Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất làm khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.57 KB, 114 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐOÀN THỊ THANH TÂM

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT LÀM KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THUỶ

Đà Nẵng – Năm 2012


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Thanh Tâm


iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................x
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3
5. Bố cục đề tài.....................................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu........................................................................4

CHƯƠNG 1........................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ...................................9
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐÔNG VIỆC LÀM ......................9
1.1.1. Nguồn lao động và lực lượng lao động [20. tr.167].............................9
1.1.2. Việc làm và thất nghiệp [20. tr.175, 177]............................................10
1.2. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM.........................................................................12
1.2.1. Khái niệm giải quyết việc làm [16. tr.31].............................................12
1.2.2. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất....13
1.2.3. Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất do quá trình công nghiệp hóa.17
1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT.............................................................19
1.3.1. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất ..................19
1.3.2. Tiêu chí phản ảnh giải quyết việc làm.................................................23
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA
LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY

DỰNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP................................................................24
1.4.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................24
1.4.2. Điều kiện kinh tế..................................................................................25
1.4.3. Các yếu tố xã hội..................................................................................30


iv

1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG CÓ ĐẤT SẢN XUẤT BỊ THU HỒI Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG.....31
1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh.........................................31
1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng................................................33
1.5.3. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng.............................................35
1.5.4. Kinh nghiệm ở Thành phố Quãng ngãi..............................................36
1.5.5. Những bài học rút ra ..........................................................................37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
DÂN THUỘC DIỆN

THU HỒI ĐẤT LÀM KHU CÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM......................................................41
2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT LÀM KHU CÔNG
NGHIỆP CỦA TỈNH QUẢNG NAM..............................................................41
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................41
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.....................................................................42
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN THUỘC DIỆN THU
HỒI ĐẤT ĐỂ LÀM KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

QUẢNG NAM...................................................................................................44
2.2.1. Thực trạng lao động bị mất đất do quá trình phát triển các khu CN
trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam......................................................................44
2.2.2. Thực trạng việc làm của lao động thuộc diện thu hồi đất làm khu
công nghiệp ở tỉnh Quảng Nam....................................................................54
2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT LÀM CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ..........................................................58
2.3.1. Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho lao đông thuộc diện thu hồi đất. 58
2.3.2. Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động bị thu hồi đất........60
2.3.3. Hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm.........................................64
2.3.4. Hoạt động xuất khẩu lao động............................................................66
2.4. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT LÀM KHU CÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM
QUA VÀ NGUYÊN NHÂN..............................................................................68


v

2.4.1. Những hạn chế trong giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất
làm khu công nghiệp những năm qua..........................................................68
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................80
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

GIẢI

QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI
ĐẤT LÀM KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG

NAM...................................................................................................................81
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ...................................................81
3.1.1. Dự báo tình hình thu hồi đất xây dựng các khu công nghiệp đến năm
2015................................................................................................................81
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động bị thu hôì đất
trên địa bàn Tỉnh...........................................................................................82
3.2. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUÔC
DIỆN THU HÔÌ ĐẤT LÀM KCN Ở TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2015
............................................................................................................................85
3.2.1. Nhóm giải pháp giải quyết việc làm thông qua phát triển giáo dục và
đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.............................................85
3.2.2. Nhóm giải pháp giải quyết việc làm thông qua phát triển kinh tế - xã
hội...................................................................................................................90
3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu lao động............93
3.2.4. Nhóm giải pháp về tài chính ...............................................................95
3.2.5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đối với lao động bị thu hồi đất
trong quá trình xây dựng các khu công nghiệp............................................96

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...............................................................................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................100
* Kiến nghị.....................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................103


