Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

báo cáo thực tập công ty cổ phần điện tử bình hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 26 trang )

CHƯƠNG A: TÌM HIỂU CHUNG
I.

Giới thiệu khái quát về công ty:

Văn Phòng Và Nhà Xưởng Sản Xuất
Công ty Cổ Phần Điện tử Bình Hoà (Viettronics Binh Hoa Joint
Stock Company – VBH) là một thành viên của Tổng Công ty CP
Điện tử & Tin học Việt Nam trực thuộc Bộ Công Nghiệp nay là Bộ
Công Thương.
Vào tháng 11 năm 1979. Công ty được thành lập mang tên Xí
Nghiệp Linh Kiện Điện Tử Bình Hòa. Thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước về sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ngày
18/12/2003 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số:
224/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Điện tử Bình Hòa
thành Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Điện tử Bình
Hòa. Và tháng 12/2006 chính thức chuyển sang loại hình công ty
cổ phần, đồng thời niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà
Nội với mã số giao dịch VBH.
Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: Thiết kế, chế tạo, sản
xuất, mua bán các linh kiện, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin
học viễn thông. Dịch vụ lắp đặt bảo trì các thiết bị, hệ thống
lạnh, mạng tin học, âm thanh, ánh sáng. Cho thuê căn hộ, văn
phòng, kho tàng, nhà xưởng. Đầu tư xây dựng dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thủy lợi. Mua bán thiềt bị văn phòng, văn
phòng phẩm. Sản xuất mua bán nước uống tinh khiết.
Đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, Công ty chuyên sản xuất, lắp
ráp và gia công các sản phẩm linh kiện điện tử như : Cuộn biến
thế (transformers), cuộn lọc (line filters), cuộn cản (choke coils),
bộ nguồn (DC-DC, AC-DC converters), các bản mạch điện tử


(electronic modules) các loại linh kiện dùng cho các sản phẩm
audio video (ampli, tivi, đầu VCD, DVD), các sản phẩm điện lạnh


gia dụng như : máy lạnh hai khối từ 9000BTU đến 22.000BTU
dùng cho gia đình và văn phòng. Năm 1995, VBH là công ty
điện tử đầu tiên của Việt Nam áp dụng công nghệ SMT (công
nghệ dán bề mặt) trong sản xuất linh kiện, bản mạch điện tử.
Trụ sở chính công ty có tổng diện tích 25.000m2, trong đó có
13.000m2 nhà xưởng và văn phòng. Ngoài ra công ty còn một
chi nhánh có diện tích 10.050m2 đặt tại khu công nghiệp Hố Nai
(tỉnh Đồng Nai).
Năm 1999 VBH được tổ chức BVQI cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn quản lý ISO 9002 và năm 2002, được đánh giá lại theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2000. Ngoài ra các sản phẩm của VBH còn đạt
được các chỉ tiêu chất lượng của các tổ chức quốc tế như TUV,
UL, BSI … Bên cạnh đó sản phẩm và linh kiện của VBH còn đoạt
được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế về chất lượng và
được xuất khẩu sang hầu hết các nước phát triển như: Nhật Bản,
ÚC, Mỹ, Thuỵ Sỹ, Hồng Kông và các nước Đông Nam Á.
Trước cơ hội làm ăn lớn, khi hàng loạt công ty nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam, trong đó có các tập đoàn điện tử lớn và các công
ty trong nước cũng không ngừng đổi mới máy móc, công nghệ.
Nắm bắt cơ hội này Cty VBH đã hợp tác toàn diện hơn với Tập
đoàn TDK-LAMBDA (Nhật Bản) trong việc hợp tác sản xuất và đại
diện chính thức phân phối sản phẩm bộ nguồn ổn áp cho thị
trường Việt Nam. Lâu nay các sản phẩm bộ nguồn thay thế này
phải hoàn toàn nhập khẩu và thời gian chờ đợi lâu, trong khi máy
móc phải ngưng hoạt động, nay thì khách hàng có yêu cầu thông
tin về sản phẩm này sẽ được cty VBH đáp ứng nhanh chóng, điều

này đáp ứng được nhu cầu ngày càng bùng nỗ của ngành công
nghiệp sản xuất trong thời gian tới.
Với phương châm phục vụ: “luôn mang lại sự hài lòng và thỏa
mãn các yêu cầu, các mong đợi của khách hàng, các bên liên
quan và của xã hội” công ty VBH luôn không ngừng cải tiến để
mỗi sản phẩm đều đạt chất lượng như cam kết và gián tiếp mang
đến thành công cho khách hàng
II.

Cơ cấu tổ chức của công ty :


III.

Nguồn nhân lực, chính sách mục tiêu của công ty :
1. Nguồn nhân lực công ty:
Lao động phổ thông hoặc lao động đă qua đào tạo nghề điệnđiện tử (Nếu có).
2.

