Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học TOEIC của sinh viên đại học mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.67 KB, 16 trang )

Mục lục

Chương I.

Tổng quan về đề tài nghiên cứu

1.1) Vấn đề nghiên cứu.
Hiện nay, tiếng Anh là một ngôn ngữ thông dụng trên toàn thế giới. Đây là thứ
ngôn ngữ chung được sử dụng trong giao tiếp, công việc, giao lưu quốc tế, hỗ
trợ những hoạt động cộng đồng mang tầm vĩ mô, toàn cầu...Tất cả các trường
đại học, cao đẳng ở nước ta đều có chương trình đào tạo ngoại ngữ cho sinh
viên. Trong đó, mỗi trường có những cách thức đào tạo khác nhau và sinh viên
của mỗi trường cũng có vô số cách học ngoại ngữ khác nhau.
Ở một số trường đại học sinh viên phải có chứng chỉ tiếng Anh như: A,B, C,
TOEIC 450 hay 550 mới đạt tiêu chuẩn nhận bằng tốt nghiệp và TOEIC là
một chứng chỉ được đa số trường chấp nhận, tùy theo mỗi nghành nghề mà có
những ngôn ngữ chuyên nghành giao tiếp khác nhau vì thế để đạt được điểm
cao khi thi thí sinh phải có vốn từ vựng rộng về các lĩnh khác nhau như: kinh
tế, kế toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh....Môi trường giao tiếp quốc tế vốn
dĩ thường xuyên thay đổi và cập nhật những từ vựng, tri thức mới. Kiến thức
trong các sách luyện thi TOEIC chỉ là một phần nhỏ trong đó mà thôi vì thế
không nên quá chú trọng vào bằng cấp mà quên rằng cần phải học rộng và sâu
tri thức ở nhiều lĩnh vực.
1.2) Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học TOEIC của sinh viên từ
đó phát hiện được nguyên nhân nào là chủ yếu, quan trọng nhất
Nội dung nghiên cứu.


Đưa ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học TOEIC qua đó đưa
Page


ra những câu hỏi dựa trên những nguyên nhân đó để cùng nhau làm rỏ hơn,
chính xác hơn để giúp sinh viên đại học2
Mở hiểu rỏ hơn về học TOEIC
1.3) Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi trong khuôn khổ trường đại học Mở,
và đối tượng tham gia khảo sát là những sinh viên của trường tại cơ sở Đào
Duy Anh.
Dùng phép hồi quy đa biến để xử lý và phân tích số liệu-sinh viên trường đại
học Mở, thông qua kỹ thuật “ phỏng vấn điều tra nghiên cứu” trực tiếp sinh
viên
1.4) Câu hỏi nghiên cứu
Yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả học của sinh viên? Liệu có phải
nó tác động lên tất cả các yếu tố khác hay chỉ là ảnh hưởng một cách riêng lẻ?
Chương II.

2.1)

Tổng quan tài liệu
Khung khái niệm

TOEIC, viết tắt của Test of English for International Communication, là một
chứng chỉ tiếng Anh quốc tế về giao tiếp dành cho người đi làm không phải là
người sử dụng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ.
Cục trắc nghiệm giáo dục (Educational Testing Service - ETS) Hoa Kỳ đã phát
triển chương trình trắc nghiệm TOEIC dựa trên cơ sở tiền thân của nó là
chương trình trắc nghiệm TOEFL, theo một đề nghị từ Liên Đoàn Tổ Chức
Kinh Tế Nhật Bản (Keidanren) kết hợp với Bộ công thương quốc tế Nhật Bản
(MITI) (nay là Bộ Kinh tế, Thương mại và Công Nghiệp Nhật Bản (METI).
Báo Asahi Shimbun đã phỏng vấn Yasuo Kitaoka, nhân vật trung tâm của đội
ngũ có ý tưởng về chương trình trắc nghiệm TOEIC này. Do đó chương trình

