Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.09 KB, 65 trang )

Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
1




























TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
********


LÝ VĂN SỸ

VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI
VỚI PHỤ NỮ Ở TỈNH LÀO CAI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Người hướng dẫn khoa học :
GV. LÊ THỊ MINH THẢO


HÀ NỘI - 2011
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên Lê Thị

Minh Thảo, Cô đã hướng dẫn tôi tận tình trong suốt thời gian xây dựng và
hoàn thiện đề tài.
Đồng thời tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn tới các Thầy, Cô trong tổ Chủ
nghĩa xã hội khoa học, các Thầy, Cô trong khoa Giáo dục Chính trị, các cán
bộ thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các bạn sinh viên đã có
những sự giúp đỡ đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Tòa án
nhân dân, tỉnh uỷ Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
nghiên cứu khoa học này.
Trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy cô và các bạn sinh viên.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Người thực hịên


Lý Văn Sỹ





Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
3





LỜI CAM ĐOAN

Tôi khẳng định đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
chính thực lực tôi nghiên cứu và hoàn thanh trên cơ sở những kiến thức đã
học về môn Chủ nghĩa xã hội khoa học và sử dụng tài liệu tham khảo. Nó
không trùng khớp với bất kì kết quả của tác giả nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Người thực hiện


Lý Văn Sỹ












Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
4





MỤC LỤC


Trang


MỞ ĐẦU
1
Chương 1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BẠO
LỰC ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH
6
1.1. Một số khái niệm 6
1.2. Quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về bình đẳng 15
Chương 2. BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở
LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
24
2.1. Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình 24
2.2. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở
tỉnh Lào Cai 39
2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm xoá bỏ tình trạng bạo lực gia
đình đối với phụ nữ ở tình Lào Cai 47
KẾT LUẬN
58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
60




MỞ ĐẦU
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
5

1. Lí do chọn đề tài

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có vững thì xã hội mới mạnh.
Nhưng tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn ngày càng gia tăng, tình trạng
bạo lực gia đình chống lại phụ nữ đang xảy ra ở khắp nơi với nhiều hình
thức tinh vi không phân biệt dân tộc, màu da, tầng lớp, địa vị, trình độ văn
hoá và phổ biến ở các nước có nền kinh tế kém phát triển như Tây Phi, Thái
Lan, Việt Nam…, kể cả ở một số nước châu Âu, châu Mĩ có trình độ phát
triển kinh tế cao, chị em phụ nữ vẫn còn bị tình trạng ngược đãi.
Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề gia
đình rất được Đảng coi trọng: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc
xây dựng và bồi dưỡng các thành viên trong gia đình có lối sống văn hoá,
làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của
xã hội” [5, tr.414]. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm vấn đề bình đẳng
nam nữ. Quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội được khẳng định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang nhau quyền về mọi
phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa”. Và được tiếp tục ghi nhận trong
các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 [33, tr.32]. Các chính sách, đường
lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa trong các bản Hiến
pháp, luật pháp, văn bản luật… nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của người phụ nữ trong gia đình.

Tuy nhiên ở nước ta, gần đây nhất, tại Hội thảo công bố nghiên cứu
Quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 25
tháng 11 năm 2010, cho biết có 58% số phụ nữ Việt Nam đã từng là nạn
nhân của bạo lực gia đình. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (1999) khi
nghiên cứu vấn đề này đã công bố tình trạng phụ nữ là nạn nhân của bạo lực
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
6

gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau chiếm 40% đến 80%. Bạo lực gia
đình để lại nhiều hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
Ở tỉnh Lào Cai trong mấy năm gần đây, tình trạng bạo lực gia đình
ngày càng tăng và xảy ra phổ biến ở các vùng nông thôn, nhất là các vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống. Tình trạng này làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, làm tổn hại kinh
tế gia đình và sự phát triển của xã hội
Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi chọn đề tài: “Vấn đề bạo lực
gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay” làm
khoá luận tốt nghiệp. Với mong muốn nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp của tình trạng bạo lực gia đình ở địa phương Lào Cai. Qua đây
góp phần công sức nhỏ bé vào nỗ lực của toàn xã hội nói chung, tỉnh Lào
Cai nói riêng với vấn đề giải phóng phụ nữ về mặt lí luận cũng như thực
tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về gia đình được C.Mác- Ph.Ăngghen nghiên cứu rất sớm
trong các tác phẩm của mình. Điển hình là tác phẩm “Nguồn gốc của gia
đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”. Trong tác phẩm này, Ăngghen đã
đề cập rất rõ đến nguyên nhân xuất hiện gia đình, các loại hình gia đình
trong lịch sử, nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng giới, đồng thời chỉ

ra phương hướng, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.
Vận dụng những lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện của
nước ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều chủ trương,
đường lối, chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ.
Nhất là trong Hiến pháp, luật pháp và nhiều văn kiện của Đảng rất nhiều quy
định liên quan đến vấn đề này.
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
7

