Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.39 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Quảng Nam được tái lập theo Nghị định số 01/2005/NĐCP ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ, gồm 18 huyện, thị xã,
thành phố, diện tích tự nhiên 10,480 km2, dân số 1,4 triệu người, mật
độ dân số 312 người/ km2. Với điều kiện tự nhiên đa dạng, Quảng Nam
có nhiều mỏ khoáng sản quí với trữ lượng lớn như vàng, than, sắt,
đồng… trong đó có 2 mỏ vàng lớn nhất nước là Phước Sơn và Bồng
Miêu. Trong khoảng 5 năm gần đây, tình trạng khai thác vàng trái phép
trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp. Trong khi tình trạng này chưa
được kiểm soát, xử lý thì sự kiện công ty Bersa Việt Nam (chủ đầu tư
2 mỏ vàng) kinh doanh thua lỗ, nợ thuế kéo theo hệ lụy công tác quản
lý, bảo vệ tài nguyên vàng bị buông lỏng. Tình trạng khai thác vàng
trái phép bằng Natry Cyanua (NaCN- một loại hóa chất cực độc để
tách vàng) diễn ra phức tạp, kéo dài. Nếu kể từ giai đoạn 2008- 2012,
trung bình hàng năm có khoảng 750 lượt người tham gia khai thác
vàng trái phép thì từ năm 2012 đến nay hàng năm tăng lên từ 7.000 –
8.000 người tham gia. Sự gia tăng đột biến nêu trên dẫn đến hệ lụy
hàng loạt vấn đề: tình hình an ninh trật tự, an sinh xã hội, ô nhiễm môi
trường… ngày càng diễn biến hết sức phúc tạp. Đặc biệt, tình hình tội
phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép
chất độc (chất độc ở đây chủ yếu là NaCN), có xu hướng gia tăng cả về
số vụ, số lượng. Tuy nhiên, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc
còn nhiều vướng mắc, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan có thẩm
quyền về vấn đề định lượng, định khung hình phạt tăng nặng, quyết
định hình phạt. Bất cập này đòi hỏi khoa học pháp lý phải giải quyết
1


một cách đầy đủ.
Việc nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng


hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc dưới góc độ hoạt động
hình sự và tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm tìm
kiếm nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong xử lý tội này, từ
đó đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất
cháy, chất độc là nhu cầu khách quan của đời sống xã hội. Chính vì
vậy, học viên đã lựa chọn đề tài: “Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn thạc
sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu
khoa học về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
nói chung và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua
bán trái phép chất cháy, chất độc nói riêng nhưng chưa có công trình
nào nghiên cứu về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc
mua bán trái phép chất cháy, chất độc một cách chuyên sâu, toàn
diện, đầy đủ, có hệ thống từ lý luận đến thực tiễn cũng như vấn đề
hoạt động định tội danh, quyết định hình phạt của tội phạm này trong
phạm vi toàn tỉnh Quảng Nam.
Để nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết nội dung những vấn
đề lý luận của tội sản xuất, tàng trữ, vận, sử dụng hoặc mua bán trái
phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam, tác giả
luận văn này tham khảo các luận văn, luận án nghiên cứu một nhóm
tội phạm hay một tội cụ thể, dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình
sự nhằm học tập cách tiếp cận nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi
2


trước. Thêm vào đó, tác giả luận văn này dựa trên những số liệu thực

tiễn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong năm năm qua (từ năm 2012
đến năm 2016). Đồng thời, tác giả cũng làm rõ thực tiễn định tội
danh và quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này tại địa
phương góp phần giúp cơ quan thực thi pháp luật hình sự, cơ quan
quản lý nhà nước có cái nhìn đa chiều về loại tội phạm này cũng như
những vấn đề lý luận có liên quan. Đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên
cứu khá mới, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất
cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam, thực tiễn áp dụng
pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc
mua bán trái phép chất cháy, chất độc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,
rút ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, luận
văn đề xuất giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về tội nói trên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn thực
hiện những nhiệm vụ dưới đây:
- Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép cất cháy,
chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam.
- Phân tích các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép
chất cháy, chất độc.
- Khái quát những vấn đề lý luận về định tội danh và đánh
giá thực tiễn định tội danh đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc từ thực tiễn tỉnh
3



