Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế của nhật bản trong thời kỳ tăng trưởng cao 1955 1973

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

BÙI ĐÔNG HƢNG

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN
TRONG THỜI KỲ TĂNG TRƢỞNG CAO 1955-1973

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

BÙI ĐÔNG HƢNG

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN
TRONG THỜI KỲ TĂNG TRƢỞNG CAO 1955-1973
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ PHƢƠNG HOA



Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Trong nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các
tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang
web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Bùi Đông Hƣng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tôi đã nhận đƣợc sự quan
tâm giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đặng Thị Phƣơng
Hoa, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, định hƣớng và giúp đỡ tôi về chuyên môn
trong suốt thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn tập thể các thầy cô giáo đang công tác tại
Bộ phận sau đại học, phòng Đào tạo, các anh/chị chuyên viên văn phòng
Khoa Kinh tế quốc tế Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực
hiện tốt luận văn này.
Trong quá trình thực hiện, luận văn khó tránh khỏi những sai sót, rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn đọc để luận
văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn


Bùi Đông Hƣng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Câu hỏi nghiên cứu : .................................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
5. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 3
6. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 5
1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nƣớc
đối với sự phát triển kinh tế ........................................................................... 5
1.2. Các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nƣớc
đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. ................................................... 6
1.3. Các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nƣớc
đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản .................................................... 7
1.4. Những điểm kế thừa và khoảng trống nghiên cứu ................................. 9
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ .................................................... 11
2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 11
2.1.1. Cách nhìn của trường phái Tân cổ điển ........................................ 11
2.1.2. Quan niệm của Keynes và trư ờng phái Keynes ............................. 13
2.1.3. Quan điểm của Chủ nghiã tự do mới ............................................. 14
2.1.4. Quan điểm của “nhà nước phát triển” .......................................... 17

2.1.4.1. Khái niệm và đặc điểm của mô hình Nhà nước phát triển ...... 18


2.1.4.2. Điều kiện áp dụng nhà nước phát triển ................................... 27
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 29
2.2.1. Mô hình kinh tế thị trường Bắc Âu: ............................................... 29
2.2.2. Kinh tế thị trường ở các quốc gia và vùng lãnh thổ NICS Châu Á:
.................................................................................................................. 31
2.2.3. Kinh tế thị trường ở Trung quốc. ................................................... 33
CHƢƠNG 3: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 37
3.1. Phƣơng pháp luận .............................................................................. 37
3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu .................................................................. 38
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 39
3.3.1. Phương pháp tổng hợp dữ liệu thứ cấp ......................................... 39
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 40
3.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh: ............................... 40
3.4. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 41
Sơ đồ 3.1 : Khung phân tích nghiên cứu ......................................................... 42
CHƢƠNG 4: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC NHẬT BẢN TRONG GIAI
ĐOẠN TĂNG TRƢỞNG CAO ...................................................................... 43
4.1. Tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, vừa là chủ thể quản lý
kinh tế vừa là chủ thể đầu tƣ đối với các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế
quốc dân ....................................................................................................... 45
4.1.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng sản xuất xã hội, vào xây dựng cơ sở
ngành công nghiệp mới. ........................................................................... 45
4.1.2. Đầu tư vào những ngành đòi hỏi vốn lớn, khả năng thu hồi vốn
chậm hiệu quả không cao, nhưng lại là những ngành cơ bản, trọng yếu 47
4.2. Thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển nhanh các ngành kinh tế và khu vực
kinh tế tƣ nhân, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp mới .......................... 48



4.2.1. Phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu đặc biệt quan trọng ở
mỗi giai đoạn phát triển và hỗ trợ các ngành công nghiệp yếu kém tái cơ
cấu. ........................................................................................................... 49
4.2.2. Bảo vệ hiệu quả các ngành công nghiệp còn non yếu, khuyến khích
mở rộng các ngành công nghiệp mới và ngành công nghiệp định hướng
xuất khẩu. ................................................................................................. 52
4.3. Áp dụng các chính sách biện pháp quản lý khuyến khích để thúc đẩy
phát triển kinh tế .......................................................................................... 55
4.3.1. Biện pháp thuế ................................................................................ 55
4.3.2. Biện pháp huy động vốn ................................................................. 57
4.4. Định hƣớng chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biện là thông qua các biện
pháp kế hoạch hoá........................................................................................ 64
4.4.1.Thực hiện kế hoạch hoá nền sản suất - xã hội ............................... 64
4.4.2. Thông qua và thực hiện 7 kế hoạch. .............................................. 66
4.5. Hỗ trợ, tạo điều kiện và thúc đẩy việc tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật .................................................................................................. 71
4.6. Một số biện pháp kinh tế vĩ mô thất bại trong giai đoạn này: .............. 74
CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM ................... 79
- Kết luận ..................................................................................................... 79
- Hàm ý đối với Việt Nam ........................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 86


