Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thuyết minh biện pháp thí nghiêm nén tĩnh cọc ly tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.62 KB, 9 trang )

CTY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SÀI GÒN (SICC)
Đòa chỉ: 100/10 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1, Tp. HCM
(: 08.38220801 – 08. 38275818 Fax: 08. 38275817

š&›

THUYẾT MINH ĐỀ XUẤT

NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM
SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC ÉP PHC D500A
DỰ ÁN: TỊA NHÀ VĂN PHỊNG MISA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỊA ĐIỂM: LƠ 5 - KHU CƠNG VIÊN PHẦN MỀM QUANG TRUNG, P. TÂN
CHÁNH HIỆP, Q. 12, TP. HỒ CHÍ MINH
CHỦ ĐẦU TƯ: CƠNG TY CỔ PHẦN MISA

Tp. Hồ Chí Minh - 07/2014


THUYẾT MINH ĐỀ XUẤT

NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM
SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC ÉP PHC D500A
Dự án:

TÒA NHÀ VĂN PHÒNG MISA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Địa điểm:

LÔ 5 - KHU CÔNG VIÊN PHẦN MỀM QUANG TRUNG, P.
TÂN CHÁNH HIỆP, Q. 12, TP. HỒ CHÍ MINH



Chủ đầu tư:

CÔNG TY CỔ PHẦN MISA

Tư vấn thiết kế: CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG SÀI GÒN

Thực hiện:
Ks. Trần Viết Tâm

Ks. Mai Anh Tuấn

Tổng giám đốc

Kts. Nguyễn Anh Tuấn


MUÏC LUÏC
1. GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................................................... 1

1.1. Giới thiệu chung dự án.................................................................................................. 1
1.2. Các cơ sở lập nhiệm vụ thí nghiệm............................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM CỌC ............................................................... 1
2.1. Thí nghiệm nén tĩnh cọc ............................................................................................... 1
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ......................................................... 2
3.1. Thí nghiệm nén tĩnh ...................................................................................................... 2
3.1.1. Thông số kỹ thuật của cọc thí nghiệm ....................................................................... 2
3.1.2. Chuẩn bị thiết bị thí nghiệm ...................................................................................... 3
3.1.3. Quy trình gia tải ......................................................................................................... 4
3.1.4. Quy định về tạm dừng thí nghiệm ............................................................................. 5

3.1.5. Quy định về hủy kết quả thí nghiệm .......................................................................... 6
3.1.6. Quy định về cọc bị phá hoại ...................................................................................... 6
3.1.7. Quy định về kết thúc thí nghiệm ................................................................................ 6
4. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ............................................................................ 6


Công trình: Tòa nhà văn phòng MISA tại Tp. Hồ Chí Minh

Nhiệm vụ thí nghiệm cọc PHC D500A

1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Giới thiệu chung dự án
-

Dự án “Tòa nhà văn phòng MISA tại Tp. Hồ Chí Minh” được xây dựng tại Lô 5, Khu

công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh. Công trình có qui mô gồm:
Công trình có qui mô 1 tầng hầm, 9 tầng lầu, 1 tầng kỹ thuật và 1 tầng mái.
-

Giải pháp kết cấu móng của công trình là móng cọc tròn ly tâm ứng suất trước, đường

kính cọc chọn thiết kế Ø500 loại A chiều dài cọc thử dự kiến L = 28m và cọc đại trà L = 25m
(tính từ đáy đài móng đến mũi cọc), mũi cọc cắm vào lớp đất số 7 là lớp đất cát mịn đế trung
lẫn bột, ít sỏi sạn, trạng thái chặt vừa, chỉ số SPT lớn nhất là 26.
1.2 Các cơ sở lập nhiệm vụ thí nghiệm
-

Luật xây dựng số 11/2000/QH ngày 26/11/2003 của Quốc hội;


-

Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng

công trình xây dựng;
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình;
-

Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/07/2005 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn

một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ
chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng;
-

TCVN 9393 – 2012: Cọc – Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục;

-

TCVN 9394 – 2012: Đóng và ép cọc – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu;

-

JIS A 5373 – 2004: Tiêu chuẩn cọc bê tông ly tâm ứng suất trước của Nhật Bản;

-

TCXDVN 205 – 1998: Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế;


-

TCVN 7888 – 2008: Cọc bê tông ly tâm ứng suất trước;

-

Hồ sơ khảo sát địa chất công trình “Tòa nhà văn phòng MISA tại Tp. Hồ Chí Minh”.