Chính sách mục tiêu của công ty :
Mục tiêu của Công ty là không ngừng phát triển các hoạt động
sản xuất-kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể có được
của Công ty, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập
và đời sống của người lao động trong Công ty, bảo đảm lợi ích


cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà
nước.
Nếu bất kỳ mục tiêu nào trong số những mục tiêu này cần phải
có sự chấp nhận của cơ quan quản lý thì Công ty chỉ có thể thực

hiện mục tiêu đó sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
IV.

Giới thiệu sản phẩm của công ty :
Các sản phẩm của công ty phát triển qua từng giai đoạn.
1.

Các giai đoạn phát triển :
1.1 Giai đoạn năm 1979 - 1986: Sản xuất linh kiện điện tử.
Nhà máy nhập các dây chuyền sản xuất Điện trở, Tụ sứ, Tụ
hoá của hãng Thomson - Pháp) hoạt động chủ yếu là chế
tạo các loại linh kiện điện tử : Điện trở màng than, màng
kim 1/2W, 1/4W, 1/8W, điện trở công suất từ 1W đến 5W,
Tụ hóa, Tụ sứ tròn các loại có đường kính từ 5mm đến
19mm.… để xuất khẩu sang một số nước Châu Âu và Đông
âu như: Ba lan, Pháp, Tiệp khắc, Hungary và một phần sản
lượng cung cấp cho các đơn vị trong nước như : Bộ tư lệnh
Thông tin, Đại học Bách khoa Hà nội, Đại học Bách khoa
Tp. HCM, Đại học Tổng hợp, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà
lạt, một số Đài phát thanh

các tỉnh phía Nam…

Trong giai đoạn này,
nhà máy đã gởi các
đoàn cán bộ và công
nhân sang Tiệp Khắc để thực tập sản xuất lõi sứ điện trở
cho điện trở đóng mũ. Trong những năm từ 1980 đến 1990,
nhà máy đã nhập dây chuyền sản xuất điện trở đóng mũ
để sản xuất lọai điện trở này từ trên 5 triệu chiếc/năm đến

gần 45 triệu chiếc/năm, nhập một số đồ gá hàn tụ sứ
vuông (Miniature Capacitor), kết hợp với dây chuyền tụ sứ


1.2

hiện có, sản xuất 10 triệu tụ sứ vuông/năm, xuất sang Tiệp
Khắc. Cũng trong giai đọan này, các hợp tác với Ba Lan,
Đông Đức......cũng diễn ra tốt đẹp, VBH đã xuất nhiều tụ
điện và điện trở sang các nước này.
Ngoài các linh kiện xuất khẩu, Nhà máy cũng sản xuất các
mặt hàng phục vụ nhu cầu nội địa như: Đèn huỳnh quang
dùng bình accu, Adaptor, Booster, bút thử điện, Ổn áp cho
tủ lạnh, Transfor đèn tuýp, Ampli các loại, băng Video
cassette … chủ yếu cung cấp cho các tỉnh đồng bằng sông
Cửu long.
Giai đoạn 1987 - 1991: Lắp ráp và Sản xuất các sản phẩm
Audio, Video.
Song song với việc sản xuất các linh kiện điện tử xuất
khẩu, Xí nghiệp còn đầu tư dây chuyền để lắp ráp hàng
điện tử gia dụng như: Radio, Radio cassette, Tivi Đen trắng,
Tivi Màu.… với linh kiện được nhập khẩu từ nước ngoài và
tiêu thụ trong nước.
Năm 1989, khi ngành công nghệ thông tin phát triển , Xí
nghiệp cũng liên doanh với OSC dầu khí Vũng Tàu để nhập
dây chuyền lắp ráp Máy vi tính mang thương hiệu BULL từ
Pháp.

1.3


Giai đoạn 1991 - 2004:
Gia công & sản xuất xuất khẩu và lắp ráp các sản phẩm
Audio, Video.


Trong thời kỳ mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế,
Công Ty Điện Tử Bình Hòa đã tiếp xúc, làm việc và đã ký
được các hợp đồng gia công xuất khẩu - sản xuất xuất
khẩu theo công nghệ OEM với các đối tác nước ngoài như :
Escated Contract MFG PTE., LTD – Malaysia ; Nemic
Lambda (M) SDN. BHD; Toho zinc Co., Ltd - Nhật Bản ;
Alpha Electronics Co., Ltd - Nhật Bản ; Nishimura Denki Nhật Bản…
Bộ

nguồn – Converter DC-DC & AC-DC và Các loại biến
thế
Máy cắm linh kiện bề
mặt

SMT và
các board mạch
Đây là giai
đoạn Công ty sản xuất kinh doanh
có hiệu quả cao, VBH là một trong những Công ty Điện Tử
Việt Nam đầu tiên sử dụng công nghệ dán bề mặt SMT –
Surface Mounting Technology vào việc sản xuất các board
mạch điện tử. Các sản phẩm của Công ty luôn được sản
xuất với chất lượng cao và xuất khẩu đi hầu hết các nước
trên thế giới.
1.4


