Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

công tác xã hội với trẻ em bị lạm dụng xâm hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.75 KB, 23 trang )

[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

1. Lạm dụng/Xâm hại về thân thể
1.1. Khái niệm
Lạm dụng/Xâm hại thân thể là tất cả các hành động “gây ra hoặc có nguy cơ gây
ra các tổn thương trên cơ thể”. Các hành động lạm dụng/xâm hại thân thể bao gồm đánh,
đấm, đá, bạt tai, cắn, ném, chọc, tát,... (bằng tay, chân, vật dụng), đốt, hay bất cứ hành vi
nào khác gây ra tổn thương về mặt thể chất cho trẻ em, từ những vết thương nhỏ cho đến
việc chết người, bất kể người gây ra hành động có chủ ý làm đau trẻ hay không.
1.2. Dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị lạm dụng /xâm hại thân thể:
Dấu hiệu trên cơ thể:
- Những vết thâm tím:
- Trên mặt, môi, miệng
- Trên thân thể, lưng, mông, đùi
- Vết thương đang lên da non hay đã thành sẹo
- Hình dạng của vật đã được dùng để gây ra vết thương như vết ngón tay, hay vết

lằn của roi...
- Ở những chỗ nếu ngã khó có thể bị thương tổn (như ở sau đùi), trẻ không muốn

hoặc cố tránh để người khác không thấy những vết này (ví dụ khi thi đấu thể thao)
- Những vết bỏng:
- Do thuốc lá, đặc: biệt ở những nơi như lòng bàn chân, bàn tay, mông, hay lưng.
- Do bị dìm vào nước sôi ở mông, cơ quan sinh dục, bàn tay, bàn chân
- Do dây thừng xung quanh cổ tay, chân, cổ, hay mông
- Vết bàn là...

- Những vết gãy, vỡ, rạn xương: ở đầu, mặt, mũi, chân, tay, đặc biệt nếu hiện
tượng này xuất hiện nhiều lần, và nhiều vết xuất hiện cùng một lúc
• Những vết rách, trầy da ở mồm, môi, ỉợi, mắt hav thậm chí ở bộ phận sinh dục



ngoài.


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

Dấu hiệu về hành vi:
• Mặc qụần áo không phù hợp hoặc từ chối không thay quần áo (nhằm che giấu

vết thương hay chỗ bị tím)
• Đề phòng khi tiếp xúc với người lớn
• Sợ hãi khi thấy đứa trẻ khác khóc
• Có hành vi cực đoan - như quá hung hăng gây gổ hay quá nhút nhát, thu mình
• Rất sợ bố mẹ
• Sợ phải về nhà, hoặc thường bỏ trốn khỏi gia đình (đặc biệt vị thành niên)
• Đến trường sớm và về muộn, không bao giờ muốn nghỉ học ngay cả khi bị ốm -

hoặc ngược lại thường xuyên nghỉ học
• Kêu đau hoặc đi lại khó khăn
• Kết quả học tập đột nhiên giảm sút
• Có thái độ dửng dưng hoặc chán nản
• Né tránh những đụng chạm thân thể
• Có triệu chứng dùng ma tuý hoặc rượu bia

2. Lạm dụng/Xâm hại về tinh thần
2.l. K/niệm
Lạm dụng/xâm hại tinh thần được hiểu là mọi hành vi gây mất cân bằng cho sự
phát triển về mặt tình cảm hay huỷ hoại sự cảm nhận về giá trị bản thân của trẻ. Đây là
hình thức xâm hại trẻ em phổ biến và khó nhận biết nhất. Lạm dụng/xâm hại tinh thần có

thể bao gồm các hành động:
• Hạ thấp hay không coi trọng giá trị của trẻ (như thường xuyên nói với trẻ rằng

trẻ thật ngu ngốc, xúc phạm và hạ thấp trẻ trước mặt mọi người, nhận xét hình thức, trí
tuệ, khả năng của trẻ bằng những lời lẽ gây tổn thương);
• Khủng bố hay đe doạ trẻ bằng lời lẽ xúc phạm, tạo ra không khí sợ hãi, căng

thẳng, lo lắng, do đó làm, trẻ không có được cảm giác an toàn;


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

• Xúi dục hay cưỡng ép trẻ thực hiện các hành vi không phù hợp, khiến trẻ phát triển

không bình thường về mặt cảm xúc và gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội;
Sao nhãng (như phớt lờ từ chối, cũng như không thể hiện tình yêu thương, sự



ủng hộ hay chỉ dẫn đối với trẻ);
Cô lập trẻ khỏi gia đình và cộng đồng, từ chối không cho trẻ có các giao tiếp



với bạn bè hay người xung quanh
Tạo quá nhiều áp lực, buộc trẻ phải làm những điều vượt quá khả năng hoặc




không phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ.
Để cho trẻ chứng kiến các hành động bạo lực trong gia đình, gây nguy cơ làm



mất an toàn cá nhân của trẻ.
2.2. Dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị lạm dụng tinh thần:
Dấu hiệu về tinh thần:
• Trẻ rất tự ti và không coi trọng bản thân
• Trẻ không có khả năng liên kết, quan hệ với người khác, không có kỹ năng giao

tiếp xã hội
• Rối loạn trong diễn đạt bằng ngôn ngữ
• Chậm phát triển về thể chất, trí tuệ và tinh thần so với lứa tuổi

Dấu hiệu hành vi.
• Trẻ có biểu hiện quá cực đoan (đôi khi không thể lý giải được) trong các tình

huống khác nhau


Trẻ luôn phục tùng mệnh lệnh, thụ động



Trẻ quá lãnh đạm, hờ hững, hoặc quá mau nước mắt



Trẻ quá hung hăng, đòi hỏi, yêu sách




Trẻ luôn bi quan chán nản



Trẻ luôn lo lắng thái quá



Trẻ có hành vi tự huỷ hoại mình


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]


Trẻ bỗng dưng có những hành vi khác lạ như: hay mút, cắn, đu đưa, chống đối, phá
phách, mất tập trung nên không học hay làm được gì



Trẻ có triệu chứng rối loạn thần kinh: bị ám ảnh, cuồng loạn, lúc nào cũng có cảm
giác mình mắc bệnh...

