Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Lịch sử đơn vị hình thành phông của UBND huyện Đông Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.71 KB, 17 trang )

I. LỊCH SỬ ĐƠN VỊ HÌNH THÀNH PHÔNG
Sự ra đời, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củaUBND huyện Đông Anh
a.Quá trình hình thành và phát triển
Huyện Đông Anh trước kia là một phần huyện Kim Hoa (gồm Mê Linh, Đông
Anh, Sóc Sơn của Hà Nội, thị xã Phúc Yên của Vĩnh Phúc), thuộc phủ Bắc
Hà và huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn thuộc trấn Kinh Bắc. Từ năm 1831 đến
năm 1901, đất huyện Kim Hoa (Kim Anh) thuộc tỉnh Bắc Ninh. Năm 18761903, huyện Kim Anh sáp nhập với huyện Đông Ngàn thuộc phủ Từ Sơn thành
huyện Đông Khê, thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh, rồi được nhập phần lớn
vào tỉnhPhù Lỗ (được thành lập ngày 6 tháng 10 năm 1901).
-Trấn Kinh Bắc xưa gồm 4 phủ Bắc Hà, Từ Sơn, Lạng Giang, Thuận An.
+ Phủ Hà Bắc gồm 4 huyện: Tân Phúc (Sóc Sơn), Kim Hoa (nay gồm Mê Linh,
Đông Anh, Sóc Sơn của Hà Nội, thị xã Phúc Yên của Vĩnh Phúc), Hiệp Hoà,
Việt Yên (Bắc Giang).
Trong đó huyện Kim Hoa gồm:(năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) bị đổi thành Kim
Anh),gồm các tổng: tổng Phù Lỗ (gồm các xã Phù Lỗ, Phù Xá, Khê Nữ, Nhạn
Tái, Bắc Giã, Xuân Nội, Tảo Mai, Thái Phù, Càn Khê, Kim Tiên, Xuân Kỳ, Liên
Lý; nay thuộc phần đất các xã Nguyên Khê, Xuân Nội của huyện Đông Anh và
thị trấn Phù Lỗ huyện Sóc Sơn), tổng Kim Hoa (gồm các xã Kim Hoa, Xuân
Hoa, Thanh Tồi, Khả Do; nay thuộc phần đất các xã Kim Hoa, Thanh Lâm của
huyện Mê Linh, xã Nam Viêm và phường Phúc Thắng của Phúc Yên), tổng Gia
Thượng (gồm các xã Gia Thượng, Phù An, Chi Đông, Lâm Hộ, Giai Tạ; nay là
phần đất thuộc các xã thị trấn: Thanh Lâm, Chi Đông, Quang Minh,... huyện Mê
Linh), tổng Đông Đồ (gồm các xã Đông Đồ, Chu Lão, Sơn Du, Thụy Hà, Tằng
My; nay là phần đất thuộc các xã Nam Hồng (Tằng My), Bắc Hồng (Thụy
Hà,...), Nguyên Khê (Sơn Du) huyện Đông Anh Hà Nội), tổng Ninh Bắc (gồm
các xã Ninh Bắc, Gia Hạ (Hương Gia), Nội Phật (Nội Bài), Đông Bài, Đống Mai
(Mai Đình); nay là phần đất thuộc các xã Phú Cường (Hương Gia), Quang Tiến
(Ninh Bắc, Nội Bài), Song Mai của huyện Sóc Sơn), tổng Cổ Bái (gồm các xã
Cổ Bái, Thạch Lỗi, Thanh Nhàn, Hiền Lương, Phù Lai, Thắng Trí; nay là phần
đất thuộc các xã Thanh Xuân (Thanh Nhàn, Thạch Lỗi), Hiền Ninh (Hiền
Lương), Minh Trí (Thắng Trí),... huyện Sóc Sơn), tổng Quan Đình, tổng Tiên


