Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nội dung về trình bày và công bố thông tin trên BCTC các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng và nhận xét về khả năng sai lệch trọng yếu phân tích ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đối với tính trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.97 KB, 17 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------------

MÔN KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

Đề tài: Nội dung về trình bày và công bố thông tin trên BCTC các thông tin liên
quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng và nhận xét về khả năng
sai lệch trọng yếu. Phân tích ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá đối với tính trung thực và
hợp lý của BCTC của một ngân hàng.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


Mục lục


1

Anh (chị) hãy nêu các nội dung về trình bày và công bố thông tin trên
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo
thuyết minh Báo cáo tài chính các thông tin liên quan đến hoạt động kinh
doanh ngoại hối của ngân hàng. Anh (chị) hãy nêu nhận xét chung về khả
năng sai lệch trọng yếu với mỗi thông tin cần trình bày và công bố nêu
trên.

1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
1.1.1 Khái niệm
Theo điều 3 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN hướng dẫn về phạm vi hoạt động
ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín
dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tổ chức tín dụng được phép là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, ngân
hàng chính sách, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài
chính tín dụng tiêu dùng, công ty cho thuê tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.

Kinh doanh ngoại hối là việc TCTD được phép thực hiện các hoạt động ngoại hối
nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an toàn, thanh khoản cho hoạt
động của chính TCTD được phép đó.
Hoạt động ngoại hối của TCTD được phép là hoạt động kinh doanh ngoại hối,
cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD được phép với người cư trú, người không cư trú
trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối trên
thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
1.1.2 Hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
Theo điều 5 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN
Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước của ngân
hàng thương mại
1. Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay.
2. Thực hiện các giao dịch hối đoái kỳ hạn, giao dịch hối đoái hoán đổi, giao dịch hối

đoái quyền chọn, giao dịch hoán đổi lãi suất ngoại tệ.
4


3. Nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng không phải là TCTD.
4. Bao thanh toán và bảo lãnh bằng ngoại tệ.
5. Phát hành, đại lý phát hành thẻ ngân hàng quốc tế, thanh toán, đại lý thanh toán

thẻ ngân hàng quốc tế.
6. Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt

Nam; Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.
7. Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác

bằng ngoại tệ.
8. Giao cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc tổ chức kinh tế làm


đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ
nhận và chi, trả ngoại tệ.
9. Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối; Nhận ủy thác cho

vay bằng ngoại tệ.
10. Đại lý phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.
11. Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.
12. Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài khác được phép hoạt động ngoại hối.
13. Vay vốn, cho vay bằng ngoại tệ với các TCTD được phép khác, tổ chức tài chính

trong nước.
14. Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các TCTD được phép khác.

Theo điều 6 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN
Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế của ngân hàng
thương mại
1. Mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền

quốc tế.

5


2. Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế.
3. Bao thanh toán quốc tế và bảo lãnh bằng ngoại tệ.
4. Cho vay ra nước ngoài.
5. Phát hành trái phiếu ở nước ngoài.

6. Gửi ngoại tệ ở nước ngoài (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn).

Theo điều 7 Thông tư số 21/2014/TT-NHNN
Các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và trên thị trường
quốc tế
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép ngân hàng thương mại thực hiện có thời

hạn các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và trên thị trường
quốc tế đối với từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể, bao gồm:
a) Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
b) Hoạt động ngoại hối phái sinh khác trên thị trường trong nước ngoài các

hoạt động ngoại hối quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
c) Hoạt động ngoại hối phái sinh trên thị trường quốc tế;
d) Các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc

tế ngoài các hoạt động ngoại hối quy định tại điểm a, b, c khoản này và các
hoạt động ngoại hối quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
2. Sau khi hết thời hạn được phép thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị

trường trong nước và thị trường quốc tế tại văn bản chấp thuận có thời hạn, trường
hợp có nhu cầu tiếp tục thực hiện, trên cơ sở đáp ứng đủ điều kiện và hồ sơ quy
định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 5 Điều 11 Thông tư này và các quy định có liên
quan của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước
xem xét, cho phép thực hiện các hoạt động ngoại hối này tại văn bản gia hạn văn
bản chấp thuận có thời hạn.