Một số năm gần đây, nhiều Hội thảo đã đi vào nhiều góc độ, khía
cạnh khác nhau về luật dành cho chị em phụ nữ. Tại Hội thảo “Đại biểu hội
đồng nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với công tác phòng
chống bạo lực gia đình” tổ chức tại Vĩnh Long vào ngày 10/3/2008 đã bàn
về thực trạng và giải pháp nhằm xoả bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và
đưa ra được 44 điều khoản trình Quốc hội.
Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu có liến quan đến phụ nữ như:
- Công trình “Đánh giá sự tiến bộ của phụ nữ từ 1985- 1995” (1995)
của PGS.TS Lê Thị Quý.
- Đánh giá những biến đổi trong gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay “Gia đình Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước và vấn đề
xây dựng con người” (2005) của PGS.TS Lê Thị Quý.
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp
nhà nước, luận án, luận văn khác bước đầu nghiên cứu phụ nữ và gia đình
theo nhiều phương pháp đem lại hiệu quả.
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, một vấn đề đang được quan tâm là tình
trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình, vấn đề này có tính chất phức tạp
ở chỗ: Vì mỗi vùng miền, địa phương có sự khác nhau. Những nghiên cứu
mang tính chất địa phương còn ít, nghiên cứu chưa sâu, chưa mang tính khả

thi. Ở tỉnh Lào Cai Hội Liên Hiệp Phụ nữ cũng đã đưa ra được nguyên nhân
và giải pháp ngăn chăn bạo lực gia đình. Nhưng tình trạng bạo lực gia đình
vẫn còn xảy ra và ngày càng tăng gây ra nhiều đau khổ cho người phụ nữ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những quan điểm lý luận về vấn đề giải phóng phụ nữ của
Chủ nghĩa xã hội khoa học làm rõ thực trạng và đưa ra được giải pháp khắc
phục tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nhằm giải phóng phụ
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
8

nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ, xây dựng Lào Cai nói riêng, Việt Nam nói
chung thêm giàu đẹp, văn minh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích, khoá luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau:
- Trình bày hệ thống cơ sở lý luận về bình đẳng, bạo lực, giải phóng
phụ nữ.
- Làm rõ thực trạng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở địa
bàn tỉnh Lào Cai.
- Phân tích những giải pháp chủ yếu nhằm xoá bỏ tình trạng bạo lực
đối với phụ nữ trong gia đình ở địa bàn Lào Cai, thực hiện bình đẳng nam
nữ.
4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn từ khi thực hiện công
cuộc đổi mới đất nước, nhưng tập trung chủ yếu từ năm 2005 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật

lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp cụ thể như: phân tích - tổng hợp,
khảo sát thực tế, điều tra, so sánh, phỏng vấn
6. Đóng góp của khóa luận
Khoá luận tốt nghiệp góp phần làm rõ thực trạng bạo lực đối với phụ
nữ ở Lào Cai trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu
nhằm khắc phục, xoá bỏ tình trạng này.
Ngoài ra khoá luận còn là tài liệu dùng cho các sinh viên tham khảo
cho việc nghiên cứu.


Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
9

7. Kết cấu khoá luận
Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
có kết cấu gồm:
Chương 1 Một số quan điểm cơ bản về bạo lực đối với phụ nữ trong
gia đình.
Chương 2 Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai
đoạn hiện nay.





















Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
10

Chương 1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC ĐỐI
VỚI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH
Quan hệ gia đình là quan hệ giữa chồng với vợ, cha mẹ và con cái,
anh chị em với nhau, đó là tình cảm thiêng liêng, ấm áp, che chở cho nhau.
Gia đình là tổ ấm, là nơi thoả mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của
các thành viên, bảo vệ họ trước căng thẳng của cuộc sống. Gia đình trở
thành “thiên đường trong thế giới không tim” (Chữ dùng theo nhan đề của
một số cuốn sách của tác giả Mĩ Ch.Lash). Thế nhưng có phải gia đình nào
cũng là thiên đường khi mà bạo lực gia đình đang là vấn đề mang tính toàn
cầu, nó xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bạo lực gia đình tác động
rất xấu tới đạo đức xã hội, cản trở sự phát triển xã hội. Tình trạng này còn
tồn tại ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Bình đẳng
Quan điểm về gia đình nói chung hay phụ nữ nói riêng được các nhà
tư tưởng trước Mác nghiên cứu và đề cập rất sớm. Tomat Morơ là nhà xã
hội không tưởng đã đề cập đến sự bình đẳng giữa nam và nữ, đặc biệt là
trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Ông quy định: “Tuổi thành hôn của
nam là 20, của nữ là 18, hôn nhân tự do mọi người đều có quyền lợi chọn vợ
hoặc chồng” [35, tr.76]. Đây là tư tưởng rất tiến bộ trong việc củng cố tình
yêu vợ chồng, bảo vệ phụ nữ.
Vào thế kỷ XVII, XVIII nhiều nhà tư tưởng cho rằng phụ nữ là nô lệ
của đàn ông, phụ nữ không có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội,
phụ nữ sinh ra là để phục vụ đàn ông. Điều này cho thấy đây là sự xem phụ
nữ có giá trị thấp kém so với đàn ông. Các nhà khai sáng như Điđơrô và sau
này được Phuriê phê phán gay gắt “chế định hôn nhân tư sản bị biến dạng
thành giao kèo buôn bán hợp thức hóa sự sa đọa làm cho phụ nữ bị vô
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
11

quyền” [35, tr.176] và ông coi “giải phóng phụ nữ là thước đo mức độ tự
do trong mọi xã hội” [35, tr.176]. Theo các nhà tư tưởng thì chính sự chuyên
quyền độc đoán bạc nhược của giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản, cùng với
những hủ tục xã hội là nguyên nhân đẩy phụ nữ vào vị trí thấp hèn trong xã
hội. Và các ông cho rằng cần phải xóa bỏ hay cải biến xã hội bằng một xã
hội mới tốt hơn. Phụ nữ được giải phóng, được bình đẳng, tuy nhiên ông
mới chỉ đặt vấn đề, chưa có phương pháp rõ ràng làm gì, như thế nào để giải
phóng phụ nữ.
Như vậy là quan điểm về bình đẳng nam nữ đã được các nhà tư tưởng
trước Mác nghiên cứu và đưa ra được giải pháp không tưởng cho việc giải
phóng phụ nữ.

