Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.24 KB, 23 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-----****-----

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO
NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG

LỚP 4


Đồng Nai, 2012


MỤC LỤC
BÀI 1: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG ............................................ 1
I. MỤC ĐÍCH ............................................................................................................... 1
II. GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1
III. HOẠT ĐỘNG ........................................................................................................ 1
IV.
V.

TÓM TẮT .............................................................................................................. 2
CÂU HỎI ............................................................................................................... 2

BÀI 2: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC ............................................ 3
I. MỤC ĐÍCH ............................................................................................................... 3
II.
III.
IV.
V.


VI.

GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 3
HOẠT ĐỘNG ........................................................................................................ 3
TÓM TẮT .............................................................................................................. 4
BẢI TẬP ................................................................................................................ 4
BÀI ĐỌC THÊM ................................................................................................... 4

BÀI 3: ÔN TẬP

........................................................................ 6

I. MỤC ĐÍCH ............................................................................................................... 6
II. HOẠT ĐỘNG ........................................................................................................ 6
III. TRÒ CHƠI THAM KHẢO ................................................................................... 6
BÀI 4: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN.................. 7
I. MỤC ĐÍCH ............................................................................................................... 7
II.
III.
IV.
V.

GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 7
HOẠT ĐỘNG ........................................................................................................ 7
TÓM TẮT .............................................................................................................. 8
CÂU HỎI – BÀI TẬP............................................................................................ 9


BÀI 5: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT ............................................ 10
I. MỤC ĐÍCH ............................................................................................................. 10

II. GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 10
III. HOẠT ĐỘNG ...................................................................................................... 10
IV. TÓM TẮT ............................................................................................................ 12
V. CÂU HỎI ............................................................................................................. 12
VI.

BÀI ĐỌC THAM KHẢO .................................................................................... 12

BÀI 6: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .................................................... 14
I. MỤC ĐÍCH ............................................................................................................. 14
II. GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 14
III.
IV.
V.
VI.

HOẠT ĐỘNG ...................................................................................................... 14
TÓM TẮT ............................................................ Error! Bookmark not defined.
BÀI TẬP .............................................................................................................. 16
BÀI ĐỌC THAM KHẢO .................................................................................... 16

BÀI 7: SINH HOẠT NGOẠI KHÓA ................................................ 19
I. MỤC ĐÍCH ............................................................................................................. 19
II. HOẠT ĐỘNG ...................................................................................................... 19
III. TRÒ CHƠI THAM KHẢO ................................................................................. 19


BÀI 1
I.


CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

MỤC ĐÍCH
Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi trường.
Giúp học sinh thấy được tác động của con người tới môi trường.

II.

GIỚI THIỆU
Từ xa xưa, môi trường thiên nhiên vẫn giữ được trạng thái cân bằng hàng tỷ năm.
Đến giai đoạn hiện đại thì môi trường tự nhiên bị xáo trộn trên diện rộng. Ngày
nay, gần như tất cả các nơi trên thế giới đều có dấu chân con người, và làm biến
đổi bộ mặt của trái đất một cách sâu sắc. Con người và môi trường luôn gắn liền
với nhau. Môi trường là nơi con người sinh sống và tác động qua lại lẫn nhau.

III. HOẠT ĐỘNG
1. Mối quan hệ giữa con người và môi trường
Giáo viên ôn lại kiến thức cho học sinh về định nghĩa môi trường. Giáo viên chỉ
dẫn cho học sinh thấy được tầm quan trọng của môi trường đối với con người. Con
người cần môi trường không khí để thở, nước để uống, đất để trồng cây, chăn
nuôi, sản xuất sản phẩm. Từ đó đưa ra định nghĩa về con người và môi trường.
Giữa con người và môi trường có một mối quan hệ rất mật thiết, do đó khi nói đến
con người, bao giờ người ta cũng nghĩ ngay đến môi trường xung quanh, những
tác động gây ra bởi con người, những sản phẩm của con người và ngược lại.
Kế đến, giáo viên dẫn chứng môi trường ô nhiễm do bụi khói thì ảnh hưởng đến
sức khỏe: bị phổi, viêm mũi, hay uống nước bẩn thì dẫn đến các bệnh về đường
tiêu hóa. Do đó nếu môi trường tốt, được cải thiện thì sức khỏe của con người sẽ
được đảm bảo. Nếu môi t.rường bị ô nhiễm thì tùy vào theo mức độ mà con người
bị ảnh hưởng.
2. Con người tác động lên môi trường

Giáo viên đặt ra câu hỏi vì sao con người lại tác động môi trường sống:
+ do dân số gia tăng con người cần đất để trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng đường
xá, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, phá hủy rừng, chất thải gia tăng, hủy
diệt môi trường sống và làm cạn kiệt nguồn sống của các loài sinh vật khác.

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 1


+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp con người khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên
mà không quan tâm đến môi trường, canh tác trên diện rộng làm giảm tính đa dạng
sinh học và tác động xấu đến môi trường.
Giáo viên chỉ vào hình trong sách giáo khoa cho học sinh nhận thấy phá rừng làm
đất khô cằn, mất nước, mất rừng làm đất bị hoang hóa. Hay khai thác khoáng sản
làm ô nhiễm nguồn nước, phá rừng gây sạt lở làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Kế đến, hoạt động con người xả chất thải làm nước ô nhiễm chuyển thành màu đỏ
hay khai thác than gây khói bụi, ô nhiễm không khí trầm trọng làm suy thoái môi
trường sống của con người.
Xây dựng đường xá, khu công nghiệp, chăn nuôi trên diện rộng đã làm những cây
cối, đồng cỏ không còn, làm mất cân bằng sinh thái của khu vực

IV.