1.2 Nội dung về trình bày và công bố thông tin trên Bảng cân đối kế toán
(BCĐKT), Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQHĐKD), Báo cáo thuyết minh
Báo cáo tài chính (TMBCTC) các thông tin liên quan đến hoạt động kinh

doanh ngoại hối của ngân hàng.
1.2.1 Bảng cân đối kế toán:
6


1.2.1.1 Nội dung về trình bày và công bố thông tin.
 Tài sản


















Khoản mục “Tiền mặt, vàng bạc, đá quý” thể hiện số dư đầu kì và cuối kì của
khoản mục ngoại tệ tại quỹ của ngân hàng.
Khoản mục “Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN)” thể hiện số dư đầu kì và
cuối kì của khoản mục tiền gửi ngoại tệ tại NHNN.
Khoản mục “Tiển gửi tại TCTD khác” thể hiện số dư đầu kì và cuối kì của tiền gửi

tại TCTD khác bằng ngoại tệ.
Khoản mục “Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác”: thể
hiện dư nợ (nếu dư nợ lớn hơn dư có) của tất cả các giao dịch ngoại hối như giao
dịch kỳ hạn, quyền chọn, tương lai, hoán đổi ngoại tệ, ở phần Tài sản trên
BCĐKT, bao gồm số dư đầu kì và cuối kì.
Khoản mục “Cho vay khách hàng”: hoạt động ngoại hối bao gồm cả cho vay bằng
ngoại tệ đối với các khách hàng. Số dư đầu kì, cuối kì của hoạt động cho vay bằng
ngoại tệ đối với khách hàng không phải là TCTD được thể hiện trên BCĐKT trong
khoản mục “Cho vay khách hàng”
Khoản mục “Lãi, phí phải thu”: số dư đầu kì, cuối kì của các khoản lãi phải thu từ
tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ, lãi phải thu từ các công cụ tài chính phái sinh
được thể hiện chung trong khoản mục “các khoản lãi, phí phải thu” ở phần “Tài
sản Có khác”.
 Nợ phải trả:
“Tiền, vàng gửi của các TCTD khác” thể hiện số dư đầu kì, cuối kì của tiền gửi
bằng ngoại tệ của TCTD được phép.
Tiền gửi ngoại tệ của khách hàng: số dư đầu kì và cuối kì của tiền gửi bằng ngoại
tệ của khách hàng không phải là TCTD được thể hiện chung với các khoản tiền
gửi khác của khách hàng trên khoản mục “Tiền, gửi của khách hàng” nằm ở phần
Nợ phải trả trên BCĐKT
Khoản mục “Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác”: thể
hiện dư có (nếu dư có lớn hơn dư nợ) của tất cả các giao dịch ngoại hối như giao
dịch kỳ hạn, quyền chọn, tương lai, hoán đổi ngoại tệ, ở phần Nợ phải trả trên
BCĐKT, bao gồm số dư đầu kì và cuối kì.
Khoản mục “Lãi, phí phải trả”: số dư đầu kì, cuối kì của các khoản lãi phải trả từ
tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ, lãi phải trả từ các công cụ tài chính phái sinh được
thể hiện chung trong khoản mục “các khoản lãi, phí phải trả” ở phần “Các khoản
nợ khác”.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái: bao gồm số dư đầu kì và cuối kì của chênh lệch tỷ giá
hối đoái và chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh được thể hiện ở


7


khoản mục “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” ở phần “Vốn và các quỹ” thuộc “Vốn chủ
sở hữu trên BCĐKT.
 Các chỉ tiêu ngoài BCĐKT
Các cam kết giao dịch hối đoái được ghi nhận ở khoản mục ngoài BCĐKT thể
hiện các nghiệp vụ ngoại tệ liên quan đến hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay,
quyền chọn, kỳ hạn… nhưng chưa thực hiện hợp đồng hoặc đang trong thời gian
theo dõi.
1.2.1.2 Khả năng sai lệch trọng yếu

Hoạt động ngoại hối có đặc điểm là số lượng giao dịch và chứng từ liên quan
nhiều, tỷ giá biến động liên tục, thời gian thực hiện giao dịch ngoại hối rất đa dạng khiến
cho định khoản, hạch toán liên quan đến ngoại hối xảy ra sai sót như:


Các giao dịch ngoại hối có thể được ghi nhận không đầy đủ.



