Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Ứng dụng GIS đánh giá biến động sử dụng đất quận Cẩm Lệ thành phố đà nẵng giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 49 trang )

TÓM TẮT

Mọi vật trên thế giới không bao giờ bất biến mà luôn luôn biến động không
ngừng. Hiện trạng sử dụng đất trên thế giới và nước ta cũng vậy nó luôn biến động
không ngừng và ngày càng trở nên nghiêm trọng do ảnh hưởng từ các hoạt động về
kinh tế - xã hội của con người. Hiện nay việc nghiên cứu biến động sử dụng đất ngày
càng trở nên nhanh chóng và chính xác hơn với sự hỗ trợ của GIS trong xử lý dữ liệu.
Nhằm mục tiêu bảo vệ tài nguyên đất cũng như hạn chế sử dụng đất bất hợp lý dẫn đến
tình trạng suy thoái đất và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội - môi trường sau này nên đề
tài “Ứng dụng GIS đánh giá biến động sử dụng đất Quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010
-2015” được tiến hành nghiên cứu. Để thực hiện được các mục tiêu trên đề tài cần thu
thập dữ liệu, biên tập bản đồ hiện trạng tại các thời điểm 2010 và 2015, trên cơ sở đó
đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010- 2015 và đề xuất một số biện pháp sử
dụng đất hiệu quả. Sau quá trình nghiên cứu, đề tài đã đánh giá được tình hình sử dụng
đất Quận Cẩm Lệ ở 2 thời điểm 2010 và 2015, thành lập được bản đồ biến động sử
dụng đất giai đoạn 2010-2015 sau đó đánh giá, phân tích và đề xuất một số giải pháp
sử dụng đất hiệu quả.

1


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý, địa hình địa mạo
Quận Cẩm Lệ được thành lập theo Nghị định số 102/2005/NĐ-CP ngày 05
tháng 8 năm 2005 của Chính phủ trên cơ sở phường Khuê Trung thuộc quận Hải Châu
và xã Hòa Thọ, xã Hòa Phát, xã Hòa Xuân thuộc huyện Hòa Vang. Sau khi thành lập,
quận Cẩm Lệ gồm có 6 phường: Khuê Trung, Hoà Thọ Tây, Hoà Thọ Đông, Hoà Phát,
Hoà An, Hoà Xuân với tổng diện tích tự nhiên là 3.525,27 ha, dân số 100.877 người,
có vị trí địa lý như sau:


+ Phía Bắc giáp quận Hải Châu, quận Liên Chiểu.
+ Phía Đông giáp quận Hải Châu, quận Thanh Khê và quận Ngũ Hành Sơn.
+ Phía Tây giáp huyện Hoà Vang và quận Liên Chiểu.
+ Phía Nam giáp huyện Hoà Vang.
Cẩm Lệ là vùng đồng bằng nhưng có địa hình đa dạng và phức tạp, đặc điểm
địa hình bị chia cắt bởi hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Khu vực đồi núi cao phân bố hầu hết ở phường Hoà An và Hoà Phát, chiếm
diện tích khoảng 230 ha, với độ cao từ 100m trở lên, cao nhất là đỉnh núi Phước Tường
với độ cao 324 m. Khu vực vùng gò đồi phân bố tập trung đa số ở phường Hoà Thọ
Tây và một phần nhỏ ở phường Hoà Phát, hầu hết là các đồi núi thấp xen kẽ với các
cánh đồng nhỏ hẹp, với diện tích khoảng 130 ha, có độ cao từ 35 -100m. Vùng Đồng
bằng tương đối bằng phẳng, chiếm phần lớn diện tích toàn quận, có độ cao trung bình
từ 2-10 m. Riêng phường Hoà Xuân có độ cao trung bình thấp, độ cao chỉ từ 0-2m, do
có cốt nền thấp, thường xuyên bị ngập lụt vào những ngày mưa lũ nên đã ảnh hưởng
lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, đời sống của nhân dân.
Có vị trí nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm
thành phố 7 km, trên địa bàn có nhiều trục lộ giao thông chính như: QL 1A, quốc lộ
14B, cửa ra của Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng theo đường Nguyễn Hữu Thọ, có
dòng sông Cẩm Lệ chảy dọc theo địa bàn của quận từ Tây sang Đông và dòng sông
Vĩnh Điện chảy dọc theo địa bàn quận từ Nam sang Bắc và cùng đổ ra cửa biển sông
2


Hàn, lại là địa bàn trọng điểm để mở rộng không gian đô thị của thành phố, quận Cẩm
Lệ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Hình 1 : Bản đồ hành chính quận Cẩm Lệ
* Khí hậu
Quận Cẩm Lệ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới điển hình, mang tính đặc
thù của vùng ven biển miền Trung Trung bộ, có một mùa mưa và một mùa khô với nền

nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú. Lượng mưa trung
bình năm khoảng 304 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 11 (1.218,0 mm),
3


tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 (gần như không mưa). Nhiệt độ trung bình
năm khá cao khoảng 25,2°C, nhiệt độ tháng cao nhất có thể đến 29,8°C và thấp nhất là
21°C. Độ ẩm trung bình năm 82%.
Là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam với tính trội là
khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 9
đến tháng 1 (chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm) và mùa khô từ tháng 2 đến tháng
8, thỉnh thoảng vẫn có những đợt không khí lạnh nhưng không rét đậm và kéo dài.
Lượng bức xạ lớn thuận lợi về phát triển nông nghiệp. Vào mùa hè mưa ít, nền nhiệt
độ cao thường gây hạn hán ở một số nơi trong quận.
Bảng 1: Diễn biến khí hậu qua các năm
Năm
2010