GHI NHỚ
Con người và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường
cung cấp tài nguyên thiên nhiên, là không gián sống của con người. Tuy
nhiên nếu loài người không bảo vệ môi trường, không khai thác sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý sẽ làm ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên cho
cuộc sống. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ và cải thiện môi trường cho thế hệ

ngày nay và thế hệ tương lai là mục tiêu của loài người đối với sự phát triển
của thế giới.

V.

CÂU HỎI
Em hãy cho biết tác động của con người lên môi trường?
Theo em, tại sao nói gia tăng dân số ảnh hưởng đến môi trường?
Vì sao phải bảo vệ môi trường?

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 2


BÀI 2
I.

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

MỤC ĐÍCH
Giúp các em biết những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Tác hại của ô nhiễm nước nâng cao ý thức bảo vệ và sử dụng nước sạch.

II.

GIỚI THIỆU
Nước chiếm ¾ diện tích bề mặt của trái dất, tuy nhiên lượng nước biển chiếm đến
97%, 2% nước bị đóng băng và chỉ có 1% nước ngọt là con người có thể sử dụng
cho sinh hoạt, ăn uống, tưới cây…

Nước, đặc biệt là nước ngọt đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con
người và các loài sinh vật. Chúng ta cần nước cho các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày như: uống, nấu ăn, tắm giặt. Con người cần có nước để trồng trọt, sản xuất
tạo ra lương thực và các loại hàng hóa phục vụ cho đời sống. Tuy nhiên, hiện nay
các nguồn nước ngày càng dễ bị ô nhiễm do các hoạt động của con người. Nguồn
nước bị ô nhiễm là nơi các loại vi khuẩn, vi trùng phát triển và lan truyền các loại
dịch bệnh như sốt rét, dịch tả, thương hàn, tiêu chảy… Bảo vệ và sử dụng các
nguồn nước một cách có hiệu quả là bảo vệ sức khỏe và sự sống của chúng ta.

III. HOẠT ĐỘNG
1.
Định nghĩa
Ô nhiễm môi trường nước là gì?
(Giáo viên giải thích cho các em về khái niệm ô nhiễm môi trường nước)
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi chất lượng nước, với sự xuất hiện
các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và
sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước
2.
Nguyên nhân ô nhiễm nước
Trong phần học sác khoa học lớp 4 có nêu ra các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn
nước từ đó giáo viên có thể dùng tranh ảnh từ sách hoặc internet nhằm phân biệt
nguồn ô nhiễm tự nhiên hay nhân tạo.
Ô nhiễm nguồn nước do nhân tạo: Qúa trình thải các chất độc hại như các chất thải
do sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giao thông vào môi trường
nước.
Ô nhiễm nguồn nước do tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi
trường các chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của
chúng
3.
Tác hại của ô nhiễm nước


Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 3


Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Người dân sống gần môi trường nước bị ô nhiễm có mùi hôi lâu ngày sẽ ảnh
hưởng tới khả năng nhận biết mùi.
Nước bị ô nhiễm khi dùng trong sinh hoạt hằng ngày sẽ ảnh hưởng tới da, đặc biệt
là nếu dùng rửa mặt sẽ bị viêm kết mạc.
Sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: tả, lị, tiêu
chảy, thương hàn, đau mắt hột….
Nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới sản xuất, công nghiệp, nông nghiệp: cây cối héo
lá, chết.
Nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy hải sản: chết cá, thủy sinh.
Động vật dễ bị bệnh, không còn môi trường sống, tử vong và tiệt chủng.
Môi trường nước bị ô nhiễm, không còn nơi tắm sông, bơi lội hay các hoạt động
giải trí và du lịch.
4. Biện pháp bảo vệ nguồn nước
- Trồng cây để giữ nước.
- Không xả rác vào các nguồn nước: sông suối…
- Sữ dụng nước tiết kiệm: tắt vòi khi không sử dụng, tái sử dụng nước để tưới cây…

IV.

TÓM TẮT
Nước, đặc biệt là nước ngọt đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con
người và các loài sinh vật. Nguồn nước rất dễ bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân
khác nhau, nhưng hoạt động của con người và cách quản lý của con người là

nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước bị ô nhiễm ảnh
hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Do đó, bảo vệ và sử dụng nguồn nước một
cách hiệu quả là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

V.

BẢI TẬP
1. Theo em nước như thế nào gọi là nước bẩn? Thông qua câu hỏi giáo viên hướng
dẫn cho các em nhận biết nước bẩn bằng cách định tính, như nước có màu vàng,
nước có mùi tanh hay mùi lạ...
2. Dựa vào các hình trong sách giáo khoa, giáo viên chỉ cho học sinh các nguồn
gây ô nhiễm nước. Sau đó hỏi học sinh đây là nguồn tự nhiên hay nhân tạo?
3. Em hãy kể những hảnh động gây ô nhiễm nước hằng ngày.

VI.