3. Sao nhãng và bỏ mặc
3.1. Khái niệm
Bỏ mặc trẻ em là sự sao nhãng thường xuyên và ở mức nghiêm trọng của cha
mẹ/người chăm sóc dẫn đến tổn hại cho sự phát triển của trẻ. Hành vi này phải diễn ra

trong một thời gian, và phải được công nhận là trái với chuẩn mực về sự chăm sóc mà
cha mẹ thông thường phải dành cho con cái, đã gây ra tổn hại về thể chất thực tế chứ
không phải được giả định là sẽ gây ra tổn hại trong tương lai. Có thể thấy, khái niệm bỏ
mặc phụ thuộc vào chuẩn mực văn hoá và yêu cầu của từng xã hội đối với trách nhiệm
của người làm cha làm mẹ.
Sao nhãng/bỏ mặc trẻ em được chia thành nhiều loại như sau:


Bỏ mặc về thể chất: là hình thức bỏ mặc dễ được nhận thấy nhất, bao gồm việc

không cung cấp cho trẻ đầy đủ các nhu cầu cơ bản về thể chất là chỗ ở, thức ăn và quần áo
và/hoặc không bảo vệ được trẻ khỏi sự nguy hại hay mối nguy hiểm.


Bỏ mặc về tình cảm: Nhìn chung đó là việc không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu

tình cảm của trẻ, hoặc cha mẹ không nhạy cảm đối với các phản ứng của con trẻ, không
hướng dẫn con cái ở mức thích hợp, hoặc sự tham gia quá thô bạo của cha mẹ vào cuộc
sống của con trẻ.
* Bỏ mặc về y tế: là việc cha mẹ/người chăm sóc trẻ không cung cấp sự chạy chữa
về mặt y tế cần thiết, như không tiêm phòng cho trẻ, không điều trị bệnh, không tiến hành
các phẫu thuật mà bác sĩ yêu cầu, hoặc không thực hiện các can thiệp khác trong trường
hợp trẻ bị ốm nặng hay bị thương nghiêm trọng. Đây là hình thức bỏ mặc gây nhiều tranh
cãi nhất về mặt pháp lý.
* Bỏ mặc về sức khoẻ tâm thần: cha mẹ/người chăm sóc trẻ không tuân thủ các


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]


yêu cầu điều trị tâm lý cần thiết do bác sĩ gợi ý khi trẻ có vấn đề rối loạn tinh thần và
hành vi.
* Bỏ mặc về giáo dục: là việc cha mẹ/người chăm sóc trẻ không thực hiện quyền
của trẻ được đến trường. Theo các nhà giáo dục và chuyên gia sức khoa tâm thần, khái
niệm này còn có thể bao gồm sự bất hợp tác của cha mẹ trong việc tham gia vào các hoại
động hay các can thiệp đặc biệt do trường học đề xuất.
3.2. Dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị bỏ mặc:
Dấu hiệu về thể chất:


Trẻ luôn trong tình trạng bị đói, bẩn thỉu, vệ sinh kém, ăn mặc xộc xệch hoặc

không phù hợp với lứa tuổi, với thời tiết...




Trẻ chậm phát triển hoặc suy dinh dưỡng.

Trẻ ốm yếu, suy dinh dưỡng, bệnh tật nhưng không được chữa chạy, chăm sóc.


Trẻ thường xuyên bị tai nạn, đặc biệt trong những hoạt động nguy hiểm.



Trẻ bị bỏ rơi.

Dấu hiệu hành vi:



Trẻ thường xuyên ở ỉại trường lâu, đến sớm về muộn, dường như không ai

quan tâm.


Trẻ có hành vi không đúng mức như ăn cắp đồ ăn, hoặc một số đồ vật khác.



Trẻ luôn mỏi mệt, bơ phờ hoặc ngủ gật trong lớp



Trẻ sử dụng đồ uống có cồn hoặc ma tuý.



Trẻ cho biết không có ai trông nom mình.



Trẻ nghỉ học kéo dài hoặc từ chối đến trường.



Trẻ bị cô lập khỏi nhóm bạn cùng trang lứa.




Trẻ rất nghèo nàn về cảm xúc.

4. Lạm dụng/xâm hại tình dục


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

4.1. Khái niệm
Lạm dụng/xâm hại tình dục trẻ em là việc một người lớn hơn trẻ có hành vi lợi
dụng trẻ em (dù trẻ có đồng ý hay không) để thoả mãn nhu cầu tình dục của người đó
hoặc một người khác. Cụ thể hơn, đó là mọi hành vi khiến trẻ em tham gia vào hoạt động
tình dục, từ đụng chạm, sờ nắn bộ phận sinh dục của trẻ đến có hành động giao cấu với
trẻ, loạn luân, cưỡng hiếp, phô dâm, mại dâm trẻ em, và tranh ảnh khiêu dâm trẻ em.
4.2. Dấu hiệu trẻ bị lạm dụng tình dục:
Dấu hiệu về thể chất:
• Trẻ gặp khó khăn trong việc ngồi hoặc đi lại


Quần áo lót của trẻ bị rách, bẩn một cách không bình thường hoặc có vết máu



Có vết thâm tím, chảy máu hoặc trẻ kêu đau ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc

các bộ phận kín khác của cơ thể mà không rõ nguyên nhân


Trẻ bị đau rát khi đi tiểu




Trẻ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt ở trẻ dưới 13 tuổi



Có dấu hiệu căng thẳng về thần kinh như đau bụng hoặc đau đầu định kỳ mà

không tìm được nguyên nhân


Trẻ có thai.

Dấu hiệu về hành vi:


Tái diễn việc đái dầm hoặc ị đùn mặc dù đã bước vào thời kỳ có thể kiểm soát

bản thân.


Cách cư xử ngây ngô so với sự phát triển của lứa tuổi.



Có những hiểu biết và ngôn ngữ về tình dục khác thường không phù hợp với

lứa tuổi.



Biểu lộ sự quan tâm bất thường, lo lắng hoặc sợ hãi nói về những vấn đề liên

quan đến tình dục.


