Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

dự án nhà máy nước sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.82 KB, 35 trang )

CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƢ


I.1 Sơ lƣợc về Chủ đầu tƣ
-

Tên công ty:
Địa chỉ trụ sở chính: Quận 3, TPHCM.
Đại diện theo pháp luật:
Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng ( Ba trăm tỷ đồng).
Giấy phép Kinh Doanh số:
Ngành nghề Kinh Doanh: Xây dựng công trình dân dụng & công nghiệp, cơ sở
hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện,
cầu đường, thủy lợi. Mua bán hàng trang trí nội ngoại thất, vật liệu xây dựng.
Tư vấn xây dựng. San lấp mặt bằng. Tư vấn quản lý dự án. Kiểm định chất
lượng công trình xây dựng. Môi giới thương mại. Môi giới bất động sản. Dịch
vụ định giá, môi giới, sàn giao dịch bất động sản. Tư vấn bất động sản, đấu giá
bất động sản, quản lý bất động sản. Đại lý ký gởi hàng hóa./.

I.2. Sơ lƣợc về dự án.
a. Địa điểm thực hiện dự án: Khu đô thị Tây Bắc – TPHCM.
b. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, với các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục để xin thuê đất, xin giấy phép xây
dựng nhà máy xử lý nước, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu của dự án.
Giai đoạn 2: Sau khi hoàn thành phần xây dựng cơ bản, tiến hành mua máy móc
thiết bị và lắp đặt hệ thống, chạy thử và tuyển dụng nhân viên để điều hành hoạt động.
Mục tiêu dự án.
c. Mục tiêu của dự án.
Mục tiêu tổng quát.
Cung cấp nước cho các vùng dân cư của khu đô thị Tây Bắc – TPHCM. Đáp ứng


nhu cầu nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt của nhân dân đồng thời cung cấp nước cho
hoạt động sản xuất công nghiệp, du lịch và nghỉ dưỡng….Làm tiền đề cho phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, thúc đẩy phát triển công nghiệp và sự phát triển toàn diện của
khu vực, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu ngắn hạn.
Từ năm 2012 đến năm 2020 cung cấp lượng nước 300.000 m3/ ngày đêm.
Mục tiêu dài hạn.
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp và đô thị đến năm 2020 đưa công suất hệ
thống lên đến 600.000 m3/ngày đêm.
d. Phạm vi của dự án.
Xây dựng nhà máy xử lý nước, đấu nối hệ thống mạng ống truyền dẫn và phân phối
nước cho khu đô thị và vùng dân cư lân cận bao gồm Củ Chi, Tây Ninh, Trảng Bàng
và một phần tỉnh Long An.
e. Tiến độ thực hiện dự án:

2


Vòng đời hoạt động của dự án dự kiến trong 50 năm, trong đó thời gian chuẩn bị và
xây dựng cơ bản dự kiến là 2 năm với các hạng mục công trình chính và được triển
khai trong từng thời gian cụ thể như sau:
 Trong 4 tháng đầu, tiến hành triển khai thực hiện các thủ tục để thuê đất, tìm
hiểu giá cả hệ thống máy móc thiết bị, xây dựng mô hình nhà máy để xin giấy
phép xây dựng.
 Trong 10 tháng tiếp theo: sau khi được giao đất và có chủ trương chấp thuận
đầu tư, xây dựng thì tiến hành thuê đơn vị thi công xây dựng các hạng mục
chính của nhà máy , hạ tầng cơ sở cần thiết.
 Trong 6 tháng tiếp theo: Mua và lắp đặt hệ thống, tuyển dụng nhân sự điều
khiển hoạt động của nhà máy.
 Trong 04 tháng cuối: Vận hành thử nghiệm hệ thống, phát hiện lỗi và khắc phục

trước khi đưa vào hoạt động chính thức.
 Dự kiến dự án sẽ triển khai được đưa vào khai thác chính thức vào đầu năm
2012 với công suất 300.000m3/ngày đêm.