Dược, tổng Xuân Bảng. Nay là phần đất thuộc các huyện Mê Linh, Sóc Sơn của
Hà Nội.
+Phủ Từ Sơn gồm 5 huyện của Bắc Ninh: Đông Ngàn (thị xã Từ Sơn hiện
nay), Yên Phong, Tiên Du, Quế Dương, Võ Giàng. (Quế Dương và Võ Giàng
nay gộp thành Quế Võ).
Trong đó huyện Đông Ngàn gồm: Huyện Đông Ngàn, gồm các tổng: tổng Hội
Phụ (gồm các xã Đông Ngàn, Hội Phụ, Ông Xá, Du Lâm, Tiên Hội, Hoa Lâm,
Mai Hiên, Lộc Hà; nay là các xã Đông Hội (Đông Ngàn, Hội Phụ, Tiên Hội),
1


Mai Lâm (Du Lâm, Hoa Lâm, Mai Hiên, Lộc Hà) của huyện Đông Anh Hà Nội),
tổng Hà Lỗ, tổng Yên Thường (gồm các xã Yên Thường, Trịnh Xá, Quy Mông,
Xung Quán, Châu Tháp (các thôn Đa Hội, Song Tháp, Đa Vạn), Đình Vĩ, nay là
phần đất thuộc xã Yên Thường huyện Gia Lâm, các xã Châu Khê (Châu Tháp),
Phù Khê huyện Từ Sơn Bắc Ninh), tổng Hạ Dương (gồm các xã Hạ Dương,
Ninh Giang, Hiệp Phù, Công Đình, Ninh Xuyên, Phù Ninh; nay là phần đất xã
Ninh Hiệp (Ninh Giang, Hiệp Phù), Dương Hà, Đình Xuyên (Công Đình, Ninh
Xuyên),... huyện Gia Lâm), tổng Dục Tú, tổng Mẫn Xá, tổng Phù Lưu (gồm các
xã Phù Lưu, Đại Đình, Đình Bảng, Dương Lôi, Trang Liệt, Bính Hạ, Thụ
Chương; nay là phần đất thuộc các xã Đình Bảng,... huyện Từ Sơn Bắc Ninh),
tổng Phù Chẩn (gồm các xã Phù Chẩn, Phù Cảo, Phù Lộc, Phù Luân; nay là
phần đất thuộc các xã Phù Chẩn,... huyện Từ Sơn Bắc Ninh), tổng Nghĩa Lập,
tổng Cổ Loa (gồm các xã Cổ Loa, Lương Quán, Đường An (Đường Yên), Lỗ
Giao, Lương Quy, Dục Nội, Gia Lộc; nay là phần đất các xã Cổ Loa (Cổ Loa),
Việt Hùng (Lỗ Giao, Dục Nội, Gia Lộc), Xuân Nộn (Đường Yên),... huyện
Đông Anh), tổng Tam Sơn, tổng Xuân Canh (gồm các xã Xuân Canh, Lực Canh,
Xuân Trạch, Vạn Lộc, Mạch Tràng, Uy Nỗ Thượng, Phúc Lộc, Kinh Nỗ; nay
thuộc phần đất các xã Xuân Canh (Xuân Canh, Vạn Lộc, Lực Canh, Xuân
Trạch), Uy Nỗ (Uy Nỗ Thượng, Phúc Lộc, Kinh Nỗ), Cổ Loa (Mạch Tràng) của