Giai đoạn 2004 đến nay : Xây dựng, đổi mới công nghệ và
phát triển bền vững
Từ đây Công ty bước vào giai đoạn mới, xu hướng cạnh
tranh trong sản xuất kinh doanh ngày càng khốc liệt, vừa
giữ đối tác có sẵn lại phải tìm kiếm thêm công ăn việc làm
cho người lao động và phải làm sao mở rộng sản xuất để


phát triển Công ty, Ban lãnh đạo Công ty, bằng nhiều nỗ
lực và trải qua nhiều tháng đàm phán, thảo luận, tháng
03/2004 Công ty đã ký kết hợp đồng gia công với Công ty
Texatronics - Mỹ để gia công lắp ráp các board mạch điện
tử, đồng thời mở thêm chi nhánh ở Hố Nai để phát triển sản
xuất từ khâu chế tạo lõi ferrite đến khâu hòan thành cuộn
dây choke coil cho Công ty Tohozinc Nhật bản (từ sản lượng
1.000.000 chiếc/tháng tăng dần đến 1.500.000 2.000.000 chiếc/tháng ).
Bên cạnh đó, Công ty cũng đẩy mạnh việc sản xuất - lắp
ráp các linh kiện, board mạch điện tử, các sản phẩm điện điện lạnh - điện tử gia dụng để tiêu thụ trong nuớc như:

Biến thế, Cầu
dao chống
giật , Quạt
máy
có remote
điều khiển,
đầu máy
VCD – DVD, máy Điều hòa nhiệt độ
9000BTU – 12000BTU , 18000BTU, 22000BTU.
Để nhanh chóng tiếp cận được với nền kinh tế thị trường

trong thời kỳ đổi mới, Công Ty VBH đã đầu tư, đưa vào sản
xuất nhiều dây chuyền, thiết bị mới, đã xuất khẩu hàng
trăm triệu sản phẩm công nghệ cao đi nhiều thị trường:
Nhật bản, HongKong, Singapore, Malaysia, Thái Lan,
Indonesia, EU và Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu từ vài trăm
ngàn đã tăng lên trên 20 triệu USD / năm.
Về thiết bị:
Thay thế nhiều thiết bị lạc hậu bằng các dây chuyền bán tự
động trong SX biến thế, cuộn cản và dây chuyền “SMT”
hoàn toàn tự động trong lắp ráp bộ nguồn DC/DC từ các
linh kiện “ chip “ với tốc độ gắn tính bằng “mili giây “.
Về công nghệ:
Tiếp thu công nghệ mới từ các đối tác có trình độ sản xuất
hàng đầu của Nhật như Nemic Lambda về sản phẩm biến
thế và bộ nguồn cao cấp, ALPHA - máy nhắn tin , Tohozinc -


2.

cuộn cản hình xuyến và Varistor, NMD - biến thế và cuộn
cảm siêu nhỏ. Quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm
bằng những hệ thống kiểm soát nghiêm ngặc với sự trợ
giúp của các thiết bị tự động hoàn hảo.
Những thiết bị công ty đang kinh doanh :
2.1 Biết thế :

2.2

Cuộn dây :


2.3

Bộ nguồn AC – DC và DC – DC :

2.4

Điện tử và điện lạnh :


2.5

EVD – 3D :

2.6

Máy trợ thính :

2.7

Các sản phẩm mới :

Bộ nguồn

Biến thế xung


Cuộn lọc
V.

Cuộn cảm


Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch trong năm 2013:
1. Phương hướng trong năm 2013 :
Trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam
và vươn tới tầm khu vực.
2. Nhiệm vụ trong năm 2013:
Đảm bảo vận hành cung cấp các thiết bị điện và linh kiện điện
tử, ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sản xuất, phát triển kinh
tế của nước nhà. Đặc biệt là đảm bảo cung cấp các linh kiện
điện tử cho các công trình lớn trong và ngoài nước, đem lại
nguồn ngoại cho nước nhà. Đảm bảo kinh doanh hiệu quả, đáp
ứng mọi yêu cầu của khách hàng với chất lượng và dịch vụ tốt
nhất.
3. Mục tiêu trong năm 2013 :
Tổ chức mô hình quản lý sản xuất hiệu quả, ổn định, lâu dài.
Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phù hợp với mô
hình mới, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ hội
nhập Quốc tế.
Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng công tác đào
tạo và đào tạo lại, thực hiện chính sách thu hút nhân tài. Tăng
cường đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận
trong lãnh đạo và cán bộ công nhân viên vì sự phát triển bền
vững của Tổng Công ty.
Xây dựng và phát triển Văn hóa doanh nghiệp. Nâng cao năng
lực cạnh tranh của Tổng Công ty thông qua việc đổi mới, cải
tiến dịch vụ khách hàng.
Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới
công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Bảo vệ môi trường, hạn chế tối thiểu tác động đến môi trường,

tích cực tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng các
thiết bị an toàn, tiết kiệm, hiệu quả... đi đầu trong việc thực
hiện các giải pháp bảo vệ môi trường với mục tiêu phát triển
xanh, hiệu quả, bền vững.


PHẦN B NỘI DUNG THỰC TẬP
I.

Học tập nội quy an toàn của công ty:

II.

