Tải bản đầy đủ (.doc) (193 trang)

Đảng lãnh đạo phát triển quan hệ việt nam với ấn độ từ năm 1991 đến năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.39 KB, 193 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án
là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phùng Tuấn Hải
PhPùngPhùng Tuấn Hải


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI ẤN ĐÔ
(1991 - 2001)
1.1. Những yếu tố tác động và nhu cầu phát triển quan hệ
Việt Nam với Ấn Độ
1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển quan hệ Việt Nam
với Ấn Độ (1991 - 2001)
1.3. Đảng chỉ đạo phát triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ
và kết quả thực hiện
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ
TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM


VỚI ẤN ĐÔ (2001 - 2011)
2.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu mới về tiếp tục phát
triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ
2.2. Chủ trương của Đảng tiếp tục phát triển quan hệ Việt
Nam với Ấn Độ (2001 - 2011)
2.3. Sự chỉ đạo của Đảng tiếp tục phát triển quan hệ Việt
Nam với Ấn Độ và kết quả thực hiện
Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét quá trình Đảng lãnh đạo phát triển quan hệ
Việt Nam với Ấn Độ (1991- 2011)
3.2. Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát
triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ từ năm 1991 đến
năm 2011
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
11

33
33
44
54

67
67
78

86
104
104

130
153
157
158
173


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Chữ viết đầy đủ
Ban Đối ngoại Trung ương

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chính trị quốc gia
Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa xã hội
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á -

Chữ viết tắt
BĐNTW
CNH, HĐH
CTQG
CNTB
CNXH

Thái Bình Dương
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Liên minh châu Âu
Nhà xuất bản
Quỹ Tiền tệ quốc tế
Tổ chức Thương mại thế giới
Tư bản chủ nghĩa
Viện trợ phát triển chính thức

APEC
FDI
ASEAN
EU
Nxb
IMF
WTO

TBCN
ODA


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Việt Nam với Ấn Độ đã có bề dày trong giao lưu kinh tế, văn hoá từ
hằng nghìn năm lịch sử. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước
được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawarhalal Nehru, đặt nền móng từ
những năm 50, thế kỷ XX.
Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH. Qua các kỳ Đại hội
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước củng cố, tăng cường và phát triển
quan hệ với Ấn Độ, luôn coi đó là hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại
của mình. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp đã được hai nước Việt
Nam và Ấn Độ phát triển lên tầm cao mới đối tác chiến lược (7- 2007) và
được thực hiện ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Đề tài: “Đảng lãnh đạo phát triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ từ năm
1991 đến năm 2011”, được nghiên cứu dưới góc độ khoa học lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề tài luận án trình bày một số vấn
đề cơ bản về những yếu tố tác động và yêu cầu khách quan của quan hệ Việt
Nam với Ấn Độ. Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát
triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ; đồng thời, đưa ra những nhận xét, đúc kết
những kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo cho lĩnh vực hoạt động đối ngoại
song phương với các đối tác trong thời gian tới.
Luận án có bố cục cơ bản gồm: phần mở đầu, tổng quan về tình hình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và 3 chương. Trong đó phần tổng
quan trình bày kết quả nghiên cứu từ các công trình đã công bố có liên quan
đến đề tài và làm rõ những "khoảng trống" cần phải tiếp tục giải quyết trong
luận án; chương 1 và chương 2, trình bày chủ trương sự chỉ đạo của Đảng

phát triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ và kết quả thực hiện qua 2 giai đoạn
(1991 - 2001) và (2001 - 2011); chương 3, nhận xét và đúc kết một số kinh
nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ.


6
2. Lý do lựa chọn đề tài
Cuộc khủng hoảng và tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
(1991), đặc biệt là của Liên Xô tác động sâu sắc đến toàn bộ tình tình thế giới
trong nhiều năm. Sự kiện này xảy ra buộc các nước phải điều chỉnh chính
sách đối ngoại của mình. Chủ nghĩa tư bản có thể tạm thời điều hòa mâu
thuẫn, xoa dịu phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động
nhưng không xóa bỏ được cuộc đấu tranh đó. Trong bối cảnh ấy, Phong trào
Không liên kết và Ấn Độ một thành viên sáng lập của phong trào này vẫn là
lực lượng chính trị quan trọng đấu tranh cho bình đẳng, chủ quyền độc lập
dân tộc, dân chủ hóa quan hệ quốc tế.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quá trình đổi mới
chính sách đối ngoại gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn diện được khởi
xướng từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(12 - 1986), các Đại hội Đảng và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương,
Bộ Chính trị, từ khóa VI đến khóa X, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, phát triển
đường lối đối ngoại với mục tiêu hòa bình và phát triển, triển khai đường lối
đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6 - 1991) đã đề ra chủ trương phát triển
quan hệ đoàn kết, tin cậy và nâng cao hiệu quả hợp tác nhiều mặt với Ấn Độ.
Trong quá trình đó, Đảng luôn nhất quán coi trọng và phát triển quan hệ hữu
nghị, truyền thống...Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền
thống, trong đó có Ấn Độ luôn là hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại
của Việt Nam và xác định rõ tầm quan trọng chiến lược trong việc tăng
cường, phát triển hợp tác với Ấn Độ, đặc biệt là về hợp tác kinh tế, khoa học

kỹ thuật. Phát huy điểm tương đồng trong chính sách đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ quốc tế. Nâng cấp quan hệ song phương, duy trì và phát triển ở
tầm cao mới phục vụ thiết thực cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
Xuất phát từ tầm quan trọng nhiều mặt của việc phát triển quan hệ Việt
Nam với Ấn Độ trên bình diện song phương cũng như đa phương, cho thấy


