Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.74 KB, 105 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUỐC BẢO

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUỐC BẢO

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU CHÍ


HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO
ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO
ĐỘNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN .......................................................................... 6
1.1. Khái quát về tranh chấp hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp hợp đồng lao
động ........................................................................................................................................ 6
1.1.1. Khái quát về tranh chấp hợp đồng lao động ............................................. 6
1.1.2. Khái quát về giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động .......................... 10
1.2. Quy định pháp luật về hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp lao động tại
Tòa án nhân dân................................................................................................................... 13
1.2.1. Quy định pháp luật về hợp đồng lao động .............................................. 13
1.2.2. Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân (tranh
chấp hợp đồng lao động) tại Tòa án nhân dân ................................................. 21
Chương 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................... 29
2.1. Tổng quan về tình hình xét xử tranh chấp hợp đồng lao động của Tịa án nhân dân
tại thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................. 29
2.2. Thực tiễn xét xử tranh chấp hợp đồng lao động của Tòa án nhân dân tại thành phố
Hồ Chí Minh ........................................................................................................................ 29
2.2.1. Căn cứ, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động qua thực tiễn giải quyết
tranh chấp lao động của Tòa án nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh ........... 30
2.2.2. Giải quyết hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng lao động qua thực
tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh. . 47
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động
tại Tòa án nhân dân ............................................................................................................. 58
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ................................. 60
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động 60


3.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết tranh
chấp lao động..................................................................................................... 60
3.1.2. Những định hướng cơ bản về hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp
hợp đồng lao động ............................................................................................. 61
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động tại
Tịa án ........................................................................................................................ 63
3.2.1. Hồn thiện quy định pháp luật về hợp đồng lao động ............................ 63
3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng lao
động tại tòa án nhân dân ................................................................................... 74
3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động
tại Tòa án .............................................................................................................................. 75
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 80
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLLĐ:

Bộ luật lao động

Cty:

Công ty

HĐLĐ:


Hợp đồng lao động

KLLĐ:

Kỹ luật lao động

NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

TAND:

Tòa án nhân dân

TCLĐ:

Tranh chấp lao động


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Lao động là nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong bất kỳ hoạt động
nào có liên quan đến q trình sản xuất kinh doanh. Cho dù ngày nay, ngành công
nghệ tự động đã có những thành tựu vượt bậc, máy móc đã dần thay thế cho vai trò
của con người để tham gia vào một số lĩnh vực, nhưng không thể thay thế hoàn toàn

lao động của con người, nhất là những ngành có thâm dụng lao động cao.
Để tham gia vào quá trình lao động, NSDLĐ và NLĐ phải thiết lập mối quan
hệ bằng HĐLĐ, làm cơ sở pháp lý để các bên tuân thủ thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của mình theo thỏa thuận đã được ký kết. Đối tượng của HĐLĐ chính là hàng
hóa sức lao động - một loại hàng hóa đặc thù mà khi bán, NLĐ vẫn khơng mất đi
quyền sở hữu đối với hàng hóa của mình. Do vậy, các nội dung của HĐLĐ ngồi
việc đáp ứng yêu cầu của NSDLĐ trong quá trình sản xuất - kinh doanh, cung ứng
dịch vụ để tạo ra sản phẩm cho đơn vị thì cũng phải phù hợp với các điều kiện làm
việc của NLĐ, đảm bảo khả năng tái tạo hàng hóa sức lao động.
Quan hệ pháp luật HĐLĐ thể hiện tính bất cân xứng về quyền lực, khi
NSDLĐ là “người chủ” trong quá trình khai thác sức lao động của NLĐ sao cho
phù hợp nhất theo ý chí của mình, nhằm góp phần tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy,
Nhà nước với sứ mạng lịch sử của mình phải tạo ra khung pháp lý cần thiết để điều
chỉnh quan hệ xã hội này, nhằm tạo trật tự ổn định để phục vụ cho nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cũng như quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật HĐLĐ.
Trong thời gian qua, nhằm phù hợp với quan hệ xã hội đang diễn ra cần thiết
phải điều chỉnh, trong đó có quan hệ lao động, các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền đã ban hành Bộ luật Lao động năm 1994 (đã được sửa đổi, bổ sung qua các
năm: 2002, 2006, 2007). Gần đây nhất là Bộ luật Lao động năm 2012, có hiệu lực
thi hành vào ngày 01/5/2013 cùng với Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, có hiệu
lực thi hành vào ngày 01/7/2016 đã được Quốc hội ban hành, là khung pháp lý cả về
nội dung và hình thức cho các bên trong quan hệ pháp luật HĐLĐ và cơ quan Nhà
1


