Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý cháy rừng tại huyện hướng hóa tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên được đào tạo chuyên ngành Lâm Nghiệp thuộc khoa
Nông-Lâm-Ngư, trường đại học Quảng Bình. Sau 4 năm học tập, với mong
muốn được tiếp thu kiến thức từ nhà trường để áp dụng vào thực tiễn sản xuất và
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, góp phần vào sự nghiệp quản lý bảo vệ rừng
của đất nước. Được sự phân công của khoa Nông-Lâm-Ngư, trường đại học
Quảng Bình, sự nhất trí của thầy giáo hướng dẫn tôi đã đến Hạt Kiểm lâm huyện
Hướng Hóa thực hiện đề tài tốt nghiệp:“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp quản lý cháy rừng tại huyện Hướng Hóa- tỉnh Quảng Trị.”
Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã bám sát nội dung và phương
pháp nghiên cứu, đồng thời nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ
quan, tổ chức, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời
gian thực tập tại Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa. Với tình cảm sâu sắc, chân thành
cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban lãnh đạo cùng đồng chí
Kiểm lâm Nguyễn Thoại Tuấn Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa đã nhiệt tình
cung cấp những số liệu cần thiết để tôi hoàn thành khóa luận. UBND huyện
Hướng Hóa, UBND thị trấn Khe Sanh, các đồng chí kiểm lâm địa bàn cùng
người dân địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành đợt
thực tập tốt nghiệp đúng thời gian quy định của nhà trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo: ThS Nguyễn
Phương Văn đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này
trong thời gian qua.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học
viên, luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung,
nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, Ngày 20 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Trần Thị Thu Hương




Bảng 4.1

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Giá trị sản xuất đạt được năm 2016

Bảng 4.2

Cơ cấu kinh tế của huyện Hướng Hóa

Bảng 4.3

Hiện trạng tài nguyên rừng huyện Hướng Hóa năm 2016

Bảng 4.4

Hiện trạng sử dụng đất huyện Hướng Hóa

Bảng 4.5

Thống kê diện tích cháy rừng trên địa bàn huyện Hướng Hóa

Bảng 4.6

Thống kê số lượng chòi canh lửa rừng hiện có

Bảng 4.7

Biểu điều tra kết cấu VLC dưới tán rừng


Bảng 4.8

Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi

Bảng 4.9

Nhiệt độ, khí hậu huyện Hướng Hóa

Bảng 4.10

Lực lượng chữa cháy rừng

Bảng 4.11

Phương tiện chữa cháy rừng

Bảng 4.12

Một số hoạt động trong công tác bảo vệ rừng năm 2015-2017

Bảng 4.13

Kế hoạch PCCCR của Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa

Bảng 4.14

Kết quả điều tra phỏng vấn



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 4.1

Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị

Hình 4.2

Diện tích gieo trồng thống kê năm 2016 trên địa bàn huyện

Hình 4.3

Diện tích đất có rừng

Hình 4.4

Thảm thực bì dưới tán rừng

Hình 4.5

Vật liệu cháy dưới tán rừng Thông

Sơ đồ 4.1

Cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa.

Sơ đồ 4.2

Cơ cấu tổ chức PCCCR.

Sơ đồ 4.3


Thống kê tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện Hướng Hóa


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Chú giải

BCH BV&PTR

Ban chỉ huy bảo vệ và phát triển rừng

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BQL

Ban quản lý

BQL RPH

Ban quản lý rừng phòng hộ

BQL KBTTN

Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

BV&PTR


Bảo vệ và phát triển rừng

BVR-PCCCR

Bảo vệ rừng- Phòng cháy chữa cháy rừng

Ha

Hecta

HKL

Hạt Kiểm lâm

KT- QP

Kinh tế- Quốc Phòng

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Ủy ban nhân dân


VLC

Vật liệu cháy


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận
quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc
dân, gắn liền với đời sống của nhân dân, với sự sống còn của dân tộc. Nước ta
hiện nay có trên 14,062 triệu ha rừng, trong đó hơn một nửa là các loại rừng dễ
cháy. Chính vì vậy, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được đặt ra là
một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của các cấp, các ngành và
toàn bộ xã hội.
Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra ở nước ta và ở
nhiều nước trên thế giới, không những gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước
mà còn thiệt hại đến tài sản, tính mạng của nhân dân, ảnh hưởng xấu đến cảnh
quan môi trường... Vì vậy, phòng cháy chữa cháy là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng, hơn bao giờ hết đòi hỏi các cấp, các ngành cùng toàn thể cộng đồng tích
cực tham gia nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường sống.
Hướng Hóa là một huyện miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp
chiếm trên 80% tổng diện tích trong toàn huyện. Trong thời gian qua, công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã đạt những kết quả tốt. Tuy nhiên, với đặc
trưng khí hậu khô nóng kéo dài trong mùa nắng kèm theo gió Tây-Nam thổi
mạnh, rừng trồng lại xa khu vực dân cư, hệ thống giao thông trong lâm nghiệp
còn hạn chế kết hợp với thực bì dưới tán rừng chủ yếu là lau sậy, điều kiện kinh
tế xã hội còn nhiều khó khăn nên nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng vẫn thường xuyên
đe dọa.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và tính cấp thiết của công tác phòng cháy
chữa cháy rừng .Với mong muốn tìm ra những giải pháp, chiến lược để thực

hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng nói chung và công tác phòng cháy chữa
cháy rừng nói riêng. Nhằm làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng góp
phần quản lý bảo vệ rừng bền vững tôi quyết định thực hiện đề tài “ Đánh giá
hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý cháy rừng tại huyện Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị”.


PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của loài người và hiện đang đứng trước
mối đe dọa ở mức báo động. Rừng bị suy giảm là do sự can thiệp vô trách nhiệm
của con người. Sự chặt phá rừng và săn bắt chim thú bừa bãi, đặc biệt là đốt
rừng làm nương rẫy đã dẫn đến thảm họa cháy rừng, ảnh hưởng vô cùng to lớn
đến hệ sinh thái rừng, đến cuộc sống động, thực vật và quan trọng hơn là đến
cuộc sống con người.
Mặt khác do dân số tăng lên đòi hỏi về nhu cầu vật chất và xã hội. Tương
quan giữa tài nguyên, môi trường và dân số thường xuyên biến đổi làm mất cân
bằng. Chính vì vậy, chưa đáp ứng nhu cầu bảo vệ và phát triển rừng một cách
bền vững.
Để hạn chế những tác hại trên và tìm ra phương hướng cơ bản cho công tác
quản lý bảo vệ rừng nói chung, công tác phòng cháy chữa cháy nói riêng trên địa
bàn quản lý của Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa, tôi tìm hiểu để thực hiện đề tài này
làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng một chiến lược quản lý bảo vệ rừng trên
địa bàn. Đề tài được thực hiện dựa trên các văn bản quy định của nhà nước về
công tác quản lý bảo vệ rừng như sau:
- Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có hiệu lực từ ngày 01/04/2004;
- Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Căn cứ nghị định 09/2006/NĐ- CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính
phủ Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Căn cứ quyết định 07/2012/QĐ- TT ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Thủ

tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Quyết định số 127/2000 ngày 11-12-2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành quy định về cấp dự báo, báo động và biện pháp
tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Căn cứ Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày 17/5/2007 của UBND
tỉnh Quảng Trị về việc Phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch BV&PTR đến năm 2010
và định hướng 2020.
- Căn cứ Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2010 đã
được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1755/QĐ- UBND ngày
04/08/2005.
- Các chỉ thị của UBND Huyện Hướng Hóa về công tác phòng cháy chữa
cháy rừng.


- Và một số công văn, chỉ thị của Bộ NN&PTNT, Cục Kiểm lâm…có liên
quan đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Mục đích yêu cầu và phòng cháy chữa cháy rừng: Khi nghiên cứu về bản
chất của sự cháy rừng chúng ta đã hiểu quá trình cháy gồm 3 yếu tố tham gia:
Vật liệu cháy, ô xi và nguồn nhiệt. Ba yếu tố đó tạo thành một “ tam giác lửa”.
Nghiên cứu các yếu tố đó cần thiết tham gia quá trình cháy để đề ra biện pháp
phòng ngừa, dự báo phát hiện và phòng cháy rừng là phải tiến hành đồng thời và
thường xuyên.
Sự hình thành và phát triển của một đám cháy rừng phụ thuộc vào 3 yếu tố
cơ bản là ô-xy, vật liệu cháy và nguồn nhiệt gây cháy. Ba yếu tố đó tạo thành
một “tam giác lửa”, nếu thiếu một trong ba yếu tố đó thì quá trình cháy sẽ không
xảy ra.
- Trong đó yếu tố ô-xy luôn có sẵn trong không khí (chiếm 21%). Do đó,
nó luôn đủ để duy trì và phát triển các đám cháy rừng mà ở các vùng rừng khác
nhau không có sự sai khác rõ rệt về hàm lượng ô-xy cho nên ta có thể coi yếu tố
ô-xy là đồng nhất.

- Vật liệu cháy là những tính chất của nó có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến
cháy rừng. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì những tính chất của vật liệu
quyết định của khả năng bắt lửa và cháy rừng là độ ẩm, thành phần hóa học (tinh
dầu, chất tro), khối lượng, kích thước và phân bố không gian…
Căn cứ tình hình thực tiễn công tác PCCCR:
- Rừng tự nhiên phân bố tập trung chủ yếu của huyện Hướng Hóa tại các
địa bàn xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh,
Húc, Ba Tầng, Hướng Lộc được xác định cho mục đích phòng hộ và đặc dụng.
- Rừng trồng chủ yếu của BQL rừng phòng hộ Hướng Hóa- Đakrông tại
Khe Sanh, Tân Thành, Hướng Linh, Hướng Tân, Húc, Tân Liên, Tân Lập và
Đoàn KT- QP 337 tại Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Sơn.
- Diện tích rừng dễ cháy tập trung chủ yếu ở rừng Thông thuần loài và
thông hỗn giao hiện có hơn 2.100 ha.
- Thực bì dưới tán rừng trồng phần lớn là cỏ, lau lách và cây bụi, vào mùa
nắng nóng rất dễ khô kiệt làm cho các đám cháy lan tràn rất nhanh và rất nguy
hiểm.
- Phương tiện chữa cháy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn hạn chế,
việc huy động lực lượng còn gặp nhiều khó khăn, năng lực chỉ huy chữa cháy
rừng đối với một số xã còn hạn chế.
- Đời sống kinh tế của người dân là chủ yếu làm rẫy, ruộng, trồng cây công
nghiệp ngoài ra còn có các nghề dịch vụ, thương nghiệp, buôn bán, xây dựng...


2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình cháy rừng trên thế giới
Rừng che phủ một phần ba diện tích lục địa, thực hiện nhiều chức năng,
cung cấp các dịch vụ thiết yếu và duy trì sự sống trên hành tinh. Hiện nay, sinh
kế của 1,6 tỷ người trên trái đất phụ thuộc vào rừng.
Ngày nay, rừng chiếm 31% tổng diện tích đất trên thế giới, là thảm thực vật
giữ vai trò to lớn đối với con người như cung cấp gỗ, củi, điều hòa không khí,

ngăn chặn gió bão, tạo ra oxy, nơi cư trú của muôn loài thực vật và nơi tàng trữ
các nguồn tài nguyên quý hiếm. Đặc biệt, rừng là một yếu tố quan trọng trong sự
phát triển bền vững toàn cầu. Có khoảng 350 triệu ha đất bị cháy mỗi năm,
tương đương khoảng 9% diện tích rừng ( bao gồm cả savan, cây bụi ). Diện tích
rừng bị cháy vào khoảng 5% tổng diện tích rừng trên thế giới.
Trong những năm qua trên thế giới đã xãy ra nhiều vụ cháy rừng và mang
lại hậu quả nghiêm trọng cho tài nguyên rừng hiện có. Điểm lại những vụ cháy
rừng gây thiệt hại lớn trên thế giới, theo Trang Phan (Trung tâm tin tức VTV24)
thứ sáu, ngày 06/05/2016 đã xãy ra những vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra
trong thời gian gần đây:
- Cháy rừng tại Victoria 2009: Các vụ cháy rừng đã lan ra khắp tiểu
bang Victoria, vùng Ðông Nam Úc: hôm Thứ Bảy ngày 7 tháng 2, 2009. Các
ngọn lửa cao ngất đã thiêu hủy toàn bộ nhiều thị trấn tại Victoria, khiến dân
chúng nơi đây lũ lượt dùng xe hốt hoảng tháo chạy trong khi số người thiệt
mạng lên đến 108; hôm Thứ Hai 9 tháng 2, giờ địa phương, đánh dấu thiên tai
hỏa hoạn gây thiệt hại nhân mạng lớn nhất từ trước đến nay tại quốc gia này.
Chỉ ngày kế tiếp, con số thiệt mạng đã tăng lên 173 người và thiêu hủy khoảng
750 căn nhà trong lúc nhiệt độ cao và gió với cường độ rất mạnh đã cùng nhau
tạo thành biển lửa khủng khiếp.
- Hỏa hoạn tại Indonesia: Thiệt hại tới 35 tỷ USD. Cuối năm 2015, cháy
rừng bùng phát và lan rộng từ hai hòn đảo lớn của Indonesia. Khói bụi của đám
cháy thậm chí còn lan rộng sang cả 2 nước láng giềng là Singapore và Malaysia,
khiến bầu không khí nơi đây chìm trong khói mù. Khoảng 500.000 người bị ảnh
hưởng trực tiếp và 43 triệu dân cư quanh khu vực phải hít khói độc trong nhiều
tháng. Ước tính, Indonesia đã thiệt hại tới 35 tỷ USD vì vụ cháy rừng được coi
là một trong những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng nhất thế kỷ 21.
- Năm 2015 tại Mỹ đã xảy ra 51.000 vụ hỏa hoạn. Năm 2015 cũng là năm
nước Mỹ chứng kiến thiệt hại kỷ lục do “giặc lửa” gây ra trong vòng 50 năm.
Hơn 51.000 vụ hỏa hoạn đã xảy ra, thiêu rụi tới 4,5 triệu ha rừng, lớn hơn cả
diện tích đất nước Đan Mạch.



- Cháy rừng dữ dội tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha: Ngày 08/09/2016,
Theo giới chức Bồ Đào Nha, hỏa hoạn liên tiếp trong mấy ngày qua đã thiêu hủy
một diện tích lớn đất rừng. Công viên quốc gia Peneda-Geres, công viên tự
nhiên duy nhất của Bồ Đào Nha là một trong những khu vực xảy ra hỏa hoạn
nghiêm trọng nhất khi các đồng cỏ tại đây hoàn toàn bị thiêu hủy. Kể từ đầu
năm đến nay, cháy rừng ở Bồ Đào Nha đã tàn phá hơn 112.000 ha đất rừng. Các
vụ cháy rừng trên đảo Madeira hồi tháng 8 đã cướp đi sinh mạng của 3 người,
khiến hàng chục người mất nhà cửa. Còn tại Tây Ban Nha, lính cứu hỏa bờ biển
phía Đông của Tây Ban Nha đang nỗ lực dập dắt các đám cháy rừng gần khu
nghỉ dưỡng Benidorm. Kể từ khi bùng phát hôm 4/9, cháy rừng tại đây đã khiến
1.400 người phải sơ tán.
- Vụ cháy bụi rậm là thảm họa thiên nhiên tệ hại nhất ở Úc trong 110 năm.
Vụ cháy dữ dội nhất gần đây tại Úc, đã xảy ra hồi năm 1983, làm 75 người chết
và hơn 3.000 ngôi nhà bị thiêu rụi tại các tiểu bang Victoria và South Australia.
Ngoài ra trước đó có 71 người chết và 650 căn nhà bị phá hủy trong trận cháy
năm 1939.
Nguyên nhân cháy:
- Nhiệt độ tăng cao, đất đai khô cằn và nhiều cánh rừng lớn biến thành tro
bụi. Những hiện tượng bất thường này không còn bó hẹp ở một số quốc gia hay
khu vực mà đang xảy ra hầu khắp trên thế giới. Từ vùng rừng Taiga ở Sibérie
của Nga đến khu rừng Rockies rộng lớn ở Canada, miền Nam California (Mỹ)
và Australia, các nhà khoa học đã tìm thấy những bằng chứng rõ ràng cho thấy
tình trạng cháy rừng tràn lan hiện nay có nguồn gốc từ sự biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu của Viện Scripps (Mỹ) nhận thấy kể từ thập niên 1970 đến nay, số
vụ cháy rừng lớn tăng vọt không chỉ ở Bắc Mỹ mà khắp trên thế giới.
- Do sấm sét: Theo Tailor (1974) hằng năm trên thế giới có khoảng 50.000
vụ cháy rừng do sấm sét gây ra, chiếm gần 1% tổng số lần sét đánh xuống mặt đất
và đồng cỏ. Trong đó 20% số vụ cháy rừng xãy ra ở Mỹ và 80% số vụ xãy ra ở

dãy núi Skalit, các bang dọc theo bờ biển Thái Bình Dương và ở nhiều nơi khác.
- Các nguyên nhân tự nhiên của các vụ cháy rừng bao gồm các hiện tượng
khí hậu như El Nino, thường làm cho vùng Bắc Mỹ khô hạn hơn trong nhiều
năm qua. Tác động của con người gây ra bao gồm phát thải khí nhà kính từ việc
đốt nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu...), gây ra hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt
bị giữ lại trong bầu khí quyển Trái Đất dẫn đến hiện tượng Trái Đất đang nóng
dần lên.


Các kết quả nghiên cứu về dự báo cháy rừng
Công tác dự báo cháy rừng trên thế giới đã được tiến hành cách đây hằng
trăm năm. Từ đó đến nay đã có rất nhiều nhà lâm nghiệp nghiên cứu và đưa ra
nhiều phương pháp, ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực này mà đến nay vẫn đang
còn được sử dụng. Những công trình nghiên cứu về cháy rừng đã được một số
nhà khoa học tiến hành từ những năm đầu thế kỷ XX tại các nước có nền kinh tế
và lâm nghiệp phát triển như: Mỹ, Thụy Điển, Australia, Pháp, Canada, Nga,
Đức,…
- Nghiên cứu bản chất của cháy rừng: Kết quả nghiên cứu đã khẳng định
rằng cháy rừng là hiện tượng ôxy hoá các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt
độ cao. Nó xảy ra khi có mặt đồng thời của 3 yếu tố, hay còn gọi là tam giác cháy:
nguồn nhiệt (lửa), ôxy và vật liệu cháy. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của 3 yếu tố trên
mà cháy rừng có thể được hình thành, phát triển hay bị ngăn chặn hoặc suy
yếu đi (Brown,1979; Belop,1982; Chandler, 1983). Vì vậy, về bản chất, những
biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng chính là những biện pháp tác động vào 3
yếu tố trên theo chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy.
- Các nhà khoa học phân biệt 3 loại cháy rừng:
(1) Cháy dưới tán cây, hay cháy mặt đất rừng, là trường hợp chỉ cháy một
phần hay toàn bộ lớp cây bụi, cỏ khô và cành rơi lá rụng trên mặt đất;
(2) Cháy tán rừng (ngọn cây) là trường hợp lửa lan tràn nhanh từ tán cây
này sang tán cây khác;

(3) Cháy ngầm là trường hợp xảy ra khi lửa lan tràn chậm, âm ỉ dưới mặt
đất, trong lớp thảm mục dày hoặc than bùn. Trong một đám cháy rừng có thể
xảy ra một hoặc đồng thời 2, 3 loại cháy rừng trên. Tuỳ theo loại cháy rừng mà
người ta đưa ra những biện pháp phòng và chữa cháy khác nhau (Brown A.A,
1979; Mc Arthur A.G, 1986; Gromovist R, 1993).
- Nghiên cứu về mùa cháy rừng: Mùa cháy ( theo U.R Krum, 1959) đó là
thời kỳ hoặc những thời kỳ trong năm thích hợp cho lửa rừng xảy ra hoặc lan tràn.
- Từ năm 1920 đến năm 1929, nhiều tác giả ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu
các nguyên nhân gây cháy rừng, đã nghiên cứu mối tương quan giữa độ ẩm vật
liệu cháy với các yếu tố khí tượng, dòng đối lưu không khí ở đám cháy và mối
tương quan giữa dòng đối lưu với gió. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng cháy
chữa cháy rừng.
- Ở Nga cũng có nhiều nhà nghiên cứu về cháy rừng, trong đó có V.G
Nesterov (1939), Melekhop I.C (1984), Arxubasev C.P (1957). Họ đã đi sâu
nghiên cứu các yếu tố khí tượng thủy văn và các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả


năng xuất hiện cháy rừng. Công trình nghiên cứu được sử dụng nhiều nhất là
của Nesterov (1939) về phương pháp dự báo cháy rừng tổng hợp.
- Ở Mỹ, từ năm 1941 E.A.Beal và C.B.Show đã nghiên cứu và dự báo được
khả năng cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của lớp thảm mục rừng.
- Năm 1973, T.O.Stoliartsuk đã tiến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp
dự báo cháy rừng của Trung tâm khí tượng thủy văn Liên Xô và đề nghị xác
định hệ số K theo lượng mưa.
- Đến năm 1978, các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra được hệ thống dự báo cháy
rừng tương đối hoàn thiện. Theo hệ thống này có thể dự báo nguy cơ cháy rừng
trên cơ sở phân ra các mô hình vật liệu. Khi kết hợp với các số liệu quan trắc khí
tượng và những số liệu về điều kiện địa hình người ta có thể dự báo được khả
năng xuất hiện cháy rừng và mức độ nguy hiểm của đám cháy nếu xảy ra.
- Kết quả nghiên cứu về lựa chọn loài cây phòng cháy:

+ Từ những năm đầu của thế kỷ XX các nước Đức, nga, Mỹ đã xây dựng
hệ thống đường băng cản lửa trên đó trồng những loài cây có khả năng chống
chịu lửa cao và có giá trị kinh tế như là: Sồi, Dẻ, Hoa mộc…
+ Ở Nga và các nước Châu Âu, từ những năm 30 đã bắt đầu nghiên cứu
những đai rừng trồng hỗn giao giữa cây lá rộng và cây lá kim để phòng cháy cho
những khu rừng lá kim rộng lớn. Tới những năm 60 họ đã xác định được một số
loài cây chủ yếu: Sồi, Dẻ, Dương…
+ Ở Trung quốc, những năm 70 để thay thế các đường băng trắng ngăn lửa
người ta đã xây dựng các đai rừng phòng cháy với các loài cây lá rộng. Các loài
cây được lựa chọn trồng trên các đai rừng phòng cháy dựa theo nguyên tắc (đất
nào cây đấy) và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để lựa chọn các loài cây
có khả năng chống chịu lửa như: phương pháp điều tra thực bì sau cháy,
phương đốt trực tiếp, phương pháp xác định thực nghiệm, phương pháp đánh
giá tổng hợp. Với những phương pháp lựa chọn đó, Trung quốc đã lựa chọn
được hàng chục loài cây có khả năng phòng cháy, nổi bật là: Phối thuốc, Dổi,
Trinh nữ, Sau sau…
2.2.2. Tình hình cháy rừng trong nước.
Việt Nam hiện có trên 11,8 triệu ha rừng (độ che phủ tương ứng là 35,8%),
với 9,8 triệu ha rừng tự nhiên và 2 triệu ha rừng trồng. Trong những năm gần
đây diện tích rừng tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại có chiều hướng suy giảm,
rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 7%, trong khi rừng thứ sinh nghèo kiệt chiếm
gần 70% tổng diện tích rừng trong cả nước, đây là loại rừng rất dễ xẩy ra cháy,
hiện nay, Việt Nam có khoảng 6 triệu ha rừng dễ cháy, bao gồm rừng thông,
rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái


sinh tự nhiên và rừng đặc sản....cùng với diện tích rừng dễ xảy ra cháy tăng thêm
hằng năm, thì tình hình diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và khó lường ở
Việt Nam đang làm nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày càng
nghiêm trọng.

Việt Nam là một nước nhiệt đới, có tài nguyên rừng bị suy giảm nhanh
chóng, hằng năm rừng nước ta mất khoảng 20.000-25.000 ha chiếm 5% rừng
nhiệt đới bị phá hủy. Nhiều năm gần đây, tình hình cháy rừng trên địa bàn cả
nước đang có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê về cháy rừng và thiệt
hại do cháy rừng gây ra trong vòng 40 năm qua (1963- 2002) của Cục Kiểm
lâm; tổng số vụ cháy rừng là trên 47.000 vụ, diện tích thiệt hại trên 633.000 ha
rừng (chủ yếu là rừng non), trong đó có 262.325 ha rừng trồng và 376.160 ha
rừng tự nhiên. [10]
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy rừng, nhưng chủ yếu vẫn là do con
người gây ra. Theo thống kê, hằng năm có khoảng 70% số vụ cháy rừng là do
đốt nương làm rẫy. Mức độ cháy rừng những tháng đầu năm nay xãy ra nghiêm
trọng, diễn biến phức tạp hơn. Riêng tháng 2 năm 2010, cả nước có 13 vụ cháy,
thiệt hại gần 1.100 ha rừng.[10]
Theo PGS. TS Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm
nghiệp (Bộ NN&PTNT) trong năm 2013, trên địa bàn cả nước đã để xảy ra 249
vụ cháy rừng, giảm 138 vụ so với năm 2012; gây thiệt hại 965 ha, trong khi năm
trước cả nước có tới 1.325 ha rừng bị cháy. Diện tích rừng bị cháy chủ yếu tập
trung ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Những địa phương bị thiệt hại
nhiều gồm: Gia Lai 407 ha, Bình Phước 92 ha, Cà Mau 57 ha, Lâm Đồng 37 ha,
Ninh Thuận 36 ha. [10]
Bộ NN&PTNT cho biết, những tháng đầu năm 2016 do thời tiết khô hạn
nên đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng trên diện rộng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã
có 3.309 ha rừng bị cháy, tăng gấp 3 lần so với năm 2015. [10]
Nguyên nhân cháy
Nhiều năm gần đây, tình hình cháy rừng trên địa bàn cả nước đang có chiều
hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy rừng, nhưng chủ yếu vẫn là
do con người gây ra.
- Theo thống kê, hằng năm có gần 70% số vụ cháy rừng là do đốt nương
làm rẫy. Mức độ cháy rừng những tháng đầu năm nay xảy ra nghiêm trọng.
- Ở một số địa phương, các cơ quan chức năng còn lơ là, chủ quan; người

dân thiếu kiến thức, ý thức bảo vệ, phòng, chống cháy rừng.
- Do người đi rừng thiếu ý thức như vứt tàn thuốc, đốt than, đốt rác... hoặc
gây cháy trong lúc khai thác rừng trồng.


