Tải bản đầy đủ (.pptx) (46 trang)

Quản lý an toàn lao động trên công trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.61 KB, 46 trang )

Khoa Xây Dựng Dân Dụng & Công Nghiệp
Bộ môn Công nghệ & Quản lý xây dựng

Quản lý an toàn lao động
trên công trường

LOGO


Thực trạng về an toàn lao động trên công trường xây dựng ở Việt Nam

An toàn lao động có phải là vấn đề quan trọng trên công trường?

• Theo thống kê của cục an toàn lao động Việt Nam, năm 2012 nước ta xảy ra hơn 7000 vụ tai nạn an toàn lao
động.

• Trong đó ngành xây dựng chiếm hơn 60% số vụ. Đây là thực trạng trong ngành xây dựng nước ta, đặt ra yêu
cầu cấp thiết về quản lí an toàn lao động trên công trường.

LOGO


Thực trạng về an toàn lao động trên công trường xây dựng ở Việt Nam

An toàn lao động có phải là vấn đề quan trọng trên công trường?

♦ Nhìn những hình ảnh này bạn có thấy được mức độ “đáng sợ” của việc thiếu an toàn lao động trên công
trường!

LOGO



Lý do gây mất an toàn lao động trên công trường

Đâu là nguyên nhân dẫn tới việc mất an toàn lao động trên công trường?

• Đặc điểm ngành xây dựng là siêu trường siêu trọng, siêu
cao, siêu sâu, nên môi trường làm việc nguy hiểm hơn các
ngành nghề khác.

LOGO


Lý do gây mất an toàn lao động trên công trường

Đâu là nguyên nhân dẫn tới việc mất an toàn lao động trên công trường?

• Làm việc trên công trường chịu nhiều sự thay đổi về thời
tiết, di chuyển, công việc, con người, thời gian, các mối đe
dọa mất an toàn lao động luôn thường trực.

LOGO


Lý do gây mất an toàn lao động trên công trường

Đâu là nguyên nhân dẫn tới việc mất an toàn lao động trên công trường?

• Công nhân Việt Nam thường xuất phát từ bên nông
nghiệp, chưa được đào tạo bài bản về xây dựng, nên thường
coi nhẹ các vấn đề về ATLD


LOGO


Lý do gây mất an toàn lao động trên công trường

Đâu là nguyên nhân dẫn tới việc mất an toàn lao động trên công trường?

• Nhiều công trường chưa trang bị đầy đủ các phương tiện
bảo hộ lao động cho công nhân.

LOGO


Nội dung quản lý an toàn lao động trên công trường

Việc quản lý an toàn lao động trên công trường sẽ thực hiện các nội dung sau đây:

I

II

III

Tổ chức bộ máy quản lý ATLĐ trên công trường.

Cơ sở xây dựng biện pháp quản lý ATLĐ.

Các biện pháp quản lý ATLĐ.


LOGO


I. Tổ chức bộ máy quản lý an toàn lao động trên công trường

1

Sơ đồ tổ chức.

2

Cơ cấu tổ chức ban ATLĐ.

3

4

55

Chức năng bộ máy quản lý ATLĐ.

Hệ thống thiết bị

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về ATLĐ

LOGO


I.1 Sơ đồ tổ chức


Trên công trường Bộ máy quản lý an toàn lao động được tổ chức như sau:

Ban chỉ huy

Ban ATLĐ

P. Hành chính

P. kế hoạch

Tổ đội 1

P. Kĩ thuật

Tổ đội 2

P. vật tư & TB

P. chức năng ≠

Tổ đội 3

LOGO


I.2 Cơ cấu tổ chức ban an toàn lao động

● Cơ cấu tổ chức của ban an toàn lao động phụ thuộc quy mô công trường:

◊ Công trường có quy mô công nhân < 300: có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách.


◊ Công trường có quy mô công nhân 300-1000: có 1 tới 2 cán bộ chuyên trách.