Theo từ điển Hán Việt định nghĩa: “Bình đẳng là ngang hàng nhau
địa vị cũng như về quyền lợi” [11, tr.61].
Theo từ điển Tiếng Việt: “Bình đẳng là sự ngang nhau về quyền lợi
và địa vị” [23, tr.65].
Theo Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học: “Bình đẳng là những
điều kiện và những khả năng như nhau đối với việc tự do phát triển năng lực
và thỏa mãn các nhu cầu của tất cả các thành viên trong xã hội, địa vị như
nhau của mọi người trong xã hội. Bình đẳng được hiểu khác nhau trong các
thời đại lịch sử khác nhau” [1, tr.10].
Các nghĩa bình đẳng theo trên hay nói hơn là sự bình đẳng nam nữ, đó
chính là mục tiêu của mọi quốc gia trong quá trình phát triển. Trong lịch sử
đấu tranh của các dân tộc, họ đã đấu tranh cho sự bình đẳng của họ, góp
phần vào độc lập của dân tộc, quê hương, đất nước. Tuy nhiên, trong lịch sử
phụ nữ bị giới hạn về quyền bình đẳng rất nhiều và họ đã đứng dậy đấu
tranh, hi sinh thân mình vì độc lập, tự do của tổ quốc. Lịch sử dân tộc Việt
Nam có rất nhiều phụ nữ đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm, đấu tranh cho
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
12

quyền và lợi ích của chị em phụ nữ. Tiêu biểu như: hai Bà Trưng, Bà Triệu,
chị Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai Còn trong gia đình, họ luôn luôn
là người vợ, người mẹ đảm đang, chịu thương, chịu khó, yêu thương chồng
con, đem lại hạnh phúc lớn lao đến gia đình, góp công sức vào sự phát triển
của xã hội.
Hiện nay, đất nước đang bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, đất nước đã được đổi mới, cuộc sống của đại bộ phận nhân dân được
ấm no, hạnh phúc. Mặc dù vậy, trên thực tế, phụ nữ chưa được thực sự hoàn
toàn bình đẳng, chị em phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới, và nhiều

nơi, chị em phụ nữ vẫn bị áp bức bóc lột nặng nề về mặt thể chất và tinh
thần, thậm chí kéo dài cả cuộc đời. Tình trạng này xảy ra ở mọi miền đất
nước dù thành thị hay nông thôn. Đặc biệt là chị em phụ nữ dân tộc thiểu số
ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa chịu nhiều hủ tục lạc hậu, suốt đời phải chịu
khổ cực. Giải phóng phụ nữ, thực hiện được sự bình đẳng với phụ nữ đó là
ước mơ, là ước vọng, là mục tiêu đấu tranh của bao thế hệ chị em phụ nữ.
Để thực hiện nguyện vọng đó, ngày 10-12-1948, Liên hợp quốc đưa ra
Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người và đã khẳng định cái quyền cơ
bản, phẩm giá của con người và hàng loạt văn bản điều khoản quy định
quyền bình đẳng của con người. Đánh dấu mốc son trong lịch sử con người
của cộng đồng nhân loại về quyền con người như sau: “Quyền của con
người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi
mới sinh cho đến trọn đời mình mà mỗi Nhà nước đều phải ghi nhận và bảo
đảm. Đó là cái quyền cơ bản đối với con người như: quyền được sống,
quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng, quyền lao động, quyền có cuộc sống
ấm no và hạnh phúc…” [33, tr.113].
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
13

Khi nói tới bình đẳng ta thường nhắc tới khái niệm bất bình đẳng. Bất
bình đẳng là: “Không ngang hàng nhau, không được đối xử như nhau” [11,
tr. 42].
Bất bình đẳng có nguồn gốc sâu trong lịch sử xã hội loài người, bắt
đầu từ khi chế độ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ và sau khi quyền tư hữu ra
đời. Chế độ tư hữu ra đời với sự xác lập quyền lực con người, do đó bất bình
đẳng cứ thế diễn ra chị em phụ nữ không phản kháng được và chịu nhiều
khổ đau. Khi chúng ta nói tới bất bình đẳng thì cũng nói tới tình trạng bất
bình đẳng giới, vì khi chế độ tư hữu sản sinh, có sự phân công lao động,