Công việc thực tập của công ty giao cho:
Quấn dây cho cuộn Choke Coil (cuộn cảm),sỏ chân vào măm
nhôm để bơm keo cố định chân và đưa vào lò sấy.

III.
1.

Nội dung thực tập chi tiết:
Giới thiệu tổng quát về cuộn Choke Coil (cuộn cảm) :
Cuộn cản được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử, các
phương tiện nghe nhìn, Vì vậy, ngày càng nhiều công ty đã đầu
tư nghiên cứu sáng tạo thêm nhiều chủng loại và nâng cao
chất lượng của cuộn cản.
Tùy theo cấu tạo, hình dạng và tính năng sử dụng, cuộn cản có
thể được phân loại như sau:
- Theo cấu tạo lõi: Lõi không khí, lõi ferrite từ mềm, lõi thép lá
silic …

- Theo hình dạng : hình trụ, hình xuyến (TOROID), cuộn cản
một lớp, nhiều lớp, dây đơn hoặc dây bện nhiều sợi, cuộn cản
chân ra thẳng hoặc chân ra vuông góc, cuộn cản cố định hoặc
có thể biến đổi được giá trị, cuộn cản có đế hoặc không có
đế....
- Theo chức năng sử dụng:
*. Cuộn cản dùng để ghép tín hiệu từ tầng này sang tầng
khác.
*. Cuộn cản dùng làm nhiệm vụ ngăn chặn tín hiệu trong
phạm vi của một tần số nào đó.
*. Cuộn cản dùng làm nhiệm vụ lọc bỏ một giải tần nào
đó trong các bộ nguồn.
*. Cuộn cản kết hợp với tụ điện tạo thành mạch cộng
hưởng được ứng dụng rất nhiều và phổ biến trong các mạch
điện tử.
Cuộn dây sản xuất tại phân xưởng 4 hiện nay có chức năng
chủ yếu là để ngăn chặn tín hiệu trong phạm vi một tần số nào
đó hoặc để lọc bỏ một dải tần nào đó. Vì vậy, chúng ta thường
dùng từ “cuộn cản“hay“choke-coil“ để gọi chúng. Trong tài liệu
này chúng tôi cũng sử dụng hai từ này để chỉ cuộn dây được
sản xuất tại phân xưởng.
Dưới đây là một số sản phẩm hiện Phân xưởng 4 đang sản
xuất:


2.

Lược đồ tổng quát về qui trình công nghệ :



NG


3.

Quy trình công nghệ :
3.1 Công đoạn quấn dây :
3.1.1
Yêu cầu chung :
a. Cho công nhân :
Biết đọc và hiểu bản vẽ công đoạn quấn.
Biết sử dụng các dụng cụ như móc, gá quấn.
b. Vật tư , dụng cụ , thiết bị cần thiết :
Dây đồng, gá quấn, móc .
3.1.2
Nội dung công việc :
Chuẩn bị bản vẽ, gá quấn dây, thanh móc phù hợp với
sản phẩm cần quấn.
Kiểm tra lại bản vẽ có phù hợp với sản phẩm cần quấn
không?
Kiểm tra gá có được bao bọc đầy đủ và có phù hợp về
kích thước với cuộn dây không?
* Kiểm tra thanh móc có phù hợp với đường kính dây
đồng không?
* Quấn dây theo đúng bản vẽ công đoạn.
3.1.3
Các điểm cần lưu ý :
a. Các thông số kỹ thuật :
Xác nhận số vòng quấn, quấn đúng số vòng theo
bản vẽ qui định.

Xác nhận đường kính dây đồng, chiều dài dây đồng
và chủng lọai core trước khi quấn.
Xác định cách quấn (quấn từ đến cuối , quấn rải
đều, quấn 1/3 dây hay quấn từ giữa quấn ra.....theo
bản vẽ)
b. Những hư hỏng thường xảy ra ở công đoạn :
* Trầy trong:
Do sử dụng thanh móc không phù hợp. (Thanh móc
có đường kính lớn hơn đường kính trong của lõi,
rãnh của thanh móc hẹp hơn đường kính của dây
đồng, quá trình làm móc chưa hết Bavia ...)
* Trầy ngòai:
Quá trình quấn bị sập gá, dây đồng và đập vào gá,
vào bàn và những vật dụng xung quanh khi đang
quấn và khi thành phẩm xếp không gọn gàng để
chồng chéo lên nhau.
* Bể hộp nhựa, bể vách ngăn, gãy gờ à Do đầu móc
hoặc các vòng dây sát mép gờ làm gãy.
* Phồng dây à dãn đến các công đọan sau như
nhúng chì dễ bị âm, dương chân, tạo dáng gắn đế bị
nghiêng cuộn dây
(Tham khảo hình ảnh dưới....)