◊ Công trường có quy mô công nhân > 1000 người: có trên 2 cán bộ chuyên trách.

LOGO


I.2 Cơ cấu tổ chức ban an toàn lao động

● Cán bộ chuyên trách về an toàn lao động phải được đào tạo đầy đủ các kiến thức, kĩ năng về an toàn lao động ở
trường đào tạo về an toàn lao động (đại học Xây Dựng, đại học Công Đoàn, viện bảo hộ lao động thuộc Bộ Lao
động thương binh và xã hội…)

● Cán bộ chuyên trách an toàn lao động thường là các phó chủ nhiệm công trình đảm nhận vai trò đảm bảo công
tác an toàn lao động trong quá trình thi công.

LOGO


I.3 Chức năng của bộ máy quản lý an toàn lao động

Phổ biến nội dung, quy định về an toàn lao động.

Soạn thảo các quy định về an toàn lao động trên công trường.

Quản lý toàn bộ các hồ sơ liên quan tới an toàn lao động

Phối hợp phòng y tế chăm sóc sức khỏe cho cán bộ và công nhân


Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn lao động.

Nhắc nhở các đơn vị và cá nhân tuân thủ quy định

Xử lý vi phạm, lập biên bản, chụp ảnh với đối với những trường hợp vi phạm.

LOGO


I.3 Chức năng của bộ máy quản lý an toàn lao động

● Quản lý toàn bộ các hồ sơ liên quan tới an toàn lao động:

◊ Khám sức khỏe định kỳ công nhân và cán bộ trên công trường.
◊ Hồ sơ liên quan tới kiến thức về an toàn lao động trên công trường.
◊ Hồ sơ kiểm định máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình thi công.

● Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn lao động trên công trường:

◊ Kiểm tra đồ bảo hộ lao động
◊ Kiểm tra người lao động
◊ Kiểm tra với thiết bị máy móc

LOGO


I.3 Chức năng của bộ máy quản lý an toàn lao động

Ban an toàn lao động sẽ chịu trách nhiệm để công trường xây dựng hoạt động bình thường, không có tai nạn đáng
tiếc xảy ra, và là người thứ hai có quyền dừng các hoạt động thi công (sau chủ nhiệm công trình).


LOGO


I.4 Hệ thống thiết bị

Hệ thống thiết bị có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn lao động.

Hệ thống thiết bị gồm:

1. Hệ thống hàng rào

2. Hệ thống biển báo

3. Hệ thống đèn

LOGO


I.4.1 Hệ thống hàng rào

◊ Hệ thống hàng rào có chức năng phân định ranh giới giữa công trình và bên ngoài, giữa phạm vi công trình này với
phạm vi công trình khác.

◊ Hệ thống rào giữa công trình có tác dụng định hướng đường đi cho máy móc, nhân công… trên công trường.

◊ Hệ thống hàng rào bao quanh công trình (thường cao trên 4.5m) có tác dụng:

Ngăn không cho bên ngoài vào.
Ngăn bên ngoài quan sát

Gắn pano, áp phích…

LOGO


I.4.2 Hệ thống biển báo

◊ Hệ thống biển báo là 1 trong những hệ thống quan trọng của 1 công trường hiện đại, có chức năng:

- Cảnh báo an toàn lao động
- Hướng dẫn công nhân, cán bộ có thể đi lại đúng hướng
- Cảnh báo, tuyên truyền giúp công nhân tránh được những tai nạn đáng tiếc

◊ Hệ thống biển báo yêu cầu kết hợp với hệ thống đèn và
được sơn theo đúng quy cách biển báo.

LOGO


I.4.3 Hệ thống đèn

◊ Hệ thống đèn có chức năng chiếu sáng vào ban đêm phục vụ cho việc thi công và đi lại trên công trường

◊ Hệ thống đèn phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với mục đích bố trí hệ thống, có quy định riêng về chất lượng.