3


CHƢƠNG II:
GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM
THỰC HIỆN DỰ ÁN

4


II.1. Vị trí địa lý, địa hình - điều kiện tự nhiên huyện Củ Chi
a. Vị trí địa lý
Củ Chi là huyện ngoại thành phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm
thành phố 60 km theo đường Xuyên Á.

b. Địa hình
Huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và miền sụt Đông
Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây
Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 m – 10 m.
c. Khí hậu thuỷ văn
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Một năm có hai mùa rõ
rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,6 0C. Lượng mưa trung bình năm từ
1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân
bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung từ tháng 7 - 9; vào tháng
12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.Độ ẩm không khí trung bình năm khá

cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12, 1 là
70%.
- Các hướng gió mùa chủ yếu là: Gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam,
thổi từ tháng 2 đến tháng 5. Gió Tây – Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9.
Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.
- Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng. Sông Sài Gòn chịu
chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp
nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số
chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch
Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy
văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi
phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập
của thủy triều.

II.2. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Nông
nghiệp, Thương mại – Dịch vụ. Theo thông tin từ wabsite huyện, năm 2004 giá trị sản
xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt 873 tỷ 641 triệu đồng tăng
39,59% so với cùng kỳ năm 2003. Giá sản xuất nông nghiệp hiện được khoảng 612 tỷ
875 triệu đồng, tăng 3,39% so cùng kỳ.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 Khu công nghiệp và 3 Cụm công nghiệp đang
hoạt động là:
Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi có diện tích 380 ha, nằm trên địa bàn thị trấn Củ
Chi, xã Tân An Hội và xã Trung Lập Hạ. Hiện đã hoàn thành giai đoạn 1 với diện tích
cho thuê là 127 ha, thu hút 23 doanh nghiệp vào đầu tư.
Khu công nghiệp Tân Phú Trung có diện tích 543 ha, nằm trên địa bàn xã Tân Phú
Trung và xã Tân Thông Hội. Hiện có 47 doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất kinh doanh
tại đây.
Cụm công nghiệp Tân Qui - Khu A, có diện tích 65 ha, thuộc xã Trung An. Hiện
có 5 doanh nghiệp đang hoạt động nằm xen kẽ dân cư với diện tích 14,27 ha.


5


Cụm công nghiệp Tân Qui – Khu B có diện tích 97 ha, thuộc xã Tân Thạnh Đông.
Hiện có 16 doanh nghiệp đầu tư với diện tích 61 ha, trong đó có 12 doanh nghiệp
đang hoạt động.
Cụm công nghiệp cơ khí Samco có diện tích 99 ha, thuộc xã Tân Thạnh Đông và
xã Hoà Phú.
Theo qui hoạch đến năm 2020, huyện sẽ tiếp tục hình thành và phát triển thêm 3
Khu công nghiệp và 2 Cụm công nghiệp:
Khu công nghiệp Đông Nam Củ Chi chuyên ngành cơ khí chế tạo có diện tích 500 ha,
thuộc xã Bình Mỹ.
Khu công nghiệp Bàu Đưng có diện tích 175 ha, thuộc ấp Bàu Đưng – xã An
Nhơn Tây – nằm cạnh Thảo cầm viên và Đền Gia Định. Đây là Khu công nghiệp cơ
khí và gia công chế biến.
Cụm công nghiệp Phạm Văn Cội có diện tích 75 ha, thuộc xã Phạm Văn Cội. Đây
là Khu công nghiệp phục vụ chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc và chế biến thực phẩm
ngành nông nghiệp của thành phố. Hiện có 7 doanh nghiệp đầu tư vào cụm này.
Cụm công nghiệp Bàu Trăn có diện tích 95 ha, thuộc xã Nhuận Đức. Đây là cụm
công nghiệp nhẹ, không gây ô nhiễm môi trường. Hiện có 4 doanh nghiệp đầu tư tại
đây.

II.3. Quy hoạch phát triển.
II.4. Sự cần thiết đầu tƣ
1. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi trong vùng
a/ Yếu tố thuận lợi cho việc đầu tư:
Kế cận kênh Thầy Cai, kênh An Hạ, Kênh Đông và Kênh 15 là giao thông thủy có ý
nghĩa trong việc phát triển vùng.
b/ Định hướng quy hoạch

c/ Định hướng hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông
Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng và thoát nước mặt
- Nạo vét mở rộng kênh Thầy Cai.
- Đào hồ điều tiết nước.
- Kết hợp tạo cảnh quan.
- Lấy đất san nền cục bộ.
- Cấp điện

