Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hướng dẫn ôn tập và thi luật cạnh tranh hệ TX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.5 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT
------------------

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: LUẬT CẠNH TRANH
-------------------Mục đích:
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung
ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng
của giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ
năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những
nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật Cạnh tranh | Trang 1


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Ôn tập đủ 6 chương theo đề cương môn học. Mỗi chương, sinh viên (SV) cần chú
trọng ôn tập các phần theo hướng dẫn của mục B.
Lưu ý: Đề cương môn học có 6 chương, giáo trình có 7 chương (chương 1 và


chương 2 trong giáo trình tương ứng với chương 1 trong đề cương môn học), do vậy SV
cần ôn tập theo hướng dẫn cụ thể ở mục B.
PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: Những vấn đề chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh
− Tổng quan về cạnh tranh:
+ Cần hiểu khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và các hình thức tồn tại của cạnh tranh.
+ Đọc – hiểu theo giáo trình (chương 1).
− Chính sách cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh:
+ Hiểu được lý do phải điều tiết cạnh tranh bằng pháp luật, hiểu khái niệm và nội
dung của chính sách cạnh tranh.
+ Đọc – hiểu theo giáo trình (chương 1).
− Khái quát về pháp luật cạnh tranh Việt Nam:
+ Nắm vững các nội dung: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật cạnh
tranh.
+ Học theo giáo trình (chương 1), Điều 1 và Điều 2 Luật Cạnh tranh.
− Một số khái niệm cơ bản trong pháp luật cạnh tranh:
+ Hiểu về thị trường liên quan và cách xác định thị trường liên quan để phục vụ
cho việc xác định các doanh nghiệp có (hoặc không) hoạt động trên cùng thị
trường liên quan trong tình huống cụ thể.
+ Hiểu và thực hành được việc xác định thị phần và thị phần kết hợp của các
doanh nghiệp trên thị trường liên quan.
+ SV học theo giáo trình (chương 2, mục 1), Luật cạnh tranh (Khoản 1 Điều 3) và
Nghị định 116/2006/NĐ-CP (Điều 4 đến Điều 13).
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật Cạnh tranh | Trang 2


Chương 2: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
− Tổng quan về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
+ Hiểu được bản chất của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (thông qua khái
niệm và đặc điểm của loại hành vi này), phân biệt được thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh với các thỏa thuận khác giữa các doanh nghiệp.
+ SV học theo giáo trình (chương 3, mục 1).
− Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
+ Hiểu nội dung và nhận diện được các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cụ
thể, bao gồm:
[1]

Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp;

[2]

Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung
ứng dịch vụ;

[3]

Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán
hàng hóa, dịch vụ;

[4]

Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật công nghệ, hạn chế đầu tư;

[5]

Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua
bán hàng hóa, dịch vụ…;

[6]


Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác gia nhập thị
trường hoặc phát triển kinh doanh;

[7]

Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp khác không phải là
các bên của thỏa thuận;

[8]

Thông đồng để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu trong việc
cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

+ SV học theo giáo trình (chương 3, mục 2), Luật cạnh tranh (Điều 8) và Nghị định
116/2006/NĐ-CP (Điều 14 đến Điều 21).
− Nguyên tắc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật Cạnh tranh | Trang 3


+ Nắm vững nguyên tắc xử lý và hình thức xử lý đối với các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, bao gồm các trường hợp cấm tuyệt đối, cấm có điều kiện (căn cứ vào
thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận) và các trường hợp
được miễn trừ.
+ SV học theo giáo trình (chương 3, mục 2) và Luật cạnh tranh (Điều 9, 10).
Chương 3: Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị
trí độc quyền
− Tổng quan về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền:
+ Hiểu được bản chất của hành vi lạm dụng (thông qua khái niệm và đặc điểm của

loại hành vi này).
+ Nắm vững các căn cứ xác định vị trí độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường của
doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp và thực hành được trong tình huống cụ thể.
+ SV học theo giáo trình (chương 4, mục 1), Luật cạnh tranh (Điều 11, 12) và Nghị
định 116/2006/NĐ-CP (Điều 22 đến Điều 26).
− Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền:
+ Hiểu nội dung và nhận diện được các hành vi lạm dụng cụ thể, bao gồm:
[1]

Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối
thủ cạnh tranh;

[2]

Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán
lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;

[3]

Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản
trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;

[4]

Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo
bất bình đẳng trong cạnh tranh;

[5]

Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng

hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

[6]

Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới;

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật Cạnh tranh | Trang 4


[7]

Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;

[8]

Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã
giao kết mà không có lý do chính đáng.
Lưu ý: Hành vi [7] và [8] chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có vị trí độc
quyền.

+ SV học theo giáo trình (chương 4, mục 2), Luật cạnh tranh (Điều 13, 14) và Nghị
định 116/2006/NĐ-CP (Điều 27 đến Điều 33).
− Nguyên tắc xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền:
+ Nắm vững nguyên tắc xử lý và hình thức xử lý đối với các hành vi lạm dụng.
+ SV học theo giáo trình (chương 4, mục 2). Về hình thức xử lý, SV đọc thêm Nghị
định 71/2014/NĐ-CP.
Chương 4: Pháp luật về kiểm soát hành vi tập trung kinh tế
− Tổng quan về hành vi tập trung kinh tế:
+ Hiểu về các hình thức tập trung kinh tế và các trường hợp “tương tự” nhưng

không được coi là tập trung kinh tế.
+ Hiểu được ảnh hưởng của tập trung kinh tế đối với môi trường cạnh tranh để giải
thích được lý do nhà nước cần phải kiểm soát tập trung kinh tế.
+ SV học theo giáo trình (chương 5, mục 1 và 2.1), Luật cạnh tranh (Điều 16, Điều
17) và Nghị định 116/2006/NĐ-CP (Điều 34, Điều 35).
− Kiểm soát hành vi tập trung kinh tế:
+ Nắm vững nguyên tắc kiểm soát đối với các trường hợp tập trung kinh tế, gồm:
 Nhóm tập trung kinh tế được tự do thực hiện;
 Nhóm tập trung kinh tế cần kiểm soát (thông báo);
 Nhóm tập trung kinh tế bị cấm (lưu ý những trường hợp tập trung kinh tế bị
cấm được miễn trừ).
+ Xác định đối tượng được áp dụng thủ tục miễn trừ và thẩm quyền quyết định cho
hưởng miễn trừ.

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật Cạnh tranh | Trang 5


+ SV học theo giáo trình (chương 5, mục 2.2), Luật cạnh tranh (Điều 18 đến Điều
25). Ngoài ra, có thể tham khảo thêm các Điều từ 26 đến 38 Luật Cạnh tranh và
Nghị định 116/2006/NĐ-CP: Điều 36 đến Điều 44.
Chương 5: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh
− Khái quát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
+ Hiểu khái niệm và đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt
được hành vi cạnh tranh không lành mạnh với các hành vi cạnh tranh thông
thường khác, phân biệt được hành vi cạnh tranh không lành mạnh với hành vi
hạn chế cạnh tranh.
+ Đọc – hiểu theo giáo trình và Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh.
− Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh:
Gồm các hành vi:
[1]


Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

[2]

Xâm phạm bí mật kinh doanh;

[3]

Ép buộc trong kinh doanh;

[4]

Gièm pha doanh nghiệp khác;

[5]

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

[6]

Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

[7]

Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

[8]

Phân biệt đối xử của hiệp hội;


[9]

Bán hàng đa cấp bất chính;

+ Với mỗi hành vi, sinh viên cần nắm vững các đặc điểm nhận diện hành vi, bao
gồm: chủ thể và hình thức biểu hiện/ phương thức thực hiện hành vi. Trong một
số trường hợp, tùy theo cấu thành của hành vi do pháp luật quy định, sinh viên
cần nắm thêm mục đích và hậu quả của hành vi.
+ Học theo giáo trình (chương 6, mục 2) và Luật cạnh tranh, từ Điều 39 đến Điều
48.