trắc nghiệm TOEIC có thể được xem là một chương trình lai Mỹ-Nhật.
Kì thi này được lập ra nhằm đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của các
đối tượng sử dụng ngôn ngữ này như một ngoại ngữ. Trước đây, chỉ có các
công ty tập đoàn mới cần đến kì thi TOEIC, nhưng kì thi này hiện đã được phổ
biến đối với các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học vì điểm số TOEIC đóng vai


trò quan trọng trong việc họ có được tuyển dụng hay không. Cần chú ý là
Page
chứng chỉ TOEIC chỉ có hiệu lực trong vòng 2 năm.
Cấu trúc đề thi TOEIC
2.1.1) Cấu trúc ban đầu

3

Khởi thủy, TOEIC là một bài kiểm tra trặc nghiệm bao gồm 200 câu hỏi.
Những câu này chia đều cho hai phần - Nghe hiểu và Đọc. Bài thi kéo dài
trong hai giờ. Mỗi thí sinh nhận được điểm độc lập cho hai phần thi nghe hiểu
và đọc trên một thang điểm từ 5 đến 495 điểm. Tổng điểm cộng lại có thang từ
10 đến 990 điểm. Chứng chỉ TOEIC có 5 màu, tùy theo kết quả: cam (10-215),
nâu (220-465), xanh lá cây (470-725), xanh da trời (730-855) và vàng (860990).
Trong phần thi Nghe hiểu, các thí sinh phải lắng nghe các cuộc hội thoại ngắn,
các câu, câu hỏi và các bài nói ngắn để trả lời câu hỏi. Phần này bao gồm 100
câu hỏi. Thí sinh sẽ hoàn tất phần thi Nghe hiểu này trong 45 phút.
Phần Đọc bao gồm 100 câu hỏi về đọc và chia làm 3 loại - câu chưa hoàn
chỉnh, nhận ra lỗi sai, và đọc hiểu. Thí sinh có thể trả lời các câu hỏi trong
phần này tùy vào tốc độ làm bài của mình. Thời gian để hoàn tất phần thì này
là 75 phút.
Những kiến thức chuyên môn hay từ vựng không được đề cập đến trong kì thi
TOEIC.

2.1.2) Những cải tiến mới
Sau một thời gian nghiên cứu, Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) đã thiết
kế lại bài thi TOEIC, mang các đặc trưng của bài thi TOEIC cũ với thời gian
thi, hình thức tổ chức thi và mức độ khó của đề thi không thay đổi. Thang
điểm của bài thi TOEIC mới vẫn giữ nguyên và điểm số của hai bài thi TOEIC
cũ và mới hoàn toàn tương thích nhau. Tuy nhiên, có cập nhật nội dung để duy
trì tính khách quan, chính xác và hiệu quả của bài thi.
Việc đánh giá khả năng ngôn ngữ trong bài thi TOEIC mới được cải tiến bằng
hệ thống câu hỏi phản ánh các ngữ cảnh cụ thể trong môi trường làm việc
quốc tế hiện đại. Không phải tất cả các câu hỏi đều thay đổi, trong một số tình
huống, thí sinh có cơ hội chứng minh khả năng ngôn ngữ của mình bằng cách


e

lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất với ngữ cảnh. Nói một cách khác, bài thi sẽ
Page
đánh giá tốt hơn phản ứng của thí sinh trong ngữ cảnh cụ thể tại nơi làm việc.

Bên cạnh đó, ETS tiếp tục duy trì tính4chính xác và chất lượng của chương
trình TOEIC nguyên bản. Thang điểm TOEIC vẫn không thay đổi (từ 5 đến
495 điểm cho mỗi phần thi Nghe hiểu và Đọc hiểu). Mức độ khó của bài thi
TOEIC vẫn được giữ nguyên. Nhiều loại câu hỏi cũng không thay đổi.
2.1.3) Điểm khác biệt cơ bản
Mặc dù phiên bản mới vẫn giữ một số đặc điềm cơ bản như Thời gian thi: 2
giờ (Đọc hiểu: 75 phút, Nghe hiểu: 45 phút), Số lượng câu hỏi: 200 câu, Mức
độ khó của bài thi TOEIC không đổi, Thang điểm giữ nguyên, nhưng vẫn có
một số khác biệt.