2011

2012

2013

2014

Đơn vị
Nhiệt độ

C


26,3

25,2

26,5

26,2

26,3

Độ ẩm

%

82,3

81,7

81,2

81,3

80,7

Lượng mưa

mm

1864


304

141

193

185

Số giờ nắng

giờ

188

148

175

162

184

* Thuỷ văn
Trên địa bàn quận Cẩm Lệ có 2 con sông chính:
- Sông Cẩm Lệ là hợp lưu của sông Yên và sông Tuý Loan chảy theo hướng
Tây - Đông.
- Sông Vĩnh Điện nối sông Thu Bồn chảy theo hướng Nam - Bắc đổ ra sông
Hàn.
Theo thống kê số liệu thuỷ văn, mực nước các sông cao nhất là +4,00m và mực

nước sông thấp nhất là +0,30m.
4


Ngoài ra còn có nhiều kênh rạch, ao hồ tập trung chủ yếu ở phường Hoà Xuân.
Phần lớn thời gian trong năm nguồn nước và chất lượng nước của các sông đáp
ứng được các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do các sông trên
địa bàn quận nằm ở vị trí hạ lưu của các dòng sông, vào mùa mưa lũ, lượng nước từ
thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường dâng cao đã gây nên lũ lụt ở một số khu
vực. Vào mùa khô, nước sông xuống thấp gây xâm nhập mặn ở một số vùng, thời gian
thường kéo dài khoảng 1 tháng.
1.1.2 Quỹ đất và cơ cấu đất
Diện tích đất tự nhiên toàn quận Cẩm Lệ năm 2014 là 3589.1 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp khoảng 402.7 ha, chiếm 11.22 % diện tích đất tự nhiên, giảm
82.8 ha so với năm 2010. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm 98.7 ha, chiếm 2.75%
diện tích đất tự nhiên; đất trồng cây lâu năm 10 ha, chiếm 0.28% đất tự nhiên; đất lâm
nghiệp có rừng 162.1 ha, chiếm 4.52% diện tích đất tự nhiên; đất nông nghiệp khác
9ha, chiếm lần lượt 0.25 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp khoảng 2749.4 ha, chiếm 76.61% diện tích đất tự nhiên
trong đó đất ở là 885.8 ha, chiếm 24.68% cơ cấu đất tự nhiên; đất chuyên dùng là
1516 ha, chiếm 42.24%. Tuy nhiên trong thời gian tới do sức ép tăng dân số nên một
phần diện tích đất chưa sử dụng sẽ được chuyển đổi sang diện tích đất ở.
1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội.
* Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của quận tập trung
chủ yếu vào các thành phần kinh tế trong nước, thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 33% tổng giá trị của toàn ngành. Trong số
thành phần kinh tế trong nước, kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, chiếm khoảng
73% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn quận.

Một số sản phẩm công nghiệp quận có lợi thế là: sản phẩm của ngành may mặc,
da giày, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, gia công cơ khí và các sản phẩm từ kim loại,

5


Nhìn chung, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản trong thời
gian qua đã có bước tăng trưởng đáng kể, lực lượng sản xuất được tăng cường, đổi
mới cơ cấu quản lý, phương thức sản xuất kinh doanh, chú trọng đầu tư cơ sở vật
chất, kỹ thuật và công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh
doanh, phát huy được tác dụng tích cực trong việc phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, ngành công nghiệp của quận vẫn chưa thật
sự phát triển, chất lượng chưa cao, quy mô hoạt động còn nhỏ, rời rạc với trình độ kỹ
thuật, công nghệ còn lạc hậu và thiếu sự liên kết hợp tác để phát triển.
- Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Mặc dù sản xuất nông nghiệp trong thời gian gần đây đã được đầu tư phát triển
theo hướng hàng hoá; cơ sở vật chất, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng
cao nhưng do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, do diện tích đất canh tác ngày càng bị
thu hẹp bởi các dự án quy hoạch phát triển đô thị, do việc chăn nuôi giảm theo Chỉ thị
số 12 của thành phố nên giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận chiếm tỉ trọng
nhỏ trong cơ cấu kinh tế và ngày càng giảm dần. Tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm - thủy sản năm 2014 là 57 tỷ đồng, giảm 0.8 tỷ đồng so với năm 2013. Hiện nay,
UBND quận đang đầu tư chuyển đổi ngành nghề cho nông dân sang trồng hoa, cây
cảnh, nuôi cá, ếch, nhím, thỏ, dê ... hình thành hội sinh vật cảnh của quận, thành lập
và củng cố các hợp tác xã nông nghiệp để đầu tư sản xuất hàng hoá theo hướng nông
nghiệp đô thị.
- Khu vực kinh tế dịch vụ:
Tổng giá trị của khu vực kinh tế dịch vụ trên địa bàn quận Cẩm Lệ trong năm
2014 đạt 2878 tỷ đồng trong tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) của toàn quận.
Như vậy trong khó khăn chung của cả nền kinh tế, ngành dịch vụ vẫn tiếp tục có
chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng 13,3% so với năm trước. Sự tăng trưởng

này đã phản ánh đúng phương hướng phát triển của quận là nâng dần tỷ trọng của
ngành Dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn. Nhiều loại hình dịch vụ như:
Văn phòng cho thuê, vận tải, thông tin - viễn thông được hình thành và có bước phát
triển.
Hiện nay, trên địa bàn quận có 8 chợ hoạt động trong đó có 1 chợ loại 2, 3 chợ
loại 3 và 4 chợ tạm giải quyết được đáng kể nhu cầu kinh doanh và mua sắm của
nhân dân trên địa bàn quận.

6


Ngành dịch vụ công cộng, dịch vụ kỹ thuật trong những năm gần đây đã bắt đầu
phát triển khá đa dạng theo cơ chế thị trường. Những ngành có đóng góp nhiều nhất
vào GDP của quận là: hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ nhà ở, tài
chính tín dụng, nhà hàng ăn uống...

* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số và sự phân bố dân cư:
Tổng dân số của quận Cẩm Lệ năm 2014 là 106383 người, tỷ lệ tăng tự nhiên là
10.19%%. Mật độ dân số bình quân là 3018 người/km2.
Dân cư phân bố không đồng đều trên địa bàn quận, tập trung ở các phường
Khuê Trung (9012 người/km2), Hoà An (7000 người/km2), Hoà Thọ Đông (5931
người/km2) là những phường có sự phát triển kinh tế mạnh của quận
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của quận có chiều hướng giảm dần, tỷ lệ tăng cơ
học có chiều hướng gia tăng. Với xu thế phát triển kinh tế như hiện nay và trong
những năm tới dự báo mức độ gia tăng dân số cơ học, gia tăng lực lượng lao động sẽ
khá lớn.
- Lao động và việc làm:
Theo số liệu thống kê, dân số trên địa bàn quận Cẩm Lệ có 67.750 người trong
độ tuổi lao động, chiếm 67,16% tổng dân số. Trong đó, lượng lượng lao động xã hội

là 50.469 người, chiếm 75,5% tổng số người trong độ tuổi lao động. Số lao động chưa
có việc làm là 3.977 lao động chiếm 7,88% lực lượng lao động xã hội.
Phần lớn lao động trên địa bàn quận đều chưa qua đào tạo hoặc mới chỉ được
đào tạo ở mức độ sơ cấp. Lao động chưa qua đào tạo chiếm một tỷ lệ lớn là 70,82%
tổng số lao động. Số liệu này thể hiện xu hướng tham gia thị trường lao động của dân
cư quận Cẩm Lệ chủ yếu là những ngành nghề, công việc đòi hỏi lao động giản đơn.
- Thu nhập và mức sống:
Trong những năm qua, đời sống của nhân dân trong quận đã được cải thiện
đáng kể, đến cuối năm 2014 đã xóa được toàn bộ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của
UBND thành phố.
7


Các chỉ tiêu khác thể hiện mức sống dân cư trên địa bàn quận như số tivi, số
máy điện thoại, số máy vi tính/1000 dân cũng ngày một tăng.
* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông đường bộ:
Nằm ở cửa ngõ về phía Tây Nam của thành phố, quận Cẩm Lệ có rất nhiều
thuận lợi về giao thông đối ngoại, trên địa bàn quận có bến xe Trung tâm của thành
phố Đà nẵng và 2 tuyến Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14B với tổng
chiều dài 15,09 km, là trục giao thông chính nối quận và thành phố Đà Nẵng với các
tỉnh thành bên ngoài.
Ngoài ra, các tuyến đường liên phường (dài 38,624 km), đường đô thị quận
quản lý (47,59 km), đường đô thị thành phố quản lý (26,83 km) và một hệ thống giao
thông kiệt hẻm (dài khoảng 100 km) đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu đi lại của nhân
dân và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế của quận. Tuy nhiên
chất lượng của một số tuyến đường còn kém, phần lớn là đường giao thông kiệt hẻm
(chiều rộng từ 1,0m đến 3,5m) lại bị lấn chiếm để sử dụng vào mục đích kinh doanh
gây khó khăn cho giao thông đi lại và việc mở rộng, cải tạo các tuyến đường.
- Giao thông đường sông:

Cẩm Lệ có 2 tuyến đường sông chạy qua là sông Cẩm Lệ với chiều dài 9,5 km,
sông Vĩnh Điện với chiều dài 6,5 km và 2 bến đò ngang là bến đò Đò Xu - Trung
Lương, bến đò Liêm Lạc - Mân Quang. Mặc dù chiều dài của các tuyến đường sông
không nhiều nhưng nó đã góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu vận tải, đặc biệt là
vận chuyển hàng hoá vật liệu xây dựng từ Cẩm Lệ đi các địa phương khác và ngược
lại.
- Cấp, thoát nước đô thị, kênh mương, thuỷ lợi, hồ điều tiết nước:
Hiện nay hệ thống cấp nước sinh hoạt cho nhân dân chưa đảm bảo cung cấp đều
khắp mặc dù trên địa bàn quận có nhà máy nước Cầu Đỏ đang hoạt động với công
suất 120.000m3/ngày đêm. Các tuyến đường ống nhánh đến các khu dân cư vẫn thiếu
nhiều, kể cả những vùng có cự ly gần với tuyến đường ống chính và nhà máy nước
Cầu Đỏ. Tỷ lệ hộ sử dụng nước máy trên toàn quận mới chỉ đạt khoảng 90,1%. Để
đảm bảo sức khỏe và vệ sinh môi trường cho người dân cần tuyên truyền để nhân dân

8


sử dụng nước máy. Mặt khác, về phía chính quyền cố gắng đầu tư, đưa hệ thống nước
máy đến tận các hộ để họ có điều kiện sử dụng.
Hệ thống thoát nước trên địa bàn chưa được đầu tư đồng bộ. Hệ thống thoát
nước tại các tuyến đường chính và các khu dân cư mới quy hoạch tương đối đảm bảo
nhưng tại các khu dân cư cũ thì chưa được đầu tư hoàn thiện. Giữa khu dân cư chỉnh
trang và dự án quy hoạch mới không khớp nối, có sự chênh lệch về cao độ và đường
ống thoát nước, gây ứ đọng và ngập úng cục bộ vào mùa mưa ảnh hưởng đến môi
trường sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Mạng lưới công trình thuỷ lợi với hệ thống kênh mương đảm bảo tưới tiêu cho
các diện tích đang canh tác trên địa bàn quận
- Cơ sở Y tế:
Trên địa bàn quận có một Bệnh viện Đa khoa, một Bệnh viện Y học dân tộc,
một Đội y tế dự phòng, một Đội chăm sóc sức khoẻ sinh sản và sáu Trạm y tế phường