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật Cạnh tranh | Trang 6


Chương 6: Tố tụng cạnh tranh
SV ôn tập theo giáo trình (chương 6), Chương 5 Luật Cạnh tranh và Chương 3 Nghị
định 116/2006/NĐ-CP:
− Tổng quan về tố tụng cạnh tranh:
+ Nắm vững các khái niệm: tố tụng cạnh tranh, vụ việc cạnh tranh.
+ Hiểu và phân biệt được chức năng, nhiệm vụ của hai cơ quan cạnh tranh:
 Cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục quản lý cạnh tranh)
 Hội đồng cạnh tranh.
− Trình tự tố tụng cạnh tranh:
+ Nắm vững trình tự tố tụng cạnh tranh, gồm:
 Khiếu nại và thụ lý đơn khiếu nại;
 Điều tra vụ việc cạnh tranh;
 Xử lý vụ việc cạnh tranh;
 Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
− Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

+ Hiểu được hình thức xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh;
+ Hiểu được chế tài xử lý đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành
vi hạn chế cạnh tranh là chế tài hành chính.
+ SV tham khảo thêm Nghị định 71/2014/NĐ-CP (sơ lược).
C. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI
Hình thức thi và kết cấu đề:
Đề thi tự luận được chọn từ ngân hàng đề thi, sinh viên chỉ được sử dụng tài liệu là
văn bản pháp luật, thời gian 75 phút, gồm các dạng câu hỏi và bài tập như sau:
- Câu hỏi nhận định đúng/ sai, kèm theo yêu cầu giải thích nhận định.
- Câu hỏi lý thuyết.
- Bài tập tình huống.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật Cạnh tranh | Trang 7


Hướng dẫn cách làm bài:
- Đọc kỹ câu hỏi, gạch dưới những từ cần lưu ý để dễ đưa ra kết luận đúng. Làm
đúng và vừa đủ theo yêu cầu của câu hỏi, nếu làm thừa so với yêu cầu sẽ mất thời gian vô
ích mà không được tính điểm.
- Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.
- Những bài làm giống nhau, tùy theo mức độ sẽ bị trừ từ 25% đến 100% điểm.
- Đối với câu nhận định đúng/ sai: Phải đưa ra nhận định là đúng hoặc sai, sau đó
giải thích ngắn gọn cho nhận định của mình kèm theo cơ sở pháp lý.
Lưu ý: Đối với nhận định sai, chỉ cần giải thích một lý do khiến nhận định đó bị
sai, dù lý do đó không khớp với đáp án của ngân hàng đề thi nhưng giải thích hợp lý thì
vẫn được tính điểm.
---------------------------D. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
Đề thi mẫu:
ĐỀ THI MÔN LUẬT CẠNH TRANH
Thời gian làm bài: 75 phút. Sinh viên được phép tham khảo văn bản pháp luật khi làm bài thi


Câu 1: (4 điểm)
Xác định đúng hoặc sai, giải thích ngắn gọn (có nêu cơ sở pháp lý) đối với những
nhận định sau:
1. Hội đồng cạnh tranh là cơ quan có quyền và nhiệm vụ điều tra tất cả các vụ việc
cạnh tranh.
2. Thị phần là căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh thị trường của một
doanh nghiệp.
3. Cấm tuyệt đối hành vi tập trung kinh tế khi thị phần kết hợp của các doanh
nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan.
4. Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp và
hiệp hội.
Câu 2: (2 điểm)
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật Cạnh tranh | Trang 8


Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh. Cho
ví dụ minh họa.
Câu 3: (4 điểm)
Ông N là nhân viên của công ty cao s u X (có thị phần trên thị trường liên quan là
34%), có nhiều đóng góp cho công ty dưới dạng các sáng kiến, giải pháp hữu ích... Hiện
nay, ông N đang nghiên cứu cách thức làm tăng độ bền của lốp xe cao su. Công ty X thỏa
thuận với ông N về việc họ sẽ thưởng cho ông N một khoản tiền lớn để ông N dừng việc
nghiên cứu vấn đề trên và điều kiện này được ông N chấp thuận.
Hãy xác định:
- Vị trí của công ty X trên thị trường liên quan.
- Công ty X có vi phạm pháp luật cạnh tranh không? Nếu có, hãy trình bày cơ sở
pháp lý và phân tích hành vi vi phạm.
- Hết đề thi Đáp án mẫu:
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN LUẬT CẠNH TRANH
Câu 1: 4 điểm, mỗi câu 1 điểm. Cụ thể: nhận định đúng/ sai và nêu cơ sở pháp lý:

0,25đ, giải thích: 0,75đ
1. Sai. Nhiệm vụ của Hội đồng cạnh tranh là tổ chức xử lý và giải quyết khiếu nại
đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh (Điều 53 Luật
Cạnh tranh), thẩm quyền, nhiệm vụ điều tra tất cả các vụ việc cạnh tranh thì thuộc về cơ
quan quản lý cạnh tranh (Điều 49 Luật Cạnh tranh).
2. Sai. Theo Điều 11 Luật Cạnh tranh thì một doanh nghiệp được coi là có vị trí
thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả
năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Như vậy, ngoài thị phần thì khả năng gây
hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể cũng là căn cứ để xác định vị trí thống lĩnh thị
trường của một doanh nghiệp.
3. Sai. Các doanh nghiệp có thị phần kết hợp chiếm trên 50% trên thị trường liên
quan vẫn được tập trung kinh tế nếu sau khi thực hiện vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ
và vừa theo quy định pháp luật (Điều 18 Luật Cạnh tranh).

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật Cạnh tranh | Trang 9


4. Đúng. Ngoài các doanh nghiệp (cụ thể tại các Điều 40 đến Điều 46 và 48 Luật
cạnh tranh), thì hiệp hội cũng là chủ thể thực hiện hành vi này (cụ thể: Điều 47 Luật Cạnh
tranh quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Phân biệt đối xử của hiệp hội).
Câu 2: 2 điểm. Phân bổ cụ thể như sau:
- Trình bày sự khác biệt cơ bản: 1đ.
- Ví dụ minh họa: 1đ, mỗi ví dụ 0,5 điểm.
Sự khác biệt cơ bản nhất của hai hành vi này thể hiện ở bản chất tác động của các
hành vi. Hành vi hạn chế cạnh tranh thường gây tác động tới môi trường cạnh tranh nói
chung, ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở trên cùng thị trường liên
quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường chỉ liên quan và gây tác động tới một
hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể.
Ví dụ: Doanh nghiệp A lạm dụng vị trí thống lĩnh để bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh: hành vi này có thể làm ảnh

hưởng tới nhiều doanh nghiệp khác (là đối thủ cạnh tranh của A) trên thị trường, và về
lâu dài có thể làm thay đổi cấu trúc cạnh tranh trên thị trường do các đối thủ này đã bị
loại bỏ. Trường hợp doanh nghiệp A thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh như:
dèm pha doanh nghiệp B, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp C… thì đối
tượng bị ảnh hưởng sẽ hẹp hơn (chính là các doanh nghiệp B và C).
Câu 3: 4 điểm. Phân bổ cụ thể như sau:
- Xác định địa vị của doanh nghiệp: 1đ, trong đó cơ sở pháp lý 0,5đ .
- Kết luận về việc doanh nghiệp có hoặc không có vi phạm pháp luật và trình bày
cơ sở pháp lý: 1đ.
- Lập luận, giải thích hành vi của doanh nghiệp, kết hợp dữ liệu trong đề bài và quy
định pháp luật: 2đ.
- Công ty X có thị phần trên thị trường liên quan là 34%, căn cứ Điều 11 Luật
Cạnh tranh thì công ty X là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
- Hành vi của công ty X có dấu hiệu vi phạm Khoản 3 Điều 13 Luật Cạnh tranh:
cản trở sự phát triển kỹ thuật công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng. Tuy nhiên, hành

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật Cạnh tranh | Trang 10


vi của công ty X không thỏa mãn các dấu hiệu quy định tại Khoản 3 Điều 28 Nghị định
116/2006/NĐ-CP, hướng dẫn cụ thể về hành vi này:
- Mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không
sử dụng;
- Đe dọa hoặc ép buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải
ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu đó.
Trong tình huống trên, việc ông N dừng việc nghiên cứu là trên cơ sở thỏa thuận
giữa ông và công ty X, chứ không phải do sự đe dọa hay ép buộc của công ty. Như vậy,
công ty X không vi phạm Luật cạnh tranh trong tình huống trên.
Hết


Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Luật Cạnh tranh | Trang 11



×