7
nghiên cứu vấn đề Đảng lãnh đạo phát triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ
trong tiến trình đổi mới, có ý nghĩa sâu sắc cả về phương diện khoa học và
thực tiễn. Trên bình diện song phương, Việt Nam coi trọng giữ gìn mối quan
hệ truyền thống hữu nghị, thủy chung với Ấn Độ trong tiến trình hội nhập và
ngày càng đi vào chiều sâu trong các lĩnh vực ở tầm cao mới. Trên bình diện
đa phương, Việt Nam luôn ủng hộ Ấn Độ làm Ủy viên Thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc, các cơ chế của ASEAN... Ấn Độ luôn gắn bó,
ủng hộ Việt Nam thông qua việc gia nhập ASEAN, APEC, WTO và là Ủy
viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hai bên luôn giúp đỡ
và khai thác tiềm năng của nhau để cùng phát triển. Được trải nghiệm qua thử
thách của thời gian, quan hệ Việt Nam với Ấn Độ đã giành được những kết
quả quan trọng, thể hiện sự chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo, kịp thời, phù hợp với
xu thế chung của thời đại. Có được những kết quả ấy một phần quan trọng
nhờ sự đổi mới tư duy sâu sắc về cục diện thế giới cũng như đường lối,
phương châm hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại của Đảng nói chung, với Ấn
Độ nói riêng. Tuy nhiên, quá trình phát triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ còn
gặp những khó khăn, bất cập của những nhân tố khách quan và cả trong nhận
thức tư duy, nguồn lực của Việt Nam chưa theo kịp với thực tiễn tình hình khu
vực và thế giới, nhưng không làm thay đổi tiến trình phát triển quan hệ Việt
Nam với Ấn Độ ở thế kỷ mới.
Cho đến nay, ngoài những bài viết và một số cuốn sách có đề cập ở
những mức độ nhất định về vấn đề lịch sử quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hay

quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ dưới góc độ lý luận quan hệ
quốc tế nói chung, thành tựu và triển vọng trong thực hiện quan hệ đối tác
chiến lược giữa hai nước nói riêng, chưa có công trình nào được công bố,
nghiên cứu trực tiếp, có hệ thống và chuyên sâu dưới góc độ Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam về đề tài Đảng lãnh đạo phát triển quan hệ Việt Nam với
Ấn Độ trong thời kỳ đổi mới. Thực tế đó, đặt ra yêu cầu bức thiết cần nghiên


8
cứu đề tài Đảng lãnh đạo phát triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ trong thời
kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH.
Nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển quan
hệ Việt Nam với Ấn Độ trong những năm 1991 – 2011, nhằm luận giải làm rõ
yêu cầu khách quan, hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng phát triển
quan hệ Việt Nam với Ấn Độ, nhận xét và rút ra những kinh nghiệm có giá trị
tham khảo, vận dụng vào hoạt động đối ngoại của Đảng trong giai đoạn cách
mạng mới là việc làm cần thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với lý
do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo phát triển quan Việt
Nam với Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2011” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển quan hệ Việt Nam với
Ấn Độ; nhận xét những ưu điểm, hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại Việt Nam với Ấn Độ thời gian tới.
Nhiệm vụ
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Nghiên cứu, làm rõ yếu tố tác động đến quá trình phát triển quan hệ
Việt Nam với Ấn Độ
Trình bày có hệ thống và phân tích, làm rõ chủ trương, quá trình chỉ đạo của

Đảng về phát triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ
Nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát
triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2011.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về phát triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương của Đảng về phát
triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ trong các nội dung: chính sách, mục tiêu, tư


9
tưởng chỉ đạo, phương châm, nguyên tắc, nội dung, biện pháp và quá trình chỉ
đạo của Đảng về phát triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ trên các lĩnh vực.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 1991 đến tháng 01 năm 2011.
Để vấn đề nghiên cứu có tính hệ thống và so sánh, luận án có đề cập
đến một số nội dung về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thời gian trước năm 1991
và sau năm 2011.
Về không gian: Mối quan hệ hợp tác Việt Nam với Ấn Độ.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin;
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đối ngoại của Đảng.
Cơ sở thực tiễn
Luận án nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng lãnh đạo phát
triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ. Các văn bản của Đảng, Nhà nước, tài liệu
của các bộ, ban, ngành, báo chí về quan hệ Việt Nam với Ấn Độ nhất là trong
những năm 1991 - 2011.
Phương pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp:

Phương pháp lịch sử, bằng các sự kiện lịch sử và các mốc thời gian trong đã
diễn ra trong quan hệ giữa hai nước, tác giả hệ thống hóa chủ trương của
Đảng trong quan hệ Việt Nam với Ấn Độ, phương pháp này được sử dụng ở
chương 1 và chương 2 trong thời gian (1991 – 2001 và 2001 – 2011); phương
pháp logic, sử dụng để khái quát, đưa ra những nhận xét và đúc kết một số
kinh nghiệm từ quá trình phát triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ, tác giả sử
thực hiện ở chương 3. Đồng thời, sử dụng một số phương pháp khác như:
phương pháp phân tích để luận giải chủ trương và chỉ đạo của Đảng về quan
hệ Việt Nam với Ấn Độ; phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê nhằm


10
làm rõ những số liệu trong thực tiễn quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực;
sử dụng phương pháp so sánh để thấy sự phát triển về chủ trương của Đảng
về phát triển quan hệ giữa Việt Nam với Ấn Độ (từ năm 1991 đến năm 2011
có sự phát triển hơn giai đoạn trước năm 1991). Các phương pháp trên được
sử dụng phù hợp với từng nội dung của luận án.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về phát triển
quan hệ Việt Nam với Ấn Độ
Đưa ra những nhận xét về quá trình Đảng lãnh đạo phát triển quan hệ
đối ngoại Việt Nam với Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2011
Luận án rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình phát triển quan hệ
Việt Nam với Ấn Độ, có giá trị vận dụng vào lãnh đạo hoạt động đối ngoại
của Đảng đối với Ấn Độ hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Luận án góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng về phát triển quan hệ
Việt Nam với Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2011. Đặc biệt từ khi hai nước
thiết lập và thực hiện quan hệ đối tác chiến lược
Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp thêm căn cứ để bổ sung, hoàn

thiện đường lối, chủ trương của Đảng nhằm phát triển quan hệ Việt Nam với
Ấn Độ ở tầm cao mới; đồng thời, đấu tranh với những quan điểm sai trái làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của hai nước
Luận án là tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy
đường lối đối ngoại của Đảng ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân
đội hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu; 3 chương (8
tiết); kết luận; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan
đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