Số liệu và dữ liệu liên quan đến các giao dịch ngoại hối có thể được ghi nhận
không chính xác.



Các giao dịch ngoại hối có thể được ghi nhận không đúng kỳ.




Số dư tiền gửi tại các TCTD khác có khả năng bị sai lệch so với thực tế do không
đối chiếu số dư thường xuyên hoặc do nhân viên biển thủ.



Các giao dịch ngoại hối có thể không thuộc sở hữu hoặc không liên quan đến ngân
hàng.



Việc áp dụng tỷ giá không phù hợp khi thực hiện quy đổi tỷ giá định kỳ/ cuối năm
cho các tài khoản có gốc ngoại tệ làm cho các số liệu trình bày trên BCĐKT thiếu
chính xác.



Việc theo dõi, ghi nhận các khoản lãi, phí phải thu, phải trả từ các giao dịch ngoại
hối được phân bổ, dự thu không hợp lý, hoặc sai tài khoản dẫn đến số liệu trên
BCTC trình bày không trung thực, không đáp ứng cơ sở dẫn liệu đánh giá và phân
bổ.



Các tài khoản ngoại bảng áp dụng phương pháp ghi đơn nên sai sót về mặt số liệu
dễ xảy ra khi không có sự theo dõi, kiểm tra dẫn đến số liệu trình bày trên BCĐKT
không trung thực.

8



1.3 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
1.3.1 Nội dung về trình bày và công bố thông tin
Trình bày trên chỉ tiêu “Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối”:
-

Lãi từ hoạt động KDNH là chênh lệch dư Có tài khoản “Thu nhập từ hoạt động
KDNH” lớn hơn số dư Nợ tài khoản “Chi phí hoạt động KDNH”.
Lỗ từ hoạt động KDNH là chênh lệch dư Nợ tài khoản “chi phí từ họa động
KDNH” lớn hơn dư Có tài khoản “Thu nhập từ hoạt động KDNH”.

1.3.2 Khả năng sai lệch trọng yếu
Giao dịch ngoại hối có số lượng giao dịch, chứng từ nhiều và liên quan đến nhiều
loại tỷ giá làm tăng khả năng xảy ra sai sót trong việc tính toán lãi/ lỗ từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối như áp dụng tỷ giá không phù hợp với quy định của NHNN, không đáp
ứng được cơ sở dẫn liệu chính xác.
Thời gian thực hiện giao dịch ngoại hối như mua ngay, kỳ hạn, quyền chọn… rất
đa dạng, có thể kéo dài đến 365 ngày. Điều này dễ dẫn đến việc xảy ra sai sót trong việc
tính sai ngày thực hiện giao dịch hoặc các hợp đồng không được ghi nhận không đúng kỳ
kế toán, không đáp ứng cơ sở dẫn liệu chính xác, đúng kỳ của số liệu trình bày trên
BCKQHĐKD.
Việc ghi nhận nhầm tài khoản hoặc phân bổ từ tài khoản lãi phải thu, lãi phải trả
sang tài khoản thu, chi từ công cụ tài chính phái sinh cũng có thể xảy ra sai sót. Ví dụ như
trong giao dịch hối đoái kỳ hạn (Forward), việc phân bổ sai lãi phải thu (tài khoản 3962)
vào tài khoản thu nhập thay vì chi phí sẽ làm ảnh hưởng đến tính chính xác của số liệu
trình bày trên BCKQHĐKD.