6


Nguồn cấp điện từ hệ thống lưới điện chung lưới điện Miền Nam, nhận diện trạm
220/100/15KV Hóc Môn; xây 2 trạm 110/15-22KV riêng để lấy cho khu đô thị Tây
bắc giai đoạn 2015-2020. Dự kiến xây dựng trạm 500/220/10KV cầu Bông để lấy cho
vùng Tây Bắc thành phố(gần đường dây 500KV hiện hữu).
- Cấp nước
Sử dụng nguồn cấp nước kênh Đông, hiện nhà máy nước công suất 200.000 m³ ngày
đêm đang trong quá trình xây dựng. Nghiên cứu khai thác nguồn nước sông Vàm Cỏ
- Thoát nước mưa
- Thoát nước bẩn
Xây dựng hệ thống cống ngầm và xây dựng trạm xử lí nước thải riêng cho khu vực.
Rác thải được thu gom đưa đến bãi xử lí chất rắn Tây Bắc thành phố tại xã Phước
Hiệp.
d/ Định hướng phát triển đô thị
Là một trung tâm khu vực cấp thành phố về phía Tây Bắc bao gồm:
Trung tâm dịch vụ
Trung tâm thương mại
Trung tâm y tế
Trung tâm văn hóa

Trung tâm giáo dục đào tạo
Trung tâm giải trí
Trung tâm thể thao
Khu Công nghiệp tập trung, kho bãi trung chuyển của thành phố tại cửa ngõ Tây Bắc
e/ Về động lực phát triển
Trong tương lai, Khu đô thị Tây Bắc sẽ là nơi thu hút dân cư, với khả năng tạo việc
làm cao, là nơi có mức tăng trưởng kinh tế nhanh qua sự phát triển dịch vụ công cộng
và Công nghiệp. Việc phát triển kinh tế của đô thị theo mô hình tổng hợp, đa năng.
Dự kiến
Cân đối các yếu tố kinh tế - xã hội dự kiến quy mô dân số khu đô thị khoảng 300.000
dân
Khu công nghiệp thu hút khoảng 70.000 lao dộng.
Trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại có khả năng tạo được 130.000 việc làm chính
thức.
Dự kiến khu trung tâm công cộng khu vực cấp thành phố và khu giáo dục đào tạo
(trong và ngoài nuớc) hình thành với khoảng 600 ha đất, sẽ có hơn 60.000 lao động
cho các loại dịch vụ đô thị.

2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước và mức giá nước trong những năm tới.
3. Sự cần thiết dầu tư
7


Từ những điều kiện thuận lợi để đầu tư nêu trên cùng với nhu cầu về nước sạch
đang ngày một gia tăng do tốc độ gia tăng của nền kinh tế và tốc độ gia tăng dân số.
Trong khi đó, hiện tại toàn khu vực chưa có nhà máy xử lý nước. Toàn bộ dân cư
và các nhà máy trong vùng dự kiến sẽ sử dụng nước từ nhà máy nước Kênh Đông với
công suất 200.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, nhà máy nước Kênh Đông cũng đang
trong quá trình xây dựng.
Như vậy việc đầu tư nhà máy sản xuất nước sạch khu đô thị Tây Bắc – TPHCM là

hoàn toàn phù hợp với quy hoạch và yêu cầu tất yếu của người dân. Dự kiến nhà máy
đi vào hoạt động sẽ hoà vào mạng lưới cung cấp nước 300.000m3/ngày và sẽ nâng
công suất lên 600.000m3 vào năm 2020 trở đi.

IV.5. Tổng vốn đầu tƣ

8


CHƢƠNG III:
NHẬN ĐỊNH CƠ BẢN VỀ NGHIÊN CỨU THỊ
TRƢỜNG ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC
THỰC HIỆN DỰ ÁN

III.1 / Yếu tố bên ngoài
Kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển. Đi đôi với sự phát triển kinh tế
là phúc lợi ngày một gia tăng. Các khu đô thị mới tiện nghi, các khu công nghiệp đang
dần được quy hoạch và đi vào phát triển. Song song với việc phát triển kinh tế là nhu
cầu về ăn ở, sinh hoạt của người dân ngày một gia tăng. Trong đó, nhu cầu về nước
sạch là một nhu cầu cấp thiết không thể thiếu đối với mọi người dân trong sinh hoạt
cũng như doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi đang được đầu tư hình thành với quy mô 6.000 ha.
Dự kiến bao gồm

