Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

vấn đề bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.98 KB, 20 trang )

Nhóm 13

Bạo lực gia đình


Bố cục
I.
II.

Đặt vấn đề
Nội dung

1.
2.
3.

Khái niệm bạo lực gia đình
Khái quát tình hình bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt Nam
Các hình thức bạo lực
Theo kiểu bạo lực
Theo nạn nhân

4. Những ảnh hưởng của bạo lực gia đình
5. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
6. Kết luận
III. Tài liệu tham khảo


Đặt vấn đề



II. Nội dung
1.Khái niệm bạo lực gia đình
Bạo hành gia đình hay bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hànhvi bạo lực  giữa các thành viên
trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ
với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp
vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với
nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn
hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp (Wikipedia Tiếng Việt).


2.Khái quát tình hình bạo lực trên thếgiới và ở Việt Nam



Trên thế giới
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực chống lại phụ nữ đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với nhiều dạng thức tinh vi không
phân biệt dân tộc, màu da, tầng lớp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội. Ngay ở những nước được coi là phát triển và
văn minh ở châu Âu, châu Mỹ vẫn có không ít người phải chịu đựng nạn này. Các số liệu cho thấy Bạo lực gia đình thực sự
là một vấn đề có tính toàn cầu và đòi hỏi một cách tiếp cận đa ngành để giải quyết triệt để.



Nghiên cứu dựa trên các cuộc phỏng vấn ở 24.000 phụ nữ tại 10 nước từ Nhật Bản, Thái Lan đến Namibia và Peru...cho
thấy có 4-12% phụ nữ mang thai cho biết họ từng bị đánh đập trong thời gian mang thai, hơn 90% là do cha của đứa bé mà
họ đang mang thai.



Trong gia đình, 80 - 98% trẻ em từng bị cha mẹ đánh phạt, trong đó 1/3 đã từng bị đánh bằng các vật dụng khác nhau( công
bố của WHO,2005)



Bạo lực gia đình ở Việt Nam

Nhận định về bạo lực gia đình hiện nay
(nguồn: BCKH THS Đỗ Thị Kim Lĩnh.2013)

Đường sẹo dài vĩnh viễn trên khuôn mặt chị H, hậu quả của
bạo lực gia đình(nguồn:baodongnai.com.vn, 2012)






Ở Việt Nam tình trạng bạo lực gia đình đang ở mức báo động:
66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo lực gia đình.
Trong 5 năm từ 2000 – 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm
53,1%trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Năm 2005, có tới 39,7 nghìn vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo hành
trong tổng số gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%. Theo đó thì 25% gia đình có hành vi
bạo lực tinh thần, 30%cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục, 5% phụ nữ thường xuyên bị chồng
đánh,82% hộ dân ở nông thôn và 80% hộ ở thành phố xảy ra bạo lực.



Ở ĐBS.Cửu Long có 1.391 ca nhập viện do bạo hành gia đình, trong đó khoảng 1.000 ca tự tử và 30 trường hợp tử
vong.Thủ phạm của bạo lực gia đình không chỉ là người nam giới mà còn chính người phụ nữ,9-10% trường hợp nạn
nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là người vợ.(Thống kê Viện XHH)



Bạo lực

Bạo lực

tình dục

Kinh tế

Bạo lực

Bạo lực

trẻ em

người già


3.1Theo kiểu bạo lực

Bạo lực thể xác



Bạo lực tâm lí

Là hành vi cố ý gây ra thương tích trên cơ thể nạn
nhân, bao gồm hành vi bạo lực và thương tật nhỏ.




Bao gồm các hành động như đánh đập, đối xử tồi



tệ, tra tấn hoặc những hành vi có mục đích khác gây



ra thương tật cho sức khỏe và cuộc sống của người
khác.



Có thể bao gồm việc sử dụng hung khí như que,
gậy, dao hoặc kéo…

Là hành vi cố ý làm tổn thương tâm lý/tinh thần của
người khác và chạm ngưỡng bạo lực.
Bao gồm các hành vi nghiêm trọng có thể ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm lý/tinh thần của phụ nữ, bao gồm
việc sử dụng những lời lẽ lăng mạ, chửi rủa, đe dọa
hoặc hành vi vi phạm khác, kiểm soát và ngăn cấm
người phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc
các hoạt động kinh doanh, lao động khác.