Trầy
HởPhồng
vách
trong
ngăn
dây

3.2

Công
đoạn đo điện cắt
chân :
Trầy
3.2.1
Yêu cầu chung
:
ngoài
a. Chuẩn bị
bản vẽ, cữ gá đo điện, cữ
gá cắt chân.
b. Kiểm tra lại bản vẽ có đúng với sản phẩm cần đo,
cắt không?
c. Kiểm tra cữ gá phù hợp với sản phẩm cần đo, cắt
không?
d. Kiểm tra máy (Chế độ cài đặt) đối với từng loại sản
phẩm đã phù hợp chưa?
3.2.2
Yêu cầu sản xuất :
a. Xác nhận số vòng quấn có cân bằng không (Sản
phẩm cần đo ratio).
b. Xác nhận giá trị L có đạt so với bản vẽ qui định
không?
c. Xác nhận sản phẩm có chạm Impulse, Hipot, Noise
không?
d. Xác nhận sản phẩm có đặt thông số Q không?
e. (Dành cho những sản phẩm quấn 2 sợi dây trở lên
và có số vòng quấn không thể kiểm tra bằng mắt

được).
3.2.3
Những hư hỏng thường xảy ra ở công đoạn đo điện cắt
đo điện cắt chân:
a. Cài đặt tần số sai so với bản vẽ qui định à dẫn đến
giá trị L không đạt yêu cầu.
b. Cài đặt điện áp sai à dẫn đến không phát hiện sản
phẩm chạm Impulse và Hipot.
c. Cài đặt tỉ số vòng sai à dẫn đến không phát hiện ra
sản phẩm bị lệch số vòng quấn.
d. Sử dụng sai cữ gáà chiều dài chân ra bị sai.
e. Thao tác không dứt khoát, kềm lụt à Chân bị bavia
khi cắt.
(Tham khảo hình ảnh dưới)


Chân bị
bavia
3.3

Công
3.3.1

3.3.2

3.3.3

Dài
chân


Chân
sole

đoạn nhúng chì :
Yêu
cầu chung :
a.
Chuẩn bị bản vẽ, cữ

nhúng chì.
b. Kiểm tra lại bản vẽ, (HDCV, QĐ, NN...) xem có
những lưu ý gì đặt biệt không?
c. Kiểm tra gá xem có phù hợp với sản phẩm cần tuốt
và nhúng chất hàn không?
d. Kiểm tra mức Depaint cần nhúng đã phù hợp chưa?
e. Kiểm tra nhiệt độ bể chì đã phù hợp với sản phẩm
cần nhúng chưa?
Yêu cầu sản xuất :
a. Xác nhận mức depaint cần tuốt.
b. Xác nhận chân sản phẩm độ bám chất hàn có bóng,
đều không?
c. Xác nhận sản phẩm có bị đỏ chân, gai chất hàn và
bị sần sùi không?
d. Xác nhận thao tác có làm cho sản phẩm bị dính
nước tuốt không?
Những hư hỏng thường xảy ra ở công đoạn nhúng chất
hàn:
a. Sản phẩm bị đỏ chân à chất hàn bám chưa đều.
b. Sản phẩm âm dương chân à Do căn mức nước tuốt
chưa chuẩn xác.

c. Sản phẩm bị gai chất hàn à Do thao tác chưa chuẩn
xác.
(Tham khảo hình ảnh dưới)

3.4

Công

Dính nước
đoạn nắn chân, tạo dáng, gắn đế và
Chân gai,
Đỏ sần
tuốt
sấy
keo :
sùi
chân
3.4.1
Yêu cầu chung :
a. Chuẩn bị bản vẽ, các dụng cụ cữ gá liên quan.


Kiểm tra lại bản vẽ xem có những lưu ý gì đặt biệt
tại công đọan gắn đế không?
c. Kiểm tra mâm cữ gá xem có phù hợp với sản phẩm
cần tạo dáng không?
d. Kiểm tra kềm cữ được bọc gen không?
e. Kiểm tra nhiệt độ tủ sấy đã phù hợp với qui định
chưa?
Yêu cầu sản xuất :

a. Xác nhận sản phẩm sau khi tạo dáng gắn đế có bị
âm, dương chân không?
b. Xác nhận sản phẩm có bị phồng dây, nghiêng đế,
thiếu keo, ít keo, mọt keo sau khi sấy không?
c. Xác nhận sản phåm có được đóng dấu hoặc in nhãn
không? (Đối với những sản phẩm có yêu cầu)
d. Xác nhận thử cữ chân sản phåm có dài, ngắn, không
lọt cữ không?
Những hư hỏng thường xảy ra ở công đọan tạo dáng
gắn đế bơm keo:
a. Sản phẩm bị âm, dương chân, thiếu keo, ít keo, mọt
keo nghiêng đế, phồng dây không qua cữ, dài chân,
cong chân.
b. Sản phåm bị thiếu nhãn, dư nhãn so với qui định.
b.