11
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1. Những nghiên cứu về chính sách của Ấn Độ trong quan hệ với
Việt Nam
Tác giả Sar Desai. D.R (1964), Indian Foreingn Policy in Cambodia,
Laos and Viet Nam 1947 - 1964. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với
Campuchia, Lào và Việt Nam (1947 - 1964) [116]. Cuốn sách đề cập đến nội
dung chính như: Vai trò của Ấn Độ đối với Đông Dương, thái độ của Ấn Độ
đối với việc chia cắt Việt Nam (1954 - 1958). Cuộc xung đột Trung Quốc Ấn Độ và quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. Ấn Độ luôn chủ trương ủng hộ Việt
Nam đấu tranh chính nghĩa giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước;
những tuyên bố mạnh mẽ lên án các cuộc xâm lược biên giới của các thế lực
hiếu chiến, bành trướng; đưa ra tuyên bố công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là
một bộ phận thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố trên luôn được Ấn Độ giữ
vững cho đến ngày nay, thể hiện sự thủy chung của Ấn Độ với Việt Nam.
Tác giả Gixop (1991), Cuộc đấu tranh của Ấn Độ vì tự do và độc lập của
các nước Đông Dương [59]. Trong công trình này, tác giả đã trình bày quan điểm

của Ấn Độ ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, quan điểm của các đảng
phái chính trị ở Ấn Độ đã tích cực đấu tranh phản đối hành động xâm lược Việt
Nam của Mỹ. Đặc biệt từ sau khi Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng không
quân và hải quân, nhiều tầng lớp nhân dân tiến bộ ở Ấn Độ đã xuống đường, kêu
gọi chính phủ phải đòi đế quốc Mỹ chấm dứt can thiệp rút nhân viên quân sự khỏi
miền Nam Việt Nam... các nhà lãnh đạo Ấn Độ ca ngợi Việt Nam, coi Việt Nam là
biểu tượng của cuộc đấu tranh cho độc lập không những ở Việt Nam mà còn của
cả châu Á. Sự kiện Ấn Độ quyết định nâng quan hệ ngoại giao đầy đủ với nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 07 - 01 - 1972 đã chứng minh rằng trong
những lúc khó khăn đấu tranh giành độc lập dân tộc, Ấn Độ luôn gắn bó, giúp đỡ
Việt Nam cả về vật chất và tinh thần hữu nghị, thủy chung.


12
Cuốn sách của Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương,
Báo Thế giới và Việt Nam (2011), Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ [142].
Cuốn sách cho thấy, ngay sau Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh,
lập lại hòa bình ở Việt Nam, Ấn Độ nhiều lần bày tỏ mong muốn đẩy mạnh
quan hệ hai nước và tham gia tái thiết Việt Nam sau chiến tranh. Chủ trương
của Ấn Độ đối với Việt Nam được thể hiện trong tuyên bố của Thủ tướng
Indirra Gandhi: “Là một nước châu Á, Ấn Độ có nghĩa vụ đóng góp vào việc
khôi phục Việt Nam, sẵn sàng gửi người và phương tiện sang Việt Nam, chỉ
cần Việt Nam cho biết những yêu cầu gì” (142, tr. 135 - 136). Trong quá trình
triển khai chính sách “hướng Đông”, Ấn Độ đã đánh giá cao vị thế của Việt
Nam, vì Việt Nam có vị trí đặc biệt về địa - chính trị, kinh tế ở Đông Nam Á.
Khẳng định quan điểm của Ấn Độ đối với Việt Nam: "Việt Nam và Ấn Độ là
hai nước có ý chí độc lập mạnh mẽ, đã chịu đựng nhiều hy sinh để giành giữ
độc lập của mình. Hai nước cần tăng cường hợp tác với nhau để xây dựng hòa
bình, hợp tác không chỉ ở Nam Á, Đông Nam Á mà còn ở châu Á" [142, tr.
136]. Cũng trong cuốn sách này, tác giả Võ Xuân Vinh với bài viết, Chính

sách "hướng Đông" của Ấn Độ và vị thế của Việt Nam (142, tr. 148 - 160).
Nghiên cứu cho thấy, vị thế địa - chính trị, khả năng quân sự và sức mạnh ý
chí quốc gia là những yếu tố giúp Việt Nam có được vị trí quan trọng trong
tính toán chiến lược của Ấn Độ. Chính vì vậy, Ấn Độ chủ trương hợp tác và
hỗ trợ Việt Nam ở cấp độ khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Phong trào
Không liên kết, Hội nghị cấp cao Đông Nam Á và hợp tác sông Mêcông sông Hằng. Trong lĩnh vực có thể, Ấn Độ đóng vai trò cực kỳ quan trọng
trong việc xây dựng năng lực phòng thủ cho Việt Nam.
Cuốn sách do tác giả Ngô Xuân Bình (Chủ biên), (2012), Thúc đẩy quan
hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh mới [33]. Đây là ấn phẩm tập hợp các bài
viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước như: Tác giả Đỗ Đức Định, Quan hệ
Việt Nam - Ấn Độ từ hữu nghị gắn bó hướng tới hợp tác toàn diện đối tác chiến


13
lược (33, tr. 68), bài viết cho thấy Ấn Độ luôn có sự nhất trí cao với Việt Nam
trong việc nhìn nhận, đánh giá và quan điểm về những vấn đề quan trọng của
tình hình khu vực và quốc tế, chủ trương giải quyết mọi sự bất đồng, tranh chấp
bằng thương lượng, bằng biện pháp chính trị, phương pháp hòa bình. Qua thử
thách của thời gian, Ấn Độ và Việt Nam đã chứng minh mối quan hệ của hai
nước đã được gắn bó dựa trên cơ sở lòng tin, giúp hai nước đẩy mạnh quan hệ
hợp tác song phương trên các lĩnh vực... nâng quan hệ hợp tác giữa hai nước
lên tầm cao mới. Cũng trong cuốn sách này, tác giả Võ Xuân Vinh, Những phát
triển mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (33, tr. 139). Bài viết cho thấy chủ
trương của Ấn Độ ủng hộ Việt Nam, Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định: “Ấn
Độ ủng hộ tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế, bao gồm biển Đông và
quyền đi lại phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc
tế. Các nguyên tắc này phải được tất cả các bên tuân thủ” (33, tr. 148). Tiếp đó
là tác giả Binoda Kumar Mishra, Ấn Độ và Việt Nam trong mạng lưới an ninh
Đông Nam Á (33, tr. 36), bài viết cho thấy chính sách của Ấn Độ tăng cường
cam kết hợp tác quốc phòng với Việt Nam được xem như một bước đi đúng

hướng, nhìn vào vị thế của Việt Nam trong bối cảnh những phức tạp về an ninh
đang nổi nên trong khu vực Đông Nam Á và triển vọng của Ấn Độ với vai trò
quan trọng trong vấn đề an ninh của Việt Nam, sự ngăn chặn của các nước lớn
khác không thể đảo ngược mối quan hệ chiến lược gần gũi giữa Ấn Độ với Việt
Nam trong bối cảnh mới. Tác giả Nguyễn Thiết Sơn, Quan hệ Việt Nam - Ấn
Độ trong tương quan với các nước lớn trong khu vực (33, tr. 128), bài viết trích
dẫn ý của Thủ tướng Ấn Độ gọi Việt Nam là “láng giềng trên biển”, Ấn Độ
tăng cường mạnh mẽ các nội hàm của mối quan hệ với Việt Nam dựa trên các
trụ cột hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như tăng thêm các chương
trình dự án cụ thể và mở rộng sang các lĩnh vực mới, có tính đến tình hình kinh
tế, chính trị luôn biến đổi ở khu vực và quốc tế.
Cuốn sách của tác giả Võ Xuân Vinh (2013), ASEAN trong chính
sách hướng Đông của Ấn Độ [140]. Cuốn sách đề cập về các nội dung như:


14
Về chính sách "hướng Đông" của Ấn Độ; vai trò của ASEAN trong chính
sách “hướng Đông” của Ấn Độ; tác động của chính sách "hướng Đông" đối
với Ấn Độ, ASEAN và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Sau khi Chiến tranh
lạnh kết thúc Ấn Độ đã nhận thức rõ tầm quan trọng của Việt Nam ở Đông
Nam Á tăng lên mạnh mẽ về tầm chiến lược cũng như kinh tế. Việt Nam đã
chính thức nổi lên trở thành một trung tâm kinh tế mới của khu vực châu Á
- Thái Bình Dương, đang quyến rũ Nhật Bản và các nhà đầu tư khác. Ấn
Độ đã nhanh chóng khai thác mối quan hệ truyền thống của mình với Việt
Nam để mở rộng các mối quan hệ kinh tế. Một nước Việt Nam mạnh về
quân sự cần phải là một quốc gia mạnh về kinh tế. Ấn Độ là nhân tố phù
hợp có thể giúp đỡ Việt Nam trên cả hai lĩnh vực này. Nhìn chung, với
những nỗ lực của Ấn Độ cũng như sự ủng hộ của những đối tượng hướng
tới của chính sách "hướng Đông", chính sách này đã có những tác động đối
với Ấn Độ, ASEAN, cũng như mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. Mặc dù còn

có những hạn chế nhất định (kinh tế, thương mại) nhưng chính sách
“hướng Đông” đã thực sự mang lại những kết quả tích cực trên nhiều mặt
làm cho Ấn Độ ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong chiến
lược cân bằng ảnh hưởng nước lớn trong khu vực. Đối với Việt Nam, Ấn
Độ đã chủ trương ủng hộ công cuộc đổi mới của Việt Nam, coi Việt Nam là
đối tác đặc biệt. Chính vì vậy, Ấn Độ mong muốn tăng cường hợp tác với
Việt Nam trong tất cả mọi lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng.
Tác giả Nguyễn Thị Quế (2015), Ấn Độ triển khai chính sách hướng
Đông đối với ASEAN - Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2015 [126]. Bài viết
đã khái quát chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ trải qua hai giai đoạn phát
triển (giai đoạn đầu từ năm 1992 đến năm 2002; giai đoạn hai từ năm 2003
đến nay). Thời điểm bắt đầu được đánh dấu bởi việc Ấn Độ trở thành đối tác
đối thoại từng phần của ASEAN vào năm 1992 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
kinh tế và tiến hành mở rộng không gian tới Úc, lấy ASEAN làm trung tâm.


15
Giai đoạn hai cũng đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quan hệ kinh tế
đến các vấn đề rộng lớn cả về an ninh, quân sự bao gồm cả nỗ lực chung bảo
vệ đường vận tải biển và các hoạt động chống khủng bố. Có thể thấy, trong
các mối quan hệ song phương với các nước Đông Nam Á, quan hệ Ấn Độ Việt Nam phát triển nổi bật và đáng chú ý. Kết quả hợp tác giữa Ấn Độ - Việt
Nam - ASEAN trên các lĩnh vực trong những năm (1991 - 2011) đã chứng
minh cho việc Ấn Độ rất quyết tâm triển khai chính sách “hướng Đông” trong
đó Việt Nam là trọng điểm, cầu nối giữa Ấn Độ với ASEAN.
Tác giả Narasimhama Rao (2011), Ấn Độ một cường quốc mới nổi lên
[163]. Bài viết cho thấy, nhận thức của Ấn Độ về Đông Nam Á là tấm ván bật
để Ấn Độ tiến vào thị trường toàn cầu xác định khu vực này là điểm đến đầu
tiên mà Ấn Độ cần đặt chân tới. Khi nhắc đến tầm quan trọng của Việt Nam đối
với Ấn Độ trong suốt quá trình phát triển, Ấn Độ luôn trân trọng, giữ gìn tình
hữu nghị lâu đời giữa hai quốc gia vốn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ

tướng Jawaharlal Nehru dày công vun đắp và được giữ gìn bởi các thế hệ lãnh
đạo kế tiếp và của nhân dân hai nước, các nhà lãnh đạo Ấn Độ kiên định chính
sách đối ngoại đối với Việt Nam và được sự ủng hộ của tất cả các đảng phái,
tầng lớp nhân dân Ấn Độ trên bình diện song phương cũng như đa phương.
Tác giả Baladas Ghoshal (2015), Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa và thách thức an ninh mới [126]. Bài viết đã hướng tới mối
quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong khuôn khổ rộng lớn của những thách thức
toàn cầu hóa mà các nước đang phát triển phải đối mặt và những chiến lược
mà họ có thể sử dụng để vượt qua những thách thức đó, đặc biệt là trong bối
cảnh các vấn đề thương mại và đầu tư và những thách thức an ninh mới khi
mà hai nước phải đối mặt với một Trung Quốc có những hành vi không chuẩn
với luật pháp quốc tế, thậm chí sẵn sàng dùng vũ lực để đạt được cái gọi là:
“lợi ích cốt lõi”. Toàn cầu hóa đặt ra những thách thức lớn buộc phải giải
quyết, các nước đang phát triển như Ấn Độ và Việt Nam phải tạo ra chiến