trước hết là sự phân chia lao động giữa nam và nữ. Sự phân chia về cả vật
chất và tinh thần giữa nam nữ trong xã hội và quan hệ quyền lực thường thể
hiện trong quan hệ giữa các nhân với cá nhân, trong sinh hoạt xã hội, trong
sinh hoạt gia đình, cộng đồng xã hội. Những quan hệ này ảnh hưởng tới mọi
thời đại lịch sử tuỳ theo điều kiện lịch sử và đặc điểm của dân cư, quốc gia,
khu vực, tôn giáo, nền văn hoá, giai cấp, đặc điểm lứa tuổi….
Rôbert Owen là người nêu lên được tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu để
thực hiện sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Ông phê phán chế độ
hôn nhân tư sản và tổ chức giáo hội: “Hôn nhân tư bản dựa trên sự tính toán
theo lối trục lợi kinh tế và mang tính chất đồ trụy về đạo đức” [35, tr.191].
Ông xem chế độ tư hữu, hôn nhân tư sản và tôn giáo là ba ác nhân biến thế
giới trở thành sân khấu cạnh tranh nhằm chiếm đoạt của cải và quyền lực.
Đó là “ba trở lực” mà ông tuyên bố cần gạt bỏ trên con đường thực hiện lý
tưởng về mặt xã hội mới. Theo ông để thực hiện bình đẳng, cần xây dựng
một xã hội mới, nghĩa là: “Phải thay thế chế độ tư hữu bằng chế độ công
hữu” [35, tr.192].
Như vậy bình đẳng và tình trạng bất bình đẳng đều bắt nguồn từ xã
hội. Những quan điểm, quan niệm này ở từng quốc gia, dân tộc có sự khác
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
14

nhau và hàng ngày, hàng giờ đều thay đổi trong nền kinh tế thị trường mang
tính toàn cầu hoá.
1.1.2 Bạo lực
Theo từ điển Tiếng Việt: “Bạo lực là một giai cấp (một nhóm chính
trị xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức và tước đoạt” [23,
tr.41].
Theo từ điển Hán Việt thì: “Bạo lực là dùng sức mạnh để trấn áp kẻ

địch hoặc để lật đổ chính quyền” [11, tr.42].
Còn theo từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học: “Bạo lực là một giai
cấp (các nhóm chính trị xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức
khác nhau, kể cả sự tác động bằng vũ trang đối với các giai cấp khác (các
nhóm chính trị xã hội) nhau nhằm mục đích giành lấy hoặc duy trì sự thống
trị về kinh tế, chính trị, những quyền hay đặc quyền, đặc lợi khác nhau ” [1,
tr.8].
Bạo lực theo lăng kính Tâm lí học Phật giáo, trong mỗi người vốn sẵn
có hạt giống nghiệp thiện (thiện nghiệp chủng tử) và hạt giống nghiệp ác (ác
nghiệp chủng tử). Những hạt giống này được huân tập (gieo trồng, xông
ướp, tưới tẩm vào tâm thức) và được lưu trữ trong tàng thức (Alaya) từ vô
lượng kiếp trước cho đến nay. Nghiệp thiện là những suy nghĩ, hành động,
lời nói và thói quen tốt. Ngược lại nghiệp ác là những suy nghĩ, hành động,
lời nói và thói quen xấu ác có hại cho mình và mọi người. Sở dĩ gọi là chủng
tử nghiệp vì nghiệp thiện ác này làm nhân, làm duyên đưa đến kết quả, cũng
giống như hạt giống có khả năng sinh ra cây trái.
Như vậy có thể nói bạo lực là việc dùng sức mạnh để làm hại người
khác. Bạo lực là việc xấu cần phải đấu tranh chống lại. Vì bạo lực tước đoạt
quyền và lợi ích của người khác.

Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
15

1.1.3. Baọ lực gia đình
* Khái niệm
Trước khi nhắc tới khái niệm bạo lực gia đình thì ta xét khái niệm gia
đình: “Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình
thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân và huyết thống”

[5, tr.415]. Như vậy, gia đình là một tập hợp người nhỏ, là tế bào của xã hội.
Gia đình là nơi mọi người yêu thương và chia sẻ những yêu thương với
nhau, cùng làm ăn chung sống suốt đời mình.
Vậy thì bạo lực gia đình là gì? Bạo lực gia đình có tính chất như thế
nào?
Theo luật phòng, chống bạo lực gia đình: “Bạo lực gia đình là hành vi
cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể
chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình” [25, điều
1 khoản 2].
Theo đó luật phòng, chống bạo lực gia đình đã xác định các hành vi
của bạo lực gia đình như sau:
“a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm phạm
đến sức khoẻ, tính mạng.
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu
quả nghiêm trọng.
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình
giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ chồng; anh, chị, em với
nhau
đ) Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân
tự nguyện tiến bộ.
e) Cưỡng ép quan hệ tình dục.
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
16

f) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư
hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung
của các thành viên gia đình.

g) Cưỡng ép các thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài
chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình
nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
h) Có hành vi trái pháp luật bảo thành viên gia đình rời khỏi chỗ ở”
[25, điều 2 khoản 1].
Như vậy, bạo lực gia đình là tất cả các hành vi gây hại đến mặt thể
chất và tinh thần của các thành viên khác.
Theo tạp chí khoa học về phụ nữ: “Bạo lực trong gia đình là tệ nạn
ngược đãi phụ nữ và trẻ em, là hiện tượng có tính phổ biến trong mọi tầng
lớp dân cư, xảy ra trên mọi vùng miền” [15, tr.3].
Theo tạp chí gia đình: “Bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra
trong phạm vi gia đình, bao gồm sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể hay
tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Bạo lực gia đình là sự lạm
dụng quyền lực, một hành động sử dụng vũ lực nhằm hăm doạ hoặc đánh
đập những người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó”
[8, tr.5]. Cần lưu ý rằng bạo lực gia đình dựa trên cơ sở giới là một khái
niệm hẹp, khái niệm bạo lực chống lại phụ nữ. Theo định nghĩa được nêu
trong Tuyên ngôn về loại trừ nạn bạo lực chống lại phụ nữ do Đại hội đồng
Liên hợp quốc thông qua 1993: “Bạo lực chống lại phụ nữ là bất kì hành
động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến tổn
thất về thân thể, về tình dục hay tâm lý hoặc những đau khổ của phụ nữ, bao
gồm cả sự đe doạ, có những hành động như vây, sự cưỡng bức hay tước
đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi cộng đồng hay trong
cuộc sống riêng tư (bạo lực gia đình)” [15, tr.3]. Một đặc điểm trong bạo
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
17