1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính:
1.4.1 Nội dung về trình bày và công bố thông tin:
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 22:

Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và cam kết trình bày ngoài Bảng cân đối kế toán
20. Ngân hàng phải trình bày các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết sau:
a) Nội dung và giá trị của các cam kết cho vay không thể huỷ ngang (Trường hợp
huỷ ngang các cam kết không thể huỷ ngang thì phải chịu phạt)

b) Nội dung và giá trị của các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết được trình bày
ngoài Bảng cân đối kế toán bao gồm các khoản liên quan đến:
9


i. Các khoản tín dụng gián tiếp, như: Các khoản bảo lãnh nợ, bảo lãnh thanh
toán và thư tín dụng dự phòng có vai trò như là các khoản bảo lãnh tài
chính cho các khoản vay và chứng khoán;
ii. Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế, như: Bảo lãnh

thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, các khoản đảm bảo khác và thư tín
dụng dự phòng liên quan đến các nghiệp vụ đặc biệt;

iii. Các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn ngắn hạn phát sinh từ việc giao nhận hàng hoá,
như: Thư tín dụng, chứng từ có sử dụng hàng hoá giao nhận làm tài sản
đảm bảo;
iv. Các cam kết khác và cam kết bảo lãnh phát hành chứng từ có giá khác.

21. Nhiều Ngân hàng cũng thực hiện các giao dịch không được ghi nhận là tài sản hay
nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán nhưng chúng làm phát sinh các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn
và các cam kết. Những khoản mục này thường có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh
doanh và có mối liên quan chặt chẽ với mức độ rủi ro của các Ngân hàng. Những khoản
mục này có thể làm tăng, giảm các khoản rủi ro khác. (Như: Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro
về tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán).
22. Người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của Ngân hàng cần phải biết về các

nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết không huỷ ngang của Ngân hàng để đánh giá tính
thanh khoản, khả năng trả nợ và khả năng cố hữu của các khoản lỗ tiềm tàng.
1.4.2 Khả năng sai lệch trọng yếu
Các khoản mục trình bày trên Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính đối với cái
khoản mục ngoại bảng không tránh khỏi việc ghi thiếu các khoản cam kết hay giao dịch
đã thực hiện hay ghi thừa thông tin đối với các khoản cam kết hay giao dịch chưa thực
hiện và thể hiện vào thuyết minh, làm cho số liệu trên thuyết minh không trung thực và
hợp lý.
Việc đánh giá lại ngoại tệ vào cuối kỳ không chính xác, dẫn đến thu nhập của ngân
hàng do đánh giá lại ngoại tệ bị sai lệch so với thực tế.

2

Anh (chị) hãy trình bày khái niệm và các dấu hiệu đánh giá rủi ro tỷ giá của một
ngân hàng thương mại; phân tích ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá cao đối với tính
trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của một ngân hàng.

2.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá:
Trước hết cần hiểu
10


-

Tỷ giá: là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác.

-

Rủi ro: là những sai lệch so với dự tính, bao gồm cả chiều thuận và chiều nghịch,
tức là khi có rủi ro phát sinh thì rủi ro có thể mang lại lợi ích hoặc gây thiệt hại

cho chủ thể gặp rủi ro.

Xuất phát từ những khái niệm nói trên
 Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá tương ứng với một trạng

thái ngoại tệ nhất định. Hay nói cách khác rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự
biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ
giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng cũng như của
doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu phát sinh
bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi phát sinh một loại đồng tiền khác
đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá thể hiện ở chỗ khi tỷ giá thay
đổi làm cho ngân lưu thay đổi theo.

2.2 Các dấu hiệu đánh giá rủi ro tỷ giá của một ngân hàng thương mại:
2.2.1 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối:
Xác định rủi ro tỷ giá theo trạng thái ngoại hối của NHTM là phương pháp đơn
giản nhất, bởi vì khi tỷ giá thay đổi sẽ làm kéo theo rủi ro cho hoạt động kinh doanh
ngoại hối của NHTM.
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại:
Do trạng thái ngoại hối không cân xứng, tức là có sự chênh lệch giá trị tài sản Có và tài
sản Nợ ngoại hối hoặc chênh lệch giữa doanh số mua vào và bán ra của đồng tiền nước
ngoài.
Nếu một ngân hàng có Tài sản Có > Tài sản Nợ đối với một loại ngoại tệ thì khi
đó, ta nói rằng ngân hàng có trạng thái trường về loại ngoại tệ đó.
 Nếu một ngân hàng có Tài sản Nợ > Tài sản Có đối với một loại ngoại tệ thì khi
đó, ta nói rằng ngân hàng có trạng thái đoản về loại ngoại tệ đó.
 Nếu một ngân hàng có Tài sản Có = Tài sản Nợ đối với một loại ngoại tệ thì ta
nói rằng ngân hàng có trạng thái cân bằng về loại ngoại tệ đó.