Quảng Nam trong năm năm (từ năm 2012 đến năm 2016).
- Khái quát những vấn đề lý luận về quyết định hình phạt và
phân tích thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam, những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân
của những hạn chế, khó khăn đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán
trái phép chất cháy, chất độc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tỉnh Quảng Nam. Luận văn lấy các quan điểm khoa học, quy
định của pháp luật hình sự, thực tiễn định tội danh và quyết định hình
phạt đối với tội nói trên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để nghiên cứu
đề tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng
hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc dưới góc độ pháp luật hình
sự và hoạt động định tội danh, định khung hình phạt cũng như quyết
định hình phạt đối với loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta
về đấu tranh phòng chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một cách linh
hoạt, đan xen các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự

4


như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp
thống kê, phương pháp vụ án điển hình, phương pháp lịch sử và
nghiên cứu thực tiễn…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả của hoạt động nghiên cứu lý luận góp phần làm
nguồn tư liệu tham khảo trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa
học pháp lý hình sự.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp người tiến
hành tố tụng ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và địa phương khác nói
chung trong hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt đối với
tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép
chất cháy, chất độc được chính xác hơn nhằm thực hiện hiệu quả
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu; Phần kết luận; Danh mục tài liệu tham
khảo; Danh mục các chữ viết tắt và Danh mục các bảng biểu, nội
dung luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc
mua bán trái phép chất cháy, chất độc
Chương 2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về
tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép
chất cháy, chất độc tại tỉnh Quảng Nam
Chương 3. Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng
các quy định của pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận

chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc

5


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ,
VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG HOẶC MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT CHÁY, CHẤT ĐỘC
1.1. Những vấn đề lý luận về tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy,
chất độc
Khoa học luật hình sự đã đưa ra khái niệm về tội xâm phạm
an toàn công cộng và trật tự công cộng xuất phát từ khái niệm tội
phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự và các cấu thành tội
phạm ở chương XXI như sau: Các tội xâm phạm an toàn công cộng
và trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được
quy định tại chương XXI của Bộ luật hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng, gây ra những thiệt hại cho tính
mạng, sức khỏe của nhân dân hoặc gây thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước, tài sản của cá nhân [27, tr.380].
Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái
phép chất cháy, chất độc là hành vi làm ra, cất giữ, chuyển dịch, bán
hay mua để bán lại chất cháy, chất độc và theo Điều 311 Bộ luật hình
sự Việt Nam năm 2015, tội phạm này được hiểu là hành vi sản xuất
trái phép, tàng trữ trái phép, vận chuyển trái phép, sử dụng trái phép,

mua bán trái phép chất cháy, chất độc.

6


Tội phạm là thể thống nhất của bốn yếu tố:
1.1.1.1. Khách thể của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1.1.1.2. Mặt khách quan của tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1.1.1.3. Chủ thể của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1.1.1.4. Mặt chủ quan của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1.1.2. Phân biệt tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng
hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc với một số tội phạm
khác.

Do được tách từ tội “chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất
phóng xạ” nên tác giả phân biệt tội này với tội “chế tạo, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vật liệu nổ” quy định tại Điều 305 và tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân quy định tại Điều 309 Bộ luật
hình sự năm 2015.
1.1.2.1. Những điểm giống nhau
Chủ thể của các tội phạm này giống nhau về độ tuổi là từ đủ
16 tuổi trở lên mới phải chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm đã thực hiện.

Điểm giống nhau thứ hai là đều có lỗi cố ý. Động cơ, mục
đích phạm tội đều không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.
Điêm giống nhau thứ ba là về hình thức của các hành vi đều
là sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng,…trái phép chất cấm.
7


1.1.2.2. Những điểm khác nhau
Điểm khác nhau cơ bản giữa các tội đó là đối tượng tác động
của tội phạm
Đối tượng tác động của tội phạm này là chất cháy, chất độc.
Còn đối tượng tác động của tội phạm ở Điều 305 và Điều
309 BLHS năm 2015 là chất phóng xạ hay vật liệu nổ, vật liệu hạt
nhân.
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất
cháy, chất độc
Từ năm 1945 đến 1985
Từ năm 1985 đến năm 1999
Từ năm 1999 đến năm 2015
Từ năm 2015 đến nay.