9












Trung tâm dịch vụ.
Trung tâm thương mại.
Trung tâm y tế.
Trung tâm văn hóa.
Trung tâm giáo dục đào tạo.
Trung tâm giải trí.
Trung tâm thể thao.
Khu Công nghiệp tập trung, kho bãi trung chuyển của thành phố tại cửa ngõ
Tây Bắc
Ngoài ra, vị trí khu đô thị có môi trường trực tiếp giao lưu với các tỉnh và các nước
bạn Campuchia, bằng các tuyến giao thông xuyên Á Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 8
Thị trấn Củ Chi với qui mô 150.000 người
Thị trấn Tân Phú Trung qui mô dân số dự kiến 40.000 người
Khu công nghiệp Tây bắc Củ Chi 345 ha
Khu công nghiệp cơ khí Tân Quy 400 ha.
Khu công nghiệp Đức Hòa 2-3 Long An khoảng 2500 ha.
Khu công nghiệp Trảng Bàng Tây Ninh 300 ha
Khu vườn sinh thái 500 ha.
Từ những yếu tố trên, chúng tôi thấy rằng khi khu đô thị được hình thành đồng bộ
và đi vào phát triển, nhu cầu dân số gia tăng kéo theo nhu cầu về nước sinh hoạt tăng.
Bên cạnh đó, do đặc trưng của vùng quy hoạch có nhiều khu công nghiệp, vì thế nhu
cầu nước cho sản xuất cũng rất lớn.


III.2 / Yếu tố bên trong.
Công ty chúng tôi được hình thành và phát triển trong lĩnh vực Xây dựng dân dụng
và công nghiệp, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, cầu đường và thủy lợi. Chúng tôi có
đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng với tiềm năng về tài chính dồi dào.
Từ những yếu tố trên. Chúng tôi mạnh dạng nghiên cứu và đầu tư quy trình xử lý
nước sạch đạt tiêu chuẩn cao theo công nghê màng vi lọc MF của tập đoàn Pall.
Dự kiến nhà máy xử lý nước của chúng tôi sau khi hoàn thành và đi vào sử dụng có
thể cung cấp lượng nước sạch với công suất 300.000m3/ngày trong giai đoạn 1 và tăng
lên 600.000m3/ngày trong giai đoạn 2 của dự án (kể từ năm 2020).
Lượng nước sạch của chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp cho dân cư khu đô thị Tây Bắc –
TPHCM và các huyện lân cận của Tỉnh Tây Ninh và Long An. Đáp ứng nhu cầu nước
sạch cho ăn uống, sinh hoạt của nhân dân, sản xuất công nghiệp và du lịch nghĩ
dưỡng…làm tiền đề cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thúc đẩy phát triển công
nghiệp và sự phát triển toàn diện của khu vực. góp phần tích cực vào công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

10


11


CHƢƠNG IV
LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƢ

IV.1. HÌNH THỨC ĐẦU TƢ:

IV.1.1. Hình thức đầu tƣ:
Dự án được đầu tư xây dựng bởi … theo sự kêu gọi đầu tư của UBND Thành Phố Hồ
Chí Minh. Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới hoàn toàn trên diện tích

khu đất rộng 35ha (sẽ tăng lên 60 ha vào giai đoạn 2) với quy mô tổng đầu tư lên đến
740 tỷ đồng. Quy mô đầu tư dự án hoàn toàn phù hợp với năng lực và khả năng tài
chính của chủ đầu tư.
Vì vậy chủ đầu tư sẽ lựa chọn hình thức đầu tư: BOT (Xây dựng – Kinh doanh Chuyển giao)

IV.1.2. Thiết kế:

12


Thuê đơn vị tư vấn thiết kế, lắp đặt có uy tín, kinh nghiệm trong việc lắp đặt và vận
hành nhà máy nước để đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng cho công trình đồng thời
tránh gây ô nhiễm môi trường.

IV.1.3. Công nghệ và thiết bị:
IV.1.3.1 Phân tích, so sánh và lựa chọn công nghệ.
Trên cơ sở chất lượng nguồn nước thô từ Hồ Dầu Tiếng, các công trình xử lý nước mặt
đã xây dựng tại Việt Nam cùng với hồ sơ đề xuất của 03(ba) đơn vị là : GES (Global
Environmental Solutions-Irsael), Glowtec (Singapore), Tập đoàn Pall (Mỹ). Chúng tôi
đề xuất công nghệ xử lý như sau :
IV.1.3.1.1 Phƣơng án công nghệ do GES đề xuất.

