Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với ngành công nghiệp ô tô việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) ĐỐI VỚI
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------TRẦN THỊ HƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) ĐỐI VỚI
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

PGS.TS. HÀ VĂN HỘI

Hà Nội - 2016


CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Tiến
Dũng. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn
này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Tác
giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Trần Thị Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn TS.
Nguyễn Tiến Dũng cùng toàn thể các thầy cô giáo kho Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng đào tạo,
các anh/chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.

Học viên

Trần Thị Hƣơng


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... v
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT ..................................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu về nhận diện xu hƣớng vận động của tiến trình tự do
hóa thƣơng mại ở Đông Á ................................................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thƣơng mại khu vực ở Đông Á8
1.1.3. Các nghiên cứu về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP .... 9
1.1.4. Các nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và Đông Á.......... 10
1.1.5. Kết luận .................................................................................................... 12
1.2. Tổng quan lý thuyết về hội nhập kinh tế khu vực .......................................... 12
1.2.1. Khái niệm hội nhập kinh tế khu vực ........................................................ 12
1.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế khu vực ................................................... 14
1.3. Việt Nam và hội nhập kinh tế khu vực ở Đông Á .......................................... 15
1.3.1. Các hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam đã ký kết trong khuôn khổ
ASEAN .............................................................................................................. 16
1.3.2. Các cam kết thuế quan của Việt Nam trong các FTA khu vực ............... 17
1.3.3. Các cam kết về mở cửa đầu tƣ của Việt Nam trong các FTA khu vực ... 18
1.4. Tổng quan về hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) ............... 18
1.4.1. Sự hình thành và các nguyên tắc của RCEP ............................................ 18
1.4.2. Diễn biến đàm phán ................................................................................. 19

1.4.3. Phạm vi dự kiến của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)20


CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 25
2.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 25
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................................... 27
2.3. Phƣơng pháp luận nghiên cứu ........................................................................ 28
2.3.1. Phân tích định tính ................................................................................... 28
2.3.2. Phân tích định lƣợng ................................................................................ 29
CHƢƠNG 3.: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG NGÀNH Ô TÔ VIỆT NAM .............. 34
3.1. Tổng quan về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ........................................... 34
3.1.1. Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ........................... 34
3.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ.................................................................. 34
3.1.3. Đầu tƣ nƣớc ngoài trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ................... 36
3.1.4. Tình hình thƣơng mại chung của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ..... 38
3.1.5. Thuận lợi và khó khăn đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ......... 40
3.2. Thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc RCEP trong ngành công nghiệp ô tô . 43
3.2.1. Tăng trƣởng xuất nhập khẩu .................................................................... 43
3.2.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu............................................................................. 45
3.2.3. Lợi thế so sánh ......................................................................................... 53
3.2.4. Cƣờng độ thƣơng mại .............................................................................. 56
3.3. Bảo hộ thuế quan trong ngành công nghiệp ô tô giữa Việt Nam và các nƣớc
RCEP ..................................................................................................................... 59
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA RCEP TỚI NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM ..................................................................................... 63
4.1. Cơ hội của RCEP đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ........................ 63
4.1.1. Cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu .............. 63
4.1.2. Cơ hội hợp tác chuyển giao công nghệ và phƣơng pháp quản lý ............ 63
4.1.3. Cơ hội thúc đẩy đầu tƣ vào ngành ........................................................... 64
4.2. Thách thức của RCEP đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ................. 64

4.2.1. Áp lực cạnh tranh ..................................................................................... 64
4.2.2. Rào cản kỹ thuật ...................................................................................... 65


4.2.3. Yêu cầu nâng cao năng lực và đẩy mạnh nền công nghiệp phụ trợ ........ 65
4.3. Đánh giá tác động của RCEP đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ..... 65
4.3.1. Kịch bản mô hình SMART ...................................................................... 65
4.3.2. Phân tích kết quả của mô hình ................................................................. 66
CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................. 76
5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ......................................................................... 76
5.2. Đề xuất giải pháp phát triển ngành ................................................................. 77
5.2.1. Giải pháp đối với Chính phủ.................................................................... 77
5.2.2. Giải pháp đối với ngành........................................................................... 79
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 83


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh

1

AANZFTA

2


ACFTA

3

ACIA

4

ACTIG

5

AEC

6

AFTA

7

AIA

8

AIFTA

9

AITIG


10

AJCEP

11

AKFTA

12

AKTIG

13

ASEAN

14

CEPT

15

CKD

16

CN

17


CU

Customs Union

Liên minh thuế quan

18

EU

European Union

Liên minh châu Âu

19

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

20

FTA

Free Trade Area

Hiệp định thƣơng mại tự do


ASEAN - Australia New
Zealand Free Trade
Agreement
ASEAN - China Free Trade
Agreement
ASEAN Comprehensive
Investment Agreement
ASEAN-China Trade in
Goods Agreement
ASEAN Economic
Community
ASEAN Free Trade
Agreement
ASEAN Investment Area
ASEAN India Free Trade
Agreement
ASEAN-India Trade in Goods
Agreement
ASEAN – Japan
Comprehensive Economic
Partnership
ASEAN - Korea Free Trade
Agreement
ASEAN-Korea Trade in
Goods Agreement
Association of South East
Asian Nations
Common Effective
Preferential Tariff
Completely Knocked Down


