Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Ứng dụng GIS trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------

------------

ĐỊCH THỊ QUỲNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
ĐỒNG BẨM, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên – 2017




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------

------------

ĐỊCH THỊ QUỲNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
ĐỒNG BẨM, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trường

Lớp

: 45ĐCMT-NO2

Khoa

: Quản lý tài nguyên


Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Văn Hiểu

Thái Nguyên – 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự giới thiệu của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Quản Lý Tài Nguyên, em đã về thực tập tại xã Đồng Bẩm, Thành Phố Thái
Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt
nghiệp và khoá luận tốt nghiệp của mình.
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy cô giáo trong khoa Quản Lý Tài
Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên cùng nhân dân của xã
Đồng Bẩm, Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên đã tiếp nhận và tạo
điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của
thầy giáo hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Hiểu đã giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên
môn còn hạn chế, bản thân còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không thể
tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của

thầy cô bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Địch Thị Quỳnh

năm 2017


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Cấu trúc dữ liệu không gian của bản đồ ....................................... 26
Bảng 3. 2. Cấu trúc dữ liệu thuộc tính cho bản đồ ........................................ 27
Bảng 4. 1. Hiện trạng dân số các xóm trong xã năm 2016 ............................ 35
Bảng 4. 2. Hiện trạng lao động xã Đồng Bẩm .............................................. 35
Bảng 4. 3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của xã Đồng Bẩm ................... 38
Bảng 4. 4. So sánh đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2016 ........................... 40
Bảng 4. 5. Tổng hợp số lượng phiếu tương ứng với mỗi loại hình sử
dụng đất ....................................................................................................... 42
Bảng 4. 6. Các loại hình sử dụng đất chính của xã Đồng Bẩm năm 2016 ..... 42
Bảng 4. 7. Năng suất trung bình, giá sản phẩm trên thị trường ..................... 43
Bảng 4. 8. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chủ yếu xã Đồng Bẩm
(Tính cho 1ha trong năm 2015) .................................................................... 44
Bảng 4. 9. Bảng Phân cấp chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho 7 LUT nghiên cứu .. 48
Bảng 4. 10. Tình hình lào động và thu nhập trong nông nghiệp qua các năm

xâ Đồng Bẩm ............................................................................................... 51
Bảng 4. 11. Hiệu quả xã hội của các LUT .................................................... 52
Bảng 4. 12. Bảng phân cấp chỉ tiêu môi trường cho các LUT nghiên cứu .... 55


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4. 1. Bản đồ xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
..................................................................................................................... 30
Hình 4. 2. Cơ cấu hiện trạng nhóm đất của xã Đồng Bẩm năm 2016 ............ 39
Hình 4. 3. So sánh diện tích đất nông nghiệp năm 2011 và năm 2016 .......... 41
Hình 4. 4. Giá trị sản xuất (GO) của 7 LUT chính trên địa bàn nghiên cứu .. 44
Hình 4. 5. Chi phí trung gian sản xuất của 7 LUT nghiên cứu chính ............ 45
Hình 4. 6. Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (MI/IC) ........... 46
Hình 4. 7. Giá trị ngày công lao động trên một ngày của 7 LUT .................. 47
Hình 4. 8. Bản đồ hiên trạng SDĐ xã Đồng Bẩm năm 2016 ......................... 57
Hình 4. 9. Bản đồ hiên trạng các LUT xã Đồng Bẩm năm 2016 ................... 58
Hình 4. 10. Bản đồ giá trị sản xuất xã Đồng Bẩm năm 2016 ........................ 59
Hình 4. 11. Bản đồ Chi phí trung gian xã Đồng Bẩm năm 2016 ................... 60
Hình 4. 12. Bản đồ Hiệu Quả Kinh tế đất nông nghiệp xã Đồng Bẩm năm
2016 ............................................................................................................. 61
Hình 4. 13. Bản đồ hiệu quả xã hội trong đất nông nghiệp xã Đồng Bẩm năm
2016 ............................................................................................................. 62
Hình 4. 14. Bản đồ hiệu quả môi trường trong đất nông nghiệp xã Đồng Bẩm
năm 2016...................................................................................................... 63
Hình 4. 15. Bản đồ đánh giá hiệu quả sử dụng đất ........................................ 64


iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu
BVTV
FAO
GIS

Nguyên nghĩa
: Bảo vệ thực vật
: Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương
thực và nông nghiệp)
: Geographic Information System (Hệ thống thông tin
địa lý)

H

: Hight (Cao)

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

HQMT

: Hiệu quả môi trường

HQXH

: Hiệu quả xã hội


L

: Low (Thấp)

LM

: Lúa mùa

LUT

: Land Use Type (Loại hình sử dụng đất)

LX

: Lúa xuân

M

: Medium (Trung bình)

NĐ - CP

: Nghị định - Chính phủ

QĐ - BTNMT

: Quyết định - Bộ tài nguyên môi trường

SDĐ


: Sử dụng đất

TT - BTNMT

: Thông tư - Bộ tài nguyên môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

GO

: Giá trị sản xuất

IC

: Chi phí trung gian

MI

: Thu nhập hỗn hợp

GTNC

: Giá trị ngày công lao động


v

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2 Mục đích của đề tài .................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu .................................................................................................... 3
1.4 Ý nghĩa..................................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 4
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.2.1. Nội dung liên quan đến đánh giá đất ..................................................... 4
2.2.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) .......................................................... 13
2.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 17
2.3.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam................................................................ 17
2.3.2. Các nghiên cứu trên Thế Giới ............................................................. 20
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 22
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 22
3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 22
3.2.1 Phạm vi không gian ............................................................................. 22
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bẩm, Thành phố thái nguyên, tỉnh Thái
Nguyên ......................................................................................................... 22
3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ......................................................... 22


vi

3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của các loại hình sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp ..................................................................... 22

3.3.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã ......................... 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 22
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 22
3.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất .................. 22
3.4.3. Phương pháp ứng dụng GIS trong đánh giá hiệu quả đất nông nghiệp 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội ...................................................... 30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 30
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................................. 34
4.1.3. Thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội .................. 37
4.2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Đồng Bẩm ............................................... 38
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất vào các mục đích............................................. 38
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp .................................................... 40
4.2.3 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ................................................ 41
4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã Đồng Bẩm ...................... 43
4.3.1 Hiệu quả kinh tế .................................................................................. 43
4.3.2 Hiệu quả xã hội ................................................................................... 48
4.3.3. Hiệu quả môi trường ........................................................................... 53
4.4. Ứng dụng GIS trong đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất ....... 56
4.4.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ............................................................. 56
4.4.2. Định hướng sử dụng đất trên địa bàn .................................................. 65
4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ......................................... 67
4.5.1. Giải pháp về chính sách ...................................................................... 67
4.5.2. Giải pháp về khoa học kĩ thuật và thị trường ...................................... 67
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 69


vii

5.1. Kết luận ................................................................................................. 69

5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tảng định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế
xã hội nó không chỉ là đối tượng lao động mà nó còn là tư liệu sản xuất không
thể thay thế được, vai trò của đất đai đối với con người và hoạt động sống trên
đất là vô cùng quan trọng nhưng lại giới hạn về diện tích và cố định về vị trí.
Việc sử dụng đất liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động của từng ngành từng
lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của người dân cũng
như vận mệnh của cả quốc gia
Việc sử dụng đất hiệu quả và bền vững là vô cùng quan trọng và trở
thành vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai
cho hiện tại và cho tương lai. Xã hội phát triển dân số tăng nhanh kéo theo
những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các
nhu cầu về văn hóa xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai
nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai có hạn về
diện tích và có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu
ý thức của con người trong quá trình sử dụng. Đó là còn chưa kể đến sự suy
giảm về diện tích đất do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong đó
khả năng khai hoang đất mới là rất hạn chế
Do vậy việc đánh giá hiệu quả để sử dụng đất hợp lý theo quan điểm
sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn
cầu và được các nhà khoa học trên thế giới qua tâm. Đối với một nước có nền

kinh tế nông nghiệp chủ yếu như việt nam việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả
sử dụng đất càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết


2

Nhu cầu hiện đại hóa và áp dụng các phần mềm chuyên dụng vào phục
vụ công tác quản lí đất đai ở nước ta ngày càng cao. Công nghệ GIS ngày
càng phát triển và nhiều tiện ích phục vụ cho công tác quản lí đất đai và làm
tiền đề cho công tác đánh giá hiệu quả sử dụng đất và định hướng sử dụng đất
Đồng bẩm là xã nằm ở phía Đông Bắc của khu vực trung tâm thành phố
Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Việc định hướng cho người dân trong xã
khai thác và sử dụng đất nông nghiệp hợp lý có hiệu quả sử dụng đất là một
trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Để
giải quyết vấn đề này thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
nhằm đề xuất hướng sử dụng đất và loại hình sử dụng đất là việc hết sức quan trọng
Xuất phát từ thực tế đó được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Quản
Lí Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đồng thời dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Hiểu em tiến hành nghiên cứu đề
tài “Ứng dụng GIS trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và
định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bẩm, thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2 Mục đích của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng công cụ đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã
Đồng Bẩm từ đó đề xuất một số loại hình sử dụng đất hiệu quả và bền vững
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bẩm
- Nghiên cứu thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp xã Đồng Bẩm

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp xã Đồng Bẩm
- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Đồng Bẩm


3

1.3 Yêu cầu
- Thu thập chính xác số liệu về các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn xã
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn xã
- Đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
- Nắm chắc và thể hiện rõ được ứng dụng của phần mềm trong quản lý
đất đai
1.4 Ý nghĩa
- Ý nghĩa khoa học
+ Hệ thống hóa các khái niệm, kiến thức thực tế trong vấn đề đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
+ Kết hợp dữ liệu không gian, thuộc tính và công nghệ GIS để tạo ra
mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhanh, có độ tin cậy cao
- Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần quan trọng trong việc khắc phục những bất cập tồn tại
trong sử dụng đất nông nghiệp, Nâng cao nhận thức cho nhân dân nhất là
nông dân xã Đồng Bẩm về tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp của
huyện trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp và góp
phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành luật đất đai 2003.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư(Chính phủ 2009).
- Thông tư số 19 /2009/TT- BTNMT ngày 02/11/2009 của BộTài
nguyên và Môi trường về việc quy định việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ
quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy trình lập và điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/02/2007: Ban hành quy
định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Văn bản số429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 của Tổng cục
Quản lý đất đai về việc hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Nội dung liên quan đến đánh giá đất
2.2.1.1. Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp


5


* Khái niệm về đất
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là
đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp
mặt tươi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng [7].
Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đôkutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên
được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa
hình, sinh vật và thời gian. Đất xem như một thể sống nó luôn vận động và phát
triển [16]. Theo C.Mac: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất
của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái
sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [2].
Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “
Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”.
Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng
khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn,
theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ
nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm
và khoáng sản trong lòng đất. Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp
giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác,
nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản
xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người.
* Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi
trồng thủy sản đất làm muối, đất dùng để nghiên cứu thí nghiệm về nông
nghiệp, nghiên cứu giống cây trồng, bảo vện guồn gen quý, nơi chứa các sản
phẩm nông sản…Đất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự


6


phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đất nông nghiệp tham gia vào quá trình
sản xuất và làm ra sản phẩm cần thiết nuôi sống xã hội [7].
*Vai trò và ý nghĩa của đất trong sản xuất nông nghiệp
- Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản
xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói về
tầm quan trọng của đất C.Mac viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại,
kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền
tảng của tập thể” [2]. Đối với nông nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá
trình sản xuất là điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động (luôn
chịu tác động trong quá trình sản xuất như: cày, bừa, xới, xáo,…) và công cụ
lao động hay phương tiện lao động (Sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi,…).
Quá trình sản xuất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá
trình sinh học tự nhiên của đất. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã
hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh, các thành
tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản – Sử dụng
đất. Trong nông nghiệp ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có hai chức
năng đặc biệt quan trọng:
+ Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình
sản xuất.
+ Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng
nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng
và phát triển của cây trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất. Năng
suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất
cảcác loại tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức
năng này. Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc
biệt trong nông nghiệp.


7


2.2.1.2. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất
* Sử dụng đất là gì?
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
người đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng
ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và
mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công
dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy,
sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Với vai trò là
nhân tốcủa sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được
thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không
gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng,
hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất
đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh
* Quan điểm sử dụng đất bền vững
Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai đã
trởthành cơ sở cần thiết cho sự sống và cho tương lai phát triển của con người. Tác
động của con người đã làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng bị suy giảm và dẫn
đến thoái hoá đất, lúc đó khó có thể phục hồi lại độ phì nhiêu của đất nếu muốn
phục hồi lại thì cần phải chi phí rất lớn. Vì vậy tìm kiếm những biện pháp sử dụng
đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà khoa học và các tổchức quốc tế quan
tâm. Thuật ngữ“Sử dụng đất bền vững” (Sustainable land use) đã trở lên thông



8

dụng trên thế giới như hiện nay. Những nguyên tắc được coi là trụ cột trong sử
dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần đạt được: “- Duy trì, nâng cao sản
lượng (Hiệu quả sản xuất);
- Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (An toàn);
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất, nước;
- Có hiệu quả lâu dài;
- Được xã hội chấp nhận”
Vận dụng các nguyên tắc đã nêu ở trên, ở Việt Nam một loại hình được
coi là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt,
được thị trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao được đời sống nhân dân, thu hút
được lao động, phù hợp với phong tục tập quán của người dân.
- Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được
độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái
đất. Ba yêu cầu trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất ở thời
điểm hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để
có những định hướng phát triển ở từng vùng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất phạm vi, cơ cấu và phương
thức sử dụng đất…vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự
nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế- xã hội và các yếu
tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc
sửdụng đất là:
* Yếu tố điều kiện tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng
mưa, thủy văn, không khí,….trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu



9

của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ
nhưỡng và các nhân tố khác.
- Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Nhiệt độ cao
hay thấp, sự sai khác về nhiệt độ về thời gian và không gian, biên độ tối cao
hay tối thấp giữa ngày và đêm…trực tiếp ảnh hưởng đến sựphân bố, sinh
trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh
yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như
khả năng đảm bảo khả năng cung cấp nước cho các cây, con sinh trưởng, phát triển
- Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so
với mực nước biển, độ dốc hướng dốc…thường dẫn đến đất đai, khí hậu
khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng
đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng
đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa.
Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt
độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng
rất lớn đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân
theo các quy luật của tự nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu
quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
* Yếu tố về kinh tế– xã hội
Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin
và quản lý, sức sản xuất trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh
tế và phân bổ sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao
thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản
lý, sử dụng lao động… “Yếu tố kinh tế – xã hội thường có ý nghĩa quyết
định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai” Thực vậy, phương hướng sử dụng



10

đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ
nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích
