Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB Đà Nãng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

MAI THỊ NHƢ QUÝ

NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA NGÂN HÀNG SHB ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠ

Đà Nẵng- Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

MAI THỊ NHƢ QUÝ

NGHIÊN CỨU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA NGÂN HÀNG SHB ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN HUY

Đà Nẵng- Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân
hàng SHB Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu cũng như kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.

Tác giả

Mai Thị Nhƣ Qúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................... 4
6. Giới thiệu sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu ................................................... 5
7. Nội dung chính của luận văn ................................................................. 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP ............................................................................................................ 8
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CSR .................................. 8
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) .............................................................. 10
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) ... 14
1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CSR...... 19
1.5. CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG ĐỂ THỰC HIỆN CSR 21
1.5.1. Các rào cản kinh tế................................................................................ 21
1.5.2. Các rào cản chính trị và khung pháp lý ............................................... 21

1.5.3. Các rào cản về kiến thức và sự nhận thức ........................................... 22
1.6. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM KHI TIẾP CẬN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................. 22
1.6.1. Tiếp cận theo mô hình “kim tự tháp” của Carroll (1999) .................. 22
1.6.2. Cách tiếp cận có trách nhiệm với các bên liên quan của CSR .......... 26
1.7. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN
TNXHCDN ..................................................................................................... 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................................................................................35


CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................36
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI
(SHB) CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.................................................................... 36
2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP
Sài Gòn - Hà Nội Việt Nam ................................................................................... 36
2.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng SHB chi
nhánh Đà Nẵng........................................................................................................ 39
2.1.3. Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý ................. 41
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng SHB Đà Nẵng ................................... 42
2.1.5. Khái quát về các hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh trong 3
năm (2012-2014)..................................................................................................... 44
2.2. CSR TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG ................................................... 45
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 47
2.4. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................. 48
2.5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................................................................... 48
2.6. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG .............................................................. 50
2.7. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI VÀ XÂY DỰNG THANG ĐO............... 50
2.7.1. Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................... 50
2.7.2. Xây dựng thang đo và mã hóa thang đo ............................................. 51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................................54

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI
SHB ĐÀ NẴNG .........................................................................................................................55
3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN CSR TẠI NGÂN HÀNG
SHB ĐÀ NẴNG .............................................................................................. 55
3.2. TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG .....................................................56
3.3. TRÁCH NHIỆM VỚI KHÁCH HÀNG ........................................................................64
3.4. TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƢỜNG ................................................... 67
3.5. TRÁCH NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG ..................................................... 68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................................72


CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...............................................................................73
4.1. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CSR CỦA SHB ĐÀ NẴNG .............. 73
4.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA SHB KHI THỰC HIỆN CSR ..... 74
4.3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CSR ................. 77
4.3.1. Nhóm giải pháp về các văn bản, chính sách ....................................... 77
4.3.2. Nhóm giải pháp về trách nhiệm với ngƣời lao động.......................... 79
4.3.3. Nhóm giải pháp về trách nhiệm với khách hàng ................................ 81
4.3.4. Nhóm giải pháp về trách nhiệm với cộng đồng ................................. 82
4.3.5. Nhóm giải pháp về trách nhiệm với môi trƣờng ................................ 83
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .......................................................................................................85
KẾT LUẬN .................................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CSR

TNXH
NLĐ
TMCP
SHB

Giải thích
Corporate social responsibility (Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp)
Trách nhiệm xã hội
Ngƣời lao động
Thƣơng mại cổ phần
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

HTTD

Hỗ trợ tín dụng

HCNS

Hành chính nhân sự

TTQT


Thanh toán quốc tế

KTNB

Kiểm tra nội bộ

QL&XLN
TTĐ
DVKH

Quản lý và xử lý nợ
Tái thẩm định
Dịch vụ khách hàng


DANH MỤC BẢNG

Số

Tên bảng

hiệu
2.1

Tình hình thu nhập – chi phí của chi nhánh trong 3 năm (20122014)

Trang

44


2.2

Tổng hợp các chỉ báo bổ sung của nghiên cứu

49

2.3

Thang đo lƣờng chính thức cho đề tài nghiên cứu

51

3.1

3.2

3.3

Kết quả thống kê mô tả đo lƣờng CSR của ngân hàng đối với
ngƣời lao động
Kết quả thống kê mô tả đo lƣờng CSR của ngân hàng đối với
khách hàng
Kết quả thống kê mô tả đo lƣờng CSR của ngân hàng đối
với môi trƣờng

56

65


67


DANH MỤC HÌNH
Số

Tên hình

hiệu
1.1

Các bên liên quan trong nghiên cứu việc thực hiện CSR
của ngân hàng SHB

Trang

3

1.2

Mô hình “Kim tự tháp” trách nhiệm xã hội

22

1.3

Các đối tƣợng tác động của CSR

28


2.1

Sơ đồ tổ chức của ngân hàng SHB Chi nhánh Đà Nẵng

42

2.2

Quy trình thực hiện nghiên cứu

48


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Số

Tên đồ thị

hiệu

Trang

Đồ thị biểu diễn gía trị trung bình về ý kiến của ngƣời lao
3.1

động về việc thực hiện CSR của ngân hàng đối với ngƣời

58

lao động

Đồ thị biểu diễn gía trị trung bình về ý kiến của ngƣời lao
3.2

động về việc thực hiện CSR của ngân hàng đối với khách

65

hàng
Đồ thị biểu diễn gía trị trung bình về ý kiến của ngƣời lao
3.3

động về việc thực hiện CSR của ngân hàng đối với môi

67

trƣờng
Đồ thị biểu diễn gía trị trung bình về ý kiến của ngƣời lao
3.4

động về việc thực hiện CSR của ngân hàng đối với cộng
đồng

69


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và việc chia sẻ thông tin một cách dễ dàng trên quy mô

toàn thế giới đã ảnh hƣởng lớn đến tính cần thiết của việc xem xét một cách
toàn diện những ảnh hƣởng của thực tiễn kinh doanh. Những yếu tố này cùng
với các mối quan tâm đối với vấn đề về môi trƣờng toàn cầu và sự gia tăng
tính tƣơng tác kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, những điều này đẩy
trách nhiệm xã hội trở thành một trong những vấn đề đi đầu trong các kế
hoạch hợp tác chiến lƣợc của các tổ chức. Rõ ràng, hƣớng theo “Trách nhiệm
xã hội” không còn là điều gì đó mới mẻ và xa lạ, “Trách nhiệm xã hội” gần
nhƣ là một phần không thể thiếu trong tầm nhìn và sứ mạng của mỗi doanh
nghiệp trong bất kể thời kỳ nào của nền kinh tế. Chính vì vậy mà trên thế
giới, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) không hề mới; đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu về CSR cũng nhƣ các công ty nƣớc ngoài
từ lâu đã thực hiện CSR một cách nghiêm túc và bài bản. Đặc biệt là các
nghiên cứu về CSR trong lĩnh vực tài chính – ngành ngân hàng ngày càng
đƣợc coi trọng. Vì thị trƣờng tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói
riêng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế của các
quốc gia phát triển thuận lợi và bền vững. Vai trò của lĩnh vực tài chính trong
việc góp phần phát triển bền vững là đáng kể bởi vì vai trò trung gian của nó
trong một hệ thống kinh tế. Các lĩnh vực tài chính cũng có thể đóng một vai
trò rất quan trọng ảnh hƣởng đến các công ty khi trình bày các vấn đề CSR.
Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù Việt Nam tham gia ngày càng mạnh
mẽ vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, song vấn đề CSR vẫn
chƣa đƣợc quan tâm đúng mức dƣới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Và hiện
nay, mặc dù sự quan tâm về CSR trong ngành ngân hàng ngày càng tăng, các


2

ngân hàng ở Việt Nam đang tăng cƣờng cạnh tranh và đã bắt đầu tham gia các
hoạt động CSR một cách nghiêm túc nhƣng vẫn chƣa có nghiên cứu đo lƣờng
các hoạt động CSR trong ngành ngân hàng với một góc nhìn đa chiều trong

một nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam. Vì vậy nó là lý do căn bản để
nghiên cứu CSR tại các ngân hàng, thành phần đóng vai trò quan trọng trong
các lĩnh vực tài chính đặc biệt là ở Việt Nam.
Vì vậy tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu trách nhiệm
xã hội của ngân hàng SHB Đà Nẵng”. Thông qua nghiên cứumột thang đo
đƣợc phát triển để đo lƣờng các hoạt động CSR của ngân hàng SHB từ quan
điểm của các bên liên quan. Từ đó đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng đƣa ra
các quyết định đƣa thực hành CSR vào trong các chiến lƣợc kinh doanh của
mình để nâng cao vị thế cạnh tranh, nâng cao hình ảnh và danh tiếng… Ngoài
ra, từ nghiên cứu này, các yếu tố ảnh hƣởng đến các hoạt động CSR của các
ngân hàng cũng sẽ đƣợc xác định cùng với các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến
các ngân hàng có liên quan đến việc theo đuổi mục tiêu xã hội của họ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở đánh giá các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của
ngân hàng SHB Đà Nẵng, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất
các giải pháp để cải thiện, nâng cao việc thực hiện CSR của ngân hàng SHB
Đà Nẵng góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín, và chất lƣợng hoạt động của
ngân hàng SHB Đà Nẵng.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
và trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực ngân hàng.
- Đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của ngân
hàng SHB Đà Nẵng.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực hiện trách nhiệm xã
hội của ngân hàng SHB Đà Nẵng.