BÀI ĐỌC THÊM
ĐỌC - NGẪM NGHĨ
Theo Báo cáo khoa học, nước chiếm 65% trong cơ thể người, nước vô cùng thiết
yếu đối với sự sống. Dòng nước chảy qua máu, mang theo oxy và chất dinh dưỡng

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 4


cho các tế bào và tống chất thải ra ngoài cơ thể. Nó làm đệm cho khớp và các mô
mềm. Không có nước khi ăn uống hằng ngày, chúng ta sẽ không thể tiêu hóa hoặc
hấp thụ thức ăn
Nếu bạn bị kẹt tại một đảo hoang, hãy nhớ điều mà các chuyên gia gọi là "Nguyên

tắc bộ ba". Theo đó, bạn sẽ không thể sống sót nếu không được uống nước trong 3
ngày.
Bạn có thể sống 3 phút mà không có không khí. Trong môi trường khắc nghiệt,
chẳng hạn như tuyết phủ, bạn có thể sống sót 3 tiếng mà không có mái che. Sau 3
ngày, bạn sẽ cần nước nếu không bạn sẽ bị chết khô. Bạn có thể trải qua 3 tuần
không có thức ăn, mặc dù điều đó sẽ chẳng thú vị gì. Điều đó chứng tỏ, so với
lương thực thì nước đóng vai trò quyết định to lớn cho sự sống của loài người và
sinh vật.
Tại một ngôi làng nhỏ ở vùng nông thôn Ghana (Tây Phi), có một em gái sống cùng với
gia đình tên là Christina. Đất nước nơi em ở gần đường xích đạo, khí hậu nhiệt đới, thời
tiết oi bức, mỗi năm hơn tám tháng trời không hề có một giọt mưa. Vì vậy, cư dân bắt
buộc phải đi tìm nước ở nơi khác. Đó cũng là công việc mà Christina phải làm, mỗi ngày
em đi bộ gần 4 giờ đồng hồ mới tới nguồn nước và mất ngần ấy thời gian để về nhà. Tuy
nhiên, vì công việc này mà em không còn thời gian để tiếp tục việc học của mình. Câu
chuyện của Christina không phải là trường hợp quá xa lạ ở những đất nước có thời gian
khô hạn kéo dài.

Nếu chúng ta
tiết kiệm nước
thì những đứa
trẻ ở Châu Phi
sẽ có cơ hội tiếp
cận nước sạch
và nguồn lương
thực hàng ngày.

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 5



BÀI 3
I.

ÔN TẬP

MỤC ĐÍCH
Củng cố kiến thức lý thuyết cho học sinh, giúp các em có thể áp dụng bài học vào
thực tế.
Giúp các em hiểu hơn về các thành phần của môi trường, các hoạt động gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới sức khỏe và đời
sống của con người.
Nâng cao ý thức cho các em về cách sử dụng nước một cách tiết kiệm và hợp lý.

II.

HOẠT ĐỘNG
Tổ chức thi đố vui để tìm hiểu các em có thể nắm được kiến thức và áp dụng kiến
thức vào thực tế như thế nào.
Tổ chức cho các em tham gia hoạt động vệ sinh quanh trường để các em ý thức
được những hành động bảo vệ môi trường.
Tổ chức cho các em cuộc thi tranh tài đưa ra ý tưởng sử dụng nước tiết kiệm để
bảo vệ nguồn nước.
Giáo viên cập nhật thông tin trên báo, đài, internet để phổ biến tình hình cũng nhu
những vấn đề môi trường hiện tại ở địa phương, Việt Nam và trên thế giới.

III. TRÒ CHƠI THAM KHẢO
Dựa vào bộ tài liệu hoạt động ngoại khóa giáo viên có thể tổ chức cho các em
những trò chơi vận động để các em biết được những hoạt động thực tiễn cần làm
để bảo vệ môi trường.

Vẽ tranh, poster để cổ động bảo vệ nguồn nước, khuyến khích sử dụng nước tiết
kiệm…

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 6


BÀI 4
I.

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN

MỤC ĐÍCH
Giúp các em biết những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng
ồn
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không khí xung quanh chúng ta

II.

GIỚI THIỆU
Không khí đóng vai trò quan trọng trong quá trình sống của con người. Con người
cần bầu không khí trong lành để hít thở. Tuy nhiên hiện nay, môi trường không
khí bị ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, hoạt động sinh
hoạt của con người. Môi trường không khí ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và
cuộc sống con người.

III. HOẠT ĐỘNG
1. Ô nhiễm môi trường không khí là gì?

( Giáo viên giải thích cho các em về khái niệm ô nhiễm môi trường không khí)
Ô nhiễm không khí là chỉ không khí bị nhiễm các chất bất kỳ ở thể nào có thể gây độc
hại đối với sức khỏe hoặc nguy hiểm về nhiều mặt khác. Các mặt khác có thể là gây
bụi mù ảnh hưởng tới giao thông, làm biến đổi khí hậu, làm hư hại các công trình xây
dựng.
2. Ô nhiễm tiếng ồn là gì?
Giáo viên liên hệ bài âm thanh trong sách khoa học từ đó đưa ra định nghĩa về tiếng ồn.
Ồn là chỉ mọi âm anh có thể dẫn đến một sự tổn hại thính giác, hoặc gây tác hại đối với
sức khỏe hoặc nguy hiểm về nhiều mặc khác.
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn
Nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu do quá trình đốt các loại nhiên liệu như dầu, than,
xăng…trong các động cơ hay thiết bị nhiệt công nghiệp. Một trong những nguồn ô nhiễm
lớn nhất từ động cơ là khí thải của các phương tiện giao thông. Ô nhiễm không khí đặc
biệt nghiêm trọng ở các đô thị và thành phố lớn. Kế đến là mùi hôi từ quá trình phân hủy
chất thải từ các bãi rác hay các xưởng sơ chế sản phẩm thực phẩm, hóa chất… Tất cả là
nguồn nhân tạo.
Nguồn ô nhiễm không khí do tự nhiên như cháy rừng, núi lửa làm phát sinh bụi, khí thải
ảnh hưởng nghiêm trọng đến không khí cả vùng hay khu vực.
Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 7