Nói bóng gió về quan hệ tình dục qua các hành động hoặc bàn luận không phù


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

hợp với lứa tuổi


Có những hành động mang tính tình dục trong khi chơi đùa với các trẻ em

khác, với búp bê, đồ chơi hoặc động vật.


Có hành vi gợi tình với người lớn tuổi hoặc trẻ em khác, hoặc ngược lại rất né

tránh các đụng chạm về cơ thể.


Từ chối cởi trang phục hoặc đồ lót



Hay giật mình lo lắng, lo sợ bị tấn công, sợ sệt một điều gì đó, bị ám ảnh,


khiếp sợ


Cô lập và xa lánh, không chanh hoà với mọi người, không quan hệ với bạn bè

cùng trang lứa


Không có khả năng tập trung, suy sụp, học hành sút kém hẳn không rõ nguyên



Ăn uống thất thường, quá độ



Có hành vi hoặc ý định tự sát



Trở nên hết sức tự ti



Ác mộng lặp đi lặp lại



Có thái độ tội lỗi, xấu hổ, giận dữ, cuồng nộ, hung hăng, buồn bã, đau đớn




Dửng dưng, không có phản ứng tình cảm



Chạy trốn khỏi gia đình

nhân

Lưu ý chung:
Đối với tất cả các hình thức lạm dụng/xâm hại, ngoài việc phát hiện các dâu hiệu đáng
ngờ xuất hiện ở trẻ như đã kể ra ở trên, chúng ta cũng cần lưu ý khi cha mẹ, gia đình,
người chăm sóc trẻ có những biểu hiện như sau:


Giải thích của cha mẹ/người nuôi dưỡng về nguyên nhân vết thương của trẻ

không rõ ràng, cố tình làm giảm


Hoặc mâu thuẫn với mức độ nghiêm trọng của vết thương.


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]


Luôn trì hoãn, lấy lý do cho việc không đưa trẻ đi chữa trị kịp thời.




Phản ứng không phù hợp với tình huống (quá mạnh mẽ hoặc cố thanh minh)

hoặc tỏ ra quá hung hăng hay quá thụ động.


Tỏ ra miễn cưỡng khi phải cung cấp thông tin hoặc từ chối không cho tiến

hành điều tra sự việc kỹ hơn.


Đòi hỏi ở đứa trẻ quá nhiều điều không thực tế hoặc tỏ ra thờ ơ, không yêu

thương, không để ý đến trẻ.


Có tiền sử lạm dụng/xâm hại trẻ em.



Có biểu hiện của sự căng thẳng quá mức, ví dụ như có bằng chứng về việc

không kiểm soát được hành vi hoặc sợ sẽ không kiểm soát được bản thân


Luôn tự cho mình là đúng hoặc quá hà khắc với bản thân




Không có khả năng đáp ứng nhu cầu được bảo vệ của trẻ do bạo lực gia đình,

bệnh tâm thần, khuyết tật về thể xác, không có khả năng hoặc bị phụ thuộc vào một
người nuôi dưỡng khác có thể gây hại cho trẻ.


Không cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội.



Lạm dụng đồ uống có cồn hoặc ma tuý.

II. HẬU QUẢ CỦA LẠM DỤNG/XÂM HẠI TRẺ EM
Bất kỳ hình thức lạm dụng/xâm hại nào xảy ra với trẻ đều có thể gây ra những hậu
quả hết sức nghiêm trọng, có khi kéo dài đến hết cả cuộc đời của trẻ. Chúng ta có thể
thấy được điều này khi xem xét một số hậu quả thường xảy ra cho trẻ như được mô tả
trong phần này.
1. Hậu quả về mặt thể chất
Về mặt thể chất, trẻ không chỉ phải mang những vết sẹo trên cơ thể suốt đời, mà
còn phải chịu những hậu quả không liên quan đến vết thương trên da thịt. Hậu quả
thường thấy nhất về mặt thể chất của trẻ là tình trạng chậm phát triển trong khả năng vận
động, giao tiếp xã hội, khả năng nhận thức, thể hiện ngôn ngữ, v.v...
2. Hậu quả về hành vi
Có hai hậu quả cơ bản liên quan đến hành vi ở trẻ em nhằm đốỉ phó với việc bị


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

lạm dụng/xâm hại:



Trẻ trở nên quá lệ thuộc: trẻ trở thành thụ động, tránh né mọi khả năng phải

đối đầu, hoàn toàn phục từng lời của người khác, quá cẩn trọng trong mọi việc, luôn tỏ ra
cần sự bảo vệ để tránh mọi rắc rối và cố gắng làm vui lòng người lớn. Những đứa trẻ như
vậy có xu hướng rất nhạy cảm với những lời phê bình và/hoặc sự từ chối của người khác.
Trẻ thường thiếu tự nhiên, tránh nhìn thẳng khi giao tiếp, có vẻ quá thẹn thùng, không tò
mò tìm hiểu về môi trường xung quanh mình. Tình trạng này của trẻ nhiều khi rất khó
xác định, do trẻ luôn cố hết sức để thể hiện rằng trẻ đang hoà đồng trong môi trường của
mình. Trẻ không muốn làm điều gì để thu hút sự chú ý, vì điều đó đôi với trẻ cũng được
coi là sự lạm dụng/ xâm hại.


Trẻ trở nên rất hiếu chiến và bùng phát thành hành vi bên ngoài: rất nhiều trẻ

em sau khi bị xâm hại trở nên tiêu cực, hung hăng và vô cùng nghịch ngợm phá phách.
Điều này dường như được tạo nên do nỗi lo lắng và căng thẳng quá mức của trẻ. Sự hiếu
chiến là một cách để trẻ bộc lộ ra bên ngoài sự tổn thương tâm lý của mình, có thể ở dạng
diễn lại những hồi tưởng về sự việc gây tổn thương trong quá khứ. Hành vi này ở trẻ
được xem như nỗ lực lấy lại sự tự chủ sau khi trải qua tình trạng bị động. Những đứa trẻ
như vậy thể hiện sự kém tập trung, chỉ có thể tập trung trong một thời gian rất ngắn, nên
khó khăn trong việc tiếp thu bài. Quan hệ của trẻ với bạn cùng trang lứa không tốt vì trẻ
có xu hướng trở thành kẻ bắt nạt bạn và bị bạn bè tẩy chay, do vậy càng thúc đẩy thêm xu
hướng hành vi bất thường ở trẻ.
3. Hậu quả về tâm lý
Hành vi lạm dụng/xâm hại trẻ em để lại rất nhiều hậu quả về tâm lý cho trẻ. Có thể
kể ra dưới đây một vài ví dụ:



Trẻ không tin vào chính bản thân mình và nghi ngờ cả những người xung quanh

điều này dẫn đến tâm lý trẻ không muốn chia sẻ cả vật chất và cảm xúc của mình với
người khác, chỉ làm những gì nếu thấy mình có lợi.