8


CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ,
VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG HOẶC MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT CHÁY, CHẤT ĐỘC

2.1. Thực tiễn định tội danh tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
2.1.1. Cách tiếp cận để nhận diện thực tiễn định tội danh
tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép
chất cháy, chất độc
Định tội danh là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự, là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm
hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, chính xác, đồng
thời làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định
thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố
tụng…góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ
pháp luật, bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mọi công dân.
Quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự diễn ra
phức tạp và đa dạng, được thể hiện ở 3 giai đoạn: Định tội danh, định
khung hình phạt và quyết định hình phạt. Trong đó, định tội danh là
một giai đoạn quan trọng nhất trong ba giai đoạn trên của toàn bộ quá
trình áp dụng pháp luật hình sự. Bởi vì, định tội danh được tiến hành
thực hiện ở tất cả các giai đoạn của cả quá trình tố tụng hình sự từ
giai đoạn khởi tố đến giai đoạn thi hành án. Trong khi đó bước quyết
định hình phạt chỉ được tiến hành thực hiện ở giai đoạn xét xử. Định
tội danh là một trong những biện pháp đưa Bộ luật hình sự vào đời
9


sống xã hội, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm, qua đó góp phần thực hiện đường lối chính
sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Định tội danh là sự xác nhận
về mặt pháp lý sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã
thực hiện trong thực tế khách quan với các dấu hiệu trong cấu thành

tội phạm tương ứng được quy định trong BLHS.
2.1.2. Thực tiễn định tội danh tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam
2.1.2.1. Khái quát tình hình xét xử tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc tại tỉnh
Quảng Nam.
Việc nghiên cứu cơ cấu của tình hình sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc trong tổng số các
tội phạm xảy ra đã bị khởi tố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời
gian từ năm 2012 đến năm 2016 cho thấy như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc
mua bán trái phép chất độc trong tổng số các tội phạm đã bị xét xử
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 đến năm 2016
Tổng số Tổng số Số vụ án Số bị cáo
Tỷ lệ
vụ án bị bị cáo bị chất độc chất độc
Năm khởi tố khởi tố bị khởi bị khởi
3/1
4/2
(1)
(2)
tố
tố
(3)
(4)
2012 149
644
18
40

12.08% 6.2%
2013 173
364
23
45
13.2% 12.3%
2014 221
414
43
87
19.4% 39.3%
2015 346
524
73
145
21%
27.6%
2016 360
602
88
72
24.4% 11.9%
(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam)
10


Bảng 2.2. Cơ cấu của tội sản xuất, tàng trữ,vận chuyển, sử dụng
hoặc mua bán trái phép chất độc trong tổng số các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng đã bị xét xử trong thời gian từ năm


Năm

2012
2013
2014
2015
2016

2012 đến năm 2016.
Số vụ án Số bị cáo bị Số vụ Số bị
xâm
xét xử về tội
án
cáo
phạm an xâm phạm chất
chất
toàn công
an toàn
độc
độc
cộng, trật công cộng,
tự công trật tự công
(4)
cộng
cộng
(3)
(1)
(2)
38
72

18
40
53
137
23
45
83
127
43
87
126
237
73
145
136
122
88
72

Tỷ lệ

3/1

4/2

47.3%
43.3%
51.8%
57.9%
64.7%


55.5%
32.8%
68.5%
61.8%
59%

(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Việc phân tích số liệu tại Bảng 2.1 cho ta thấy số vụ án nói
chung cũng như số vụ án và bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc tăng đột biến trong
những năm gần đây.
Bảng 2.3. Số liệu xét xử sơ thẩm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc tại tỉnh Quảng Nam từ
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
Tổng

năm 2012 đến năm 2016.
Số vụ
Số người phạm tội
18
40
23
45
43

87
73
145
88
172
245
489
11


Kết quả khảo sát bảng 2.3 cho thấy trong 5 năm từ năm 2012
đến năm 2016, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã xét xử sơ thẩm
245 vụ trên 489 bị cáo phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng hoặc mua bán trái phép chất độc. Như vậy, trung bình mỗi năm
có khoảng 49 vụ sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán
trái phép chất độc với khoảng 97,8 người phạm tội bị đưa ra xét xử.
2.1.2.2. Thực tiễn định tội danh tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam
Cấu thành tội phạm cơ bản là tổng hợp những dấu hiệu
chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong
Bộ luật hình sự. Do đó, CTTP cơ bản của tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc là tổng hợp những
dấu hiệu đặc trưng bắt buộc đối với tội phạm được quy định tại
khoản 1 Điều 238 Bộ luật hình sự năm 1999. Các dấu hiệu đặc trưng
đó phản ảnh bản chất của loại tội phạm và cho phép phân biệt nó với
loại tội phạm khác.
Định tội danh theo cấu thành tội phạm cơ bản của tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc
chính là xác định những dấu hiệu đặc trưng bắt buộc phản ánh bản