Nguyên nghĩa tiếng Việt
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN-Úc-New Zealand
Hiệp định thƣơng mại tự do
ASEAN-Trung Quốc
Hiệp định Đầu tƣ toàn diện
ASEAN
Hiệp định thƣơng mại hàng
hóa ASEAN – Trung Quốc
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Hiệp định thƣơng mại tự do
ASEAN
Khu vực đầu tƣ ASEAN
Hiệp định thƣơng mại tự do
ASEAN - Ấn Độ
Hiệp định thƣơng mại hàng
hóa ASEAN – Ấn Độ
Hiệp định Đối tác Kinh tế
toàn diện ASEAN - Nhật
Bản
Hiệp định thƣơng mại tự do
ASEAN - Hàn Quốc
Hiệp định thƣơng mại hàng
hóa ASEAN – Hàn Quốc
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Chƣơng trình thuế quan ƣu
đãi có hiệu lực chung
Xe lắp ráp trong nƣớc với

linh kiện nhập khẩu rời.
Công nghiệp

i


Industrial policy and strategy
institue
United Nations Organization

Viện nghiên cứu chiến lƣợc,
chính sách công nghiệp
Tổ chức liên hiệp quốc
Nguyên tắc tối huệ quốc
Hiệp định Thƣơng mại Tự
do Bắc Mỹ
Hàng rào phi thuế quan

RoOs

Most Favoured Nation
North American Free Trade
Agreement
Non - Tariff Barriers
Preferential Trade
Arrangement
Revealed comparative
advantage
Regional Comprehensive
Economic Partnership

Rules of Origin

30

RTA

Regional Trade Agreements

31

SMART

Single market partial
Equilibrium Simulation tool

Hiệp định Đối tác Kinh tế
Toàn diện Khu vực
Quy tắc xuất xứ
Hiệp định Thƣơng mại Khu
vực
Mô hình cân bằng từng phần
smart

32

SOEs

State-Owned Enterprises

Doanh nghiệp nhà nƣớc


33

TI

34

TPP

Trade Intensity
Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement

35

TTĐB

Cƣờng độ thƣơng mại
Hiệp định Đối tác Kinh tế
Chiến lƣợc xuyên Thái Bình
Dƣơng
Thuế tiêu thụ đặc biệt

36

USD

37


VAMA

38

VJEPA

United State Dollar
VietNam Automobile
Manufacturer’s Association
Vietnam-Japan economic
partnership agreement

39

VNĐ

Đô la Mỹ
Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô
tô Việt Nam
Hiệp định đối tác kinh tế
Việt Nam - Nhật Bản
Việt Nam đồng

40

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thƣơng mại thế giới


21

IPSI

22

LHQ

23

MFN

24

NAFTA

25

NTBs

26

PTA

27

RCA

28


RCEP

29

ii

Hiệp định thƣơng mại ƣu đãi
Lợi thế so sánh hiện hữu


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

3

Bảng 3.1

4


Bảng 3.2

5

Bảng 3.3

6

Bảng 3.4

7

Bảng 3.5

8

Bảng 3.6

9

Bảng 3.7

Nội dung
Phạm vi loại bỏ thuế quan theo từng nƣớc trong
một số hiệp định FTA ASEAN+1 (%)
Phân bổ dòng thuế mức độ tự do hóa
Cơ cấu nhập khẩu của ngành CN ô tô VN trong
RCEP theo đối tác giai đoạn 2005-2014
Cơ cấu xuất khẩu của ngành CN ô tô VN trong
RCEP theo đối tác giai đoạn 2005-2014

Cơ cấu nhập khẩu ngành CN ô tô VN trong
RCEP theo mặt hàng giai đoạn 2005-2014
Cơ cấu xuất khẩu ngành CN ô tôVN trong RCEP
theo mặt hàng giai đoạn 2005-2014
RCA của Việt Nam so với thế giới giai đoạn
2005-2014
RCA của một số đổi tác RCEP so với thế giới
giai đoạn 2005-2015
RCA của Việt Nam so với các nƣớc RCEP giai
đoạn 2005-2014

Trang
21
22
45
47
49
52
54
55
56

Cƣờng độ thƣơng mại TI của xuất khẩu Việt
10

Bảng 3.8

Nam với các nƣớc đối tác trong RCEP giai đoạn

57


2005-2014
Cƣờng độ thƣơng mại TI của nhập khẩu Việt
11

Bảng 3.9

Nam với các nƣớc đối tác trong RCEP giai đoạn

59

2005-2014
12

Bảng 3.10

Thuế quan Việt Nam áp dụng đối với các sản
phẩm ô tô nhập khẩu từ RCEP năm 2015

iii

61


13

Bảng 3.11

14


Bảng 4.1

15

Bảng 4.2

Thuế quan các nƣớc RCEP áp dụng đối với các
sản phẩm ô tô nhập khẩu từ Việt Nam năm 2014
Tác động thƣơng mại từ việc cắt giảm thuế quan
đến nhập khẩu ô tô của Việt Nam
Sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu ô tô từ
các nƣớc RCEP sang thị trƣờng Việt Nam