Bạo lực thể xác




Nghiên cứu Quốc gia chỉ ra rằng 31,5% phụ nữ đã
từng lập gia đình bị chồng hoặc chồng cũ bạo hành

Bạo lực tâm lí



Nghiên cứu quốc gia cho thấy tỷ lệ bạo lực tâm lý phổ

về thể xác. Một nghiên cứu trên 465 cặp đôi chỉ ra

biến trong suốt đời người phụ nữ do chồng gây ra là

rằng 50% nam giới thừa nhận họ đã từng đánh vợ

53,6%. Cuộc điều tra 2006 trên tổng số 2.000 phụ nữ

trong khi chỉ 37% phụ nữ nói rằng họ từng bị bạo

đã từng lập gia đình cho biết 25% trong số họ đã từng

lực. Điều này cho thấy, phụ nữ thường có xu hướng

bị bạo lực tâm lý/tinh thần trong chính gia đình họ.

báo cáo không đầy đủ về tình trạng bạo lực mà họ
đã chịu trong đời


Bạo lực tình dục





Là hành vi quấy rối tình dục, hoặc cưỡng ép quan hệ tình dục
ngoài ý muốn của nạn nhân.
Bao gồm các hành vi như hãm hiếp, cưỡng ép quan hệ tình
dụng; sử dụng những lời lẽ hoặc hành động cưỡng ép nạn nhân
thực hiện những hành vi tình dục khiến nạn nhân cảm thấy bị
làm nhục; đe dọa để quan hệ tình dục

Bạo lực kinh tế



Là hành vi cố ý sử dụng phương tiện kinh tế để kiểm soát vợ
hoặc chiếm đoạt thu nhập hợp pháp của vợ hoặc ngăn cấm vợ
tiếp cận, sử dụng các nguồn thu nhập của gia đình hoặc bắt ép
vợ làm việc quá sức.



Bao gồm các hành vi như ép buộc thành viên khác trong gia
đình lao động quá sức hoặc đóng góp vượt quá khả năng thu
nhập của họ,kiểm soát thu nhập của thành viên khác trong gia
đình để bắt họ phụ thuộc về tài chính


Bạo lực kinh tế


Bạo lực tình dục




Nghiên cứu quốc gia cho thấy cứ khoảng 10 phụ nữ
từng kết hôn thì có 01người đã từng bị chồng bạo
lực tình dục trong đời (9,9%).
Cuộc điều tra năm 2006 của Ủy ban Các vấn đề Xã
hội của Quốc hội tại 08 tỉnh, thành phố cho thấy có
đến 30% phụ nữ trả lời đã từng bị chồng bắt quan hệ
tình dục ngoài ý muốn.



Một điều tra nhỏ về hình thức bạo lực kinh tế đã được
thực hiện tại Việt Nam. Dữ liệu thu được từ trung tâm
tư vấn thuộc Bệnh viện Đức Giang – Hà Nội cho thấy
11% bệnh nhân đã từng bị bạo hành về kinh tế.


3.2Theo nạn nhân



Bạo lực người tình, vợ/chồng



Ở Việt Nam, số liệu từ "Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam" do Tổng cục Thống

kê công bố năm 2010 cho thấy, cứ ba phụ nữ đã có chồng thì một người trong số họ, tương đương 34%, cho biết đã
từng bị chồng bạo lực về thể xác hoặc bạo lực tình dục lúc này hay lúc khác trong đời.



Theo thống kê mới nhất từ 2009-06/2012 ở Việt Nam có 180.000 vụ bạo lực gia đình xảy ra giữa vợ và chồng,
những vụ việc này gây ra hậu quả nghiêm trọng.



Ngày 20/11/2013 anh Hải tại Kim Bảng,Hà Nam đã thuê người tạt axit vào mặt vợ do nghi ngờ vợ không chung
thủy.



Ngày26/09/2013, TAND tỉnh Lâm Đồng đã mở phiên tòa xét xử lưu động và tuyên phạt Nguyễn Thị Hoa ( 27 tuổi,
ngụ thôn 4, xã Lộc Châu, huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng) án tù chung thân về tội giết người(giếtchồng để đi theo tình
nhân ).


Bạo lực trẻ em



Các nhà xã hội học tiến hành một cuộc nghiên cứu trên 1000 trẻ em từ 10 -15 tuổi, ở cả nông thôn và thành thị về tâm lý cho
thấy 67% trong các em có biểu hiện tâm lý bình thường, 33% còn  lại có nhiều biểu hiện không ổn định về tâm lý, tinh thần.
Nghiên cứu cũng cho thấy trong số 33% các em có biểu hiện bất thường về tâm lý thì 25% nguyên nhân là do gia đình cha
mẹ  không hạnh phúc, luôn gây nên những xáo trộn tâm lý các con.




Giai đoạn 2008-2010, cả nước có gần 4000 vụ bạo lực trẻ em và gần 100 trẻ em bị giết hại do bạo lực gia đình.(Gia Đình.net,
2011)


Bạo lực người già

Cụ Ngô Vi N,87 tuổi ở Núi Trúc, Ba Đình ,Hà Nội.



