Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

đề cương ôn tập di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.94 KB, 20 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP DI TRUYỀN
Câu 1 .Sự hình thành giao tử? Ý nghĩa di truyền ,biến dị?
1. Sự hình thành giao tử.
1.1 Sự sinh giao tử đực:Xảy ra khi thú đực đến thời kỳ trưởng thành về sinh dục,tại mô bì
sinh mầm của dịch hoàn diễn ra các giai đoạn sau:
Các giai đoạn Tế bào đầu tiên Sản phẩm tạo ra
Nhân số(gián phân đẳng nhiễm) Tinh nguyên bào (2n) Nhiều tinh nguyên bào (2n)
Nở lớn 1 tinh nguyên bào (2n) 1 tinh bào bậc I(2n)
Thành thục ( gián phân giảm nhiễm) 1 tinh bào bậc I ( 2n)
2 tinh bào bậc II(n)
1 tinh bào bậc II(n) 2 tinh tử(n)
Trưởng thành 1 tinh tử (n) 1 tinh trùng(n)
1 tinh bào bậc I 4 tinh trùng (giao tử đực)

1.2 Sự hình thành giao tử cái ( hay sự tạo trứng )
Các giai đoạn Tế bào đầu tiên Sản phẩm cuối
Nhân số Noãn nguyên bào (2n) Nhiều noãn nguyên bào(2n)
Nở lớn 1 noãn nguyên bào (2n) 1 noãn bào bậcI (2n)
Thành thục 1 noãn bào bậc I(2n) 1 noãn bào bậc II(n)+ 1 thể cực bậc I
1 noãn bào bậc II(n) 1 noãn tử (n)+1 thể cực
bậc II(n)
Trưởng thành 1 noãn tử (n) 1 trứng(n)
1 noãn bào bậc I (n) 1 trứng (n) +3 thể cực bậc II

Sự hình thành tiểu noãn trong buồng trứng đã hoàn tất khi thú non vừa sinh ra.Nghĩa là 3
giai đoạn : nhân số ,nở lớn ,thành thục đã hoàn tất .Khi thú cái trưởng thành sinh dục là
bắt đầu của giai đoạn cuối ,giai đoạn trưởng thành của quá trình tạo giao tử cái.
2. Ý nghĩa di truyền ,biến dị
• Từ những tinh nguyên bào có 2n NST tạo nên những tinh trùng chứa 1n NST .Và những
noãn nguyên bào có 2n NST tạo nên những trứng chứa 1n NST.Nhờ dó khi tinh trùng thụ
tinh với 1 trứng sẽ tạo nên 1 hợp tử chứa 2n NST .Hợp tử có số lượng NST không thay


đổi sẽ phát triển thành 1 cá thể giống thế hệ cha mẹ ,đảm bảo giống nhau giữa thế hệ
trước với thế hệ sau.
• Do sự trao đổi đoạn cũng như sự đi về các cực một các ngẫu nhiên của các NST trong
quá trình giảm phân mà có những biến dị ở cá thể đời con so với thế hệ cha mẹ ,cũng như
có sự khác nhau giữa các cá thể cùng thế hệ.
Câu 2 :Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ? Trình bày 2 thí nghiệm chứng minh điều


đó?
1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền: DNA tập trung trong nhân tế bào của tất cả
các sinh vật và là thành phần chủ yếu của NST.Những căn cứ gián tiếp đã xác định DNA
là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền.
2. Hai thí nghiệm chứng minh :
2.1 Thí nghiệm 1 :hiện tượng biến nạp (transformation).
Được thực hiện bởi nhà vi khuẩn học F.Griffith vào năm 1928 trên song phế cầu
khuẩn(diplococcus pneumoniae) .Song phế cầu khuẩn có nhiều kiểu di truyền khác nhau
được biểu hiện qua kiểu hình của chúng:
Song phế cầu khuẩn S: Có kiểu hình khuẩn lạc trơn,có lớp vỏ bọc bằng polysaccharid,có
khả năng gây bệnh viêm phổi cho thú.
Song phế cầu khuẩn R:có kiểu hình khuẩn lạc nhăn ,không có vỏ bọc ,không có khả năng
gây bệnh cho thú.
Thí nghiệm được thực hiện như sau:
Trên nhóm chuột thứ 1 ,tiêm song phế cầu khuẩn S hậu quả là chuột bị viêm phổi và
chết.Chứng minh rằng song phế cầu khuẩn S gây bệnh và làm chuột chết.
Trên nhóm chuột thứ 2 :tiêm song phế cầu khuẩn R vào chuột,theo dõi thấy chuột vẫn
sống bình thường.Chứng minh rằng song phế cầu khuẩn R không có khả năng gây bệnh
cho thú.
Trên nhóm chuột thứ 3 :tiêm song phế cầu khuẩn S đã được giải độc bằng nhiệt độ cao
phá hủy lớp vỏ bọc.Kết quả là chuột sống bình thường.Chứng minh yếu tố gây bệnh cho
thú của song phế cầu khuẩn S có ở lớp vỏ bọc và nhiệt độ cao có khả năng làm mất khả

năng gây bệnh..
Trên nhóm chuột thứ 4 : Người ta tiêm đồng thời 2 dòng phế cầu khuẩn vào chuột là
dòng R và dòng S đã khử độc.Kết quả theo dõi là chuột bị viêm phổi và chết.và sau khi
phân lập người ta tìm thấy trong máu chuột có song phế cầu khuẩn S.Vì sao xuất hiện
điều đó thì ông Griffith không giải thích được.
Đến năm 1944 ,các nhà khoa học O.T.Avery,C.M.Macleod,M.Mc Carty đã nghiên cứu và
thành công trong việc làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng trên.
Trước khi tiến hành thí nghiệm người ta nghiên cứu tính chất biến dị của 2 dòng
này.Người ta thấy dòng S thường ít gặp và có thể đột biến thành dòng R,nhưng ngược lại
dòng R không thể đột biến thành dòng S.Có nghĩa là đột biến chỉ sảy ra 1 chiều : S thành
R.Và thí nghiệm được tiến hành như sau : nuôi vi khuẩn dòng R trong môi trường dinh
dưỡng ,trong đó có thêm dung dịch tinh chế từ những vi khuẩn dòng S đã khử độc.Sau
thời gian nuôi cấy thấy xuất hiện nhiều vi khuẩn dòng S có khả năng gây bệnh cho
chuột.Như vậy là tính trạng của vi khuẩn dòng S đã được truyền qua cho vi khuẩn dòng R
qua một chất nào đấy trong dung dịch tinh chế.Kết quả phân tích xác định được chất đó
chính DNA DNA được gọi là “yếu tố biến nạp” ,còn hiện tượng trên được gọi là hiện
tượng biến nạp,tức là có sự xâm nhập của DNA từ tế bào thuộc 1 kiểu di truyền này sang
tế bào thuộc 1 kiểu di truyền khác .Và từ đó có sự thay thế gen vật nhận băng gen vật cho
qua con đường tái tạo.
2.2 Thí nghiệm 2:Hiện tượng tải nạp(transduction)
Thí nghiệm được tiến hành với vi khuẩn gây bệnh thương hàn Salmonella typhimurium