3

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của ngân
hàng SHB Đà Nẵng nói riêng và vận dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt

Nam nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là trách nhiệm xã hội của ngân
hàng SHB Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ bài luận văn này, đề tài đề cập đến trách nhiệm xã
hội trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và các hoạt động thực hiện trách
nhiệm xã hội của ngân hàng SHB Đà Nẵng nói riêng. Đây là vấn đề tƣơng đối
rộng, do thời gian không cho phép, việc thu thập số liệu còn gặp nhiều khó
khăn cũng nhƣ khả năng còn hạn chế, đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu việc
hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB theo bốn khía cạnh là kinh tế,
pháp lý, đạo đức và từ thiện với sự giới hạn các bên liên quan chính đƣợc định
hƣớng trong việc thực hành CSR bao gồm: trách nhiệm với nhân viên, trách
nhiệm với xã hội, trách nhiệm với khách hàng, trách nhiệm với cộng đồng.
NHÂN VIÊN
XÃ HỘI
CSR

KHÁCH HÀNG

CỘNG ĐỒNG

Hình 1.1: Các bên liên quan trong nghiên cứu việc thực hiện CSR của
ngân hàng SHB


4

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện qua 2 giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu
định tính nhằm xây dựng bảng hỏi khảo sát ý kiến nhân viên ngân hàng. (2)
Nghiên cứu định lƣợng nhằm thập thông tin, phân tích dữ liệu phục vụ cho
mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu định tính: Thông qua các hoạt động hỏi ý kiến các chuyên
gia, phỏng vấn nhân viên ngân hàng thu thập tài liệu nghiên cứu về việc thực
hiện CSR tại ngân hàng SHB và nhận thức của các bên liên quan đối với CSR
để hình thành bảng câu hỏi khảo sát.
- Nghiên cứu định lƣợng: Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính để thiết kế
bảng hỏi, thu thập thông tin, sau đó phân tích dữ liệu điều tra từ các phiếu khảo
sát thu thập đƣợc. Việc phân tích xử lý dữ liệu đƣợc thực hiện bằng excel.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần phát triển lý thuyết, sự nhận thức
tầm quan trọng của thực hành trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong lĩnh vực
ngân hàng nói riêng và trong các ngành kinh tế khác nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề tài giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về CSR, qua đó làm rõ thực
trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB Đà Nẵng.
+ Việc nghiên cứu về thực trạng và rút ra các bài học kinh nghiệm từ
việc thực hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB Đà Nẵng là căn cứ cơ
bản để đề xuất các giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực ngân
hàng tại Việt Nam. Nó giúp cho các ngân hàng nhận thức đúng đắn về trách
nhiệm xã hội của mình, lợi ích từ việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
+ Giúp cho các nhà quản lý, các ngân hàng Việt Nam có những định
hƣớng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình nhằm đảm bảo phát
triển một cách bền vững.


5


6. Giới thiệu sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu
Qúa trình nghiên cứu sẽ cho thấy các ngân hàng ở Việt Nam đang tăng
cƣờng cạnh tranh và đã bắt đầu tham gia các hoạt động CSR một cách nghiêm
túc nhƣng vẫn chƣa có sự hiểu biết sâu rộng cũng nhƣ có các nghiên cứu đo
lƣờng các hoạt động CSR trong ngành ngân hàng với một góc nhìn đa chiều
trong một nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam. Nghiên cứu sẽ giới thiệu
tổng quan tài liệu nghiên cứu trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu về (1)
nhận thức về trách nhiệm xã hội và (2) về việc thực hiện trách nhiệm xã hội:
6.1. Nghiên cứu “ Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: một nghiên cứu
thực nghiệm của các tổ chức tại Mỹ (Corporate Social Responsibility: an
empirical investigation of U.S organisations)” của Adam Lindgreen,
Valérie Swaen, Wesley J. Johnston (2007)
Trong nghiên cứu của mình các tác giả tiến hành điều tra và báo cáo về
việc thực hành CSR thực tế để khắc phục hạn chế trong sự thiếu hiểu biết rõ
ràng về CSR. Đồng thời giải quyết khoảng trống các nghiên cứu về các khía
cạnh khác nhau của CSR bằng xác định những thực tiễn CSR, sự kết hợp của
thực tiễn CSR mà các tổ chức khác nhau theo đuổi, và ảnh hƣởng của các
nhóm liên quan khác nhau về thực hành CSR. Từ đó trả lời cho ba câu hỏi:
a. Các thực tiễn CSR hiện hành đang tồn tại là gì, nhấn mạnh sự khác
nhau tƣơng đối trong việc thực hiện các khía cạnh CSR của các tổ chức khác
nhau?
b. Các bên liên quan khác nhau ảnh hƣởng đến việc thực hiện CSR nhƣ
thế nào?
c. Các thực tiễn CSR khác nhau liên quan đến các kết quả thực hiện khác
nhau nhƣ thế nào?


6

6.2. Nghiên cứu “Báo cáo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: một

nghiên cứu của các ngân hàng đƣợc lựa chọn ở Bangladesh (Corporate
social responsibility (CSR) reporting: a study of selected banking
companies in Bangladesh),Md Habib-Uz-Zaman Khan, Abdel K. Halabi
and Martin Samy, Social Responsibility Journal
Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra báo cáo trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp của các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển của
Bangladesh. Nghiên cứu này cũng nhằm mục đích kiểm tra nhận thức của
ngƣời sử dụng liên quan đến các vấn đề CSR đƣợc tiết lộ. Những phát hiện
chính là gồm hai phần: đầu tiên, nghiên cứu cho thấy các ngân hàng đƣợc lựa
chọn đã thực hiện báo cáo một số CSR trên cơ sở tự nguyện (dù còn ít). Thứ
hai, các nhóm ngƣời sử dụng ủng hộ việc báo cáo CSR, và muốn thấy nhiều
công bố hơn. Tuy nhiên, các công bố hiện tại của các ngân hàng đƣợc lựa
chọn không dƣ dật ở tất cả để đo lƣờng phản ứng xã hội của các tổ chức
6.3. Nghiên cứu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: một trƣờng
hợp nghiên cứu về tập đoàn TATA (Corporate Social Responsibility: A
Case Study Of TATA Group)”, Amit K. Srivastava, Gayatri Negi, Vipul
Mishra, Shraddha Pandey, IOSR Journal of Business and Management
(IOSRJBM)
Bài nghiên cứu này tập trung xung quanh việc phát triển một sự hiểu
biết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), đào sâu vào khái niệm
của nó và tìm ra phạm vi của nó trong trƣờng hợp nghiên cứu của Tập đoàn
TATA dƣới thời ông Ratan Tata để biết làm thế nào mà tập đoang TATA đã
hoàn thành trách nhiệm của mình đối với tất cả các bên liên quan; những hoạt
động cụ thể, các chƣơng trình và chiến lƣợc đã đề ra, nghĩ ra và thực hiện
đồng thời.


7

6.4. Nghiên cứu “Phân tích những nhân tố thúc đẩy việc thực hiện

trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần
Thơ”, Châu Thị Lệ Duyên, Nguyễn Minh Cảnh, Kỷ yếu khoa học 2012:
81-90, Trƣờng Đại học Cần Thơ
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích những nhân tố thúc đẩy việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố
Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố thúc đẩy việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là “lợi ích kinh tế”, “chính
sách vĩ mô”, “trách nhiệm đạo đức”, “định hƣớng cộng đồng”. Trong đó
“trách nhiệm đạo đức” đƣợc đánh giá là nhân tố quan trọng nhất trong việc
thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
7. Nội dung chính của luận văn
Nội dung chính của luận văn, ngoài hai phần mở đầu và kết luận, luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại SHB Đà Nẵng
Chƣơng 4: Hàm ý chính sách


8

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CSR
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã trở thành một chủ đề
gây nhiều tranh luận cho tất cả các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh
tế học, và cả các chính trị gia trên toàn thế giới trong nhiều năm qua.

Trong cuốn sách Kinh Doanh có trách nhiêm: Làm thế nào để quản trị
thành công một chiến lƣợc CSR, tác giả Manfred Pohl và Nick Tolhurst đã
dẫn ra nghiên cứu của Weyne Visser về cuộc cách mạng của CSR. Ông chỉ ra
rằng khái niệm về CSR đã đƣợc tranh luận và thực hành từ dạng này sang
dạng khác khoảng 4,000 năm trƣớc. Trong đạo Hinđu và đạo Phật đã có
những lời răn dạy đạo đức xoay quanh việc cho vay nặng lãi, và đạo Hồi thì
ủng hộ cho chính sách “Zakat” (Zakat là khoản tiền mà mỗi ngƣời khỏe mạnh
đóng góp để giúp đỡ cho một số đối tƣợng nhất định).
Quan điểm hiện đại về “Trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp – CSR
có thể nói đƣợc đánh dấu từ giữa những năm 1800s với tên tuổi của John H.
Patterson khi ông làm dấy lên làn sóng về phúc lợi xã hội trong ngành công
nghiệp và John D. Rockefeller lập nên một quỹ từ thiện, là hình mẫu của quỹ
từ thiện Bill Gates hơn một trăm năm sau. Mặc dù vậy, thuật ngữ “CSR” chỉ
đƣợc dùng phổ biến từ những năm 1950, với sự đánh dấu cuốn sách “Trách
nhiệm xã hội của ngƣời làm kinh doanh” (Bowen 1953). Bowen xuất bản
cuốn sách nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi ngƣời quản lý tài sản
không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của ngƣời khác, kêu gọi lòng từ
thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã


9

hội. Học thuyết càng đƣợc củng cố mạnh mẽ bởi làn sóng về vấn đề môi
trƣờng những năm 1962 và làn sóng quyền lợi khách hàng những năm 1965.
Thập niên 70 của thế kỷ XX đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của
các định nghĩa và học thuyết xoay quanh thuật ngữ “CSR”. Archie Carroll đã
lồng ghép vào đó bốn khái niệm là Kinh tế, Đạo đức, Luật pháp và Từ thiện.
Sau đó ông phát triển thành mô hình Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (CSR Pyramid) (Carroll, 1979), cũng nhƣ đƣa ra những điều
luật về CSR đầu tiên trên thế giới (Sullivan Code). Năm 1980, điều luật về

đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động đƣợc giới thiệu tới công chúng
(Responsible Care).
Vào những năm 1990, CSR đã đƣợc tổ chức hóa thành các tiêu chuẩn
nhƣ ISO 14001 và SA 8000, những bản hƣớng dẫn nhƣ Hƣớng dẫn chủ động
báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative – GRI), hay những điều lệ quản
trị công ty nhƣ Cadbury và King
Sang thế kỷ XXI, một loạt các hƣớng dẫn, quy định, điều lệ, tiêu chuẩn
về CSR đƣợc ban hành, hơn 100 trong số đó có thể tìm thấy trong cuốn: “Từ
A đến Z những điều cần biết về CSR” (The A to Z of corporate social
responsibilities).
Thậm chí hiện nay trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện khái niệm CSR
mới - CSR 2.0 (Corporate Sustainability Responsibility) trên cơ sở kế thừa và
phát triển khái niệm CSR 1.0.
Nhƣ vậy có thể xem CSR nhƣ một làn sóng mạnh mẽ đang trỗi dậy
trên thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua.Nó đã trở thành một trong những
đề tài nghiên cứu gây nhiều chú ý và tranh luận nhất cho các học giả.


10

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR)
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xuất phát từ tiếng Anh
là corporate social responsibility (viết tắt là CSR). Trên thực tế, có rất nhiều
khái nhiệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Điều này phụ
thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi công ty, chính phủ dựa trên điều kiện, đặc
điểm và trình độ phát triển của mỗi đối tƣợng.
Theo Davies (1973) đƣa ra một khái niệm khá rộng: ”CSR là sự quan
tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vƣợt ra ngoài việc thỏa
mãn những yêu cầu, pháp lý, công nghệ”.

Theo Carroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hơn “là tất cả
những vấn đề pháp lý, kinh tế, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội
trông đợi ở doanh nghiệp trong những thời điểm nhất định”.
Trong khi đó, theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm
bao trùm các khái niệm khác nhƣ đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ
thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trƣờng. Đó
là một khái niệm động và luôn đƣợc thử thách trong từng hoàn cảnh kinh tế,
chính trị, xã hội đặc thù”.
Tuy nhiên, cuộc tranh luận về TNXHCDN đại diện nổi bật nhất cho
chủ thuyết quản trị “đại diện” là Milton Friedman. Theo quan điểm của
Milton Friedman : “Doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối đa
hóa lợi nhuận, gia tăng giá trị cổ đông, trong khuôn khổ luật chơi của thị
truờng là cạnh tranh trung thực và công bằng.” Theo ông, nguời quản lý
doanh nghiệp (thành viên hội dồng quản trị và ban giám dốc) là những nguời
đại diện cho chủ sở hữu/ cổ đông đứng ra quản lý công ty. Họ đuợc bầu hoặc
đuợc thuê để dẫn dắt công ty theo cách mà các cổ đông muốn, đa phần là làm
ra lợi nhuận càng nhiều càng tốt, đồng thời tuân thủ các quy tắc xã hội cơ bản


11

vốn đã đuợc thể hiện trong luật và các nguyên tắc đạo đức phổ biến. Ðó chính
là bản chất vì lợi nhuận của doanh nghiệp.Thứ hai, công ty vốn là một chủ thể
“vô tri vô giác” do con nguời tạo ra; do đó công ty không thể tự nhận thức và
gánh vác nghĩa vụ đạo đức vốn chỉ có con nguời mới có. Bởi vì chỉ có từng cá
nhân con nguời mới có luơng tâm để nhận thức sự việc đúng- sai.Hơn nữa,
các trách nhiệm xã hội thuộc lĩnh vực của nhà nuớc, là chủ thể cung cấp các
dịch vụ công, vì lợi ích công cộng và phi lợi nhuận. Chỉ có nhà nuớc mới có
đủ thông tin để quyết định đúng đắn trong việc phân bổ các nguồn lực một
cách hiệu quả. Và cấu trúc tam quyền phân lập đã đảm bảo sự phân bổ đó

duợc công bằng và có kiểm soát. Trách nhiệm của doanh nghiệp là tạo ra giá
trị gia tăng, phát triển công nghệ (bởi vì doanh nghiệp là chủ thể vì lợi nhuận
duy nhất trong xã hội), đem lại lợi nhuận, tạo ra việc làm và thu nhập cho
nguời lao động. Trách nhiệm chính của doanh nghiệp đối với nhà nuớc là
đóng góp thuế. Và trách nhiệm của nhà nuớc là làm sao sử dụng tiền thuế đó
hiệu quả nhất vì lợi ích công cộng. Nhƣ vậy, nếu doanh nghiệp cũng thực hiện
các trách nhiệm xã hội thì sẽ có sự trùng lặp và doanh nghiệp sẽ trở thành
nguời vừa đóng thuế, vừa quyết định việc chi tiêu khoản thuế đó ra sao.
Nguời quản lý doanh nghiệp khi ấy sẽ trở thành một nhân viên công vụ hơn là
một nguời đại diện cho lợi ích của cổ đông.Từ quan điểm này, truờng phái
phản đối TNXHCDN cho rằng các chƣơng trình của doanh nghiệp lấy tên
“trách nhiệm xã hội” chỉ là những chƣơng trình PR đạo đức giả, mà thực chất
mục tiêu cuối cùng vẫn là vì lợi nhuận của doanh nghiệp mà thôi.
Những ngƣời ủng hộ TNXHCDN không bác bỏ toàn bộ những lập luận
trên. Nhƣng họ đƣa ra một lập luận khác cũng hết sức thuyết phục là bản thân
công ty khi đi vào hoạt động đã là một chủ thể của xã hội, sử dụng nguồn lực
của xã hội và môi trƣờng, do đó có thể tác động tiêu cực tới xã hội và môi
truờng. Vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những tác động từ hoạt động


12

sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mình
truớc xã hội. Có thể nói bản chất của doanh nghiệp không thể chỉ vì lợi nhuận
mà doanh nghiệp ngay từ đầu đã đóng vai trò của một “công dân” trong xã
hội với tất cả nghĩa vụ và quyền lợi thích hợp của mình trong đó. Thực vậy,
nếu chỉ nhìn nhận đơn giản khi cho rằng doanh nghiệp hoạt động duy nhất vì
lợi nhuận và bù đắp lại chi phí xã hội, cũng nhƣ “trả tiền” cho các dịch vụ
công mà doanh nghiệp huởng lợi thông qua việc đóng thuế, chúng ta sẽ thấy
những ô nhiễm môi truờng và chi phí xã hội mà doanh nghiệp gây ra có thể

lớn hơn rất nhiều lần lợi ích mà công ty này mang lại từ tiền thuế hay tạo việc
làm (nhƣ trƣờng hợp công ty Vedan). Doanh nghiệp không thể kêu gọi sự
“trung tính” của mình. Tất cả sự kiện của doanh nghiệp nhƣ khai truơng dòng
sản phẩm mới, đặt một nhà máy, đóng cửa một chi nhánh…. đều kéo theo
những hệ quả xã hội nhất định. Do dó, không thể tách rời hoàn toàn giữa tính
chất kinh tế và xã hội khi nhìn nhận bản chất và hoạt động của doanh nghiệp.
Khái niệm của Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững cho thấy
rõ hơn bản chất của CSR: “CSR - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự
cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững
thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng đời sống của ngƣời lao
động và các thành viên gia đình họ, cho cồng đồng và cho toàn xã hội theo
cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng nhƣ sự phát triển chung của xã hội”
Một định nghĩa mới hơn về CSR, đƣợc Liên minh châu Âu đề cập
trong công thƣ gửi Nghị viện châu Âu đi sâu hơn định nghĩa trƣớc đó: “Tôn
trọng luật pháp áp dụng ... là một điều kiện tiên quyết để đáp ứng các trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải có một quá trình
tích hợp các quyền xã hội, môi trƣờng, đạo đức, nhân quyền và mối quan tâm
của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chiến lƣợc
cốt lõi trong sự hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan của họ, với mục đích: -


13

Tối đa hóa việc tạo ra các giá trị chung của các chủ sở hữu/cổ đông của họ và
cho các bên liên quan khác của và toàn xã hội; - Xác định, ngăn ngừa và giảm
thiểu tác động bất lợi.” (nguồn: Công thƣ của Ủy ban Nghị viện châu Âu tới
Hội đồng, Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Âu và Uỷ ban Khu vực. Chiến lƣợc
đổi mới Châu Âu, 2011-2014, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. COM
(2011) 681 văn bản cuối. )
Một định nghĩa gần đây, trong ISO-FDI 26.000: 2010, đƣợc đƣa ra một

cách toàn diện hơn: Trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của một tổ chức đối
với các tác động của các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp đó lên xã
hội và môi trƣờng, thông qua hành vi minh bạch và mang tính đạo đức, góp
phần vào sự phát triển bền vững, bao gồm cả sức khỏe và phúc lợi xã hội,
quan tâm đến mong muốn của các bên liên quan; là tuân thủ theo pháp luật
hiện hành và các tiêu chuẩn quốc tế về hành vi, và kết nối toàn tổ chức và
đƣợc thể hiện trong các mối quan hệ của tổ chức trong phạm vi ảnh hƣởng
của mình. Từ định nghĩa này, bảy tiêu điểm cốt lõi đối với phạm vi và hoạt
động của CSR đƣợc xác định theo các hƣớng dẫn của ISO 26000 về: các hoạt
động quản trị doanh nghiệp, nhân quyền, lao động, môi trƣờng, các hoạt
động; các vấn đề khách hàng; sự tham gia của cộng đồng và phát triển cộng
đồng. Các hoạt động của doanh nghiệp trong các lĩnh vực này nên đƣợc thực
hiện theo các nguyên tắc về trách nhiệm giải trình, minh bạch, hành vi đạo
đức, tôn trọng lợi ích của các bên liên quan, tôn trọng nguyên tắc pháp quyền,
tôn trọng các chuẩn mực quốc tế về hành vi và tôn trọng nhân quyền.
Ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (2003) định nghĩa CSR là “cam kết
của doanh nghiệp trong việc đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế bền
vững, làm việc với các nhân viên, gia đình họ, cộng đồng địa phƣơng, và xã
hội để cải thiện chất lƣợng cuộc sống của họ, theo những cách thức vừa tốt
cho doanh nghiệp và đồng thời cũng tốt cho sự phát triển.” CSR đƣợc xem là


14

bao gồm cả những cử chỉ nhân đạo và từ thiện. Nó cũng dựa trên việc đáp
ứng các nhu cầu của khách hàng về số lƣợng và chất lƣợng của sản phẩm và
dịch vụ cũng nhƣ khung thời gian giao hàng. Ngân hàng Thế giới tiếp tục
phát triển khái nhiệm CSR nhƣ một quá trình chứng nhận nhƣ SA 8000 hoặc
tƣơng đƣơng. CSR cũng đƣợc hiểu từ góc nhìn “bảo vệ thƣơng hiệu”, đòi hỏi
việc bảo vệ chất lƣợng cuộc sống của ngƣời lao động trong khi ổn định và

phát triển sản xuất. Nhân quyền, nhƣ trong thực hành CSR trên thế giới, liên
quan đến việc thực hiện các quyền của ngƣời lao động, bao gồm cả tự do lập
hội (đặc biệt là việc thành lập công đoàn lao động độc lập), tự do ngôn luận
và thƣơng lƣợng tập thể. Trong bối cảnh Việt Nam với chỉ một công đoàn và
các phƣơng tiện đàm phán hạn chế trong các mối quan hệ công nghiệp, nhân
quyền liên quan đến trách nhiệm của các công ty trong việc bảo vệ quyền của
ngƣời lao động và tránh việc lạm dụng, điều này có nghĩa là tất cả các doanh
nghiệp phải tuân thủ CSR và các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền liên quan
đến quyền lao động và môi trƣờng (Mạng lƣới Hiệp ƣớc Toàn cầu tại Việt
Nam, 2010a) .
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR)
Ngày nay các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến hoạt động
TNXHCDN vì xã hội ngày càng đặt ra nhiều đòi hỏi hơn đối với doanh
nghiệp. Doanh nghiệp hƣởng lợi từ các nguồn lực từ cộng đồng thì phải có
trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng. Các tổ chức nhận ra rằng nếu nhƣ họ
không quan tâm đến việc đảm bảo rằng những hoạt động kinh doanh của
mình đang đƣợc vận hành trong phạm vi những chuẩn mực trách nhiệm xã
hội, thì họ sẽ mất ƣu thế so với đối thủ cạnh tranh; vì vậy, ngày càng có nhiều
tổ chức tìm kiếm các giải pháp để họ có thể hiểu sâu hơn bề rộng của những
trách nhiệm xã hội mà họ cần quan tâm. Đây là một vấn đề phức tạp để có thể
áp dụng với tất cả các tổ chức. Không phân biệt về quy mô tổ chức hay phạm


15

vi kinh doanh, loại hình dịch vụ, các tổ chức cần đảm bảo tất cả các quy định
xã hội đều đƣợc thực hiện.
Khẳng định của ông Martin Neureiter- chuyên gia cao cấp, Trƣởng ban
phụ trách triển khai ISO 26000: “Chúng ta đừng nên coi trách nhiệm xã hội
(TNXHCDN) của doanh nghiệp là một gánh nặng mà nên coi đó là cơ hội, là

mục đích tự thân, là một kinh nghiệm để doanh nghiệp hoạt động tốt hơn chứ
không phải là một gánh nặng của chi phí, áp lực từ phía Nhà nước. Do đó,
hãy tìm các giải pháp để phát triển tốt hơn cho nơi mình đang sống”
Ở cấp độ doanh nghiệp, các lợi ích của việc áp dụng TNXHCDN là rất
đáng kể. Về cơ bản, doanh nghiệp thực hiện TNXH mang lại lợi ích sau:
- Đầu tiên, xuất phát từ nguồn gốc của TNXHCDN, một doanh
nghiệp nên quan tâm đến những điều khác nhiều hơn ngoài lợi nhuận nếu
doanh nghiệp đó muốn bảo vệ danh tiếng của mình và hơn thế nữa để gia
tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh, nhiều tập
đoàn đa quốc gia đã phải chịu sự chỉ trích nặng nề của công chúng và khách
hàng, bị giảm sút hình ảnh của mình khi cho rằng TNXHCDN và danh tiếng
công ty chẳng có gì quan trọng cả. Ví dụ điển hình nhất là vụ tẩy chay hàng
hóa của công ty Royal Dutch Shell. Danh tiếng, hình ảnh của Shell vào thời
điểm khủng hoảng này đã giảm sút đi đáng kể. Công ty này đã phải nổ lực rất
nhiều bằng những chiến dịch trong và ngoài nƣớc, cam kết thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhiều hơn nữa. Sau khủng hoảng, Shell đã rút
ra đƣợc bài học cho mình và trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm hơn.
- Thứ hai, một doanh nghiệp có đƣợc những lợi ích nhất định nhờ
hoạt động TNXHCDN. Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh truyền thông
đại chúng để thông báo cho cộng đồng và các bên hữu quan biết đƣợc những
hoạt động TNXHCDN của công ty mình. Đây là một công cụ hữu hiệu để cho
những ngƣời làm PR phát triển thƣơng hiệu và hình ảnh của một sản phẩm


×