Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics việt nam trong bối cảnh việt nam hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

SẦM THỊ QUỲNH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

SẦM THỊ QUỲNH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN MINH
XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Trong nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các
tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang
web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Sầm Thị Quỳnh


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình nghiên cứu và viết luận văn, tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tiến Minh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn,
định hƣớng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn tập thể các thầy cô giáo đang công tác
tại Bộ phận sau đại học, phòng Đào tạo, các anh/chị chuyên viên văn phòng
Khoa Kinh tế quốc tế Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực
hiện tốt luận văn này. Trong quá trình thực hiện, luận văn khó tránh khỏi
những sai sót, rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý thầy cô

và bạn đọc để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn

Sầm Thị Quỳnh


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP LOGISTICS ....................................................................................... 5
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................ 5
1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước ............................... 5
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu nước ngoài ............................. 10
1.1.3. Khoảng trống cho nghiên cứu luận văn ......................................... 14
1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ........................................ 15
1.2.1. Khái niệm logistics.......................................................................... 17
1.2.2. Vai trò của logistics ........................................................................ 18
1.2.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics ............................................... 23
1.3. Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........... 27
1.3.1. Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp ......................................... 27
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp......................................... 27
1.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp logistics Singapore và Thái Lan ....................................................... 28
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
logistics Singapore .................................................................................... 28


1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
logistics Thái Lan ...................................................................................... 32
1.4.3. Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển logistics của
Singapore và Thái Lan .............................................................................. 33
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 36
2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 36
2.2. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, so sánh ............................................ 37
2.3. Sử dụng mô hình phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (mô
hình SWOT) ................................................................................................. 37
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................... 40
3.1. Tổng quan về thị trƣờng logistics Việt Nam ........................................ 40
3.1.1. Cầu dịch vụ logistics trên thị trường Việt Nam .............................. 40
3.1.2. Cung dịch vụ logistics tại Việt Nam ............................................... 42
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .............................................. 44
3.2.1. Thị phần và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp logistics Việt
Nam ........................................................................................................... 44
3.2.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp
logistics Việt Nam ..................................................................................... 48
3.2.3. Quy mô của doanh nghiệp logistics Việt Nam ................................ 51
3.2.4. Khả năng thích ứng và đổi mới doanh nghiệp ............................... 52
3.2.5. Khả năng thu hút nguồn nhân lực .................................................. 53
3.2.6. Khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp dịch vụ logistics .. 54
3.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics

Việt Nam ...................................................................................................... 55


CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .............................................. 58
4.1. Xu hƣớng vận động của môi trƣờng kinh doanh ảnh hƣởng đến phát
triển logistics ở Việt Nam đến năm 2020 .................................................... 58
4.1.1. Xu hướng phát triển logistics thế giới trong thời gian tới.............. 58
4.1.2. Cơ hội đối với doanh nghiệp logistics Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế .................................................................................. 60
4.1.3. Thách thức đối với doanh nghiệp logistics Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................................ 64
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
logistics ........................................................................................................ 66
4.3. Một số kiến nghị đối với chính phủ để hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics
ở Việt Nam ................................................................................................... 74
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu

Tiếng anh

Tiếng việt

1


2 PL

The Second Party Logistics

Logistics bên thứ hai

2

3 PL

The Third Party Logistics

Logistics bên thứ ba

3

4PL

The Fourth Party Logistics

Logistics bên thứ tƣ

4

AEC

5

APEC


6

ASEAN

7

Asean Economic

Cộng đồng kinh tế Asean

Community
Asia-Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Cooperation

Châu Á – Thái Bình Dƣơng

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asia nationas

Nam Á

ASEM


The Asia-Europe Meeting

Diễn Đàn Hợp tác Á - Âu

8

CIF

Cost, Insurance and Freight

9

CNTT

10

EDI

Electronic Data Interchange Trao đổi dữ liệu điện tử

11

FOB

Free On Board

12

FTA


Free Trade Agreement

Hiệp định thƣơng mại tự do

13

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

Tiền hàng, bảo hiểm và cƣớc
phí (Incoterm 2010)
Công nghệ thông tin

Giao hàng lên tàu (Incoterm
2010)

i


14

GTVT

15

IPL


16

LSP

17

NCKH

18

SLA

19

SWOT

Giao thông vận tải
Logistics Performance
Index
Logistics Service Provider

TPP

Nhà cung cấp dịch vụ
logistics
Nghiên cứu khoa học

Singapore Logistics

Hiệp hội Logistics Singapore


Association
Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats
Trans-Pacific Strategic