16
lược chung, lợi ích chung của cả hai nước; đồng thời, tạo ra một mặt bằng
chung giữa Ấn Độ và Việt Nam trong những phản ứng của hai nước với
những thách thức của toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, Ấn Độ và Việt Nam phải đối
mặt với thách thức lớn hơn nhiều bởi tình hình an ninh bất ổn trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương phát sinh từ một Trung Quốc theo đuổi lợi ích cá
nhân và vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ấn Độ có vấn đề riêng tại biên giới với Trung Quốc, Việt Nam có vấn đề
riêng với Trung Quốc về biển, đảo. Ấn Độ và Việt Nam đều có mối quan tâm
chung với những hành động của Trung Quốc khi họ đặt ra mối đe dọa cho hòa
bình và an ninh khu vực, Việt Nam với Ấn Độ đều có mục tiêu phát triển và
thịnh vượng của mỗi nước trong một môi trường hòa bình. Vì vậy, Ấn Độ và
Việt Nam cần xây dựng một chiến lược chung để đối phó với các thách thức
an ninh này. Bài viết trên đã thể hiện được sự cam kết chiến lược giữa Ấn Độ

với Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và thách thức an ninh mới, thể hiện
được chủ trương của Ấn Độ luôn gắn bó với Việt Nam trên cả hai bình diện
song phương và đa phương.
Tác giả Vinod Anand (2015), Hợp tác giữa Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ
trong lĩnh vực ngoại giao, an ninh, quốc phòng [126]. Bài viết đã trích dẫn lời
phát biểu của Thủ tướng Narendra Modi, tháng 10 - 2014: “Hợp tác quốc
phòng của chúng ta với Việt Nam nằm trong số những hợp tác quan trọng nhất.
Ấn Độ vẫn giữ cam kết hiện đại hóa lực lượng quốc phòng và an ninh của Việt
Nam. Điều này bao gồm cả mở rộng các chương trình đào tạo của Ấn Độ có ý
nghĩa rất quan trọng...” (126, tr. 22 - 26). Bởi lẽ, Việt Nam là một trong những
quốc gia quan trọng nhất đã ủng hộ chính sách "hướng Đông" của Ấn Độ và
tiến tới chuyển thành hành động “hướng Đông” của chính quyền Thủ tướng
Modi. Mục tiêu chính của hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam là duy trì hòa bình,
ổn định và thúc đẩy phát triển trong khu vực và thế giới nói chung. Ấn Độ và
Việt Nam đều có nhiều lợi ích trên biển và có nhiều thách thức an ninh chung;


17
đồng thời, nhấn mạnh hợp tác an ninh và quốc phòng là một trong những vấn
đề quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Bài viết trên cho
thấy, mối quan hệ nhiều mặt của Ấn Độ với Việt Nam đã và đang được nâng
cao tầm quan trọng bằng cơ chế hợp tác tăng cường an ninh trên biển. Ấn Độ
giúp Việt Nam thực hiện những bước đi kịp thời và thích hợp để cùng hợp tác
nghiên cứu, thiết kế, và sản xuất các thiết bị quốc phòng... Do vậy, một mặt
Chính phủ Ấn Độ và Chính phủ Việt Nam cần thúc đẩy đầu tư nước ngoài
thông qua các nhóm công tác để phát triển quan hệ quốc phòng Ấn Độ với Việt
Nam ở tầm chiến lược; mặt khác không chỉ xem xét mối quan hệ Ấn Độ với
Việt Nam ở góc độ hẹp là đối phó với thách thức chung là Trung Quốc, cần
phải tiến tới thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược thực sự vì cả hai nước đều
có lợi ích và quan tâm chung về anh ninh và phát triển kinh tế khu vực. Trên cở

sở những cơ chế song phương đã có, Ấn Độ và Việt Nam cũng cần tìm cách
xây dựng một số cơ chế mà bao gồm cả những cường quốc khác chẳng hạn như
mối quan hệ ba bên Ấn Độ - Việt Nam - Nhật Bản, từ đó hình thành một môi
trường chính trị ổn định; đồng thời, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế rộng lớn hơn
nữa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Điểm nổi bật của các nghiên cứu trên đã thể hiện chính sách của Ấn Độ quan
hệ với Việt Nam. Đặc biệt các lãnh đạo của Ấn Độ đánh giá cao mối quan hệ với
Việt Nam, nhấn mạnh quan hệ với Việt Nam là “đặc biệt”, chính sách đoàn kết với
Việt Nam được sự ủng hộ của tất cả các đảng và tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, do
cách tiếp cận khác nhau nên các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở những bài phát
biểu của các nhà lãnh đạo, chưa có tác phẩm nào đề cập một cách có hệ thống
về chủ trương của Ấn Độ trong quá trình phát triển quan hệ với Việt Nam từ
năm 1991 đến năm 2011.
1.2. Những nghiên cứu về chủ trương của Việt Nam
trong quan hệ với Ấn Độ


18
Tác giả Nguyễn Thị Thuỷ (2005), với bài viết: Quan hệ Việt Nam - Ấn
Độ từ 2001 đến nay [136, tr. 291 - 320], đã phân tích mối quan hệ giữa hai
nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào
tạo và văn hoá, quốc phòng và an ninh. Từ đó, nêu ra triển vọng quan hệ Việt
Nam - Ấn Độ trong những năm tới sẽ phát triển mạnh và hiệu quả. Chủ
trương của Việt Nam với Ấn Độ trong khuôn khổ đối tác tin cậy cần tăng
cường quan hệ trên tất cả các lĩnh vực tập trung vào triển khai Tuyên bố
chung (2003), cần tăng cường phối hợp hoạt động trên trường quốc tế, khẳng
định vai trò to lớn của Việt Nam và Ấn Độ, tích cực góp phần vào việc củng
cố hoà bình, an ninh, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Tác giả Hoàng Thị Điệp (2006), Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam
- Ấn Độ từ năm 1986 đến năm 2004 [57], luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch

sử Việt Nam cận và hiện đại. Đề tài đã khái quát quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
trước năm 1986; phân tích quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước từ năm
1986 đến năm 2004 trên các lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học kỹ thuật, giáo dục đào tạo... Trong đó, tác giả cũng đã nêu quan điểm Đại
hội VI, VII của Đảng về quan hệ Việt Nam với Ấn Độ và Chỉ thị số 04 CT/TW, ngày 09 - 3 - 1987 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc:
Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Ấn Độ (Chỉ thị trên vẫn còn giá
trị sau năm 1991); đã phân tích những thuận lợi, khó khăn, thành tựu và đưa
ra những triển vọng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong thời kỳ đổi mới.
Song chưa đề cập một cách có hệ thống về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng
về phát triển quan hệ Việt Nam với Ấn Độ, đặc biệt là quá trình hai nước thiết
lập và triển khai thực hiện quan hệ đối tác chiến lược và chưa khái quát, rút ra
những kinh nghiệm từ quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thời kỳ
đổi mới.
Tác giả Nguyễn Vũ Tùng (2007), Khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt
Nam [124]. Trong đó, nội dung đề cập đến: Khuôn khổ đối tác Việt Nam - Ấn