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết


1

MITI

2

IMF

3

Tiếng Anh

tắt

GATT

Tiếng Việt

Ministry of International Trade and

Bộ Công nghiệp và

Industry

Thƣơng mại quốc tế

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế


General Agreement on Tariff and
International Trade

Hiệp định chung về
thuế quan và thƣơng
mại

4

MFO

Ministry of Finance

Bộ tài chính

5

R&D

Research and development

6

GDP

Gross dometic product

7

GNP


Grooss national product

8

USD

United States dollar

9

TFP

Total factor productivity

10

OECD

11

ODA

Official Development Assisstance

12

NICS

Newly Industrialized Country


Nghiên cứu và phát
triển
Tổng sản phẩm trong
nƣớc
Tổng sản phẩm quốc
gia
Đô la Mỹ
Năng suất các nhân tố
tổng hợp

Organization of Economic

Tổ chức hợp tác và phát

Cooperration Development

triển kinh tế

i

Nguồn vốn Hỗ trợ phát
triển chính thức
Các nƣớc công nghiệp
mới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT


Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 4.1 Một số kế hoạch kinh tế chính và mục tiêu của nó

67

2

Bảng 4.2 Một số biện pháp kinh tế vĩ mô thất bại

75

ii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
SƠ ĐỒ
STT

Sơ đồ

1

Sơ đồ 3.1


Nội dung
Khung phân tích nghiên cứu

Trang
42

BIỂU ĐỒ
STT

Số hiệu

1

Biểu đồ 4.1

Nội dung
Tỷ lệ vốn đầu tƣ cố định/GDP trong khoảng
thời gian 1871-1973

iii

Trang
60


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc ta đang từng bƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng theo định

hƣớng Xã hội chủ nghĩa. Quá trình đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp
đòi hỏi phải có đƣợc những nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, trong đó
có vấn đề vai trò kinh tế của Nhà Nƣớc.
Trong bối cảnh kinh tế đƣơng đại, việc nhận thức và xác định đúng đắn
phạm vi và mức độ can thiệp của Nhà nƣớc vào nền kinh tế có vai trò rất quan
trọng, nó quyết định sự thành công cho toàn bộ qúa trình phát triển triển kinh
tế của một nƣớc. Lịch sử phát triển kinh tế của các nƣớc trên thế giới cho
thấy, sự can thiệp quá mức của Nhà nƣớc vào quá trình phát triển kinh tế có
thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, kìm hãm sự phát triển kinh tế của
một quốc gia (nhƣ các nƣớc Châu Phi, Philippine, Ấn độ…). Bên cạnh đó,
lịch sử cũng ghi nhận những kinh nghiệm thành công của sự can thiệp có hiệu
quả của Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan... Đặc biệt là trƣờng hợp của Nhà nƣớc Nhật Bản đã có những đóng góp
quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc này.
Nhà nƣớc Nhật Bản nắm vai trò quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ
mô. Nhà nƣớc Nhật Bản đảm bảo cân bằng giữa sự can thiệp của nhà nƣớc
vào nền kinh tế và quá trình tự vận động của nền kinh tế thị trƣờng. Sự thành
công của Nhật Bản đƣợc xem nhƣ là bài học, kinh nghiệm và gợi ý về chính
sách phát triển kinh tế đối với các nƣớc đang phát triển trong khu vực và trên
thế giới.
Đối với các nƣớc công nghiệp hoá muộn nhƣ Việt Nam, việc nâng cao
vai trò của Nhà nƣớc sẽ rút ngắn thời gian phát triển, từ đó tạo ra tiền đề cho
sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Hơn nữa, Việt Nam đang cải cách và đổi
mới mạnh mẽ từ cuối 2013 đến nay sau khi sửa đổi Hiến pháp và hàng loạt

1


luật liên quan, hội nhập bƣớc vào giai đoạn sâu và rộng đòi hỏi phải cải cách
bộ máy. Trong cuộc họp thƣờng kỳ của Chính phủ tháng 4 năm 2016, Thủ

