Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

hành vi nhóm phát triển nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.1 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĐOÀN

HÀNH VI NHÓM
& HOẠT ĐỘNG ĐỘI NHÓM
BUỔI 3: HÀNH VI NHÓM PHÁT TRIỂN NHÓM
GV. ThS. Dương Ngọc Minh Triết

24/01/2015

Mã MH : A03004 – Hành vi nhóm
phát triển nhóm

1


Nội dung
1.

Mô hình hành vi nhóm

2.

Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm

24/01/2015

Mã MH : A03004 – Hành vi nhóm
phát triển nhóm

2




1. Mô hình hành vi nhóm
MÔI TRƯỜNG
BÊN NGOÀI

NGUỒN LỰC
CỦA CÁC
THÀNH VIÊN
TRONG NHÓM

+ Bộ máy TC

QUY TRÌNH
LÀM VIỆC
NHÓM
+ Thông tin
+ Quyết định

+ Nguồn lực TC
+ Chiến lược TC
+ Hệ thống đánh
giá, khen thưởng
+ Lãnh đạo
+ Văn hóa TC

24/01/2015

NHIỆM VỤ
CỦA NHÓM


HIỆU QUẢ
NHÓM
 Thành quả
 Thỏa mãn
 Duy trì

CƠ CẤU NHÓM:
+ Thành phần
+ Quy mô
+ Chuẩn mực
+ Tính gắn kết
+ Thủ lĩnh
Mã MH : A03004 – Hành vi nhóm
phát triển nhóm

3


1. Mô hình hành vi nhóm
1.1. Nguồn lực của các thành viên trong nhóm:


Các kiến thức, kỹ năng và năng lực



Các kỹ năng quan hệ qua lại:
+ Quản lý xung đột
+ Giải quyết vấn đề hợp tác

+ Truyền thông



24/01/2015

Các đặc tính tính cách:

Mã MH : A03004 – Hành vi nhóm
phát triển nhóm

4


1. Mô hình hành vi nhóm
1.1. Nguồn lực của các thành viên trong nhóm:


Các kiến thức, kỹ năng và năng lực



Các đặc tính tính cách:
+ Độ xã hội
+ Khởi xướng
+ Cởi mở
+ Độ năng động, linh hoạt

24/01/2015


Mã MH : A03004 – Hành vi nhóm
phát triển nhóm

5


1. Mô hình hành vi nhóm
1.2. Cấu trúc nhóm: Các vai trò


Các vai trò: Một tập hợp những dạng hành vi được mong đợi đối
với những người ở những vị trí nhất định trong một đơn vị xã hội.



Nhận thức về vai trò: Quan điểm của một cá nhân về cách thức mà
anh, chị ta nên thể hiện trong một tình huống cụ thể.



Đồng nhất về vai trò: Những thái độ và hành vi nhất quán với một
vai trò.

24/01/2015

6


1. Mô hình hành vi nhóm
1.2. Cấu trúc nhóm: Các vai trò



Mong đợi vai trò: Những người khác tin tưởng vào cách thức mà một
người nên hành động trong một tình huống cụ thể.



Hợp đồng tâm lý: Một sự nhất trí ngầm hiểu (không bằng văn bản) thể
hiện những mong đợi của giới quản lý với người lao động và ngược lại.



Xung đột vai trò: Tình huống trong đó một cá nhân đối mặt với nhiều
mong đợi vai trò rất khác nhau.

24/01/2015

7


1. Mô hình hành vi nhóm
1.2. Cấu trúc nhóm: Các chuẩn mực


Các chuẩn mực: Những tiêu chuẩn chung được mọi người trong nhóm chấp
nhận về hành vi trong nhóm.



Chuẩn mực phát triển qua:

+ Các tuyên bố rõ ràng
+ Các sự kiện chính trong lịch sử của nhóm
+ Các kinh nghiệm ban đầu của nhóm
+ Niềm tin/ giá trị mà các thành viên mang lại cho nhóm.

24/01/2015

8


1. Mô hình hành vi nhóm
1.2. Cấu trúc nhóm: Các chuẩn mực


Sự tuân thủ: Việc điều chỉnh hành vi của cá nhân cho phù hợp
với những chuẩn mực của nhóm.



Các nhóm tham chiếu: Các nhóm quan trọng mà các cá nhân là
thành viên hoặc hy vọng được trở thành thành viên của nhóm
đó và những chuẩn mực của nó được các cá nhân tuân thủ.