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Theo Tiếng Anh
Viết tắt
ILO


BOT

Dịch ra Tiếng

Tên đầy đủ
International Labor

Việt
Tổ chức lao động

Organization

quốc tế

Build - Operation - Transfer

Xây dựng - Vận
hành - Chuyển

GDP

Gross Domestic Product

giao
Tổng sản phẩm
quốc nội

Theo Tiếng Việt
Viết tắt


Tên đầy đủ

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

TM-DV

Thương mại - dịch vụ

GTSX

Giá trị sản xuất

CN-TTCN

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

NLTS

Nông, lâm, thủy sản



Lao động

LĐ - TB & XH

Lao động – Thương binh và xã hội


TN & MT

Tài nguyên và Môi trường

HĐND, UBND

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân



Quyết định


vii

TP

Thành phố

CN-XD

Công nghiệp - Xây dựng

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

ĐVT


Đơn vị tính

NXB

Nhà xuất bản

TS

Tiến sĩ

USD

(Đôla) đơn vị tiền tệ Mỹ

BT – TĐC

Bồi thường, tái định cư


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu
bảng
2.1

Tên bảng
ix


Trang

Các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam

46

2.2

Tình hình thu hồi đất của các hộ dân ở Quảng Nam do

47

2.3

CNH từ năm 2006 đến năm 2011
Số liệu lao động mất đất theo giới tính giai đoạn 2006-

48

2.4

2011
Cơ cấu lao động mất đất theo độ tuổi trong giai đoạn

49

2.5

2006-2011

Trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật của

50

lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất (số liệu
2.6

lấy trung bình các năm)
Ý kiến của lao động trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất

53

2.7

Tình trạng việc làm trước và sau thu hồi đất

54

2.8

Nơi làm việc của lao động sau khi bị thu hồi đất

55

2.9

Công việc của người lao động bị thu hồi đất trước và sau

56


2.10

khi thu hồi
Lý do không tìm được việc của người bị thu hồi đất

57

2.11

Số lao động bị thu hồi đất được hỗ trợ chuyển đổi ngành

60

nghề
2.12

Số lao động bị thu hồi đất được đào tạo nghề

63

2.13

Kết quả giải quyết việc làm thông qua đào tạo nghề và tư

64

2.14

vấn giới thiệu việc làm giai đoạn 2006 – 2011
Số lao động bị thu hồi đất được vay vốn giải quyết việc


66

2.15

làm
Tổng hợp kết quả giải quyết việc làm cho lao động bị thu

67

2.16

hồi đất giai đoạn 2006 – 2011
Thu nhập bình quân của lao động tỉnh Quảng Nam

69

2.17

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tỉnh

70

2.18

Quảng Nam
Mục đích sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình

74


3.1

bị thu hồi đất sản xuất
Nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015

80


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

Tốc độ tăng tổng sản phẩm và thu nhập bình quân

43

hình
2.1

đầu người trên địa bàn giai đoạn 2006-2010
2.2

Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) (%)

44



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trong quá trình CNH- HĐH đất nước, từng bước hội nhập
với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, việc phát triển các khu, cụm công nghiệp là
tất yếu.
Sự phát triển các khu, cụm công nghiệp dẫn đến sự thay đổi về đất đai,
lao động, việc làm, thu nhập và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Xét về
lâu dài, sự thay đổi này mang tính chất tích cực, tạo điều kiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội, góp phần đẩy nhanh quá trình
CNH - HĐH đất nước, tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động. Tuy nhiên, sự phát triển các khu, cụm công nghiệp cũng tạo ra rất
nhiều khó khăn cho người dân các vùng có đất sản xuất bị thu hồi, nhất là ở
những địa phương có tốc độ công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng. Trong đó
vấn đề việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất được coi là vấn đề bức
xúc nhất.
Quảng Nam là một trong những tỉnh khó khăn trong khu vực miền
Trung và Tây nguyên, người dân sống chủ yếu dựa vào Nông lâm nghiệp và
Thủy sản. Từ khi tái thành lập tỉnh năm 1997 đến nay, với mục tiêu phát triển
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành một tỉnh có tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ là chủ yếu, những năm qua Quảng Nam đã triển khai thực hiện nhiều dự án
phát triển kinh tế xã hội: Chỉnh trang đô thị, xây dựng mới công sở, mở rộng
hạ tầng giao thông, xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp,...Và đã có những
thành công nhất định trong việc thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động như:
Khu Công nghiệp Điện Dương Điện Ngọc, Khu Kinh tế mở Chu Lai. Việc
triển khai đồng loại các dự án đã tác động rất lớn đến đời sống của dân cư.