tƣớng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Chính phủ mới kiện toàn chuyển
phƣơng thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến
tạo và phục vụ.” nhƣ một cách thay đổi tƣ duy về mối quan hệ giữa Nhà nƣớc
và thị trƣờng. Để có một chính phủ mạnh không có con đƣờng nào khác ngoài
việc phải cải cách hoạt động của chính phủ. Cuộc cải cách này giải quyết
những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống với mục tiêu rõ ràng, chƣơng trình cụ
thể. Cải cách đòi hỏi nhìn nhận những vấn đề đặt ra bằng con mắt mới, tƣ duy
mới và hành động theo một phong cách mới. Trong khi đó, Nhà nƣớc Nhật
Bản có thể đƣợc xem nhƣ một điển hình thành công của sự can thiệp của Nhà
nƣớc vào nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của Nhà nƣớc đối với sự
phát triển kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ tăng trƣởng cao 1955-1973 là hết
sức có ý nghĩa. Thông qua việc nghiên cứu này, luận văn mong muốn làm rõ
hơn vai trò kinh tế của Nhà nƣớc và cách thức để sử dụng nó một cách có
hiệu quả để thúc đẩy quá trình vận động nền kinh tế theo hƣớng có lợi nhất.
Vai trò kinh tế của Nhà nƣớc là một vấn đề rộng lớn, trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn sẽ chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò của Nhà nƣớc
đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong thời kỳ tăng trƣởng cao 19551973. Đây là giai đoạn đặc trƣng Nhất trong lịch sử phát triển kinh tế của
Nhật Bản.
2. Câu hỏi nghiên cứu :
+ Nhà nƣớc có vai trò nhƣ thế nào đối với sự tăng trƣởng kinh tế nhanh
chóng của Nhật Bản những năm 1955-1973?
+ Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản, làm thế nào để vận dụng vai
trò của Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế?

2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
 Mục đích nghiên cứu :
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về vai trò của Nhà nƣớc

đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản, Luận văn phân tích, đánh giá về việc
điều hành của Nhà nƣớc Nhật Bản đối với nền kinh tế, từ đó rút ra những kết
quả đạt đƣợc, những khó khăn hạn chế cần đƣợc khắc phục, trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả điều tiết của Nhà nƣớc đối
với nền kinh tế.
 Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Hệ thống hoá những vấn đề về lý luận chung và thực tiễn về vai trò
của Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế.
- Phân tích vai trò của Nhà nƣớc đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản
giai đoạn 1955 - 1973.
- Rút ra những nhận xét kết luận và hàm ý đối với Việt Nam
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng: Vai trò của Nhà nƣớc Nhật Bản đối với sự tăng trƣởng kinh
tế của nƣớc này.
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khảo sát giai đoạn
phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản 1955-1973.
5. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về vai trò
của nhà nƣớc trong phát triển kinh tế.
- Phân tích, đánh giá vai trò, đóng góp của Nhà nƣớc đối với sự phát
triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1955-1973
- Đƣa ra những nhận xét đánh giá về mô hình nhà nƣớc điều hành kinh tế
của Nhật Bản, cũng nhƣ những điều kiện sử dụng vai trò của nhà nƣớc trong
phát triển kinh tế.

3


6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, biểu, hình vẽ, danh mục

tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà Nƣớc trong phát triển
kinh tế
Chƣơng 3: Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Vai trò của Nhà nƣớc Nhật Bản trong giai đoạn tăng trƣởng cao
Chƣơng 5 : Kết luận và hàm ý đối với Việt Nam

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước
đối với sự phát triển kinh tế
Vai trò của nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế không phải là một vấn
đề mới. Thực tế đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên
quan đến vấn đề này, nhƣ đề tài “Nhìn nhận lại vai trò của doanh nghiệp nhà
nước trong giai đoạn phát triển mới” của Trần Du Lịch. Trong đề tài này tác
giả Trần Du Lịch đã nói về những điều kiện để áp dụng mô hình nhà nƣớc
phát triển, sự thành công hay thất bại của các quốc gia khác nhau, từ đó rút ra
đƣợc những bài học kinh nghiệm phù hợp với tình hình thực tế của nƣớc ta.
Tìm hiểu riêng về vai trò của Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế có cuốn
sách “Vai trò của Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế” của tác giả Vũ Tuấn
Anh, NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 1994. Cuốn sách là tập hợp những
bài viết của các nhà khoa học thuộc 11 quốc tịch: Việt Nam, Ấn Độ, Canađa,
Đài Loan, Inđônêxia, Malaixia, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan, Trung
Quốc, Xingapo. Đây là những báo cáo khoa học đã đƣợc trình bày tại cuộc
tọa đàm khoa học với chủ đề “Vai trò của Nhà nƣớc trong quá trình cơ cấu lại
và phát triển kinh tế ở các nƣớc châu Á” do Viện kinh tế thế giới chủ trì từ
ngày 14 đến ngày 16 tháng 12 năm 1993. Trong đó có bài “Những điều kiện

tiên quyết cho chính sách công nghiệp ở Nhật Bản” của tác giả Manabu
Shimizu.
Nghiên cứu “Kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước” Jeongho Kim
đã phân tích, định nghĩa về kinh tế thị trƣờng, lý do nào nhà nƣớc phải can
thiệp vào thị trƣờng và làm thể nào để xây dụng kinh tế thị trƣờng bền vững.
Ông đồng thời cũng đƣa ra những đanh giá về sự thay đổi trong vài trò của
nhà nƣớc khi nền kinh tế thị trƣờng chín muồi, những thay đổi trong nền kinh
tế thị trƣờng và vai trò của Chính phủ tại Hàn Quốc. Theo ông, để thành công