- Do điều kiện tự nhiên, thời tiết và các nhân tố khí tượng.
- Do xã hội công tác hóa quản lý bảo vệ rừng, sự phối hợp giữa các lực
lượng tham gia PCCCR chưa thống nhất, kém hiệu quả..
- Do các hoạt động sản xuất của con người: đốt rừng làm nương rẫy, đốt
quang thực bì, hun khói để lấy mật ong…Nguồn lửa gây cháy rừng ở Việt Nam
chỉ có nguyên nhân chủ quan từ phía con người. Một số tác giả nghiên cứu về
nguyên nhân gây cháy rừng kết quả cho thấy: Do đốt rừng làm nương rẫy gây
cháy rừng chiếm 63,9%; đốt than, đốt cỏ để có cỏ non phục vụ chăn thả đại gia
súc, xử lý thực bì để trồng rừng, đốt thực bì để thu nhặt kim loại, hun khói để lấy
mật ong, gây cháy rừng chiếm 21,8% .
- Còn lại là do các nguyên nhân khác, ví như: trẻ em trăn trâu đốt lửa sưởi
ấm, đốt hương khi tảo mộ, thả đèn trời, các hoạt động du lịch sinh thái, bắn đạn
thật trong rừng; đạn, thuốc súng còn sót lại trong chiến tranh ở các khu rừng khi
gặp điều kiện thuận lợi có thể gây cháy nổ v.v.. và các phong tục tập quán của
bà con đồng bào dân tộc thả đèn trong các ngày lễ hội vô ý gây cháy rừng.
Các kết quả nghiên cứu về dự báo cháy rừng
- Nhiều nhà lâm nghiệp của Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra những
phương pháp dự báo cháy rừng với khí hậu của Việt Nam;
- Xác định mùa cháy rừng: Sử dụng phương pháp chỉ số khô hạn của
GS.TS. Thái Văn Trừng (1970);
- Từ năm 1989 – 1992, tổ chức UNDP đã hỗ trợ “ Dự án tăng cường khả
năng phòng cháy, chữa cháy rừng cho Việt Nam”;
- Kết quả nghiên cứu về các giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong phòng cháy
rừng: Phó Đức Đỉnh (1996) phân tích hiệu quả của giải pháp đốt trước nhằm
giảm khối lượng vật liệu cháy;

- T.S Bế Minh Châu (2001) đã nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí
tượng đến độ ẩm và khả năng cháy của vật liệu cháy dưới rừng Thông tại một số
vùng trọng điểm Thông ở miền Bắc Việt Nam;
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng Thông ba lá (Pinus
kesiya RoyleexGondon). Rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Powel) ở Việt Nam;
- Lê Thị Hiền và cộng sự (2004 – 2006) đã nghiên cứu đặc điểm phân hóa
của một số nhân tố khí tượng và nguy cơ cháy rừng ở các kiểu rừng có nguy cơ
cháy cao;
- Lê Văn Tập (2007) nghiên cứu cơ sở khoa học để hiệu chỉnh cấp dự báo
nguy cơ cháy trên 3 loại rừng cho các tỉnh Bắc Trung Bộ;
- Hà Văn Hoan (2007) đã nghiên cứu một số giải pháp nhằm quản lý VLC
cho rừng trồng tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị;


- Nguyễn Tuấn Anh (2008) đã phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tỉnh
Quảng Bình, tác giả đã đưa ra được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và
lượng mưa trung bình theo kinh độ, vĩ độ và độ cao để có thể phân vùng trọng
điểm cháy theo điều kiện khí hậu và địa hình thành 5 cấp;
- Các tác giả Ngô Quang Đê, Phạm Ngọc Hưng (1983), Hoàng Kim Ngũ
(1992), Nguyễn Minh Châu (1999) đã nghiên cứu các loài cây có khả năng chống
chịu lửa và đã lựa chọn được một số loài chủ yếu sau: Keo lá tràm, Keo tai tượng,
Keo lai, Dổi xanh, Vối thuốc... đưa vào trồng trên đường băng cản lửa và đã được
một số tỉnh áp dụng để xây dựng đường băng xanh như Lạng Sơn, Bắc Giang.
- Trước tình trạng cháy rừng hiện rất nghiêm trọng và phức tạp ở Việt Nam
cũng như thế giới, Phòng nghiên cứu không gian FSpace, Viện nghiên cứu đại
học FPT đã làm việc với đội dự án UNIFORM của Nhật Bản về khả năng hợp
tác chế tạo chùm vệ tinh nhỏ phục vụ phát hiện cháy rừng sớm.
2.2.3. Tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Với đặc điểm là một huyện miền núi nằm phía Tây của tỉnh Quảng Trị, có
địa hình rừng núi phức tạp, sông suối ngắn và dốc, mùa mưa thường gây nên lũ

lớn, mùa hè nắng nóng kéo dài gây hạn hán. Đặc biệt về mùa hè có hiệu ứng
phơn Tây Nam (gió Lào) thổi mạnh, khô và nóng kéo dài từ đầu tháng 4 đến
cuối tháng 9 làm cho thảm thực vật dưới tán rừng khô kiệt là nguồn vật liệu dễ
gây ra cháy rừng.
Mỗi năm mùa khô hạn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhiệt độ luôn cao, nắng
hạn diễn ra gay gắt, nguy cơ cháy rừng bất cứ lúc nào. Do trên địa bàn Quảng
Trị diện tích rừng nhựa thông thuần loài và hỗn giao khá lớn, đây là các loại
rừng dễ cháy và lây lan mạnh. Hơn nữa, trên địa bàn vùng núi vẫn còn sót lại
nhiều vật liệu nổ sau chiến tranh vào mùa khô hạn gặp nhiệt độ cao dễ gây ra
cháy nổ dẫn đến cháy rừng. Bên cạnh đó, do tập quán sống nhờ vào rừng của
đồng bào, mùa khô lượng người vào rừng săn bắt, đốn củi nhiều cũng là một
nguyên nhân lớn gây ra cháy rừng.
Tính đến năm 2016, Theo số liệu thống kê hiện nay toàn tỉnh Quảng Trị có
trên 241.105 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 141.456 ha, rừng trồng trên
99.649 ha. Độ che phủ rừng đạt 48,6%, tăng 0,6% so với năm 2015. Toàn tỉnh
có 72 ban chỉ huy bảo vệ rừng các cấp với 383 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và
phòng chống cháy rừng với 3.321 người tham gia.[12]
Sáu tháng đầu năm 2016, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy rừng và phá
rừng nào. Đạt được kết quả đó là do đã chủ động trong công tác quản lý bảo vệ
rừng. Chi cục Kiểm lâm đã tập trung triển khai phương án phòng chống cháy


rừng, lực lượng Kiểm lâm đã phối hợp với các địa phương và chủ rừng tăng
cường công tác kiểm tra, ngăn chặn các vụ vi phạm luật quản lý bảo vệ rừng.[12]
Chính quyền các cấp đã quan tâm chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc công tác bảo
vệ và phát triển rừng, nhất là chính quyền cấp xã. Cụ thể, ngay từ đầu mùa khô
hạn, Văn phòng Ban chỉ huy bảo vệ rừng các cấp tổ chức trực 24/24 giờ để nhận
và xử lý các thông tin về cháy rừng, kịp thời báo cáo lên BCH tỉnh nếu có cháy
rừng xảy ra trên địa bàn. Từ đó, BCH BVR thường xuyên nắm diễn biến tình
hình, tổ chức dự báo cấp cháy rừng, thông tin kịp thời lên các phương tiện thông

tin đại chúng để cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên phạm vi toàn tỉnh. Đặc biệt,
lực lượng kiểm lâm phối hợp với các xã, các hợp tác xã tích cực kiểm tra, giám
sát và bảo vệ đối với cả 3 loại rừng.