62
68
69

Tác động thƣơng mại từ việc cắt giảm thuế quan
16

Bảng 4.3

đến nhập khẩu của từng nhóm hàng ô tô của Việt

70

Nam
17

Bảng 4.4


18

Bảng 4.5

19

Bảng 4.6

20

Bảng 4.7

Sự thay đổi trong thu thuế nhập khẩu của chính
phủ Việt Nam
Tác động đến thặng dƣ tiêu dùng của việc cắt
giảm thuế
Tác động đến phúc lợi xã hội của việc cắt giảm
thuế
Sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam sang các nƣớc RCEP

iv

71
72
73
75



DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

1

Hình 2.1

2

Hình 3.1

3

Hình 3.2

4

Hình 3.3

5

Hình 3.4

6

Hình 3.5

7


Hình 3.6

8

Hình 3.7

9

Hình 3.8

10

Hình 3.9

11

Hình 3.10

12

Hình 3.11

Nội dung
Quy trình nghiên cứu
Sản lƣợng xe bán ra của VAMA giai đoạn
2005-2015
Xuất nhập khẩu và cán cân thƣơng mại ngành
ô tô Việt Nam giai đoạn 2005-2014
Xuất nhập khẩu và cán cân thƣơng mại ngành

ô tô Việt Nam với RCEP giai đoạn 2005-2014
Cơ cấu nhập khẩu ngành ô tô Việt Nam theo
đối tác trong RCEP năm 2005
Cơ cấu nhập khẩu ngành ô tô Việt Nam theo
đối tác trong RCEP năm 2014
Cơ cấu xuất khẩu ngành ô tô Việt Nam theo
đối tác trong RCEP năm 2005
Cơ cấu xuất khẩu ngành ô tô Việt Nam theo
đối tác trong RCEP năm 2014
Cơ cấu nhập khẩu ngành ô tô Việt Nam theo
mặt hàng trong RCEP năm 2005
Cơ cấu nhập khẩu ngành ô tô Việt Nam theo
mặt hàng trong RCEP năm 2014
Cơ cấu xuất khẩu ngành ô tô Việt Nam theo
mặt hàng trong RCEP năm 2005
Cơ cấu xuất khẩu ngành ô tô Việt Nam theo
mặt hàng trong RCEP năm 2014

v

Trang
25
36

39

44

46


46

48

48

50

50

52

53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Giao thông vận tải là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế đất nƣớc, giúp
lƣu chuyển hàng hóa, phục vụ nhu cầu đi lại, thúc đẩy thƣơng mại và sản xuất phát
triển.Tại Việt Nam, vận tải ô tô chiếm ƣu thế cả về vận tải hành khách và vận chuyển
hàng hóa bởi năng lực vận chuyển và khả năng cơ động trên nhiều dạng địa hình. Do
đó, phát triển ngành công nghiệp ô tô sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng của nền
kinh tế đất nƣớc. Ngoài ra, ô tô là loại hàng hóa có giá trị lớn, và kim ngạch nhập
khẩu của ngành ô tô cũng chiếm khá lớn trong cán cân xuất nhập khẩu, vì vậy phát
triển ngành công nghiệp ô tô sẽ cho phép đất nƣớc tiết kiệm đƣợc những khoản ngoại
tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, hạn chế nhập siêu qua đó giúp tránh mất giá của
VNĐ cũng nhƣ gây sức ép lên vấn đề lạm phát, cải thiện cán cân thanh toán, phát huy
đƣợc một số thế mạnh nổi trội hiện nay, nhƣ chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực.
Đặc biệt, theo các chuyên gia công nghiệp ô tô vốn đƣợc coi là xƣơng sống của
ngành công nghiệp bởi công nghiệp ô tô hàm chứa rất nhiều những công nghệ cơ bản

nhƣ chế tạo máy, luyện kim, đúc, khuôn mẫu, vật liệu và điện tử…Những công nghệ
này hoàn toàn có thể áp dụng sang các lĩnh vực sản xuất khác và công nghiệp ô tô
phát triển có khả năng lôi kéo các ngành công nghiệp khác phát triển nhƣ công
nghiệp kim loại, hóa dầu, cơ khí, điện tử, luyện kim, hóa chất, nhựa…tạo động lực
cho nền kinh tế tăng trƣởng và phát triển vững chắc hơn. Bên cạnh đó, ngành công
nghiệp ô tô phát triển sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong phát triển kinh tế,
thời gian qua ngành này đã nhận đƣợc nhiều ƣu đãi của Chính phủ, trong đó có
chính sách bảo hộ hết sức mạnh mẽ và kéo dài. Giai đoạn 1991-2005, khi ngành
công nghiệp ô tô mới ra đời, Chính phủ đã thực hiện một chính sách thuế với tỷ lệ
bảo hộ rất cao. Trong hơn 10 năm, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đƣợc quy định
ở mức cao với mức thuế suất 100% đối với xe chở ngƣời và xe chở hàng có tổng
trọng tải dƣới 5 tấn. Ngƣợc lại, thuế suất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng đƣợc giữ ở
mức thấp (5-25%) để tạo nguồn cung ứng linh kiện cho ngành công nghiệp ô tô