5


trong vài trò điều tiết kinh tế , Chính phủ cần chú ý đến việc ra tăng năng suấ t
thông qua cải thiện chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c , đào ta ̣o, đổ i mới công nghệ , củng cố
hệ thố ng thi ̣trường tƣ̣ do và mở cƣ̉a nề n kinh tế hơn nữa, chuyể n dich
̣ dầ n cấ u
trúc công nghiệp bằ ng cách thúc đẩ y các ngành có giá tri ̣gia tăng cao và có
hàm lươ ̣ng khoa ho ̣c , công nghệ , sáng ta ̣o cao như các ngành công nghệ cao ,
viễn thông, dịch vụ y tế/sƣ́c khỏe và tài chính.
“State Development Planning: Did it Create an East Asian Miracle?”
( />đăng trên tạp chí Independent Institute tác giả Benjamin Powell đã cố gắng
tìm kiếm kết luận: liệu có phải mô hình “Nhà nƣớc phát triển” đã tạo nên một
sự “thần kỳ Đông Á”.
1.2. Các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước
đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nghiên cứu “Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường từ một
số học thuyết kinh tế cận, hiện đại và vận dụng vào Việt Nam” của Phạm Thị
Hồ ng Điệp đã góp phầ n hệ thố ng hóa quan niệm về vai trò của nhà nước
trong nề n kinh tế thi ̣trường ở một số học thuyết kinh tế từ đầu thế kỷ XX đến
nay, chỉ ra tính quy luật của sự biến đổi các quan niệm về vai trò của nhà

nƣớc đối với kinh tế thị trƣờng và nguyên lý cân bằng , hài hoà trong việc giải
quyế t mố i quan hệ giƣ̃a thi ̣trường và nhà nư ớc trong vận hành nề n kinh tế thi ̣
trƣờng, tƣ̀ đó đề xuấ t một số khuyế n nghi ̣về giải quyế t mố i quan hệ giƣ̃a nhà
nƣớc và thị trƣờng trong sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu “Nhận thức về vai trò của Nhà nước và kinh tế Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường của nước ta” của Trần Du Lịch đã đánh giá về
những những trở lực của quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng của
nƣớc ta. Vấn đề trung tâm, mang tính chất cơ sở lý lụân để tiến hành đổi mới
thể chế là việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và thị trƣờng; sự định vị

6


đúng vị trí, vai trò của Nhà nƣớc và kinh tế nhà nƣớc trong nền kinh tế thị
trƣờng của Việt Nam. Tác giả đồng thời cũng đƣa ra những ý kiến liên quan
đến vai trò của Nhà nƣớc và kinh tế nhà nƣớc trong mô hình kinh tế thị
trƣờng Việt Nam.
1.3. Các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước
đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản
Trong cuốn sách “Nhật Bản, đường đi tới một siêu cường kinh tế” của
tác giả Lê Văn Sang - Lƣu Ngọc Trịnh xuất bản năm 1991 đã đƣa ra những
quan điểm: trong suốt quá trình công nghiệp hóa, chính phủ Nhật Bản đã tích
cực tham ra một cách sâu rộng vào phát triển kinh tế nhiều hơn chính phủ ở
các nƣớc phƣơng Tây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bản chất của sự can
thiệp của chính phủ vào quá trình tăng trƣởng kinh tế đã thay đổi, nhƣng nó
vấn tiếp tục giữ vai trò tích cực. Cuốn sách đã chỉ ra các tác động tích cực của
Chính phủ Nhật Bản vào nền kinh tế trong thời kỳ tăng trƣởng cao nhƣ: kiểm
soát nhập khẩu bằng cấp giấy phép và kiếm soát ngoại tệ. Chính phủ tác động
đến cơ cấu công nghiệp bằng cách chỉ cho phép các công ty trong diện ƣu tiên
đƣợc phép nhập khẩu kỹ thuật nƣớc ngoài, kiểm soát việc xây dựng và mở

rộng các nhà máy theo hƣớng ƣu tiên bằng các biện pháp tài chính tiền tệ, nhờ
đó hình thành đƣợc mô hình công nghiệp có lợi cho tăng trƣởng…
“Lý thuyết về lợi thế so sánh: Sự vận dụng trong chính sách công
nghiệp và thương mại của Nhật Bản 1955-1990” của tác giả Trần Quang
Minh xuất bản năm 2000 đã đƣa ra những nhận định về vai trò của Nhà nƣớc
Nhật Bản góp phần làm nên sự thần kỳ của kinh tế Nhật Bản trong những
năm 50 và 60 là sự tận dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh vốn có đồng thời
khuyến khích sự phát triển của những ngành công nghiệp then chốt có khả
năng tạo ra lợi thế so sánh mới.

