Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức từ thực tiển thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.95 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính.
Mã số: 06.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ HỒNG ANH



HÀ NỘI - 2017


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước về thi đua khen
thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức từ thực tiển thành phố Hồ Chí
Minh” tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan, đơn vị,
bạn bè, đồng nghiệp và giáo viên hướng dẫn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành
về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Hồng Anh – giáo viên
trực tiếp hướng dẫn. Thầy đã luôn theo sát, chỉ bảo, hướng dẫn tôi các phương pháp
nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn Sở Nội vụ, Ban Thi đua – Khen thưởng thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện, cung cấp các số liệu, báo cáo giúp tôi hoàn thành tốt việc
nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, khích lệ, tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thanh Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI
ĐUA KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ......5
1.1. Khái niệm .............................................................................................................. 5

1.2. Nội dung, nguyên tắc của quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng đối với
cán bộ, công chức, viên chức .................................................................................... 13
1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng đối với cán bộ, công
chức, viên chức .......................................................................................................... 24
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với
cán bộ, công chức, viên chức .................................................................................... 25
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN
THƯỞNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..............................................................................32
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và những yêu cầu đối với công tác quản
lý nhà nước về thi đua khen thưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ............. 32
2.2. Tình hình quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, công
chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 35
2.3. Đánh giá chung ................................................................................................... 50
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................57
3.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với cán
bộ, công chức, viên chức ........................................................................................... 57
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với cán
bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .............................. 59
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................76
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH TW


Ban Chấp hành Trung ương

BCT

Bộ Chính trị

CT

Chỉ thị

CP

Chính phủ

KL

Kết luận



Nghị định

NXB

Nhà xuất bản

QH

Quốc hội


TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

TU

Thành uỷ

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên
truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt
động thực tiễn của cán bộ, công chức, viên chức nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ

mà cấp trên giao. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rất
thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ”.
Trong thời gian qua phong trào thi đua yêu nước của thành phố Hồ Chí Minh
luôn gắn với nhiệm vụ chính trị và chương trình hành động, tập trung các lĩnh vực
trọng tâm, trọng điểm, những việc khó và những khâu yếu kém nhằm tạo động lực
thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Đặc biệt thi
đua, khen thưởng đã tác động tích cực, cổ vũ, động viên cán bộ, công chức, viên
chức của thành phố phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng – an ninh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành,
hội, đoàn thể thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác thi đua, khen thưởng, tạo
chuyển biến trên nhiều mặt, nhất là chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng
viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng
trong giai đoạn cách mạng mới.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có một số cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thi
đua, khen thưởng còn mang tính hình thức, rập khuôn, máy móc, chưa tạo được
động lực cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc. Điều này thể hiện rõ ở nội
dung, chỉ tiêu thi đua chưa sát với đặc điểm, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị; việc xét
khen thưởng chưa đúng người, đúng việc, còn nể nang, cào bằng, đề nghị khen
thưởng cho đội ngũ lãnh đạo chiếm tỷ lệ cao, khen thưởng cán bộ, công chức, viên
chức còn ít; công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết chưa được coi
trọng; khí thế của các phong trào thi đua chưa cao, tính hiệu quả thấp, khen thưởng
nhiều nhưng nhiều mô hình không được phổ biến, nhân rộng.
Nguyên nhân dẫn đến tồn tại, khuyết điểm trên là do trong qua trình thực
hiện Luật thi đua, khen thưởng và các văn bản quy định, hướng dẫn về thi đua, khen
1


thưởng còn lúng túng; việc xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thưởng chưa được
nghiên cứu sâu, không quy định cụ thể tính chất định lượng của từng tiêu chí để làm
cơ sở đánh giá; có lúc, có nơi người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan
tâm đúng mức đến công tác thi đua, khen thưởng chủ yếu giao cho cán bộ hoặc đơn