Mục thi


Phiên bản cũ

Cảu hỏi hình 20 câu
ảnh
Hỏi và trả lời

30 câu

Phiên bản Ghi chú
mới
10 câu



Giảm số câu hỏi hình ảnh



Sử dụng giọng đọc tiếng Anh với các ngữ âm khác
nhau, như: Anh - Mỹ, Anh – Anh, Anh – Canada và
Anh – Úc.



Câu hỏi không chỉ được viết mà còn được đọc qua
băng casset




Thay các câu hỏi riêng lẻ bằng nhóm các câu hỏi

30 câu

Hội
thoại 30 câu( 30 30 câu (10
ngắn
đoạn
hội
đoạn hội
thoại, mỗi
thoại,
đoạn
hội
mỗi đoạn
thoại

có 3 câu
một câu hỏi
hỏi)


Page

tương ứng
Cuộc
nói 20 câu (có từ 30 câu (10
chuyện
6 đến 9
đoạn

,
ngắn
đoạn,
mỗi đoạn
tương ứng
có 3 câu
từ 2 đến 4
hỏi)
câu hỏi cho
mỗi đoạn)
Hoàn
câu

thành 40 câu

40 câu

Hoàn
thành 20 câu (Tìm 12 câu hỏi
đoạn văn
lỗi
trong
(gồm 4
câu)
đoạn
văn, mỗi
đoạn 3
câu hỏi
tương
ứng)

Đọc hiểu

40 câu

5

48

câu
(đoạn
đơn: 28
câu,
đoạn
kép: 20
câu)





Lược bỏ các câu hỏi của phần Tìm lỗi trong câu
Thêm loại câu hỏi Hoàn thành đoạn văn
Gộp nhóm câu hỏi đọc hiểu dựa trên 2 đoạn văn có
chủ đề liên quan


Page

6
Ngoài ra, còn có thêm một sự thay đổi khác nữa về ngữ âm trong phần nghe

hiểu. Sẽ có một số ví dụ về giọng Anh - Mỹ (Bắc Mỹ), giọng Anh – Canada,
giọng Anh – Anh và giọng Anh – Úc. Những ngữ âm này xuất hiện không
đáng kể nhưng phản ánh những kiểu giọng tiếng Anh khác nhau đã được đào
tạo và sử dụng trong môi trường làm việc quốc tế, chú trọng đến các ngữ cảnh
ngôn ngữ cụ thể. Chính vì vậy đòi hỏi người học phải có phương pháp tổng
hợp và khả năng nhận biết, tích hợp thông tin.
2.1.4) Kỳ thi TOEIC ngày nay
Mỗi năm có khoảng hơn 3 triệu người tham dự kì thi TOEIC, điều này đã
nâng tầm quan trọng của kì thi và làm cho nó trở thành một kì thi tiếng Anh
phổ biến nhất ngày nay. Kì thi TOEIC được các khách hàng công ty quan tâm
đặc biệt. Những doanh nghiệp này dựa vào điểm số TOEIC làm tiêu chuẩn
tuyển dụng nhân viên và quyết định thăng chức hay tiến cử một nhân viên nào
đó tu nghiệp nước ngoài.
Các trường Đại học và các trường ngoại ngữ dùng bài kiểm tra TOEIC để
đánh giá sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh đối với các sinh viên của họ, kì
thi xếp lớp và cấp cho sinh viên một Tín chỉ có giá trị quốc tế.
2.2) Các nghiên cứu trước
2.1.1) Chất lượng của đề thi