huyện Đông Anh), tổng Tuân Lệ (gồm các xã Tuân Lệ, Uy Nỗ, Uy Nỗ Trung,
Vân Trì, Viên Nội, Tiên Kha, Cổ Dương, Chiêm Trạch, Phương Trạch, Ngọc
Giang; nay là các xã Uy Nỗ, Vân Nội (Vân Trì, Viên Nội), Tiên Dương (Tiên
Kha, Cổ Dương, Tuân Lệ), Vĩnh Ngọc (Chiêm Trạch, Phương Trạch, Ngọc
Giang),... của huyện Đông Anh),. Huyện Đông Ngàn xưa, ngày nay là phần đất
thuộc các quận huyện Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên của Hà Nội.
- Trấn Sơn Tây(xứ Đoài) gồm có 5 phủ: Quốc Oai, Quảng Oai, Tam Đới /Đái,
Đoan Hùng, Lâm Thao. Trong đó phủ Tam Đái sau đổi thành Vĩnh Tường gồm
có huyện Bạch Hạc, Yên lạc, Yên Lãng, lập Thạch, Phù Ninh.
+ trong đó huyện Yên Lãng, (nay thuộc huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, và các
huyện Mê Linh, Đông Anh Hà Nội), gồm 9 tổng: tổng Yên Lãng (cấp làng xã
gồm: Yên Lãng, Xuân Lãng, Tuyền Mỹ, Lý Nhân, Mộ Đạo, Can Bì, Hợp Lễ, Lý
Hải, Thái Lai), tổng Kim Đà (cấp làng xã gồm: Kim Đà, Hoàng Xá, Văn Quán,
Khê Ngoại, Đông Cao), tổng Hạ Lôi (cấp làng xã gồm: Hạ Lôi, Lục Trì, Đại
Bối, Đường Lệ, Văn Lôi, Cư Triền, Nam Cường, Nội Động), tổng Hương Canh
(cấp làng xã gồm: Hương Canh (nay là thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên,
Vĩnh Phúc), Ngọc Canh, Tiên Hàng, Quất Lưu (nay thuộc huyện Bình
Xuyên Vĩnh Phúc), Vị Nội, Vị Trù, Nội Phật, Ngoại Trạch), tổng Bạch Trữ (cấp
làng xã gồm: Bạch Trữ, Đạm Nội, Nhuế Khúc, Đạm Xuyên, Tháo Miếu, Thịnh
Kỳ, Đông Lỗ, Kim Tuyến), tổng Thiên Lộc (Đa Lộc) (cấp làng xã gồm: Thiên
Lộc (Đa Lộc), Thiên Dưỡng, Trung Hậu, Yên Nhân, Do Nhân, Trang Việt; nay
là phần đất thuộc các xã Tráng Việt (Trang Việt), Tiên Phong huyện Mê Linh,
xã Kim Chung (Đa Lộc, Thiên Dưỡng-Trung Hậu (Hậu Dưỡng)) huyện Đông
2


Anh Hà Nội), tổng Quải Mai (sau đổi là Sáp Mai) (cấp làng xã gồm: Quải Mai,
Mai Châu, Đại Độ (Đại đội), Đại Đồng, Mạch Lũng; nay thuộc các xã Đại
Mạch (Đại Đồng, Mạch Lũng, Mai Châu), Võng La (Quải Mai (Sáp Mai), Đại
Độ (Đại đội)) huyện Đông Anh Hà Nội), tổng Hải Bối (cấp làng xã gồm: Hải

Bối, Cổ Điển, Uy Nỗ Hạ (Kim Nỗ), Đồng Nhân, Tàm Xá, Yên Hà, Thọ Đồi (Thọ
Đa); nay là phần đất thuộc các xã Hải Bối (Hải Bối, Cổ Điển, Đồng Nhân, Yên
Hà), Kim Nỗ (Kim Nỗ, Thọ Đa), Tầm Xá(Tàm Xá) của huyện Đông Anh Hà
Nội), tổng Võng La (cấp làng xã gồm: Võng La, Canh Tác, Canh Vân, Công
Ngư; nay thuộc xã Võng La huyện Đông Anh).
Ngày 10 tháng 4 năm 1903, huyện Đông Khê lại được chia tách thành 2 huyện
là Kim Anh và Đông Khê đổi tên thànhhuyện Đông Anh.
Đến năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên thì huyện Đông Anh
thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1913-1923thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Thời kỳ 19231950 thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1950-1961 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Phúc
Thịnh (Nguyên Khê), Tự Do (Xuân Nộn), Tiến Bộ (Thụy Lâm), Nam Hồng,
Thành Công (Kim Nỗ), Hùng Sơn (Uy Nỗ), Toàn Thắng (Tiên Dương), Việt
Hùng, Dân Chủ (Đại Mạch), Việt Thắng (Võng La), Anh Dũng (Hải Bối), Tân
Tiến (Vĩnh Ngọc), Vạn Thắng (Xuân Canh), Liên Hiệp (Vân Nội), Quyết Tâm
(Cổ Loa)) sáp nhập vào Hà Nội[1].
Ngày 31 tháng 5 năm 1961, thành lập huyện Đông Anh mới gồm 23 xã (trên cơ
sở tiếp nhận thêm 5 xã: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Đông Hội, Mai Lâm thuộc
huyện Từ Sơn (Bắc Ninh); xã Kim Chung thuộc huyện Yên Lãng và xã Tầm Xá
thuộc quận V cũ[2]. Lúc này, huyện Đông Anh có 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại
Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm,
Nam Hồng, Nguyên Khê, Tầm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà,
Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thị trấn Đông Anh. Thị trấn có diện tích
797,2 ha, gồm đất của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân Nộn.[3] Từ
đó, huyện Đông Anh có 1 thị trấn Đông Anh và 23 xã.
b.Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn
*Phòng Lao động thương binh và xã hội
I. Vị trí, chức năng
1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và
theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của
3


Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo; hướng dẫn, kiểm tra, thanh
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế
hoạch dài hạn và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, người
có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộc lĩnh vực quản lý nhà
nước được giao.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện;
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn
huyện sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao.
4. Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi
Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ
sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội,
cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
6. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm,

các công trình ghi công liệt sỹ.
7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
8. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc,
giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.
9. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có
công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
10. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông
tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh
vực lao động, người có công và xã hội.
11. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện và Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội.
12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối
với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo
quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân
huyện.
13. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp
của Ủy ban nhân dân huyện.
4


14. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao hoặc theo
quy định của pháp luật.
III. Tổ chức và biên chế
1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có Trưởng phòng, không quá 03
Phó Trưởng Phòng và các công chức chuyên môn.

a) Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của
Phòng.
b) Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công
tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng
phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
c) Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ
chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Biên chế: Biên chế của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội do Ủy ban
nhân dân huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được
UBND Thành phố giao hàng năm
*Phòng Kinh tế
I. Vị trí, chức năng
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công thương; khoa học và công nghệ; nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ
lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông
thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề
nông thôn trên địa bàn.
2. Phòng Kinh tế có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng
thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh
vực công thương của Sở Công Thương; lĩnh vực khoa học, công nghệ của Sở
Khoa học và Công nghệ; lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
* Về lĩnh vực công thương
1. Trình Uỷ ban nhân dân huyện dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế

hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về phát triển công thương trên địa bàn;
chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính
thuộc lĩnh vực công thương.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực công
thương thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
3. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm
định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền
5


của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của Uỷ ban nhân dân
huyện.
4. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi
chính phủ trên địa bàn thuộc lĩnh vực công thương theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực công
thương.
6. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công thương cho cán bộ, công chức xã,
thị trấn trên địa bàn.
7. Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ
của Phòng.
8. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh của ngành công thương theo quy
định của Ủy ban nhân dân huyện và Sở Công thương.
9. Tổ chức, hướng dẫn và thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất - kinh
doanh; tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp
thông tin, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất

- kinh doanh thuộc lĩnh vực công thương.
10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành
pháp luật về hoạt động công thương trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo;
phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động công thương trên địa bàn
theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện.
* Về lĩnh vực khoa học và công nghệ
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện dự thảo quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn và
hàng năm; dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực hoạt động khoa
học và công nghệ của huyện.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị về lĩnh
vực khoa học và công nghệ trên địa bàn.
3. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập Hội đồng khoa
học và công nghệ theo quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, hướng dẫn của
Bộ Khoa học và Công nghệ và làm thường trực Hội đồng khoa học và công
nghệ của Ủy ban nhân dân huyện.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ cải
cách hành chính về lĩnh vực khoa học và công nghệ sau khi được ban hành, phê
duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách,
chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, thống kê về khoa học và công nghệ tại địa phương theo hướng
dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.
5. Phát triển phong trào lao động sáng tạo, phổ biến, lựa chọn các tiến bộ khoa
học và công nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các
sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để áp dụng tại địa
phương; tổ chức thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn.
6


6. Quản lý hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng theo quy định của pháp
luật và hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.

7. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân
trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ trên địa
bàn theo quy định của pháp luật.
8. Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức
phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
* Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (Nhiệm vụ trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp; nhiệm vụ phát triển nông thôn chỉ thực hiện trên địa bàn các
xã thuộc các huyện)
1. Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình khuyến khích phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn để Uỷ ban nhân
dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua; chương trình, biện pháp tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà
nước được giao.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực
chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các
quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt; thông tin, tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý được
giao.
4. Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công
tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên địa bàn.
5. Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ; công trình nuôi
trồng thuỷ sản; công trình cấp, thoát nước nông thôn; công trình phòng, chống
lũ, lụt, bão; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp
luật.
6. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Uỷ ban nhân dân xã trong việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ

sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn; về thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và khai thác lâm sản;
chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông
thôn.
7. Đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến
phát triển nông thôn; tổng hợp tình hình, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện việc
xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn về các lĩnh vực: phát triển kinh tế
hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp; phát triển ngành, nghề,
làng nghề nông thôn; khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn; chế biến nông
sản, lâm sản, thuỷ sản.
8. Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng
thuỷ sản, diễn biến rừng; tổ chức thực hiện các biện pháp canh tác phù hợp để
7


khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản.
9. Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ sản; vật tư nông lâm nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản trên địa bàn.
10. Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, và các
dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông
thôn trên địa bàn.
11. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm
định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền
của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Uỷ
ban nhân dân huyện.
12. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi
Chính phủ trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định của

pháp luật.
13. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp
luật; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn
theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; tìm
kiếm cứu nạn; đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng,
chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, lụt, bão, sạt, lở, hạn hán, úng ngập
và dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn.
* Các nhiệm vụ khác:
1. Quản lý biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng,
kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động thuộc Phòng theo quy định của pháp luật và
theo phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.
2. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp
của Uỷ ban nhân dân huyện.
3. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Công
thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao và theo quy
định của pháp luật.
III. Tổ chức và biên chế
1. Phòng Kinh tế có Trưởng phòng, không quá 03 Phó Trưởng Phòng và các
công chức chuyên môn.
a) Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
b) Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công
tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được
8



phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng
phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
c) Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ
chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Biên chế: Biên chế của Phòng Kinh tế do Ủy ban nhân dân huyện quyết định
trong tổng biên chế hành chính của huyện được UBND thành phố giao hàng
năm.
*Phòng Quản lý đô thị
I. Vị trí, chức năng
1. Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện
có chức năng:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu
xây dựng; giao thông vận tải; hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn (gồm: cấp,
thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn; công viên, cây xanh; chiếu
sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị).
2. Phòng Quản lý đô thị có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện;
đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc
lĩnh vực giao thông vận tải của Sở Giao thông vận tải; thuộc lĩnh vực xây dựng
của Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn
* Về lĩnh vực kiến trúc- xây dựng:
1. Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; các quy hoạch
phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án đầu tư
xây dựng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng trên địa
bàn huyện; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách

hành chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây
dựng.
2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế,
chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các
lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.
3. Giúp và chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân huyện trong việc tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công
trình xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và phân
công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân thành phố.
4. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi
giấy phép xây dựng công trình và phối hợp với các xã, thị trấn, thanh tra xây
dựng trong việc kiểm tra xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa
bàn huyện theo sự phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân thành phố.
9


5. Tổ chức thực hiện việc giao nộp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát xây dựng,
thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công công trình xây dựng thuộc thẩm
quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức lập, thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt, hoặc tổ chức
lập để Uỷ ban nhân dân huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các
đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức lập, thẩm định Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp II để Uỷ ban
nhân dân huyện trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt hoặc Uỷ ban nhân
dân huyện phê duyệt theo phân cấp.
8. Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo Quy chế quản lý kiến
trúc đô thị và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ
chức công bố, công khai các Quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy hoạch xây
dựng; cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc

giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn huyện theo phân cấp.
9. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa
chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật
trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Uỷ
ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân huyện.
10. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính
sách về nhà ở và công sở; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý sử dụng công sở
trên địa bàn huyện theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân thành phố; tổ chức thực
hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở và công sở trên địa
bàn huyện.
11. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và phân cấp của
Uỷ ban nhân dân thành phố; tổng hợp tình hình đăng ký, chuyển dịch quyền sở
hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn huyện.
Phối hợp với phòng tài nguyên và môi trường tổ chức thực hiện việc cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
12. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn hoạt động đối với các hội, tổ chức phi chính
phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng trên
địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
13. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý của Phòng đối
với các công chức chuyên môn nghiệp vụ về Địa chính - Xây dựng thuộc Uỷ
ban nhân dân cấp xã; phối hợp với Thanh tra xây dựng huyện hướng dẫn chuyên
môn, nghiệp vụ đối với các công chức Thanh tra xây dựng thuộc Uỷ ban nhân
dân cấp xã, thị trấn;
14. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông
tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp
vụ của Phòng.
15. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra đối với tổ
chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc ngành xây dựng, báo cáo Uỷ

ban nhân dân huyện xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi
phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng chống tham
10


nhũng, lãng phí trong ngành xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công
của Uỷ ban nhân dân huyện.
* Về lĩnh vực giao thông vận tải:
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện:
a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng
năm; đề án, chương trình phát triển giao thông vận tải trên địa bàn huyện;
b) Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong thực
hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn;
c) Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo phân
cấp của Uỷ ban nhân dân thành phố;
d) Dự thảo quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện về phân loại đường xã theo
quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, chương trình và các văn bản khác về giao thông vận tải sau khi được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới
công trình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa do địa phương đang khai
thác do huyện chịu trách nhiệm quản lý.
4. Quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn theo quy định của pháp luật và hướng
dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi
xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; phối
hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn
giao thông trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải và chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân huyện.

6. Làm nhiệm vụ thường trực Ban An toàn giao thông huyện; phối hợp với các
cơ quan có liên quan triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường
sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không xảy ra trên địa bàn huyện.
7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giao thông vận tải cho cán bộ, công
chức xã, thị trấn trên địa bàn.
8. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về giao thông
vận tải và các dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của
pháp luật.
* Các nhiệm vụ khác:
1. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao với Uỷ ban nhân dân huyện, Sở Xây dựng, Sở
Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có thẩm quyền
khác theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ
luật, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ, chính sách khác
đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy
định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện.
3. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân
công, phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện.
11


4. Thực hiện các nhiệm vụ khác về các lĩnh vực quản lý nhà nước về giao thông
vận tải, xây dựng theo sự phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân
dân huyệnvà theo quy định của pháp luật.
III. Tổ chức và biên chế
1. Phòng Quản lý đô thị có Trưởng phòng và không quá 03 Phó trưởng phòng.
a) Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.

b) Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công
tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng
phòng uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
c) Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ
chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Biên chế: Biên chế của Phòng Quản lý đô thị do Ủy ban nhân dân huyện
quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được UBND Thành phố
giao hàng năm.

*Phòng tài chính kế hoạch
A - Vị trí, chức năng:
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân
dân huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch, đầu tư và đăng ký
kinh doanh; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy
ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố.
B - Nhiệm vụ, quyền hạn:
I - Lĩnh vực tài chính, ngân sách:
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính
sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn huyện.
2. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, Ủy ban nhân dân xã,
phường xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách
huyện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và hướng dẫn của Sở Tài
chính thành phố, trình Ủy ban nhân dân huyện để trình Hội đồng nhân dân
huyện.
3. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp
quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã,
phương án phân bổ ngân sách huyện trình Ủy ban nhân dân huyện để trình Hội