chất của loại tội phạm và cho phép phân biệt nó với loại tội phạm
khác.
Qua khảo sát thực tế hoạt động định tội danh đối với tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc
theo khoản 1 Điều 311 BLHS của các cơ quan THTT tác giả thấy
rằng: không có vụ án nào bị định tội danh sai.
Hành vi phạm tội chủ yếu là hành vi tàng trữ, vận chuyển và
mua bán trái phép chất độc. Không có hành vi sản xuất và hành vi sử
12


dụng trái phép chất độc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chất độc mà
các đối tượng vận chuyển hoàn toàn là NaCN, tàng trữ, mua bán và
vận chuyển đến 02 huyện Phú Ninh và Phước Sơn, nơi có 02 mỏ
vàng để khai thác vàng hoặc bán cho người khác khai thác.
Định tội danh tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng
hoặc mua bán trái phép chất độc là định tội danh theo khoản 2 và
khoản 3 của Điều 238 Bộ luật hình sự năm 1999. Thực tiễn định tội
danh theo cấu thành tôi phạm tăng nặng tội nói trên cho thấy, các cơ
quan tiến hành tố tụng đã xác định đúng các tình tiết định khung tăng
nặng để định tội danh, bảo đảm định tội danh đúng người, đúng tội,
không làm oan người vô tội. Các vụ án dưới đây trong số các vụ án
đã được định tội danh cho thấy điều đó.
2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy,
chất độc
2.2.1. Những vấn đề lý luận về quyết định hình phạt đối với
tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoăc mua bán trái phép
chất cháy, chất độc.
Việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự “là quá trình

phức tạp, nhiều mặt, được tiến hành qua những giai đoạn nhất định,
giải thích đạo luật hình sự, xác định hiệu lực của đạo luật hình sự về
không gian và thời gian, định tội danh, quyết định hình phạt, miễn
trách nhiệm hình sự và hình phát, xóa án tích” [23, tr. 383].
Quyết định hình phạt là thẩm quyền chỉ thuộc về Tòa án.
Quyết định hình phạt thể hiện ở việc Tòa án lựa chọn loại và mức
hình phạt cụ thể được quy định trong điều luật (khoản, điều luật) theo
một thủ tục nhất định để áp dụng đối với người phạm tội thể hiện
trong bản án buộc tội [28, tr.386].
13


Khi quyết định hình phạt, Tóa án (Hội đồng xét xử) phải tuân
thủ các nguyên tắc quyết định hình phạt vốn được hiểu “là những tư
tưởng được thể hiện trong luật hoặc được làm sáng tỏ bắt nguồn từ
việc giải thích pháp luật. Đó là những nguyên lý quan trọng nhất chỉ
đạo, xác định và định hướng hoạt động của Tóa án khi áp dụng các
chế tài luật hình sự đối với người thực hiện tội phạm” [28, tr.387].
Những nguyên tắc mà khi quyết định hình phạt, Tòa án (Hội đồng xét
xử) cần phải tuân thủ bao gồm: (1) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa; (2) Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa; (3) Nguyên tắc cá
thể hóa hình phạt; (4) Nguyên tắc công bằng. Mỗi một nguyên tắc đó
có nội dung riêng của mình, nhưng trong một tổng thể cho phép
quyết định được một hình phạt cần và đủ, công bằng, dân chủ, nhân
đạo, tiền đề đạt được mục đích của hình phạt.
Khi quyết định hình phạt, Tòa án (Hội đồng xét xử) còn phải
tuân thủ các căn cứ quyết định hình phạt. Các căn cứ quyết định hình
phạt “là những đòi hỏi cơ bản có tính nguyên tắc do luật hình sự quy
định hoặc do giải thích luật mà có, buộc Tòa án phải tuân theo khi
quyết định hình phạt đối với người thuộc diện tội phạm” (23; Tr