Giáo viên hỏi học sinh ở đâu xung quanh gây ra tiếng ồn: từ xe cộ, từ trường học, trong
nhà từ đó tóm gọn lại nguyên nhân gây ra tiếng ồn.
Nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện giao thông: ô tô, tàu hỏa, máy
bay… hay tiếng ồn từ các máy móc thiết bị trên công trường xây dựng và các nhà máy
công nghiệp làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật. Ngoài ra còn các
tiếng ồn phát từ các loa, ti vi, hoạt động trong gia đình, chỗ sửa chữa xe.
4. Tác hại của ô nhiễm không khí và tiếng ồn

Ảnh hưởng đến sức khỏe: Tiếp xúc với nồng độ bụi cao trong không khí, đặc biệt là ở
các vùng đô thị có mật độ giao thông cao và vùng xung quanh các cơ sở sản xuất vật
liệu xây dựng, sẽ có nguy cơ mắc phải những bệnh về đường hô hấp và bệnh phổi.
Những bệnh phổi ngoài lao thường gặp hiện nay là bệnh phổi nhiễm trùng; ung thư hệ
thống hô hấp (ung thư phổi, màng phổi); bệnh hệ đường dẫn khí (hen phế quản, bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính...).
Tiếng ồn cũng có tác động xấu đối với sức khỏe người và hạ thấp chất lượng cuộc
sống, hạn chế trao đổi thông tin, làm phân tán tư tưởng và dẫn đến làm giảm hiệu quả
lao động. Tiếng ồn còn quấy rối sự yên tĩnh và giấc ngủ của con người. Nếu tiếp xúc
lâu dài với mức ồn cao, con người có thể mắc bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, và
bị trầm trọng thêm đối với các bệnh về tim mạch và huyết áp….
-Ảnh hưởng đến động, thực vật: Giáo viên chỉ cho học sinh quan sát cây cối trong sân
trường và ngoài đường đi có gì khác nhau. Từ đó đưa ra ảnh hưởng đến thực vật do ô
nhiễm không khí.
Tiếng ồn làm cho động vật hoang dã hoảng sợ đi tìm chỗ trú ẩn.
Ảnh hưởng đến giao thông: giáo viên chỉ ra các trường hợp các xe không đạt chuẩn
thải bụi và khí ô nhiễm trên đường làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông
Gây biến đổi khí hậu:các khí thải ra bao gồm các khí gây hiệu ứng nhà kính làm trái
đất nóng, băng tan làm mực nước biển dâng, cháy rừng, mưa bảo gây ảnh hưởng đến
con người.

IV.

GHI NHỚ
Không khí giúp cho chúng ta hô hấp hằng ngày. Khi không khí sạch sẽ giúp cho
hô hấp của chúng ta tốt, có lợi cho sức khỏe. Khi không khí bị ô nhiễm sẽ làm cho
chúng ta bị bệnh về đường hô hấp và có hại cho sức của con người và các sinh vật
khác như động vật, cây xanh…..
Viện Môi trường và Tài nguyên


Trang 8


V.

CÂU HỎI – BÀI TẬP

a. Theo em những hoạt động nào gây ô nhiễm không khí

b. Thế nào ô nhiễm không khí và tiếng ồn?
c. Theo em, các nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn?
d. Em hãy nêu lên vài biện pháp giúp bảo vệ môi trường không khí, tiếng ồn mà
em biết ?
e. Em phải làm gì để bảo vệ môi trường không khí xung quanh em được trong
lành.

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 9


BÀI 5
I.

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT

MỤC ĐÍCH
Giúp học sinh hiểu được thế nào là ô nhiễm môi trường đất
ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất tời cuộc sống con người.


II.

GIỚI THIỆU
Đất là phần che phủ bề mặt của trái đất. Rễ cây hút nước và chất dinh dưỡng từ đất
để nuôi cây, giúp cây sinh trưởng, ra hoa, kết trái, tạo ra nguồn lương thực nuôi
sống con người và các loài sinh vật.
Lớp đất bề mặt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất cho cây nhưng lớp đất này
rất mỏng nên nếu chúng ta không bảo vệ, lớp đất này sẽ dễ bị rửa trôi do mưa và
gió bão hoặc bị ô nhiễm do các chất hóa học, chất thải từ các hoạt động của con
người.

III. HOẠT ĐỘNG
1. Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu khái niệm ô nhiễm môi trường đất.
“Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các chất ô nhiễm”
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất
Từ định nghĩa về ô nhiễm đất, giáo viên chỉ cho học sinh những vùng bị ô nhiễm
đất trên địa bàn tỉnh: như sân bay Biên Hòa, bãi rác Trảng Dài, ô nhiễm đất do
nước thải công nghiệp thải ra.
Giáo viên đưa ra từng hình về nguyên nhân gây ô nhiễm đất:
Hình 1: Hoạt động nông nghiệp bao gồm việc sử dụng các loại hóa chất nông
nghiệp chỉ có khoảng 50% là được thực vật hấp thụ, số còn lại sẽ bị ngấm vào đất
hay rửa trôi vào nước. Một số loại thuốc bảo vệ thực vật rất khó phân hủy, tồn tại
trong đất gây ảnh hưởng hệ sinh thái đất
Hình 2: mưa lũ gây cuốn trôi phù sa trên đất làm đất mất sự màu mỡ gây thoái hóa
đất
Hình 3: Đốt rừng làm rẫy không còn lớp thực vật bổ sung lớp mùn cho đất gây
thoái hóa đất sau vài vụ canh tác
Hình 4: Kênh thủy lợi không dẫn nước về đất gây thiếu nước, hoặc bị nhiễm mặn

làm đất không còn có khả năng trồng trọt.
Hình 5: Rác thải không được thu gom hợp vệ sinh theo đường nước ngấm vào đất
gây ô nhiễm đất