3.4.2

3.4.3

(Tham khảo hình ảnh dưới)

3.5

Công đoạn kiểm tra :
3.5.1
Yêu cầu chung :
a. Chuẩn bị bản vẽ, các dụng cụ liên quan (Thước lá,
thước kẹp, cữ ...).
b. Kiểm tra lại bản vẽ xem có những lưu ý gì đặt biệt

tại công đoạn kiểm tra không?
3.5.2
Yêu cầu sản xuất :


3.5.3

Xác nhận các lỗi của sản phẩm từ các công đọan trước
như:
a. Chân sản phåm có bị âm, dương chân, thiếu chì, dư
chì, dài chân, ngắn chân.
b. Cuộn dây có bị phồng dây, chéo dây, trầy bên
trong, trầy bên ngòai, nứt dây và chấm đen không?
c. Các điểm bơm keo có thiếu keo, ít keo, mọt keo…
d. Sai đế, ngược đế, các lỗ chân pin có đúng vị trí
không?
e. Hộp nhựa, vách ngăn có bị nứt bể không?
f. Nhãn của sản phẩm có bị thiếu, dư, ngược và bị mất
nét không?
Những hư hỏng thường xảy ra ở công đoạn kiểm tra:
Phải phân biệt riêng biệt những sản phåm có ngoại
dạng giống nhau để tránh nhầm lẫn sản phẩm.
Những sản phẩm hư hỏng và sửa chữa phải có phiếu
theo dõi và ghi đầy đủ chi tiết.
(Tham khảo hình ảnh dưới)


Công đoạn đóng gói :
Yêu cầu chung :
Chuẩn bị bản vẽ, các dụng cụ liên quan.

Kiểm tra lại bản vẽ và các hướng dẫn qui định xem sản
phẩm cần đóng gói có những lưu ý gì đặc biệt không?
3.6.2
Yêu cầu sản xuất :
Kiểm tra tên sản phẩm, số lượng sản phẩm của từng
thùng và từng lô hàng cần đóng gói.
Xác nhận lọai thùng, mốp, tấm lót, số lượng tấm lót có
đúng và đủ số lượng trước khi đóng gói không?
Xác nhận các chi tiết trên nhãn sản của thùng đã đầy
đủ và đúng với sản phẩm cần đóng gói không?
Xác nhận số lượng trong khay, trong tổ ong, trong
hộp... đã đúng về chủng loại và số lượng trước khi bỏ
vào thùng không?
3.6.3
Những hư hỏng thường xảy ra ở công đọan đóng gói:
Thiếu, dư số lượng khi đóng gói.
Lẫn sản phẩm khi đóng gói.
Lộn nhãn, thiếu nhãn thùng khi đóng gói.
Thiếu mốp, tấm lót khi đóng gói....
Phải tách riêng biệt những sản phẩm có ngọai dạng
giống nhau để tránh nhầm lẫn sản phẩm.
Một số lưu ý trên các công đoạn :
4.1 Công đoạn quấn dây :
3.6

3.6.1

4.



Các lỗi sai hỏng ở công đoạn quấn dây sẽ ảnh hưởng
đến các công đoạn khác:
4.1.1.1 Các thông số điện của cuộn dây:
a. Giá trị RDC không đạt (NG) do:
Sử dụng không đúng loại dây.
Số vòng quấn không đúng theo qui định.
b. Giá Inductance (L) không đạt do:
Quấn không đúng số vòng.
Số dụng không đúng loại lõi.
c. Không đảm bảo độ cách điện (L, Hipot, Impulse,
Noise....) do:
Dây bị trầy xước, tróc ê-may (1 cuộn với core,
cuộn với cuộn và các lớp với nhau…)

4.1.1


4.1.1.2

4.1.1.3

4.1.1.4

4.2

Vỏ, hộp nhựa bị bể, lớp sơn cách điện bị bong
tróc, core bị nứt...
Ảnh hưởng đến công đoạn đo điện cắt chân:
a. Đối với các sản phẩm FK....khi quấn bị sai lệch số
vòng dẫn đến Ratio bị hư hỏng.

b. Đối với các sản phẩm có quấn từ 2 sợi trở lên bị
sai lệch số vòng dẫn đến đo Q sẽ không đạt.
Ảnh hưởng công đoạn nhúng chất hàn:
a. Do quấn bị phồng dây dẫn đến kích thước nhúng
chất hàn chì (D) bị âm hoặc dương.
b. Do không quấn tay các vòng cuối dẫn đến tình
trạng bị nứt chân khi có sự thay đổi đột ngột về
nhiệt độ.
Ảnh hưởng đến chất lượng công đoạn gắn đế:
a. Quấn chân ra sai lên khi gắn đế sẽ bị vặn chân
hoặc nghiêng đế.
b. Quấn phồng dây lên khi gắn đế kích thước A1,
A2, B, D không đạt.
* Đới với sản phẩm không gắn đế nhưng phải tạo
dáng chân ra: Phải quấn theo chỉ thị thao tác gia
công ban hành riêng cho chủng loại sản phẩm
này.
* Đối với với sản phẩm gắn đế thông thường: 2
đầu dây ra phải nằm cách nhau 4 dây (tương ứng
với 3 rãnh), để khi tạo dáng gắn đế 2 đầu dây sẽ
được bẻ vào rãnh giữa của 3 rãnh nói trên.
* Ngoài ra có một số sản phẩm gắn đế đặc biệt,
phải quấn theo chỉ thị thao tác gia công tương
ứng với mặt hàng đó.
* Quấn phồng dây lên khi gắn đế kích thước A1,
A2, B, D không đặt.