Trẻ coi việc mình bị xâm hại và bỏ mặc là do lỗi của mình, do mình không tốt.


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

Điều này thường dẫn đến việc trẻ chán nản và tự đổ lỗi cho bản thân, cho rằng mình đáng
khinh như những gì cha mẹ đã đối xử.


Trẻ có các hành vi tự huỷ hoại bản thân, từ việc tự gây ra tai nạn, cố tình làm

mình đau hay ốm, đến việc có hành vi tự sát. Đây là một cách để trẻ thoát ra khỏi cảm
giác tồi tệ về bản thân.


Trẻ luôn có ý nghĩ là mình đang bị doạ, hoặc có nguy cơ sẽ bị đối xử tồi tệ dưới

hình thức này hay hình thức khác. Những biểu hiện rõ rệt nhất của rối loạn tinh thần ở trẻ
bị xâm hại là trẻ khó tiếp xúc với mọi người xung quanh, người lớn hay bạn cùng trang
lứa,


Trẻ có phản ứng bốc đồng và hiếu chiến do bắt chước hành vi của kẻ xâm hại.


Nếu là nạn nhân của xâm hại tình dục, trẻ có thể lặp lại hành động tình dục đó với trẻ
khác. Những điều này khiến trẻ khó gần gũi với bạn bè cùng trang lứa và do vậy càng
làm trẻ tự ti, tự hạ thấp giá trị bản thân và góp phần làm tăng thêm cảm giác tội lỗi và
tuyệt vọng vốn thường trực trong tính cách của các trẻ em bị xâm hại.


Trẻ bị xâm hại có xu hướng chối bỏ (vờ như không biết các hành động xâm hại

đang tồn tại), suy diễn (nhìn thấy những khiếm khuyết, lỗi lầm của mình tồn tại ở người
khác), tự kỷ (nhìn thấy khiếm khuyết và lỗi lầm của người khác trong bản thân mình),
cực đoan (cho rằng hoặc chỉ có người rất tốt hoặc rất xấu chứ không thể vừa xấu vừa tốt).


Trẻ cảm thấy bị mất mát kèm theo những lo lắng căng thẳng do mất lòng tin,

không có chỗ dựa. Do vậy mỗi khi bị mất cái gì hay chia tay ai, trẻ nhìn nhận sự việc như
là kết quả đương nhiên, và rằng mọi lời đe doạ của cha mẹ đang trở thành sự thật. Nỗi lo
sợ bị cô lập và bỏ rơi làm cho trẻ có hành vi đeo bám dai dẳng, cảm thấy vô cùng khó
khăn mỗi khi chia ly và quá phụ thuộc vào cha mẹ.
Những hậu quả của xâm hại trẻ em là khác nhau ở mỗi nạn nhân, tuỳ thuộc vào
tuổi của nạn nhân, thời gian và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm hại, khả năng tự vệ
của đứa trẻ, v.v... Khi cân nhắc tất cả các yếu tố có thể là hậu quả của xâm hạị trẻ em
chúng ta có thể thấy mức độ bức thiết phải hành động để ngăn chặn tình trạng này.


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

III. CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG NGUY CƠ XÂM HẠI/LẠM DỤNG TRẺ EM

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân của lạm dụng/xâm hại trẻ em,
nhưng có một số yếu tố đã và đang góp phần vào làm tăng nguy cơ lạm dụng/xâm hại trẻ
em ở Việt Nam. Có thể chia các nguyên nhân này theo góc độ bản thân trẻ, cha mẹ/người
chăm sóc, gia đình và xã hội.
1. Bản thân trẻ
Một số trẻ em dễ có nguy cơ bị lạm dụng/xâm hại hơn trẻ khác, ví dụ như trẻ ốm
yếu khó nuôi (khóc, quấy, khó ăn), trẻ được sinh ngoài ý muốn, trẻ khuyết tật... nhìn
chung là những đứa trẻ bị coi là “khác” so với những đứa trẻ bình thường. Bản thân các
em không có lỗi, mà chính người lớn, người làm cha, làm mẹ đã không kiểm soát được
hành vi của mình trước những phản ứng của trẻ như gào khóc, chông đối, lì lợm, không
trả lời, v.v... mà đã có những hành động trừng phạt trẻ. Và cũng có một số cha mẹ do
thiếu kỹ năng chăm sóc con và nuôi dưỡng con cái, thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và cộng
đồng, nên khi phải quá vất vả đã có thái độ thờ ơ, tiêu cực với đứa con.
2. Cha mẹ/người chăm sóc trẻ/gia đình
Do thiếu kiến thức và kỹ năng sống làm cho nhiều bậc cha mẹ không nhận thức
được rằng hành vi của mình là xâm hại trẻ em. Thiếu kỹ năng làm cha làm mẹ, không có
khả năng kiểm soát bản thân, không có khả năng giải quyết vấn đề khó khăn trong cuộc
sống, gặp rắc rối trong đời sông hôn nhân, thiếu kỹ năng giao tiếp là những nguyên nhân
chính. Thiếu kiến thức về sự phát triển của trẻ nên đặt quá nhiều mong đợi vào trẻ, dẫn
đến các hành động trừng phạt hay mắng nhiếc xúc phạm khi trẻ không đạt được các
mong đợi đó.
Tình trạng xâm hại và bỏ mặc trẻ em có nguy cơ xảy ra cao hơn nếu cha mẹ/
người chăm sóc/ gia đình có những vấn đề của bản thân như sau:


Bản thân đã từng bị lạm dụng/xâm hại khi còn nhỏ.