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 10


Hình 6: Nước ô nhiễm chảy tràn ra đất, theo sông suối lan truyền đến các vùng đất
khác nhau gây ô nhiễm.
Từ đó giáo viên đưa ra những nhận xét ảnh hưởng của ô nhiễm đất:
Ô nhiễm và suy thoái đất do nhiều nguyên nhân gây ra: sự xói mòn, rửa trôi, sụt lở; phân
bón và hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong canh tác nông nghiệp; các chất độc hoá
học do chiến tranh để lại; các chất thải công nghiệp (chất thải rắn, nước thải); hoạt động
khai thác khoáng sản và nuôi trồng thuỷ sản.
Sự xói mòn và rửa trôi của đất dẫn đến giảm năng suất canh tác.
Sự sụt lở và trượt lở đất đá không những làm thiệt hại tài sản và tính mạng con người,
phá huỷ các công trình…, mà còn làm mất một phần đất đai đang sử dụng cho nhiều mục
đích khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Xói lở, sạt lở bờ sông đã làm hư hại nhiều công trình thuỷ lợi như đê điều, hệ thống công
trình thuỷ lợi, đường giao thông
Xói lở bờ biển không chỉ ảnh hưởng đến ngành du lịch và dịch vụ, đến kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của cộng
đồng và làm mất đi một diện tích đáng kể vùng ven bờ.
Ô nhiễm đất do hóa chất bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu thụ và có
thể tác động bất lợi đến cả động vật trên cạn.
Các hoạt động công nghiệp, khai thác khoáng sản và nuôi trồng thuỷ sản gây ô nhiễm
đất, làm gia tăng sự xâm nhập mặn vào nước ngầm vùng ven bờ. Đáng lo ngại nhất là
chất lượng nước ngầm sẽ suy giảm, đe doạ đến nguồn tài nguyên nước ngầm quý giá, có

thể sẽ phải sử dụng rất nhiều trong tương lai
3. Biện pháp bảo vệ môi trường đất
Một số biện pháp bảo vệ môi trường đất như:
Che phủ đất bằng thực vật, cây xanh để tăng lớp mùn, giảm sự bốc hơi đảm bảo sự màu
mỡ cho đất, hạn chế xói mòn, tạo điều kiện cho các vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh.
Trồng luân canh, xen canh như các cây họ đậu sau khi thu hoạch lúa, các cây rễ nông
trồng kế tiếp các cây rễ ăn sâu nên áp dụng đối với đất tương đối ổn định và dễ bị xói
mòn.
Canh tác theo đường đồng mức, làm ruộng bậc thang để chống xói mòn ở những nơi có
lượng mưa cao, đất dốc hay giữ nước ở những khu vực có lượng mưa thấp. Gồm việc xây

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 11


dựng các bờ và các rãnh thoát nước cắt ngang đường dốc. Những rãnh này được thiết kế
để điều tiết nước từ ruộng làm sao để có thể kiểm soát được xói mòn.
Thu gom rác đúng nơi qui định, đổ rác ở những nơi được thiết kế phù hợp cho công tác
chôn lấp hợp vệ sinh nhằm bảo đảm chất thải không làm ô nhiễm đất. Nước thải phải xử
lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào nguồn nước.

IV.

GHI NHỚ

Đất là nơi chúng ta xây nhà ở, là nơi trồng trọt tạo ra thức ăn và tài nguyên cho
chúng ta như gỗ, cao su… Đất ô nhiễm khi có sự thay đổi về thành phần hóa học hay
sinh học ảnh hưởng xấu đến các sinh vật sống. Bảo vệ môi trường đất là cải thiện
môi trường sống. Để bảo vệ đất chúng ta không được chặt phá rừng, sử dụng biện pháp

canh tác phù hợp, xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài….

V.

CÂU HỎI
1. Định nghĩa ô nhiễm đất?
2. Em hãy cho biết nguyên nhân đất bị ô nhiễm ?
3. Ô nhiễm đất gây ra những hậu quả gì?
4. Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đất.

VI.

BÀI ĐỌC THAM KHẢO
XÓI MÒN ĐẤT
MỐI ĐE DỌA ĐẾN CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
Nếu không có tác động của con người, các lớp đất đá mất đi do xói mòn sẽ được
cân bằng bởi quá trình hình thành đất mới. Cây cối và cỏ bụi bảo vệ đất khỏi xói
mòn, chúng hệ thống cản trở gió. Hệ thống rễ cây thì giúp gắn kết chặt lớp đất đá
tại chỗ, ngăn cản sự xói mòn của mưa và gió. Khi mưa, nước mưa sẽ rơi vào các
tán lá hoặc cỏ bụi, còn hơi nước thì phần nào nhanh chóng bay hơi trước khi rơi
xuống đất.
Các hoạt động nông nghiệ, sinh hoạt, xây dựng nhà máy (hoạt động công nghiệp),
đường sá đã phá hủy từng phần hoặc toàn bộ lớp cây cối bảo vệ đẩy mạnh quá
trình xói mòn. Xói mòn trở nên ít khắc nghiệt hơn nếu trồng các cây như lúa mì
bởi nó sẽ phủ kín mặt đất. Các cây khác như ngô và thuốc lá mọc theo hàng nên sẽ
làm hở mặt đất. Mưa sẽ cuốn trôi các lớp đất màu mỡ làm đất không thể trồng trọt
được.