nước có thẩm quyền tn theo trong q trình quản lý, giải quyết tranh chấp HĐLĐ.
Tuy nhiên, sau thời gian tổ chức thực hiện đã bộc lộ một số bất cập trong q trình
áp dụng pháp luật.
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, thời gian qua sự phát

triển nhanh chóng các loại hình doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau
đã làm cho quan hệ lao động ngày càng đa dạng, phong phú, song cũng phát sinh
nhiều vấn đề mới, trong đó có những vấn đề khơng kém phần phức tạp. Theo đó,
tranh chấp lao động cá nhân nói chung, tranh chấp về hợp đồng lao động nói riêng
tại Tịa án nhân dân chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cả nước.
Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp hợp đồng lao
động từ thực tiễn xét xử của Tịa án nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh” làm
luận văn Thạc sĩ của mình, nhằm nghiên cứu và góp phần hồn thiện vào chế định
pháp luật nói trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến chế định pháp luật HĐLĐ và giải quyết tranh chấp HĐLĐ
được sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học pháp lý và những người làm cơng
tác thực tiễn. Có một số cơng trình khoa học đã được công bố liên quan đến lĩnh
vực này như:
Thứ nhất, về lĩnh vực có liên quan đến hợp đồng lao động:
- Bài viết: Mấy ý kiến về hợp đồng lao động vô hiệu của tác giả Đào Thị
Hằng, năm 1999 được đăng trên Tạp chí Luật học số 5.
- Bài viết: “Hợp đồng lao động và tình hình thực hiện tại các doanh nghiệp”
của tác giả Đặng Kim Chung, năm 2000 được đăng trên Tạp chí Lao động và Xã
hội số 161;
- Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Hữu Chí: “Hợp đồng lao động
trong cơ chế thị trường ở Việt Nam” năm 2002;
- Bài viết: “Mấy ý kiến xung quanh việc thụ lý, giải quyết tranh chấp lao
động có liên quan tới hợp đồng lao động” của tác giả Lưu Bình Nhưỡng, năm 2004
được đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân số 6.

2


- Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Lượng: “Pháp luật về chấm dứt hợp đồng

lao động qua thực tiễn ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”,
năm 2006;
- Bài viết: “Pháp luật về hợp đồng lao động với việc bảo vệ quyền lợi người
lao động” của tác giả Phạm Thị Hồng Đào, đăng trên Tạp chí Dân chủ Pháp luật
điện tử năm 2016 tại địa chỉ: />Thứ hai, về lĩnh vực có liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng lao
động:
- Bài viết: “Những điểm mới về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp
lao động theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2006”
của tác giả Nguyễn Xuân Thu được đăng trên Tạp chí Luật học số 07, năm 2007;
- Luận án Tiến sĩ: “Pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân tại Tòa án ở Việt Nam” của tác giả Phạm Công Bảy, năm 2011;
- Luận văn Thạc sĩ: “Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật
Việt Nam” của Nguyễn Thị Kim Anh, năm 2014;
- Luận văn Thạc sĩ: “Pháp luật về ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao
động qua thực tiễn tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của Trịnh Thị
Thủy, năm 2014;
- Luận văn Thạc sĩ: “Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua thực tiễn
xét xử sơ thẩm của Tịa án nhân dân tại Thành phố Chí Minh” của Nguyễn Năng
Quang, năm 2014;
- Bài viết: “Bình luận các quy định về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa
án nhân dân trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015” của PGS.TS. Nguyễn Hữu
Chí được đăng trên Tạp chí Luật học số 12, năm 2015.
Những cơng trình khoa học có liên quan kể trên là nguồn tài liệu vơ cùng q
báu để tác giả kế thừa hồn thành luận văn thạc sĩ của mình. Tuy nhiên, chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động tại TAND ở
Thành phố Hồ Chí Minh kể từ thời điểm Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực.