lực gia đình là bạo lực giới, có nghĩa là bạo lực được thực hiện bởi phần lớn

là do nam giới đối với phụ nữ (bao gồm cả các em gái).
Như vậy bạo lực gia đình là một trở ngại đặc biệt quan trọng của hạnh
phúc gia đình, nó không chỉ gây tổn thương đến sức khoẻ, đến cuộc sống
cũng như danh dự của các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm tới các
chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng của các tệ nạn xã hội
như: mại dâm, ma tuý, người lang thang cơ nhỡ, buôn bán, bắt cóc trẻ em
Qua đó, cho thấy bạo lực không còn là việc nội bộ tự giải quyết của mỗi gia
đình mà đã trở thành một tệ nạn cần có sự quan tâm của toàn xã hội.
Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, không phân biệt màu da, trình
độ văn hoá, tôn giáo nào. Theo Famili Violence Frevetion Fund 2004 điều
tra tại Mỹ (2001) thì nửa triệu phụ nữ bị bạo hành bởi nam giới. Đó là
những nước có nền kinh tế phát triển cao, được coi là văn minh vậy mà tình
trạng phụ nữ bị ngược đãi đánh đập vẫn còn. Vậy thì nước ta đang trong quá
trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lại hội nhập kinh tế toàn cầu, sự biến đổi
trong gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại gây ra sự xung đột, bạo
lực gia đình làm tan vỡ hạnh phúc gia đình là điều không tránh khỏi.
* Các hình thức của bạo lực gia đình
Nạn bạo lực gia đình đang lan rộng và ngày càng gia tăng trong xã
hội, trở thành một vấn đề xã hội vô cùng quan tâm. Theo các nhà nghiên cứu
thì có hai dạng: bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được
(hay còn gọi là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp).
- Bạo lực nhìn thấy được hay còn gọi là bạo lực thể xác như: tát, đấm,
cấu, véo, giật tóc, bóp cổ, ném đồ vật vào người, nhốt trong phòng hoặc trói,
lột quần áo, xô đẩy, đánh đấm, dùng roi đe doạ, tấn công bằng vũ khí hoặc
vật khác, thậm chí có tính hành hung hoặc gây thương tích cho các nạn
nhân. Đây là hình thức bạo lực chủ yếu dùng bằng sức mạnh của cơ bắp để
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
18


dạy bảo các thành viên trong gia đình. Hình thức này là do nam giới sử dụng
là chủ yếu.
- Bạo lực không nhìn thấy được hay còn gọi là bạo lực tinh thần, diễn
ra một cách âm thầm, chủ yếu dùng ngôn ngữ thậm tệ dày vò tinh thần, sỉ
nhục chửi bới, thờ ơ, lãnh đạm. Đây là hình thức bạo lực gây ra sự sa sút
nghiêm trọng về tinh thần cho chị em phụ nữ, đây là hình thức bạo lực tinh
vi nhất hiện nay và đặc biệt loại bạo lực này có xu hướng ngày càng gia tăng
trong những năm gần đây.
Ngoài ra còn có nhiều kiểu phân chia bạo lực gia đình khác như: bạo
lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục hay các dạng bạo lực tình
cảm, lời nói, tâm lý đến ngược đãi thân thể. Thường thì trong bạo lực gia
đình thì người chồng gây ra là chủ yếu đối với vợ mình. Nhiều khi cả gia
đình nhà chồng, họ hàng nhà chồng đều có thể tham gia cùng hành hạ người
vợ đến đau khổ. Dù bạo lực theo cách nào, hình thức nào, đến mức độ nào
đều gây hậu quả nghiêm trọng đến người phụ nữ như tăng nguy cơ tự tử,
gây thương tích, tàn tật, lạm dụng rượu, trầm cảm.
Như vậy có thể thấy rằng tệ nạn bạo lực gia đình là một hiện tượng
xấu, không hay, không phù hợp cho sự phát triển của xã hội, nhất là lứa tuổi
trẻ thơ, làm trẻ không còn tâm hồn trong sáng mà bị hăm dọa hay bị bỏ rơi
vì bố mẹ cãi nhau. Bạo lực là do sự suy thoái về đạo đức ở rất nhiều người
nên dù có luật phòng, chống bạo lực gia đình nhưng tình trạng này ngày nay
vẫn gia tăng. Một lý do lớn là mọi tầng lớp nhân dân đều chưa nhận thức
được vấn đề này, vì cho rằng đó là sự cần thiết duy trì nề nếp gia phong.



Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT

19

1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về bình đẳng
1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin
Thực tế cho thấy gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những giai
đoạn phát triển của xã hội khác nhau. Theo Ăngghen trong xã hội công xã
nguyên thủy, trình độ lực lượng sản xuất rất thấp, cá nhân không tách rời tập
thể, cuộc sống cộng đồng nhiều mặt đã tạo nên hình thức gia đình tập thể.
Đây là giai đoạn đầu của xã hội cộng đồng nguyên thủy “Có gia đình cùng
dòng máu” [5, tr.416], “Các tập đoàn hôn nhân đều theo thế hệ, cuối giai
đoạn này thì bước sang chế độ nô lệ, trong xã hội nảy sinh hình thức gia
đình cá thể một vợ một chồng, đó là kết quả trực tiếp của việc hình thành
chế độ sở hữu tư nhân và sự phân hóa giai cấp” [, tr.417]. Ăngghen chỉ ra
rằng nguồn gốc của gia đình và chế độ tư hữu tư nhân làm xuất hiện hôn
nhân cá thể và đã tạo ra sự áp bức phụ nữ trong gia đình. Gia đình một vợ
chồng: “Chế độ một vợ một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa
trên những điều kiện tự nhiên, mà dựa trên những điều kiện kinh tế- tức là
dựa trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng” [14,
tr.104]. Đây là hình thức gia đình đầu tiên được hình thành do sự chi phối
của các điều kiện kinh tế và đồng thời là sự nô dịch kinh tế của người nam
giới với nữ giới: “Chế độ hôn nhân cá thể xuất hiện trong lịch sử không
phải là sự hòa giải giữa đàn ông với đàn bà mà trái lại, nó hiện ra là sự nô
dịch của giới này với giới kia. Là việc tuyên bố xung đột giữa hai giới, sự
xung đột mà người ta chưa từng thấy có trong suốt thời kì tiền sử” [14,
tr.104]. Như vậy, Ông cho rằng người phụ nữ bị tách ra khỏi sản xuất trở
thành người phụ nữ phục vụ trong gia đình, người đàn ông dần dần kiểm
soát người vợ với nguồn của cải trong tay mình. C.Mác viết: “Sự phân công
lao động đầu tiên là sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà trong
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH


Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
20

việc sinh con đẻ cái. Sự đối lập giai cấp đầu tiên trong lịch sử là trùng với
phát triển của sự đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân cá thể và sự
áp bức giai cấp đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông với đàn bà”
[14, tr.104]. Theo đó Ăngghen cho rằng đây là một bước tiến trong lịch sử,
song vì hôn nhân lại có hạn chế là sự nô dịch của đàn ông với đàn bà vì:
“Người vợ bị phụ thuộc về kinh tế nên người vợ buộc phải phục tùng quyền
lực tuyệt đối của người chồng, nên người chồng có quyền giết vợ chăng nữa
cũng chỉ là thực hiện quyền của mình” [14, tr.95]. Chủ nghĩa Mác không chỉ
đi tìm nguồn gốc, nguyên nhân của tình trạng áp bức đối với phụ nữ trong
gia đình mà còn có bước tiến căn bản so với các nhà lý luận trước là đề ra
cách giải phóng phụ nữ khỏi tình trạng áp bức. Theo các nhà kinh điển chủ
nghĩa Mác- Lênin cần làm một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa xóa bỏ chế
độ tư hữu, như vậy sự bình đẳng của phụ nữ được thực hiện, khi đó phụ nữ
được giải phóng. Vì sự bất bình đẳng nam nữ này sinh ra từ chế độ tư hữu
về tư liệu sản xuất, cần có cách mạng xã hội chủ nghĩa vì chủ nghĩa tư bản
sẽ không giải phóng được phụ nữ mà còn tăng thêm sự bóc lột và sự tha hóa
họ. Do đó muốn giải phóng phụ nữ thì: “Điều kiện tiên quyết để giải phóng
phụ nữ là làm cho toàn bộ nữ giới trở lại tham gia vào nền sản xuất xã hội”
[14, tr.116].
Chủ nghĩa Mác đã đưa ra được luận điểm quan trọng là đã tìm ra được
nguyên nhân của sự áp bức phụ nữ và tìm được giải pháp đó là: giải phóng
phụ nữ ra khỏi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và giải phóng họ ra khỏi sự
ràng buộc vào việc nội trợ trong gia đình, quan trọng hơn là phải thủ tiêu
chế độ tư hữu tư liệu sản xuất, xác lập sự bình đẳng về tư liệu sản xuất, cần
xây dựng chủ nghĩa xã hội vì đó là điều kiện cần thiết tạo ra gia đình mới.
Việc thủ tiêu chế độ bóc lột, từng bước cải tạo chủ nghĩa xã hội nền kinh tế

quốc dân là yếu tố quan trọng để xóa bỏ mục đích hôn nhân cũ và cơ sở tình
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
21