Viện Môi trường và Tài nguyên


Trang 12


Nuôi quá nhiều gia súc sẽ biến những cánh đồng cỏ thành sa mạc, góp phần vào
quá trình xói mòn nhanh chóng đất đai, bỏi súc vật cần nhiều cỏ để ăn. Canh tác
nông nghiệp thiếu sự chú ý cũng có ảnh hưởng tới đất đai. Các nhà khoa học cho
rằng xói mòn là một nhân tố biến đổi dân số và làm biến mất của một số nền văn
minh trước đây. Các thành phố hoang tàn biến mất trước kia được phát hiện ở
những vùng đất khô cằn cho thấy rằng các hoạt động nông nghiệp đã một thời lan
rộng ở những khu vực này (như sa mạc Mesopotamia).
Không dễ dàng khôi phục một khu vực nào đó của rừng sau khi cây cối bị đốn trụi,
bởi xói mòn lien tiếp xảy ra do thiếu hệ thống rễ cây để giữ lớp đất mặt và giúp tái
sinh nguồn dinh dưỡng có trong đất. Nếu quá trình này tiếp diễn, khu vực mất
rừng này sẽ biến thành một vùng gần giống như sa mạc. Quản lý đất tốt và canh
tác nông nghiệp phù hợp luôn là những cách tốt nhất để bảo vệ đất đai.

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 13


BÀI 6
I.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỤC ĐÍCH
Giúp các em nhận biết được:
- Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm
- Những tác hại đến con người đo ô nhiễm môi trường

- Các biện pháp xử lý thích hợp phù hợp với lứa tuổi tiểu học.

II.

GIỚI THIỆU
Ô nhiễm môi trường có nghĩa là sự làm bẩn, làm thoái hóa môi trường sống. Hiện
nay môi trường sống của chúng ta nói chung, và môi trường ờ tỉnh Đồng Nai nói
riêng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Có ba dạng ô nhiễm chính: Ô nhiễm không
khí, ô nhiễm đất và ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ta con người còn phải chịu
đựng ô nhiễm tiếng ồn do các nhà máy xí nghiệp và các phương tiện giao thông
gây nên.
Môi trường sống bị ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người
và sinh vật sống trên trái đất, gây hại cho sản xuất và làm giảm chất lượng môi
trường sống của con người.
Các chất gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do con người tạo ra trong quá trình hoạt
động và sản xuất. Do vậy chỉ có con người mới có thể giải quyết được vấn đề này.

III. HOẠT ĐỘNG
1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương
Giáo viên tổ chức lớp ôn lại kiến thức đã học về những nguyên nhân gây nhiễm
các thành phần môi trường như đất, nước, không khí
Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 1 trưởng nhóm điều khiển và ghi lại ý
kiến thảo luận của nhóm mình. Hai nhóm thảo luận chung một nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường theo các dạng ô nhiễm được liệt kê theo trật tự (a,b,c). Sau
khoảng 10 phút hai nhóm có chung đề tài tập trung tất cả ý kiến của nhóm mình,
và cử một học sinh lên trình bày ý kiến của nhóm. Sau đó giáo viên góp ý thêm và
tổng kết lại các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Vì sao không khí bị ô nhiễm
Do khói và khí thải độc ở các nhà máy và các khu công nghiệp thải vào không khí.
Do khí thải của các loại xe tham gia giao thông

Do đốt rừng làm nương rẫy,đốt nhiên liệu, đốt rác…
Vì sao môi trường nước bị ô nhiễm
Do nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư.

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 14


Do nước thải từ nhà máy, bệnh viện, chợ và các khu công nghiệp
Do hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân bón còn dư trong đất bị
nước mưa rửa trôi vào sông, suối, ao, hồ,…
Do dùng các loại thuốc nổ đánh bắt cá ở các sông, hồ…
Vì sao đất bị ô nhiễm
Do con người dùng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu..
Do xả rác không đúng nơi quy định.
Do các hoạt động công nghiệp
2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
Giáo viên gợi ý để học sinh nêu lên các ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường.
Câu hỏi gợi ý
Nếu con người sống ở khu vực môi trường không khí bị ô nhiễm thì sẽ chịu những
hậu quả gì?
Việc hô hấp sẽ bị ảnh hưởng nên có thể bị ho, khó thở và bị các bệnh về phổi và
đường hô hấp khác, mắt và da cũng bị ảnh hưởng, ngứa mắt, mờ mắt, da bị
ngứa… nhiệt độ ngày càng nóng lên gây hiệu ứng nhà kính nên ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người
Những hậu quả do môi trường nước bị ô nhiễm?
Con người sẽ không có nguồn nước sạch để sinh hoạt và sản xuất nên dễ mắc một
số bệnh về đường tiêu hóa, mắt và da. Ngoài ra khi nước bị ô nhiễm, cá và các loài
thủy sinh khác cũng bị ảnh hưởng gây mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến

nguồn thức ăn của con người. Đồng thời phải tốn kém để xử lý nguồn nước.
Những hậu quả do đất bị ô nhiễm
Sức khỏe của con người bị ảnh hưởng: Đất bị ô nhiễm thì không có đất để canh
tác, cây cối không phát triển nên sẽ không có đủ lương thực, thực phẩm cho con
người….
3. Các giải pháp bảo vệ môi trường
Con người chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường sống:
Phải có thói quen sinh hoạt để giảm tối đa rác thải và nước thải ra môi trường.
Hạn chế đến mức có thể việc sử dụng các phương tiện đi lại có sử dụng xăng dầu,
tăng cường đi xe đạp trong cự ly gần và sử dụng phương tiện công cộng.
Phải để rác đúng nơi quy định và phải có biện pháp xử lý rác đúng đắn (phân loại
rác trước khi đổ rác, tái sử dụng những vật có thể…)
Các nhà máy xí nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý rác thải trước khi thải ra môi
trường.
Nên sử dụng phương pháp trồng trọt sạch, hạn chế sử dụng các loại phân bón,
thuốc trừ sâu.
Trồng nhiều cây xanh để cây hấp thụ khí CO2 và thải ra khí oxy.

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 15


4. Thực hiện phân loại rác tại nguồn
Thực hiện phân loại rác thải, giáo viên hướng dẫn học sinh cách phân loại rác
thành 2 loại:

1. Rác có thể tái chế: từ các vỏ chai, bao nhựa có thể tận dụng để tái chế lại
thành các vật phẩm khác hay tận dụng làm vào những việc khác
2. Rác hữu cơ: là những rác từ hoạt động sinh hoạt thường ngày, như rau củ,

thức ăn thừa, vỏ trái cây…có thể đực sử dụng làm phân bón.
Sau đó hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động thu gom rác, thu gom giấy
vụn, tận dụng lại các lon, vỏ họp nhựa, thay thế sử dụng túi giấy thay túi ni lông.

IV.

TÓM TẮT

Ô nhiễm sẽ ảnh hướng có hại đến môi trường sống của con người và các loài sinh vật
khác trên trái đất, làm suy thoái loài, giảm đi về số lượng và chất lượng các loài, từ
đó dẫn tới mất đa dạng sinh học và sự tuyệt chủng. Do vậy con người phải có ý thức
bảo vệ môi trường và phải tránh các hành động gây ô nhiễm môi trường

V.

BÀI TẬP
Em hãy nêu các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, từ đó nêu các giải
pháp khắc phục.
Ở khu vực em đang sống môi trường có bị ô nhiễm không? Là một học sinh, em
có thể làm gì để giúp giải quyết vấn đề này.

VI.

BÀI ĐỌC THAM KHẢO
TÁO QUÂN ĐẾN CHẬM

Theo truyền thống của người Việt Nam, cứ đến ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm, mỗi
gia đình đều làm tết để tiễn ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình dưới
hạ giới sau một năm hoạt động. Theo tục của người Việt Nam, ông Táo phải đi lên trời
bằng cá chép, ông cưỡi cá chép bay lên trời. Chính vì vậy, các hộ gia đình khi cúng ông

thường cúng bằng cá chép sống. Sau khi cúng xong, con cá chép này sẽ được thả xuống
sông suối.
Đó là theo tục lệ như vậy, nhưng năm nay đã là 25 tháng 12 rồi mà vẫn không thấy Táo
Quân chầu trời. Ngọc Hoàng rất sốt ruột không hiểu sự tình ra sao cứ đi đi lại lại trong
cung. Vừa lúc đó Táo Quân trông rất mệt mỏi bước vào và quỳ xuống:
Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 16


- Ngọc Hoàng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
Ngọc Hoàng vẻ mặt rất giận dữ chẳng nói chẳng rằng, thấy vậy Táo Quân sợ quá vội
vàng giải trình:
- Dạ muôn tâu Ngọc Hoàng, lý do thần lên đây chậm mất hai ngày là vì... là vì...
Ngọc Hoàng vô cùng giận giữ không kịp nghe hết câu đã hét lớn:
- Là vì sao?
Táo quân run rẩy lẩm bẩm thưa:
- Dạ vì nơi thần cai quản có quá nhiều việc.
Nghe đến đây, Ngọc Hoàng có vẻ bớt giận và yêu cầu Táo Quân trình bày câu chuyện:
- Phức tạp cái gì, nhà ngươi nói rõ cho ta nghe xem sao.
Táo Quân lúc đó mới hoàn hồn và bắt đầu kể.
- Dạ năm nay dưới hạ giới môi trường bị ô nhiễm rất nặng, vì vậy cá chép bị chết hết,
con phải lên đây bằng xe. Khi đến giữa đường xe lại bị hỏng do làm bằng hàng giả
nên con lại phải quay về sửa chữa mới lên đường được.
Đươc dịp bộc bạch với Ngọc Hoàng tất cả những phiền muộn, Táo Quân đã không ngừng
kể cho Ngọc Hoàng nghe:
- Trên đường con lên đây con gặp đám cháy ở rừng U Minh Thượng, thoát khỏi đám
cháy lại gặp mưa lớn ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu vì vậy con mới lên muộn đấy
ạ.
- Thưa Ngọc Hoàng, năm nay dưới hạ giới có vùng vô cùng cơ cực đói khổ lầm than,

trời lại hạn hán đất đai khô cằn, cây khô lá úa và có rất nhiều kẻ vô lương tâm vẫn
cứ đốt rừng. Trên đường đi, thần có bắt được một số kẻ như vậy giải lên đây cho
Ngọc Hoàng trị tội.
Ngọc Hoàng rất tức giận khi nhìn thấy những kẻ phá rừng bèn gọi:
- Thiên lôi đâu?
Thiên lôi đang đứng ở sau liền đáp lại:
- Bẩm Ngọc hoàng có thần đây
Ngọc Hoàng lúc này ra lệnh cho Thiên lôi