Hình1: Sơ đồ công nghệ do GES đề xuất
Nội dung phương án : Nước thô được trạm bơm cấp I hút từ hồ điều hòa bơm về trạm
xử lý theo đường ống nước thô. Nước được dẫn vào bể trộn cơ khí, ở đây nước được
trộn với dung dịch phèn ; tiếp đến nước tự chảy sang bể phản ứng keo tụ, ở đây nước
được trộn thêm chất trợ keo tụ (Phụ thuộc vào hàm lựợng cặn của nước thô mà có thể
cho hoặc không); sau đó nước chảy sang bể lắng lamen theo chiều từ dưới lên; nước
sau lắng tự chảy sang bể lọc nhanh vật liệu lọc là cát thạch anh; nước sau lọc chảy về
bể chứa nước sạch, ở đây nước được khử trùng bằng clo; trạm bơm cấp II hút nước từ

bể chứa bơm vào ống truyền dẫn nước sạch.
IV.1.3.1.2 Phƣơng án công nghệ do Pall đề xuất.

13


BỂ TRUNG HÒA
1000 m3

DD PACL-10m3

BỂ TÁCH BÙN

HỒ ĐIỀU HÒA/
600,000 m3

TRẠM BƠM NƯỚC THÔ
HỆ MF
KÍCH THƯỚC: BxLxH= 20x23x10

BỘ TRỘN
HÓA CHẤT/STATIC
MIXER

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC
DD CLORINE-10m3

ỐNG DẪN NƯỚC THÔ

BỘ TRỘN

HÓA CHẤT/STATIC
MIXER

HỒ DẦU TIẾNG

BỂ NÉN BÙN
THỂ TÍCH=100 m3 -SỐ LƯNG 2 BỂ
(hoặc HỒ LẮNG, PHƠI BÙN)

BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH
KÍCH THƯỚC: WxLxH= (48 x 120 x 8.4)m

TRẠM BƠM NƯỚC SẠCH
KÍCH THƯỚC: WxLxH= (14 x 43 x 16)m

TUYỂN ỐNG CHUYỀN TẢI

MẠNG MƯỚI PHÂN PHỐI

Hình2: Sơ đồ cơng nghệ do tập đồn Pall đề xuất
Nội dung phương án: Nước thơ được trạm bơm cấp I hút từ hồ điều hòa bơm về trạm
xử lý theo đường ống nước thơ. Nước được dẫn qua bộ trộn hóa chất, tại đây hóa chất
keo tụ cấp tới bằng bơm định lượng để keo tụ các thành phần lơ lửng trong nước. Sao
đó nước được dẫn qua hệ lọc màng MF (Microfiltration-vi lọc). Tiếp đó nước được
đưa qua bộ trộn hóa chất để khử trùng rồi đưa qua bể chứa nước sạch sau đó trạm bơm
cấp II sẽ cấp nước vào mạng lưới phân phối.
IV.1.3.1.2 Phƣơng án cơng nghệ do Glowtec đề xuất.
Về cơ bản cơng nghệ do Glowtec đưa ra tương tự như tập đồn Pall đề xuất nhưng hệ
lọc màng được sử dụng là UF (Ultrafiltration-lọc ultra) thay vì hệ lọc màng MF
(Microfiltration-vi lọc).

IV.1.3.1.3 So sánh lựa chọn cơng nghệ
Ðể so sánh các phương án cơng nghệ xử lý cần dựa trên cơ sở phân tích ưu nhược
điểm của từng cơng trình xử lý trong cơng nghệ xử lý nước mặt phù hợp với cơng
nghệ hiện đại của thế giới, điều kiện cụ thể ở Việt Nam và đáp ứng u cầu từ nguồn
vốn.
Thực tế ở đây chúng ta phân chia thành hai nhóm cơng nghệ :
-

Thứ nhất : cơng nghệ xử lý nước do GES đề xuất (cơng nghệ này tượng tự như
cơng nghệ truyền thống đã và đang sử dụng tại Việt Nam).

-

Thứ hai: cơng nghệ xử lý nước bằng lọc màng tiên tiến.
SO SÁNH HAI NHĨM CƠNG NGHỆ
14


Trên cơ sở những so sánh ở trên rõ ràng công nghệ lọc màng có ưu điểm hơn hẳn công
nghệ của GES đưa ra. Ta cần thiết phải phân tích và so sánh giữa hai công nghệ lọc
màng MF (Microfiltration- vi lọc) và UF (Ultrafiltration- lọc ultra).

SO SÁNH HAI LOẠI MÀNG LỌC MF VÀ UF
Nhận xét :
-

Ưu điểm của màng UF so với màng MF là khả năng loại bỏ vi rút. Các yếu tố
xử lý còn lại như độ đục, SDI và TSS hoàn toàn giống nhau.