đồng nhân dân huyện quyết định;
Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để Ủy ban nhân dân huyện
trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách
12


đã được quyết định; lập quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước trình Ủy ban
nhân dân huyện để trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn;
Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, thực hiện quyết toán ngân sách cấp xã.
4. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ
kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác và các cơ quan, đơn vị hành
chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc huyện.
Phối hợp với các cơ quan thu thuế trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
5.Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định và chịu
trách nhiệm về việc thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán
thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm
quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã)
trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét gửi Sở Tài chính thành phố; báo cáo bổ
sung quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính thành phố sau khi được Hội đồng
nhân dân huyện phê chuẩn.
Tổ chức thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành, trình Ủy ban nhân dân
huyện phê duyệt theo thẩm quyền; thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án
đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách huyện quản lý.
6. Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc huyện
theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
7. Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài
chính theo quy định của pháp luật.

8. Quản lý giá theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố; báo cáo tình hình
giá cả thị trường trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá của các tổ
chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn.
9. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về tài chính, ngân sách và giá theo quy
định.
10. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh tra
việc thi hành pháp luật tài chính; giúp Ủy ban nhân dân huyện giải quyết các
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.
II - Lĩnh vực kế hoạch - đầu tư, đăng ký kinh doanh:
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực
hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của Ủy ban nhân dân thành
phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa
bàn.
2. Trình Ủy ban nhân dân huyện các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về
lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực
hiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
3. Là đầu mối tổng hợp và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về các chương
trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự
án, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện.
13


4. Cung cấp thông tin, xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phòng chuyên môn,
nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu
tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho Ủy ban nhân dân
xã, phường.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát và đánh giá đầu tư;
kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn
huyện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

6. Phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác của huyện hướng dẫn
phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình; thực hiện cấp
đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
7. Tổng hợp và báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban
nhân dân huyện, với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố.
III - Trình Ủy ban nhân dân huyện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính
trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của đơn vị và chịu trách nhiệm
chỉ đạo, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của đơn vị.
IV - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân
công của Ủy ban nhân dân huyện
*Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
I. Vị trí, chức năng:
1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Huyện là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Huyện, có chức năng tham mưu tổng hợp
cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về hoạt động của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều
hành của Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương;
Kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có tư cách pháp
nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của Ủy ban nhân dân Huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân Thành phố.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn

* Đối với chức năng là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân
1. Trình Ủy ban nhân dân Huyện chương trình làm việc, kế hoạch công tác
hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của Ủy ban nhân dân Huyện. Đôn
đốc, kiểm tra các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn việc
14


thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Huyện sau khi được phê duyệt; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công
tác phối hợp giữa các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn theo quy
định của pháp luật;
2. Thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện theo
quy định của pháp luật. Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất
được giao theo quy định của pháp luật;
3. Trình Ủy ban nhân dân Huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm,
các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân
Huyện;
4. Chủ trì soạn thảo các đề án, dự thảo văn bản theo phân công của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Huyện; theo dõi, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn, Ủy
ban nhân dân cấp xã soạn thảo, chuẩn bị các đề án được phân công phụ trách;
5. Có ý kiến thẩm tra độc lập đối với các đề án, dự thảo văn bản của các
phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trước khi trình Ủy ban
nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện xem xét, quyết định;
6.Giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện giữ mối
quan hệ phối hợp công tác với Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy, Thường trực
Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Huyện, các đoàn thể nhân dân cấp
Huyện, và các cơ quan, tổ chức của Trung ương, của thành phố đóng trên địa
bàn địa phương;
7. Tổ chức công bố, truyền đạt các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân

dân Huyện; các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có
liên quan. Giúp Ủy ban nhân dân Huyện phối hợp với các cơ quan chức năng
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó tại các phòng chuyên
môn, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn;
8. Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Huyện; công tác công văn, giấy tờ, văn thư, hành chính,
lưu trữ, tin học hoá hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân Huyện;
9. Trình Ủy ban nhân dân Huyện chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi của Văn phòng Ủy
ban nhân dân Huyện;
10. Phối hợp với Phòng Nội vụ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
về nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ, tin học hoá quản lý hành chính nhà
nước theo quy định của pháp luật;
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện công tác phòng, chống tham
nhũng, lãng phí trong phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân Huyện
theo quy định của pháp luật và phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện;
12. Tổ chức các phiên họp, buổi làm việc, tiếp khách và các hoạt động của
Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện; bảo đảm điều kiện hoạt
động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện và các tổ chức có
liên quan theo quy định của Ủy ban nhân dân Huyện;
13. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức của cơ quan;
15


14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và tài
sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật được giao theo quy định của pháp luật
và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân Huyện;
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Huyện giao.

* Đối với việc tổ chức phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân,
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội
đồng nhân dân Huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Huyện có các nhiệm vụ sau đây:
1. Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng
tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội
đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân; tổ chức phục vụ việc thực hiện
chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;
2. Tham mưu, phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân điều hành công
việc chung của Hội đồng nhân dân; điều hoà, phối hợp hoạt động các Ban của
Hội đồng nhân dân; bảo đảm việc thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng
nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, nội quy
kỳ họp Hội đồng nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân giữ mối liên
hệ với Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân; phục vụ Hội đồng nhân dân,
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân trong hoạt động
đối ngoại;
3. Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân xây dựng chương trình, tổ chức
phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân
dân và các Ban của Hội đồng nhân dân; đôn đốc cơ quan, tổ chức hữu quan
chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân, cuộc họp của Thường trực
Hội đồng nhân dân, cuộc họp Ban của Hội đồng nhân dân;
4. Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân xây
dựng báo cáo công tác; phục vụ Ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra đề án, báo
cáo, dự thảo nghị quyết; giúp Thư ký kỳ họp Hội đồng nhân dân hoàn chỉnh
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân hoàn
thiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
5. Phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của
Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát;
theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện kiến nghị trong kết luận
giám sát;

6. Phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của
Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân, tiếp nhận, xử
lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; theo dõi, đôn đốc việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;
7. Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu Hội đồng
nhân dân tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tổng hợp ý kiến,
kiến nghị của cử tri và gửi cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét giải quyết;
8. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức lấy ý kiến đóng góp
vào dự án Luật, dự án Pháp lệnh và các văn bản khác theo yêu cầu của Thường
trực Hội đồng nhân dân thành phố;
16


9. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân trong công tác bầu cử đại biểu
Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phê chuẩn kết quả bầu
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, thị trấn;
10. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân
trong công tác giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
11. Phục vụ Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của
Hội đồng nhân dân giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan thành phố và
Huyện, Thường trực Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đoàn
thể ở địa phương;
12. Phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân lập dự toán kinh phí hoạt
động hàng năm, tổ chức thực hiện, quản lý kinh phí hoạt động của Hội đồng
nhân dân;
13. Bảo đảm điều kiện hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực
Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
và đại biểu Hội đồng nhân dân; phục vụ Thường trực Hội đồng nhân dân thực

hiện chế độ, chính sách đối với đại biểu Hội đồng nhân dân;
14. Quản lý cơ sở vật chất, hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác hành
chính, lưu trữ, bảo vệ và lễ tân của cơ quan của Hội đồng nhân dân;
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thường trực Hội đồng nhân dân giao.
III. Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có Chánh Văn
phòng, không quá 03 Phó Chánh Văn phòng, các công chức chuyên môn và lao
động hợp đồng theo quy định của pháp luật.
a. Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Huyện và trước pháp
luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ
hoạt động của Văn phòng.
b. Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng phụ trách và theo dõi
một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp
luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt một Phó
Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động
của Phòng.
c. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn
nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Chánh Văn phòng, Phó
Chánh Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện quyết định theo quy định
của pháp luật.
2. Biên chế: Biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân do Ủy ban nhân dân Huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của
Huyện.

17




×