vị tham mưu; các giá trị so sánh giữa quyền lợi vật chất với động viên tinh thần, các
chuẩn mực về đạo đức, lối sống, sức ép về cạnh tranh kinh tế, lợi nhuận…tác động
không ít đến cán bộ, công chức, viên chức và phong trào thi đua.
Quan thực tiễn nêu trên, xuất phát từ những hạn chế, yếu kém trong tổ chức
thực hiện phong trào thi đua tại thành phố Hồ Chí Minh, nhất là trong thời gian qua
việc nghiên cứu có tính chất tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn đối với công tác thi
đua, khen thưởng cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức chưa nhiều, chủ
yếu là tổng kết hoặc hội nghị trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm. Vì vậy tác giả chọn đề
tài “Quản lý Nhà nước về thi đua khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên
chức từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn góp phần đề xuất giải
pháp nhằm tăng cường công tác thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, công chức,
viên chức trên địa bàn Thành phố, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào thi
đua của Thành phố phát triển.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về công tác thi đua, khen thưởng,
một trong số đó là: đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng
giai đoạn 2011 - 2020” của tác giả Lê Xuân Khánh, luận văn thạc sĩ quản lý hành
chính công, Học viện hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2010; đề tài “Quản lý
Nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả
Nguyễn Thị Ba Hồng, luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2016; đề tài “Đổi mới quản lý Nhà nước về công
tác thi đua, khen thưởng tại địa phương” của tác giả Dương Thị Thanh, luận văn
thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm
2007; đề tài “Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác quản lý Nhà
nước về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hữu Đoạt,
2


luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008; Luận án tiến
sĩ “Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phùng Ngọc

Tấn, Học viên Khoa học Xã hội, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, năm
2016.
Nhìn chung, các đề tài và luận án nói trên đã nêu lên tương đối đầy đủ những
vấn đề lý luận và một số giải pháp có giá trị về thực tiễn. Tuy nhiên, việc đi sâu
nghiên cứu quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng riêng với đối tượng là cán bộ,
công chức, viên chức hầu như chưa được đề cập đầy đủ, do vậy trong luận văn này
tác giả mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu toàn diện hơn những quy định của pháp
luật về quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng đặc biệt là đối với cán bộ, công
chức, viên chức; tạo ra những cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với cán bộ,
công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường
công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên
chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung vào các
nhiệm vụ sau:
Phân tích cơ sở lý luận quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với cán
bộ, công chức, viên chức.
Phân tích và đánh giá tình hình quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối
với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước tăng
cường công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, công
chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý nhà nước về thi đua, khen
thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
trong 5 năm trở lại đây.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Công sản Việt Nam về thi
đua, khen thưởng để làm rõ hơn lý luận về thi đua, khen thưởng, đồng thời trong
quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
và tổng kết kinh nghiệm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận quản lý nhà nước về thi đua khen
thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học về thi
đua, khen thưởng và công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, đồng thời
những đề xuất, kiến nghị của luận văn góp phần tăng cường công tác quản lý nhà
nước về thi đua khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng
đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đối với cán
bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thi đua,
khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức.
4



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA KHEN
THƯỞNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm thi đua, khen thưởng
1.1.1.1. Khái niệm thi đua
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, thi đua là một hiện tượng khách quan
nảy sinh do sự tiếp xúc xã hội trong quá trình lao động sản xuất, theo C.Mác "ngay
sự tiếp xúc xã hội cũng đã đẻ ra thi đua" [13, tr.474]. Còn V.I.Lênin coi thi đua là
một tất yếu, một nguồn tiềm năng to lớn của chủ nghĩa xã hội: "Chủ nghĩa xã hội
không những không dập tắt thi đua, mà trái lại, lần đầu tiên, đã tạo ra khả năng áp
dụng thi đua một cách thật sự rộng rãi, với một quy mô thật sự to lớn, tạo ra khả
năng thu hút thật sự đa số nhân dân lao động vào vũ đài hoạt động khiến họ có thể
tỏ rõ bản lĩnh, dốc hết năng lực của mình, phát hiện những tài năng mà nhân dân sẵn
có cả một nguồn vô tận, những tài năng mà chủ nghĩa tư bản đã giày xéo, đè nén,
bóp nghẹt mất hàng nghìn, hàng triệu, nhiệm vụ của chúng ta hiện nay, khi chính
phủ xã hội chủ nghĩa đang cầm quyền, là phải tổ chức thi đua" [45, tr.234-235].
Như vậy, cả C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều khẳng định, thi đua là một
tất yếu khách quan, được nảy sinh từ chính cuộc sống của con người, con người
sống trong xã hội luôn có quan hệ tiếp xúc với nhau, do đó tất yếu nảy sinh thi đua.
Vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về
thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng quan niệm về thi đua lên tầm tư tưởng,
đường lối chính trị và phương pháp cách mạng. Người coi tổ chức thi đua yêu nước
là cách tốt nhất để khơi dậy lòng yêu nước tiềm tàng trong mỗi người dân Việt
Nam, biến nó thành sức mạnh, thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
cũng như trong bảo vệ Tổ quốc, Người khẳng định: “Hễ là người Việt Nam yêu
nước thì phải thi đua, thi đua là yêu nước; thi đua là một cách yêu nước thiết thực
nhất, những người thi đua là những người yêu nước nhất” [18, tr.473].


5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×