20

Chỉ số hiệu quả logistics

Economic Partnership
Agreement

Mô hình phân tích SWOT

Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dƣơng

21

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

22

WTO


World Trade Oranization

Tổ chức thƣơng mại thế giới

ii


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 1.1

2

Bảng 2.1 Phân tích mô hình SWOT

3

Bảng 3.1

4

Bảng 3.2


Đánh giá về khả năng truy xuất đơn hàng của
Singapore

Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp logistics Việt Nam giai đoạn 2007-2016
So sánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
logistics khối ASEAN giai đoạn 2007-6/2016

iii

Trang

31

38

50

51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT

Biểu đồ

Nội dung


Trang

1

Biểu đồ 3.1 Chi phí logistics theo %GDP năm 2014

2

Biểu đồ 3.2

3

Biểu đồ 3.3 Tổng sản lƣợng hàng hóa năm 2015

46

4

Biểu đồ 3.4 Cơ cấu hàng hóa vận chuyển năm 2015

47

5

Biểu đồ 3.5

Thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
năm 2015

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh

vực logistics tháng 12/2014

iv

45
46

53


LỜI MỞ ĐẦU
Trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt
Nam đã đề ra đƣờng lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới,
trong đó có chủ trƣơng quan trọng là "chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác".
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của Hiệp hội các Quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dƣơng (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM), Tổ chức Thƣơng mại
Thế giới (WTO) và gần đây nhất là Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Việc
hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lƣu mối quan hệ thƣơng mại với các
nƣớc, đã giúp cho hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa – dịch vụ giữa các
quốc gia đƣợc mở rộng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đƣa hàng hoá
của mình vƣợt ra khỏi biên giới quốc gia. Sự phát triển mạnh mẽ của xuất
nhập khẩu những năm qua, đã tạo cho ngành logistics trở thành ngành dịch vụ
quan trọng của hoạt động thƣơng mại quốc tế. Với bờ biển dài khoảng 3260
km trải dài từ Bắc đến Nam, nằm ở trung tâm khu vực Châu Á - Thái Bình
Dƣơng, trên tuyến hàng hải quốc tế, Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự
nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. Tuy nhiên,
trong thời gian qua các doanh nghiệp logistics Việt Nam chƣa thực sự tìm
đƣợc tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chƣa tạo ra sự

gắn bó đầy đủ, thúc đẩy phát triển chung cho cộng đồng doanh nghiệp
logistics Việt Nam.
Năm 2015, Việt Nam chính thức gia nhập AEC và ký kết Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
logistics Việt Nam phát huy khả năng của mình nhƣng môi trƣờng cạnh tranh
cũng khốc liệt hơn, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng đối mặt với
1


những thách thức vô cùng to lớn với các tập đoàn, công ty nƣớc ngoài có kinh
nghiệm và năng lực cạnh tranh cao. Đòi hỏi các doanh nghiệp logistics Việt
Nam phải năng động, sáng tạo, học hỏi để có thể tồn tại.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu luận văn với đề tài: "NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ" có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.
1.Về tính cấp thiết của đề tài:
Lý do chọn đề tài: Logistics là một mắt xích quan trọng trong quá trình
phân phối hàng hoá từ nơi sản xuất đến ngƣời tiêu dùng. Hoạt động logistics
ngày nay không chỉ gắn liền với hoạt động kho vận, giao nhận vận tải, mà còn
lên kế hoạch, sắp xếp dòng chảy nguyên, vật liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản
xuất, sau đó luân chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối
cùng, tạo nên sự liên thông trong toàn xã hội theo những phƣơng án tối ƣu
hóa, giảm chi phí luân chuyển và lƣu kho. Với tầm quan trọng của mình,
ngành logistics nói chung và các doanh nghiệp logistics Việt Nam nói riêng
cần phải đƣợc nghiên cứu để tìm ra và khắc phục những điểm yếu, phát huy
lợi thế của mình. Nhất là trong thời kỳ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng
hơn ra thế giới.
Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo: Hiểu biết về
Logistics đối với một học viên cao học chuyên ngành kinh tế quốc tế là một

nhu cầu thực tế. Nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp logistics Việt Nam là giúp làm giảm chi phí doanh nghiệp từ đó thúc
đẩy chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ vào nƣớc ngoài đang ồ ạt đầu tƣ vào thị trƣờng nội địa.
Câu hỏi nghiên cứu: Vấn đề cần quan tâm sau những phân tích về
doanh nghiệp Logistics Việt Nam đó là: "Các doanh nghiệp logistics Việt
2