Nghiện rượu hoặc ma tuý,




Gia đình quá nghèo khổ, bần cùng, hoặc chịu áp lực nặng nề về kinh tế kéo dài


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

(trong trường hợp này, bản thân người lớn có thể trở thành kẻ lạm dụng/xâm hại do áp
lực mưu sinh, hoặc do không có chỗ ở an toàn nên con cái có nguy cơ bị lạm dụng/xâm
hại bởi người ngoài).


Gia đình bị cô lập (bởi họ hàng, làng xóm), đặc biệt là gia đình hay phải di

chuyển nhiều do tính chất công việc của cha mẹ hoặc một lý do khác đến môi trường mới
nên hạn chế trong tiếp cận với hệ thống hỗ trợ


Sống cách biệt khỏi gia đình lớn của mình về địa lý và/hoặc tình cảm nên không

nhận được sự hỗ trợ vật chất hay tinh thầu kịp thời vào thời điểm khó khăn.


Quá căng thẳng, không có thời gian nghỉ ngơi



Không trưởng thành về mặt tính cách so với tuổi




Bị rối loạn thần kinh hoặc các rối loạn khác do lo lắng căng thẳng (thường khó

nhận thấy vì không có biểu hiện bệnh lý rõ ràng).


Gia đình chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ (do bố mẹ ly hôn hoặc một người đã chết).



Gia đình trong đó cha mẹ còn quá trẻ và chưa trưởng thành.



Gia đình có trẻ khuyết tật (làm tăng nguy cơ cho cả các trẻ bình thường khác

sống cùng).


Gia đình sinh nhiều con và khoảng cách tuổi giữa các con quá gần.



Gia đình có cha hoặc mẹ quá ốm yếu về thể chất và tinh thần không có

khả năng đảm nhận vai trò của mình (nguy cơ cao về xâm hại tình dục).
3. Xã hội
Có rất nhiều yếu tố xã hội tạo áp lực hoặc dung túng cho hành vi lạm dụng/xâm

hại và bỏ mặc trẻ em. Những yếu tố bất ổn trong xã hội như tình hình kinh tế - chính trị
gây ra thất nghiệp, loạn lạc, tội phạm...tạo ra những áp lực mà cha mẹ không đối phó
được nên lấy con cái làm nạn nhân hoặc không có khả năng bảo vệ con mình khỏi bị xâm
hại. Bên cạnh đó, một số quan niệm tồn tại phổ biến trong xã hội lại tạo điều kiện cho kẻ
xâm hại che dấu hành vi của mình, đồng thời gây khó khăn thêm cho trẻ em trong việc


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

tìm sự giúp đỡ của người lớn những quan điểm đó là:


Người lớn đáng tin hơn trẻ em vì có hiểu biết và nhận thức tốt hơn.



Quan niệm trẻ em phải được dạy dỗ bằng kỷ luật nghiêm khắc. “Yêu cho roi

cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hoặc “Cha mẹ, thầy cô giáo chỉ muốn tốt cho trẻ em nên
trừng phạt thân thể là chấp nhận được”. Trong thực tế, việc dùng các hình thức trừng
phạt rất dễ chuyển thành hành vi lạm dụng/xâm hại.


“Cha mẹ nào chẳng yêu con nên không thể có hành vi làm tổn hại đến con cái

mình”. Trong thực tế, cả những người rất yêu con cũng có thể lạm dụng/xâm hại chúng
nếu thiếu hiểu biết và kỹ năng làm cha mẹ.



Một số xã hội, cộng đồng có quan niệm rằng những trẻ em đẻ khó, nuôi khó hay

ốm yếu, hay quậy, hoặc bị dị tật là những con quỷ nhập vào gia đình, vì thế những trẻ em
này bị đối xử tồi tệ, bị hắt hủi và bỏ mặc.


Cha mẹ, người lớn luôn buộc trẻ em phải phụ thuộc vào mình để trả ơn cho

việc mình đã sinh ra và nuôi dưỡng trẻ. Điều này dẫn đến việc cha mẹ cho rằng mình có
quyền lạm dụng/xâm hại trẻ, còn trẻ cũng coi chuyện bị xâm hại là đương nhiên. “Tôi
sinh ra nó nên tôi có quyền dạy nó theo cách của tôi”, “Trẻ em là tài sản của cha mẹ,
thuộc về cha mẹ”.


“Chỉ có những kẻ trông đáng ngờ, kẻ bệnh hoạn, hoặc nghiện ma tuý mới xâm

hại tình dục trẻ em”. Thực tế, có những kẻ xâm hại trông hoàn toàn bình thường, có công
việc tốt, vị trí xã hội cao, thậm chí rất thông minh,


“Kẻ xâm hại tình dục trẻ em thường là người lạ”. Thực tế cho thấy, đa số kẻ

lạm đụng/xâm hại là người mà trẻ quen biết (80- 85%). Kẻ xâm hại có xu hướng tạo mối
quan hệ tốt đẹp với nạn nhân và gia đình nạn nhân để tạo vỏ bọc cho mình và dễ tiếp cận
với nạn nhân hơn.


“Chỉ có các em gái mới có nguy cơ bị xám hại tình dục”. Quan niệm này làm

chúng ta ít tin và ít chú ý bảo vệ trẻ em trai. Thực tế, tuy đa số kẻ xâm hại tình dục trẻ em

là nam, nhưng vẫn có kẻ xâm hại là nữ (tỉ lệ trẻ em nam bị xâm hại tình dục cũng khá


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

cao).


“Việc xâm hại/lạm dụng chỉ có thể xảy ra mội hai lần nên không nghiêm trọng

lắin”. Trong thực tế, việc xâm hại thường bị lặp đi lặp lại một thời gian dài trước khi bị
phát hiện.
4. Thực thi pháp luật và hệ thống hỗ trợ


Hệ thống thực thi luật pháp yếu sẽ làm giảm lòng tin của nạn nhân, kẻ xâm hại

không bị cảnh báo và phát hiện.