7


Cuố n sách “Kinh tế Nhật Bản giai đoa ̣n “thầ n ki”̀ của tác giả Lê Văn
Sang. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam , Viện kinh tế thế giới đã xuấ t bản
cuố n sá ch này năm 1988. Cuố n sách nghiên cƣ́u sƣ̣ phát triể n kinh tế Nhật
Bản giai đoạn 1951 – 1973. Tác giả tìm hiểu nguyên nhân phát triển , sƣ̣ phát
triể n của nề n kinh tế Nhật Bản , hậu quả của sƣ̣ phát triể n đó và yế u tố vai t rò
của Nhà nƣớc đƣợc tác giả tìm hiểu nhƣ một trong những nguyên nhân chủ
yế u dẫn đế n sƣ̣ phát triể n nhanh của nề n kinh tế Nhật Bản.
Tiế p theo, phải kể đến các công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Lƣu Ngọc
Trịnh. Tìm hiể u về Nhật Bản , nhấ t là sƣ̣ phát triể n kinh tế , các nhân tố tác
động đế n sƣ̣ phát triể n kinh tế Nhật Bản sau Chiế n tranh thế giới thƣ́ hai cho
tới nhƣ̃ng năm 90 của thế kỉ XX , Lƣu Ngọc Trịnh có các công trình “Chiến
lƣợc con ngƣời trong “thần kì” kinh tế Nhật Bản” , NXB Chiń h tri ̣Quố c gia
xuất bản năm 1996; “Kinh tế Nhật Bản: những thăng trầm trong lịch sử”,
NXB Thống kê xuất bản năm 1998.
Năm 1998, NXB Chính trị Quốc gia đã xuất bản cuốn sách của
Nakamura “Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản hiện đại 1926 –
1994, Lƣu Ngọc Trịnh dịch. Cuốn sách đã tập trung trình bày những biến đổi

lớn của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1926 đến năm 1994. Qua việc trình bày
các chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển qua các
thời kì, độc giả sẽ nhận thấy vai trò của Nhà nƣớc và tác động của các chính
sách này đối với sự tăng trƣởng.
Tìm hiểu một cách toàn diện về nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh
thế giới thứ hai tới những năm 80 của thế kỉ XX, không thể không nhắc đến
công trình nghiên cứu của tập thể các tác giả thuộc Viện nghiên cứu Đại học
Chuo: “Kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai”. Cuốn sách đƣợc
nhà nghiên cứu Phạm Hƣng Long dịch, Nxb Khoa học xã hội phát hành năm
1992. Khi trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản các tác giả cũng đã

8


đề cập đến vai trò của Nhà nƣớc nhƣ là một nguyên nhân thúc đẩy sự phát
triển kinh tế Nhật Bản qua các thời kì.
Wolt Martin, trong công trình “Những bài học từ sự thành công của nền
kinh tế Nhật Bản”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1990, đã
cung cấp cho bạn đọc những bài học kinh nghiệm bổ ích rút ra từ sự thành
công trong phát triển kinh tế Nhật Bản. Trong những bài học đó, đƣơng nhiên
có bài học vai trò của Nhà nƣớc trong việc tận dụng nguồn vốn, nguồn khoa
học – kĩ thuật của Nhật Bản trong phát triển kinh tế.
Nghiên cứu về nền kinh tế Nhật Bản cũng là vấn đề mà học giả G.C
Allen tìm hiểu qua cuốn sách “Chính sách kinh tế của Nhật Bản”. Nền kinh tế
Nhật Bản đƣợc tác giả đề cập dƣới góc độ các chính sách của Nhà nƣớc, qua
các thời kì lịch sử. Cuốn sách đƣợc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện
kinh tế thế giới xuất bản năm 1988.
“Japan: Who Governs? : The Rise of the Developmental State” xuất
bản năm 1994 của Chalmers A. Johnson đã đƣa ra những nhận định làm thế
nào và tại sao Nhật Bản lại trở thành một cƣờng quốc kinh tế chỉ trong vòng