3



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật có liên quan đến
HĐLĐ và giải quyết tranh chấp HĐLĐ qua thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân tại
thành phố Hồ Chí Minh bằng cách phân tích kết quả xét xử một số vụ án, đối chiếu
với quy định pháp luật để đưa ra nhận xét việc áp dụng pháp luật.
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ của luận văn là phân tích các quy định có liên quan
đến chế định pháp luật về HĐLĐ, cũng như trình tự, thủ tục, thực tiễn giải quyết
tranh chấp HĐLĐ qua cơng tác xét xử. Từ đó, phát hiện ra những bất cập về pháp
luật nội dung, hình thức, hoạt động áp dụng pháp luật, đưa ra kiến nghị nhằm sửa
đổi, bổ sung quy định pháp luật có liên quan, cũng như công tác tổ chức thực hiện
pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy phạm pháp luật có liên quan
đến chế định pháp luật về HĐLĐ; giải quyết tranh chấp HĐLĐ từ thực tiễn xét xử
của Tịa án nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc nghiên cứu một số
bản án cụ thể.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: (i) Nghiên cứu những vấn đề lý luận về HĐLĐ, giải quyết
tranh chấp HĐLĐ; những nguyên tắc giải quyết tranh chấp HĐLĐ; Quy định pháp
luật về HĐLĐ, giải quyết tranh chấp HĐLĐ; (ii) Thực tiễn việc áp dụng pháp luật
giải quyết tranh chấp HĐLĐ thông qua hoạt động xét xử của TAND; (iii) Luận giải
và đưa ra kiến nghị về hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp HĐLĐ tại TAND.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: Kể từ khi BLLĐ năm 2012 có hiệu lực thi hành (kể từ ngày
01/5/2013) đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm của Đảng Cộng


4


sản Việt Nam về hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp lao động, trong đó có
tranh chấp HĐLĐ.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
luật học truyền thống như: lịch sử, phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, đối chiếu;
khảo sát, thống kê; phương pháp chuyên gia, phương pháp tình huống để đạt được
yêu cầu đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Thứ nhất, Luận văn làm sâu sắc thêm những nội dung có tính khái qt
chung về HĐLĐ và giải quyết tranh chấp lao động của TAND, cụ thể là tại thành
phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, Trên cơ sở nghiên cứu nêu trên, luận văn đã đưa ra một số bất cập
trong các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp
HĐLĐ.
Thứ ba, Luận văn đã đề ra phương hướng nhằm hồn thiện pháp luật nội
dung, hình thức cũng như giải pháp tổ chức thực hiện có liên quan đến giải quyết
tranh chấp HĐLĐ qua thực tiễn xét xử tại thành phố Hồ Chí Minh.
Qua đó, luận văn góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về HĐLĐ, giải
quyết tranh chấp HĐLĐ, nâng cao hoạt động của các tổ chức hữu quan nhằm xây
dựng hài hòa quan hệ lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong quan hệ pháp luật về HĐLĐ.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về tranh chấp hợp đồng lao động và pháp luật
về giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân
Chương 2: Thực tiễn xét xử tranh chấp hợp đồng lao động của Tịa án nhân
dân tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh
chấp hợp đồng lao động

5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×