẽm

6

5

6

9

Sắt và thép

US Apparent Consumption of Selected Metals, 1991

Hình 1.4. Sự phân bố khoáng sản trên thế giới

13


Hình 1.5. Sự phân bố dầu mỏ, khí tự nhiên, than
1.2. PHÁT THẢI CHẤT Ô NHIỄM VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
TOÀN CẦU

1.2.1. Các nguồn phát thải
1.2.1.1. Môi trường không khí
 Hoạt động giao thông
Khí thải từ quá trình giao thông cũng là vần đề lớn hiện nay, các phương
tiện giao thông như: xe hơi, xe gắn máy, tàu lửa, máy bay, xe tải… ví dụ ở thành
phố Montreal khí thải từ giao thông chiếm 75% nguyên nhân gây ô nhiễm
không khí tại thành phố này (85% khí NOx, 43% hợp chất hữu cơ dễ bay hơi)
Nguyên nhân phát thải lớn xuất phát chủ yếu từ môtô, xe máy. Những loại
phương tiện này thường sử dụng những loại nhiên liệu (xăng, dầu) kém chất
lượng, máy móc thiết bị được sản xuất từ trước nên đa phần có kết cấu, công
nghệ lạc hậu. Đồng thời, trong quá trình hoạt động không có trang bị các hệ
thống kiểm soát, xử lý khí thải trên xe và quan trọng là phần lớn xe môtô, xe
gắn máy hiện đang lưu thông không được bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa tốt trong
suốt quá trình sử dụng.
Ở Việt Nam Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia (2010) cho thấy, 70 –
90% ô nhiễm không khí đô thị là là các hoạt động giao thông vận tải, chỉ 10 –
30% là do công nghiệp và sinh hoạt. Trong tổng lượng khí phát thải từ hoạt
động của xe cơ giới thì khí thải từ xe mô tô, xe máy chiếm phần chủ yếu.

14


Hình 1.6. Tỷ lệ phát thải các chất ô nhiễm do các phương tiện cơ giới đường bộ
(Nguồn trung tâm quan trắc môi trường – TCMT, 2010)
Phát thải do xe môtô, xe gắn máy kết hợp với các chất ô nhiễm thứ cấp gây
nguy hại đến sức khỏe của người dân thông qua một số bệnh liên quan đến hô
hấp, viên nhiễm như: ngạt thở, viêm phù phổi, lao phổi, ung thư phổi, bệnh tim
mạch và bệnh thần kinh…
 Khí thải công nghiệp
Khí thải công nghiệp: Phần lớn các chất gây ô nhiễm không khí phát sinh từ

các quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá)
chiếm đến 80% tổng nguồn gây ô nhiễm. Các quá trình khai thác sản xuất công
nghiệp như như hóa chất, hóa dầu, sắt thép, xi măng, giấy và bột giấy… phát
thải ra một lượng lớn các khí gây ô nhiễm.
Lượng khí thải CO2 phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó 40% là từ
hoạt động công nghiệp. CO2 là một trong những sản phẩm của quá trình đốt
cháy của nguyên liệu trong các ngành công nghiệp lớn như: hóa chất, hóa dầu,
sắt thép, xi măng, giấy và bột giấy, nhôm…, các ngành này đóng góp đến 75%
tổng lượng phát thải. Nếu muốn chiến thắng trong cuộc chiến đấu chống sự biến
đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, các ngành công nghiệp phải thay đổi nguồn năng
lượng, nhiên liệu sạch hơn và có những biện pháp nhằm hạn chế lượng khí CO 2
phát thải ra môi trường.
 Khí thải từ hoạt động đun nấu (giống khí thải công nghiệp)
Không khí ô nhiễm không phân biệt ranh giới, truyền từ lục địa sang biển
và ngược lại, các chất ô nhiễm có thể đi xa hàng ngàn dặm. Có đến 50% lượng
chất ô nhiiễm do hoạt động của con người được truyền đi từ khu vực Bắc Mỹ
đến các Châu lục khác, đặc biệt ngành than đá ở Trung Quốc và Ấn Độ. Không
khí ô nhiêm lắng động chính là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm đất hiện nay.
Khí thải công nghiệp: Phần lớn các chất gây ô nhiễm không khí phát sinh từ
các quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch (đầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá)
chiếm đến 80% tổng nguồn gây ô nhiễm. Các quá trình khai thác sản xuất công