395). Theo Điều 50, Bộ luật hình sự năm 2015, khi quyết định hình
phạt Tòa án phải căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân
thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm
hình sự. Khi quyết định áp dụng hình phạt trên, ngoài căn cứ quy
định tại khoản 1 Điều luật này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản,
khả năng thi hành án của người phạm tội. Các quy định của Bộ luật
hình sự cho phép Tòa án quyết định hình phạt có sơ sở pháp lý, nếu
bảo đảm được tính pháp chế của quyết định hình phạt; tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội có giá trị trong
14


việc xác định khung hình phạt của chế tài đã lựa chọn; các tình tiết
giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như đặc điểm nhân
thân người phạm tội cho phép xác định mức hình phạt để áp dụng đối
với người phạm tội.
Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn phải tuân thủ các quy
định của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt trong những trường
hợp cụ thể. Đó là quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng; quyết định hình phạt trong trường hợp phạm
nhiều tội; Tổng hợp hình phạt của nhiều Bản án; quyết định hình phạt
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, Quyết định
hình phạt trong trường hợp đồng phạm; kiểu hình phạt áp dụng án
treo…
Những quy định trên đây cũng như những nguyên tắc của
quyết định hình phạt đã phân tích như trên đều được áp dụng đối với
quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc.
2.2.2 Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội sản xuất,

tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Thực tiễn quyết định hình phạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
(thực chất là sự phán quyết của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân của
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam) đối với các bị cáo phạm tội sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc
xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong năm năm, từ năm 2012 đến
năm 2016, đa số đúng quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu đấu tranh
phòng chống tội phạm này ở địa phương.
Dựa trên số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng
Nam về số người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng
15


hoặc mua bán trái phép chất độc đã bị xét xử trong 5 năm, từ năm
2012 đến năm 2016, cho thấy cơ cấu về hình phạt được áp dụng như
sau:
Bảng 2.4. Cơ cấu về loại và mức hình phạt được áp dụng
Tổng số
Năm

người
phạm tội

Các hình phạt áp dụng
Hình phạt dưới 3 năm

Trên 3

Trên 7




Cho hưởng

năm dưới

năm dưới

giam

án treo

7 năm

15 năm

2013

10

8

1

1

0

2014


15

9

1

5

0

2015

15

10

2

3

0

2016

15

10

1


3

1

2017

23

17

2

4

0

Tổng

78

54

7

16

1

(Nguồn: Thống kê Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam)

Khảo sát bảng 2.4 ta thấy loại hình phạt chính được áp dụng
chủ yếu là hình phạt tù dưới ba năm, áp dụng với 54 người phạm tội,
chiếm tỷ lệ cao nhất (69,2 %) và hình phạt tù trên 3 năm dưới 7 năm
đứng thứ hai áp dụng với 16 người phạm tội, chiếm tỷ lệ (20,5 %);
hầu hết tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái
phép chất độc được xử theo Khoản 1 Điều 238 BLHS năm 1999.
Thực tiễn xét xử án hình sự sơ thẩm, những sai sót hạn chế
trong việc quyết định hình phạt thường là trong việc áp dụng pháp
luật Tòa án đã so sánh, đánh giá không đúng về những tình tiết của
vụ án với những căn cứ quyết định hình phạt, những hậu quả này mặc
dù không gây hậu quả nặng nề như việc kết án oan người vô tội
nhưng điều đó không có nghĩa là nó không nghiêm trọng mà nhất là
những trường hợp hình phạt được áp dụng khi đã thi hành rồi thì
16


không thể thay đổi được.
Quyết định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ của Tòa án
chính là quyết định hình phạt không tương xứng với tội phạm đã thực
hiện. Loại sai sót này ảnh hưởng tiêu cự c đến dư luận xã hội, làm
giảm lòng tin của nhân dân vào sự công bằng của pháp luật và hoạt
động của cơ quan nhà nước. Thực tế trong thời gian qua, trong xét xử
án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân, những sai sót trong quyết
định hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ vẫn xảy ra mặc dù không
nhiều nhưng cũng cần phải được khắc phục nhằm bảo đảm đạt được
mục đích của hình phạt.
Khi quyết định hình phạt cân nhắc chưa đúng nhân thân
người phạm tội, điều này thường do nghiên cứu chưa kỹ hồ sơ vụ án
dẫn đến bỏ sót một số tình tiết thuộc về nhân thân có ý nghĩa giảm
nhẹ hoặc tăng nặng hình phạt cho bị cáo.

Nguyên nhân của các hạn chế:
Qua thực tiễn xét xử án hình sự sơ thẩm tại huyện Phú Ninh
cho thấy, những hạn chế thiếu sót trong hoạt động quyết định hình
phạt đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán
trái phép chất độc có những nguyên nhân khác nhau nhưng về cơ bản
được phân thành hai loại: Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân
khách quan.
Thứ nhất, về nguyên nhân chủ quan:
Mặc dù đội ngũ Thẩm phán đều có trình độ đạt tiêu chuẩn
theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, tức đều đã tốt
nghiệp đại học luật, đối với các Thẩm phán trẻ thì đều đã được đào
tạo qua lớp nghiệp vụ về công tác xét xử. Tuy nhiên, một số thẩm
phán vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong xét xử, nhất là các Thẩm phán
trẻ. Vì vậy, trong quá trình quyết định hình phạt, Thẩm phán chưa
17


đánh giá đúng hoặc còn lúng túng trong việc đánh giá tình tiết, mức
độ hành vi phạm tội của bị cáo trong vụ án nên không tránh khỏi sai
sót.
Một số ít Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm
trong công tác, không thực hiện đúng các yêu cầu của pháp luật (cả
về luật hình thức và luật nội dung) khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Nguyên nhân này xuất phát từ sự hạn chế về trình độ, chuyên môn
nghiệp vụ, từ sự thiếu trách nhiệm hoặc từ sự cố tính áp dụng những
quy định pháp luật không đúng hoặc không đầy đủ của một số ít
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.
Bên cạnh đó, thực tế hiện nay rất ít Hội thẩm nhân dân hiểu
biết pháp luật nói chung cũng như sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật
thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành đó cũng là một trong những

nguyên nhân không thể không kể đến của các hạn chế trong việc
quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng hoặc mua bán trái phép chất độc.
Thứ hai, về nguyên nhân khách quan:
Mặc dù đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung nhưng thực tế cho
thấy Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự còn bộc lộ những hạn
chế nhất định như: Điều 311 quy định vê mức tối thiểu và mức tối đa
trong khung hình phạt là quá rộng nên trong hoạt động quyết định
hình phạt của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân còn mang tính tùy
nghi, có khi là hình phạt quá nhẹ và cũng có khi là hình phạt quá
nặng.
Liên ngành trung ương chưa có một văn bản hướng dẫn cụ
thể về định lượng vật phạm pháp để truy tố, xét xử nên cách hiểu và
vận dụng mang tính tùy tiện trong một số trường hợp.
Tình hình tội phạm nói chung, các tội xâm phạm an toàn
18


công cộng và trật tự công cộng nói riêng cũng như tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất độc trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam ngày càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi của xã
hội đối với hoạt động của ngành Tòa án ngày càng cao trong công tác
chuyên môn. Điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Tòa án
nhân dân các cấp ở tỉnh Quảng Nam còn thiếu thốn, chật hẹp.

19


CHƯƠNG 3
CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG

CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI
SẢN XUẤT, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG HOẶC
MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT CHÁY, CHẤT ĐỘC
3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng các quy định của
pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng
hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
3.1.1. Phải đưa Bộ luật hình sự 2015 vào cuộc sống
3.1.2. Bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công
dân
3.1.3. Bảo đảm yêu cầu của cải cách tư pháp
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định
của pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
3.2.1. Các giải pháp về pháp luật
3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật
3.2.1.2. Hướng dẫn áp dụng Điều 311 Bộ luật hình sự năm
2015
3.2.1.3. Tập huấn thi hành Bộ luật hình sự năm 2015
3.2.1.4. Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật
3.2.2. Các giải pháp khác
3.2.2.1. Nâng cao năng lực người tiến hành tố tụng
- Nâng cao chất lượng Thẩm phán trên cơ sở nâng cao chất
lượng hoạt động xét xử, lấy hoạt động xét xử làm trung tâm; Thường
xuyên thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, luân chuyển cán bộ, đảm
bảo đủ biên chế đáp ứng yêu cầu công tác trước mắt cũng như lâu
20


dài, đảm bảo tính liên tục, kế thừa, tính đồng đều về chuyên môn
nghiệp vụ; ...

- Nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Hội thẩm nhân dân;
Đổi mới quy định tiêu chuẩn tuyển chọn Hội thẩm nhân dân…
- Nâng cao năng lực đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên,
đào tạo các chức danh này với trình độ ý thức pháp luật cao, hiểu biết
một cách đúng đắn, sâu sắc các quy định của pháp luật, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, lợi ích của nhân dân.
3.2.2.2. Bảo đảm nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án
Thứ nhất, các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn đạo đức, lương tâm nghề
nghiệp.
Thứ hai, xây dựng và củng cố các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư
pháp vững mạnh.
Thứ ba, tăng cường vai trò giám sát của các Đoàn đại biểu
Quốc hội, của Hội đồng nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa
án. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động của các phương tiện
thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về
hoạt động xét xử.
3.2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Thứ nhất, rà soát toàn bộ hệ thống giáo trình, tài liệu, sách
giáo khoa giảng dạy trong các cơ sở giáo dục có nội dung liên quan
đến BLHS năm 2015 để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Thứ hai, Tổ chức biên soạn tài liệu phục công tác phổ biến
giáo dục pháp luật ở cấp trung ương và địa phương.
Thứ ba, đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật
như Họp báo, thông cáo báo chí; phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn,
hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật;...
21


3.2.2.4. Tăng cường các giải pháp công tác quản lý Nhà

nước
+ Các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên chỉ đạo, điều
hành các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân bằng nhiều cách
thức khác nhau.
+ Các cơ quan chức năng phối hợp với các tổ chức xã hội,
các đơn vị quản lý hành chính cấp địa phương xây dựng mạng lưới
thông tin nhằm kịp thời ngăn chặn và xử lý các loại tội phạm. Nêu
cao tinh thần đấu tranh tố giác tội phạm của nhân dân, cần có mức
khen thưởng phù hợp để khích lệ họ trong việc tố giác tội phạm.
Tổ chức thường xuyên các đợt truy quét các đối tượng khai
thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
Làm tốt công tác quản lý hành chính, công tác quản lý tạm
trú, tạm vắng. Đặc biệt là những người từ địa phương khác đến cư trú
tại địa bàn để làm ăn, sinh sống.

22


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài, tác giả đã đi sâu phân tích ba vấn đề
lớn: vấn đề lớn thứ nhất, Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc; vấn đề
lớn thứ hai, Chương 2: Thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật
về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép
chất cháy, chất độc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; vấn đề lớn thứ ba,
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các qui
định của pháp luật hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc.

Kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu của luận văn:
Một là, Luận văn phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và
các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc,
từ đó giúp cho người làm công tác nghiên cứu pháp luật và người làm
công tác áp dụng pháp luật nhận thức đúng và đầy đủ những vấn đề
pháp lý về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán
trái phép chất cháy, chất độc. Luận văn đã đi sâu phân tích và làm rõ
những điểm tiến bộ và hạn chế của các văn bản pháp luật hình sự qua
từng thời kỳ, đặc biệt tác giả đã có những phân tích chi tiết về điểm
mới của BLHS 2015, đây là cơ sở khoa học để áp dụng BLHS năm
2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận và pháp lý quan trọng để
định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc từ
thực tiễn tỉnh Quảng Nam.
23


Hai là, Luận văn đi sâu phân tích, làm rõ những yêu cầu bảo
đảm xác định đúng pháp luật trong định tội danh và quyết định hình
phạt đối với tội danh này; từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn
thiện pháp luật trong định tội danh và quyết định hình phạt.
Ba là, Luận văn tập trung đi sâu phân tích các yêu cầu và giải
pháp đảm bảo áp dụng đúng các qui định của pháp luật hình sự về tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất
cháy, chất độc. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng Bộ
luật hình đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc
mua bán trái phép chất độc trong thực tiễn khi Bộ luật hình sự năm
2015 chính thức có hiệu lực thi hành, mà còn có ý nghĩa rất quan

trọng trong việc nâng cao vai trò, vị trí của các cơ quan tiến hành tố
tụng với tư cách là các cơ quan bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, tác giả đã có
nhiều nỗ lực, cố gắng để luận văn đạt chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên,
đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên, luận văn không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự
quan tâm đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và người đọc để hoàn
thiện công trình nghiên cứu của mình. Qua đây, tác giả xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Hồ Sỹ Sơn đã mang hết nhiệt
huyết và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành công trình
nghiên cứu này.

24



×