Nam cần chủ động đổi mới mình ra sao bên cạnh việc chờ đợi những cải cách
về pháp luật quản lý, hỗ trợ chính sách từ phía chính phủ?"
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Luận văn đặt mục tiêu phân tích năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế. Làm rõ những mặt còn hạn chế cũng nhƣ tích cực của các doanh
nghiệp logsitcs Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra một số khuyến nghị để nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam khi hội
nhập ngày càng sâu rộng hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. Chỉ ra một
số giải pháp mới cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
logistics Việt Nam. Các nguồn lực nội tại và mức độ khai thác chúng tại các
doanh nghiệp logistics. Các đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics
Việt Nam. Môi trƣờng kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam.Các giải pháp
để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam
trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
logistics ở Việt Nam và kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp logistics ở hai nƣớc là Singapore và Thái Lan.

Phạm vi về thời gian: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics qua 10 năm (2005-2015) và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam đến năm 2020. Môi trƣờng
kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam.

3


3. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa lại một số vấn đề lý luận thực tiễn dịch vụ
logistics làm cơ sở để phân tích thực trạng phát triển dịch vụ cả các doanh
nghiệp logistics Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở kế thừa, phát triển các công trình nghiên cứu đã có, luận văn
trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp
logistics Việt Nam. Tìm ra những ƣu điểm và nhƣợc điểm còn hạn chế. Đồng
thời tìm ra nguyên nhân của những thành công và những mặt còn tồn tại.
Luận văn còn phân tích và chỉ ra đƣợc triển vọng phát triển của dịch vụ
logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh quốc tế sâu rộng và
toàn diện. Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp logistics trong bối cảnh
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Khẳng định khả năng phát triển của các
doanh nghiệp logistics nếu biết tận dụng cơ hội, nếu không thì sẽ bị thua thiệt
ngay trên sân nhà đối với các doanh nghiệp logistics nƣớc ngoài.
4. Kết cấu của luận văn gồm:
Lời mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng của ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế
Chƣơng 4. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Kết luận
Tài liệu tham khảo

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước
Trong xu thế hầu hết các nƣớc trong khu vực và trên thế giới đều hội
nhập ngày càng sâu rộng và thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế hƣớng về
xuất khẩu, đẩy mạnh giao thƣơng quốc tế thì vai trò của logistics ngày càng
trở nên quan trọng. Việt Nam cũng nhƣ thế, với tƣ cách là thành viên của các
tổ chức nhƣ WTO, AEC… và chính thức ký kết hiệp định TPP. Tuy lĩnh vực
dịch vụ logistics còn khá mới mẻ đối với Việt Nam nhƣng lại rất quan trọng
đối với quá trình sản xuất - kinh doanh của một ngành cũng nhƣ đối với toàn
bộ nền kinh tế quốc dân. Logistics đƣợc xem nhƣ là tâm điểm của sự phát
triển kinh tế thƣơng mại và kỳ vọng mang lại nguồn lợi to lớn cho nƣớc ta.
Chính vì vậy, trong suốt hơn hai thập kỷ qua, có rất nhiều chuyên gia, học
viên trong nƣớc nghiên cứu về sự phát triển của logistics, đặc biệt là vai trò
của nó đối với sự công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc. Mặc dù vậy, phải
đến những năm cuối của thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20 mới có các công trình
nghiên cứu chuyên sâu về logistics của Việt Nam, còn trƣớc đó, hầu hết các
nghiên cứu là những bài báo, tạp chí với nội dung hạn chế nên chỉ đề cập một
cách khái quát một hoặc một số khía cạnh liên quan đến thực tiễn phát triển
logistics của Việt Nam.