Trên cơ sở trạng thái ngoại tệ ròng, ta lượng hóa được rủi ro tỷ giá cho một loại ngoại tệ
theo công thức sau:

P&L = NEPF(t)*E
Trong đó:
 P&L: mức lãi/ lỗ đối với một loại ngoại tệ
 E (=E1-E0): sự thay đổi tỷ giá E của kỳ sau so với kỳ trước.
11


Như vậy, NHTM gặp rủi ro tỷ giá đối với một loại ngoạị tệ khi và chỉ khi ngân hàng có
trạng thái ngoại tệ mở và tỷ giá biến động.
Cụ thể như sau:
 NEPF(t) > 0 : Ngân hàng có trạng thái trường ròng đối với ngoại tệ F. Với tỷ giá

được yết sao cho ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá và nội tệ đóng vai trò là
đồng tiền định giá thì khi tỷ giá tăng sẽ tạo ra lãi ngoại hối cho ngân hàng và khi tỷ
giá giảm sẽ phát sinh lỗ cho ngân hàng.
 NEPF(t) < 0 : Ngân hàng có trạng thái đoản ròng đối với ngoại tệ F. Cùng với điều
kiện trên, với trạng thái đoản ròng, ngân hàng sẽ gặp lỗ ngoại hối khi tỷ giá tăng
và lãi ngoại hối khi tỷ giá giảm.
 NEPF(t) = 0 : Ngân hàng có trạng thái cân bằng đối với ngoại tệ F. Lúc này,
những thay đổi về tỷ giá sẽ không ảnh hưởng đến lãi hay lỗ ngoại hối của NHTM.
Từ bảng trên có thấy được rằng tổn thất dự kiến của ngân hàng phụ thuộc vào 2
yếu tố: trạng thái ngoại hối và sự biến động của tỷ giá. Với việc ấn định các hạn mức về
trạng thái ngoại hối, ngân hàng đã kiểm soát được một phần rủi ro tỷ giá. Nếu không duy
trì trạng thái ngoại hối mở thì nhà kinh doanh sẽ không chịu rủi ro tỷ giá hoặc duy trì
trạng thái ngoại hối mở nhưng tỷ giá không biến động thì rủi ro tỷ giá cũng không phát
sinh. Tuy nhiên những ngân hàng lớn hoạt động đa dạng, năng động trên thị trường quốc
tế không chỉ kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tự kinh

doanh cho bản thân NHTM để thu lợi nhuận (được gọi là hoạt động tự doanh hay còn gọi
là “đầu cơ”). Trong trường hợp này, rủi ro tỷ giá của NHTM rất lớn. Các NHTM có hoạt
động tự doanh như vậy đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý rủi ro rõ ràng đầy đủ và phù
hợp với mức độ rủi ro của Ngân hàng.
2.2.2 Tác động của rủi ro tỷ giá lên luồng tiền của ngân hàng
Tác động của rủi ro tỷ giá đối với luồng tiền của ngân hàng là tác động gián tiếp
khi cơ cấu tài sản có, tài sản nợ, tài sản ngoại bảng và các dịch vụ phi tài sản thay đổi.
Thêm vào đó, khi tỷ giá thay đổi, làm thay đổi quyết định đầu tư, đi vay của khách hàng,
các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng, các nhà đầu tư, các nhà đi vay và hiển nhiên là,
luồng tiền từ phía những đối tượng này vào ngân hàng cũng thay đổi theo. Rủi ro tỷ giá
tác động lên luồng tiền của ngân hàng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tác động dài hạn
thường gây ra với các hoạt động: cho vay và đầu tư của ngân hàng, các khoản đầu tư
được giữ tới hạn, các tài sản nợ ngoại bảng dài hạn như các khoản tín dụng trung hạn và
hợp đồng hoán đổi dài hạn. Tác động ngắn hạn thường xảy ra với các dịch vụ phi tài sản
của ngân hàng, mà thông thường là những giao dịch tạo nguồn thu phí như các hoạt động
giao dịch, các khoản đầu tư ghi điểm thị trường (mark to the market), các tài sản nợ ngoại
bảng ngắn hạn như thư tín dụng, các hợp đồng phái sinh. Cũng cần chú ý là những nguồn
tài trợ vốn từ chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài cũng tạo nên rủi ro trong ngắn hạn.
12