(bình quân 5 giường bệnh/ trạm), trong đó 100% trạm đã tầng hoá, có 3 phường đạt
chuẩn quốc gia về y tế. Nhìn chung trong những năm qua ngành y tế quận đã đáp ứng
được nhu cầu khám chữa bệnh trong nhân dân, thường xuyên chú trọng công tác
phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện tốt các chương trình y
tế quốc gia.
- Cơ sở Giáo dục - đào tạo:
Toàn quận có 31 trường gồm 2 trường phổ thông trung học, 6 trường trung học
cơ sở, 9 trường tiểu học và 14 trường mầm non với 440 phòng học. Các phường đều
đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở đúng độ tuổi và đang thực hiện phổ cập bậc
trung học phổ thông.
Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, trên địa bàn quận còn có 1 Trung tâm đào
tạo nghề, mỗi năm đào tạo nghề ngắn hạn từ 800 - 1.000 học viên, 1 trường Trung cấp
Kinh tế kỹ thuật tư thục Đức Minh, đào tạo các ngành kế toán, tin học, điện tử, điện
dân dụng và công nghiệp xây dựng, với số lượng tuyển sinh hàng năm trên 1.000 học
sinh và trường Đại học Ngoại Ngữ với quy mô quốc gia đặt tại phường Khuê Trung.
Nhìn chung chất lượng cơ sở vật chất trường học tại quận đều khá tốt, phần lớn
đã được xây dựng nhà tầng, phòng học đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích và được trang
bị một số thiết bị cần thiết, đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy và học.
9


- Cơ sở Thể dục thể thao:
Ngoài Trung tâm thể dục thể thao, có ba sân thi đấu cầu lông có mái che của
UBND quận, Chi cục Thuế, Ngân hàng quận và ba sân bóng đá mini tại phường Hoà
Thọ Đông và phường Khuê Trung.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất ngành thể dục thể cao còn hạn hẹp cả về số lượng và
quy mô, chưa đủ trang thiết bị cần thiết cho việc tập luyện và thi đấu. Ngoài Trung
tâm thể dục thể thao của quận, nhìn chung các cơ sở còn lại chưa đạt được chất lượng
phục vụ luyện tập và thi đấu.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Nẵng, nền kinh tế
quận Cẩm Lệ đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Kinh tế quận có tốc độ tăng trưởng
cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành dịch vụ, công
nghiệp là đúng theo định hướng phát triển đã đề ra. Sự tăng trưởng này đã góp phần
tăng thêm tiềm lực cho nền kinh tế, quy mô kinh tế của quận ngày càng lớn và đã có
những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của thành phố.
Công cuộc quy hoạch và chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh, nhiều cơ sở hạ tầng
về kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư đã đem lại cho quận Cẩm Lệ dáng dấp của
một đô thị mới và đây là những điều kiện, những tiền đề thúc đẩy nền kinh tế của
quận tiếp tục phát triển.
Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng
được nâng cao. GDP bình quân đầu người luôn đạt năm sau cao hơn năm trước và cao
hơn mức GDP bình quân đầu người của cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề kinh tế - xã hội của quận
vẫn đang có những tồn tại nhất định:
- Kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa thật sự bền vững, quy mô của nền kinh tế
còn nhỏ, cơ cấu kinh tế mặc dù đang chuyển dịch theo chiều hướng tích cực nhưng
tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng với khả năng.
- Công cuộc quy hoạch và chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh nhưng chưa đồng
bộ, nhiều công trình còn xây dựng dở dang, một số công trình nằm xem lẫn giữa các
khu dân cư, cơ sở hạ tầng không theo kịp đà phát triển: Sự quá tải của hạ tầng kỹ
thuật, sự xuống cấp của môi trường, thiếu cây xanh, thiếu các công trình văn hoá,
10


nghỉ ngơi giải trí và sự phá vỡ các vành đai xanh là các vấn đề cần phải xem xét giải
quyết.
- Theo thời gian, khi các dự án triển khai thực hiện thì yêu cầu quỹ đất dành cho
nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch
dịch vụ, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi xã hội, đất ở ... sẽ gia tăng mạnh.

Quỹ đất nông, lâm nghiệp giảm mạnh, việc mở rộng diện tích đất nông, lâm nghiệp
(đặc biệt là diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp) để bù lại những diện tích đã mất
do chuyển đổi sang các mục đích khác không nhiều, đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn
và hết sức khó khăn trong việc triển khai thực hiện.
2 Tổng quát về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
1
Khái niệm

Thuật ngữ GIS được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Địa lý, kỹ
thuật tin học, quản lý môi trường và tài nguyên, khoa học xử lý về dữ liệu không
gian…Sự đa dạng trong các lĩnh vực ứng dụng dẫn đến có rất nhiều định nghĩa về
GIS. Một số định nghĩa tiêu biểu về GIS có thể kể đến như:
Theo Burrough (1986) cho rằng GIS là “Một tập hợp các công cụ thu thập, lưu
trữ, trích xuất, chuyển đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực để phục vụ
cho một mục đích nào đó”.
Chi tiết hơn, Aronoff (1989) định nghĩa GIS là “Một hệ thống dựa trên máy tính
cung cấp bốn khả năng về dữ liệu không gian: nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu, xử lý và
phân tích, xuất dữ liệu”.
Theo Nguyễn Kim Lợi và ctv (2009) : Hệ thống thông tin địa lý được định
nghĩa như là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân
tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm hỗ trợ việc thu
nhận, lưu trữ, quản lí, xử lí, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới
thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp từ thông tin cho các mục đích con người đặt ra.
1.2.2. Thành phần của GIS
Theo Nagarajan, 2009; Nguyễn Quốc Bình, 2007 GIS có 5 thành phần cơ bản
như sau:
- Phần cứng: Bao gồm hệ thống máy tính mà các phần mềm GIS chạy trên đó. Việc lựa
chọn hệ thống máy tính có thể là máy tính cá nhân hay siêu máy tính. Các máy tính
11