Có thể nói, cuốn sách đầu tiên chuyên sâu về logistics đƣợc công bố ở
Việt Nam là “Logistics – Những vấn đề cơ bản”, do GS. TS. Đoàn Thị Hồng
Vân chủ biên, năm 2003 (NXB Lao Động – Xã Hội). Trong cuốn sách này,
tác giả tập trung vào giới thiệu những vấn đề cơ bản về logistics nhƣ khái
5


niệm, lịch sử hình thành và phát triển của logistics, phân loại logistics, kinh
nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia trên thế giới… 3 năm sau đó,
tác giả giới thiệu tiếp cuốn “Quản trị logistics” (Nhà xuất bản thống kê,
2006). Nhƣ tiêu đề thể hiện, cuốn sách tập trung vào những nội dung của
quản trị logistics nhƣ khái niệm quản trị logistics, các nội dung của quản trị
logistics nhƣ dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, quản trị
vật tƣ, vận tải, kho bãi… Cả hai cuốn sách tập trung chủ yếu vào các vấn đề
lý luận về logistics và quản trị logistics, các nội dung thực tiễn của logistics
rât là hạn chế, chủ yếu dừng ở mức giới thiệu nội dung thực tiễn tƣơng ứng
(dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, kho bãi…) của một số doanh nghiệp
Việt Nam.
Đại học Thƣơng Mại cũng giới thiệu giáo trình “Quản trị logistics kinh
doanh” do TS. Nguyễn Thông Thái và PGS.TS.An Thị Thanh Nhàn chủ biên
(Nhà xuất bản thống kê, 2011). Giáo trình này dành chƣơng đầu tiên để giới
thiệu tổng quan về quản trị logistics kinh doanh nhƣ khái niệm và phân loại
logistics, khái niệm và mục tiêu của quản trị logistics, mô hình quản trị
logistics, các quá trình và chức năng logistics cơ bản… 5 chƣơng còn lại đi
sâu vào nội dung quản trị logistics cụ thể nhƣ dịch vụ khách hàng, quản trị dự
trữ, quản trị vận chuyển, quản trị các hoạt động logistics hỗ trợ, thực thi và
kiểm soát logistics.
Có thể nói, các tài liệu trên đã giới thiệu nhiều quan điểm, khái niệm và
nội dung về logistics, nhƣng đều lựa chọn giác độ tiếp cận để nghiên cứu là
giác độ vi mô. Liên quan đến giác độ tiếp cận này còn có các luận án tiến sĩ,

luận văn thạc sĩ viết về hoạt động logistics nói chung và các khía cạnh nội
dung của logistics nói riêng trong khuôn khổ một doanh nghiệp cụ thể.
Ở giác độ tiếp cận vĩ mô, số lƣợng các công trình nghiên cứu liên quan
đến logistics hạn chế hơn. Có thể kể đến các tài liệu nhƣ: Đề tài nghiên cứu
6


khoa học (NCKH) cấp bộ của Bộ Thƣơng Mại “Logistics và khả năng áp
dụng, phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải
giao nhận ở Việt Nam” do PGS. TS. Nguyễn Nhƣ Tiến (Đại học Ngoại
Thƣơng) làm chủ biên (2004) tập trung nghiên cứu khía cạnh dịch vụ vận tải,
giao nhận hàng hóa. Đề tài NCKH cấp bộ “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế
về dịch vụ hậu cần logistics và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam” do
Viện nghiên cứu Thƣơng Mại, Bộ Thƣơng Mại thực hiện (2006) tập trung
phân tích các kinh nghiệm quốc tế của một số nƣớc và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam trong việc phát triển dịch vụ này. Đề tài NCKH cấp Bộ “Giải
pháp phát triển dịch vụ logistics của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên
địa bàn thành phố Hà Nội” do GS. TS. Đặng Đình Đào, Đại học Kinh Tế
Quốc Dân chủ biên (2008) chủ yếu tập trung phân tích các dịch vụ logistics
chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội…
Năm 2010, Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển - Trƣờng Đại Học Kinh
Tế Quốc Dân trong các nghiên cứu "Phát triển dịch vụ logistics của nước ta
trong điều kiện hội nhập quốc tế", "Một số vấn đề phát triển dịch vụ logistics ở
nước ta" và "Xây dựng phát triển hệ thống logistics theo hướng bền vững - Kinh
nghiệm của Đức và bài học đối với Việt Nam". Do GS. TS Đặng Đình Đào chủ
trì cùng với tập thể tác giả đã đánh giá Việt Nam rất có nhiều lợi thế về kinh tế,
chính trị cũng nhƣ địa lý và điểu kiện tự nhiên so với các nƣớc trong khu vực để
phát triển logistics. Với 3260km đƣờng bờ biển, 4639km đƣờng biên giới nằm
trong vùng chiến lƣợc của Đông Nam Á, thềm lục địa và trải rộng với nhiều
cảng nƣớc sâu có thể coi là những đầu tƣ sẵn có của tự nhiên dành cho các