19
Độ (124, tr. 44 - 62). Tác giả đã trình bày bối cảnh và những ý tưởng cụ thể về
sự ra đời quan hệ đối tác giữa Việt Nam với Ấn Độ; nội dung của quan hệ đối tác
giữa hai nước được thể hiện ở những Tuyên bố chung đã được hai bên ký kết và
các bước triển khai quan hệ đối tác Việt Nam với Ấn Độ ở tầm chiến lược. Thực
tế, trong bối cảnh thế giới đã đổi thay, Việt Nam cũng đã triển khai mạnh mẽ
chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tăng cường
củng cố quan hệ với các nước láng giềng và bạn bè truyền thống, trong đó có Ấn
Độ. Hơn nữa, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi tất cả các nước lớn đều
có lợi ích. Để tranh thủ được điều kiện thuận lợi cho chính sách cân bằng quan
hệ giữa các nước lớn, bảo vệ nền hòa bình vững chắc cho đất nước, điều này có
ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì
vậy, tăng cường quan hệ với Ấn Độ sẽ tạo cho Việt Nam vị thế cao hơn trong

quan hệ với các nước khác, đặc biệt là các nước lớn. Do đó, Việt Nam coi Ấn Độ
là nhân tố quan trọng trong chính sách cân bằng quan hệ, vì Ấn Độ có đủ khả
năng đóng vai trò cân bằng quan hệ giữa các nước lớn. Mặt khác, Ấn Độ và Việt
Nam cùng tiến hành cải cách, mở cửa nền kinh tế; từ đó hai nước có thể bổ sung
cho nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển, với những thế mạnh của Ấn Độ (công
nghệ thông tin, sinh học, viễn thám, quốc phòng...) và thị trường tiêu thụ hàng
hóa rộng lớn, Việt Nam rõ ràng cần Ấn Độ không chỉ là đối tác chiến lược về
chính trị, an ninh mà còn cả về kinh tế - thương mại, quốc phòng...
Các tác giả Vũ Đình Hoè, Nguyễn Hoàng Giáp (2008), trong cuốn:
Hợp tác chiến lược Việt - Nga những quan điểm, thực trạng và triển vọng
[63]. Trong nội dung đề cập đến quan hệ đối tác tin cậy, hợp tác toàn diện và
lâu dài giữa Việt Nam với Ấn Độ (63, tr. 94-96), cho thấy Ấn Độ tích cực điều
chỉnh chính sách đối ngoại nhằm vươn lên địa vị nước lớn trong trật tự thế
giới mới. Ấn Độ đẩy mạnh thực hiện chính sách “hướng Đông” với trọng tâm
là tăng cường quan hệ với châu Á, hợp tác toàn diện với ASEAN, trong đó
Việt Nam có vị trí quan trọng, Việt Nam cũng coi trọng quan hệ với các nước


20
bạn bè truyền thống và các nước lớn. Bởi vậy, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ lại có
thêm cơ sở, động lực mới để phát triển toàn diện và đi vào chiều sâu, bền vững.
Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam tích cực quan hệ hợp tác với Đảng
Cộng sản Ấn Độ (CPI), Đảng Cộng sản Ấn Độ Mácxít (CPI- M), Đảng Quốc
đại I, Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP). Sự hợp tác, phối hợp giữa hai nước trong
Phong trào Không liên kết, hợp tác Nam - Nam, Liêp hợp quốc... có hiệu quả
tích cực góp phần quan trọng trong phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.
Tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh (2011), Ngoại giao Việt Nam góc nhìn và suy
ngẫm [74]. Cuốn sách gồm một số bài viết, bài nghiên cứu đã được chọn lọc của
các tác giả và một số bài tham luận tại các cuộc hội thảo trong và ngoài nước. Nội
dung viết về quan hệ Việt Nam với Ấn Độ, tác giả đã trích dẫn Nghị quyết 13 về

quan hệ với Liên Xô, Ấn Độ và các nước bạn khác. Trong đó xác định: “việc tăng
cường quan hệ với Ấn Độ có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược chung ở
châu Á và Đông Nam Á” (74, tr. 264 - 265). Như vậy, có thể thấy mối quan hệ của
Việt Nam với Ấn Độ ở tầm chiến lược đã được Việt Nam đặt ra từ rất sớm, đặc
biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Việt Nam luôn kiên trì, giữ gìn, củng cố,
phát triển quan hệ với các đối tác truyền thống đặc biệt với Ấn Độ.
Tác giả Đinh Xuân Lý (2013), Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ hữu nghị
truyền thống đến đối tác chiến lược [96]. Tác giả đã khái quát quá trình từ khi hai
nước có quan hệ cho đến khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược; những mốc thời
gian và những chuyến thăm lịch sử đã gắn kết hai nước trong đấu tranh giành độc
lập cũng như ủng hộ lẫn nhau trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, ngoại giao,
quốc phòng an ninh, khoa học kỹ thuật, văn hoá. Trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước, được thời gian kiểm nghiệm, Ấn Độ và Việt Nam
đã chứng minh một cách rõ ràng rằng mối quan hệ của hai nước đã được gắn bó
dựa trên cơ sở của lòng tin và thái độ chân thành đối với nhau. Tình hữu nghị
giữa hai nước được xây dựng xuất phát từ các giá trị và nguyên tắc cùng chia sẻ
lợi ích hơn là dựa vào những động cơ chính trị của mỗi bên; đặc biệt là quan hệ


21
chính trị tốt đẹp đã trở thành tài sản quý giá của hai nước, giúp hai nước đẩy
mạnh hợp tác song phương và đa phương trên các lĩnh vực. Tiếp đó, làm sâu sắc
thêm quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ, sự kiện ngày 20 - 11 - 2013
hai bên ra Tuyên bố chung trong đó nhấn mạnh Việt Nam và Ấn Độ có những
mục tiêu chung về tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện
và khẳng định cùng có một tầm nhìn đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai
nước với những cam kết chiến lược trên các lĩnh vực; đề xuất những phương
hướng hợp tác trong thời gian tới như: Tăng cường hợp tác chính trị theo hướng
ngày càng gắn bó và tin cậy thông qua việc trao đổi viếng thăm của lãnh đạo cấp
cao, của các bộ, ngành, địa phương hai nước. Nâng cao hơn nữa hiệu quả của cơ

chế hợp tác hiện có, triển khai cơ chế đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại
giao hai nước. Tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.
Đẩy mạnh và nâng cấp quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tương xứng
với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Xúc tiến việc trao đổi để đi đến ký
kết Hiệp định tự do thương mại song phương. Bài viết của tác giả cho thấy mối
quan hệ Việt Nam - Ấn Độ xét về tổng thể là không ngừng phát triển ngày càng
đi vào chiều sâu... thể hiện tính chất đặc biệt của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
trong thời kỳ mới.
Cuốn sách của của Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ (CIS), Hợp tác phát
triển Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ: Thực trạng và triển vọng, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học quốc tế, Hà Nội, ( 2015 ) [126]. Tiêu biểu có các bài của: Tác giả Tạ
Ngọc Tấn, Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam, ASEAN - Ấn Độ vì
hòa bình, thịnh vượng (126, tr. 1). Bài viết đã phân tích những nét tương đồng
trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, hai bên luôn coi trọng quan hệ và nhất trí
cao trong việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược và phát triển
quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
năng lượng, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và
các lĩnh vực khác. Tác giả Phan Văn Rân, Về quan hệ đối tác chiến lược Việt


22
Nam - Ấn Độ (126, tr. 10). Bài viết đã phân tích, làm rõ một số vấn đề như:
Quan hệ Việt - Ấn đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ, nhận định này
được dựa trên những cơ sở của mối quan hệ truyền thống và được thử thách
qua thời gian, tình hình thế giới và khu vực sau Chiến tranh lạnh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ; tăng cường và
phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ đáp ứng nhu cầu và
lợi ích của mỗi bên. Bởi lẽ: Thứ nhất, đối với Việt Nam, Ấn Độ là nước lớn,
đã và đang trỗi dậy mạnh mẽ có nhiều tiềm năng và vai trò trong khu vực và
thế giới. Tăng cường quan hệ với Ấn Độ, Việt Nam không những hiện thực

hóa chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, mà còn tạo ra
thế đan xen lợi ích trong quan hệ với các nước lớn, tránh sự phụ thuộc vào bất
kỳ một nước lớn nào. Thứ hai, đối với Ấn Độ, Việt Nam đã và đang trên con
đường đổi mới, là một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong khối
ASEAN. Chủ trương của Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với Ấn Độ vừa
khai thác được lợi thế của mình trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, vừa có điều
kiện thuận lợi để triển khai chính sách “hướng Đông” của mình trong đó
ASEAN là trọng tâm, Việt Nam là trụ cột. Chính vì vậy, Việt Nam cần xác
định rõ tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ đối
với khu vực và thế giới; vai trò, vị trí của Việt Nam trong chính sách “hướng
Đông” của Ấn Độ; xây dựng các giải pháp vừa có tính trước mắt vừa có tính
lâu dài để thúc đẩy kinh tế, thương mại cho tương xứng với quan hệ chính trị
ngoại giao; tạo điều kiện, động lực để thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh
vực khác.
Tác giả Đinh Xuân Lý (2016), Sự phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn
Độ dưới góc nhìn địa - chính trị [97, tr. 217], bài viết cho thấy: Việt Nam
và Ấn Độ cần nhận thức đúng đắn lợi ích địa - chính trị của mình ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh cạnh tranh địa - chính trị và
cạnh tranh vị thế nước lớn đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực này, để lựa


23
chọn các lĩnh vực hợp tác và phương thức hợp tác hiệu quả. Chủ trương
của Việt Nam luôn ủng hộ chính sách "hướng Đông" của Ấn Độ và không
ngừng tăng cường quan hệ hợp tác với Ấn Độ cả về song phương và diễn
đàn đa phương, sự hợp tác chặt chẽ giữa hai quốc gia là cơ sở vững chắc
cho việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ.
Đồng thời, Việt Nam và Ấn Độ cần nhận thức đúng đắn lợi ích địa - chính
trị của mình ở biển Đông để phát huy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai
nước nhằm góp phần thiết thực bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh và tự do

hàng hải ở biển Đông... Từ cách tiếp cận trên, Việt Nam và Ấn Độ góp
phần quan trọng giải quyết hòa bình mọi tranh chấp về lãnh thổ trên biển
Đông trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế trong đó có Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
1.3. Những nghiên cứu về thực tiễn quan hệ Việt Nam với Ấn Độ
Tác giả Trần Thị Lý (1997), Ấn Độ xưa và nay [91]. Nội dung giới
thiệu về con người, đất nước và lịch sử, văn hoá của Ấn Độ. Tác giả đề cập
đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có lịch sử, văn hoá lâu đời. Đặc biệt là từ năm
1954 về sau, mối quan hệ này có sự phát triển, gắn bó hơn trong quá trình đấu
tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn ủng hộ giúp đỡ lẫn
nhau trên lĩnh vực song phương và đa phương.
Các tác giả Nguyễn Xuân Sơn - Nguyễn Văn Du (2006), Chiến lược
đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu
thế kỷ XXI [120]. Trong cuốn sách này, nội dung viết về: Chính sách và quan
hệ Việt Nam với Ấn Độ (37, tr. 17, 253-258) nêu rõ những cơ sở thúc đẩy
quan hệ Việt Nam - Ấn Độ; thực trạng trong quan hệ và biện pháp nhằm tăng
cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác phát triển giữa hai nước trên
các lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, quốc
phòng - an ninh trong tình hình mới.