trạng bất bình đẳng trong gia đình. Nên “Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật
của chủ nghĩa xã hội quyết định sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nâng cao đời
sống vật chất giữ gìn hạnh phúc gia đình” [5, tr.428].
Từ lý luận về sự áp bức và nguồn gốc của sự áp bức phụ nữ của các
nhà kinh điển chủ nghĩa Mác. Lênin đã thực hiện quá trình giải phóng phụ
nữ thông qua hàng loạt chính sách cụ thể được ban hành sau khi thành lập
chính quyền Xô Viết tại Nga. Lênin cho rằng các chế độ trước chỉ đấu tranh
cho sự bình đẳng, chưa thực sự đưa ra các đạo luật nhằm thực hiện bình
đẳng nam nữ: “Nó chỉ đụng đến những đạo luật cũ đã đặt phụ nữ vào địa vị
không bình đẳng với nam giới” [12, tr.227]. Nhũng đạo luật lỗi thời đó, đòi
nam nữ bình đẳng trước pháp luật nhưng chưa có một nhà nước dân chủ nào
ở châu Âu, chưa có một nước nào trong những số nước cộng hòa tiến bộ
nhất lại thực hiện được điều đó vì: “Ở đâu còn chủ nghĩa tư bản, còn chế độ
tư hữu ruộng đất, chế độ công xưởng và nhà máy, ở đâu còn chủ nghĩa tư
bản thì nam giới vẫn có đặc quyền” [12, tr.228]. Chúng ta thấy rằng các
nước cộng hòa dân chủ tiến bộ nhất đã tuyên bố quyền bình đẳng, nhưng
trong dân luật, trong các đạo luật quy định quyền lợi của phụ nữ trong gia
đình và quyền li hôn của phụ nữ, thì ở nơi nào phụ nữ cũng có “vào địa vị
bất bình đẳng, ở vào địa vị bị khinh miệt” [12, tr. 230]. Cho nên chính quyền
Xô Viết đã thực hiện triệt để hơn tất cả các nước khác, tiến bộ nhất: “Trong
các đạo luật chính quyền Xô Viết người ta không thấy một chút dấu vết gì
phụ nữ bị đỗi đãi một cách bình đẳng” [12, tr.230]. Để thực hiện được bình
đẳng Lênin đưa ra ba giải pháp:
- Một là, xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật mới đảm bảo

quyền bình đẳng của phụ nữ.
- Hai là, đưa phụ nữ tham gia vào quản lí chính quyền, xây dựng
chính quyền.
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
22

- Ba là, giảm nhẹ gánh nặng của phụ nữ bằng việc: “Thành lập một số
cơ quan kiểu mẫu như nhà ăn, nhà giữ trẻ, để giúp cho phụ nữ thoát khỏi
công việc gia đình, do phụ nữ đảm nhiệm” [12, tr.231].
Dựa vào thực tiễn xã hội ở nước Nga, Lênin đã đưa ra những luận
điểm quan trọng trong quá trình giải phóng phụ nữ, và làm thế nào để giải
phóng phụ nữ. Ông cho rằng: “Hễ phụ nữ còn bận việc gia đình thì địa vị
của họ không khỏi bị hạn chế. Muốn triệt để giải phóng phụ nữ, muốn làm
cho họ thực sự bình đẳng với nam giới thì phải có kinh tế chung của xã hội,
phải để phụ nữ tham gia lao động sản xuất chung” [12, tr.230]. Lênin phân
tích thêm, phụ nữ bị tách ra khỏi sản xuất xã hội và phải làm nội trợ nhiều
nên phụ nữ bị cản trở việc phát triển sự tiến bộ của phụ nữ: “Công việc gia
đình do phụ nữ gánh vác, loại lao động hết sức không sản xuất, là thứ lao
động nguyên thủy, nặng nhọc nhất. Đó là thứ lao động hết sức vụn vặt mà
lại không giúp ích gì cho sự tiến bộ của phụ nữ” [12, tr.231]. Lênin khẳng
định: “Ngay trong điều kiện hoàn toàn bình đẳng thì sự thật phụ nữ vẫn bị
trói buộc, vì toàn bộ công việc gia đình đều trút hết lên vai phụ nữ” [12,
tr.231]. Vì vậy để thực sự giải phóng phụ nữ thì cần giảm nhẹ công việc gia
đình, đưa phụ nữ vào tham gia sản xuất.
Chủ nghĩa Mác- Lênin cho chúng ta thấy rằng để thực hiện sự nghiệp
giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ đòi hỏi phải có biện pháp
đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, phải xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất là cơ sở, là điều kiện xóa bỏ tình trạng bạo lực giải phóng phụ nữ. Đó là

xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ, đưa người
phụ nữ tham gia vào sản xuất và quản lí xã hội và các giải pháp hỗ trợ nhằm
giảm gánh nặng công việc gia đình.
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng đối với phụ nữ
Vận dụng những lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, vấn đề giải phóng
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
23

dân tộc cũng như giải phóng phụ nữ được Đảng ta chú trọng ngay từ đầu
thành lập. Trong các văn kiện thành lập Đảng tháng 2- 1930, tại Hội nghị
Trung ương lần thứ nhất đã nêu: “Nam, nữ bình đẳng” [17, tr.433] là một
trong những nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương. Đây là một trong bốn
điểm chính cương đề ra. Điều đó chứng tỏ, ngay từ đầu thành lập Đảng, vấn
đề giải phóng phụ nữ được Bác Hồ và Đảng ta hết sức coi trọng trong xây
dựng đường lối cách mạng, một nội dung trong cách mạng giải phóng dân
tộc.
Xuyên suốt quan điểm của Đảng là tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
phụ nữ như về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của phụ nữ trong cách mạng Việt
Nam và các biện pháp tiến tới làm cho phụ nữ được giải phóng, nam nữ
được bình đẳng. Người là nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam rất quan tâm
đến sự bình đẳng. Người khẳng định: “Phụ nữ Việt Nam dân chủ cộng hòa
có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội và gia đình” [20, tr.225]. Như vậy là từ rất sớm Người đã thấy vị trí vai
trò của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng trong việc
bảo vệ và xây dựng đất nước. Người nhận định rằng: “Non sông gấm vóc
Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp
rực rỡ” [17, tr.432]. Vậy là Người nhìn thấy phụ nữ là lực lượng lao động to
lớn để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó Người khẳng định nhiệm vụ của