bởi J.Lederberg, N.D.Zinder năm 1952.Người ta dùng 2 dòng vi khuẩn Sal, 1 dòng Sal
T+ có khả năng tổng hợp tryptophan được ký hiệu là Sal 2A và 1 dòng Sal mang đột biến
T- không có khả năng tổng hợp tryptophan,ký hiệu là Sal 22A .Đối với Sal 22A khi nuôi
cấy phải thêm vào môi trường tryptophan thì nó mới sống và mọc được.
Thí nghiệm được tiến hành như sau : Người ta nuôi 2 dòng Sal trong 2 nhánh của 1 ống
nghiệm có hình chữ U được ngăn cách bằng 1 vách ngăn ở đáy .Vách ngăn này đặc biệt
không cho vi khuẩn đi qua nhưng siêu vi khuẩn thì lại có thể đi qua được.Môi trường

nuôi cấy dĩ nhiên không có tryptophan.Người ta ngạc nhiên khi thấy dòng Sal 22A lại có
thể phát triển trong môi trường không có tryptophan.Hiện tượng trên cũng không thể giải
thích là do đột biến từ T- sang T+ vì dòng Sal 22A có tính bền vững cao .Phân tích trong
môi trường nuôi cấy người ta thấy không có yếu tố biến nạp như thí nghiệm trước,nhưng
lại có 1 thể sống ký sinh .Đó là thực khuẩn thể T4.Do đó người ta chỉ có thể giải thích
hiện tượng trên qua sự hiện diện của thực khuẩn thể . J.Lederberg, N.D.Zinder cho rằng
thực khuẩn thể dính vào tế bào vi khuẩn ,thực khuẩn thể không xâm nhập vào tế bào mà
nó chỉ chuồi các chất trong cơ thể nó vào tế bào vi khuẩn ,chất đó chính là DNA.Trong tế
bào vi khuẩn ,DNA của thực khuẩn thể bắt đầu sao chép mạch Một sự tái tổ hợp giữa vật
chất di truyền của thực khuẩn thể T4 và của vi khuần Sal 2A đã xảy ra trong tế bào vi
khuẩn Sal 2A.Sau đó thực khuẩn thể T4 có mang một phần thông tin di truyền của Sal 2A
đi qua màng lọc và tiếp tục xâm nhập vào tế bào vi khuẩn Sal 22A.Và như thế T4 đã
mang thông tin di truyền từ vi khuẩn Sal 2A chuyển sang cho vi khuẩn Sal 22A .Kết quả
là vi khuẩn Sal 22A có thể phát triển được trong môi trường nuôi dưỡng không có
tryptophan.Hiện tượng trên được gọi là hiện tượng tải nạp ,tức là sự chuyên chở và sự tái
tổ hợp gen ở vi khuẩn nhờ thực khuẩn thể .
Câu 3 .Hình dang,cấu trúc tinh vi của NST ?
1. Hình dạng của NST:có 3 dạng chính.
Kiểu tâm giữa :tâm động ở chính giữa NST,chia NST thành 2 nhánh bằng nhau (p=q)
Kiểu tâm lệch :tâm động ở gần một đầu mút của NST,NST có dạng móc,các nhánh của
NST có độ dài khác nhau(p khác q).
Kiểu tâm mút :tâm động ở vị trí cuối NST.Ở kiểu tâm mút ,NST có 2 dạng :dạng eo thắt
sơ cấp và dạng eo thắt thứ cấp hay còn gọi là dạng vệ tinh.
2. Cấu trúc của NST
Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần của NST chủ yếu là DNA và một loại protein
gọi là histone.Mỗi một NST chứa 1 sợi đơn DNA quấn quanh protein histone.8 histone (2
H2A,2 H2B,2 H3,2 H4) được quấn quanh bởi 2 vòng DNA chứa khoảng 146 cặp base
(146 bp) tạo thành 1 phức hợp gọi là nucleosome.Sự sắp xếp và cô đặc lại của
nucleosome hình thành nên sợi nhiễm sắc (chromatin) dày 11 nm .Sợi nhiễm sắc tiếp tục
xoắn lại và cô đặc hơn tạo thành sợi nhiễm sắc thể dài 700 nm và cuối cùng hình thành

nên NST dày 1400 nm.
Câu 4 :Trình bày những khác biệt giữa DNA và RNA ?
1. Cấu trúc.


DNA
Phân tử gồm 2 sợi polynucleotides.
Đường pentose là B-2’deoxy-D ribose.
Có gốc base Thymine (T)
ARN
Phân tử gồm 1 sợi polynucleotides
Đường pentose là B-D -ribose
Có gốc base Uracil (U)
2. Chức năng
DNA
o Là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền trong tất cả các sinh vật.
o Giữ vai trò chủ đạo trong sự tổng hợp protein
ARN
Trong di truyền :
o Giữ chức năng chủ đạo trong di truyền được ghi nhận ở siêu vi khuẩn ,vi khuẩn.
o RNA đóng vai trò trung gian khi hiện diện dưới dạng mRNA,tRNA,rRNA
Câu 5:Gen:định nghĩa,cơ chế điều hòa biểu hiện của gen ở prokaryote (ví dụ về operon
lac).
1. Gen : là một đoạn DNA dài ,ngắn khác nhau tùy loài ,đoạn này có một số lượng mật
mã di truyền nhất định tương ứng với chức năng mà gen dó đảm nhiệm.
2. Cơ chế điều hòa biểu hiện của gen ở prokaryote.
Từ kết quả nghiên cứu sự hình thành enzyme B.galactosidase ở vi khuẩn E.coli,Jacob và
Monod đã đưa ra học thuyết giải thích toàn bộ cơ chế điều khiển sự tổng hợp protein bởi
gen.Trong đó thuật ngữ “operon”đã được đề ra .Operon là một đoạn DNA bao gồm trong
đó có 2 loại gen:

Gen cấu trúc (structural gene):liên quan đến cấu trúc của protein tương ứng .
Gen tác động (operator gene) :có chức năng kích hoạt sự hoạt động của gen cấu trúc.
Operon có 2 trạng thái “đóng” và “mở”.Kiểm soát hoạt động này là chức năng của gen
điều hòa (repressor gene).
Operon đóng:Gen điều hòa là một đoạn DNA bên cạnh gen cấu trúc và gen tác động.Gen
điều hòa chứa mã di truyền tổng hợp nên protein kìm hãm (repressor protein),chất này
kìm hãm sự hoạt động của gen tác động và do đó gen cấu trúc không hoạt động được,sản
phẩm protein không được hình thành.Đây là giai đoạn operon đóng.
Operon mở:Khi môi trường bên ngoài gen có chất trao đổi có khả năng kết hợp với chất
kìm hãm thì operon tác động không còn bị kìm hãm nữaperon mở.Lúc này gen tác động
được giải mã,tác động vào gen cấu trúc.Gen cấu trúc bắt đầu quá trình tái bản,phiên mã
và dịch mã thực hiện .Kết quả là protein tương ứng được tạo ra.Gen có sự biểu hiện (hay


gen hoạt động) lúc operon mở.
3. Ví dụ về operon lac: Mô hình operon của Francois Jacob và Jacque Monod (1960).
Operon lac liên quan đến quá trình điều khiển sự tổng hợp nên các enzyme thủy phân
đường lactose thành galactose và đường glucose.Khi môi trường có lactose ,lactose sẽ
được chuyển vào nhờ permease.Khi vào trong tế bào một số lactose (liên kết b-1,4) được
chuyển thành allolactose (liên kết b-1,6) nhờ b- galactosidase.Allolactose là chất cảm ứng
,nó gắn vào protein kìm hãm,gây biến đổi cấu hình tạo phức hợp allolactoserepressor.Phức hợp này mất khả năng gắn vào operator.Lúc này operon mở ,RNA
polymerase bắt đầu phiên mã từ gen cấu trúc.Khi môi trường không có lactose,protein ức
chế có hoạt tính gắn vào operator,làm sự phiên mã của tất cả các gen cấu trúc của operon
lac bị dừng.
Câu 6 hát biểu quy luật phân ly ?Cho ví dụ chứng minh?Giải thich cơ sở vật chất của
hiện tượng này?
• Quy luật phân ly:Khi cho lai 2 nhóm sinh vật thuần ,khác nhau về 1 hay nhiều tính trạng
ta sẽ có đời sau (F1) những sinh vật đồng đều tính trạng (còn gọi đây là quy luật đồng
tính).Nếu tiếp tục cho sinh sản với nhau những sinh vật lai F1 này ,ta sẽ được thế hệ sau
gọi là F2 có tính trạng khác nhau,nghĩa là có sự phân ly tính trạng.

• Ví dụ chứng minh.(F2 :3 trội :1 lặn)
• Cơ sở vật chất của hiện tượng :ở cơ thể bố mẹ sinh sản hữu tính ,thể nhiễm sắc tồn tại
thành cặp tương đồng(2n) và gen tồn tại thành cặp alen.Khi tạo thành giao tử cặp thể
nhiễm sắc tương đồng phân ly ,kéo theo alen phân ly về giao tử.Khi thụ tinh các giao tử
kết hợp thành hợp tử thì cặp nhiễm sắc thể tương đồng và cặp alen lại được tái lập .Cặp
alen sẽ quy định tính trạng của cơ thể con lai.
Câu 7hát biểu quy luật tổ hợp tự do?Cho ví dụ chứng minh?Giải thích cơ sở vật chất của
hiện tượng này?
 Quy luật tổ hợp tự do:Khi cho lai 2 nhóm sinh vật khác nhau về 2 tính trạng ,F1 có
những sinh vật đồng tính trạng .Cho F1 sinh sản với nhau để có F2.Thế hệ F2 gồm những
sinh vật có những tổ hợp tính trạng mới xuất hiện cùng với những tổ hợp tính trạng giống
đời cha mẹ P.Trên tất cả sinh vật F2 nhận thấy có sự tổ hợp tự do giữa 2 tính trạng trên.
 Ví dụ:
Gọi gen B ,quy định tính trạng lông lang trắng đen, trội.
Gen b,quy định tính trạng lông lang trắng đỏ , lặn.
Gen P,quy định tính trạng không sừng,trội.
Gen p,quy định tính trạng có sừng,lặn.
Sơ đồ lai:
P: BBPP x bbpp
Giao tử BP bp
F1 BbPp


1/4 BP 1/4 Bp 1/4 Pb 1/4 bp
F2
Tỉ lệ:Lang trắng đen,không sừng
Lang trắng đen,có sừng
Lang trắng đỏ,không sừng
Lang trắng đỏ,có sừng.
 Cơ sở vật chất của quy luật tổ hợp tự do: Các cặp tính trạng được quy định bởi các cặp

gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
Câu 8:Các kiểu biểu hiện của 1 cặp gen tương ứng,.tỉ lệ phân ly ở F2 cho từng kiểu biểu
hiện?
1. Kiểu biểu hiện trội ,lặn:Là kiểu biểu hiện đầu tiên mà Mendel đã nhận biết trong thí
nghiệm trên đậu Hòa Lan và ông đưa ra quy luật di truyền về tính trạng trội.Theo Mendel
khi tạp giao các cá thể có cặp tính trạng tương ứng ,con lai F1 thường có đặc điểm của 1
bên bố hoặc mẹ.Đặc điểm của 1 bên bố hoặc mẹ nào đó thể hiện ra gọi là “trội”,đặc điểm
không thể hiện ra ở F1 được gọi là “lặn”.Và ở thế hệ F2 ta thu được cả 2 kiểu hình với tỉ
lệ : 3 trội :1 lặn.
Ví dụ.
2. Kiểu biểu hiện trung gian :Cặp gen tương ứng có kiểu biểu hiện trung gian là khi ở
trạng thái dị hợp thì kiểu hình ghi nhận được ở trạng thái trung gian đặc điểm của cha và
mẹ thuần hợp tử.Tỷ lệ phân ly ở F2 có KG: 1:2:1;KH :3.
Ví dụ:ở gà Andalusian,về màu lông có 2 đặc diểm:gà có màu lông đen ,có ánh xanh ở
cánh và gà màu lông trắng.
Gọi gen B:quy định tính trạng lông đen,ánh xanh.
Gen b: quy định tính trạng lông trắng.
Sơ đồ lai:
P BB x bb
F1: Bb (100% xám tro)
P2: Bb x Bb
Giao tử: 1/2B ,1/2b 1/2B,1/2b
F2:
1/2 B 1/2b
1/2B 1/4BB 1/4Bb
1/2b 1/4Bb 1/4bb


Tỷ lệ ,KG: 1BB:2Bb:1bb
KH:

3. Kiểu biểu hiện đồi mồi hay hình khảm: là biểu hiện trong đó cặp gen tương ứng khi ở
trạng thái dị hợp tử cho thấy kiểu hình có sự biểu hiện xen lẫn đặc điểm do 2 gen tương
ứng quy định ,hình ảnh như con đồi mồi .Mèo tam thể là biểu hiện điển hình cho kiểu
biểu hiện đồi mồi.Với tỷ lệ phân ly ở F2: KG:1:2:1;KH:3.
Ví dụ:Bò Shorthorn thuần có biểu hiện lông đỏ và biểu hiện tương ứng là lông trắng.
Quy định :RR,tính trạng đỏ thuần.
WW,tính trạng trắng thuần.
P: RR x WW
F1: RW (100% trắng đỏ)
P2: F1 x F1
RW RW
G: 1/2R,1/2W 1/2R,1/2W
F2:

KG,KH !
4. Gen gây chết: là những gen mà biểu hiện kiểu hình là cá thể có mang gen đó chết trước
khi sinh hay trước khi trưởng thành sinh dục.Phần lớn các gen này gây chết cho thú khi ở
trạng thái thuần hợp tử ,ở trạng thái dị hợp tử thì không và người ta gọi là “thú có mang
gen gây chết” (carrier).
Ví dụ :gen gây chết trội.
Quy định :Y tính trạng lông vàng của chuột.
y tính trạng lông đen của chuột.
Y trội so với y.
P Yy x Yy hoặc P. Yy x yy

F. 1/4 YY, 1/2Yy, 1/4yy F. Yy : yy
1:1
(Chết ) 2 : 1
Câu 9:Bộ gen tương ứng và sự biểu hiện của nó ?
1. Bộ gen tương ứng : bình thường thì tại một chỗ gen (locus) trên NST tương ứng với 1

cặp gen tương ứng quy định 1 tính trạng nào đó của sinh vật .Trong quá trình tiến hóa của
sinh vật tại 1 chỗ gen có thể có nhiều gen với những biểu hiện khác nhau cũng liên quan
đến tính trạng mà chỗ gen đó quy định ở những cá thể khác nhau.Trong trường hợp này
ta sẽ có 1 bộ gen tương ứng hay còn gọi là dãy alen ,1 bộ gen tương ứng tối thiểu có 3
gen trở lên ,mối quan hệ giữa các gen này khá phức tạp.
2. Sự biểu hiện của nó:


 Các dãy alen chỉ tác động lên một tính trạng quy định các sai khác trong mức độ biểu
hiện của tính trạng ấy ,hoặc (như trường hợp alen đồng trội) gây nên các hiệu quả khác
nhau của các kiểu gen khác nhau.
 Trong nhiều dãy ,các gen có thể được phân bố theo mức độ trội của chúng với một
trình tự là mỗi gen là trội so với gen tiếp sau và là lặn so với gen đứng trước nó .
 Mỗi cá thể bình thường chỉ có thể có 2 gen trong số các thành phần của dãy nhiều alen,
nhưng có thể là đồng hay dị hợp về 1 locus.
 Trong 1 đàn ,một giống hoặc 1 quần thể có thể gặp nhiều gen khác nhau của cùng 1
dãy nhiều alen
 Mọi alen của cùng 1 dãy là thuộc về 1 locus ,do đó chúng được liên kết mức độ như
nhau với các gen khác trong NST.
 Alen quy định kiểu hình “hoang dại” thường là trội so với mỗi alen còn lại trong dãy.
Câu 10:Tương tác gen ? Trình bày 2 kiểu tương tác gen ?
1. Tương tác gen: là tác động qua lại giữa các gen không alen với nhau cùng quy định 1
tính trạng.
2. Hai kiểu tương tác gen.
a) Tương tác bổ trợ (tương tác không ức chế):Khi mỗi gen đứng riêng lẻ thì tự nó không
tác động gì ,nhưng khi đồng thời có mặt của 2 hay nhiều gen thì một kiểu hình mới được
xuất hiện.
• Thí nghiệm của Bateson và Punnett .
Khi cho lai gà mào hoa hồng (RRpp) với gà mào hạt đậu (rrPP),hai ông ghi nhận rằng tất
cả gà F1 đều có mào hạt đào-loại mào khác hẳn với mào gà cha mẹ.Và khi cho F1 tự phối

với nhau ,F2 xuất hiện 4 loại mào ứng với tỉ lệ :9 hạt đào:3 hoa hồng :3 hạt đậu:1 đơn.
Nhận xét và đặt giả thiết:
F2 có tỉ lệ 9:3:3:1 giống trường hợp cho lai hai tính trạng khác nhau được quy định bởi 2
cặp gen ,di truyền theo đúng định luật Mendel ,nhưng ở đây có những điểm khác :
Đây chỉ là một tính trạng :mào gà.Từ đó có thể suy luận rằng mào gà được quy định bởi 2
cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau .
F1 xuất hiện kiểu hình khác kiểu hình bố mẹ ,F2 ngoài 2 kiểu hình ở đời P và F1 còn xuất
hiện kiểu hình mới nữa là mào đơn với tỉ lệ thấp nhất tương ứng với 2 cặp gen lặn hoàn
toàn.
Từ đó người ta đặt ra giả thiết là giữa 2 cặp gen cùng quy định mào gà đã có tác động qua
lại bổ trợ cho nhau giữa 2 gen trội.
Kiểm chứng:
Quy ước :gen RRpp là tính trạng mào hoa hồng .
Gen rrPP là tính trạng mào hạt đậu.
P: RRpp x rrPP
G: Rp rP
F1 RrPp (100% mào hạt đào)
P2: F1 x F1


RrPp RrPp

F2

1/4 RP
1/4Rp 1/4 rP 1/4rp
1/4 RP 1/16 RRPP 1/16 RRPp 1/16 RrPP 1/16RrPp
1/4Rp 1/16 RRPp 1/16 RRpp 1/16 RrPp 1/16 Rrpp
1/4rP 1/16 RrPP 1/16 RrPp 1/16 rrPP 1/16 rrPp
1/4rp 1/16 RrPp 1/16 Rrpp 1/16 rrPp 1/16 rrpp

Tỉ lệ: F2: R_P_ : R_pp : rrP_ : rrpp
9/16 3/16 3/16 1/16
Hạt đào hoa hồng hạt đậu đơn
b) Tương tác át chế: hiện tượng này có thể xảy ra trong trường hợp có 2 cặp gen trội
không nằm trên cùng 1 NST ,gen trội này ức chế sự biểu hiện của gen kia ,hoặc cặp gen
lặn ức chế sự biểu hiện của gen trội hay cặp gen lặn khác.
Ví dụ:
• Ức chế trội: Liên quan đến màu lông chó.
Quy ước: gen B,tạo màu đen cho lông chó.
Gen b,tạo màu nâu cho lông chó.
Gen I ức chế tạo màu.
Gen i tạo màu.
P : Chó trắng x Chó nâu
BBII bbii
G : BI bi
F1: B_I_ (chó trắng)
P2: F1 x F1
B_I_ B_I_
F2:

Tỉ lệ ,F2:
KH: 12 trắng: 3 đen : 1 nâu.
KG: 9B_I_: 3bbI_: 3B_ii: 1bbii.


• Ức chế lặn:Liên quan đến màu lông chuột.
Quy ước: gen A tạo màu lông chuột xám .
Gen aa tạo màu lông chuột đen.
Gen C tạo màu.
Gen cc ức chế tạo màu.

P : đen x trắng
CCaa ccAA
G: Ca cA
F1: CcAa. (xám)
P2: F1 x F1.
CcAa CcAa
F2:

Tỉ lệ, F2:
KG: 9 C_A_: 3 C_aa : 3 ccA_ : 1 ccaa.
KH:9 xám : 3 đen : 4 trắng.
Câu 11: Hiện tượng di truyền liên kết thường ở ruồi giấm và quy luật chi phối.(quy luật
liên kết hoàn toàn ,quy luật liên kết - trao đổi đoạn)
Năm 1906 ,William Bateson và Punnet khi sử dụng phương pháp của Mendel để nghiên
cứu sự truyền các tính trạng trên gà tình cờ họ đã phát hiện có những trường hợp mà sự di
truyền gần như không theo quy luật phân ly và tổ hợp tự do của Mendel.Nhưng không
giải thích được .Sau này,T.H Morgan và các cộng sự viện đã giải thích được hiện tượng
trên,với thí nghiệm trên ruồi giấm.
Thí nghiệm:Qua kết quả thực nghiệm ở ruồi dấm Morgan đã xác định được màu thân
xám là trội so với thân đen ,do cặp gen tương ứng B, b quy định. Cánh dài là trội so với
cánh ngắn( Vg,vg).Khi cho ruồi thân xám ,cánh dài lai với ruồi thân đen cánh ngắn; ở thế
hệ F1 người ta nhận được tất cả ruồi đều có kiểu hình thân xám cánh dài.
Sơ đồ lai:
P : xám ,dài x đen,ngắn
BBbb

Vg Vg vg vg


F1: xám,dài.

Bb
Vg vg
 Nếu cho ruồi đực F1 đi lai phân tích,kết quả đời con lai chỉ cho 2 loại kiểu hình giống
đời cha mẹ ,tức thân xám cánh dài và thân đen cánh ngắn với tỉ lệ tương đương nhau
1:1.Kết quả này được Morgan giải thích bằng hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn.Có
nghĩa là gen B và Vg cùng ở trên 1 NST,giữa chúng có sự liên kết hoàn toàn.
 Quy luật liên kết hoàn toàn:Các gen không alen cùng nằm trên một NST tạo thành
nhóm gen liên kết ,cùng phân ly và cùng tổ hợp với nhau theo NST trong quá trình giảm
phân tạo giao tử và trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử .Sự liên kết của các gen dẫn đến sự
di truyền liên kết của các tính trạng tương ứng.
 Nếu dùng ruồi cái F1 đem lai phân tích ,kết quả hoàn toàn khác hẳn .Ở đời con lai
người ta nhận được đến 4 kiểu hình ,nhưng không theo tỉ lệ 1:1:1:1 mà trong đó có 2 kiểu
hình thân xám ,cánh dài và thân đen ,cánh ngắn chiếm tần số cao; 2 kiểu hình mới thân
xám ,cánh ngắn và thân đen,cánh dài chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều .Hiện tượng này được
được giải thích là do có trao đổi đoạn giữa các NST trong quá trình giảm phân .Và người
ta gọi đây là sự di truyền liên kết – trao đổi đoạn hay liên kết không hoàn toàn ở con cái.
 Quy luật liên kết trao đổi đoạn: Các gen không alen cùng liên kết trên 1 NST không
mang tính chất tuyệt đối ,giữa các gen alen với nhau trên cùng 1 cặp NST tương đồng có
thể đổi chỗ cho nhau do hiện tượng bắt chéo và trao đổi đoạn giữa 2 cromatit trong thể
kép của NST tương đồng vào kỳ trước phân bào I của giảm phân, tạo giao tử mang tổ
hợp gen chéo của cha mẹ làm tăng biến dị tổ hợp.
Câu 12:Hiện tượng di truyền liên kết thường ở gà và ứng dụng của hiện tượng này (tần số
trao đổi đoạn ?Đơn vị bản đồ?)
1.Thí nghiệm của F.B.Hutt (1933).
• TN 1: dùng gà lông cong ,màu trắng phối với gà lông thẳng ,có màu .Thế hệ F1 nhận
được tất cả gà đều có lông cong ,màu trắng.Sau đó cho gà mái F1 lai phân tích với gà
trống lông thẳng,có màu .Đời sau xuất hiện 4 kiểu hình : 2 kiểu hình giống đời cha mẹ có
tần số cao và 2 kiểu hình mới do sự trao đổi đoạn có tần số thấp hơn.
Sơ đồ lai:
Quy ước: gen F biểu hiện tính trạng lông cong.

Gen f biểu hiện tính trạng lông thẳng.
Gen I ức chế tạo màu.
Gen i tạo màu.
P: Gà lông cong x gà lông thẳng
màu trắng có màu
(FF,II) (ff,ii)


F1: gà lông cong,màu trắng.(Ff,Ii)
P2: Mái F1 x trống( lông thẳng ,có màu)
(Ff,Ii) (ff,ii)

F:
Kiểu hình Lông cong,màu trắng. Lông cong ,có màu. Lông thẳng,màu trắng. Lông thẳng
,có màu.
Số lượng 15 con 2 con 4 con 12 con
Kiểu gen Ff Ii Ff ii Ff Ii Ff ii
• TN2: Cho gà lông cong có màu lai với gà lông thẳng màu trắng.Gà mái F1 được đem lai
phân tích.Kết quả cho thấy nhóm gà có tần số cao là gà có kiểu hình lông cong ,có màu
và lông thẳng ,màu trắng .Nhóm gà chiếm tần số thấp là gà lông cong ,màu trắng và lông
thẳng có màu.
Sơ đồ lai:
P : gà lông cong,có màu x gà lông thẳng ,màu trắng.
(FF,ii) (ff,II)
F1: gà lông cong,màu trắng (F_,I_ )
P2: gà mái F1 lông cong,màu trắng x gà trống lông thẳng,có màu

F:
Kiểu hình Lông cong, màu trắng Lông cong ,có màu. Lông thẳng , màu trắng. Lông thẳng
, có màu.

Số lượng 18 con 63 con 68 con 13 con
Kiểu gen Ff Ii Ff ii ff Ii ff ii
Sau khi dùng thống kê và trắc nghiệm để chứng minh không có sự khác biệt giữa kết quả
của TN1 và TN2 về tần số trao đổi đoạn ,tác giả đã đi đến kết luận: 2 tính trạng trên di
truyền theo quy luật liên kết trao đổi đoạn ,2 chỗ gen quy định 2 tính trạng cùng trên 1
cặp NST tương đồng vì các tổ hợp gen có từ đời P luôn chiếm tần số cao và tương đương
nhau,còn những tổ hợp gen mới do sự trao đổi đoạn tạo nên có tần số thấp hơn nhiều.
2.Ứng dụng của hiện tượng này:
Tần số trao đổi đoạn (tần số hoán vị gen):biểu thị khoảng cách giửa 2 gen trên cùng 1
NST,nói lên khả năng bắt chéo của NST trong giảm phân.Cách tính:
Số giao tử sinh ra do hoán vị gen
TSTĐĐ(f)= x100%
Tổng số giao tử được sinh ra
Số tế bào sinh dục đi vào giảm phân có xảy ra trao đổi chéo


= x100%
Tổng tế bào sinh dục đi vào giảm phân x2
Tổng số cá thể sinh ra do hoán vị gen (tỉ lệ thấp ) trong phép lai phân tích
= x100%
Tổng số cá thể sinh ra trong phép lai phân tích
Ý nghĩa của TSTĐĐ:Nhận dạng kiểu gen của P khi biết tỉ lệ kiểu hình của đời con F1.
Đơn vị bản đồ.
Bản đồ di truyền:là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trong nhóm liên kết .
Bản đồ gen được thiết lập cho mỗi cặp NST tương đồng.
Các nhóm liên kết được đánh số theo thứ tự của NST trong bộ NST của loài.
Đơn vị : 1% HVG =(sấp sỉ) 1centiMorgan (cM).
Ý nghĩa của bản đồ di truyềnự đoán trước tính chất di truyền của các tính trạng mà gen
được sắp xếp trên bản đồ.
Giúp nhà tạo giống rút ngắn thời gian tạo giống mới.

Câu 13:Hiện tượng di truyền liên kết giới tính ở gà? Và ứng dụng của hiện tượng này
trong thực tế sản xuất?
1. Di truyền liên kết giới tính ở gà.
TN1: Cho gà trống thuộc giống Plymouth có đặc điểm bộ lông rằn (do gen trội B quy
định )lai với gà mái thuộc giống Rhode Island Red có bộ lông đỏ (do gen lặn b quy
định).Kết quả thế hệ F1 tất cả gà có bộ lông rằn .Cho F1 tự giao phối với nhau ,người ta
nhận được thế hệ F2 ở 2 giới tính khác nhau có kiểu hình khác nhau.Tất cả gà trống có bộ
lông rằn, gà mái thì có 50 % lông rằn và 50 % lông đỏ.
TN 2:Thí nghiệm lai ngược lại với thế hệ P ,gà trống thuộc giống Rhode Island Red lông
đỏ lai với gà mái có bộ lông rằn của giống gà Plymouth .Kết quả ở thế hệ F1 ,gà mái có
bộ lông đỏ giống cha và gà trống có bộ lông rằn..Thế hệ F2 thì cả gà trống lẫn gà mái có
kiểu hình 50 % lông đỏ và 50 % lông rằn.
Để giải thích cho kết quả thực nghiệm trên ,giả thiết được đưa ra là gen quy định màu
lông nằm trên NST giới tính Z.
Sơ đồ lai:
Thí nghiệm 1.
P1: trống Plymouth rằn x mái Rhode Island Red đỏ
ZBZB ZbW

F1: ZBZb ; ZBW
Trống ,rằn mái rằn.
P2: F1 x F1
ZBZb ZBW
F2:
Giao tử cái Giao tử đực


ZB Zb
ZB ZBZB
Trống rằn ZBZb

Trống rằn
W ZBW
Mái rằn ZbW
Mái đỏ
Thí nghiệm 2.
P1: trống Rhode Island Red đỏ x mái Plymouth rằn
ZbZb ZBW

F1: ZBZb ; ZbW
Trống,rằn mái ,đỏ
P2: F1 x F1
ZBZb ZbW
F2:
Giao tử cái Giao tử đực
ZB Zb
Zb ZBZb
Trống,rằn ZbZb
Trống ,đỏ
W ZBW
Mái ,rằn ZbW
Mái, đỏ
2. Ứng dụng của hiện tượng này trong thực tế sản xuất:Ứng dụng trong chăn nuôi gà
công nghiệp để chọn gà trống ,mái ngay từ lúc mới nở thông qua bộ lông.
Câu 14:Cơ nguyên xác định giới tính ở gia súc ,gia cầm?
Có 3 thuyết bàn về cơ chế xác định giới tính được chấp nhận ,có cơ sở khoa học,song
song tồn tại.
1. Thuyết dị nhiễm sắc thể :Trong thuyết này giới tính của sinh vật là do NST giới tính
quy định và chia làm 2 nhóm:
 Một nhóm sinh vật như động vật có vú ,động vật da gai ,ngành chân đất ,ngành giun
tròn…thì là con cái khi nó có 2 NST giới tính gồm 2 đơn vị giống y nhau ký hiệu là XX,

nó chỉ tạo 1 loại giao tử .Và là con đực khi NST giới tính gồm 2 đơn vị khác nhau XY
hoặc chỉ có 1 X,con đực sẽ tạo 2 loại giao tử.Sinh vật thuộc nhóm này được gọi là nhóm
con đực dị giao tử.
P: XX (cái) x XY (đực)
G: X X ; Y


 Một nhóm sinh vật khác như : gia cầm , bướm ,sâu nhạy ,bộ cánh lông ,lớp bò sát….thì
ngược lại con cái có 2 NST giới tính khác nhau Z ,W do đó nó tạo ra 2 loại giao tử .Con
đực có 2 NST giới tính giống nhau ZZ ,chỉ tạo ra 1 loại giao tử .Nhóm sinh vật này thuộc
cơ chế ZW hay cơ chế con cái dị giao tử.
P: ZZ (trống) x ZW (mái)
G: Z Z ; W.
• Phương pháp phát hiện giới tính của sinh vật .
Phương pháp tế bào học: Căn vào kích thước của NST ,nếu nhà tế bào học phát hiện thấy
ở các cá thể thuộc cùng 1 giới tính có 1 cặp NST nào đó gồm 2 NST giống y nhau (về
hình dạng ,kích thước) trong khi ở các cá thể khác giới tính ,thì NST đó chỉ có 1 NST
hoặc có 2 nhưng không giống nhau.Như vậy loài sinh vật đó giới tính của nó là do NST
quy định .
Phương pháp cho lai thuận nghịch: Các cá thể có sai khác nhau về các gen trội và lặn của
các tính trạng liên kết giới tính.
• Sự xác định giới tính xảy ra khi nào?
Ở cơ chế con đực dị giao tử : Giới tính xác định lúc thụ tinh và do tinh trùng con đực quy
định.Nếu tinh trùng mang NST Y gặp trứng (mang NST X) thì trứng thụ tinh sẽ có cặp
NST XY phát triển thành con đực.Nếu tinh trùng mang NST X gặp trứng (cũng mang X)
thì cá thể sẽ phát triển thành con cái.
Ở cơ chế con cái dị giao tử sự xác định giới tính xảy ra khi giảm phân lần I tạo noãn bào
bậc II ,nếu noãn bào bậc II này mang NST Z thì trứng sẽ mang NST Z ,tất cả các tinh
trùng đều mang NST giới tính Z nên trứng thụ tinh sẽ phát triển thành con đực.Nếu noãn
bào bậc II có mang NST W thì trứng mang NST W và khi được thụ tinh cá thể sẽ phát

triển thành con cái.
Nếu trong quá trình tạo giao tử có sự bất thường xảy ra ,tức là trường hợp các NST giới
tính phân ly đi về 2 cực không bình thường thì sẽ tạo nên các loại giao tử không bình
thường.
2. Thuyết cân bằng gen: Thuyết này được xây dựng nên bởi ông Bridge liên quan đến
ruồi dấm.Theo thuyết này thì vai trò của NST giới tính trong sự xác định giới không phải
tuyệt đối ,chức năng của chúng có thể bị rối loạn vì phụ thuộc vào tỉ số chung giữa các
gen trong bộ NST .Theo đó tùy theo tỷ số giữa số NST thường và NST giới tính mà sinh
vật có biểu hiện đực hay cái hay trung gian.
 Thí nghiệm của Bridge: Ông dùng tia X tác động vào quá trình phân chia giảm nhiễm
để nghiên cứu về sự xác định giới tính ở ruồi dấm thì ông đã khám phá ra rằng có 1 số
ruồi dấm cái với tổ hợp NST tam bội 3X +3A phát triển và sinh sản bình thường.Nhưng
khi lai chúng với những con đực nhị bội thể có dạng XY+2A thì con của chúng có những
giới tính khác nhau tùy theo tỷ số giữa số NST X trên số NST thường A .
3. Thuyết môi trường xác định giới tính.
a) Vai trò của kích thích tố sinh dục: Người ta cho rằng kích thích tố đực được sinh ra ở
phần tủy của bộ phận sinh dục ban đầu và kích thích tố cái do phần vỏ sinh ra.Kích thích
tố đực được sản xuất sớm hơn và do đó có thể ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục cái.
b) Môi trường xác định giới tính:ví dụ như ở loài ong mật,trứng không thụ tinh phát triển


thành ong đực (đơn bội thể).Trứng thụ tinh sẽ phát triển thành ong thợ nếu chỉ được ăn
thức ăn đặc biệt do tuyến của ong thợ tiết ra trong 2-3 ngày.Hoặc trứng thụ tinh sẽ phát
triển thành ong chúa khi ấu trùng được ăn thức ăn đặc biệt trên trong 5 ngày.
Câu 15: Tính trạng chịu ảnh hưởng và tính trạng bị giới hạn bởi giới tính?
1. Tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính.
Ví dụ :Ở giống bò Ayrshire có 2 loại bò trắng nâu và bò trắng đỏ
Gen M quy định lông trắng nâu .
Gen m quy định lông trắng đỏ .
P: bò đực trắng nâu x bò cái trắng đỏ

MM mm
G: M m

F1: bò đực trắng nâu ; bò cái trắng đỏ
Mm Mm
P2: F1 x F1
Mm Mm
G: M,m M,m
F2:

Giao tử đực Giao tử cái
Mm
M MM
Trắng nâu Mm
Trắng nâu
m Mm
Trắng nâu mm
trắng đỏ
Tỉ lệ: KG: 1MM : 2Mm : 1mm
KH: dực 3 trắng nâu : 1 trắng đỏ.
Cái 3 trắng nâu : 1 trắng đỏ.
Kết luận: Do ảnh hưởng của giới tính .Tuy có kiểu gen giống nhau nhưng kiểu hình thì
khác nhau ở 2 giới tính khác nhau khi kiểu gen ở trạng thái dị hợp tử .Trạng thái dị hợp
Mm cho màu nâu ở con đực và màu trắng ở con cái.
2. Tính trạng bị giới hạn bởi giới tính.
Ví dụ: bộ lông gà.
Có giống gà mà bộ lông gà trống khác với gà mái:gọi là kiểu lông gà trống và gà mái.
Có giống gà trống và gà mái có lông như nhau : bộ lông gà mái Sebright Bantams (HH).
Có những giống gà mà gà trống có lông gà trống ,gà mái có lông gà mái dù có kiểu di
truyền là hh (Hamburgh ).

Có giống gà trong đó một số gà trống có bộ lông gà mái ,một số khác lại có bộ lông gà


trống (Campiens).Hiện tượng này do giới hạn bởi giới tính.
Kiểu gen Kiểu hình
Trống Mái
HH Bộ lông mái Bộ lông mái.
Hh Bộ lông mái Bộ lông mái
Hh Bộ lông trống Bộ lông mái.
Nguyên nhân có thể do khác nhau về kích thích tố sinh dục hoặc do cấu tạo cơ thể.
Câu 16:Thí nghiệm của Nilsson Ehle và học thuyết đa gen ?
1. Thí nghiệm của Nilsson Ehle .
Đầu thế kỷ 20 ,với thí nghiệm của ông Nilsson Ehile trên lúa tiểu mạch năm 1910,ông
đưa ra thuyết Đa gen (Polygenic) để giải thích cho sự di truyền của màu lúa tiểu
mạch.Thuyết này đã chứng minh được rằng các tính trạng số lượng cũng di truyền được
và nó cũng di truyền theo định luật Mendel.
Thí nghiệm :
Nilsson Ehle nghiên cứu màu của hạt lúa tiểu mạch .Đầu tiên ông cho lai giữa 2 dòng lúa
tiểu mạch hạt đỏ và hạt trắng với nhau, F1 tất cả đều có màu đỏ nhạt.Khi lai đến thế hệ
F2 ,tỉ lệ hạt màu đỏ và màu trắng thay đổi ở những dòng lúa khác nhau .Có khi tỉ lệ này
là 3: 1,có khi là 15 : 1,cũng có trường hợp là 63 : 1.Câu hỏi đặt ra vậy màu của hạt lúa
tiểu mạch do bao nhiêu cặp gen quy định ? Dựa vào quy luật của Mendel ông suy luận ở
dòng 1, màu của hạt do 1 cặp gen quy định ;dòng 2 do 2 cặp gen quy định ;dòng 3 do 3
cặp gen…
Ông nêu giả thiết rằng ở đây các gen trội của những cặp gen này đều quy định màu
đỏ.Trong đó tác động của từng gen là tương đương nhau và được cộng gộp lại ,các gen
lặn không ảnh hưởng gì đến màu đó ,do đó những cặp gen lặn đều cho ra màu trắng.
Lấy ví dụ: trường hợp tỉ lệ F2 là 15: 1 ,tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen tương ứng
A,a và B,b.Trong đó ,ông quy định :gen trội A và gen trội B cùng có tác động tương
đương quy định màu đỏ ; gen lặn a, b không quy định màu cho ra màu trắng.Theo quy

luật tổ hợp tự do ta có :
P : AABB x aabb
Đỏ Trắng
F1: AaBb(hồng).
P2: F1 x F1
AaBb AaBb
F2:
Kiểu di truyền Kiểu hình
Kiểu gen Tần số Số gen đỏ Màu hạt Tần số
AABB 1 4 Đỏ xẫm 1
AABb 2 3 Đỏ xẫm vừa 4
AaBB 2
AAbb 1 2 Đỏ vừa 6


AaBb 4
aaBB 1
Aabb 2 1 Đỏ nhạt 4
aaBb 2
aabb 1 0 Trắng 1
2. Thuyết đa gen: tính trạng số lượng chịu tác động của nhiều cặp gen ,phương thức di
truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của sự di truyền như phân ly ,tổ
hợp tự do,liên kết …Mỗi gen có tác dụng rất nhỏ đối với kiểu hình,nhưng nhiều gen có
giá trị cộng gộp lớn.Mỗi gen có thể không đóng góp ngang nhau trong việc chi phối tính
trạng .
Câu 17hân biệt tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng ?