24/01/2015

Mã MH : A03004 – Hành vi nhóm
phát triển nhóm

9



2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
Tình huống 1
Ban giám đốc của công ty Merial đã không tìm
được tiếng nói chung về việc sử dụng khoản lợi
nhuận thu được từ kinh doanh. Có ý kiến muốn
dùng khoản lợi nhuận đó để đầu tư trang bị dây
chuyền sản xuất mới. Nhưng lại có ý kiến chia lợi
nhuận đó thành các khoản phúc lợi theo tỷ lệ đóng
góp của các thành viên. Một vài người lại muốn
trích một phần ủng hộ cho các hoạt động từ thiện.
10


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
Tình huống 2
Một giám đốc kinh doanh muốn mở rộng kho hàng
để chứa được tất cả các sản phẩm để khách hàng
yên tâm về việc giao hàng nhanh chóng. Giám đốc
sản xuất lại không đồng ý vì muốn giảm chi phí lưu
kho

11


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm

Trong cả hai tình huống này, ý kiến của ai cũng
đều hợp lý nên họ đã cố theo đuổi những gì mà họ
nhìn nhận sẽ là mục tiêu tốt nhất. Vì vậy không ai

nhường ai, kết quả là mâu thuẫn đã xảy ra như
một điều tất yếu

12


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
2.1. Mâu thuẫn là gì?
Đó là sự bất đồng hay tranh chấp xảy ra giữa hai bên (cá nhân với
nhau, cá nhân trong một nhóm, các nhóm trong một tổ chức hay
cơ quan) khi :
 Có sự khác biệt về nhu cầu, giá trị, mục đích, tính cách hay
phương pháp làm việc hoặc có sự tranh chấp các nguồn lực hạn
hẹp (quyền lực, tiền bạc, thời gian, không gian, vị trí xã hội…)
 Hoặc hành động của một cá nhân nhằm đạt đến mức tối đa nhu
cầu hay lợi ích của mình lại hạn chế, cản trở hoạt động của người
khác cũng muốn đạt đến lợi ích của họ.

24/01/2015

Mã MH : A03004 – Hành vi nhóm
phát triển nhóm

13


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
2.1. Mâu thuẫn là gì? Sự thay đổi quan điểm
 Quan điểm truyền thống cho rằng mâu thuẫn là không cần thiết hay
có hại. Sự xuất hiện của mâu thuẫn có nghĩa là có điều gì đó không

tốt, tiêu cực, trục trặc.
 Nhưng hiện nay các nhà khoa học cho rằng mâu thuẫn là không
tránh khỏi. Một số mâu thuẫn có thể là do trục trặc trong tổ chức
nhưng có những mâu thuẫn là nguồn gốc của sự thay đổi để tổ chức
hoạt động có hiệu quả hơn. Nhà quản lý không nên trấn áp hay tiêu
diệt mau thuẫn mà “quản lý” nó nhằm giảm đến tối thiểu các khía
cạnh tiêu cực và phát huy tối đa các mặt tích cực có lợi cho tổ chức.

24/01/2015

Mã MH : A03004 – Hành vi nhóm
phát triển nhóm

14


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
2.1. Mâu thuẫn là gì? Sự thay đổi quan điểm
 Mâu thuẫn sẽ trở nên tiêu cực khi bị né tránh hoặc giải quyết
theo tinh thần thắng thua.
Phá hỏng MQH, niềm tin và sự hỗ trợ lẫn nhau giảm sút.
 Mâu thuẫn có tính tích cực khi các bên khám phá ý tưởng mới,
kiểm tra tình thế và niềm tin đồng thời sử dụng tư duy của mình

Mọi người được khuyến khích sáng tạo hơn, dẫn đến việc lựa
chọn phương án hành động ở phạm vi rộng hơn và đem lại KQ
tốt hơn.

24/01/2015


Mã MH : A03004 – Hành vi nhóm
phát triển nhóm

15


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
2.1. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn
Phương
pháp
1. Lảng
tránh

24/01/2015

Hành vi đặc trưng
Không đối đầu.
Phớt lờ hoặc bỏ qua
vấn đề.
Phủ nhận vấn đề là
chuyện rắc rối.

Lý lẽ biện minh, giải thích
Những khác biệt quá nhỏ
không cần phải giải quyết;
hoặc quá lớn không đủ sức
để giải quyết.
Những nỗ lực giải quyết có
thể làm tổn hại đến các mối
quan hệ hoặc thậm chí tạo

ra vấn đề còn nan giải hơn.
16


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
2.1. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn
Phương
pháp
2. Thích
nghi

24/01/2015

Hành vi đặc trưng

Lý lẽ biện minh, giải thích

Thái độ hòa đồng,
không quyết đoán.
Hợp tác ngay cả khi
thiệt hại đến các
mục tiêu cá nhân.

Không đáng liều lĩnh để gây
hại đến các mối quan hệ
hiện có hoặc gây bất hòa
chung.

17



2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
2.1. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn
Phương
pháp

Hành vi đặc trưng

Lý lẽ biện minh, giải thích

3. Thắng/ Đối đầu, quyết đoán Phải còn lại quan điểm phù
Thua
và quyết liệt.
hợp nhất.
Phải thắng bằng
Phải chứng minh sự vượt
mọi giá.
trội.
Phải đúng đắn nhất về mặt
hành vi cư xử và chuyên
môn.
24/01/2015

18


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
2.1. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn
Phương
pháp

4. Thỏa
hiệp

24/01/2015

Hành vi đặc trưng

Lý lẽ biện minh, giải thích

Quan trọng là tất cả
các bên đạt được
các mục tiêu cơ bản
và duy trì mối quan
hệ tốt.
Quyết liệt nhưng
trên tinh thần hợp
tác.

Không người nào hoặc ý
kiến nào hoàn hảo.
Sẽ có nhiều cách tốt hơn để
giải quyết bất cứ vấn đề gì.
Phải tìm cách đạt được điều
đó.

19


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
2.1. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn

Phương
pháp
5. Giải
quyết
vấn đề

24/01/2015

Hành vi đặc trưng

Lý lẽ biện minh, giải thích

Nhu cầu của hai
bên đều chính đáng
và quan trọng.
Đề cao sự hỗ trợ
lẫn nhau.
Quyết đoán và hợp
tác.

Khi các bên thảo luận vấn
đề một cách cởi mở, có thể
tìm ra một giải pháp đôi bên
cùng có lợi mà không ai
phải nhượng bộ quá nhiều.

20


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm



Phong cách (PC) nào thiếu tinh thần hợp tác nhất và thiếu quyết
đoán nhất?



PC nào đặc trưng cho thái độ quyết đoán, nhưng vẫn thể hiện
sự hợp tác cao nhất?



PC nào hoàn toàn hợp tác nhưng lại thiếu quyết đoán?



PC nào hoàn toàn quyết đoán nhưng lại thiếu hợp tác?



PC nào nằm giữa mức quyết đoán và hợp tác?

24/01/2015

21


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Justin chịu trách nhiệm giám sát một nhóm nhỏ các chuyên viên kiểm tra chất

lượng của một phòng thí nghiệm sản phẩm hóa học. Tại hai thời điểm khác
nhau, hai chuyên viên Robert và Ginny đã đến gặp Justin để đề xuất ý kiến xin
thay đổi về thẩm quyền báo cáo kết qủa kiểm tra chất lượng sản phẩm. Robert
muốn gửi báo cáo đến quản đốc phụ trách bộ phận sản xuất ra sản phẩm.
Trong khi đó, Ginny lại muốn gửi báo cáo sản phẩm trực tiếp đến người vận
hành chính để có thể trực tiếp điều chỉnh, nếu có, càng sớm càng tốt.

22


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (TT):
Cả Ginny và Robert đều là những chuyên viên xuất sắc
nhưng giữa họ lại có tính cạnh tranh về nghề nghiệp rất
cao. Justin biết cả hai ý kiến đều hợp lý và đều tốt hơn
thông lệ hiện tại là gửi báo cáo đên phòng hành chính.

23


2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
Nếu là Justin, bạn sẽ lựa chọn phương pháp nào?
1. Thắng – Thua. Nghiên cứu tình huống một cách độc lập, quyết định
ai đúng rồi yêu cầu Robert và Ginny thực hiện theo quyết định của
bạn.
2. Lảng tránh. Chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.
3. Thích nghi. Cho phép mỗi người được báo cáo theo cách riêng của
họ.

24



2. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm
Nếu là Justin, bạn sẽ lựa chọn phương pháp nào?
4. Thỏa hiệp. Để Robert và Ginny cùng làm việc để tìm ra một giải
pháp mà cả hai đều có thể áp dụng, cho dù mỗi bên phải nhường
nhịn một chút.
5. Giải quyết vấn đề. Đề nghị Robert và Ginny kết hợp ý tưởng lại để
cùng đạt được mục tiêu của mình (Có thể là gởi báo cáo chính thức
cho quản đốc và một bản sao cho nhân viên hành chính).

25


×