PHẦN 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá được tình hình cháy rừng, mùa cháy rừng, khu vực trọng điểm
cháy tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị và đề xuất được các giải pháp có tính
khả thi, hiệu quả.
3.2. Nội dung:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm
Hướng Hóa.
- Tìm hiểu hiện trạng rừng và tình hình cháy rừng ở địa bàn huyện Hướng
Hóa.
- Thực trạng công tác PCCCR ở huyện Hướng Hóa.
- Đề xuất giải pháp về phòng cháy chữa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện tốt nội dung nghiên cứu đề ra, tôi
đã tiến hành sử dụng một số phương pháp sau:
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở
khu vực nghiên cứu; báo cáo tổng kết của Hạt Kiểm lâm huyện; UBND huyện,
xã; Trạm Kiểm lâm khu vực theo từng năm về công tác quản lý bảo vệ rừng từ
năm 2006-2016.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về công tác PCCCR.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Đến trực tiếp các cơ quan, đơn vị quản lý rừng
trên địa bàn huyện Hướng Hóa để xem xét hoạt động và trao đổi trực tiếp với
người dân trong địa phương và những người có am hiểu sâu rộng trong công tác
phòng cháy chữa cháy.

3.3.2. Phương pháp phỏng vấn có sự tham gia
- Thông qua việc điều tra, quan sát thực tế và phỏng vấn người dân và một
số cán bộ chuyên trách về PCCCR để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ
đề tài, sử dụng công cụ phỏng vấn cá nhân.
- Lập bộ câu hỏi, bảng câu hỏi trắc nghiệm để phỏng vấn. Phiếu câu hỏi
gồm những câu hỏi xoay quanh những kiến thức PCCCR.
3.3.3. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
- Đi thực tế để nắm rõ điều kiện địa hình, thảm thực bì, loại rừng, điểu tra
hiện trạng phân theo loài.
- Đi điều tra, khảo sát trạng thái rừng, các công trình PCCCR; đánh giá các
đặc điểm vật liệu cháy dưới tán rừng theo các chỉ tiêu:


+ Độ ẩm vật liệu cháy khô, tươi ở các trạng thái rừng
+ Độ dốc, cấu trúc, độ che phủ.
+ Chiều cao tầng cây bụi, đặc điểm phân bố.
3.3.4. Phương pháp xữ lý số liệu trên Excel
Số liệu sau khi thu thập được lập bảng thống kê, tính toán.


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
 Vị trí địa lý:
Hướng Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Trị, tổng
diện tích tự nhiên 115.283 ha. Gồm 20 xã, 2 thị trấn Khe Sanh và Lao Bảo.
- Phía bắc: giáp huyện Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Bình
- Phía Nam: giáp huyện ĐaKrông
- Phía Tây: giáp nước Lào
- Phía Đông: giáp huyện Cam Lộ, ĐaKrông


Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị
 Địa hình, đất đai:
Hướng Hóa thuộc kiểu địa hình vùng núi, độ cao bình quân so với mặt biển
là 400m, độ dốc bình quân là 230.
Đất đai: Kết quả điều tra, phân loại và lập bản đồ đất huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị năm 2016 cho thấy, toàn huyện có 6 nhóm đất chính. Phân bố
như sau :
+ Đất nâu đỏ trên đá bazan, Tập trung chủ yếu ở thị trấn Khe Sanh, xã
Hướng Phùng, đất phân bố ở địa hình tương đối bằng phẳng.


+ Đất đỏ vàng trên granit (Fa) ở huyện Hướng Hóa có diện tích 40.420 ha.
Trong đó phân bố ở xã Hướng Phùng và xã Hướng Linh.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét (ký hiệu Fs). Phân bố chủ yếu ở xã Hướng Phùng,
Hướng Linh.
+ Đất nâu tím trên đá sét màu tím (ký hiệu Fe). Diện tích toàn huyện
Hướng Hoá 4.120 ha trong đó tập trung chủ yếu ở thị trấn Khe Sanh và xã
Hướng Phùng.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát (ký hiệu Fq). Diện tích toàn huyện Hướng Hoá
15.659 ha trong đó tập trung chủ yếu ở xã Hướng Linh và xã Hướng Phùng.
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất (ký hiệu Fj). Diện tích phân bố chủ yếu ở
xã Hướng Phùng, xã Hướng Linh và một phần ở thị trấn Khe Sanh.
Huyện Hướng Hóa là khu vực có địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống
sông suối chằng chịt dọc theo hai sườn Đông và Tây dãy Trường Sơn.
Hướng Hóa có độ cao trung bình 400m so với mực nước biển, thuộc “tiểu
vùng núi Tây Trường Sơn”. Tiền vùng địa hình này phân bố tập trung theo dãy
Trường Sơn thuộc huyện Hướng Hóa và Tây-Tây Nam huyện Đakrông. Đặc
điểm chung của địa hình vùng là độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối,
các khe và thung lũng nhỏ, hẹp. Riêng khu vực đỉnh Trường Sơn (từ Khe Sanh

đến Hướng Phùng ) và khu Tây Trường Sơn thuộc sông Sê-Pôn (từ Lao Bảo tới
các xã vùng Lìa ) có địa hình mang sắc thái là các dải đồi thấp (độ dốc dưới 8%)
thích hợp phát triển cây nông nghiệp.
Tuy nhiên, phần lớn vùng đồi núi phía Tây có mức phát triển kinh tế - xã
hội còn chậm hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế nhất là về hệ thống giao
thông. Đây là vùng vẫn còn tiềm năng đất đai để khai thác phát triển sản xuất
nông- lâm nghiệp.
 Khí hậu
Chịu bởi khí hậu gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt. Lượng mưa bình quân
hàng năm là: 2032 mm. Nhiệt độ tương đối ôn hòa, nhiệt độ bình quân năm là
22,4°C. Biên độ nhiệt ngày và đêm cao nhất vào tháng IV là 10,2ºC; còn các
tháng khác đều nhỏ hơn.
Mùa khô ảnh hưởng gió phơn Tây Nam (gió Lào) mang đặc tính khô và nóng,
xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm (ảnh hưởng lớn đến cháy rừng).
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Tháng
4 là thời kỳ đầu mùa khô, thời kỳ sau ít mưa nhưng có độ ẩm không khí cao và
có những đợt mưa nhỏ.
Chế độ ánh sáng: Tổng số giờ nắng ở huyện Hướng Hóa là 1905,5 giờ. Số giờ
nắng trung bình trong các tháng khá cao, cụ thể từ tháng 4 đến tháng 7 là: 160-218


giờ, tương ứng với lượng bức xạ 12,4-14,9kcal/cm2/ tháng lại kèm theo những
ngày có gió Tây Nam khô nóng ở mức độ nhẹ. Ngược lại một số tháng có số giờ
nắng thấp hơn các tháng khác (tháng 10- tháng 12 có số giờ nắng từ 109-122 giờ).
Số liệu khí tượng còn cho thấy theo dõi qua hàng chục năm cho thấy vùng
Hướng Hóa không hề bị sương muối và rất ít khi bị mưa đá.
 Thủy văn
Do có địa hình có độ dốc lớn nên sông suối xuất phát từ đây thường ngắn,
dốc đổ ra biển theo hướng Đông hoặc Đông Bắc. Trong vùng nghiên cứu, có các
hệ thống sông chính sau:

Sông Sê pôn bắt nguồn từ Nam Lào chảy qua các xã: Xy, Thanh, A Xing,
Thuận dẫn đến Lao Bảo rồi đổ ra sông Sê Băng Hiêng (thuộc địa phận nước Lào).
Sông Rào Quán bắt nguồn từ động Voi Mẹp, động Sá Mùi chảy qua các xã
Hướng Sơn, Hướng Linh, Tân Hợp rồi đổ ra sông Thạch Hãn (tại xã ĐakRông).
Sông Sê Băng Hiêng: bắt nguồn từ động Chàm (xã Hướng Lập), chảy theo
hướng Đông Bắc- Tây Nam đổ về Trung Lào.
Ngoài ra còn có sông Nguồn Rào (thượng nguồn sông Hiếu) và sông Rào
Thanh (thượng nguồn sông Bến Hải) đều bắt nguồn từ vùng rừng núi phía Bắc
huyện Hướng Hóa, chảy về các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hóa của tỉnh
Quảng Trị.
 Đặc điểm hệ thống giao thông
Huyện Hướng Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi gồm: Quốc lộ 9 là
tuyến đường xuyên Á nối vùng đông bắc Thái Lan với Nam Lào, miền Trung
Việt Nam, với biển đông qua cảng Tiên Sa (Thành phố Đà Nẵng); Quốc lộ 14
(đường Hồ Chí Minh). Ngoài vai trò phục vụ đi lại của người dân còn đóng vai
trò cực kỳ quan trọng trong việc vận chuyển và trao đổi hàng hóa, thúc đẩy sản
xuất phát triển không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
Tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều đã có đường ô tô và đến
tận trung tâm xã, không còn đường đất, đường cấp phối mà chủ yếu là đường
nhựa (20km) và đường đá (2km).
Riêng thị trấn Khe Sanh và xã Hướng Phùng nằm dọc tuyến đường Hồ Chí
Minh nhánh Tây - đây là con đường thông thương nối các xã Hướng Linh,
Hướng Phùng với trung tâm của huyện. Nhờ đó đã tạo ra sự thuận lợi về giao
thông tạo điều kiện để vận chuyển, thu mua sản phẩm và cung ứng vật tư cho
sản xuất.
Hệ thống đường giao thông nội vùng có tác dụng nhiều mặt đối với việc
phát triển lâm nghiệp: vừa phục vụ dân sinh, sản xuất, vừa phục vụ tốt cho công
tác PCCCR đồng thời cũng có tính năng như đường ranh cản lửa. Những năm



gần đây, huyện đã quan tâm xây dựng và nâng cấp hệ thống đường giao thông
nội vùng.
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
 Đặc điểm dân số
- Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trong đó 20 xã và 02 thị trấn; 11 xã
giáp biên với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, có cửa khẩu Quốc tế Lao
Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực. Có
đường biên giới dài 156km tiếp giáp với 3 huyện của nước bạn Lào.
- Dân số toàn huyện tính đến cuối năm 2016 là 84.027 người với 3 dân tộc
sinh sống là Kinh, Vân Kiều, Pa cô. Dân cư phân bố chủ yếu tập trung tại các
trung tâm huyện, xã, một số nhỏ bộ phận người dân sống trong và ven rừng.
 Cơ cấu kinh tế
- Năm 2016, tổng giá trị sản xuất đạt 4.133.259 đồng, trong đó:
Bảng 4.1: Giá trị sản xuất đạt được năm 2016
STT

Ngành

Giá trị sản xuất (đồng)

1

Nông nghiệp

910.388

2

Lâm nghiệp


18.032

3

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

244.339

4

Dịch vụ, thương mại

2.960.500

Tổng
STT

4.133.259
(Nguồn: UBND huyện Hướng Hóa)
Năm 2016, cơ cấu kinh tế của huyện như sau:
Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế của huyện Hướng Hóa
Ngành
Tỷ trọng (%)

1

Nông nghiệp

11,8


2

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

34,9

3

Dịch vụ, thương mại

53,3

Tổng

100%

(Nguồn: UBND huyện Hướng Hóa)
Từ 2 bảng trên cho thấy: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh
tế của tỉnh, nền kinh tế của huyện có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là ngành
công nghiệp và dịch vụ. Nền kinh tế luôn giữ được thế ổn định và có sự tăng
trưởng khá, cơ cấu kinh tế đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, từng
bước tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn và xây dựng nông thôn mới ở các xã trong toàn huyện.


- Thực trạng phát triển các ngành sản xuất
+ Trồng trọt
Theo số liệu thống kê năm 2016 của huyện, diện tích gieo trồng như sau
Ha
6000

5000
4000
3000
2000
1000
0
Lúa

Ngô

Sắn

Cà phê

Cao su

Chuối

Hình 4.2: Diện tích gieo trồng thống kê năm 2016 trên địa bàn huyện
Nông nghiệp là ngành kinh tế mủi nhọn trong cơ cấu phát triển kinh tế của
huyện. Trong đó các loại cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn như: Cà phê, Tiêu, Bơ,
Mít, Xoài.
+ Chăn nuôi
Chăn nuôi trên địa bàn huyện có sự tăng trưởng về số lượng cũng như
giá trị, chủ yếu là trâu, bò, lợn và các loại gia cầm lấy thịt và trứng.
Theo số liệu thống kê năm 2016:
 Tổng số trâu là 3500 con.
 Tổng số lợn là 25.500 con.
 Tổng số bò là 9.650 con.
+ Thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 76,1 ha, diện

tích này nằm rải rác trong khu dân cư. Nhìn chung nuôi trồng thủy sản trên địa bàn
còn hạn chế.
+ Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Sản xuất công nghiệp đã phát triển đúng hướng và bắt đầu khai thác
được những tiềm năng thế mạnh của huyện. Công nghiệp đã trở thành động lực
chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế.
Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản cùng các
sản phẩm có lợi thế như chế biến nông lâm sản, sản xuất khai thác vật liệu xây
dựng...được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp
và xây dựng năm 2016 đạt 244.330 triệu đồng. Với kết quả này ngành công
nghiệp, xây dựng trên địa bàn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu


kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công
nghiệp-xây dựng và dịch vụ.
- Ngành thương mại, dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, mặc dù chỉ số đánh giá
tiêu dùng tăng, nhưng nhìn chung thị trường vẫn phát triển ổn định. Mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dich vụ tiêu dùng trên địa bàn huyện tăng
cao và được quản lý tốt. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh
góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dich vụ tiêu dùng xã
hội đạt 2.960.500 triệu đồng. Trong cơ cấu thương mại, du lịch và vận tải bưu
điện có xu hướng tăng dần, lĩnh vực dich vụ khác có xu hướng giảm dần. Tuy sự
chuyển dịch diễn ra còn chậm nhưng đã phản ánh đúng hướng theo kinh tế thị
trường, đó là cạnh tranh lành mạnh. Chất lượng hàng hóa đã được nâng lên, từng
bước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh các mặt hàng thiết yếu
phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân thì một số mặt hàng cao cấp cũng
được tăng lên đáp ứng nhu cầu của bộ phận dân cư có thu nhập cao.
- Dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tập trung phát triển ở các khu vực trung tâm

của huyện như Khe Sanh, Lao Bảo và các xã dọc tuyến đường Quốc Lộ 9.
4.2. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý bảo vệ rừng của Hạt Kiểm
lâm Hướng Hóa.
4.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
- Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa được thành lập vào tháng 7/1976 trực thuộc
Chi cục Kiểm lâm Bình Trị Thiên.
- Hệ thống tổ chức và hoạt động của đơn vị được thực hiện theo Nghị định
số 101/CP của Hội đồng Chính phủ.
- Từ khi được thành lập đến nay, trải qua các giai đoạn phát triển của
ngành, Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa đã có nhiều thay đổi về tổ chức hoạt động và
nhiệm vụ chuyên môn theo các Nghị định số 101/CP năm 1973; Nghị định số
368/CP năm 1980; Nghị định số 39/CP năm 1994 và đến nay Hạt Kiểm lâm
Hướng Hóa được tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 119/2006/NÐ-CP năm
2006 của Chính phủ. Trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị.
4.2.2. Về mặt tổ chức
- Hạt Kiểm lâm huyện: có Hạt trưởng, các Phó Hạt trưởng và bộ máy
giúp việc cho Hạt trưởng gồm có các bộ phận:
+ Quản lý, bảo vệ rừng;
+ Thanh tra, pháp chế;
+ Văn thư, hành chính;


+ Tổ kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy.
- Các Trạm Kiểm lâm khu vực.
Tổng số: 23 cán bộ, công chức
Trong đó có: 03 Thạc sĩ lâm nghiệp
15 Đại học lâm nghiệp
01 Trung cấp lâm nghiệp
04 Nghiệp vụ khác
Phân công nhiệm vụ:

- Hạt Kiểm lâm Hướng Hoá gồm: 23 CBCC (trong đó: 17 Đ/c trong biên
chế Kiểm lâm, 3 hợp đồng Kiểm lâm theo UBND tỉnh và 02 hợp đồng lái xe, 01
hợp đồng văn thư thủ quỹ). Phân bổ như sau:
- Văn phòng Hạt: gồm 09 người, trong đó:
+ Lãnh đạo Hạt: 03 người (01 Hạt trưởng và 02 Phó Hạt trưởng)
+ Kiểm lâm phụ trách Quản lý bảo vệ rừng: 01 người kiêm phụ trách địa
bàn 01 xã
+ Kiểm lâm phụ trách địa bàn 2 xã, phụ giúp công tác thanh tra pháp chế;
+ Kế toán: 01 người;
+ Lái xe: 02 người;
+ Văn thư- thủ quỹ- tạp vụ 01 người.
- Trạm Kiểm lâm Khu vực Lao Bảo: gồm 5 người ( 3 Biên chế, 02 hợp
đồng phụ trách 9 xã).
- Trạm Kiểm lâm Hướng Tân: gồm 4 người phụ trách địa bàn 6 xã.
- Trạm Kiểm lâm khu vực Hướng Lập: gồm 5 người (4 Biên chế, 01 hợp
đồng phụ trách 4 xã).
Hạt Trưởng

Phó Hạt Trưởng

Phó Hạt Trưởng

( Phụ trách Quản lý Bảo
vệ rừng )

( Phụ trách-Thanh tra

Quản lý bảo vệ rừng

Thanh tra- Pháp chế


Trạm Kiểm lâm Lao
Bảo

Pháp chế)

Trạm Kiểm lâm
Hướng Tân

Trạm Kiểm lâm
Hướng Lập

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa.
Ghi chú: Chỉ đạo:


Phối hợp:
* Hạt trưởng: Quản lý, chỉ đạo điều hành chung và trực tiếp chịu trách
nhiệm chỉ đạo quản lý điều hành một số hoạt động sau:
- Công tác chính trị, tư tưởng; Phổ biến các chủ trương chính sách,
nghị quyết của đảng, chính sách pháp luật nhà nước, quán triệt các văn bản
liên quan
- Công tác Thanh tra- Pháp chế.
- Công tác Kiểm lâm địa bàn: Phân công, hướng dẫn đôn đốc, chỉ
đạo kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động và thực hiện nhiệm vụ.
- Công tác tổ chức, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương của Hạt
và tiếp dân, công tác xây dựng cơ sở vật chất, kỷ thuật, chương trình kế
hoạch công tác của đơn vị,
- Triệu tập, chủ trì và kết luận các phiên họp, các hội nghị do Hạt tổ chức.
- Trực tiếp xây dựng mối quan hệ với Cấp uỷ-chính quyền địa

phương, phối hợp với các cơ quan ban ngành để triển khai công tác.
- Chỉ đạo hoạt động của các tổ chức đoàn thể
- Hội ý tuần, trực báo tháng, tổng kết năm, họp chuyên đề đột xuất.
- Phụ trách địa bàn Trạm Kiểm lâm Lao Bảo và văn phòng.
* Hạt phó:
Phó Hạt trưởng 1:
- Giúp việc cho Hạt trưởng thực hiện nhiệm vụ theo quy chế phân
công nhiệm vụ của Hạt:
- Được Hạt trưởng uỷ quyền giải quyết một số công việc khi Hạt
trưởng vắng mặt.
- Thụ lý, kiểm tra hướng dẫn đề xuất xử lý các vụ vi phạm hành
chính, hình sự trong lĩnh vực Bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Kiểm tra hướng dẫn pháp chế cho các trạm Kiểm lâm về công tác
xử lý vi phạm.
- Chỉ đạo công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm luật bảo
vệ và phát triển rừng
- Kiểm tra theo dỏi hướng dẫn các cơ sở trại nuôi động vật hoang dã.
- Sơ cứu, chăm sóc động vật rừng là tang vật vi phạm trước khi thã
về môi trường tự nhiên
- Kiểm tra ấn chỉ, vũ khí công cụ hỗ trợ.
- Phối hợp thực hiện kiểm tra chủ rừng, các cơ sở kinh doanh chế
biến lâm sản.


×