25 năm, và liệu rằng có phải chính phủ Nhật Bản là một trong những nhân tố
tác động chính đến sự tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ của Nhật Bản giai đoạn
sau thế chiến thứ 2.
1.4. Những điểm kế thừa và khoảng trống nghiên cứu
Dù rằng có rất nhiều nghiên cứu về nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn tăng
trƣởng cao, nhƣng vai trò của Nhà nƣớc đối với sự phát triển kinh tế Nhật
Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai hầu nhƣ chƣa đƣợc các tác giả trình bày
một cách toàn diện, tập trung và có hệ thống mà chỉ đề cập một cách rải rác,
sơ lƣợc ở các khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó, Tuy rằng vai trò của Nhà
nƣớc Nhật Bản trong thời kỳ tăng trƣởng cao đã đƣợc nghiên cứu xuyên suốt
trong rất nhiều đề tài đƣợc thực hiện trong nƣớc, nhƣng ít có đề tài nhìn nhận

9


những vai trò này dƣới quan điểm của mô hình “Nhà nƣớc phát triển”. Vì vậy
đề tài có thể sẽ có đƣợc những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu nền
kinh tế Nhật Bản giai đoạn tăng trƣởng cao, dƣới một góc nhìn mới.
Trên cơ sở tiếp thu các công trình khoa học của những ngƣời đi trƣớc,
luận văn mong muốn làm rõ hơn đề tài này.
Trong luận văn này sẽ phải tiếp tục giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về vai trò
của nhà nƣớc trong phát triển kinh tế.
- Phân tích, đánh giá vai trò, đóng góp của Nhà nƣớc đối với sự phát
triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1955-1973
- Đƣa ra những nhận xét đánh giá về mô hình nhà nƣớc điều hành kinh tế
của Nhật Bản, cũng nhƣ những điều kiện sử dụng vai trò của nhà nƣớc trong
phát triển kinh tế.

10



CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Cách nhìn của trường phái Tân cổ điển
Trƣờng phái tân cổ điển xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, thời kỳ chủ
nghĩa tƣ bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Những
mâu thuẫn vốn có và những khó khăn về kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản ngày
càng trở nên trầm trọng. Các cuộc khủng hoảng kinh tế xuất hiện ngày càng
thƣờng xuyên hơn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn vốn có của chủ
nghĩa tƣ bản, đồng thời làm xuất hiện nhiều hiện tƣợng và mâu thuẫn kinh tế
mới. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác đã vạch rõ bản chất bóc lột
và xu hƣớng vận động tất yếu của chủ nghĩa tƣ bản. Trƣớc tình hình đó, các
học thuyết của trƣờng phái cổ điển đã tỏ ra bất lực trong bảo vệ chủ nghĩa tƣ
bản. Vì vậy đòi hỏi phải có những lý thuyết mới nhằm biện hộ cho chủ nghĩa
tƣ bản và khắc phục những khó khăn về kinh tế.
Đặc điểm của trƣờng phái tân cổ điển là họ muốn biến kinh tế chính trị
học thành kinh tế học thuần tuý. Trong phân tích họ chủ yếu sử dụng phƣơng
pháp phân tích vi mô, tích cực áp dụng toán học vào phân tích kinh tế, đồng
thời dựa rất nhiều vào các yếu tố tâm lý chủ quan để giải thích các hiện tƣợng,
các quá trình kinh tế xã hội.
Giống nhƣ trƣờng phái cổ điển, các nhà kinh tế của trƣờng phái tân cổ
điển ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nƣớc vào kinh tế,
tin tƣởng vững chắc vào cơ chế thị trƣờng tự phát sẽ bảo đảm thăng bằng
cung cầu, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển.
Họ đƣa ra lý thuyết cân bằng tổng quát, cho rằng hoạt động tự do của
các doanh nhân theo sự biến động tự phát của quan hệ cung cầu và giá cả trên

11



thị trƣờng là điều kiện cơ bản cho sự phát triển và cân đối tình hình trên thị
trƣờng.
Cụ thể, nền kinh tế thị trƣờng có ba loại thị trƣờng: sản phẩm (hàng
hoá), vốn (tƣ bản), và lao động (nhân công). Ba thị trƣờng này tách rời nhau,
chúng có quan hệ với nhau nhờ các doanh nhân: trên thị trƣờng hàng hoá,
doanh nhân là sức cung, khi bán hàng doanh nhân có doanh thu. Trên thị
trƣờng tƣ bản và lao động doanh nhân là sức cầu.
Theo tân cổ điển, vay tƣ bản phải trả lợi tức, thuê lao động phải trả
công, lợi tức và tiền công bằng chi phí. Khi thu nhập lớn hơn chi phí thì
doanh nhân tiếp tục sản xuất, cung về hàng hoá lớn giá cả giảm và doanh thu
của chủ doanh nghiệp giảm, đồng thời cầu về tƣ bản và lao động tăng làm
tăng lợi tức và tiền công, chi phí tăng.
Khi doanh thu bằng chi phí thì doanh nhân ngừng mở rộng sản xuất.
Nền kinh tế đạt cân bằng tổng quát: giá - lƣơng và lãi suất ổn định.
Đồng thời với lý luận cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế phái tân cổ
điển cũng nhƣ phái cổ điển đều thấy một thực tế là theo đà phát triển của nền
kinh tế, chức năng của nhà nƣớc ngày càng đƣợc mở rộng, do vậy vai trò của
nhà nƣớc tăng lên. Đặc biệt trƣớc những đòi hỏi của thực tế trong lĩnh vực
ngoại thƣơng, sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền và những vấn đề tái sản
xuất sức lao động, nhà nƣớc tƣ sản ngày càng phải tăng cƣờng can thiệp vào
nền kinh tế.
Tuy nhiên họ vẫn cho rằng tự do kinh tế là sức mạnh của nền kinh tế thi
trƣờng. Quy luật kinh tế là vô địch mặc dù chính sách kinh tế của nhà nƣớc có
thể thúc đẩy hay kìm chế hoạt động của các quy luật kinh tế. Họ có niềm tin
vững chắc vào cơ chế thị trƣờng và sự điều tiết hoạt động cung cầu và giá cả.
Theo sự điều tiết của bàn tay vô hình mà quá trình tái sản xuất bản đảm đƣợc
những tỷ lệ cân đối và duy trì đƣợc sự phát triển bình thƣờng.


12


2.1.2. Quan niệm của Keynes và trường phái Keynes
Học thuyết Keynes1 ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX. Lý luận
về sự điều tiết của cơ chế thị trƣờng của phái cổ điển và tân cổ điển đã bị phá
sản trƣớc một thực tế phũ phàng của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa mà đỉnh cao
là cuộc đại suy thoái 1929-1933. Mặt khác, vào những năm 30 của thế kỷ 20,
lực lƣợng sản xuất phát triển, độc quyền ra đời và bắt đầu bành trƣớng thế
lực… tình hình đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nƣớc.
Keynes phê phán lý luận của các phái cổ điển và tân cổ điển về khả
năng tự điều chỉnh của thị trƣờng, đồng thời nêu lên quan điểm về vấn đề
khủng hoảng thất nghiệp và vai trò điều tiết của nhà nƣớc. Theo ông giữa
cung và cầu ít khi có sự cân bằng, bởi vì chúng chịu tác động của hàng loạt
nhân tố (thu nhập, xu hƣớng tiêu dùng giới hạn, tiết kiệm, hiệu quả giới hạn
của tƣ bản, lãi suất, xu hƣớng ƣa chuộng tiền mặt…) và trong hầu hết các
trƣờng hợp thì tổng cầu luôn nhỏ hơn tổng cung. Tình hình đó gây nên hiện
tƣợng thừa hàng hoá, làm sản xuất bị thu hẹp thất nghiệp gia tăng. Keynes
thừa nhận sự phát triển có tính chu kỳ của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa và coi
đó là một hiện tƣợng vô cùng phức tạp, một căn bệnh nan giải và để khắc
phục không thể dựa vào sự điều tiết của thị trƣờng cũng nhƣ dựa vào những
sáng kiến cá nhân. Ông khẳng định cần có vai trò nhà nƣớc trong điều tiết nền
kinh tế. Vai trò đó đƣợc thể hiện tập trung ở việc điều chỉnh tổng cầu.
Sự vận dụng lý thuyết Keynes mặc dù có đƣa lại nhiều hiệu quả nhất
thời, song thực tế chứng minh rằng, nó không phải là liều thuốc chữa chạy
cho nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp. Trái
1

John Maynard Keynes (1884-1946) là nhà kinh tế học ngƣời Anh, giáo sƣ trƣờng


Đại học tổng hợp Cambridge, một nhà hoạt động xã hội, một chuyên gia trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ, thống đốc ngân hàng Anh, cố vấn kinh tế của chính phủ Anh, chủ bút tờ tạp
chí Nhà kinh tế.