Hệ thống phúc lợi và các dịch vụ hỗ trợ xã hội thiếu hoặc không tốt cũng làm

tăng nguy cơ trẻ em bị lạm dụng/xâm hại vì nạn nhân không biết tìm sự giúp đỡ ở đâu,
gia đình không được hỗ trợ để kịp thời vượt qua khó khăn nên càng phải chịu áp lực cuộc
sống.
IV. ĐÁP ỨNG VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP TRẺ BỊ LẠM DỤNG/XÂM HẠI
Việc can thiệp hay tham gia vào một trường hợp ngăn chặn lạm dụng/xâm hại trẻ
em không phải là một việc dễ dàng, luôn đòi hỏi chúng ta phải hết sức nhạy cảm và có
mức độ đáng tin cậy cao. Đặc biệt, việc một đứa trẻ tiết lộ với một người mà trẻ tin

tưởng, rằng trẻ đã bị xâm hại không chỉ là điều vô cùng khó khăn cho trẻ, mà có thể
khiến chính người được trẻ tin tưởng đó rơi vào khủng hoảng, căng thẳng. Bởi vậy, hiểu
được một số kỹ năng cơ bản để có phản ứng phù hợp khi được nghe trẻ kể về việc bị xâm
hại là hết sức cần thiết. Nhưng trước tiên chúng ta cần phải hiểu điều gì cản trở trẻ nói ra
sự thật.
1. Tại sao trẻ không nói ra?
Việc trình báo là một việc rất khó khăn đối với trẻ vì:


Trẻ muốn quên sự kiện đã xảy ra để tránh cảm giác bị tổn thương, muốn đẩy ra

khỏi đầu những ký ức đáng sợ.


Có cảm giác xấu hổ vì bị ngược đãi (đặc biệt trong trường hợp trẻ cho rằng

mình bị trừng phạt vì mình không tốt hoặc đã có lỗi).


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]


Trẻ trung thành với người lạm dụng/xâm hại mình.



Trẻ sợ không ai tin và bị khiển trách, vì mọi người có hướng tin người lớn.




Trẻ sợ hậu quả tiêu cực cho bản thân mình và cho người thân. Kẻ lạm dụng/xâm

hại thường đe doạ sẽ làm hại trẻ và gia đình trẻ nếu trẻ kể lại với người khác về sự ngược
đãi. Vì vậy, trẻ nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm giữ an toàn cho gia đình mình bằng
cách im lặng. Vì những e ngại và sợ hãi trên, trẻ thường đề cập đến tình trạng của mình
một cách gián tiếp, ví dụ như “Điều gì có thể xảy ra nếu một bạn gái bị sờ mó một cách
thô lỗ và bạn ấy kể chuyện này với một ai đó?”, hoặc thông thường là “con sẽ kể cho cô
nghe chuyện này nhưng cô phải hứa là không được nói với ai”.
2. Đáp ứng khi trẻ kể lại sự việc
Nếu một đứa trẻ đến và kể cho bạn về sự việc lạm dụng/ xâm hại, bạn cần ghi nhớ
một số điều sau đây:
* Hãy tin tưởng trẻ
VD: “Cô tin tưởng con”
* Hãy bình tĩnh để giúp đỡ trẻ
* Hãy là một người biết lắng nghe
- Hãy nói với trẻ rằng trẻ có thể kể mọi thứ trong bao lâu cũng được mà không sợ bị
ai cắt ngang hay nghe trộm cả, khuyến khích trẻ thật thoải mái nhưng không được gây
sức ép cho trẻ.
- Hãy chăm chú lắng nghe tết cả những gì trẻ muốn nói với bạn. Đừng thăm dò bằng
cách hỏi thêm theo ý muốn chủ quan của mình vì như vậy có thể bóp méo bằng chứng.
- Nếu hỏi, chỉ hỏi những câu hỏi mở như chuyện đó dã xảy ra như thế nào? chứ
không phải là cô ấy đánh cháu lúc nào?
- Hãy chấp nhận những gì trẻ nói với bạn. Không phán xét, không vặn vẹo.
- Hãy chứng tỏ cho trẻ thấy bạn hết sức thông cảm và hiểu những gì trẻ nói.
* Hãy động viên trẻ


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

- Do hậu quả của sự lôi kéo và doạ dẫm của kẻ phạm tội, trẻ bị lạm dụng/xâm hại

(đặc biệt là xâm hại tình dục) thường nhầm lẫn và cố phủ định các cảm giác của bản thân,
cần khuyến khích trẻ nói ra cảm giác của chúng. Hãy tỏ ra đánh giá cao và khẳng định
cảm giác của trẻ là đúng, nói với trẻ rằng trẻ đã hoàn toàn đúng khi kể lại sự việc với bạn,
và cảm ơn trẻ vì đã tin tưởng bạn.
-

Hãy nói cho trẻ biết trẻ thật dũng cảm khi kể lại sự việc, bằng những lời lẽ yêu

thương và thông cảm như “cô biết nói ra điều này thật không dễ dàng gì , phải rất dũng
cảm mới có thể làm đươc”. Điều dó sẽ hỗ trợ nhu cầu được quan tâm và thông cảm của
trẻ.
- Thông thường, trẻ bị xâm hại có cảm giác có đơn, nghĩ rằng không có ai phải

trải qua những điều tồi tệ như mình hoặc không ai có thể tin tưởng mình. Hãy nói cho trẻ
biết cũng có nhiều bạn khác gặp phải hoàn cảnh như vậy. Hãy làm trẻ vững dạ bằng
những câu như
+ “Cô sẽ ở bên cạnh con nếu con muốn, cô sẽ cùng con giải quyết chuyện này”.
+ Con rất quan trọng, từ nay mọi người sẽ bảo vệ con an toàn.
+ Khẳng định với trẻ sự việc xảy ra hoàn toàn không phải do lỗi của trẻ, trẻ không
phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra.
* Hãy chuẩn bị cho trẻ lường trước những điều có thể xảy ra tiếp theo:
- Đừng hứa với trẻ là bạn sẽ không nói ra với ai, bởi bạn khó có thể thực hiện được
lời hứa do bạn phải trình báo lại để giúp đỡ trẻ. Thất hứa là điều tối kỵ trong giao tiếp với
trẻ, đặc biệt là trẻ đang bị tổn thương
- Tốt nhất, hãy chuẩn bị tinh thần cho trẻ, làm cho trẻ hiểu rằng một mình chúng
không thể vượt qua những chuyện như vậy, sự can thiệp của những người có trách nhiệm
và có khả năng giúp đỡ là hết sức cần thiết, bởi vậy hãy để mọi người được giúp đỡ trẻ
bằng cách để bạn liên hệ với những người có trách nhiệm và khả năng.