Đặt câu hỏi về chất lượng của một bài kiểm tra, Bachman và Palmer đã tranh
luận về sự hữu ích của mô hình kiểm tra” cơ sở cần thiết để kiểm soát chất
lượng thông qua toàn bộ tiến trình phát triển của bài kiểm tra” (1996:17). Mức
độ hữu ích của bài kiểm tra thể hiện qua.
Mức độ hữu ích= độ tin cậy + xây dựng giá trị + tính xác thực + mức độ hấp
dẫn + ảnh hưởng + thực tế (Bachman & Palmer, 1996;18)
2.1.2) Yếu tố ảnh hưởng
Các yếu tố ảnh hưởng đến bài kiểm tra ngôn ngữ( Bachman,1990:165)


Page

Yếu
Yếu tố
tố ngẫu
ngẫu nhiên
nhiên

7

Phương
Phương pháp
pháp thử
thử các
các khía
khía cạnh
cạnh

Kết
Kết quả
quả thi
thi TOEIC
TOEIC

Năng
Năng lực
lực giao
giao tiếp
tiếp

Mở rộng


Yếu
Yếu tố
tố con
con người
người


Page

Năng lực ngữ pháp

8
Năng lực giao tiếp

Năng lực chiến lược

Năng lực xã hội

Khả năng tiếp thu

Tuổi

Xuất thuân

Giới tính

Kế quả thi TOEIC

Chiến lược luyện tập


Chiến lược học

Qui định chính quy

Nguồn học hữu ích

Chiến lược tổng quát

2.1.3) Xuất thân(background)

Dựa theo nghiên cứu của Jarnal Abedi (2004) ở từng bang khác nhau dựa trên
các đối tượng sau:
• Dân nhập cư vào Mỹ nói ngôn ngữ khác
• Những người từ 3-21 tuổi
• Người chuẩn bị vào cấp 1-2
Kết quả là các học sinh từ các quốc gia khác nhau có nền văn hóa và ngôn ngữ
riêng, thậm chí ngay cả ở những bang khác nhau ảnh hưởng đến việc kiểm tra
tiếng Anh để phân loại lớp giới hạn trình độ tiếng Anh và lớp không bị giới


hạn. Từ đó, ông đưa ra thêm được vài yếu tố khác ảnh hưởng đến việc học tác
Page
động đến vấn dề xuất thân như: văn hóa và trình độ học vấn của cha mẹ đều
làm ảnh hưởng lớn đến việc học tiếng Anh
9 của con cái.
2.1.4) Chiến lược học( strategy)
Cuộc tranh luận giữa Oxford và Nyikos (1989) về chiến lược học ngôn ngữ
dựa trên 1200 sinh viên nước ngoài đã tìm ra được 5 yếu tố:
• Quy định chính quy- liên quan đến chiến lược luyện tập
• Chức năng của chiến lược luyện tập

• Nguồn học hữu ích, chiến lược độc lập
• Chiến lược học tổng quát
• Chiến lược đàm thoại theo hướng mở
Họ cũng nghiên cứu về hiệu quả về sự tự nhận thức về động lực và trình độ
ảnh hưởng thông qua các yếu tố cá nhân như: số năm đi học, giới tính, và
chuyênnghành. Kết quả là động lực là yếu tố mạnh nhất ảnh hưởng đến việc
chọn chiến lược học tiếng anh, giới tính ảnh hưởng sâu đến việc chọn chiến
lược.
Kế đó là Watanabe (1990) sử dụng mô hình sáng tạo chiến lược cho việc học
ngôn ngữ của Oxford( Strategy Inventory for Language Learning) (1990)
phiên bản 7.0 qua khảo sát tổng cộng 315 sinh viên của trường cao đẳng và
đại học ông đã tìm ra các yếu tố sau:
• Chiến lược học qua giao tiếp
• Bổ sung và dự đoán cho chiến lược
• Ảnh hưởng của chiến lược mang tính xã hội
• Chiến lược học chính quy
• Chiến lược về tinh thần
• Chiến lược về khả năng và hiệu quả tiếp thu
• Chiến lược về trí nhớ
Tóm lại, chiến lược học không những phụ thuộc vào giới tính mà còn phụ
thuộc vào những yếu tố con người tác động trực tiếp lên nó, ở đây nhóm của
tôi chọn 5 yếu tố tác động lên chiến lược học như sau:
• Chiến lược học tập
• Qui định chính quy
• Nguồn học hữu ích, chiến lược độc lập


Chiến lược đàm thoại theo hướng mở
Page
Chiến lược tổng quát

( trích bởi Sawako Kato, 2005)
1
2.1.5) Mối quan hệ giữa tuổi và khả năng tiếp thu( age of
0
acquisition)



Nghiên cứu của Johnson và Newport (1989) tại đại học illanois cho thấy ở độ
tuổi khác nhau thì khả năng tiếp thu cũng khác nhau. Qua khảo sát trên nhiều
đối tượng cho thấy rằng ở những độ tuổi trước dậy thì có khả năng tiếp thu tốt
về ngôn ngữ hơn là lứa tuổi sau dậy thì, khả năng tiếp thu và diễn đạt ngôn
ngữ phụ thuộc vào lứa tuổi. Bảng khảo sát chia nhóm lứa tuổi ra làm 2 nhóm
đến Mỹ trước khi dậy thì và sau khi dậy thì, cho thấy việc học tiếng Anh dễ
dàng đối với nhóm đến Mỹ trước dậy thì.
2.1.6) Mối quan hệ giữa giới tính và chiến lược học.
Nghiên cứu của Green và Oxford (1995) đã chứng minh sự khác liên quan
giữa giới tính và chiến lược học nghĩa là giới tính khác nhau thì chiến lược
học cũng khác nhau. Hiệu quả của chiến lược và tính mở rộng của nó giữa
giới tính khác nahu thì khác nhau. Những sinh viên nam đắn đo hơn trong việc
tìm kiếm giúp đỡ cho việc học và thường không chú ý đến khoảng về tinh thần
khi đang học, trong khi sinh viên nữ thì thụ động trong việc yêu cầu giúp đỡ
để cải thiện kĩ năng tiếng Anh. Những kết quả này đã chỉ ra rừng giới tính ảnh
hưởng lên việc chọn chiến lược (Oxford và Nyikos,1989), vì vậy giáo viên có
thể tìm ra cách hướng dẫn thích hợp cho từng sinh viên khác nhau.
2.1.7) Năng lực giao tiếp
Hymes (1997), người tạo ra thuật ngữ năng lực giao tiếp, đưa ra một trong
những quan điểm có ảnh hưởng sâu rộng nhất về khái niệm này. Mặc dù
quan điểm của ông phần lớn dựa vào khái niệm năng lực và khả năng giao
tiếp của Chomsky(2009) nhưng ông đã chỉ ra được rằng, kiến thức về một

ngôn ngữ không chỉ giới hạn ở kiến thức về các quy tắc ngữ pháp mà còn có
cả những hiểu biết thuộc lĩnh vực tâm lý.
Halliday (1994) bổ sung một thành tố gồm ba chức năng ngôn ngữ: Chức năng
tương tác,chức năng tạo lời và chức năng tổ chức vào khái niệm năng lực giao
tiếp do Hymes đề xướng. Ông tin rằng, chúng ta chỉ có thể hiểu được các


