Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Thành Phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.24 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ LAN PHƯƠNG

BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO CƠ SỞ
CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ LAN PHƯƠNG

BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO CƠ SỞ
CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN TUẤN KHANH

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận là hoàn
toàn trung thực và không trùng lắp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Tác giả luận văn

Lê Thị Lan Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VIỆC ĐƯA NGƯỜI
NGHIỆN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................. 11
Khái niệm, đặc điểm người nghiện và cơ sở cai nghiện bắt buộc ........... 11
Quan niệm, đặc điểm của các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc ............................................................................................... 20
Đối tượng, thời hiệu, thẩm quyền, trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ............................................ 23
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ......................................................................... 31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐƯA
NGƯỜI NGHIỆN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................. 36
Khái quát chung về tình hình người nghiện ma túy và việc đưa người

nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại TP Đà Nẵng ................................... 36
Thực tiễn thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc từ năm 2015 đến nay ........................................................................ 40
Đánh giá chung về thực hiện các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc ............................................................................................... 48
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC
BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT
BUỘC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................................ 59
Quan điểm về việc thực hiện các biện pháp............................................. 59


Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các biện pháp đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ................................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCA

: Bộ công an

BLĐTB-XH : Bộ lao động thương binh – xã hội
MTTH

: Ma túy tổng hợp

PCMT


: Phòng chống ma túy

PCI

: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(Provincial Competitiveness Index).



: Quyết định

TA

: Tòa án nhân dân

TP

: Thành Phố


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Thống kê số liệu quyết định áp dụng biện pháp
2.1.


đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND

46

các quận, huyện Tp Đà Nẵng năm 2015
Thống kê số liệu quyết định áp dụng biện pháp
2.2.

đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND
các quận, huyện Tp Đà Nẵng năm 2016.

47


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên hình

hình
2.1.

Thống kê lập hồ sơ cai nghiện công an TP. Đà
Nẵng

Trang

41


Thống kê người nghiện được đề nghị áp dụng
2.2.

cai nghiện từ ngành Lao động-Thương binhXã hội TP Đà Nẵng

44


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ma túy luôn là mối hiểm họa không chỉ riêng mỗi quốc gia mà còn ảnh
hưởng đến toàn thế giới. Nó đã và đang reo rắc hàng triệu cái chết trắng mỗi
năm, đe dọa đến nền kinh tế và tình hình an ninh xã hội của các nước.
Ở Việt Nam, cuộc chiến chống ma túy đã được tiến hành trong nhiều năm,
nhất là sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các chiến dịch xóa
bỏ diện tích trồng cây thuốc phiện đã được tiến hành rộng khắp ở các tỉnh miền
núi phía Bắc và Tây nguyên. Cho đến những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ
XX về cơ bản Việt Nam đã xóa bỏ được những diện tích lớn trồng cây thuốc
phiện ở vùng núi và ngăn chặn tương đối có hiệu quả việc buôn bán vận chuyển
ma túy vào nước ta.
Ngày nay, bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đạt được vẫn còn tồn
tại nhiều mặt hạn chế trong đời sống xã hội. Một trong những mặt hạn chế đó
là lối sống lệch lạc,ăn chơi xa đọa, vi phạm thuần phong mĩ tục…Đáng báo
động nhất là kể đến tình trạng nghiện ma túy trong đó một bộ phận lớn là thanh
thiếu niên. Ma túy tồn tại dưới nhiều dạng mà tác hại của nó là khôn lường và
để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tình hình số người nghiện trong những
năm qua không ngừng tăng cao và diễn biến khá phức tạp, rất khó kiểm soát.
Trước tình hình như vậy Đảng ta đã xác định tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ
của quốc gia, dân tộc; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh
tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Để hạn chế những hậu quả,

tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế,
xã hội và an ninh trật tự của đất nước, thì những đối tượng nghiện ma túy sau
khi cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn tiếp tục tái nghiện sẽ được đưa
vào các trung tâm cai nghiện bắt buộc tại địa phương. Những đối tượng này sau

1


khi đưa vào cơ sở sẽ được chữa bệnh, sinh hoạt, học nghề và cải tạo theo quy
định của pháp luật để sau này tái hòa nhập cộng đồng, họ có thể tự nuôi sống
bản thân bằng cái nghề mà họ đã được học khi đi cai. Theo thống kê, trên cả
nước có khoảng 123 trung tâm cai nghiện bắt buộc (Tháng 8/2016) và con số
này sẽ tăng dần trong vài năm tiếp theo. Tuy nhiên, vấn đề đưa người nghiện
đi cai nghiện bắt buộc trong các tỉnh, thành trên cả nước còn gặp nhiều vướng
mắc và thiếu sót. Một mặt các văn bản hướng dẫn còn nhiều bất cập, chưa sát
thực với tình hình của địa phương, mặt khác tình hình người nghiện và đặc thù
của mỗi địa phương là khác nhau nên chưa có sự áp dụng đồng nhất theo quy
định của pháp luật. Chính vì vậy, mỗi địa phương cần phải chủ động, linh hoạt
trong việc áp dụng đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phù hợp
với điều kiện và đặc thù của mình để đảm bảo trật tự an ninh-xã hội và các vấn
đề khác trên địa bàn.
Đà Nẵng là đơn vị đi đầu trong cả nước thí điểm thành công đưa người
nghiện đi cai bắt buộc và là địa phương đầu tiên chủ động, linh hoạt tháo gỡ
những bất cập trong các văn bản hướng dẫn thi hành việc đưa người nghiện vào
cơ sở cai nghiện, phù hợp với tình hình của địa phương mà không vi phạm pháp
luật. Trong những năm qua, TP đã nổ lực không ngừng trong việc truy quét,
xác định và bắt tạm giam các đối tượng bị nghiện nhằm mục đích cai nghiện và
giữ vững nền trị an trên địa bàn. Ban đầu, công tác này còn gặp nhiều khó khăn
do vướng mắc về luật, các đối tượng thường xuyên di chuyển địa điểm và không
xác định được nơi cư trú. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các cơ quan

chức năng đã chủ động xử lý nhằm ngăn chặn các đối tượng bị nghiện lẫn trốn
sang địa phương khác và hạn chế tối đa tệ nạn lây lan. Hầu hết các đối tượng
bị nghiện đã được cai nghiện tại cộng đồng, gia đình hoặc đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc. Một số ít khi cai nghiện thành công vẫn tái nghiện do tâm lý
không vững bị kích động, rủ rê bởi một số thành phần xấu. Mặc dù việc đưa

2


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×