Công đoạn đo điện :
4.2.1
Đo cao áp (Hipot) chạm là do lớp bảo vệ dây đồng bị

dãn mỏng hoặc trầy tróc (Giữa các cuộn dây & cuộn
dây hoặc giữa cuộn dây với lõi từ).
4.2.2
Kiểm tra xung (Impulse) không đạt do dây đồng của 2
vòng quấn sát nhau bị trầy xước chạm nhau hoặc giữa
vòng dây và lõi từ gây lên chạm điện hoặc xung của
cuộn lệch với xung chuẩn. (Lưu ý khi đo không chỉ


4.3

4.4

nghe máy báo mà phải theo dõi đường tín hiệu xung
có bị co hoặc giãn hơn so với xung chuẩn không?)
4.2.3
Kiểm tra độ ồn không đạt do lõi từ bị nứt, bể.
4.2.4
Giá trị RDC ³ RDCmax do quấn kéo mạnh làm giãn dây
đồng hoặc quấn vượt quá số vòng qui định.
+ Giá trị L không đạt do chất lượng lõi từ kém, lõi bị
rạn nứt hoặc số vòng quấn không đúng theo qui
định.
+ Tỉ số vòng (Ratio) không đạt do quấn không đúng
số vòng theo qui định của bản vẽ.
Công đoạn nhúng chất hàn :
4.3.1
Chất lượng khâu nhúng chất cần đạt các yêu cầu sau:
a. Chân ra phải bám chì đều. Chân chì không bị
đóng cục.

b. Không có gai chì, bi chì. Chân chì không bị cháy
c. Chân chì không còn lộ dây đồng (đỏ chân).
d. Không dính xỉ chì, đen chân. Không bị cấn gá,
dộp dây.
e. Không bị dính flux lên cuộn dây.
4.3.2
Nhiệt độ bể chì cao hơn qui định hoặc thời gian nhưng
lâu trong bể chì thì:
a. Dây đồng bị teo nhỏ.
b. Cháy dây.
c. Chân chì bị âm.
4.3.3
Nhiệt độ bể chì thấp hơn qui định hoặc thời gian
nhúng nhanh thì:
a. Chân ra bám chì không đều.
b. Chân chì còn lộ đồng.
4.3.4
Các sai hỏng ở công đoạn nhúng chì sẽ ảnh hưởng đến
các công đoạn sau:
4.3.4.1 Không lắp vào PCB được do:
a. Chân chì bị đóng cục
b. Gai chì.
4.3.4.2 Hàn chì không ăn vào PCB (tiếp xúc không tốt) do:
a. Chân chì bị đọng.
b. Chân chì còn lộ đồng.
c. Chân ra bám chì không đều.
d. Dính xỉ chì, chân đen.
4.3.4.3 Không đảm bảo độ cách điện, chạm hipot do:
a. Bi chì dính lên cuộn.
b. Chân chì bị âm.

c. Dính dung dịch tuốt ê-may.
Công đoạn bơm keo - gắn để - quấn băng keo :
4.4.1
Mục đích của bơm keo là:
a. Định vị cuộn với đế.


Cố định chân chì.
Mục đích của quấn băng keo là:
a. Cố định chân chì.
b. Đảm bảo sự cách điện giữa cuộn dây và các linh
kiện khác bên cạnh.
c. Keo: phải đúng lọai keo tương ứng theo qui định của
bản vẽ.
Có 3 loại keo đang sử dụng tại công đoạn gắn đế là:
a. Keo JET-MELT TC-3797.
b. Keo CEMEDINE 138.
c. Keo SILICON TSE-392-W.
Đế:
Đúng chủng loại: Không bị bể, nứt, biến dạng.
Băng keo:
a. Đúng chủng loại: Hiện nay, PX đang sử dụng lọai
băng keo 630-F màu vàng.
b. Không bị rách, biến dạng.
Khi gắn đế:
a. Hai chân ra phải được cố định.
b. Gắn cuộn vào đế thì kích thước của cuộn phải nằm
trong phạm vi A, B.
c. Gắn đế phải thẳng góc với cuộn.
d. Hai chân ra phải song song và thẳng góc với đế.

e. Không bị bong lớp e-may khi xỏ chân vào đế.
f. Không có vết xước hoặc ngấn trên chân.
g. Không làm dãn dây, dập dây.
h. Lượng keo phải vừa đủ để bám dính tốt.
i. Keo không được dính lên chân chì.
j. Các điểm bơm keo phải theo qui định của bản vẽ
k. Khi quấn băng keo phải quấn đúng số vòng qui định
theo bản vẽ để đảm bảo độ cách điện.
l. Khi quấn băng keo, phải đảm bảo kích thước A1 và
B.
Định vị không tốt (độ bám dính kém) do:
a. Keo ít.
b. Thiếu vị trí các điểm keo.
c. Vượt quá kích thước A, B do: Cuộn quấn gắn lệch so
với đế.
d. Không chèn vào PCB được do: Khi bơm keo cố định
chân chì không được thẳng.
e. Keo dính cục lên chân chì.
f. Hàn chì không ăn vào PCB, đo điện không ổn định
hoặc chập chờn do: Keo dính lên chân chì.
Không đảm bảo độ cách điện , chạm Hipot do:
a. Dây bị dãn, bị dập.
b.