2.3 Biểu hiện của rủi ro tỷ giá:
-

Khi đánh giá rủi ro người ta đánh giá sự ảnh hưởng của cả 2 yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến lãi (lỗ) của hoạt động kinh doanh.
Mối quan hệ đó được thể hiện qua công thức tính lãi (lỗ) đối với từng loại
ngoại tệ khi tỷ giá biến động như sau:

Lãi (lỗ) đối với ngoại tệ i = (trạng thái ngoại hối ròng của ngoại tệ i) x (mức

biến động của tỷ giá ngoại tệ i). (công thức I)


Đo lường rủi ro tỷ giá:
• Trạng thái ngoại tệ:
 Nội bảng
 Ngoại bảng
• Giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ: Trạng thái ngoại tệ/Vốn tự có
TTNT < 0: trạng thái đoản
Trạng thái ngoại tệ thuần (TTNT) = (Tài sản bằng ngoại tệ - Nợ phải
TTNT
0: trạng
tháitệ)trường
trả>bằng
ngoại
+ (Cam kết mua ngoại tệ - Cam kết bán ngoại tệ)

Có 2 loại trạng thái biểu hiện rủi ro:
• Trạng thái trường ( TTNT >0) :
 Giá trị tài sản bằng ngoại tệ > giá trị Nợ phải trả bằng ngoại tệ
 Rủi ro xảy ra khi tỷ giá giảm ( nếu tỷ giá tăng thì những NH có vị thế đoản
ngoại tệ bị thiệt hại).
• Trạng thái đoản ( TTNT <0) :
 Giá trị tài sản bằng ngoại tệ < giá trị Nợ phải trả bằng ngoại tệ
 Rủi ro xảy ra khi tỷ giá tăng ( nếu tỷ giá giảm thì những NH có vị thế
trường về ngoại tệ sẽ bị thiệt hại).
− Ví dụ minh hoạ : Ngày 30/12/2014 ngân hàng Sacombank đã nhận gửi của khách
hàng A khoản tiền 100.000 USD kỳ hạn 6 tháng đồng thời cho khách hàng vay 50.000
USD cùng kỳ hạn. Ngoài ra ,doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng Sacombank
là: mua vào từ khách hàng C 145.000 USD và bán ra cho khách hàng D 800.000

USD kỳ hạn 6 tháng.Tình hình thị trường tiền tệ trong năm 2010 có một số thông tin
như sau(số liệu của ngày 30/12/2014 của ngân hàng SCB):


Đơn vị: % / năm
Tỷ giá

Mua

Bán

Lãi suất kỳ hạn (6
tháng)

Gửi

Vay

USD/VND

21125

21221

VND

12

12.5


GBP/USD

1.5881

1.5922

USD

1.3

4

13


Lưu ý tất cả các giao dịch ngoại tệ của Sacombank đều bằng USD và có
cùng thời hạn 6 tháng. Trước tiên chúng ta xác định trạng thái ròng giao dịch ngoại
tệ cùng kỳ hạn của Vietcombank như sau:
Nhận gửi của khách hàng A 100.000USD kỳ hạn 6 tháng. Như vậy Sacombank có
khoản phải trả cho khách hàng 6 tháng nữa đến hạn cả gốc và lãi:
100000.(1+0,013 x 6/12) = 100650 USD.
Cho vay khách hàng B 50.000USD kỳ hạn 6 tháng. Như vậy Sacombank có khoản
phải thu từ khách hàng 6 tháng nữa đến hạn cả gốc và lãi:
50000.(1+0,04 x 6/12) = 51000 USD.
Mua của khách hàng C kỳ hạn 6 tháng : 145000 USD
Bán của khách hàng D kỳ hạn 6 tháng : 800000 USD
Trạng thái ròng ngoại tệ giao dịch cùng kỳ hạn tính theo công thức:
NEUSD= (AUSD – LUSD) + (CLUSD – CSUSD)=(100650 – 51000) + (145000 – 800000)
= -605350 USD < 0
 Như vậy Sacombank có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng âm