-

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm bản vẽ, thuyết minh, dự toán chi tiết, Chỉ dẫn kỹ

thuật và Quy trình bảo trì công trình của dự án “Tòa nhà văn phòng MISA tại Tp. Hồ Chí
Minh” do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Sài Gòn (SICC) lập tháng 07/2014 đã
được thẩm tra và Chủ đầu tư phê duyệt.
2. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ THÍ NGHIỆM CỌC
2.1. Thí nghiệm nén tĩnh cọc
Đơn vị thiết kế: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Sài gòn SICC

Trang 1


Công trình: Tòa nhà văn phòng MISA tại Tp. Hồ Chí Minh

-

Nhiệm vụ thí nghiệm cọc PHC D500A

Công tác thí nghiệm nén tĩnh cọc tại hiên trường nhằm đánh giá khả năng chịu tải thực tế


của cọc so với tính toán lý thuyết thông qua quan hệ giữa tải trọng và chuyển vị thu được
trong quá trình thí nghiệm;
-

Kết quả thí nghiệm sức chịu tải của cọc ở hiện trường là tài liệu rất quan trọng và là cơ sở

để kiểm tra và điều chỉnh lại sức chịu tải của cọc, số lượng cọc cho phù hợp với điều kiện
thực tế của cọc và đất nền trước khi thi công đại trà;
-

Số lượng cọc thí nghiệm: 03 cọc thí nghiệm nén tĩnh NT1, NT2, NT3; vị trí các cọc thí

nghiệm xem hồ sơ thiết kê thi công.
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
-

Đơn vị thí nghiệm phải khảo sát kỹ lưỡng hiện trạng mặt bằng, giao thông khu vực xây

dựng, phương pháp vận chuyển cọc,…để đưa ra giải pháp thi công hợp lý nhất và quan trọng
là đảm bảo chất lượng, an toàn lao động;
-

Đơn vị thí nghiệm phải đọc kỹ để hiểu được Hồ sơ thiết kế phần móng và cọc của công

trình, hồ sơ khảo sát địa chất – địa hình, cao độ quốc gia Hòn Dấu, thuyết minh tính toán và
Chỉ dẫn kỹ thuật, cũng như tìm hiểu quy trình quản lý của Ban quản lý dự án Chủ đầu tư, ban
quản lý khu dân cư Hưng Phú, giao thông trong khu vực xây dựng và bên trong công trình.
3.1. Thí nghiệm nén tĩnh
-


Thí nghiệm được tiến hành bằng phương pháp tải trọng tĩnh ép dọc trục theo tiêu chuẩn

TCVN 9393-2012;
-

Đơn vị thí nghiệm phải thực hiện đảm bảo mặt bằng khu vực chất tải thí nghiệm phải bằng

phẳng, vững chắc, không lún lệch, đảm bảo cho các xe cẩu bánh xích ra vào không bị sa lầy
hoặc gây nghiêng sạt lở dàn chất tải gây ra tai nạn lao động;
-

Theo tiêu chuẩn viện dẫn thì công tác thí nghiệm nén tĩnh được tiến hành bằng phương

pháp tải trọng tĩnh ép dọc trục sao cho dưới tác dụng của lực ép, cọc lún sâu thêm vào đất
nền. Tải trọng tác dụng lên đầu cọc được thực hiện bằng kích thủy lực với phản lực là dàn
chất tải hoặc đối trọng. Các số liệu về tải trọng, chuyển vị biến dạng thu được trong quá trình
thí nghiệm là dữ liệu để phân tích, đánh giá sức chịu tải thực tế của cọc và mối quan hệ giữa
tải trọng – chuyển vị của cọc trong đất nền.
3.1.1. Thông số kỹ thuật của cọc thí nghiệm
-

Các thông số chính của cọc thí nghiệm trình bày trong bảng dưới đây

Đơn vị thiết kế: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Sài gòn SICC

Trang 2


Công trình: Tòa nhà văn phòng MISA tại Tp. Hồ Chí Minh


Stt

Nhiệm vụ thí nghiệm cọc PHC D500A

Thông số cọc

Số lượng

1

Số lượng cọc nén tĩnh

2

Vị trí thử

3

Chiều dài cọc nén tĩnh NT1, NT2, NT3 (∅500A)

28m

4

Sức chịu tải thiết kế của cọc NT1, NT2, NT3(Ptk)

180 tấn

5


03 cọc
Theo chỉ định của thiết kế

Tải trọng thử yêu cầu tối đa cho cọc NT1, NT2,
NT3 là Pmax = 90% Pvl

395 tấn

3.1.2. Chuẩn bị thiết bị thí nghiệm
-

Phải tiến hành kiểm tra cao trình đầu cọc, độ thẳng đứng của cọc đảm bảo theo yêu cầu về

độ phẳng và thẳng góc với trục cọc nếu cọc đảm bảo chất lượng mới được thực hiện công tác
thí nghiệm nén tĩnh; đảm bảo khả năng chịu được tải trọng tối đa cần kích là Pmax;
-

Trên đầu cọc có sơn đỏ và đánh số hiệu cọc đang thí nghiệm để có thể chụp ảnh lưu lại hồ

sơ nghiệm thu sau này;
-

Kích thủy lực, tấm thép đệm ở đầu cọc được lắp đặt chính xác sao cho tim của chúng

trùng nhau và trùng với tim cọc;
-

Hệ đối trọng có tổng tải trọng bằng 1.2 lần tải trọng lớn nhất: P = 1.2x395 = 474 tấn;

-


Hệ phản lực được lắp đặt theo nguyên tắc cân bằng, đối xứng qua trục cọc, bảo đảm

truyền tải trọng dọc trục, chính tâm lên đầu cọc, đồng thời tuân thủ các quy định sau:
• Dàn chất tải được lắp đặt trên các gối kê ổn định;
• Dầm chính và các hệ dầm chịu lực phải được kê trên các trụ đỡ hoặc các gối kê;
• Khi lắp dựng xong, đầu cọc không bị nén trước khi thí nghiệm;
-

Dụng cụ kẹp đầu cọc được bắt chặt vào thân cọc, cách đầu cọc khoảng 0.5 lần đường kính

của cọc;
-

Các dầm chuẩn được đặt song song hai bên cọc thí nghiệm, các trụ đỡ dầm được chôn

chặt xuống đất. Chuyển vị kế được lắp đối xứng hai bên đầu cọc và được gắn ổn định lên các
dầm chuẩn, chân của chuyển vị kế được tựa lên dụng cụ kẹp đầu cọc hoặc tấm đệm đầu cọc
(hoặc có thể lắp ngược lại);
-

Chỉ thí nghiệm khi cọc đã đủ thời gian nghỉ (thời gian từ khi kết thúc thi công đến khi thí

nghiệm) theo quy định như sau: đối với cọc khoan nhồi thời gian nghỉ tối thiểu 21 ngày, đối
với các loại cọc khác tối thiểu là 7 ngày.
Đơn vị thiết kế: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Sài gòn SICC

Trang 3



Công trình: Tòa nhà văn phòng MISA tại Tp. Hồ Chí Minh

Nhiệm vụ thí nghiệm cọc PHC D500A

Hình ảnh chất tải minh họa
3.1.3. Quy trình gia tải
3.1.3.1.
-

Kiểm tra thiết bị thí nghiệm

Trước khi tiến hành thí nghiệm cọc chính thức, tiến hành gia tải trước ít nhất 10 phút

nhằm kiểm tra hoạt động thiết bị thí nghiệm và tạo tiếp xúc tốt giữa thiết bị và đầu cọc, gia tải
trước bằng cách tác dụng lên đầu cọc khoảng 5% tải trọng thiết kế và sau đó giảm tải về 0.
3.1.3.2.
-

Quy trình gia tải:

Thí nghiệm được thực hiện theo quy trình gia tải và giảm từng cấp, tính bằng 20% tải

trọng tính toán thiết kế của cọc; cấp tải mới chỉ được phép tăng hoặc giảm khi tốc độ chuyển
vị đầu cọc đạt ổn định quy ước hoặc đủ thời gian quy định.
Bảng quy định về việc gia tải, giảm tải và giữ tải trọng
Chu trình
gia tải

Số thứ
tự


% cấp tải
trọng thiết kế

Cọc
NT1, NT2,

Thời gian giữ tải tối thiểu
(phút)

Đơn vị thiết kế: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Sài gòn SICC

Trang 4


Công trình: Tòa nhà văn phòng MISA tại Tp. Hồ Chí Minh

Nhiệm vụ thí nghiệm cọc PHC D500A

NT3

CHU KỲ I

CHU KỲ
II

1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

0%
20%
40%
60%
80%
100%
80%
40%
0%

20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
160%
180%
200%
160%
120%
80%
40%
0%

0
36
72
108
144
180
144
72
0
36
72
108
144
180

216
252
288
324
360
288
216
144
72
0

0-10-20-30-45-60
0-10-20-30-45-60
0-10-20-30-45-60
0-10-20-30-45-60
0-10-20-30-45-60-90-120-…-360
0-10-20-30
0-10-20-30
0-10-20-30-45-60-90-120
0-10-20-30
0-10-20-30
0-10-20-30
0-10-20-30
0-10-20-30
0-10-20-30-45-60
0-10-20-30-45-60
0-10-20-30-45-60
0-10-20-30-45-60
0-10-20-30-45-60-90-120-…-1440
0-10-20-30

0-10-20-30
0-10-20-30
0-10-20-30
0-10-20-30-45-60-90-120

Ghi chú:
-

Chỉ tăng tải lên cấp mới khi tốc độ lún sau 1 giờ < 0.25mm và thỏa mãn điều kiện về thời

gian quy định ở bảng trên;
-

Phải ghi chép các giá trị: tải trọng, độ hồi phục và thời gian giảm tải tại các thời điểm

ngay sau khi được giảm cấp tương đương và ngay trước khi bắt đầu giảm xuống cấp mới;
-

Trong mỗi một chu kỳ, đơn vị thí nghiệm phải chụp ảnh thực tế đồng hồ ghi kết quả đo,

người trực thí nghiệm phải ghi chép chính xác và đầy đủ theo các biểu mẫu thí nghiệm đã
được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 9393 – 2012.
3.1.4. Quy định về tạm dừng thí nghiệm

Đơn vị thiết kế: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Sài gòn SICC

Trang 5


Công trình: Tòa nhà văn phòng MISA tại Tp. Hồ Chí Minh


Nhiệm vụ thí nghiệm cọc PHC D500A

Công tác thí nghiệm nén tĩnh phải tạm dừng nếu phát hiện thấy các hiện tượng như sau:
-

Các mốc chuẩn đặt sai, không ổn định hoặc bị phá hỏng;

-

Kích hoặc đồng hồ đo biến dạng không hoạt động hoặc hết thời gian kiểm định,…;

-

Hệ phản lực không ổn định;

-

Đầu cọc bị nứt vỡ.
Công tác thí nghiệm có thể tiếp tục sau khi xử lý và khắc phục các hiện tượng trên.

3.1.5. Quy định về hủy kết quả thí nghiệm
Thí nghiệm bị hủy bỏ kết quả nếu phát hiện thấy các dấu hiệu sau:
-

Cọc bị nén trước khi gia tải do ảnh hưởng của dàn chất tải hoặc các nguyên nhân khác;

-

Các mốc chuẩn đặt sai, không ổn định hoặc bị phá hỏng;


-

Kích hoặc đồng hồ đo biến dạng không hoạt động hoặc hết thời gian kiểm định,…;

-

Hệ phản lực không ổn định;

-

Đầu cọc bị nứt vỡ;

-

Các số đọc ban đầu không chính xác.

3.1.6. Quy định về cọc bị phá hoại
-

Vật liệu cọc bị phá hoại;

-

Tổng chuyển vị đầu cọc vượt quá 10% đường kích cọc tương đương 50 mm.

3.1.7. Quy định về kết thúc thí nghiệm
Công tác thí nghiệm được xem là kết thúc khi:
-


Đạt mục tiêu thí nghiệm theo đề cương được phê duyệt;

-

Cọc bị phá hoại khi tổng chuyển vị đầu cọc vượt quá 10% đường kính (50mm) hoặc vật

liệu cọc bị phá hoại.
4. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Báo cáo thí nghiệm nén tĩnh sẽ được lập bao gồm các nội dung sau:
-

Cơ sở lập báo cáo và Mục đích thí nghiệm;

-

Nội dung, quy trình và kết quả thí nghiệm;

-

Kết luận và kiến nghị;

-

Các biểu đồ quan hệ giữa tải trọng – chuyển vị, biểu đồ chuyển vị - thời gian, biểu đồ

quan hệ tải trọng – thời gian và biểu đồ quan hệ tải trọng – chuyển vị và thời gian;
-

Sơ đồ chất tải, bản vẽ vị trí cọc thí nghiệm;


Đơn vị thiết kế: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Sài gòn SICC

Trang 6



×