-


Tuy nhiên, trong quy trình xử lý nước chúng ta có thể sử dụng chlorine để loại
bỏ vi rút, nên ưu điểm này của UF không quá nổi trội so với MF.

-

Thực tế cho thấy màng lọc UF và MF, Pall nhận thấy màng MF có nhiều đặc
tính ưu việt hơn:

-

Độ an toàn: MF bền hơn UF, do đó nguy cơ hư hỏng màng rất thấp

-

Độ tin cậy: Màng MF có khả năng chịu được các hóa chất tẩy rữa mạnh nhằm
loại bỏ các bẩn cứng đầu trong khi màng UF thì không.

-

Tính kinh tế: MF có khả năng xử lý nhiều chất bẩn hơn và lưu lượng lọc qua
mỗi module nhiều hơn, vì vậy số lượng module lọc sẽ ít hơn.

-

Tuổi thọ: MF có tuổi thọ cao hơn UF từ 1.5 - 2 lần

IV.1.3.1.4 Kết luận lựa chọn phƣơng án công nghệ cấp nƣớc.
Trên cơ sở phân tích, so sánh các phương án công nghệ ở trên phương án công
nghệ xử lý nước bằng lọc màng MF của tập đoàn Pall cho nhiều ưu điểm. Đồng

thời tập đoàn Pall là tập đoàn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này với số

15


lượng màng MF đã cung cấp là 5.700.000 m3/ngày. Vì vậy công nghệ lọc màng
MF của tập đoàn Pall sẽ được chọn để làm phương án công nghệ cho dự án này.
IV.1.3.2 Thông số kỹ thuật:
Nhà máy xử lý nước khu đô thị Tây Bắc - TPHCM sử dụng hệ thống màng vi lọc MF
của Pall dạng sợi PVDF có thích thước lỗ 0,1 micro. Công suất xử lý nước là 300.000
m3/ngày đêm với hiệu suất lọc hơn 96%. Tốc độ dòng vào khoảng 86,7 LMH.
IV.1.3.2.1 Giới thiệu về tập đoàn Pall (tham khảo thêm phần phụ lục 2).

16


17


IV.1.3.3 Ưu điểm của màng vi lọc MF:
-

-

Tách lọc các hạt có kích cỡ trung bình đảm bảo bảo vệ tốt nhất cho hệ thống
dòng chảy, giảm thiểu thời gian chết và giảm thiểu chi phí bảo trì và nâng cao
tuổi thọ của các bộ phận thẩm thấu ngược. Cung cấp hệ thống màng lọc có kích
thước lỗ nhỏ để có thể thu được chất lượng nước sau xử lý tuyệt hảo.
Các màng lọc sợi rỗng có độ thẩm thấu rất cao, dễ dàng cho giải pháp tự động
hóa, tái sinh cục bộ bằng phương pháp rửa ngược và cho phép vận hành với


18


-

thông lượng cao/ thời gian giữa 2 lần rửa lâu hơn, nhờ đó giảm thiểu chi phí
thiết bị.
Các màng lọc cho phép vận hành với hàm lượng chlorine dư cao để giảm thiểu
tỷ lệ ô nhiễm vi sinh và gia tăng thời gian làm sạch hóa học.
Độ bền hóa học – độ bền oxy hóa .
o Màng lọc MF chịu được hàm lượng Chlorine ở nồng độ 5.000 mg/l trong
quá trình làm sạch và thời gian tiếp xúc lớn nhất là 3.600.000ppm/giờ.
Tiền xử lý nước thô ban đầu bằng Chlorine được cho phép nhưng không
cần thiết. Tính khử trùng của chlorine cho phép tẩy trùng dễ dàng màng
lọc và những yêu cầu của hệ thống.
o Màng lọc PVDF của Pall tương thích hoàn toàn với các chất hóa học tiền
xử lý và các chất oxy hoá khác nhau như: Ozone, Chlorine Dioxide,
Alum, Ferric Chloride, PACL, và các chất keo tụ từ Aluminium

-

Màng lọc với kết cấu mô-đun bền vững .
o Những mô-đun vi lọc sử dụng công nghệ màng lọc sợi rỗng của PVDF
và công nghệ kết dính tiên tiến. Điều đó tạo một màng lọc bền vững và
kết cấu vững chắc.