1


trong nƣớc. Ngoài ra, từ 1/1/1999, chính phủ áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô
du lịch chở ngƣời của cả nhà sản xuất trong nƣớc và nƣớc ngoài, song trong suốt 5
năm (1999-2003) dành ƣu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp trong nƣớc bằng cách
giảm 95% thuế suất TTĐB. Năm 2004 giảm 70% thuế suất thuế TTĐB theo luật
thuế TTĐB sửa đổi năm 2003. Từ 2005-2016, Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam
kết cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ WTO, khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA), tuy mức thuế có cắt giảm nhƣng vẫn ở mức cao, thời hạn cắt giảm thuế
dài. Theo thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 - Ban hành biểu thuế xuất
khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, thuế xuất đối
với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vẫn ở mức cao nhiều loại lên đến 70%, trong khi
mức thuế suất đối với linh kiện nhập khẩu vẫn dao động từ mức 10-25%.
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là một hiệp định thƣơng mại

tự do của 10 nƣớc thành viên ASEAN và 6 nƣớc mà ASEAN đã ký hiệp định
thƣơng mại tự do (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New
Zealand). RCEP đƣợc dự đoán là một hiệp định thế kỷ, quy định các hoạt động
thƣơng mại của toàn vùng ASEAN. RCEP sẽ đƣa ra những quy định về thƣơng mại
hàng hoá & dịch vụ, đầu tƣ, hợp tác kinh tế & kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh,
luật pháp và các mảng khác có liên quan. RCEP vẫn đang đƣợc đàm phán với hy
vọng có thể kết thúc trong năm 2016, hứa hẹn sẽ có những cam kết rộng hơn và sâu
hơn với những cải thiện lớn hơn so với các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) mà
các nƣớc ASEAN và 6 đối tác đã có với nhau. RCEP có thể đòi hỏi Việt Nam phải
cắt giảm hơn nữa thuế quan đánh vào ô tô nhập khẩu. Bên cạnh đó, các nƣớc trong
khuôn khổ ASEAN+6 có ngành công nghiệp ô tô phát triển và có sức cạnh tranh lớn
đối với Việt Nam nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. Do đó, khi tham
gia RCEP, với việc cắt giảm thuế quan sâu rộng hơn làm gia tăng nhập khẩu, ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phải chịu những tác động tiêu cực tƣơng đối lớn.
Các nhà nghiên cứu trong nƣớc cũng đã có nhiều nghiên cứu về ngành công
nghiệp này. Bao gồm các nghiên cứu về vai trò của ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam, thực trạng và giải pháp phát triển ngành ô tô Việt Nam, nghiên cứu chính sách

2


bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một số
nghiên cứu đánh giá tác động chung của RCEP đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam
và vẫn chƣa có những nghiên cứu đánh giá tác động của RCEP tới ngành công
nghiệp ô tô Việt nam. Chính vì vậy, học viên quyết định chọn đề tài « Đánh giá tác
động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam ». Với hy vọng, những kết quả nghiên cứu của đề tài này có
thể đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng và nền
kinh tế Việt Nam nói chung trong tƣơng lai khi RCEP chính thức đƣợc ký kết. Đề
tài này hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo « Kinh tế quốc tế » vì nằm

trong khuôn khổ thƣơng mại quốc tế, đánh giá tác động hội nhập kinh tế khu vực.
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, ngƣời nghiên cứu tập trung tìm lời giải
cho câu hỏi « Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) ảnh hƣởng
nhƣ thế nào đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam »
Để trả lời cho câu hỏi trọng tâm này, nghiên cứu hƣớng tới trả lời một số câu hỏi
phụ liên quan:
 Khái niệm RCEP? Phạm vi cam kết dự kiến của RCEP?
 Hiện trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?
 Những ảnh hƣởng của RCEP đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu :
- Nghiên cứu thực trạng ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam hiện nay.
- Tổng quan về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP
- Đánh giá những tác động của việc thực hiện các cam kết theo RCEP đến
thƣơng mại ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đối với các nƣớc trong ASEAN+6
- Đƣa ra định hƣớng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh
hƣởng tiêu cực trong tƣơng lai của RCEP đối với ngành công nghiệp ô tô, cũng nhƣ
giải pháp cho sự phát triển của ngành công nghiệp này.

3


2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


Đối tƣợng nghiên cứu : Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực

(RCEP), ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và những tác động của việc thực
hiện các cam kết của RCEP tới thƣơng mại ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
với các nƣớc ASEAN+6



Phạm vi nghiên cứu :

- Phạm vi thời gian : 2005-2015
+ Từ năm 1991-2005 : Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới ra đời, Chính phủ đã
thực hiện một chính sách thuế với tỷ lệ bảo hộ rất cao.
+ Từ năm 2005-2015 : Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết ƣu đãi thuế quan
trong khuôn khổ WTO, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
Vì vậy, bài nghiên cứu sử dụng phạm vi thời gian 2005-2015 để nghiên cứu
đánh giá tác động của RCEP trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia hội nhập
kinh tế thế giới và khu vực.
- Phạm vi không gian: Việt Nam
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích chỉ số thƣơng mại, thƣơng mại nội vùng, lợi thế so sánh, tính bổ
sung, cạnh tranh trong thƣơng mại
- Phân tích sử dụng mô hình Smart để đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế
quan đến nhập khẩu
- Sử dụng cơ sở dữ liệu của thống kê thƣơng mại Liên hợp quốc
(COMTRADE)
- Sử dụng Hệ thống thông tin thƣơng mại TRAINS (Trade Analysis and
Information System) của Tổ chức thƣơng mại và phát triển của LHQ (UNCTAD)
3. Kết cấu luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Phân tích hiện trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Chƣơng 4. Phân tích tác động của RCEP tới ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

4



Chƣơng 5. Kết luận và đề xuất
Kết luận

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á vào cuối những năm 1990, để ổn
định và phục hồi nền kinh tế trong khu vực các quốc gia Đông Á đã hoạt động tích
cực trong các sáng kiến thƣơng mại tự do với các nƣớc trong và ngoài khu vực. Hội
nhập kinh tế khu vực ở Đông Á đã có sự phát triển nhanh chóng với rất nhiều khu
vực thƣơng mại tự do, song phƣơng và đa phƣơng, đƣợc hình thành giữa các quốc
gia Đông Á với nhau và giữa các quốc gia Đông Á với các quốc gia nằm ngoài khu
vực. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á và cũng không nằm
ngoài xu thế hội nhập khu vực, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các Hiệp định
thƣơng mại tƣ do song và đa phƣơng. Thời gian gần đây, một trong những Hiệp
định thƣơng mại tự do đón nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các quốc gia trong khu
vực cũng nhƣ của Việt Nam chính là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) bởi đây là một hiệp định tham vọng nhằm hình thành quan hệ đối tác kinh
tế toàn diện giữa ASEAN với 6 đối tác khu vực đã ký các FTA với ASEAN. RCEP
cũng phù hợp với quan điểm của Việt Nam là theo đuổi hội nhập kinh tế sâu rộng
hơn gắn liền với những cải cách trong nƣớc mạnh dạn và toàn diện hơn. Chính vì
vậy mà các Hiệp định thƣơng mại tự do ở Đông Á cũng nhƣ đánh giá các tác động
của các hiệp định tới nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực đã đƣợc đề cập rất
nhiều trong các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.
1.1.1. Các nghiên cứu về nhận diện xu hướng vận động của tiến trình tự do hóa

thương mại ở Đông Á
Cùng với quá trình vận động của nền kinh tế Đông Á kể từ sau cuộc khủng
hoảng tài chính vào cuối những năm 1990, có nhiều nghiên cứu về hội nhập kinh tế
ở khu vực Đông Á và tác động của quá trình này tới Việt Nam. Nghiên cứu của Bùi
Trƣờng Giang « Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do song phương
ở Đông Á và hệ quả đối với khu vực » (Nghiên cứu kinh tế số 320 – Tháng 1/2005)
đánh giá chiều hƣớng hình thành những thể chế và khung khổ hợp tác của cộng

6


đồng kinh tế Đông Á. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đƣa ra bối cảnh và xu
hƣớng hình thành FTA song phƣơng trên thế giới từ đó đƣa ra những đặc điểm hình
thành các hiệp định thƣơng mại song phƣơng ở một số quốc gia Đông Á và là lộ
trình hợp lý hƣớng tới một khối kinh tế Đông Á thống nhất hơn.
Trong một nghiên cứu tiếp theo về hội nhập kinh tế ở Đông Á của Bùi Trƣờng
Giang là « Phương thức hình thành các Hiệp định thương mại tự do trong khu vực
Đông Á hướng tới một cộng đồng kinh tế Đông Á tương lai » (Nghiên cứu Đông bắc
Á, số 9(103), 2009, trang 19-27), tác giả đã tập trung phân tích 05 phƣơng thức hình
thành FTA chủ yếu diễn ra trong khu vực Đông Á, từ đó đƣa ra kết luận ASEAN+1
là bƣớc đi phù hợp nhất và kỳ vọng ASEAN+6 sẽ hội tụ các lộ trình FTA
ASEAN+1 và có thể là các FTA đơn lẻ khác trong Đông Á thành một trong các thể
chế kinh tế cốt lõi của Cộng đồng Kinh tế Đông Á tƣơng lai.
Nghiên cứu của Kawai và Masahiro, 2007. «ASEAN+3 or ASEAN+6: Which
Way Forward?» (ADB Institute, ADB Institute Discussion Paper No. 77) đã sử
dụng Mô hình cân bằng tổng thể khả tính (CGE) để xác định đặc điểm, tác động, và
con đƣờng tƣơng lai của FTA trong khu vực. Đó là với việc củng cố và làm hài hòa
các FTA trong khu vực thành một FTA Đông Á duy nhất có thể làm giảm thiểu các
ảnh hƣởng xấu của các quy định khác nhau của các FTA riêng lẻ và ASEAN + 6 sẽ
mang lại lợi ích lớn nhất cho các thành viên tham gia. Và để làm đƣợc điều đó trƣớc

hết tiếp tục thúc đẩy ASEAN +3 và sau ASEAN+6 còn hƣớng tới ASEAN +6 với
Bắc Mỹ và châu Âu (ASEAN + 6 FTA với NAFTA và EU).
Nghiên cứu của Innwon Park, 2013.«Regional Trade Agreements in East Asia»
(Norwegian Institute of International Affairs - NUPI) đã phân tích nguyên nhân và
RTA phát triển ở Đông Á, những đặc điểm của RTA Đông Á, các nƣớc Đông Á có
nâng cao đƣợc phúc lợi xã hội từ các RTAs hay không, từ đó đƣa ra con đƣờng lựa
chọn chính sách mở rộng nhiều hơn, hài hòa hoặc đơn giản hóa các quy tắc, đi từ
AFTA đến ASEAN+1 FTA và đến RCEP. Bên cạnh đó, Đông Á cần hợp tác với
các đối tác thƣơng mại lớn bên ngoài bằng cách hình thành RTAs liên khu vực với
EU và Mỹ.