4.4.2

4.4.3

4.4.4
4.4.5


4.4.6

4.4.7

4.4.8


4.5

b. Quấn không đủ số vòng băng keo.
Công đoạn kiểm tra :
- Lõi từ: Không được lồi lõm, nứt, tróc sơn, sơn không đều.
- Vỏ nhựa: Không được trầy xước, nứt, bể…
- Dây đồng:
Đúng loại dây.
Không được trầy xước, tróc ê-may, ngấn móp, có chấm
đen… bị xoắn, rỉ sét…

Không dính dung dịch tuốt ê-may, keo…
Phương pháp quấn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
của công đoạn quấn.
- Chất lượng chân nhúng chì phải đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật khâu nhúng chì và kích thước nhúng chì D phải
theo qui định của bản vẽ.
- Đế không được nghiêng.
- Các kích thước A1, A2, B phải theo qui định của bản vẽ.
- Khỏang cách chân phải vào được lỗ của mạch PCB (gá
thử).
- Cuộn dây không được dính bụi và các vật lạ.

- Lớp sơn lõi bị tróc, bề mặt lõi.
- Hộp nhựa bị bể trầy xước, không sát lõi, không kín.
- Dây đồng sai qui cách trong bản vẽ.
- Quấn sai qui cách.
- Chất lượng nhúng chì không đạt (lộ đồng, xỉ chì …).
- Kích thước chân chì không đạt (nằm ngòai khỏang F ±
10%).
- Kích thước chân chì (D) sai qui định (âm hoặc dương).
- Bi chì, bavia.
- Sai chủng loại đế, đế bị biến dạng, nứt, bể.
- Không bóc mày ở mặt sau của đế theo yêu cầu của bản
vẽ.
- Bơm keo sai vị trí, thiếu keo, keo lòi ra khỏi đế.
- Sai chủng loại keo.
- Băng keo sai qui cách, không đủ số vòng, rách.
- Chân chì dính keo, dơ.
- Vec-ni không khô.
- Cắt chân sai qui cách (kích thước C không đúng qui định
trong bản vẽ.)
- Khoảng cách các chân (E, F) sai qui định.
- Các kích thước A1, A2, B không đạt (không qua gán đo A,
B).
- Không in nhãn, hoặc nhãn bị mất nét, sai, mờ, lem.
- Sản phẩm lẫn lọai khác.
Đóng gói :
-

4.6



Các mục cần chuẩn bị kiểm tra trước khi đóng gói:
o In nhãn lên decan.
o Dán nhãn lên bao PE, nắp hộp có vách ngăn.
o Ghi hoặc in ký hiệu của sản phẩm lên thùng.
o Băng keo trong để dán bao và hộp.
o Sắp vách ngăn và dán hộp.
o Băng keo trong dán thùng.
o Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm
được đặc trong hộp giấy có vách ngăn hoặc, bao PE
hoặc trong khay nhựa.
o Số lượng trong mỗi bao hay trong hộp phải đảm bảo
đủ và đúng theo theo qui định.
o Các lọai sản phẩm đựng trong bao PE phải thao tác
cẩn thận để tránh làm trầy xước cuộn dây.
o Phải tách riêng từng loại sản phẩm để tránh nhầm
lẫn.
o Sản phẩm đã được QC đặc vào hộp hoặc khay nhựa,
khâu đóng gói chịu trách nhiệm kiểm tra sau cùng.
o Trong1 lô hàng, kiểm tra xem có kèm theo các tài
liệu kiểm tra (inspection data, ...) và ngoài thùng
phải ghi chữ INDATA.
o Nhãn trên mỗi bao, nắp hộp hay phía ngoài thùng
đựng sản phẩm phải được bộ phận QA đóng dấu
xác nhận.
4.6.2
Các sai hỏng ở công đoạn đóng gói:
o Thiếu số lượng.
o Sai qui cách đóng gói.
o Nhầm lẫn chủng loại.
o Ghi nhầm nhãn, qui cách của sản phẩm.

Nhận xét chung.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển, cả
nước đang cùng phấn đấu để theo kịp sự phát triển của nền
kinh tế khu vực, tiến tới một sự hoà nhập đầy tự tin với nền
kinh tế thế giới. Sụ kiện nước ta chính thức gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO là một minh chứng cho những cố
gắng của chúng ta. Bên cạnh những thuận lợi to lớn như:
môi trừơng kinh doanh rộng lớn hơn, nguồn vốn đầu tư
phong phú , dồi dào, cơ hội hợp tác với những tập đoàn kinh
tế thế giới,… thì chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế của
đất nước cũng đặt các doanh nghiệp trước những thức thách
mới. Đó chính là sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh
nghiệp không chỉ trong mà cả ngoài nước về chất lượng,
mẫu mã và một điều quan trọng nữa là giá của sản phẩm.
4.6.1

IV.


×