Cả 3 hệ thống hàng rào, biển báo, đèn… phải kết hợp hài hòa
chức năng với nhau để đảm bảo tốt nhất công tác an toàn cho
người và phương tiện trên công trường.

LOGO



I.5 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về an toàn lao động.

● Theo quy định của cư quan quản lý nhà nước, các công trường đều phải có lớp bồi dưỡng về an toàn lao
động với mục đích:

◊ Cập nhật các thông tin, kiến thức về an toàn lao động

◊ Công nghệ mới, trang thiết bị mới trong lĩnh vực an toàn lao động.

◊ Tập huấn, diễn tập, xử lý các tình huống để công trường quen với các tình huống giả định.

◊ Tổ chức viết cam kết về an toàn lao động cho tất cả các đơn vị thi công trên công trường.

LOGO


I.5 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về an toàn lao động.

◊ Tổ chức đào tạo theo các khóa đào tạo ngắn ngày, các công trường mời các chuyên gia an toàn lao động về giảng và cấp
chứng chỉ cho cán bộ, công nhân, nhân viên.

◊ Tổ chức đào tạo dài hạn cho cán bộ bằng cách cử đi học 6 tháng, 1 năm sau đó về đào tạo lại công nhân…

LOGO


II. Cơ sở xây dựng biện pháp quản lí ATLĐ trên công trường.


1. Cơ sở luật pháp

◊ Theo thông tư số 22/2010-BXD, đã quy định rõ về trách nhiệm, quyền hạn của các bên trong việc quản lí an toàn lao động (văn
bản kèm theo)

2. Cơ sở khoa học và kinh nghiệm

◊ Nghề xây dựng là làm kĩ thuật, và công việc kĩ thuật thường tuân theo các quy luật nhất định. Và chúng ta dựa trên các đề án
nghiên cứu khoa học để đưa ra các phương án giải quyết. Ví dụ như Nhiệt độ cho phép làm ngoài trời, yêu cầu về thể chất của
người lao động để chịu đựng được môi trường làm việc.v.v

LOGO


II. Cơ sở xây dựng biện pháp quản lí ATLĐ trên công trường.

2. Cơ sở khoa học và kinh nghiệm

◊ Môi trường làm việc ngành xây dựng mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên, nên cần vận dụng các kinh nghiệm từ thực tế
những tai nạn thường xảy ra. Ví dụ như Không cho người hấp tấp làm việc trên cao, trời kéo mây dông thì phải yêu cầu
công nhân ngừng làm việc trên cao tránh gió lốc..v.v

LOGO


III. Các biện pháp quản lí ATLĐ trên công trường.

◊ Đưa ra các quy định dựa theo yêu cầu của môi trường làm việc, bắt buộc mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt. kèm
theo là các hình thức kỉ luật, có thể phạt tiền hoặc đuổi việc


◊ Phải cụ thể quyền hạn và trách nhiệm rõ rang cho từng cá nhân và từng tổ chức trong quản lí an toàn lao động trên
công trường.

LOGO


IV. Trách nhiệm ban quản lí ATLĐ trên công trường.

A. Giám đốc công ty có nhiệm vụ:
   1. Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy phạm, quy trình KTAT và VSLĐ của cán bộ, công nhân thuộc công
ty.

   2. Ban hành các nội quy, quy trình KTAT cụ thể cho từng nghề, từng việc, các máy móc, thiết bị phù hợp với điều kiện
của công ty.

   3. Biên soạn các tài liệu hướng dẫn KTAT mỗi khi áp dụng các thao tác lao động mới, sử dụng vật liệu mới hoặc các
loại máy, thiết bị và dụng cụ mới mà quy phạm chưa đề cập tới.

   4. Xét duyệt các biện pháp AT đồng thời với việc duyệt thiết kế thi công trong phạm vi trách nhiệm của mình.

LOGO


×