cần thiết phải có bộ vi xử lý đủ mạnh để chạy phần mềm và dung lượng bộ nhớ đủ để
lưu trữ thông tin (dữ liệu).
- Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết để lưu trữ,
phân tích và hiển thị dữ liệu không gian. Nhìn chung, tất cả các phần mềm GIS có thể
đáp ứng được những yêu cầu này, nhưng giao diện của chúng có thể khác nhau.
- Dữ liệu: Dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan là nền tảng của GIS. Dữ liệu này
có thể được thu thập nội bộ hoặc mua từ một nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Bản đồ
số là hình thức dữ liệu đầu vào cơ bản cho GIS. Dữ liệu thuộc tính đi kèm đối tượng
bản đồ cũng có thể được đính kèm với dữ liệu số. Một hệ thống GIS sẽ tích hợp dữ
liệu không gian và các dữ liệu khác bằng cách sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Phương pháp: Một hệ thống GIS vận hành theo một kế hoạch, đó là những mô hình và
cách thức hoạt động đối với mỗi nhiệm vụ. Về cơ bản, nó bao gồm các phương pháp
phân tích không gian cho một ứng dụng cụ thể. Ví dụ, trong thành lập bản đồ, có nhiều
kĩ thuật khác nhau như tự động chuyển đổi từ raster sang vector hoặc vector hóa thủ
công trên nền ảnh quét.
- Con người: Người sử dụng GIS có thể là các chuyên gia kĩ thuật, đó là ngời thiết kế và
thực hiện hệ thống GIS, hay có thể là ngời sử dụng GIS để hỗ trợ cho các công việc
thường ngày. GIS giải quyết các vấn đề không gian theo thời gian thực. Con người lên
kế hoạch, thực hiện và vận hành GIS để đa ra những kết luận, hỗ trợ cho việc ra quyết
định.

Hình 2. Các thành phần của GIS

12


1.2.3. Chức năng của GIS
GIS có 4 chức năng cơ bản (Basanta Shrestha, 2001), đó là:
- Thu thập dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn khác nhau,

có nhiều dạng và được lưu trữ theo nhiều cách khác nhau. GIS cung cấp công cụ để
tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung để so sánh và phân tích. Nguồn dữ liệu
chính bao gồm số hóa thủ công quét ảnh hàng không, bản đồ giấy và dữ liệu số có
sẵn. Ảnh vệ tinh và Hệ thống định vị Toàn cầu (GPS) cũng là nguồn dữ liệu đầu vào.
- Quản lý dữ liệu: Sau khi dữ liệu được thu thập và tích hợp, GIS cung cấp chức
năng lưu trữ và duy trì dữ liệu. Hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả phải đảm bảo các
điều kiện về an toàn dữ liệu, toàn vẹn dữ liệu, lưu trữ và trích xuất dữ liệu, thao tác dữ
liệu.
- Phân tích không gian: Đây là chức năng quan trọng nhất của GIS làm cho nó
khác với các hệ thống khác. Phân tích không gian cung cấp các chức năng như nội suy
không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp.
- Hiển thị kết quả: Một trong những khía cạnh nổi bật của GIS là có nhiều cách
hiển thị thông tin khác nhau. Phương pháp truyền thống bằng bảng biểu và đồ thị được
bổ sung với bản đồ và ảnh ba chiều. Hiển thị trực quan là một trong những khả năng
đáng chú ý nhất của GIS, cho phép người sử dụng tương tác hữu hiệu với dữ liệu.
Dữ liệu địa lý trong GIS
- Có hai thành phần quan trọng của dữ liệu địa lý: Dữ liệu không gian (nó ở đâu?) và dữ
liệu thuộc tính (nó là gì?).
- Dữ liệu không gian xác định vị trí của một đối tượng theo một hệ tọa độ.
- Dữ liệu thuộc tính thể hiện một hay nhiều thuộc tính của thực thể không gian, bao gồm
dữ liệu định tính và định lượng. Dữ liệu định tính xác định loại đối tượng (ví dụ, nhà
cửa, rừng núi, sông ngòi); trong khi dữ liệu định lượng chia thành dữ liệu tỉ lệ (dữ liệu
được đo lường từ điểm gốc là 0), dữ liệu khoảng (dữ liệu được chia thành các lớp), dữ
liệu dạng chữ (dữ liệu được thể hiện dưới dạng chữ), Shahab Fazal, 2008). Dữ liệu
thuộc tính còn gọi là dữ liệu phi không gian vì bản thân chúng không thể hiện thông
tin không gian (Basanta Shrestha, 2001).
Mô hình dữ liệu Raster và Vector

13



Đối tượng không gian trong cơ sở dữ liệu GIS được lưu trữ dưới dạng vector
hoặc raster (Basanta Shrestha., 2001).
Cấu trúc dữ liệu vector lưu trữ vị trí của đối tượng bản đồ bằng cặp tọa độ x, y
(và đôi khi có z). Một điểm được mô tả bằng một cặp tọa độ x-y và tên của nó. Một
đường thẳng được mô tả bởi một tập hợp nhiều cặp tọa độ và tên của nó. Về lý thuyết,
một đường thẳng được mô tả bởi vô số điểm, nhưng trên thực tế, điều này là không
thể. Do đó, một đường thẳng được xây dựng bởi nhiều đoạn thẳng. Một diện tích hay
một vùng được mô tả bởi một tập hợp nhiều cặp tọa độ và tên của nó, nhưng có điều
khác là cặp tọa độ bắt đầu và kết thúc phải trùng nhau (Hình 2.7). Định dạng vector thể
hiện vị trí và hình dạng của đối tượng và đường bao chính xác. Chỉ có độ chính xác, tỉ
lệ của bản đồ trong quá trình biên tập, độ phân giải của thiết bị đầu vào và kĩ năng
nhập dữ liệu mới làm giảm độ chính xác.
- Ngược lại, định dạng raster hay lưới ô vuông thể hiện đối tượng bản đồ là các ô vuông
trong một ma trận lưới. Không gian này được định nghĩa bởi một ma trận điểm được
tổ chức thành hàng và cột. Nếu hàng và cột được đánh số, vị trí của mỗi thành phần sẽ
được xác định bởi số hàng và số cột, thông qua đó có thể liên kết với một hệ tọa độ.
Mỗi ô vuông có một giá trị thuộc tính (dạng số) thể hiện đối tượng địa lý hoặc dữ liệu
định danh như loại hình sử dụng đất, lượng mưa, độ cao. Kích thước của ô vuông
trong ma trận lưới sẽ xác định mức độ chi tiết mà đối tượng bản đồ có thể được hiển
thị.