cách mạng Việt nam là giải phóng phụ nữ. Người nhấn mạnh: “Phụ nữ
chiếm một nửa tổng số dân. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự
giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Hiến pháp và pháp
luật nước ta quy định điều đó” [20, tr.225]. Theo Người muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội thành công thì việc giải phóng phụ nữ là việc quan trọng. Bác
nói: “Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài
người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ được
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
24

một nửa” [18, tr.523]. Và Bác nhấn mạnh đây là công việc khó khăn vì:
“Tập quán cũ đã ăn sâu lâu đời trong nhân dân” [18, tr.524].
Mục tiêu thực hiện nam nữ bình quyền, giải phóng phụ nữ đã được
Hồ Chí Minh đưa vào chương trình của Mặt trận Việt Minh. Từ đó, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhiều lần tuyên bố với thế giới và quốc dân rằng Phụ nữ
Việt Nam đã đứng lên ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung quyền
tự do của mỗi công dân.
Đánh giá cao vai trò của phụ nữ khi nhìn nhận họ là một lực lượng lao
động chiếm đông đảo trong xã hội, Người còn thấy rõ khả năng làm việc
không thua kém nam giới của phụ nữ. Người nêu những tấm gương tiêu biểu
của phụ nữ như: Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu… Vì
vậy, theo Người “phải kính trọng phụ nữ, phải thật sự đảm bảo quyền lợi
của phụ nữ” [16, tr.6]. Người không chỉ quan tâm vấn đề bình đẳng nam nữ
mà còn có những biện pháp xây dựng các mối quan hệ bình đẳng nam nữ
trong gia đình và xã hội. Người còn nhấn mạnh: “Để xây dựng được chủ
nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền làm chủ
của phụ nữ” [20, tr.225]. Người còn chỉ rõ rằng: “Chúng ta làm cách mạng
để tranh lấy quyền bình đẳng, trai gái được ngang quyền như nhau” [16,

tr.6]. Quan tâm tới vị trí của phụ nữ trong xã hội, đồng thời Hồ Chí Minh
luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên rằng một trong những nhiệm vụ của phụ
nữ dưới chế độ ta là phải hăng hái tham gia chính quyền. Người còn nói nếu
cán bộ lãnh đạo là nữ mà ít, đấy cũng là một thiếu sót của Đảng. Về nguyên
nhân của tình trạng phụ nữ ít được tham gia lãnh đạo quản lí, theo Hồ Chí
Minh đó là vì: “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ,
hay thành kiến, hẹp hòi, như vậy là rất sai lầm” [21, tr.195].
Thực hiện nam, nữ bình quyền, theo Hồ Chí Minh: “Đó là một cuộc
cách mạng khá to và khó” [17, tr.435], “nhiều người còn lầm tưởng đó là
Kkoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: CNXHKH

Lý Văn Sỹ K33A GDCD- GDCT
25

một việc dễ, chỉ hôm nay anh nấu cơm, rửa bát quét nhà, hôm sau em quét
nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng, bình quyền. Lầm to! Vì trọng nam,
khinh nữ là một thói quen mấy nghìn năm để lại, vì nó ăn sâu trong đầu óc
của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội” [17, tr.433]. Để thực hiện
100% bình quyền, bình đẳng nam nữ, Hồ Chí Minh nhắc nhở “chị em phải
nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu, phải xóa bỏ tư
tưởng bảo thủ, tự ti, phải có phương pháp đào tạo và giúp đỡ để nâng cao
hơn nữa địa vị của phụ nữ” [18, tr.259]. Theo Bác, đấu tranh giành quyền
bình quyền, bình đẳng cho phụ nữ trước hết phải đấu tranh về nhận thức,
đấu tranh chống lại những thói quen xấu lâu đời. Người nêu đối tượng đấu
tranh là: “ Phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người
đàn ông” [18, tr.523].
Quan tâm đến quyền bình đẳng của nữ giới trong quan hệ gia đình, xã
hội mà Bác Hồ còn lo cho hạnh phúc của nữ giới trong quan hệ vợ chồng.
Bác khuyên chị em ý thức được quyền lợi và trách nhiệm cuả mình để tự
đấu tranh giải phóng mình khỏi những ràng buộc phi lý kiểu “chồng chúa vợ

tôi”. Bác phê phán tình trạng chồng đánh vợ và khẳng định đây là tệ nạn xã
hội và vi phạm pháp luật vì: “Đàn ông là người công dân, đàn bà cũng là
người công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân
khác tức là vi phạm pháp luật” [19, tr.451].
Về phương pháp đấu tranh giành bình quyền, bình đẳng, theo Bác là
tránh tình trạng dùng vũ lực. Bác nói: “Hội phụ nữ và đoàn thanh niên cần
phải phụ trách tuyên truyền và giáo dục một cách rộng khắp trên cả cho mỗi
gia đình hiểu rõ pháp luật của Nhà nước và thấm nhuần đạo đức của chủ
nghĩa xã hội; Bà con trong xóm làng trong hàng phố cần phải có trách
nhiệm ngăn ngừa, không để những việc phạm pháp như vậy xảy ra” [20,
tr.226]. Bác còn chỉ rõ chỉ khi nào nên dùng vũ lực: “Đối với những người

×