Tính trạng chất lượng Tính trạng số lượng
1.Được quy định bởi số ít cặp gen (monogenic : đơn gen ) Được quy định bởi nhiều cặp
gen (polygenic: đa gen)

2.Ít chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh Chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại cảnh.
3.Biến thiên không liên tục .Sự thay đổi theo loại chất (có hoặc không ).Ví dụ bò có sừng
hoặc không sừng,lông màu đen hoặc màu đỏ,lông ngắn hoặc lông dài. Biến thiên liên tục.
Ví dụ : chiều cao của người trung bình 1,53;1,54;1,55;….
4.Tính trạng biểu hiện 1 cách đơn giản,dễ dự đoán đời sau dựa vào quy luật di truyền.
Kiểu hình ở đời sau chỉ có thể dự đoán thông qua hệ số di truyền (h2)
5.Dữ kiện được thu thập được tính thành các tỉ lệ,% và phân tích bằng trắc nghiệm Chi –
square (X2) Các tham số thống kê sinh học như: trung bình cộng ,độ lệch chuẩn ,hệ số
biến dị được dùng để biểu diễn một mẫu khảo sát.Phân tích và so sánh các mẫu khảo sát
bằng phương pháp phân tích phương sai với các loại chắc nghiệm thường dùng như trắc
nghiệm T,trắc nghiệm F…
Câu 18: Hệ số di truyền :Định nghĩa ,cách tính hệ số di truyền và ứng dụng thực tiễn ?
1. Định nghĩa: Để đo lường sự di truyền của tính trạng số lượng người ta dùng hệ số di
truyền ,ký hiệu là h2 .Hệ số di truyền h2 cho biết trung bình thế hệ sau giống thế hệ trước
là bao nhiêu ,hay phần truyền được qua đời sau của tính trạng số lượng thấy được ở đời
trước.
2. Cách tính hệ số di truyền.
Hệ số di truyền được tính bằng công thức:


VG
h2 =
VP
Với cách tính trên ,hệ số di truyền được hiểu theo nghĩa rộng .Có nghĩa là nghĩa theo lý
thuyết .Thực tế không tính được.
Hệ số di truyền được ước lượng bằng công thức sau:
VA
h2 =
VP
Hệ số di truyền này được hiểu theo nghĩa hẹp.

VA : được ước lượng từ sự tương quan giữa các cá thể có quan hệ thân tộc.
Bằng phương pháp hồi quy ,nếu ước lượng từ sự tương quan giữa mẹ -con,cha –con, cha
mẹ với con.
Bằng phương pháp phân tích phương sai nếu ước lượng từ anh chị em ruột hay anh em
ghẻ.
VP :tính trực tiếp từ quần thể.
3. Ứng dụng thực tiễn của hệ số di truyềnự đoán được tính trạng ở thú con khi đo lường
được tính trạng của cha mẹ.
Người ta dùng tiến bộ di truyền G với G= i h2
i : hiệu số chọn lọc =trung bình của tính trạng cha mẹ trừ cho trung bình của quần thể cha
mẹ Pp –Pi .
Hệ số di truyền h2 còn được tính bởi công thức sau:
G
h2 =
P
(trong điều kiện ngoại cảnh xem như không ảnh hưởng đến sự biểu hiện của tính trạng )
Với G=tiến bộ di truyền ( )
P= hiệu số chọn lọc(i)
Câu 19: Phát biểu và chứng minh định luật Hardy – Weinberg ?
Định luật: Trong 1 quần thể tương đối lớn ,khép kín (không có sự di cư hay nhập cư)
không có sự chọn lọc ,không có đột biến và có sự giao phối tự do thì tần số gen và tần số
kiểu gen sẽ không thay đổi qua các thế hệ.Ta nói quần thể ở trong tình trạng cân bằng di
truyền.
Chứng minh:
Giả sử trong 1 quần thể có thế hệ cha mẹ,xét ở 1 chỗ gen ta có:
Tần số gen A là p và tần số gen a là q: p+ q =1.
Vậy xác xuất để giao tử đực có mang gen A sẽ là p và mang gen a là q.Xác xuất để 1 giao
tử cái mang gen A là p và gen a là q.Do sự giao phối xảy ra tự do và ngẫu nhiên (tức mỗi
cá thể đực hay cái trong quần thể đều có xác xuất.) ,cơ hội bằng nhau trong việc phối hợp
với 1 cá thể trong quần thể ,ta có:

Giao tử pA qa
pA p2 AA qpAa
qa qp Aa q2 aa


Tần số kiểu gen ở :
F1=p2 AA+ 2pqAa + q2 aa
Nếu gọi D,H,R là tần số kiểu gen AA,Aa,aa ta sẽ có =p2 ; H=2pq ; R =q2.Và
D+ H+ R= (p2 +2pq +q2)= 1.
Thế hệ F1 sinh giao tử : p2 AA p2 gen A
2pq Aa pq gen A và pq gen a
q2 q2 gen a.
Tần số giao tử mang gen A ở F1 là : p2 + qp =p( p +q)= p
Tần số giao tử mang gen a ở F1 là : q2 + qp = q (q+ p) = q.
F1 sản xuất 2 loại giao tử mang gen A và a tần số giống như thế hệ cha mẹ,như vậy thế
hệ F2 sẽ có tần số kiểu gen giống như thế hệ cha mẹ và thế hệ F1 .
Câu 20:Kỹ thuật PCR :nguyên tắc,ứng dụng ?
1.Khái niệm:Kỹ thuật PCR là một phương pháp cho phép nhân nhanh một số lượng lớn
một đoạn DNA nào đó trong ống nghiệm mà chỉ cần một số lượng mẫu ban đầu rất nhỏ.
2.Nguyên tắc của kỹ thuật PCR:
Kỹ thuật PCR dựa trên sự xúc tác của enzym DNA polymeraza để nhân bản một đoạn
DNA nhờ hai đoạn mồi oligonucleotít (primer) tương hợp với hai đầu 3` ở hai mạch đơn
của đoạn DNA.
3.Các ứng dụng chủ yếu của PCR
Sử dụng PCR để tách dòng các đoạn DNA chưa biết trật tự nucleotít.
Chuẩn đoán nhanh, nhạy tất cả các bệnh di truyền và nhiễm trùng (ung thư, virus, vi
khuẩn, nấm..)
Giúp xác định giới tính của động vật và người ở giai đoạn phôi thai sớm qua phát hiện
các đoạn gen đặc trưng của nhiễm sắc thể giới tính.
Là kỹ thuật nền cho nhiều phương pháp nghiên cứu sinh học phân tử quan trọng : xác

định trình tự gen, xác định tính đa hình DNA, làm cơ sở cho việc phân tích các chỉ thị
phân tử phục vụ công tác giống (cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật.), phát hiện các kiểu đột
biến.
Giúp xác định nguồn gốc hài cốt liệt sĩ vô danh .Xác định nhanh với độ chính xác cao các
thủ phạm hình sự từ những dấu vết rất nhỏ: giọt máu, nước dãi, sợi tóc.
Khôi phục các gen của nhiều loài sinh vật tồn tại cách đây hàng chục triệu năm.



×