- Đồng thời, phải cho trẻ biết tương đối rõ về nhiệm vụ của mình trong các vấn đề
liên quan tiếp theo như phải nói với ai, những hỗ trợ cần thiết và có thể có được, thậm chí


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

chuẩn bị tâm lý cho trẻ ra tòa nếu vụ việc nghiêm trọng.
3. Thu thập thông tin và báo cáo
Cố gắng nhớ được càng nhiều thông tin trong lần trẻ tiết lộ càng tốt để giúp cho
việc giúp đỡ trẻ, còn những thông tin chi tiết hơn sẽ cho những người có trách nhiệm điều
tra sau này tiến hành thu thập.
Ngoài việc ghi nhớ thật chính xác những từ mà trẻ dùng, bạn cũng nên ghi nhớ
hoàn cảnh (không gian, quan sát của bạn về tình trạng của trẻ với những dấu hiệu, vết
thương như thế nào..) và thời gian sự việc được tiết lộ để sau này cần trình báo lại, nhưng
chỉ ghi nhớ sự thật để ngay sau khi cuộc nói chuyện kết thúc có thể ghi lại toàn bộ, không
ghi lại những suy diễn hay cảm nghĩ của bạn. Sau cuộc nói chuyện với trẻ, để giúp trẻ,
hãy giữ bí mật về đứa trẻ và thực hiện các bước sau.


Tìm hiểu chắc chắn nhu cầu được an toàn của trẻ ngay lập tức



Thảo luận vấn đề với giáo viên, với cha mẹ trẻ hoặc cơ quan tổ chức hoặc liên

hệ với một cán bộ xã hội ở địa phương để cùng quyết định bước tiếp theo. Đừng giải
quyết vấn đề mà không có sự hỗ trợ của những người có khả năng và kinh nghiệm



Liên hệ với hệ thống dịch vụ hỗ trợ xã hội để báo cáo sự việc và lập tức giúp đỡ

đứa trẻ đã được xác định là trong tình trạng nguy hiểm. Trừ những trường hợp đặc biệt,
bạn nên để cán bộ xã hội liên hệ với công an.


Nếu trường hợp kẻ xâm hại là cha mẹ/người chăm sóc hoặc một người thân

trong gia đình thì đứa trẻ đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương hơn và tình hình cũng
sẽ phức tạp hơn. Bạn không được đối đầu với người cha mẹ đó nếu chưa nhận được lời
khuyên từ các chuyên gia tư vấn hoặc cán bộ xã hội. Trường hợp kẻ xâm hại là người
khác, bạn hãy cùng các cán bộ liên quan đến vụ việc bàn bạc và quyết định khi nào nên
thông báo cho cha mẹ của trẻ biết.


Một điều cần ghi nhớ là trước khi cán bộ điều chưa chính thức đến phỏng vấn,

nói chuyện với trẻ mà bố mẹ trẻ không phải là kẻ xâm hại thì phải thông báo cho bố mẹ
của trẻ được biết. Bố mẹ của trẻ có quyền có mặt trong buổi nói chuyện liên quan đến


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

đứa trẻ.


Để đảm bảo tính riêng tư cho trẻ, công tác điều tra không nên được tổ chức ở

những nơi dễ gây sự chú ý như trường học.

V. QUY TRÌNH CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM DỤNG/XÂM HẠI
B1: Tiếp nhận/đánh giá sơ bộ

- Tiếp nhận trẻ
- Tiến hành thu thập những thông tin cơ bản về trẻ:
+ Tên, tuổi, địa chỉ, vấn đề hiện tại của trẻ
+ Tình trạng và mức độ tổn thương hay nguy cơ bị đe dọa
+ Gia đình của trẻ/người chăm sóc
+ Môi trường sống, các điều kiện bảo vệ và hỗ trợ trẻ.
+ Đ/c người cần liên lạc

- Đánh giá sơ bộ mức độ tổn thương và nguy cơ gây tổn thương
- Xác định nhu cầu hỗ trợ/bảo vệ khẩn cấp
- Đánh giá mức độ can thiệp khẩn cấp thì lên kế hoạch can thiệp ngay
Kỹ năng cần sử dụng ở bước 1: Kỹ năng đặt câu hỏi (tránh câu hỏi kép, “Vì sao”, đa
nghĩa) + Kỹ năng quan sát + Lắng nghe


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

Tiếp nhận/
đánh giá
sơ bộ

Thu thập
thông tin
Xác minh/
đánh giá


Còn yếu tố
nguy cơ

Kết thúc

Đã phục hồi và
giảm các
yếu tố nguy cơ

Lập kế hoạch
can thiệp

Lượng
giá/
Lưu trữ
hồ sõ

Triển khai
kế hoạch
can thiệp

B2: Thu thập thông tin và đánh giá toàn diện
Mục đích: Thẩm tra lại các thông tin, thu thập bằng chứng liên quan, thu thập thêm thông
tin và tiến hành đánh giá/chẩn đoán toàn diện
a. Thu thập thông tin

- Liên lạc và gặp gỡ với những người có liên quan đến vấn đề của trẻ (Lập 1 danh
sách những người cần liên hệ)

- Lưu ý phương pháp trao đổi và cách thức liên hệ tìm hiểu thông tin:

+ Giới thiệu về mình
+ Trình bày lý do
+ Trình bày nội dung cần tìm hiểu
+ Xin lịch hẹn

- Hiện trạng về thể chất và tinh thần của trẻ (dấu hiệu + bằng chứng)


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

- Môi trường sống của trẻ (gia đình và cộng đồng)
- Diến tiến vấn đề của trẻ (Thông tin tiền sử)
Các phương pháp thu thập thông tin:
+ Phỏng vấn trẻ
+ Quan sát trẻ và những người liên quan
+ Vãng gia/thăm điều kiện sống, nơi ở của trẻ
+ Vẽ sơ đồ sinh thái/phả hệ
+ Đọc các tài liệu/hồ sơ (nếu có)
Khi có đủ bằng chứng, thông tin, NVXH đưa ra kết luận. Có 4 kết luận có thể có
được từ kết quả xác minh:

1. Không có bằng về tổn thương -----Không cần cung cấp thêm sự hỗ trợ
2. Không có bằng chứng về tổn thương nhưng có chứng cớ thấy gia đình có vấn đề
khác ----Chuyển tuyến đến nơi cơ trách nhiệm

3. Chưa có đầy đủ thông tin và không kết luận được trẻ đã bị tổn thương hay chưa
----Kết luận về xâm hại ----Tiến hành điều tra thêm ---thu thập bằng chứng

4. Có bằng chứng rõ ràng về tổn thương ở trẻ ----Đánh giá nguy cơ ----Đề xuất biện

pháp can thiệp/trợ giúp.
b. Đánh giá toàn diện

 Đánh giá đối tượng
 Đánh giá môi trường/hoàn cảnh
 Đánh giá thành viên gây tổn thương cho trẻ
 Đánh giá các yếu tố bảo vệ/thành viên bảo vệ  Xác định các vấn đề của trẻ
B3: Lập kế hoạch can thiệp
- Xác định lại các vấn đề và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

- Xác định nhu cầu của trẻ.
- Xác định mục tiêu trợ giúp
- Xây dựng các hoạt động can thiệp
+ Bảng chuyển đổi từ vấn đề thành nhu cầu cần được đáp ứng của trẻ + Khung mục tiêu
dựa trên nhu cầu
Những vấn đề của trẻ

Nhu cầu cần được

Mục tiêu trợ giúp

đáp ứng
VD: Sức khỏe sa sút, gầy yếu Được hỗ trợ ăn uống đủ chất Có đủ thức ăn dinh dưỡng để
dinh dưỡng

phục hồi thể lực, đảm bảo và

tăng cường sức khỏe

……………

……………

………..

+ Xây dựng các hoạt động can thiệp:
Khi lập kế hoạch, NVXH cần lưu ý:
+ Ai thực hiện hoạt động này
+ Cần có những nguồn lực nào?
+ Thời gian thực hiện?
Mục tiêu hỗ trợ

Các hoạt động cụ Người
thể

Có đủ thức ăn dinh Cung

thực Ngân sách

Thời gian

hiện
cấp

thực NVXH

Nguồn từ chương 2 tuần


dưỡng để phục hồi phẩm và các trạng

trình hỗ trợ và từ

thể lực, đảm bảo và vật dụng cần thiết

sự vận động

tăng cường sức khỏe Vận động từ xã hội
Sử dụng ngân sách
của TT (nếu có)
…………………..

………

B4: Tổ chức thực hiện kế hoạch

…………

……….

………………


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

Đây là quá trình NVXH cùng thân chủ thực thi các hoạt động cụ thể để đạt được
mục tiêu đề ra. Các hoạt động thực hiện được phân loại như sau:

* Tác động trực tiếp đến đối tượng trẻ hoặc gia đình trẻ
- Cung cấp thông tin
- Tham vấn, trị liệu tâm lý,…
- Giúp đối tượng bộc lộ vấn đề
- Hòa giải,…
* Tác động gián tiếp tới trẻ
- Phối hợp dịch vụ của các tổ chức với thân chủ
-Xây dựng và phát triển các chương trình liên quan đến nhu cầu của đối tượng
- Hoạt động tác động tới môi trường của đối tượng
- Hoạt động biện hộ, vận động chính sách,…
Tiến độ thực hiện kế hoạch đã đặt ra nhanh hay chậm là tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố
chủ quan hoặc khách quan như: khả năng của thân chủ; thể trạng sức khoẻ của thân chủ;
trạng thái tâm lý; sự nhìn nhận của thân chủ về vấn đề mà họ đang làm; tài nguyên, cơ
hội mà thân chủ đang có,…
Ở bước này yêu cầu nhân viên xã hội
- Phải luôn có sự đánh giá, theo dõi các hoạt động trợ giúp thân chủ. Nếu cần thiết
có thể bổ sung các hoạt động vào kế hoạch sao cho phù hợp.
- Luôn có sự trao đổi, thống nhất với thân chủ trong từng hoạt động.
- Nhân viên cần xác định rõ: hoạt động nào là dành cho thân chủ tự quyết và hoạt
động nào giành cho mình, hoạt động nào là kết hợp từ 2 phía.
B5: Lượng giá – Kết thúc/tiếp tục
Lượng giá là quá trình sử dụng các phương pháp để đo lường quá trình thay đổi và
kết quả của những thay đổi đó hay nói theo cách khác thì đây là sự đo lường, thẩm định


[TÀI LIỆU CHƯƠNG 5: CTXH VỚI TRẺ EM BỊ LẠM
DỤNG/XÂM HẠI]

đánh giá toàn bộ các hoạt động đã thực hiện trong tiến trình can thiệp, giải quyết vấn đề
của đối tượng.

Lượng giá bao gồm:
- Lượng giá từng giai đoạn hoạt động
- Lượng giá cả một tiến trình hoạt động.
Tuy nhiên, sự lượng giá cuối cùng phải dựa trên cơ sở sự lượng giá của từng giai
đoạn đã triển khai theo những mục tiêu cụ thể.
Lượng giá cần sự tham gia của cả nhân viên xã hội và thân chủ để đảm bảo lượng
giá một cách khách quan, trung thực các kết quả đạt được.
Những tiêu chuẩn cụ thể cần lượng giá là:
- Mục đích chung và các mục tiêu cụ thể có đạt được hay không? Đạt ở mức độ
nào?
- Hoạt động nào mang lại kết quả như mong muốn? Hoạt động nào chưa đạt được
kết quả? Tại sao?
- Kỹ năng, công cụ nào đã được sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề cho
thân chủ? Hiệu quả đạt được đến đâu? Ưu điểm và hạn chế của từng công cụ?
- Các nguồn lực tham gia, hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề? Mức độ tham gia?
Hiệu quả tác động?
- Những bài học, kinh nghiệm rút ra trong quá trình giúp đỡ thân chủ.



×