Hình 3: Định dạng vector (trái), raster (phải)
Mô hình dữ liệu thuộc tính
GIS sử dụng định dạng raster hoặc vector để thể hiện các đối tượng địa lý. Bên
cạnh vị trí, GIS cũng phải lưu trữ thông tin về chúng (Basanta Shrestha et al., 2001).
Ví dụ, đường thẳng trung tâm thể hiện đường giao thông trên bản đồ không nói cho
chúng ta nhiều về con đường ngoại trừ vị trí của nó. Để xác định độ rộng, loại đường,
14



những thông tin này cần được lưu trữ để hệ thống có thể xử lý khi cần. Nghĩa là GIS
phải tạo một mối liên kết giữa dữ liệu không gian và phi không gian. Mối liên kết giữa
một đối tượng bản đồ và thuộc tính của nó được thiết lập bằng cách cho mỗi đối tượng
ít nhất một mã định danh riêng - tên hoặc số, thường gọi là ID. Thông tin phi không
gian của đối tượng sau đó được lưu trữ, thường trong một hay nhiều tập tin theo số ID
như hình
Dữ liệu phi không gian có thể được lưu trữ theo nhiều cách. Nhiều phần mềm
GIS sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ để lưu trữ dữ liệu thuộc tính. Một hệ
quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ xem dữ liệu như là một chuỗi các bảng có mối liên hệ
logic với các bảng khác theo thuộc tính liên kết (Hình 5). Bất kì thành phần dữ liệu
trong một mối quan hệ có thể được tìm thấy khi cho biết tên bảng, tên thuộc tính (cột)
và giá trị của khóa chính ưu điểm của hệ quản trị này là chúng linh hoạt và có thể đa ra
câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào được mô tả bằng toán tử logic và toán học.

Hình 4. Liên kết dữ liệu không gian và thuộc tính
(Nguồn : Nguyễn Duy Liêm, 2011)

Hình 5: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ
3

Khái quát về đánh giá biến động sử dụng đất
15


1.3.1 Biến động sử dụng đất
1.3.1.1 Khái niệm
Từ trước đến nay chưa có khái niệm chính xác về đánh giá biến động. Nhưng
đánh giá biến động có thể được hiểu là: Việc theo dõi, giám sát và quản lý đối tượng
nghiên cứu để từ đó thấy được sự thay đổi về đặc điểm, tính chất của đối tượng

nghiên cứu, sự thay đổi có thể định lượng được. Ví dụ: Diện tích đất chuyên mục đích
sử dụng, diện tích rừng mất đi hay được trồng mới,…
Đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất là đánh giá được sự thay đổi về loại
hình sử dụng đất qua các thời điểm dưới sự tác động từ các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, sự khai thác, sử dụng của con người. Mọi vật trên thế giới tự nhiên không bao
giờ bất biến mà luôn luôn biến động không ngừng, động lực của mọi sự biến động đó
là quan hệ tương tác giữa các thành phần của tự nhiên. Như vậy để khai thác tài
nguyên đất đai của một khu vực có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này và
không làm suy thoái môi trường tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động của
đất đai. Sự biến động đất đai do con người sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội
có thể phù hợp hay không phù hợp với quy luật của tự nhiên, cần phải nghiên cứu để
tránh sử dụng đất đai có tác động xấu đến môi trường sinh thái.
Như vậy biến động tình hình sử dụng đất là xem xét quá trình thay đổi của diện
tích đất thông qua thông tin thu thập được theo thời gian để tìm ra quy luật và những
nguyên nhân thay đổi từ đó có biện pháp sử dụng đúng đắn với nguồn tài nguyên này
(Nguyễn Tiến Mạnh, 2008).
1.3.1.2 Những đặc trưng của biến động sử dụng đất
Biến động sử dụng đất có những đặc trưng cơ bản như sau (Nguyễn Tiến Mạnh,
2008):
Quy mô biến động
+ Biến động về diện tích sử dụng đất đai nói chung.
+ Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất.
+ Biến động về đặc điểm của những loại đất chính.
Mức độ biến động
16


+ Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các
loại hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu.
+ Mức độ biến động được xác định thông qua việc xác định diện tích tăng,
giảm và số phần trăm tăng giảm của từng loại hình sử dụng đất giữ cuối và đầu thời kỳ

đánh giá.
1.3.1.3 Những nhân tố gây nên tình hình biến động sử dụng đất
Các yếu tố tự nhiên là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất đai vào các mục
đích kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố sau: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn,
thảm thực vật (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008).
Các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích các loại
hình sử dụng đất đai bao gồm các yếu tố sau (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008):
+ Sự phát triển các ngành kinh tế như: Dịch vụ, xây dựng, giao thông và các
ngành kinh tế khác.
+ Gia tăng dân số.
+ Các dự án đầu tư phát triển kinh tế.
+ Thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa.
1.3.1.4 Ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá tình hình biến động sử dụng đất
Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng
đất đai (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008):
+ Là cơ sở khai thác tài nguyên đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có
hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Mặc khác khi đánh giá biến động sử dụng đất cho ta biết nhu cầu sử dụng đất
giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố
các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối
với nền kinh tế xã hội để biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay
tiêu cực, để từ đó đưa ra những phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và
các phương pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, bảo vệ mội trường sinh thái.
17


Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng là tiền đề,
cơ sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn
định trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý

giá của quốc gia.

