Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tieu luan an sinh xa hoi voi tre em dac biet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.53 KB, 10 trang )

1. Đặt vấn đề
Đứa trẻ sinh ra là kết quả tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc, tương lai của gia
đình và xã hội. Từ trước đến nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, quyết định đối
với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong gia đình, cha mẹ có vị trí quan
trọng. Theo truyền thống Việt Nam, người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách
văn hóa cao đẹp để con cái học tập và noi theo. Người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm
lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho
các con. Một đứa trẻ sẽ phát triển toàn diện khi được sống trong gia đình dưới sự yêu
thương và chăm sóc của cha mẹ. Nhưng khi thực hiện chức năng này, gia đình mà đặc
biệt là những người cha, người mẹ luôn cần sự quan tâm và hỗ trợ của những thiết chế
khác như nhà trường, cộng đồng xã hội. Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống
người dân được nâng cao. Trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn, được đáp ứng
mọi nhu cầu để phát triển toàn diện.
Điều quan trọng nhất là các em không được sống trong một môi trường yêu
thương và giáo dục đầy đủ để có thể phát triển bình thường như bao trẻ em khác, điều
này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của chính các em sau này. Thấm nhuần lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng như nhận thấy được tầm quan trọng của công tác chăm sóc và
bảo vệ trẻ em đối với sự tồn vong và phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta
luôn quan tâm đến sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ em mồ côi, làm thế nào để tất cả trẻ em đều được hưởng quyền trẻ em.
Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng, Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ như: trợ cấp lương thực, miễn giảm học phí,
phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, dạy nghề Ngày 25/3/2005 Quyết định của thủ tướng
Chính phủ số 65/2005/QĐ-TTG về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của
chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 20052010” (gọi tắt là đề án “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng
đồng giai đoạn 2005-2010”). Đề án đã được nhiều tỉnh thành trong cả nước thực hiện
có hiêu quả, góp phần cải thiện đời sống của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng. Tại tỉnh Đồng Nai, công tác chăm sóc và bảo vệ
trẻ em luôn được chính quyền tỉnh hết sức quan tâm. Tỉnh luôn có những hoạt động hỗ
trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn


1


Đối với trẻ em mồ côi, cộng đồng phải thực sự trở thành tổ ấm, nơi chăm sóc,
nuôi dưỡng các em và giúp các em được hưởng điều kiện sống, học tập và phát triển
bình thường. Xuất phát từ những lý do trên và bản thân em cũng hiện đang công tác tại
Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa (Trung tâm), muốn tìm hiểu sâu hơn
về an sinh xã hội với trẻ mồ côi tại đây.
2. Nội dung
Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa trực thuộc sở LĐTBXH Đồng
Nai có nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
không nơi nương tựa trên địa bàn tỉnh, Đồng Nai là một trong những nơi có khu công
nghiệp lớn của cả nước, nơi tập trung đông dân cư từ đủ mọi miền về làm ăn sinh
sống, chính vì vậy mà kéo theo nhiều chính sách xã hội cần giải quyết như: nhu cầu về
việc làm, nhà ở, công trình giao thông, đường, trường…trong đó có công tác chăm sóc
trẻ mồ côi rất được quan tâm chăm sóc, Trung tâm Bảo trợ Huấn Cô nhi Biên Hòa
được hình thành từ năm 1994 tại khu phố 5, phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai,
nơi đây chăm sóc những trẻ bỏ rơi từ bệnh viện nhi Đồng Nai chuyển đến và các xã
phường, khu công nghiệp.
Nhân viên ở đây luôn đáp ứng tốt theo nhu cầu của trẻ về học tập, dinh dưỡng,
ứng xử hòa nhập với cộng đồng xã hội, chia sẻ tâm tư tình cảm, làm cho trẻ không còn
cảm thấy thiếu vắng tình yêu thương mà xã hội luôn giành cho trẻ tại nơi đây.
2.1. Nội dung khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm trẻ mồ côi
Theo khoản 1 điều 5 trong nghị định 136/2013/NĐ-CP, ngày 21/10/2013 của
chính phủ trẻ mồ côi là bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; Mồ côi cả cha và
mẹ; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; Mồ côi
cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam
hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ
sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

2.1.2. Tâm sinh lý trẻ mồ côi
Trẻ có tâm lý cô đơn trống trải, tự ti, dễ tủi thân sống thầm lặng, mặc cảm với
số phận…xa lánh với xã hội, bạn bè, một số trẻ trở nên liều lĩnh, gan lỳ, bướng bỉnh,
khó dậy bảo,…song một số trẻ có khả năng tự lập rất sớm.

2


Các em hoài nghi mọi người, thù ghét không có lý do, tuy nhiên các em biết
chia sẻ đồng cảm với những mảnh đời như chúng, biết yêu thương bảo vệ chăm sóc
nhau trong mọi hoàn cảnh, trẻ luôn khát khao một tình thương, một gia đình.
2.2. Thực trạng trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa
Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 02/2017 của Trung tâm ngày
28/02/2017, tổng số trẻ trong danh sách Trung tâm đang quản lý là 55 trẻ trong đó:
Phòng Giáo dục, hướng nghiệp chăm sóc 24 trẻ (từ 5 đến 22 tuổi); Phòng Chăm sóc trẻ
Mầm non từ sơ sinh đến 04 tuổi có 31 trẻ (trong đó 23 trẻ chăm sóc tại trung tâm và 08
trẻ nuôi tại cộng đồng do chương trình Holt tài trợ).

Biểu đồ 1 – số lượng trẻ đang sinh sống tại trung tâm
Trong đó số lượng trẻ bé gái và bé trai cũng được thể hiện quan biểu đồ sau:
Biểu đồ 2 – giới tính trẻ tại trung tâm
Số
lượng trẻ
cũng như
giới

tính

thay


đổi

theo từng
thời gian,
do có sự
thay
trẻ

đổi
đoàn

3


tụ gia đình, trẻ có người nhận con nuôi trong và ngoài nước, trong quá trình chăm sóc
tiếp nhận thêm trẻ bỏ rơi tại các bệnh viện.
Không gian môi trường cở sở hạ tầng xây dựng từ năm 1970 do người Nhật
thành lập nuôi dưỡng trẻ mồ côi trong chiến tranh, đã trải qua trên 40 năm toàn bộ nhà
ở của trẻ đã xuống cấp cũng ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc trẻ được toàn diện về
an toàn trong quá trình sinh hoạt, vui chơi.
2.3. Tình hình thực hiện chính sách với trẻ em tại Trung tâm
2.3.1. Chính sách trợ giúp thường xuyên tại Trung tâm
Thực hiện theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 và thông tư Số:
29 /2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định 136
nói trên, thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng tại Trung tâm.
Thực hiện theo quyết định số 59/2010/QĐ-UBND ngày 29/09/2010 của UBND
tỉnh Đồng Nai về mức trợ cấp hàng tháng cho đối tượng đang sinh sống tại trung tâm
với mức: 270.000 đ/tháng, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định số
08/2017QĐ-UBND ngày 02/03/2017 thay thế quyết định số 59/2010/QĐ-UBND và có
hiệu lực từ ngày 30/03/2017 để nâng mức trợ cấp cho đối tượng sống tại Trung tâm

lên: 300.000 đ/tháng.
Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo
quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường,
sách, vở, đồ dùng học tập đối với trẻ đang đi học và các chi phí khác theo quy định.
Bảng định mức tiền sữa uống và thức ăn hàng tháng của trẻ sử dụng trong trung
tâm trong 1 tháng. Hiện trung tâm đang áp dụng theo mức của Nghị Định 136 và mức
chuẩn hiện hành.
TT
Trẻ
Số lượng trẻ Mức trợ cấp
Hệ số
1 Dưới 4 tuổi
31
270.000
5
2 Từ 4 đến 16 tuổi
22
270.000
4
3 16 đến 22 tuổi
2
270.000
3
4
Tổng cộng
(sáu mươi bảy triệu hai trăm ba mươi ngàn đồng)

Thành tiền
41.850.000
23.760.000

16.200.000
67.230.000

Ngoài định mức từ ngân sách nhà nước trung tâm được sự ủng hộ của mạnh
thường quân đến thăm trung tâm ủng hộ gạo, một số vật dụng sử dụng trong nấu ăn
hàng ngày như: dầu ăn, mắm, nước tương, quần áo, giày dép, dụng cụ học tập, đồ
chơi…

4


Quyết định Số: 59/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2010 ban hành quy
định về chế độ trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tại điều 4 của quyết định ghi “Đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên Trẻ em mồ côi
cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ
nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật
Dân sự năm 2005, hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của
pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình
phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ
gia đình nghèo. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi
học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.”
2.3.2. Chính sách chăm sóc sức khỏe
Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế, toàn
bộ trẻ trong Trung tâm đều có bảo hiểm y tế phòng và điều trị bệnh.
Trẻ bỏ rơi thường là những trẻ suy dinh dưỡng, sanh non thiếu tháng, mắc các
bệnh bẩm sinh như: tim, sứt môi, hở hàm ếch…sức đề kháng yếu thường dễ mắc bệnh,
trẻ sinh ra không được hưởng thụ dòng sữa mẹ có nhiều đề kháng, vì vậy việc chăm
sóc y tế cho trẻ là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ.
Tất cả trẻ sơ sinh vào trung tâm đều được khám dinh dưỡng tại bệnh viện Nhi
Đồng Đồng Nai nhằm bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho sự phát triển của trẻ, do trẻ

thiếu nguồn sữa dinh dưỡng quan trọng từ sữa mẹ, để có một bảng dinh dưỡng hợp lý
là điều quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, một thể trạng tốt nhằm đáp ứng
nhu cầu từng lứa tuổi.
Trẻ từ 0 đến 6 tuổi khám dinh dưỡng 1 quý/lần và được chích ngừa theo chương
trình tiêm chủng của quốc gia tại trạm y tế phường Tân Hiệp.
Trẻ từ 7 đến 18 tuổi được khám tổng quát 1 lần/năm nhằm phát hiện bệnh điều
trị sớm và có hiệu quả, uống xổ giun định kỳ 2 lần/năm, tại Trung tâm có y tế cơ quan
thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, điều trị một số bệnh thông thường
như bệnh đường hô hấp trên, xử lý các vết thương…
Phòng bệnh theo mùa, mùa mưa đề phòng sốt xuất huyết, bệnh đường hô hấp,
dị ứng theo mùa, bệnh da liễu…về mùa khô phòng bệnh tiêu chảy, nâng cao đề kháng
và vệ sinh môi trường, nhà ở.
2.3.3. Chính sách giáo dục
5


Trung tâm luôn thực hiện đúng mọi quy định của pháp luật trong việc chăm sóc
cũng như học tập cho trẻ trong suốt quá trình sinh sống tại đây.
Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được
hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học theo quy định của pháp luật.
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên đang
học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì
tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội cho đến khi tốt
nghiệp văn bằng thứ nhất, nhưng không quá 22 tuổi.
Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội,
nhà xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên không
tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được
đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. Ủy ban nhân dân cấp

xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc
làm, ổn định cuộc sống.
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên không
tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở
bảo trợ xã hội, nhà xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và
trợ cấp xã hội hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24
tháng.
Theo lời Bác dạy “ non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc
Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần
lớn công lao học tập của các cháu” trẻ mồ côi cũng cần được học tập, đến trường như
bao trẻ khác để phát triển bản thân, góp phần tạo dựng tương lai đất nước.

6


Biểu đồ 3 - Số lượng trẻ đang đi học
Tại trung tâm số lượng trẻ đến trường theo báo cáo tháng 03 và phương hướng
tháng 04/2017 tất cả số trẻ trong độ tuổi đến trường đều được tham gia học tập đúng
độ tuổi của trẻ, một số trẻ không có khả năng học hết phổ thông được tham gia những
lớp học nghề phù hợp với bản thân của mình.
Ngoài những thời gian học trên trường thì trẻ được trung tâm thuê 3 giáo viên
về dạy kèm cho trẻ tại nhà như: giáo viên anh văn, môn toán, hóa, giúp trẻ theo kịp
kiến thức ở trường cùng với những bạn trên trường.
2.3.4. Chính sách pháp lý
Tại Điều 37 Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 quy định rõ: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ,
ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm
quyền trẻ em”. ( />Luật trẻ em số 102/2016/QH13, ngày 05 tháng 4 năm 2016
Luật quốc tịch hộ tịch và hộ tịch Nghị định số 8013/VBHN-BTP ngày 10 tháng

12 năm 2013 của Bộ Tư Pháp, sau khi trẻ vào trung tâm được làm giấy khai sinh và
đăng ký hộ khẩu tại Trung tâm.

7


Thông tư liên tịch Số: 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8 năm
2010 hướng dẫn thi hành về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội của Bộ
LĐTBXH.
Nghị định số: 31/2011/nđ-cp, ngày 11 tháng 05 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một
số điều của nghị định số 75/2006/nđ-cp ngày 02 tháng 8 năm 2006 của chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật giáo dục
Nghị định số: 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2009 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế
2.4. Nguồn lực thực hiện
2.4.1. Ngân sách nhà nước
Theo bảng dự toán ngân sách của trung tâm được kho bạc nhà nước giao ngân
sách năm 2017 là: 4.019.500.000 đồng thực hiện chăm lo dinh dưỡng, sức khỏe, học
tập cho trẻ trong năm.
Quy định tại Quyết định 4508 của UBND tỉnh ngày 28-12-2016 về việc hỗ trợ
trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017). Ngoài chế độ theo quy định, trẻ còn
nhận được quà của các đơn vị, mạnh thường quân hỗ trợ.
2.4.2. Tổ chức nước ngoài
Tổ chức Holt trụ sở tại Mỹ hỗ trợ cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt trên thế giới
trong đó có Việt Nam, Tại Việt Nam, Holt đã thực hiện các dự án với hàng loạt dịch vụ
phù hợp với các cấp chính quyền. Các dự án nhằm ngăn ngừa việc trẻ em bỏ nhà ra đi,
giúp trẻ em sum họp với gia đình. Holt cũng viện trợ khẩn cấp cho các gia đình và trẻ
em đặc biệt khó khăn, thúc đẩy việc nhận con nuôi trong và ngoài nước với trẻ em
không có gia đình hoặc chăm sóc những trẻ em không được nhận làm con nuôi.
Tổ chức hỗ trợ cho trẻ tại Trung tâm từ năm 2002 về dinh dưỡng hàng tháng,

vật dụng sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc sức khỏe.
Nhằm cung cấp sự chăm sóc tạm thời, có chất lượng, được giám sát và kịp thời
cho những trẻ em bị thiệt thòi và trẻ em mồ côi từ 10 tuổi trở xuống, giúp các em
nhanh chóng được về với mái ấm gia đình
Holt cũng hỗ trợ chương trình chăm sóc 8 trẻ nuôi dưỡng dựa vào cộng động,
trẻ được sống với gia đình tại các xã phường trên địa bàn gần với Trung tâm, hàng
tháng có cán bộ tới đánh giá sự phát triển của trẻ và trang cấp sinh hoạt phí hàng tháng
trên nguôn ngân sách Holt chi trả.
8


2.4.3. Khuyên góp của mạnh thường quân
Trong năm có khoảng 150 lượt tổ chức và cá nhân đến thăm Trung tâm tặng
hàng (gạo, sữa, bánh kẹo..) Tiền mặt: 174.631.800 đồng. Nhân dịp các ngày lễ trong
năm như tết thiếu nhi, Quốc Khánh, tết Nguyên Đán các cá nhân, cơ quan, doanh
nghiệp chung tay chăm sóc những trẻ có hoàn cảnh bất hạnh, nhằm chia sẻ kịp thời
tình cảm, vật chất động viên trẻ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, sống hòa nhập cộng
đồng và có ích cho xã hội.
2.5. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện
2.5.1. Thuận lợi
Toàn bộ nhân viên trung tâm nhận thức tốt trong công việc của mình và luôn có
trách nhiệm cao trong công việc được giao, giúp cho trẻ luôn được chăm sóc tốt về
dinh dưỡng, tinh thần và phát triển toàn diện
Các chính sách được triển khai triệt để đến tận nơi trẻ được thụ hưởng theo quy
định của ngành và lãnh đạo Trung tâm.
Chung tay của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội trong quá trình chăm sóc cho
trẻ tại trung tâm
Đối với trẻ tại Trung tâm Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ
như: trợ cấp lương thực, miễn giảm học phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế, dạy nghề... Điều
này được hiện thực hóa bằng Luật trẻ em, các Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em

thường xuyên được phát động, các Đề án chăm sóc trẻ mồ côi cũng như trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng được thực thi có hiệu quả
2.5.2. Khó khăn
Nhân viên công tác xã hội còn ít trong Trung tâm chủ yếu là nhân viên được
đào tạo qua các lớp tập huấn ngắn hạn cũng ảnh hưởng việc triển khai chính sách cho
hiệu quả và việc chăm sóc trẻ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và lao động phổ thông.
Một số trẻ đường phố vào trung tâm không quen sinh hoạt, nội quy cũng làm
ảnh hưởng đến các hoạt động trong chăm sóc cho toàn bộ trẻ khác. Một số trường hợp
cá biệt không học được trình độ văn hóa và học nghề Trung tâm còn lúng túng trong
quá trình giải quyết.
3. Kết luận
Trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc, hưởng những quyền mà pháp luật đã bảo
hộ trong đó có trẻ mồ côi, tại Trung tâm có 55 trẻ nhưng đều là những mảnh đời, hoàn
9


cảnh khác nhau cùng chung sống dưới 1 mái nhà, trẻ vào trung tâm chủ yếu là trẻ bỏ
rơi tại các bệnh viện do những bà mẹ đã mắc những sai lầm trong tình yêu mà sinh con
ra ngoài ý muốn, chính vì thế trong quá trình thai nhi không chăm sóc thai kỳ đúng
nghĩa, dẫn đến trẻ sinh ra thường sinh non, thiếu tháng, mắc bệnh bẩm sinh như tim,
hở hàm ếch, viêm gan, HIV…điều đó đã ảnh hưởng đến việc chăm sóc đời sống sức
khỏe cho trẻ hết sức khó khăn, độ tuổi nhân viên chăm sóc trẻ cao cũng ảnh hưởng đến
quá trình phát triển chăm sóc cho trẻ. Nhận thức của một số nhân viên chưa cao trong
việc chăm sóc những mảnh đời bất hạnh.
Tuy nhiên trẻ tại trung tâm được sự quan tâm rất lớn từ phía cộng đồng xã hội,
trẻ được chia sẽ, bù đắp từ giáo dục, y tế,…để trẻ có cơ hội phát triển bản thân một
cách toàn diện nhất.
Tài liệu tham khảo:
Báo cáo thực hiện nhiệm vụ tháng 02 và phương hướng nhiệm vụ tháng
03/2017 của Trung tâm Bảo trợ huấn Nghệ cô Nhi Biên Hòa

Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013.
Quyết định 08/2017QĐ-UBND ngày 02/03/2017 của UBND tỉnh Đồng Nai
Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai.
Luật trẻ em
Báo tuổi trẻ
Báo vnexpress

10



×