doanh nghiệp logistics Việt Nam. Tuy nhiên, thị trƣờng logistics tại Việt Nam
đang phát triển ngày càng lạc hậu hơn so với ngay cả các nƣớc trong khu vực, dù
tiền năng ngành này là rất lớn. Cơ sở hạ tầng "phần cứng", "phần mềm" cho phát
triển logistics còn rất hạn chế. Mạng lƣới giao thông vận tải còn nghèo nàn, qui
7


mô nhỏ, thiếu đồng bộ, bố trí bất hợp lý và không tƣơng xứng tạo nên sự giới
hạn trong các chuỗi cung ứng trong nƣớc và quốc tế. Hệ thống kho, bến bãi của
các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu
cầu. Nhiều kho bãi đã cũ kỹ, lạc hậu, không bảo quản đƣợc chất lƣợng hàng hoá,
thiếu thiết bị bốc xếp chuyên dùng. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp có quy mô
tài chính vừa và nhỏ, ít hiểu biết về luật pháp quốc tế và chƣa tạo đƣợc sự liên
kết, hợp tác lẫn nhau mà chỉ dựa vào năng lực sẵn có nên khả năng cạnh tranh
thấp, nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp
trong ngành. Vì vậy, các tác giả nhận định hầu hết các doanh nghiệp logistics
của Việt Nam mới chỉ đóng vai trò nhƣ những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho
các công ty logistics nƣớc ngoài, chƣa có doanh nghiệp nào có khả năng tổ chức,
đều hành quy trình hoạt động của dịch vụ logistics. Ngoài ra, trong các chính
sách và kế hoạch phát triển hầu nhƣ ngành logistics chƣa đƣợc đề cập ở cấp quốc
gia cũng nhƣ ngành và địa phƣơng. Trong bối cảnh đó, các nghiên cứu đã nhận
định rằng ngành logistics của Việt Nam cần phải nhận diện rõ những yếu kém
của mình để có kế hoạch, bƣớc đi và giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn
nhằn thúc đẩy sự phát triển của logistics trong những năm tới, góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Không những thế, song song với việc
phân tích thực tiễn phát triển các dịch vụ logistics của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ ra những điểm phù hợp và chƣa phù hợp trong sự
phát triển các dịch vụ logistics, các nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại những điểm
chƣa phù hợp và những cản trở trong phát triển, các công trình nghiên cứu còn
tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, nền tảng về dịch vụ logistics, yêu

cầu và những đặc trƣng cơ bản của các dịch vụ logistics, vai trò cũng nhƣ hệ
thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của các dịch vụ logistics trong nền kinh tế
thị trƣờng. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của các công trình chƣa đề cập một