1.3.2

Vai trò của GIS trong đánh giá biến động sử dụng đất

So với việc đánh giá biến động bằng phương pháp truyền thống thì việc tự động
hóa trong đánh giá biến động cho ta một lợi ích to lớn. GIS cho phép người dùng thực
hiện các chức năng: Hiển thị trực quan, tạo lập bản đồ, trợ giúp ra quyết định, trình
bày, khả năng tùy biến của chương trình.
Nguyên lý của việc đánh giá biến động của phần mềm này là sau khi chồng xếp
2 lớp thông tin bản đồ lên nhau, phần mềm sẽ tự động hiển thị những vùng biến động
về trường dữ liệu đã đăng ký giữa hai lớp và tính toán được diện tích biến động của
các vùng đó trên bản đồ với thao tác đơn giản để đa ra kết quả. Từ lớp thông tin biến
động ta có thể xây dựng được bản đồ biến động.
Để đánh giá biến động cần có một ma trận đánh giá biến động. Ma trận này dựa
trên các thông tin biến động ta đã xử lý ở trên. Bản đồ biến động thể hiện sự phân bố
không gian của các đối tượng bị biến động hoặc cũng có thể biểu thị được mức độ biến
động của các đối tượng trên bản đồ còn ma trận biến động hiển thị kết quả thống kê
diện tích của các loại đối tượng cùng với sự phân bố biến động sang các đối tượng
khác. Và đây chính là ưu điểm hơn hẳn của phương pháp này so với các phương pháp
khác. Sau khi đánh giá biến động ta tiến hành đề xuất giải pháp hiệu quả.

18


CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian thực hiện : Ngày 18-01-2015 đến ngày 27-03-2016.
2.1.2 Địa điểm : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Đà Nẵng.

2.1.3. Các trang thiết bị
- Bản đồ hiện trạng quận Cẩm Lệ
- Bản đồ hiện trạng quận Cẩm Lệ 2010, 2015
- Máy tính cá nhân sử dụng trong quá trình tính toán và thống kê, lập bản đồ và
đánh giá số liệu.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết về biến động sử dụng đất.
- Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Quận Cẩm Lệ năm 2010, 2015.
- Thành lập bản đồ biến động sử dụng đất Quận Cẩm Lệ giai đoạn 2010-2015.
- Đánh giá và đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Công tác chuẩn bị
Lập kế hoạch :
- Từ ngày 18 tháng 01 năm 2015 đến 05 tháng 02 năm 2015 :
19


• Đến thực tập tại cơ quan, làm quen với môi trường làm việc.
• Thực tập tại cơ quan, tham khảo tài liệu, tìm hiểu tổng quan về điều kiện tự

nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của quận Cẩm Lệ.
• Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất 2010 và 2015.

- Từ ngày 22/02/2016 đến 20/03/2016: Phân tích nội nghiệp
• Phân tích dữ liệu thu thập được như: các nguồn tài nguyên, số liệu về dân số,

lao động, việc làm để từ đó đánh giá khái quát về tình hình phát triển quận.
• Thành lập bản đồ biến động từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các

năm.

• Thống kê số liệu về diện tích các loại đất qua các năm từ 2010 đến 2015 để

lập bảng so sánh nhằm thấy được sự biến động và thay đổi diện tích theo các
năm, từ đó đưa ra ý kiến đánh giá, biện pháp và kiến nghị.
- Từ ngày 21/03/2016 đến 27/03/2016: viết và hoàn thành báo cáo.
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu biến động
Để đánh giá biến động sử dụng đất trước tiên cần thu thập dữ liệu hiện trạng sử
dụng đất của Quận Cẩm Lệ trong 2 năm 2010 và 2015. Dữ liệu ta thu được gồm bản
đồ hiện trạng sử dụng đất trong 2 năm 2010, 2015, bản đồ hành chính Quận Cẩm Lệ
dạng *.dgn,…Đánh giá biến động được thực hiện trên phần mềm Arcgis do đó cần có
sự chuyển đổi định dạng dữ liệu thông qua các công cụ của GIS. Sau đó biên tập
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của 2 thời điểm 2010, 2015. Sau đó ta tiến
hành nhóm các loại hình sử dụng đất cho 2 năm phải giống nhau. Cụ thể đối tượng
nghiên cứu được gom thành 5 loại hình sử dụng đất (CSD: Đất chưa sử dụng; LNP:
Đất lâm nghiệp; NNP: Đất nông nghiệp; OTC: Đất ở; PNN: Đất phi nông nghiệp. Sau
đó tiến hành chồng ghép 2 bản đồ, lập ma trận biến động sử dụng đất giai đoạn 20102015 và thành lập bản đồ biến động như hình 11. Dựa vào kết quả đánh giá biến động
và xu hướng biến động sử dụng đất nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền
vững.