15


nghiệp như hóa chất, hóa dầu, sắt thép, xi măng, giấy và bột giấy phát thải ra
một lượng lớn các khí gây ô nhiễm.
Lượng khí thải CO2 phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó 40% là từ
hoạt động công nghiệp. CO2 là một trong những sản phẩm cháy của nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp lớn như hóa chất, hóa dầu, sắt thép, xi măng, giấy

và bột giấy, nhôm, các ngành này đóng góp đến 75% tổng lượng phát thải. Nếu
muốn chiến thắng trong cuốc chiến đấu chống sự BĐKH toàn cầu, các ngành
công nghiệp phải thay đổi nguồn năng lượng và biện pháp giảm khí CO2.
Khí thải từ quá trình giao thông cũng là vấn đề lớn hiện nay, các phương
tiện giao thông như xe hơi, xe máy, tàu máy bay, xe tải. Ví dụ ở thành phố
Montreal khí thải từ giao thông chiếm 75% nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
tại thành phố này (85% khí NOx, 43% hợp chất hữu cơ dễ bay hơi).
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hiện có tới 50% dân số thành thị trên
thế giới sống trong môi trường không khí có mức khí SO 2 vượt quá tiêu chuẩn
và hơn 1 tỉ người đang sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá
tiêu chuẩn cho phép. Những năm gần đây, lượng khí thải ngày càng tăng lên
(trong vòng 20 năm tới sẽ tăng gấp 15 lần so với hiện nay).
Sự ô nhiễm không khí có thể trực tiếp giết chết hoặc hủy hoại sức khỏe các
sinh vật sống, gây ra “hiệu ứng nhà kính” và các trận mưa axít không biên giới
làm biến dạng và suy thoái môi trường, hủy diệt hệ sinh thái. Sự nóng lên toàn
cầu, BĐKH là hậu quả của không khí bị ô nhiễm.
1.2.1.2. Môi trường nước
Nước, bao gồm cả nước ngọt và nước mặn, là nhu cầu thiết yếu đối với sản
xuất và cuộc sống. Nước do thiên nhiên ban tặng, là nguồn tài nguyên vô tận và
quốc gia nào cũng có. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế và xã hội, gia tăng dân số,
ô nhiễm môi trường, BĐKH... khiến nguồn nước trở thành một vấn đề báo động
toàn cầu.
Nhiều quốc gia, kể cả một số nước thuộc vùng nhiệt đới, thiếu nước sạch
cho sản xuất và sinh hoạt. Trong khi đó lại có không ít nước rất khốn khổ vì quá
nhiều nước, như lũ lụt, lở đất... Có những lúc, tại một số nước trong khi vùng
này bị khô hạn, vùng khác phải lo thoát nước đi. Kinh tế, đời sống và xã hội
phát triển thì nhu cầu về nước càng nhiều. Trong khi, nguồn nước ngày càng bị
ô nhiễm nhiều hơn. Sự BĐKH toàn cầu làm đảo lộn việc "phân phối" nguồn
nước tự nhiên. Nước biển dâng cao do băng tan đang đe doạ các vùng ven biển,
thậm chí có khả năng "xóa sổ" một số quốc đảo. Những tai nạn trong khai thác

dầu khí, vận tải... trên biển gây ô nhiễm nước biển. Những cơn "hồng thủy",
"thủy triều đen", "thủy triều đỏ" xuất hiện nhiều hơn và tác hại của chúng
nghiêm trọng hơn. Trước tình trạng đó, chính phủ nhiều nước kêu gọi tiết kiệm
nước, thông qua việc sử dụng tiết kiệm và khai thác nước hợp lý, công nghệ xử
lý nước thải cần được quan tâm nhiều hơn. Tổ chức FAO (Food and Agriculture
Organization) cảnh báo, trong khoảng 15 năm tới sẽ có gần hai tỷ người phải
sống trong tình trạng bị thiếu nước. FAO đã kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng
an toàn nguồn nước thải của các đô thị cho nông nghiệp. Nghiên cứu của FAO
cho biết, đã có 50 nước trên thế giới sử dụng nước thải qua xử lý để phục vụ sản

16


xuất nông nghiệp, vì nó vừa giải quyết được nạn ô nhiễm ở các đô thị, vừa giúp
nông dân giảm chi phí khai thác nước ngầm, ngoài ra một lượng chất hữu cơ có
trong nước thải có thể giúp giảm chi phí về phân bón, điển hình là ở Tây Ban
Nha và Mêhicô.
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo về vấn đề này với nhan đề:
"Giữ gìn nước cho tất cả mọi người", trong đó kêu gọi cộng đồng thế giới quản
lý tốt hơn các nguồn nước trước nguy cơ khan hiếm nước trên toàn cầu. Báo cáo
của WB nhấn mạnh, các nguồn nước phục vụ sinh hoạt của con người và sản
xuất nông nghiệp đang bị giảm nghiêm trọng. Hiện có 1/6 số dân trên toàn thế
giới không được tiếp cận nguồn nước sạch và 30% không được tiếp cận các
điều kiện vệ sinh cơ bản. Vì vậy, các nước cần thông tin và được thông tin tốt
hơn về các nguồn nước quốc gia để quản lý các nguồn nước tốt hơn trên phạm
vi quốc gia và toàn cầu. Nếu tình hình này không thay đổi, hơn một tỷ người
trên thế giới sẽ lỡ cơ hội được hưởng các lợi ích của các mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ.
Sự ô nhiễm các nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do thiếu biện pháp xử
lý cần thiết các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng

trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ, nhiễm bẩn từ các nguyên vật liệu
khác dùng trong sản xuất; ô nhiễm do các loài thực vật nổi trên mặt nước sinh
sôi mạnh làm động vật biển chết hàng loạt do thiếu ôxy. Một vài loài thực vật
nổi còn có thể sinh ra độc tố nguy hiểm cho hệ động vật và cả con người; ô
nhiễm do khai thác đáy biển lấy dầu khí và các loại khoáng sản quí hiếm khác;
ô nhiễm còn do các chất thải trong thiên nhiên (ước tính mỗi năm có hơn 60 vạn
tấn chất thải từ không trung rơi xuống nhất là chất hydro các bua từ khí quyển –
gọi là mưa khí quyển).
Hiện nay, có từ 40 – 50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên quả đất
bị ô nhiễm. Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng
25 năm tới. Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học thì, ước tính có
khoảng 96,5% nước trên quả đất là nước mặn nằm trong các đại dương. Chỉ có
2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho trồng trọt và sinh
hoạt của con người. Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăng
nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói, sau nguy
cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là
thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hội
của mình.
1.2.1.3. Môi trường đất
Trên toàn thế giới đang có xu hướng tăng hiện tượng đất bị ô nhiễm, bởi:
một là, do con người quá lạm dụng hoặc do tác động phụ của việc sử dụng phân
hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác. Mỗi
năm, trên thế giới có hàng nghìn hóa chất mới được đưa vào sử dụng trong khi
con người vẫn chưa hiểu biết hết tác động phụ của chúng đối với hệ sinh vật.
Hai là, không xử lý đúng kỹ thuật các chất thải công nghiệp và sinh hoạt khác từ
các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người và súc vật, hoặc các xác sinh

17



vật chết gây ra... Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy
diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn
đe dọa trực tiếp cũng như gián tiếp đến sức khỏe con người thông qua môi
trường sống, qua vật nuôi, qua cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh
thái và di truyền nặng nề cho hệ sinh sống.
1.2.1.4. Vấn đề môi trường toàn cầu
Các vấn đề môi trường đã và được quan tâm lớn nhất từ những năm gần
đây:
- BĐKH toàn cầu
BĐKH toàn cầu là hiện tượng khí hậu trên toàn thế giới thay đổi gây bất lợi
đối với con người và sinh vật trên trái đất. Trong đó biểu hiện rõ nhất của hiện
tượng BĐKH toàn cầu là các hiện tượng như: nhiệt độ trái đất đang tăng lên,
băng tan, nước biển dâng cao, thay đổi lượng mưa, hạn hán kéo dài, giảm đa
dạng sinh học (ĐDSH)… Theo dự báo của các nhà khoa học, nhiệt độ trái đất
vào năm 2100 có thể sẽ tăng cao hơn so với những năm 1980 - 1990 khoảng 1,1
- 6,4oC, hơi nước trong khí quyển tăng khoảng 10 - 20%, tốc độ gió tăng khoảng
5 - 10%. Đến năm 2100, mực nước biển sẽ tăng khoảng 18 - 59cm, đại dương
sẽ ăn sâu vào đất liền khiến nhiều vùng đất bị ngập gây thu hẹp lãnh thổ. Đồng
thời lượng mưa thay đổi cũng khiến cho một số vùng ẩm hơn và một số vùng
khô hơn, bão lụt hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Đến năm 2020 sẽ có
khoảng 75 - 250 triệu người ở Châu Phi thiếu nước ngọt. BĐKH toàn cầu có
nguyên nhân chính là do các tác nhân ô nhiễm môi trường không khí do con
người thải vào không khí như CO 2, CH4,… Do vậy để giảm thiểu hiện tượng
BĐKH toàn cầu con người cần có biện pháp giảm thiểu lượng khí thải phát thải
vào không khí nhằm BVMT trên toàn trái đất.
- Thủng tầng ozon
Tầng ozon rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất vì nó hấp thụ phần
lớn tia cực tím bức xạ từ mặt trời, không cho các tia này đến được trái đất. Tầng
ozon bị thủng khi mà các phân tử ozon bị phân ly thành các nguyên tử oxy do
rất nhiều nguyên nhân. Ngày nay tác nhân chính gây lên sự thủng tầng ozon là