8


cách có hệ thống và đồng bộ tất cả yếu tố của hệ thống logistics, đặc biệt là hệ
thống logistics đặt trong điều kiện đặc thù, riêng biệt.
Công trình NCKH quy mô nhất cho đến nay liên quan đến logistics ở
Việt Nam là đề tài NCKH độc lập cấp chính phủ “Phát triển các dịch vụ
logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” do GS. TS. Đặng Đình
Đào (Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc
Dân) chủ nhiệm, đƣợc thực hiện trong hai năm 2010, 2011) với sự tham gia
của nhiều nhà khoa học và tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra,
phỏng vấn ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Trong khuôn khổ đề tài này, 2
cuốn sách chuyên khảo đã đƣợc xuất bản. Cuốn “Logistics – Những vấn đề lý
luận và thực tiễn ở Việt Nam” ( Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân
2011, tập hợp 26 báo cáo khoa học tại hội thảo của đề tài do đông đảo các nhà
khoa học, nhà nghiên cứu và những ngƣời hoạt động logistics thực tiễn ở Việt
Nam trình bày. 26 báo cáo này tập trung vào các nội dung cơ bản: các vấn đề
lý luận cơ bản của logistics, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ
logistics ở Việt Nam, các quy định pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ
logistics ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng logistics ở Việt nam, chính sách phát
triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, giải pháp phát triển dịch vụ logistics ở
Việt Nam… kết quả nghiên cứu của đề tài đƣợc cung cấp đầy đủ và chi tiết
trong cuốn sách chuyên khảo thƣ hai: Cuốn “ Dịch vụ logistics ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” (Nhà xuất bản chính trị quốc gia,
2012), với các nội dung cụ thể nhƣ: khái niệm dịch vụ logistics, nội dung phát
triển dịch vụ logistics, hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các dịch vụ

logistics của quốc gia (giới thiệu chỉ số LPI của WB) và của doanh nghiệp,
các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến sự phát triển logistics ở Việt Nam, quá
trình phát triển và thực trạng phát triển các dịch vụ logistics ở Việt nam, yêu
cầu, khả năng, quan điểm và giải pháp phát triển các dịch vụ logistics ở Việt
9


Nam trong bối cảnh hội nhập. Đề tài tiếp cận nghiên cứu logistics dƣới giác
độ ngành ( ngành dịch vụ logistics).
Bên cạnh đó, trên báo chí, tạp chí và các diễn đàn Internet, xuất hiện một
số bài viết, tham luận… đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến thực tiễn
phát triển logistics ở Việt Nam, nhƣng nhìn chung mới dừng lại ở những nhận
xét mang tính chất khái quát, định tính, trong khuôn khổ thời gian và dung
lƣợng hạn hẹp, chƣa phải là nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu. Tiêu biểu
có kể đến tác giả Đỗ Xuân Quang, Phó tổng giám đốc của VINAFREIGHT,
đã có một số bài viết phân tích về thực trạng, cơ hội và thách thức đối với
ngành logistics ở Việt Nam, thực trạng và định hƣớng phát triển nguồn nhân
lực cho ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp từ
quan điểm của Hiệp hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam; hay tác giả Đỗ Huy
Bình, chủ nhân của blog về chuỗi cung ứng và nổi tiếng nhất của logistics
hiện nay cũng đƣa ra nhiều nhận định liên quan đến thực trạng phát triển này
của Việt Nam, chủ yếu là liên quan đến trình độ cung ứng của dịch vụ của các
doanh nghiệp logistics nội địa.
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu nước ngoài
Ở giác độ vĩ mô, nghiên cứu đƣợc thừa nhận rộng rãi nhất là của WB.
Trong các báo cáo “Connecting to compete: Trade

logistics in global

economy” đƣợc công bố vào các năm 2007, 2010 và 2012, WB đã xây dựng

và công bố chỉ số năng lực logistics của một quốc gia (IPL) , đƣợc đánh giá
thông qua 6 nhóm yếu tố: Năng lực thông quan; kết cấu hạ tầng cho hoạt động
logistics, bao gồm các kết cấu hạ tầng cố định ( cảng biển, đƣờng sá, kho
bãi…) và kết cấu hạ tầng dịch vụ thông tin liên lạc; vận tải biển quốc tế; năng
lƣợng và chất lƣợng dịch vụ logistics; khả năng truy xuất ( khả năng theo dõi
tình trạng hàng hóa sau khi gửi) và mức độ đúng hạn về thời gian thông quan
và dịch vụ. chỉ số LPI của WB đƣợc xây dựng thông qua việc tiến hành điều
10