Hiện nay, tình trạng người già bị ngược đãi xảy ra ngày càng
nhiều. Nhiều đứa con bất hiếu đã thẳng tay đuổi bố mẹ già ra
khỏi nhà, thậm chí đánh đập dã man người đã mang nặng đẻ
đau... vì coi họ là gánh nặng.



Theo TS Nguyễn Thế Huệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu
người cao tuổi Việt Nam, trước khi tham mưu cho Quốc hội
xây dựng Luật Người cao tuổi, Viện đã tiến hành một cuộc
nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình đối với người cao
tuổi tại 3 tỉnh Phú Yên, Quảng Trị và Đắk Lắk. Kết quả, 90%
số người được hỏi cho biết đã từng bị con cháu bỏ rơi, không
được chăm sóc,50% người già bị con cái đe dọa nhốt trong
nhà cùng nhiều hành vi bạo lực chưa được phát hiện.


Ảnh Hưởng của bạo lực gia đình








Đối với nạn nhân
Họ bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền về con người, bị xúc phạm đến danh dự, nhân
phẩm và xâm hại về thân thể. Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau đớn, thương tích
dẫn đến suy giảm khả năng lao động và có thể dẫn tới cái chết. Các chị em bị bạo hành sẽ
luôn bị ảnh hưởng tới tinh thần như bi quan, chán nản, thất vọng trong cuộc sống, hay
quẫn trí, dễ nóng giận, thần kinh không ổn định và có thể bị phát điên. Những đứa trẻ của
gia đình có bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực trong gia đình có nguy cơ trở thành
người sử dụng bạo lực trong tương lai.
Đối với gia đình
Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống của họ luôn bất hòa,
mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là
trẻ em. Không những thế gia đình họ còn bị thệt hại về kinh tế như chi phí điều trị thương
tích do bạo lực, thu nhập giảm do không có người lao động. Cuối cùng là danh dự, uy tín
của dòng họ hoặc của các thành viên khác trong gia đình bị giảm sút đáng kể.
Đối với xã hội
Bạo lực gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội. Nó là mầm mống phát
sinh tội phạm (hành vi hành chính dễ dẫn tới hành vi hình sự). Bạo lực gia đình làm tăng
áp lực lên hệ thống y tế và làm mất ổn định, trật tự trong xã hội.


Nguyên Nhân




Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực nam/chồng đối với nữ/người vợ trong gia đình. Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế
và quyền lực không nganh bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình, khiến họ dễ bị bạo lực do nam giới
gây ra.



Khó khăn về kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới bạo lực gia đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực,
căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây
nên bạo lực gia đình.



Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật
trong một bộ phận người dân còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tiếp tục xảy ra.



Các nguyên nhân về tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…và các nguyên nhân khác như ngoại tình, ghen tuông…cũng là
những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình.



Sự quan tâm của cộng đồng tới phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa đầy đủ. Cộng đồng và các gia đình vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề
riêng tư trong mỗi gia đình và người ngoài không nên can thiệp. Chính vì vậy, phản ứng của cộng đồng đối với các hành vi bạo lực gia đình còn
thờ ơ, chưa mạnh mẽ.


Kết luận




 
 

Như vậy,bạo lực gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình
đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng. Các yếu tố khác
như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình…
được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng
nguy cơ của bạo lực gia đình. Điều đáng tiếc là một bộ phận
không nhỏ phụ nữ và nam giới không cảm nhận được sự bất
bình đẳng này cũng như sự cần thiết phải thay đổi nó. Vì vậy, để
giải quyết được triệt để vấn đề bạo lực gia đình, chúng ta cần
chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và của
cả cộng đồng.Xóa bỏ “khoảng cách giới” là một vấn đề cấp bách
như nhu cầu về cơm ăn, áo mặc. Thực tế đã chứng minh rằng:
“thực hiện sự bình đẳng về giới không chỉ đem lại lợi ích riêng
cho nữ giới mà vì lợi ích chung của cả hai giới, vì sự phát triển
tiến bộ chung của cả giới nam và giới nữ và vì sự tiến bộ của thế
hệ mai sau”.


III. Tài liệu tham khảo







Mai Huy Bích,Xã hội học gia đình,NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Ts.Hoàng Bá Thịnh Nghiên cứu bạo lực gia đình ở Việt Nam
Bạo hành”câm” nỗi kinh hoàng trong phòng ngủ, thống kê của Viện XHH
Dantri.com.vn
Giadinh.net
www.doisongphapluat.com




×