các lọai khí như CO2, CFC,… có nhiều trong khí quyển do hoạt động công
nghiệp. Năm 2007, lỗ thủng tầng ozon bao phủ diện tích khoảng 25 triệu km 2,
trong khi đó, đến năm 2008, lỗ thủng tầng ozon tại Nam Cực đã có diện tích
khoảng 27 triệu km2. Điều này chứng tỏ tầng ozon bảo vệ trái đất đang bị tàn
phá rất nhanh chóng.
- Bùng nổ dân số
Dân số thế giới hiện nay đang tăng trưởng một cách chóng mặt. Theo các
con số thống kê hiện nay thì dân số thế giới hiện nay có khoảng 6,5 tỷ người,
ước tính con số này có thể tăng thêm 76 triệu người mỗi năm, tức là khoảng
209.000 người mỗi ngày và đến khoảng năm 2020 dân số thế giới sẽ đạt khoảng
8 tỷ người. Nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ sinh sản cao hơn so với
tỷ lệ tử vong, đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Châu Phi, Châu Á.
Dân số tăng nhanh gây sức ép vô cùng lớn đến trái đất, làm cho trái đất không
thể đáp ứng được nhu cầu của con người, đồng thời cũng kéo theo nguy cơ rất

18


lớn đến môi trường sống trên trái đất như: cạn kiệt tài nguyên do khai thác quá
độ, suy giảm ĐDSH do săn bắn,…
- Suy giảm và cạn kiệt nguồn tài nguyên và khoáng sản
Khoáng sản được phát sinh từ trong lòng đất và chứa trong vỏ trái đất, trên
bề mặt, đáy biển và hòa tan trong nước biển. Hiện nay, để giải quyết vấn đề
khan hiếm tài nguyên khoáng sản, người ta đã tiến hành khai thác khoáng sản
trên biển. Trữ lượng sắt, nhôm, titan, crom, magie, vanadi,… còn khá lớn và
vẫn chưa có nguy cơ cạn kiệt. Nhưng trữ lượng bạc, đồng, bismut, thủy ngân,
amian, chì, kẽm, thiếc, molipden,… còn lại không nhiều và đang có nguy cơ cạn
kiệt. Còn barit, fluoruit, graphit, germani, mica,… còn lại rất ít và có nguy cơ
cạn kiệt hoàn toàn.
- Suy giảm ĐDSH

ĐDSH không chỉ cung cấp những phúc lợi xã hội như: long thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, năng lượng mà còn có giá trị đặc biệt
trong lĩnh vự công nghệ sinh học, lâm nghiệp, nông nghiệp,… Tuy nhiên do
hoạt động khai thác quá mức của con người đã dẫn đến nguồn ĐDSH bị suy
giảm. BĐKH toàn cầu và hoạt động sống của con người đang làm suy giảm
ĐDSH một cách nghiêm trọng. Khoảng 20-30% số loài được biết đến hiện nay
đang lâm vào nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên khoảng 1,52,50C. Rất nhiều loài sinh vật đã bị tuyệt chủng do hoạt động của con người
như chặt phá rừng, săn bắt thú,…
- Nước nhiễm bẩn
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự
hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời. Trong quá trình sản
xuất công nghiệp và nông nghiệp, một lượng lớn CTNH đến môi trường đã
được xả thẳng vào trong nguồn nước làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Rất nhiều sông, hồ trên thế giới đã bị làm nhiễm bẩn do hoạt động của
con người như sông Tamise ở Anh, hồ Erie, hồ Ontario ở Mỹ và nhiều con sông
khác trên thế giới cũng có tình trạng tương tự. Nguồn nước ngầm cũng bị ảnh
hưởng lớn và không thể sử dụng làm nước sinh hoạt được nữa
- Ô nhiễm biển và đại dương
Đại dương có ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của tất cả các sinh vật trên trái
đất. Tuy nhiên đại dương cũng là nơi gánh chịu hậu quả rất nặng nề bởi sự phát
triển của con người, 33% chất ô nhiễm ở biển là do nạn ô nhiễm không khí,
44% chất ô nhiễm ở biển là do các con sông mang đến, 30 - 50% lượng CO 2
thải ra do đốt nhiên liệu hóa thạch đã bị đại dương hấp thụ, 60% cá rặng san hô
đang có nguy cơ ô nhiễm nặng. Hoạt động sống của con người đã ảnh hưởng vô
cùng nghiêm trọng đến đại dương.
- Sa mạc hóa
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng sa mạc hóa là do tác động của con
người trong hơn 10.000 năm. Việc lạm dụng đất đai trong canh tác nông nghiệp,
chăn nuôi gia súc, phá rừng, đốt đồng, khoan giếng và BĐKH toàn cầu đã góp
sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng

thêm khoảng 100.000 ha (đây cũng chính là phần diện tích đất nông nghiệp và

19


×