tra các nhà hoạt động logistics ở 155 quốc gia trên thế giới và đƣợc sử dụng
rộng rãi để đánh giá trình độ phát triển logistics của một quốc gia, một khu
vực, một nhóm quốc gia… cũng nhƣ so sánh trình độ phát triển logistics của
các quốc gia, các khu vực, các nhóm nƣớc trên toàn thế giới. Ngân hàng phát
triển Châu Á, trong một nghiên cứu quy mô lớn về phát triển hành lang kinh
tế Bắc – Nam công bố năm 2007 đã đƣa ra những quan niệm về hệ thống
logistics quốc gia nhƣ sau: Một hệ thống logistics quốc gia bao gồm: (1)
những ngƣời sử dụng dịch vụ bao gồm những nhà xuất khẩu, nhập khẩu,
thƣơng mại, ngƣời nhận hàng, gửi hàng (2) các nhà cung ứng dịch vụ logistics
công cộng và tƣ nhân; (3) các thể chế, chính sách, quy định của quốc gia và
địa phƣơng; (4) kết cấu hạ tầng vận tải giao thông và thông tin liên lạc. Ngân
hàng phát triển Á Châu cũng cho rằng kết quả hoạt động của hệ thống
logistics đƣợc đo bởi bốn tiêu chí cơ bản: Sự hiệu quả về chi phí, mức độ
thuận tiện, mức độ tin cậy và mức độ an toàn. Những tiêu chí này đƣợc xem
xét để đánh giá mức độ hội nhập của một hệ thống logistics, đồng thời đánh
giá năng lực cung ứng dịch vụ logistics trong khuôn khổ hệ thống.
Ở giác độ vi mô, các tài liệu logistics rất phong phú, tiêu biểu là các tác
giả và tác phẩm: “Fundamentals of Logistics Managerment” của Lamper và
các tác giả (1998), “Logistics and Supply Chain Management” của Christoper
(1998) hay “ Business Supply Chain Management” của Ballou (2004). Hầu

hết các tác giả đều coi logistics là dòng vận động của nguyên vật liệu hàng
hóa, thông tin và tài nguyen giữa các phần tử trong cùng một chuỗi cung ứng
thống nhất liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp. Một chuỗi cung
ứng là một nhóm gồm các tổ chức kết nối trực tiếp bằng một hay nhiều dòng
chảy xuôi hoặc ngƣợc của sản phẩm, dịch vụ , tài chính và thông tin của một
nhà cung ứng đến khách hàng. Cũng có thể coi chuỗi cung ứng là tập hợp các
quy trình, các chức năng và hoạt động trong mối quan hệ tƣơng hỗ, liên quan
11


mật thiết đến nhau, bao gồm cả việc mua hàng và giải phóng hàng, vận tải
xuất nhập, nhận hàng, xử lý nguyên liệu, lƣu kho và phân phối, kiểm soát và
quản lý tồn kho, lên kế hoạch cung cầu, xử lý đơn hàng, lên kế hoạch sản
xuất, vận tải đƣờng biển, gia công hàng và dịch vụ khách hàng…
Nhƣ vậy, từ cách tiếp cận trong mối tƣơng quan với chuỗi cung ứng,
định nghĩa đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ: “Logistics đƣợc hiểu là một phần của
toàn bộ quá trình quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc lập kế hoạch,
thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả dòng chu chuyển và lƣu kho
hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan một cách hiệu quả từ điểm xuất
phát đến nơi tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”.
Với khái niệm trên, logistics trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, hay logistics kinh doanh bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Ballou
(2004) phân chia những bộ phận cấu thành của một hệ thống logistics điển
hình trong doanh nghiệp ra thành hai nhóm hoạt động cơ bản: “Nhóm các
hoạt động chính và nhóm các hoạt động hỗ trợ”.
Nhóm các hoạt động chính là các hoạt động đƣợc tiến hành ở tất cả các
kênh logistics của mọi doanh nghiệp. Các hoạt động này bao gồm: Dịch vụ
khách hàng, vận chuyển hàng hóa, quản trị dự trữ, xử lý đơn hàng và các
dòng thông tin đến và đi.
Nhóm các hoạt động hỗ trợ bao gồm: Kho bãi và bảo quản, mua hàng,

bao gói, phối hợp với bộ phận sản xuất để xác định khối lƣợng sản phẩm cần
sản xuất, kết quả sản xuất; xác định lịch trình cung cấp các yếu tố đầu vào cho
sảnh xuất và hoạt động doanh nghiệp, thu tập, lƣu trữ và xử lý các thông tin,
phân tích các số liệu…
Các nghiên cứu ngoài nƣớc về logistics của Việt Nam không có nhiều
nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài về logistics ở Việt Nam.Một trong
những nghiên cứu đƣợc biết đến rộng rãi là là “Vietnam logistics
12