24
Tác giả Phạm Thị Phúc (2010), Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh
vực chính trị - ngoại giao thập niên đầu thế kỷ XXI [111]. Nội dung phân tích
quan hệ ngoại giao hữu nghị truyền thống giữa hai nước; sự giúp đỡ lẫn nhau
cùng phát triển và phối hợp trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Thực tế cho
thấy, Ấn Độ chọn Việt Nam là cầu nối vững chắc để Ấn Độ tăng cường quan
hệ nhiều mặt với các nước ASEAN và với AIPA. Việt Nam cũng cần khai thác
những thế mạnh của Ấn Độ để phát triển xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bộ Ngoại giao, Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (2011)

[142, tr. 313]. Bài viết cho thấy, Việt Nam với Ấn Độ có mối liên hệ sâu
sắc về lịch sử và văn hóa lâu đời, hai nước ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc và độc lập tự do của mỗi nước, giúp nhau vượt qua các
khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, hỗ trợ lẫn nhau
trong việc xử lý nhiều vấn đề quốc tế và khu vực phức tạp. Quan hệ hữu
nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước thời gian qua đã phát
triển lên tầm đối tác chiến lược. Hai bên đã tạo lập được những khuôn khổ
vững chắc cho quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện và thực sự tin cậy lẫn
nhau. Chính phủ và nhân dân hai nước luôn giữ gìn và phát triển tình đoàn
kết, hữu nghị, hợp tác Việt Nam với Ấn Độ ở tầm cao mới chân thực, tin
cậy, phong phú và sinh động. Cuốn sách trên đã cung cấp khá đầy đủ thông
tin về đất nước và con người Ấn Độ, lịch sử quan hệ Ấn Độ với Việt Nam
và quan hệ Việt Nam với Ấn Độ từ hữu nghị truyền thống đến đối tác chiến
lược. Tuy nhiên, nội dung bàn về chủ trương của Đảng về phát triển quan
hệ Việt Nam với Ấn Độ chưa toàn diện mà chỉ đề cập đến những Tuyên bố
chung giữa hai nước.
Tác giả Nguyễn Văn Lịch (2012), Đẩy mạnh quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
[33, tr. 92], sau khi phân tích những thuận lợi, khó khăn trên các lĩnh vực
trong quan hệ Việt Nam với Ấn Độ, tác giả đưa ra kiến nghị: cần xây dựng


25
một chiến lược hợp tác dài hạn trong vài thập kỷ tới, phải xây dựng quan hệ
đối tác chiến lược về kinh tế.
Tác giả Võ Văn Sen (2012), Tầm quan trọng của trao đổi văn hóa Việt
Nam - Ấn Độ cho sự phát triển của Ấn Độ - ASEAN [117]. Tác giả đã khái
quát quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á từ thời xa xưa; tóm lược lịch sử
tiến trình quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ nhiều khía cạnh. Nội dung viết về Việt
Nam và Ấn Độ cho thấy quá trình Ấn Độ giao lưu văn hóa với Việt Nam là
một trong những nền tảng quan trọng để Việt Nam hoàn toàn chối bỏ sự đồng

hóa của Trung Quốc. Thực tế cho thấy trong một thế giới đang thay đổi phức
tạp, hai quốc gia có thể chắc chắn xây dựng một quan hệ chiến lược toàn diện,
thịnh vượng. Đó là một mối quan hệ dựa trên một sự tương quan truyền thống
lâu dài xuất phát từ sự quan tâm chiến lược của cả hai quốc gia vì lợi ích của
hai bên; đặc biệt quan trọng là cùng tồn tại, phát triển hòa bình trong thế giới
và khu vực. Khi quan hệ Việt Nam với Ấn Độ có kết quả tốt đẹp từ dòng chảy
lịch sử và các sự kiện đầy ý nghĩa thì không có một sức mạnh nào có thể đảo
ngược sự phát triển quan hệ giữa hai nước trong tương lai.
Tác giả Trần Quang Huy (2013), Giải pháp phát triển quan hệ thương
mại giữa Việt Nam với Ấn Độ và các nước Tây Nam Á [72]. Tác giả đã khái
quát thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Ấn Độ gồm: Chính
sách của Việt Nam về phát triển quan hệ thương mại với Ấn Độ và các nước
Tây Nam Á (từ 1954 đến 2007); trao đổi thương mại giữa Việt Nam với Ấn
Độ giai đoạn 2007 - 2012. Từ những số liệu của trao đổi thương mại nêu trên
cho thấy về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Ấn Độ thời gian qua có
hướng tăng trưởng nhanh.
Cuốn sách của tác giả Đinh Xuân Lý (2013), Đối ngoại Việt Nam qua các
thời kỳ lịch sử (1945 - 2012) [95]. Phần viết về: Củng cố, phát triển quan hệ Việt
Nam - Ấn Độ (95, tr. 277-285). Tác giả cho thấy trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam
rất coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống với Ấn Độ và không ngừng tăng


26
cường quan hệ hợp tác với Ấn Độ cả hai phương diện song phương và đa
phương. Sự kiện, ngày 06 - 7 - 2007, Việt Nam và Ấn Độ chính thức thiết lập
quan hệ Đối tác chiến lược nhằm đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác
toàn diện giữa Việt Nam - Ấn Độ lên tầm cao mới. Đây là sự kiện trọng đại,
đánh dấu bước phát triển mới về chất trong quan hệ Việt Nam với Ấn Độ, mở
đường cho sự phát triển sâu, rộng quan hệ hợp tác hai bên vì sự phát triển bền
vững và thịnh vượng của hai nước, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác,

phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Triển khai quan hệ đối tác
chiến lược, hai nước nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác chính trị theo hướng
ngày càng gắn bó và tin cậy; đồng thời, nhất trí thiết lập Cơ chế đối thoại chiến
lược... Mối quan hệ hợp tác, đầu tư, phát triển giữa hai nước ngày càng đi vào
thực chất trên các lĩnh vực trụ cột như: chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an
ninh, kinh tế - thương mại, văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực. Có thể thấy trong
lịch sử và đặc biệt từ khi đổi mới ở Việt Nam và cải cách ở Ấn Độ quan hệ hợp
tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực phát triển vững chắc và hiệu quả.
Tác giả Nguyễn Cảnh Huệ (2015), Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ 1954
đến nay: Thành tựu và triển vọng [69]. Tác giả đã khái quát thành tựu quan hệ
hai nước từ năm 1945 đến nay, Chính phủ và nhân dân hai nước đã vượt qua
nhiều khó khăn, thử thách và đã xây dựng được một mối quan hệ gắn bó, thủy
chung. Việt Nam và Ấn Độ đều có sự thống nhất cao về mục tiêu chính trị
cũng như quan điểm trên những vấn đề then chốt của khu vực và thế giới. Từ
mối quan hệ hữu nghị truyền thống, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trở thành mối
quan hệ chiến lược toàn diện, tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ giữa
hai nước là thành công của đường lối cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có
chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Đồng thời, mối quan hệ này được coi là
biểu tượng của quan hệ giữa các nước thuộc thế giới thứ ba cùng hỗ trợ nhau
để phát triển đất nước độc lập, tự chủ, phồn vinh, theo đuổi mục tiêu cao cả
của Phong trào Không liên kết. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được củng cố và


×