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 17


- Giải bọn phá rừng đốt nương làm rẫy và cả bọn lâm tặc vào trong để trị tội để chúng
chừa thói phá hỏng môi trường dưới hạ giới của ta.
Nhưng lúc đó, những kẻ phá rừng đều quỳ xuống và tâu:
- Ngọc Hoàng vạn tuế, chúng thần là những kẻ ngu muội xưa nay chỉ biết chặt phá,
đốt nương làm rẫy mà không biết đến hậu quả sau này mong Ngọc hoàng giảm tội.
- Vậy ngươi đáng tội gì?
- Dạ con phải đền bù tất cả những gì con đã lấy
Nghe đến dây, Ngọc Hoàng không được vui và nói với những kẻ đáng tội này:
- Không ai có đủ tiền để đền bù lại khu rừng đã mất bởi vì nhà ngươi đã lấy đi lá phổi
của trái đất. Khói do nhà ngươi đốt rừng bay lên bầu trời làm các thần bị ốm. Giờ
ngươi hãy nghe đây, ta tuyên phạt ngươi trở lại trần gian suốt đời chăm sóc rừng và
tuyên truyền cho mọi người biết giữ gìn môi trường suốt đời xanh sạch đẹp.
Lúc này, mấy kẻ phá rừng mới yên tâm mà tâu lại:
- Dạ...đa tạ Ngọc hoàng
Thời gian thấm thoắt qua đi, sau 1 năm cũng tại thiên đình, Ngọc Hoàng đang ngồi ngắm
cảnh hạ gới và lắng nghe tiếng hát văng vẳng ở dưới trần gian. Tiên ông đứng ở cửa thấy

tâm trạng của Ngọc Hoàng như vậy bèn thưa:
- Dạ muôn tâu Ngọc hoàng đó là tiếng hát của các cháu thiếu niên đang đi lên báo
công với Ngọc Hoàng đấy ạ.
Các em thiên thi nhau báo cáo với Ngọc Hoàng:
- Trong năm vừa qua, chúng cháu đã vận động được nhiều bạn tham gia công việc
làm sạch và xanh trường học cũng như thôn bản ngõ xóm.
Thấy vậy, Ngọc Hoàng liền nói, Ta khen các cháu, vậy ta giao cho các cháu công việc
làm xanh sạch bầu khí quyển, đó là trồng cây gây rừng và không chặt phá.
Sau chuyến báo công đó các em trở lại trần gian tích cực trồng cây. Chẳng bao lâu sau
các khu rừng đã lấy lại được màu xanh và tràn đầy sức sống. Nước ngọt chảy quanh năm
trong các dòng suối làm cho đời sống của nhân dân ngày càng tốt đẹp.

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 18


BÀI 7
I.

SINH HOẠT NGOẠI KHÓA

MỤC ĐÍCH
Giúp các em củng cố những kiến thức đã học về những ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường không khí, môi trường đất để các em có cách tự bảo vệ bản thân mình
và áp dụng những kiến thức đó vào thực tế để bảo vệ môi trường.
Trong bước đầu tìm hiểu về những nguyên nhân gây ô nhiễm các thành phần môi
trường, điều này sẽ giúp các em ý thức hơn về hành động của mình trong cuộc
sống hàng ngày cũng như định hướng cho các em nhận thức được các việc phải
làm tránh gây ô nhiễm môi trường.

Điều quan trọng nhất, thông qua hoạt động ngoại khóa có thể giúp các em áp dụng
những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn biến những bài học lý thuyết thành
những hành động thực tế để bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất.

II.

HOẠT ĐỘNG
Giáo viên tổ chức thi đố vui để biết khả năng tiếp thu bài học của các em như thế
nào.
Giáo viên tổ chức buổi hoạt động thực tế để các em tìm hiểu về môi trường tự
nhiên: xung quanh trường, công viên… đồng thời chỉ cho các em biết vai trò của
các thành phần tự nhiên trong cuộc sống của chúng ta như đất, nước, không khí
cũng như những phương pháp bảo vệ chúng khỏi ô nhiễm.
Giáo viên cập nhật những thông tin môi trường địa phương, trong nước và tên thế
giới qua báo, đài, internet để phổ biến cho các em.

III. TRÒ CHƠI THAM KHẢO
Dựa vào tài liệu hoạt động ngoại khóa giáo viên tổ chức cho các em những trò
chơi vận động để các em có thể biết những hành động thực tế trong bảo vệ môi
trường.
Tổ chức cho các em tham gia hoạt động làm poster, tuyên truyền kiến thức về bảo
vệ môi trường cho người dân xung quanh.

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường của Vườn Quốc Gia Yok Đôn

2. Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở cấp tiểu học, Phòng giáo
dục vào đào tạo Phú Cát.
3. Nguyễn Đình Hòe, 2007, Môi trường và phát triển, tái bản lần thứ nhất.
4. GS.TS Lâm Minh Triết và Huỳnh Thị Minh Hằng,2008, Con người và môi trường.
Đại học Quốc gia TP. HCM
5. Viện ITMIS, Phần mềm giáo dục bảo vệ môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội
Tài liệu điện tử
1. www.wikipedia.org
2. www.monre.gov.vn
3. www.yeumoiturong.com
4. www.cattiennationalpark.vn

Viện Môi trường và Tài nguyên

Trang 20



×