605350 USD. Với trạng thái âm này, nếu USD lên giá Sacombank bị tổn thất giao
dịch, ngân hàng sẽ rơi vào trạng thái ngoại tệ đoản
 CÁC QUY ĐINH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:
QUYẾT ĐỊNH SỐ 1081/2002/QĐ-NHNN NGÀY 07/10/2002 VỀ TRẠNG THÁI
NGOẠI TỆ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP HOẠT ĐỘNG
NGOẠI HỐI
Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17-8-1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối

2.4 Một số hệ số an toàn:
Tổng trạng thái ngoại tệ dương cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự có của
Tổ chức tín dụng tại thời điểm đó.
− Tổng trạng thái ngoại tệ âm cuối ngày không được vượt quá 20% vốn tự có của Tổ
chức tín dụng tại thời điểm đó.
 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:


14


THÔNG TƯ 07/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD).

2.5 Tính trung thực của báo cáo tài chính:
Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, với biến đổi của tỷ giá hối đoái, bất
kỳ một khoản nợ nào cho dù dài hay ngắn, đối với một đồng tiền nhất định, đều có thể tạo
cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá cao dễ dẫn đến gian lận về hạch toán “ chênh lệch tỷ giá”, đây là một vấn đề
vô cùng lớn , phức tạp và nhạy cảm . Bởi vì sự gian lận này nó ảnh hưởng trực tiếp và
trọng yếu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của

các cổ đông , của công chúng, ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài
chính nói riêng và chính sách tài chính của nhà nước nói chung , nhưng khi phát hiện nó
đã là vô cùng khó khăn thì vấn đề kết luận , ghi nhận trên hồ sơ kiểm toán và trình bày ý
kiến trên báo cáo kiểm toán lại là khó gấp ngàn lần bởi hệ thống các chuẩn mực kiểm
toán hiện nay chưa cụ thể đến các tình huống gian lận này.
Ví dụ: từ tháng 3/2008 đến tháng 10/2008 , nền kinh tế nước ta trong giai đoạn lạm phát
cao đã dẫn đến sự biến động về tỷ giá ( giá công bố của ngân hàng nhà nước thấp hơn
nhiều so với giá thị trường tự do), dẫn đến nhiều doanh nghiệp cần ngoại tệ thanh toán
các khoản nợ nước ngoài đến hạn phải mua ngoại tệ với giá cao hơn giá công bố biên độ
cho phép , như vậy các doanh nghiệp phải hạch toán phần chênh lệch này, làm báo cáo tài
chính đa phần các công ty đều gia tăng chi phí tài chính cuối năm 2008 , cùng với việc
lập các khoản dự phòng tài chính do đầu tư cổ phiếu đã góp phần gây ra thua lỗ cho nhiều
công ty , nhất là các công ty cổ phần…
Bên cạnh đó sự thay đổi tỷ giá còn có thể dẫn đến gian lận phát sinh khi sáp nhập và
chuyển đổi tài sản, nợ, lợi nhuận ròng và các khoản mục khác của các báo cáo tài chính
từ ngoại tệ sang nội tệ. Về mặt kinh tế, giá trị của tài sản hoàn toàn giống nhau nhưng khi
chuyển đổi do dự tác động của sự thay đổi tỷ giá giá trị của tài sản có thể khác nhau 
ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 1081/2002/QĐ - NHNN ngày 07/10/2002 về trạng thái ngoại tệ của

các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
2. Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17-8-1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.

3. Thông tư số 07/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín


dụng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Thông tư số 21/2014/TT-NHNN.
5. />
16



×