-

Mức độ vận hành linh hoạt.

o Các hệ thống của Pall được thiết kế phù hợp với chất lượng nguồn nước
luôn thay đổi. Hệ thống này cũng có khả năng thực hiện thường xuyên
hơn quá trình EFM nếu có yêu cầu, đó là những hệ thống giảm độ nhạy
đối với chất lượng nước đầu vào luôn thay đổi

-

Operational Simplicity – Vận hành đơn giản.
o Quá trình vi lọc dễ dàng và chi phí thấp cho các hoạt động bảo trì và
nhân công vận hành. Công nhân vận hành phải luôn đảm bảo các màng
lọc luôn trong điều kiện làm việc tốt (độ thấm).

-

Flexible Modular Design – Thiết kê Mô đun linh hoạt.
o Hệ thống vi lọc của Pall được thiết kế theo từng mô-đun. Nếu có nhu cầu
mở rộng nâng cấp trạm xử lý, có thể thực hiện bằng cách thêm vào các
mô-đun cùng với xem xét điều chỉnh công suất của máy bơm.

-

Compact System Footprint - hệ thống gọn nhẹ.
o Hệ thống vi lọc của Pall có kết cấu hợp lý, gọn nhẹ. Điều này cho phép
nhà đầu tư tiết kiệm diện tích lắp đặt và chi phí xây dựng.

IV.1.3..3 : Quá trình lọc
Từ những bộ lọc thô, nước chảy qua những ống phân phối đều đến mỗi bộ phận lọc.

19



Van của mô-đun điều chỉnh tốc độ dòng cấp
để duy trì tốc độ lọc không đổi. Khi nước chảy
qua mỗi mô đun, bề mặt lọc sẽ trở nên bẩn
(nghẽn) dần, và van điều chỉnh sẽ mở tự động
để tăng áp suất đường cấp cần thiết để duy trì
hiệu quả lọc như đã được xác định.
Đối với nước có độ đực và chất lơ lửng cao,
lượng nước tuần hoàn lại sẽ cao hơn. Một
phần nhỏ nước hồi lưu được đưa trở lại bồn
chứa nước. Quá trình này hạn chế sự tích luỹ
làm tăng nồng độ chất bẩn của các mô-đun.Về
phần van kiểm soát của mô-đun dung để duy
trì duy trì sự ổn định của hệ thống.
Reverse Filtration – Lọc ngược
Định kỳ, mỗi bộ lọc sẽ được qua chu trình rửa ngược bao gồm đồng thời cả việc rửa
khí – lọc ngược (SASRF) để loại bỏ những phân tử và hợp chất hữu cơ tích tụ trên
trong những mô đun này.

20


Định kỳ, mỗi bộ lọc sẽ được qua chu trình rửa ngược bao gồm đồng thời cả việc rửa
khí Dòng chảy này được phối hợp với khí nén. Khi dòng bọt khí nổi lên mặt bên ngòai
của sợi lọc thì bên ngoài của những sợi lọc, không khí làm xáo trộn chúng một cách
mạnh mẽ, làm rơi những phân tử dính bám trên bề mặt sợi lọc. Cặn bẩn này được dẫn
ra ngòai.
Dòng chuyển tiếp (FF) được thực hiện cùng với dòng hiện tại dưới lực đẩy của bơm.
Trong mỗi chu trình, tại một thời điểm chỉ có một bộ lọc được rửa ngược
Clean In Place (CIP) – Làm sạch tại chỗ

Thường thì mỗi một hệ thống sẽ cần sự làm sạch triệt để hơn là SASRF có thể đáp
ứng. Điều này có thể diễn ra như việc làm sạch bảo trì, còn có thể được gọi là qui trình
duy trì thông lượng cao EFM hoặc việc làm sạch ngay tại vị trí (CIP). Những hóa chất
làm sạch có thể được châm vào hệ thống và được tuần hoàn khi cần để tái tạo những
mô đun lọc. Cả hai quá trình này được thiết kế để có thể vận hành một cách tự động.
Tuy nhiên, chúng ta có thể yêu cầu hành vận hành tòan bộ quá trình CIP bằng tay khi
được hiển thị bằng hệ thống điều khiển. Những hệ thống CIP được thiết kế để làm
sạch từng bộ lọc tại một thời điểm khi mà tòan bộ phần còn lại của hệ thống đang được
duy trì ở chế độ tự động xử lý nước.
Enhanced Flux Maintenance (EFM) –Duy trì thông lượng cao
Việc rửa bằng hóa chất làm giảm lượng TMP gia tăng hàng ngày và kết hợp trợ giúp
việc giảm nhu cầu áp lực cấp nước. Rửa hóa chất là một qui trình tự động và có thể tận
dụng hàng ngày hoặc hàng tuần phụ thuộc vào lượng chất rắn và chất lượng của nước
đầu vào.

21


IV.2. QUI MÔ CÔNG SUẤT
Dự án nhà máy xử lý nước công suất 300.000 m3/ngày đêm toạ lạc tại Khu đô thị Tây
Bắc – TPHCM với diện tích 35 ha trong giai đoạn 1. Dự kiến từ năm 2020 trở đi, nhà
máy sẽ nâng công suất cung cấp để hòa vào mạng lưới cấp nước với công suất
600.000m3/ngày đêm. Tổng diện tích nhà máy sẽ là 60 ha.

22


CHƢƠNG V:
QUY MÔ, GIÁ TRỊ ĐẦU TƢ,
CHI PHÍ THỰC HIỆN


V.1 : Quy mô.
Quy mô giai đoạn 1 của dự án được thực hiện trên diện tích dự kiến 35ha (sẽ tăng
lên 60 ha vào giai đoạn 2) trong đó diện tích đất cho xây dựng nhà máy dự kiến như
sau :
1. Trạm bơm nước thô: kích thước: (20x23x10)m, Diện tích 460m2
2. Hồ Điều hòa chứa nước cho 2 ngày vận hành 600.000 m3
+ Kích thước D=500m, rộng R=300 m, chiều sâu hồ h = 4m chiếm diện tích
150.000 m2
3. Châm Dung dịch PACl kích thước (4x4x4)m Diện tích 16m2.
4. Bộ trộn Static Mixer kích thước (4x4x4)m Diện tích 16 m2

23


5. Hệ thống xử lý MF kích thước (81x62)m cần diện tích mặt bằng 5.022 m2
6. Bể nén bùn kích thước (15x6x3)m khối tích : 270m3. Chiếm diện tích 90m2
cho 1 bể. Bao gồm 2 bể và hệ thống thu hồi nứớc từ hố bùn cho trường hợp thu
hồi 15MLD
+ Nếu dùng MF để trích ly nước thì lượng nước BW chỉ còn 2,2MLD lúc đó bể
chứa bùn thu nhỏ lại chỉ còn kích thước (5x3x3)m khối tích của bể bùn còn lại
là 48m3 bao gồm 2 bể và hệ thống thu hồi nước bùn.
7. Hệ thống châm Clorine qua bộ trộn hóa chất. Diện tích 16m2
8. Bể trung hòa nước rửa màng MF khối tích 2.500 m3. Diện tích 410 m2
9. Bể chứa nước sạch kích thước (48x120x8.4)m khối tích 48.960 m3. Diện tích
mặt bằng 5.760 m2
10. Trạm bơm nước sạch kích thước (14x43x16)m Diện tích 224 m2
11. Hệ thống ống dẫn ra tuyến ống chuyển tải.
Như vậy diện tích cần thiết cho phần công nghệ của nhà máy 300.000 m3/nggày là
12.014 m2 tƣơng đƣơng 1,2 ha.Do đó yêu cầu của nhà máy để xây dựng sẽ cần

diện tích cỡ 2 ha
-

Hồ điều hòa có diện tích 150.000m2. tƣơng đƣơng 15 ha. Và diện tích riêng
cho nhà máy cần là 2+ 15= 17 ha. Đây là phần diện tích cần thiết để xây dựng
trạm cấp nước, tuy nhiên ta cần phải tính thêm phần hạ tầng cơ sở (trạm điện,
đường giao thông, hệ thống thoát nước, độ che phủ cây xanh…). Phần này
chiếm khoảng 50% tổng diện tích nhà máy.

-

Vì vậy nhà máy có diện tích tổng cộng là : 2x17 = 34 ha. Thêm phần đất dự
phòng ta lấy tổng quỹ đất để xây dựng nhà máy trong giai đoạn 1 là : 35ha.

-

Để phục vụ cho giai đoạn 2 của dự án khi công suất toàn trạm xử lý là 600.000
m3/ngày. Quỹ đất tổng cộng của nhà máy sẽ là 60 ha

V.2: Giá trị thực hiện

24


CHƢƠNG VI:
NHẬN ĐỊNH – ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƢỜNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

25



×