Đặc biệt những hộ nằm trong các khu quy hoạch, giải tỏa, giải phóng mặt


2

bằng, đất sản xuất bị thu hồi ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm, đời sống
kinh tế xã hội của các hộ dân.
Thực tế cho thấy việc giải quyết việc làm cho lao động sau khi Nhà
nước thu hồi đất sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều bức
xúc. Người lao động trong vùng thu hồi đất không tìm được việc làm, hoặc
tìm được việc làm không ổn định, tình trạng các doanh nghiệp sau khi tuyển
dụng lao động nhưng trả lương quá thấp khiến người lao động tự bỏ việc
không phải là ít. Vì vậy, việc tìm giải pháp giải quyết việc làm ổn định, tăng
thu nhập cho người lao động vùng bị thu hồi đất sản xuất để phát triển các
khu, cụm công nghiệp là vấn đề cấp thiết có tính bức xúc trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
Với những lý do nêu trên, bản thân chọn đề tài: “Giải quyết việc làm
cho lao động thuộc diện thu hồi đất làm khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho lao động
thuộc diện thu hồi đất.
- Nghiên cứu một số kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động
bị thu hồi đất của một số tỉnh/thành phố.
- Nghiên cứu thực trạng lao động của những hộ gia đình thuộc diện thu
hồi đất để làm các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Nghiên cứu thực trạng về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi
đất ở Quảng Nam trong thời gian qua, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để giải quyết việc làm cho
lao động bị thu hồi đất để làm khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.



3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc làm của những hộ có đất sản
xuất bị thu hồi để làm khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công
tác giải quyết việc làm cho người lao động vùng có đất sản xuất bị thu hồi để
phát triển các khu, cụm công nghiệp. Tình hình thực hiện các chính sách hỗ
trợ của Nhà nước với các hộ có đất sản xuất bị thu hồi, những khó khăn trong
việc tìm kiếm việc làm, các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao
động trong vùng bị thu hồi đất.
Về không gian: trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Phạm vi thời gian: từ năm 2006 đến năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Căn cứ vào cơ sở lý luận.
 Phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh được sử dụng trong
nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng việc làm và giải quyết việc làm của người
lao động tại vùng có đất sản xuất bị thu hồi.
 Số liệu được thu thập từ niên giám thống kê của Cục thống kê
Quảng Nam, từ các báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường Quảng Nam, Sở
LĐ – TB & XH Quảng Nam, Ban Quản lý các KCN tỉnh Quảng Nam có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động thuộc
diện thu hồi đất để làm các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.



4

Chương 3: Định hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động
thuộc diện thu hồi đất để làm khu công nghiệp đến năm 2015.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, yêu cầu đặt
ra là phải xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Điều này sẽ dẫn
đến tình trạng đất nông nghiệp bị thu hồi, nông dân bị mất đất sản xuất – mất
tư liệu sản xuất. Giải quyết việc làm cho những đối tượng này là vấn đề rất
được các nhà nghiên cứu, nhà kinh tế, nhà quản lý quan tâm.
Trong các viện nghiên cứu, trường đại học và các cơ quan khác… đã
xuất bản khá nhiều tài liệu, sách báo, các tạp chí chuyên ngành về vấn đề giải
quyết việc làm cho lao động ở nông thôn nói chung và lao động bị thu hồi đất
nói riêng.
Dưới đây là một số nghiên cứu mà bản thân đã sưu tầm, tổng hợp làm
tư liệu cho quá trình phát triển đề tài của mình:
“Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động sau khi bàn
giao đất cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và các khu đô thị mới
trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Tác giả đã đánh giá thực
trạng giải quyết làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương,
trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm cho nhóm
đối tượng này.
Chuyên đề nghiên cứu: “Thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của
người dân có đất bị thu hồi”; TS. Nguyễn Hữu Dũng. Tác giả nghiên cứu về
thu nhập, việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất. Từ đó đưa ra những
đánh giá về đời sống của người lao động bị thu hồi đất. Chuyên đề đi sâu tìm
hiểu những vấn đề thiết thực của người nông dân có đất bị thu hồi nhưng mỗi