chức năng của một cấu trúc ngữ pháp nhất định nào đó khi chúng ta xem xét
Page
cái văn cảnh tình huống giao tiếp mà trong đó nó được sử dụng.
Widdows (1980) có cùng quan điểm với1Hymes (1997) về năng lực giao tiếp.
Theo ông, năng lực giao tiếp của người nói bao gồm cả sự hiểu biết về hệ
1
thống các quy tắc ngữ pháp để tạo ra những câu đúng lẫn sự hiểu biết về
những quy tắc mà tạo cho người nói có khả năng sử dụng chúng một cách phù
hợp để thực hiện những hành vi tu từ phong cách trong những tình huống giao
tiếp xã hội nhất định. Do những quyắc sử dụng này mang đặc trưng văn hoá
và không thể thụ đắc một cách tự nhiên, nên chúng cần được mô tả cặn kẽ và
dạy cẩn thận.
Canale và Swain( 2004) đề xuất một khuôn khổ ý luận mà kết hợp tất cả các
quan điểm khác nhau về năng lực giao tiếp trước đó và đặt đúng vị trí của
năng lực ngôn ngữ trong tương quan với năng lực giao tiếp. Năng lực giao
tiếp theo quan điểm của Canale và Swain bao gồm:
• Năng lực ngữ pháp
• Năng lực ngôn ngữ xã hội
• Năng lực chiến lược.
Savignon( 1981, 1983) chi tiết hoá năng lực giao tiếp của Canale và Swain
bằng cách bổ sung năng lực diễn ngôn vào khái niệm năng lực giao tiếp của
họ. Theo Savignon, năng lực ngữ pháp, năng lực ngôn ngữ xã hội, năng lực
diễn ngôn và năng lực c hiến lược độc lập với nhau, không giao thoa và

không chuyển từ thành tố này sang thành tố khác. Tuy nhiên, bởi vì“không ai
biết hết một ngôn ngữ cho dù kinh nghiệm và trình độ của người đó đến đâu,
nên việc năng lực chiến lược có mặt ở mọi trình độ ngôn ngữ là rất quan
trọng”.Gần đây, Bachman (1983) sau khi điểm lại lịch sử hình thành và phát
triển của khái niệm năng lực giao tiếp, cho rằng nên chia năng lực giao tiếp
thành hai thành tố chính:
• Năng lực tổ chức bao gồm năng lực ngữ pháp và năng lực diễn ngôn.
• Năng lực ngữ dụng bao gồm năng lực ngôn ngữ xã hội và năng lực tạo
lời.
( trích bởi Đỗ Bá Quý, 2009)
Tóm lại, mặc dù có nhiều giả thuyết về năng lực giao tiếp khác nhau nhưng tất
cả đều có chung một điểm về ý nghĩa đó là phụ thuộc vào chính bản thân,


trình độ tri thức và khả năng điều phối cuộc giao tiếp của người đó, nó ảnh
Page
hưởng bởi những yếu tố mà tôi cho là quan trọng như:
• Năng lực ngữ pháp
1
• Năng lực ngôn ngữ xã hội
2
• Năng lực chiến lược.
I Phương pháp luận nghiên cứu
1 Khung khái niệm và phân tích
Đề tài sử dụng mô hình của Bachman( 1990:165) để phân tích cách yếu tố
đồng thời lược bỏ và thêm vào một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc học
TOEIC sẽ được dùng để làm các biến số để đo lường mức độ ảnh hưởng như:
• Mối quan hệ giữa khả năng tiếp thu và tuổi tác. (age of acquisition)
• Xuất thân (background)
• Mối quan hệ giữa chiến lược học (strategies), giới tính (gender),

• Năng lực giao tiếp (the ability of communication).
2 Dữ liệu cần thu thập cho nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện tại chi nhánh của Trường Đại học Mở TpHCM số 422
Đào Duy Anh. Dùng nguồn dữ liệu sơ cấp bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đối
với sinh viên của trường thông qua phỏng vấn điều tra bằng bảng câu hỏi.
Phương pháp chọn mẫu là phi xác xuất với cách chọn mẫu thuận tiện. Mẫu
được rút ra bằng phương pháp hệ thống.
Cỡ mẫu được xác định dựa trên số sinh viên tham gia trả lời bảng câu hỏi, tối
thiểu là 30 người.
3 Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Đề tài sử dụng phân tích thống kê, kiểm định giả thuyết và phân tích hồi quy
đa biến.
Yếu tố quan trọng sẽ được mô tả chi tiết qua mức ý nghĩa thống kê ( Tstatistic). Dùng thang đo danh nghĩa, thang đo tỷ lệ và thang đo khoảng trong
bảng khảo sát nhằm giúp dễ dàng so sánh hơn giữa các yếu tố ảnh hưởng và
mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó.
4 Bảng câu hỏi


1. Theo bạn chiến lược học có ảnh hưởng đến kết quả học TOEIC của
Page

sinh viên hay không?

1
3

 Có
 Không
Nếu có hãy trả lời các câu dưới đây


2. Bạn chọn những chiến lược nào dưới đây?

 Chiến lược luyện tập ( Tự học – tự lập thời gian biểu, phương pháp
nghe, nói, đọc, viết)
 Quy định chính quy ( Học tại các trường Đại học hoặc đến trung tâm
Anh Ngữ)
 Nguồn học hữu ích, chiến lược độc lập (Internet)
 Chiến lược đàm thoại theo hướng mở (Giao tiếp, tham gia ngoại khóa,
tiếp xúc với người bản xứ)
 Chiến lược tổng quát
3. Theo bạn thì chiến lược nào là hiệu quả nhất?

Rất không hiệu quả

1

2

- Chiến lược học tập

------

- Qui định chính quy

------

3

4


5 Rất hiệu quả

- Nguồn học hữu ích,

chiến lược độc lập

------

- Chiến lược đàm thoại

theo hướng mở

------

- Chiến lược tổng quát -----4. Theo bạn giới tính có ảnh hưởng đến chiến lược học hay không?


 Có

Page

 Không

1
4

Nếu có trả lời câu hỏi dưới đây

5. Các chiến lược học mà bạn nam và nữ cho là phù hợp với mình?


( đánh x vào ô Nam hoặc Nữ mà mình cho là phù hợp)
Giới tính

Chiến lược học

Nam

Nữ

Chiến lược học tập
Chiến lược chính quy
Nguồn học hữu ích,
chiến lược độc lập
Chiến lược đàm thoại
theo hướng mở
Chiến lược tổng quát
6. Các yếu tố sao đây có ảnh hưởng như thế nào đến việc học TOEIC

của bạn?
Rất nhỏ

Rất lớn
1

-

2

3


4

5

Trình độ học vấn của cha mẹ
Vùng miền sinh sống
Môi trường xung quanh bạn
( bao gồm bạn bè và những
người sống chung với bạn)

7. Theo bạn tuổi tác có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu không?

 Có
 Không


8. Bạn bao nhiêu tuổi:… tuổi

Page

9. Bạn cần bao lâu để có thể đọc hiểu một đoạn văn bằng tiếng Anh

1
5

dài khoảng 1 mặt giấy A4: …. Phút
10. Sau khi tan học, bạn nhớ được bao nhiêu phần trăm những gì thầy

cô giảng trên lớp: …. %
11. Thông thường, bạn sẽ ôn bài trước ngày thi bao nhiêu ngày: ….


Ngày
12. Theo bạn mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong năng lực giao tiếp

trong việc học TOEIC?
Rất nhỏ 1

2

3

4

5

Rất lớn

Năng lực ngữ pháp: ……
( khả năng ăn nói lưu loát, to rõ)
Năng lực chiến lược: …….
( khả năng điều phối cuộc giao tiếp)
Năng lực ngôn ngữ xã hội:…….
( có tầm hiểu biết rộng)
13. Theo bạn những yếu tố cần có trong giao tiếp là gì?

 Năng lực ngữ pháp
 Năng lực chiến lược
 Năng lực ngôn ngữ
Chương II.


Tài liệu tham khảo

Andrew Joseph Lawson (2008), Testing the TOEIC: Practicality, Reliability
and Validity in the Test of English For International Communication
Jacqueline S.Johnson and Elissa L.Newport (1989), Critical Period Effects in
Second Language Learning: The Influence of Maturation State on the
Acquisition of English as a Second language


Jamal Adedi (2004), The No Child Left Behind Act and English Language
Page
Learners: Assessment and Accountability Issues

1

Sawako Kato (2005), How Language Learning Strategies affect English
6
Proficiency in Japanese University Students
Đỗ Bá Quý ( 2009), Vai trò của kiến thức đầu vào trong phát triển năng lực
giao tiếp ngoại ngữ, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ kì 25 trang
140-145



×