development, trade facilitation and the impact on poverty reduction” của
Viện Nghiên cứu Nomura (Nhật Bản) công bố năm 2002. Nghiên cứu này
phân tích thực trạng phát triển logistics của Việt Nam, chủ yếu tập trung vào
khía cạnh logistics và chi phí logistics của sản xuất và xuất khẩu một số mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cũng nhƣ tác động của logistics đến
xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Sullivan (2006) “Vietnam Transportation and Logistics:
Opportunities and Chanllenges” cho thấy một đánh giá khái quát về thực
trạng, các cơ hội và thách thức của Việt Nam đối với các phƣơng thức vận tải
hàng hóa nhƣ đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng không, đƣờng biển.
Các nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á (2007) về hàng lang
kinh tế Bắc Nam (đã đề cập ở trên) và Ruth Banomyyong (2007, 2008, và
2010) về logistics ở các quốc gia tiểu vùng song MêKông mở rộng và khu
vực ASEAN đã đƣa ra những nhận xét và đánh giá về thực trạng phát triền
logistics của các nƣớc liên quan trong khu vực nghiên cứu, trong đó có Việt
nam. Tuy nhiên, các đánh giá này chỉ mang tính chất khái quát và đƣợc đặt
trong mối tƣơng quan với các quốc gia trong khu vực.
Tổ chức Business Monitor International (Anh) từ 2009 đã công bố các
báo cáo hàng năm về bận tải hàng hóa ở Việt Nam. Các báo cáo ngày không
phân tích toàn bộ hệ thống logistics của Việt Nam mà chú trọng vào tình hình

vận tải hàng hóa Việt Nam theo các phƣơng thức vận tải và tình hình kết cấu
hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam, các báo cáo này sử dụng phƣơng
pháp phân tích SWOT để tiếp cận và trình bày nội dung nghiên cứu.
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trên đây có thể thấy liên quan
đến logistics và phát triển logistics ở Việt Nam phần lớn là các công trình
nghiên cứu mang tính chất khái quát, hoặc chỉ tập trung vào một khía cạnh nội
dung của logistics. Với xu hƣớng toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên
13


toàn thế giới. Vai trò của logistics ngày càng đƣợc khẳng định trong sự phát
triển lâu dài và ổn định của nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Vì vậy, dịch vụ
logistics diễn ra trên địa bàn các khu vực ngày càng phát triển cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu. Logistics trở thành lĩnh vực tƣơng đối mới mẻ với hoạt động
quản lý và lập kế hoạch. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, các công trình
nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp logistics Việt nam còn là một đề tài khá mới mẻ. Điều đó cho
thấy sự cần thiết phải có một nghiên cứu một cách đầy đủ hơn về nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics trong thời kỳ hội nhập.
1.1.3. Khoảng trống cho nghiên cứu luận văn
Nhìn chung, hiện nay trên thế giới và trong nƣớc, số lƣợng các công
trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu cả mặt lý luận và thực tiễn về logistics,
dịch vụ Logistics là rất phong phú và đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau
của dịch vụ logistics nói chung và hệ thống logistics, nâng cao năng lực cạnh
tranh các dịch vụ logistics. Điều này chứng tỏ rằng những công trình nghiên
cứu này không những có giá trị nghiên cứu về mặt học thuật mà còn có giá trị
cả trong ứng dụng thực tiễn. Vì thế, những nghiên cứu ở tầm vi mô và vĩ mô
trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam là nguồn tài liệu tham khảo quý giá trong
quá trình thực hiện luận văn của tác giả. Mặc dù vậy, đến nay, vẫn chƣa hề có
nghiên cứu nào đi sâu trực tiếp vào xác định cơ chế, chính sách cũng nhƣ các

giải pháp cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, bên cạnh tiếp tục
thừa kế những thành tựu của các công trình khoa học từ trƣớc đến nay, luận
văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận về các giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp logistics. Để từ đó thấy rằng, Năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt nam là điều tất yếu và cần

14


×