5

địa phương có điều kiện vị trí địa lý, kinh tế, nhân lực khác nhau nên nghiên
cứu này chỉ mang tính chất tham khảo.
Đề tài cấp quốc gia “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị
thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia” của GS.TSKH. Lê
Du Phong. Tác giả đã chia đề tài thành 12 nhánh với từng nội dung có liên
quan. Đề tài trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập, đời
sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp,
khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và
lợi ích quốc gia. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hồi đất và thực trạng thu
nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu
công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu
công cộng và lợi ích quốc gia từ kết quả điều tra thực tế của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân tại 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Bắc
Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Cần Thơ. Nhóm tác
giả đã đề xuất quan điểm, giải pháp và kiến nghị về giải quyết việc làm, đảm
bảo thu nhập và đời sống của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu
công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu
công cộng và lợi ích quốc gia những năm tới.
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến hộ
nông dân huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”. Trong đề tài này, tác giả đã tập
trung:
+ Nghiên cứu việc thực hiện thu hồi đất nông nghiệp của các cơ quan
liên quan, những khó khăn, thuận lợi họ gặp phải.
+ Nghiên cứu tác động thu hồi đất tới việc làm, thu nhập, phong tục,
tập quán và những ảnh hưởng về môi trường đối với hộ nông dân bị thu hồi
đất.



6

+ Nghiên cứu những tồn tại, bất cập khi thực hiện thu hồi đất nông
nghiệp để có những giải pháp, kiến nghị khắc phục.
+ Nghiên cứu các giải pháp thu hồi đất
Chuyên đề: “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá
trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay”. Trong chuyên đề, tác giả đã nghiên cứu
một số nội dung:
+ Nghiên cứu những vấn đề lí luận về việc làm trong qúa trình đô thị
hóa, kinh nghiệm tạo việc làm ở một số nước trong khu vực.
+ Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và tác động của nó đến
việc làm cho người lao động.
+ Nghiên cứu hiện trạng việc làm của lao động nông nghiệp trong quá
trình đô thị hóa ở Việt Nam .
+ Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá
trình đô thị hoá.
Chuyên đề: “Đánh giá công tác giải quyết việc làm cho người lao động
thuộc diện bị thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp trên địa bàn huyện
Việt Yên giai đoạn 2003-2010”. Trong chuyên đề này, tác giả đã tập trung
nghiên cứu thực trạng công tác giải quyết việc làm cho người lao động bị thu
hồi đất để phát triển khu công nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên. Từ đó đưa
ra những giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động thuộc đối tượng
này.
Đề tài: “Giải pháp tạo việc làm cho người dân thuộc diện thu hồi đất
tại khu kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi”. Quãng Ngãi là tỉnh thuộc khu vực
khó khăn của Trung Trung Bộ. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước,
Quãng Ngãi đã xây dựng được nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế mở, thúc
đẩy kinh tế Quãng Ngãi phát triển. Tuy nhiên, song song với vấn đề đó, nhiều

hộ nông dân đã rơi vào tình trạng thất nghiệp do đất sản xuất bị thu hồi để xây


7

dựng nhà máy, xí nghiệp, khu kinh tế mở...Dựa vào thực trạng hiện có của địa
phương, tác giả đã xoáy vào vấn đề đang rất bức xúc là làm sao để giải quyết
việc làm cho người lao động thuộc diện thu hồi đất đặc biệt là những vùng bị
thu hồi đất nhiều như huyện Bình Sơn với khu kinh tế Dung Quất rất lớn cả
về qui mô và nguồn vốn cũng như nhân công. Trong đề tài này tác giả đi sâu
nghiên cứu một số vấn đề:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo việc làm cho người lao động
+ Phân tích thực trạng tạo việc làm đối với người dân bị thu hồi đất tại
khu kinh tế Dung Quất trong thời gian qua.
+ Đề xuất các giải pháp tạo việc làm ổn định cho người dân tại khu khu
kinh tế Dung Quất trong thời gian đến.
Đề tài: “Đào tạo nghề cho người lao động tại các khu vực giải toả đền
bù trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”. Huyện Núi Thành tỉnh
Quảng Nam được Chính phủ chọn làm nơi xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai.
Hiện nay Núi Thành đã và đang xây dựng nhiều công ty doanh nghiệp đã vào
đầu tư, xây dựng nhà máy, có doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, nhu cầu về
lao động là rất lớn. Nhưng trên thực tế tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện
Núi Thành nói riêng, nguồn lao động rất nhiều nhưng chưa được đào tạo
nghề, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các nhà
máy sản xuất, gia công hàng công nghiệp.
Bên cạnh đó, để cấp đất cho các doanh nghiệp vào đầu tư. Trên địa bàn
huyện Núi Thành đã có nhiều khu vực dân sinh đã được giải tỏa, nhiều diện
tích đất nông nghiệp đã được thu hồi để ti-ến hành sang lấp. Vì vậy có rất
nhiều lao động nhàn rỗi, không có việc làm và khó xin được việc làm vì
không có tay nghề. Nhận thấy vấn đề giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng



8

này thật sự cần thiết. Trên cơ sở lý luận và thực tế đã nghiên cứu, tác giả đã đi
vào phân tích, làm rõ một số vấn đề:
+ Thực trạng đào tạo nghề tên các mặt: Quy mô đào tạo, cơ cấu đào tạo
chất lượng đào tạo, tìm ra những bất cập hiện nay về đào - tạo nghề cho người
lao động tại các khu vực giải tỏa đền bù trên địa bàn huyện Núi Thành.
+ Đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm phát triển công tác đào
tạo nghề cho người lao động tại các khu vực giải tỏa đền bù tại huyện Núi
Thành.
Những vấn đề được nghiên cứu trong các đề tài của các tác giả là cơ sở
để luận văn đưa ra cơ sở lí luận về giải quyết việc làm cũng như đề xuất các
giải pháp giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất làm khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐÔNG VIỆC LÀM
1.1.1. Nguồn lao động và lực lượng lao động

[20. tr.167]

Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa
quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối lao động - việc làm trong xã
hội.

a. Nguồn lao động
Là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật
có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người
ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Ở nước ta, theo qui định của Bộ luật Lao động, độ tuổi lao động đối với
nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi và nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Nguồn lao động luôn
được xem xét trên 2 mặt biểu hiện đó là số lượng và chất lượng.
Theo khái niệm trên, nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm :
+ Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm
+ Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất
nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu
cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người
nghỉ hưu trước tuổi qui định).
Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ
chuyên môn, tay nghề (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người lao động.
b. Lực lượng lao động
Theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) là bộ phận dân số
trong độ tuổi lao động. Theo qui định thực tế đang có việc làm và thất nghiệp.
Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: lực lượng lao động
là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp.


10

Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt
động kinh tế (tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động
của xã hội.
1.1.2. Việc làm và thất nghiệp [20. tr.175, 177]
a. Khái niệm việc làm
Khái niệm việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận dạng một cách

chính xác và thống nhất về mối quan hệ giữa lao động và việc làm trong nền
kinh tế thị trường.
Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp
giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo
mục đích của con người.
Theo quy định của Bộ luật Lao động ở nước ta, khái niệm việc làm
được xác định là “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị
pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Từ quan niệm trên cho thấy, khái niệm việc làm bao gồm các nội dung
sau :
+ Là hoạt động lao động của con người.
+ Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập.
+ Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.
Người có việc làm, Theo các nhà thống kê về lao động của tổ chức
ILO, người có việc làm là người làm một việc gì đó được trả tiền công, lợi
nhuận bằng tiền hay bằng hiện vật hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính
chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình. Theo Tổng cục Thống
kê và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì khái niệm người có việc làm
được hiểu là người từ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, mà
trong tuần lễ trước khi điều tra người đó đang làm công việc để nhận tiền
lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hoặc hiện vật.


11

Người thiếu việc làm, Theo ILO, người thiếu việc làm là người trong
tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dưới mức qui định cho người có đủ việc
làm và có nhu cầu làm thêm. Theo Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì người thiếu việc làm gồm những người trong tuần
lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 40 giờ hoặc có số
giờ làm việc nhỏ hơn giờ quy định đối với những người làm các công việc

nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành của Nhà nước, có nhu cầu làm
thêm giờ và sẵn sàng làm việc nhưng không có việc để làm, (trừ những người
có số giờ làm việc dưới 8 giờ, có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc
nhưng không tìm được việc làm).
Người đủ việc làm, gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ
tính đến điều tra lớn hơn, hoặc bằng 40 giờ, hoặc những người có số giờ nhỏ
hơn 40 giờ, nhưng không có nhu cầu làm thêm, hoặc số người có số giờ làm
việc nhỏ hơn 40 giờ, nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ qui định đối với những
người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo qui định hiện hành. [16. tr14,15]
b. Thất nghiệp
Theo khái niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp (theo
nghĩa chung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động
muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất
định.
Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm.
Theo quan niệm nêu trên, tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được
đánh giá bằng chỉ tiêu “tỷ lệ thất nghiệp”. Nó được qui định bằng tỷ lệ phần
trăm giữa số người thất nghiệp và lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
Ở nước ta hiện nay có các loại thất nghiệp sau:


12

+ Thất nghiệp hữu hình: là tình trạng thất nghiệp chủ yếu ở khu vực
thành thị. Người thất nghiệp là thành niên chiếm tỷ lệ cao.
+ Thất nghiệp trá hình: hay còn gọi là thiếu việc làm là một trong
những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển. Trong
khu vực thành thị, dạng thất nghiệp này tồn tại dưới dạng khác nhau như: làm
việc với năng suất thấp, không góp phần tạo ra thu nhập cho xã hội mà chủ

yếu chỉ tạo thu nhập đủ sống (nhiều khi dưới mức sống tối thiểu). Dạng thất
nghiệp này còn gọi là thất nghiệp vô hình.
Trong khu vực thành thị, thất nghiệp trá hình chủ yếu tồn tại dưới dạng
thiếu việc làm. Nguyên nhân là do giới hạn của đất đai nông nghiệp, do khu
vực kinh tế nông nghiệp nông thôn chậm phát triển. Mức độ thiếu việc làm ở
nông thôn càng trầm trọng hơn khi chúng ta xem xét tới tính thời vụ của việc
làm.
Ngoài hai dạng thất nghiệp phổ biến nêu trên, còn tồn tại một số hình
thức thất nghiệp khác như: thất nghiệp tự nguyện (ẩn nấu bên trong những
người làm công việc nội trợ gia đình do mức tiền lương thấp không đủ bù
đắp) và thất nghiệp tạm thời hay thất nghiệp cơ cấu là thất nghiệp trong thời
gian thay đổi nghề nghiệp, thay đổi nơi làm việc vì muốn tìm việc làm mới tốt
hơn.
1.2. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.2.1. Khái niệm giải quyết việc làm [16. tr.31]
Việc làm là một dạng hoạt động kinh tế - xã hội. Hoạt động đó không
đơn thuần là sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, mà nó còn bao gồm
cả những yếu tố xã hội. Muốn sự kết hợp đó diễn ra và không ngừng phát
triển phải tạo ra được sự phù hợp cả về số lượng, chất lượng sức lao động với
tư liệu sản xuất, trong một môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi, đảm bảo cho
hoạt động đó diễn ra.


13

Giải quyết việc làm chính là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc
làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng
và xã hội.
Giải quyết việc làm cần phải được xem xét cả từ ba phía: người lao
động, người sử dụng lao động và Nhà nước.

Như vậy, Theo nghĩa rộng: Giải quyết việc làm là tổng thể những biện
pháp, chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, cộng đồng và bản thân người
lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để
đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm.
Theo nghĩa hẹp: Giải quyết việc làm là các biện pháp chủ yếu hướng
vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra việc làm cho người lao
động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất.
1.2.2. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất
Giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động bị thu hồi đất
để xây dựng các khu công nghiệp nói riêng là công việc có ý nghĩa chiến lược
đối với bất kỳ quốc gia hay một địa phương nào, bởi tình trạng lao động thất
nghiệp, thiếu việc làm là nguồn gốc sâu xa của sự nghèo đói, gây nên tình
trạng bất ổn định về an ninh, trật tự xã hội, đồng thời là tác nhân cho sự phát
triển tệ nạn xã hội trong nền kinh tế thị trường.
Giải quyết việc làm cho những nông dân bị thu hồi đất hiện nay rất
quan trọng vì đây là một lực lượng lao động chiếm một tỉ trọng lớn trong xã
hội. Hơn nữa đa phần số lao động này là ở nông thôn, trình độ về văn hóa và
nhận thức của họ có phần hạn chế, họ lại dễ bị những kẻ xấu, những phần tử
phản động dụ dỗ, lôi kéo, xúi giục nên một khi lực lượng này bị thất nghiệp
thì sẽ gây ra những hậu quả không lường trước được. Trong số những đối
tượng bị thu hồi đất thì nhóm người trên 35 tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi
những người trong độ tuổi này rất khó để tìm được một việc làm thay thế, hạn