7


1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại khu vực ở Đông Á
Cho đến thời điểm này, khu vực Đông Á đã có rất nhiều Hiệp định thƣơng mại
tự do song phƣơng và đa phƣơng đã đƣợc ký kết. Chính vì vậy mà đã có rất nhiều
các nghiên cứu đánh giá tác động của các hiệp định thƣơng mại tự do đến nền kinh
tế của các quốc gia trong khu vực. Trƣớc hết là nghiên cứu “Impact of Free Trade
Agreementson Trade in East Asia” của Misa Okabe (ERIA Discussion Paper Series,
January 2015). Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá tác động của các hiệp định
thƣơng mại tự do đến thƣơng mại Đông Á, bao gồm AFTA và các khu vực thƣơng
mại tự do ASEAN+1, và cho thấy bằng chứng về tác động tích cực của các khu vực
thƣơng mại tự do này.
Trong nghiên cứu của Mitsuyo và Shujiro Urata, 2006. “Impacts of FTAs in East
Asia: CGE Simulation Analysis” (Discussion Paper Series 09-E-037), tác giả sử
dụng sử dụng mô hình CGE ƣớc tính các tác động của một số kịch bản FTA ở Đông
Á, đồng thời xem xét các khía cạnh khác có thể có các FTA nhƣ thƣơng mại khác
nhau và tạo thuận lợi cho đầu tƣ và hỗ trợ kỹ thuật cho các nƣớc đang phát triển
trong khu vực và kết quả cho thấy có những tác động kinh tế của các FTA với một

số lƣợng lớn các thành viên.
Nghiên cứu của Kenichi Kawasaki “The Impact of Free Trade Agreements in
Asia” (RIETI Discussion Paper Series 03-E-018, Sep-2003) sử dụng mô hình cân
bằng tính toán để đánh giá tác động của các khu vực thƣơng mại tự do ở Đông Á
cho thấy tác động của việc cắt giảm thuế quan thay đổi theo các khu vực thƣơng
mại tự do và nƣớc đối tác.
Song song với các nghiên cứu đánh giá tác động của các FTA đối với các thành
viên Đông Á nói chung, có rất nhiều nghiên cứu về các tác động của AEC và các
FTAs đối với Việt Nam nhƣ “Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác
động đến thương mại quốc tế của Việt Nam” của Hà Văn Hội, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013) 44-53. Bài báo phân tích
các thỏa thuận đạt đƣợc trong AEC về thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tƣ, từ

8


đó đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực đến thƣơng mại Việt Nam cũng nhƣ
định hƣớng giải pháp cho thƣơng mại Việt Nam trong AEC.
Báo cáo «Đánh giá tác động của các hiệp định thƣơng mại tự do đối với kinh tế
Việt Nam” (MUTRAP, Hà Nội 2010) sử dụng các mô hình smart, mô hình CGE,
mô hình lực hấp dẫn để đánh giá định lƣợng các tác động của FTA đến Việt Nam ở
cấp độ ngành, đồng thời nghiên cứu xác định các bƣớc chuẩn bị cả ở cấp chính sách
và doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng việc thực thi RCEP sẽ mang lại lợi ích ròng tối
đa cho kinh tế Việt Nam.
Cũng có một số nghiên cứu đánh giá định lƣợng tác động của các khu vực
thƣơng mại tự do ASEAN+1 tới Việt nam đã đƣợc thực hiện ở trong nƣớc. Bài báo
«Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc : Tính bổ sung và tính cạnh tranh» của Nguyễn
Tiến Dũng (Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7(125) 7 -2011), phân tích đặc điểm và cấu
trúc thƣơng mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc và đánh giá các tác động tiềm tàng
của Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) tới Việt Nam. Trong

nghiên cứu «Tác động của Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc đến
thương mại Việt Nam» Nguyễn Tiến Dũng (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế
và Kinh doanh 27 (2011) 219‐231), tác giả đã sử dụng mô hình trọng lực phân tích
tác động của AKFTA tới thƣơng mại Việt Nam và cho thấy tác động tích cực của
AKFTA tới xuất khẩu của Việt Nam.
1.1.3. Các nghiên cứu về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP
Quá trình đàm phán RCEP chính thức khởi động vào năm 2012, do đó đến nay
đã có khá nhiều các nghiên cứu về hiệp định này. Nhƣ đánh giá tác động của RCEP
đến đầu tƣ ở khu vực Đông Á trong “RCEP Impact on East Asia Investment” Mr.
Phairush Burapachaisri, 1st East Asia Investment Forum, 24 August 2015, Kuala
Lumpur ; hay nghiên cứu của Qiaomin Li “Analyzing Effects of RCEP on Foreign
Direct Investment in a Firm Heterogeneity CGE Framework” August 2014 về phân
tích tác động của RCEP đến đầu tƣ trực tiếp FDI trong trƣờng hợp một hãng.
Việt Nam cũng là quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định này nên không thể
không có các nghiên cứu trong nƣớc về RCEP nhƣ báo cáo « Đánh giá tác động

9


của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với nền kinh tế Việt
Nam » của MUTRAP nhằm đánh giá tác động của RCEP đối với kinh tế Việt Nam
đồng thời nghiên cứu các giải pháp và chính sách ở cấp chính phủ và doanh nghiệp
để đảm bảo việc thực thi RCEP mang lại lợi ích tối đa cho kinh tế Việt Nam.
Nghiên cứu «Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực : Cơ hội và thách thức cho
các doanh nghiệp Việt Nam» của Kim Ngọc và Trần Ngọc Sơn (Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam, số 9(94)-2015) cũng tổng quan về RCEP, phân tích những cơ hội
và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó đƣa ra một số giải
pháp nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế từ RCEP. Sử dụng phƣơng pháp định lƣợng,
bài nghiên cứu «Thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập toàn diện ASEAN+6 :
Phân tích ngành hàng» của Từ Thúy Anh và Lê Minh Ngọc (Báo Kinh tế Phát triển

số 212 tháng 02/2015) cũng đánh giá các tác động tiềm năng của hiệp định đối tác
toàn diện khu vực RCEP tới các ngành hàng của Việt Nam.
1.1.4. Các nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam và Đông Á
Ngành công nghiệp ô tô là ngành mang lại những lợi ích to lớn cả về mặt kinh
tế, xã hội và trình độ khoa học, công nghệ. Vì vậy, có nhiều nghiên cứu về ngành
công nghệ ô tô trong nƣớc và khu vực Đông Á nhƣ "ASEAN automotive market
review - Management briefing" của Tony Pugliese, Just-Auto, March/April 2010,
p.1 Nghiên cứu « Automotive and components market in Asia » 2005 KPMG LLF,
đánh giá châu Á có tiềm năng cung cấp các nhà sản xuất xe lớn với chi phí thấp
hơn. Nghiên cứu này cũng phân tích các kịch bản phát triển của ngành ô tô châu Á
trong tƣơng lai, theo đó các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan sẽ nổi lên
nhƣ là nhà xuất khẩu xe lớn để thách thức Bắc Mỹ và sản xuất châu Âu trên sân nhà
của họ. Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ thấy sản xuất của họ ở châu Á giảm khi Trung
Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế châu Á khác phát triển trong lĩnh vực sản xuất xe.
Cũng nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô châu Á, nghiên cứu «Changing
Features of the Automobile Industry in Asia: Comparison of Production, Trade and
Market Structure in Selected Countries» Asia-Pacific Research and Training
Network on Trade Working Paper Series, No. 37, July 2007 xem xét các mô hình

10


tăng trƣởng, thay đổi trong cơ cấu sở hữu, mô hình thƣơng mại và vai trò của chính
phủ các nƣớc châu Á đƣợc chọn (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan) trong
lĩnh vực ô tô.
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô cũng đƣợc chính phủ nhìn nhận vai trò
hết sức quan trọng đối với nền kinh tế đất nƣớc với chính sách bảo hộ mạnh mẽ và
kéo dài và đƣa ra các Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghỉệp ô tô và phụ
tùng ô tô. Chính vì vậy mà cũng có rất nhiều nghiên cứu trong nƣớc đề cập đến
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chủ yếu xoay quanh ảnh hƣởng của các chính

sách của chính phủ đối với ngành nhƣ «The Automobile Industry in Vietnam:
Remaining Issues in Implementing the Master Plan» của Kenichi Ohno - Mai The
Cuong, December 28, 2004. Nghiên cứu này đánh giá quy hoạch tổng thể của ngành
công nghiệp ô tô đã đƣợc chính phủ phê duyệt giai đoạn 2002-2004, đặt ra một số
vấn đề tồn tại cần đƣợc xem xét trong việc thực hiện và điều chỉnh quy hoạch tổng
thể trong tƣơng lai.
Bài viết “Impacts of the protection policy for VietNam’s automobile industry”
Tuan Phan and Van Anh Thi Nguyen đánh giá chính sách bảo hộ trong ngành ô tô
Việt Nam. Bài viết phân tích và đƣa ra kết luận về thất bại của chính sách bảo hộ cao,
thặng dƣ phúc lợi xã hội bị mất trong khi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn non
yếu. Cũng tiếp cận vấn đề đánh giá năng suất và hiệu quả của ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam, nghiên cứu “Performance of the Vietnamese Automobile Industry: A
Measurement using DEA” Duc Hiep Tran, Dang Thanh Ngo (Asian Journal of
Business and Management (ISSN: 2321 - 2802), Volume 02 - Issue 03, June 2014) sử
dụng DEA để phân tích hiệu suất của ngành và cho thấy sự kém hiệu quả.
Bên cạnh các nghiên cứu ngành công nghiệp ô tô còn có các nghiên cứu ngành
công nghiệp phụ trợ nhƣ “Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ - thực trạng, định
hướng và giải pháp” – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW hay bài báo “Ảnh
hưởng của các chính sách tới sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt
Nam” của Nhâm Phong Tuân , Trần Đức Hiệp (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh
tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014) 12-20.)