20


Đối tượng nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá

GIS


Bản đồ hiện trạng sử

Bản đ

Hình 6: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu
21


Để xây dựng bản đồ nói chung và bản đồ hiện trạng sử dụng đất nói riêng công
việc đầu tiên là công tác chuẩn bị cho việc thành lập bản đồ. Nhiệm vụ chủ yếu của
công đoạn này là thu thập, kiểm tra, đánh giá các tài liệu, số liệu sẵn có theo những
yêu cầu của nội dung, mục đích của đề tài. Kế thừa có chọn lọc các bản đồ, tài liệu đã
có trên khu vực nghiên cứu. Bản đồ địa chính, địa hình, hiện trạng sử dụng đất cũ có
thể dùng làm bản đồ nền trong khi xây dựng bản đồ hiện trạng mới.
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm sử dụng các lớp thông tin của bản đồ hiện
trạng để đánh giá biến động. Bộ số liệu đầu vào chỉ cung cấp thông tin phục vụ nghiên
cứu mà không đáp ứng đủ yêu cầu để phục vụ nghiên cứu. Dựa vào máy tính và các
phần mềm sẵn có tiến hành xử lý số liệu.
- Để đánh giá biến động được thì cần phải chuẩn hóa dữ liệu đáp ứng yêu cầu thống
nhất và chuẩn xác về cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính.
+ Về cơ sở dữ liệu không gian chuẩn hóa về ranh giới khu vực nghiên cứu
giữa các năm phải trùng khít nhau, ranh giới các vùng phải khép kín.
+ Về cơ sở dữ liệu thuộc tính yêu cầu thiết kế các trường cơ sở dữ liệu giữa
các năm phải hoàn toàn giống nhau về tên trường, độ rộng, kiểu trường,…
- Với số liệu bản đồ đã được chuẩn hóa ở các thời điểm, tiến hành chồng xếp các lớp
thông tin về hiện trạng sử dụng đất của 2 thời điểm theo giai đoạn 2010-2015 sẽ cho ra
kết quả biến động.
Tiến trình thành lập :
Bước 1: Thu thập dữ liệu các loại hình sử dụng đất thời điểm 2010, 2015.
Bước 2: Chuyển đổi dữ liệu từ dạng *.dgn từ Microstation sang dạng .shp bên

Arcgis và xử lý dữ liệu về không gian, thuộc tính.
Bước 3: Sau đó nhóm các loại hình sử dụng và gán mã cho từng loại hình.
Bước 4: Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thời điểm 2010, 2015.
Bước 5 : Chồng ghép hai bản đồ hiện trạng của 2 thời kỳ, thành lập bản đồ biến
động giai đoạn 2010 – 2015.

22


CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng sử dụng đất 2015 theo kiểm kê.
Tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính quận Cẩm Lệ đến ngày
31/12/2014 là 3589,1ha. Trong đó :
- Diện tích đất nông nghiệp : 402.7ha, chiếm 11.22% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất phi nông nghiệp : 2749.4ha, chiếm 76.61 % tổng diện tích đất tự
nhiên.
- Diện tích đất chưa sử dụng : 436.9ha, chiếm 12.17% tổng diện tích đất tự nhiên.
3.1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Với diện tích 402.7ha phân bố chủ yếu ở phường Hòa Phát và Hòa Thọ Tây,
Phường Khuê Trung hầu như không còn diện tích đất nông nghiệp thuần túy, chỉ còn
5.67ha diện tích đất trồng cây lâu năm do nằm ngoài hạn mức công nhận đất ở.
Phường Hòa Xuân không còn đất nông nghiệp do là địa bàn giải tỏa trắng để thực hiện
các dự án quy hoạch của thành phố cụ thể như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp : 231.6ha, chiếm tỉ lệ 6.45% so với tổng diện tích tự
nhiên; trong đó đất trồng lúa 122.9ha, đất trồng cây hàng năm khác 98.7ha, đất trồng
cây lâu năm 10ha.
- Đất lâm nghiệp : 162.1ha chiếm tỷ lệ 4.52% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Đất nông nghiệp khác : 9ha chiếm tỷ lệ 0.25% so với tổng diện tích tự nhiên.

23



Diện tích phân theo đơn vị hành chính cấp dưới trực thuộc

STT

Tên loại đất

Tổng
diện
tích

Phường
Khuê
Trung

Phường
Hòa Phát

Phường
Hòa An

Phường
Hòa
Thọ
Tây

Phường
Hòa
Thọ

Đông

1

Nhóm đất nông nghiệp

402.73

5.67

200.81

71.15

106.33

18.76

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

231.62

5.67

84.88

19.94


102.36

18.76

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

221.67

84.88

19.94

98.08

18.76

1.1.1.1

Đất trồng lúa

122.94

56.97

3.05

62.92


1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm
khác

98.73

27.91

16.89

35.16

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

9.96

1.2

Đất lâm nghiệp

162.06

110.85

51.21

1.2.1


Đất rừng sản xuất

162.06

110.85

51.21

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

0.00

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

0.00

5.67

4.29

24

18.76

Phường

Hòa
Xuân


1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

0.00

1.4

Đất làm muối

0.00

1.5

Đất nông nghiệp khác

9.04

5.07

3.97

Bảng 2 : Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 của
quận Cẩm Lệ
3.1.2 Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp
Với tổng diện tích đất phi nông nghiệp trên toàn quận là 2749.4ha, chiếm 76,61%

tổng diện tích đất tự nhiên, cơ cấu các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp cụ thể
như sau :
- Đất ở tại đô thị : 885.8ha chiếm tỷ lệ 24.69% so với tổng diện tích tự nhiên.
- Đất chuyên dùng : 1516ha chiếm tỷ lệ 42.24% so với tổng diện tích tự nhiên, trong
đó :
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan : 6.5ha chiếm tỷ lệ 0.18% so với tổng diện
tích tự nhiên;
+ Đất quốc phòng : 406.7ha chiếm tỷ lệ 11.33% so với tổng diện tích tự
nhiên;
+ Đất an ninh : 7.3ha chiếm 0.20 % so với tổng diện tích tự nhiên;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp : 215.1ha chiếm tỷ lệ 5.99% so
với tổng diện tích tự nhiên;
+ Đất có mục đích công cộng : 721.2ha chiếm 20.09% so với diện tích tựu
nhiên;
- Đất tôn giáo : 15.1ha chiếm tỷ lệ 0.42% so với tổng diện tích tự nhiên;
- Đất tín ngưỡng : 8.4ha chiếm tỷ lệ 0.24% so với tổng diện tích tự nhiên;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng : 66.4hha chiếm tỷ lệ 1.85% so
với tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung tại các phường Hòa Thọ Tây và Hòa
Phát;
25


×