14

chế khả năng tiếp thu, học một nghề mới cũng như khả năng thích nghi với
môi trường lao động mới. Vì vậy mà việc tìm cho họ một việc làm ổn định là
vô cùng cần thiết. Nếu như không giải quyết được việc làm cho những người
này thì chính những chính sách phát triển kinh tế của Trung ương và địa

phương lại đẩy họ vào cuộc sống khó khăn thiếu thốn hơn khi đất không có,
việc làm cũng không.
Chủ trương đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp
phát triển theo hướng hiện đại. Từ nay đến đó chỉ một khoảng thời gian rất
ngắn, lao động trong nông nghiệp phải tụt xuống chỉ còn khoảng 23% (công
nghiệp là 47%, và dịch vụ là 30%),cơ cấu kinh tế chỉ còn 10% là thuộc về
nông nghiệp (trong khi CN là 52% và dịch vụ là 38%).
Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải chuyển khoảng 50% lao động nông
nghiệp hiện nay sang các ngành kinh tế khác như thế nào, chứ không thể để
nông dân tự bơi. Điều đó đồng nghĩa với việc Đảng, Nhà nước, các tổ chức
xã hội phải vào cuộc tìm ra những hướng đi tốt nhất để giải quyết việc làm
cho những người lao động bị mất đất. Nếu để người lao động đã bị mất đất lại
phải xoay sở để tìm ra một việc làm mới trong điều kiện ít vốn ít trình độ thì
sẽ rất khó khăn, và nó có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đề chính trị -xã hội
khác.
Mục tiêu của Đảng và nhà nước ta là tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với
công bằng xã hội. Vì vậy, chúng ta không thể xây dựng ào ạt các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp trong khi không có kế hoạch để giải quyết việc làm
cho những người nông dân phải nhường đất cho Nhà nước làm công nghiệp.
Một khi việc làm không có thì không thể đảm bảo được cho những người
nông dân mất đất một cuộc sống ấm no, đầy đủ được. Và như vậy, chúng ta
chỉ có thể tăng trưởng kinh tế mà không thể đảm bảo được khía cạnh công


15

bằng xã hội.
Qua phân tích trên, ta thấy rằng vấn đề giải quyết việc làm cho người
lao động thuộc diện thu hồi đất hiện nay thật sự cần thiết và quan trọng.
Tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất

là hoạt động đóng vai trò quan trọng không những đối với chính bản thân
người lao động mà còn đối với cả xã hội và cả doanh nghiệp.
a. Đối với người lao động có đất sản xuất bị thu hồi
Đây là vấn đề quan trọng đặt biệt đối với người dân có đất bị thu hồi.
Thông thường, người dân đang sinh sống trong ngôi nhà của họ, với một công
việc ổn định, khi bị thu hồi đất, buộc họ không những chuyển nơi ở, mà còn
phải chuyển đổi nghề nghiệp. Vì vậy, vấn đề việc làm là vấn đề rất nan giải
đối với người bị thu hồi đất.
Từ góc độ lao động và việc làm, công nghiệp hoá – hiện đại hoá là quá
trình chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm từ các hoạt động nông nghiệp
sang hoạt động công nghiệp và thương mại dịch vụ. Khi phát triển các khu,
cụm công nghiệp, một số hộ dân có đất sản xuất bị thu hồi. Tất nhiên, họ nhận
được một khoản tiền bồi thường về đất đai, hoa màu, nhưng nếu số tiền được
đền bù không được người dân sử dụng đúng mục đích sẽ làm tăng tình trạng
thất nghiệp và phát sinh các vấn đề xã hội bức xúc khác. Nguyên nhân của
tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người dân có đất bị thu hồi một
phần là do sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ
chưa đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. Mặc khác, do
chính bản thân người lao động, vốn hạn chế về năng lực và trình độ văn hoá
cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật, chưa thích hợp được với công việc
mới, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Hiện nay đã có
nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề...nhưng chưa đáp
ứng được nhu cầu đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động.


×