13


lại nó còn nhiều mặt phản tác dụng: đội quân thất nghiệp tăng ngày một
nhanh hơn, khủng hoảng diễn ra liên tiếp… Nguyên nhân là do mặc dù
Keynes đã vạch ra và phân tích đƣợc những mâu thuẫn của xã hội tƣ bản
nhƣng còn phiến diện, mới dừng lại ở những hiện tƣợng bề ngoài, chƣa tìm
đƣợc nguyên nhân sâu xa của các mâu thuẫn, khó khăn. Chủ nghĩa tƣ bản
không chỉ đứng trƣớc khó khăn là khủng hoảng thất nghiệp và nguồn gốc của
nó không phải là do tổng cầu giảm. Đó chỉ là biểu hiện bề ngoài mà thôi.
Nguyên nhân sâu xa chính là do mâu thuẫn nội tại của phƣơng thức sản xuất
tƣ bản chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa trình độ và tính chất xã hội hoá ngày càng
cao của lực lƣợng sản xuất và chế độ sở hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa về các
tƣ liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Hơn nữa, khẳng định vai trò của nhà nƣớc
đối với nền kinh tế là một luận điểm có tính cách mạng của Keynes, nhƣng
ông lại quá đề cao vai trò của nhà nƣớc mà bỏ qua vai trò của thị trƣờng.
Trong các biện pháp, chính sách để kích cầu của Keynes có nhiều điểm thái
quá nhƣ kích thích lối sống hƣởng thụ, tăng cƣờng quân sự hoá nền kinh tế,
thực hiện lạm phát có mức độ…Đây là một con dao hai lƣỡi và thực tế nó đã
đẩy nhiều nền kinh tế tƣ bản vào tình trạng “đình lạm”.
Tuy vậy, cho tới hiện nay những nhân tố hợp lý trong lý thuyết của
Keynes vẫn còn có ý nghĩa thực tiễn và vẫn đƣợc các nƣớc vận dụng (có kết
hợp với các lý thuyết kinh tế khác) để điều hành kinh tế vĩ mô.
2.1.3. Quan điểm của Chủ nghĩa tự do mới
Đến những năm 30 của thế kỷ XX, học thuyết Keynes đã thắng thế
trƣớc lý luận về “tự do kinh doanh” của những ngƣời Cổ điển và Tân cổ điển

và trở thành học thuyết kinh tế chính thống của thế giới tƣ bản. Nhƣng khi lực
lƣợng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định, nó lại bộc lộ những hạn
chế của nó. Trƣớc bối cảnh đó, các lý luận gia kinh tế tƣ sản khôi phục lại tƣ

14


tƣởng kinh tế tự do và sửa đổi, hoàn thiện chúng cho thích hợp với hoàn cảnh
mới. Từ đó “chủ nghĩa tự do kinh tế mới” ra đời.
Học thuyết kinh tế tự do mới phát triển ở nhiều nƣớc với những tên gọi
khác nhau nhƣ chủ nghĩa tự do mới ở Đức (lý thuyết về nền kinh tế thị trƣờng
xã hội); lý thuyết trọng tiền, lý thuyết trọng cung ở Mỹ, …
- Vai trò của nhà nƣớc trong “Nền kinh tế thị trƣờng xã hội” ở Cộng
hoà Liên bang Đức.
Lý thuyết về nền kinh tế thị trƣờng xã hội ra đời ở Đức sau thế chiến
thứ hai, trong hoàn cảnh nƣớc Đức thua trận, nền kinh tế bị chiến tranh tàn
phá. Theo lý thuyết này, nền kinh tế thị trƣờng xã hội là một nền kinh tế dựa
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã
hội, trên cơ sở nền kinh tế thị trƣờng và hƣớng vào mục tiêu khuyến khích
động viên mọi sáng kiến cá nhân để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, đồng
thời loại bỏ lạm phát thất nghiệp và đói nghèo. Các quyết định về kinh tế
chính trị của nhà nƣớc phải nhằm phục vụ cho các cá nhân và gia đình họ, do
đó nó phải do ngƣời tiêu dùng và các công dân đề ra. Một nền kinh tế thị
trƣờng xã hội phải đảm bảo 6 tiêu chuẩn sau: Quyền tự do cá nhân; Công
bằng xã hội; Khắc phục các chu kỳ kinh doanh; Chính sách tăng trƣởng kinh
tế; Chính sách cơ cấu; Đảm bảo tính tƣơng hợp của thị trƣờng.
- Vai trò nhà nƣớc trong lý thuyết trọng tiền của M.Friedman
Thuyết trọng tiền ra đời vào những năm 40 và 50 của thế kỷ XX ở Hoa
Kỳ, đại diện tiêu biểu là M.Friedman. Tƣ tƣởng cơ bản của phái này là đề cao
vai trò của các đại lƣợng tiền tệ đối với các biến động kinh tế vĩ mô. Theo họ,

về bản chất nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa là tƣơng đối ổn định, với giá cả và
tiền công tƣơng đối linh hoạt, cơ chế thị trƣờng tự nó sẽ bảo đảm cân bằng
cung cầu và không nhất thiết phải trải qua các chu kỳ kinh doanh. Sở dĩ trong
nền kinh tế đã xẩy ra những đợt suy thoái hay lạm phát cao là do nhà nƣớc đã

15


×