11


1.1.5. Kết luận
Sau khi tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan ở trên có thể
thấy có ba nội dung nghiên cứu chính nổi lên. Thứ nhất là về đánh giá các tác động
kinh tế thì các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá các hiệp định thƣơng
mại tự do song phƣơng và đa phƣơng đã đƣợc ký kết trong khu vực Đông Á. Thứ

hai là về các nghiên cứu xoay quanh RCEP, nhiều nghiên cứu mới chỉ phân tích để
đƣa ra xu hƣớng vận động của tiến trình tự do hóa thƣơng mại ở Đông Á là hƣớng
tới một khối kinh tế Đông Á thống nhất hơn là ASEAN+6, tiếp theo cũng có một số
nghiên cứu đánh giá tác động của RCEP tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ đánh
giá các tác động chung tới toàn bộ nền kinh tế khu vực hoặc nền kinh tế của một
quốc gia chứ chƣa có đánh giá tác động của RCEP tới một ngành cụ thể nhƣ ngành
công nghiệp ô tô. Thứ ba là về các nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô thì các
nghiên cứu nƣớc ngoài tập trung nghiên cứu dự đoán các nền kinh tế nào trong khu
vực có xu hƣớng phát triển ngành công nghiệp ô tô trong tƣơng lai, các nghiên cứu
trong nƣớc thì tập trung vào các vấn đề chính sách và ảnh hƣởng chính sách và hiệu
suất của ngành. Nhƣ vậy, việc đánh giá sâu sắc tác động của RCEP tới trƣờng hợp
cụ thể ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu ở Việt
nam cũng nhƣ ở nƣớc ngoài. Vì vậy nội dung của bài nghiên cứu này về «Những
tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối với ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam» hy vọng sẽ là những đóng góp mới nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn
những ý tƣởng nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh hội nhập khu
vực ngày càng sâu rộng.
1.2. Tổng quan lý thuyết về hội nhập kinh tế khu vực
1.2.1. Khái niệm hội nhập kinh tế khu vực
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nƣớc vào các tổ chức
hợp tác kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền
kinh tế theo những hình thức khác nhau, trong đó các thành viên quan hệ với nhau
theo các nguyên tắc, quy định chung.

12


Quá trình hội nhập kinh tế khu vực đã đƣợc mở rộng nhanh chóng trong hai thập
kỷ gần đây. Hội nhập kinh tế khu vực đề cập đến việc tự do hóa thƣơng mại và đầu
tƣ cũng nhƣ phối hợp chính sách kinh tế trên cơ sở những thỏa thuận song phƣơng

hay đa phƣơng giữa các nƣớc tham gia. Trong những thỏa thuận nhƣ vậy, các ƣu đãi
và các nghĩa vụ thƣờng chỉ áp dụng đối với những nƣớc tham dự, mà không áp
dụng đối với những nƣớc không phải là thành viên.
Hội nhập kinh tế khu vực đã trở thành một xu hƣớng toàn cầu với sự gia tăng
nhanh chóng của các thỏa thuận thƣơng mại tự do diễn ra trên các khu vực địa lý
khác nhau, từ châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ La Tinh cho tới châu Phi và Đông Á. Các nƣớc
đang phát triển đang tham dự ngày càng sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế khu
vực thông qua các thỏa thuận thƣơng mại tƣ do với các nƣớc công nghiệp phát triển
hay với các nƣớc đang phát triển khác.
Hội nhập kinh tế có thể đƣợc chia thành năm hình thức, trong đó mỗi hình thức
thể hiện một giai đoạn hay mức độ trong quá trình hội nhập kinh tế. Các khu vực
thƣơng mại ƣu đãi (PTA) là những thỏa thuận trong đó các nƣớc tham gia dành cho
nhau các ƣu đãi về thuế quan thƣờng chi áp dụng cho một số sản phẩm nhất định.
Khu vực thƣơng mại tự do (FTA) thể hiện mức độ hội nhập sâu rộng hơn, trong đó
các nƣớc thành viên xóa bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan trong trao đổi
thƣơng mại nội khối. Liên minh thuế quan (CU) thể hiện một mức độ cao hơn của
hội nhập kinh tế, trong đó các nƣớc thành viên không chỉ cắt giảm thuế quan và
hàng rào phi thuế quan đối với thƣơng mại nội khối mà còn thống nhất chính sách
thuế quan đối với các nƣớc không phải là thành viên.
Giai đoạn hay mức độ tiếp theo của hội nhập kinh tế khu vực là việc xây dựng
một thị trƣờng chung. Trong một thị trƣờng chung, các nƣớc thành viên xóa bỏ
hoàn toàn thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đánh vào thƣơng mại nội khối,
đồng thời xây dựng một chính sách thƣơng mại thống nhất đối với các nƣớc nằm
ngoài khu vực thị trƣờng chung. Bên cạnh việc tự do hóa thƣơng mại, các nƣớc
tham gia vào Thị trƣờng chung cũng xóa bỏ hoàn toàn các rào cản đối với sự di
chuyển của vốn và lao động. Cấp độ cao nhất của hội nhập kinh tế khu vực là Liên

13



×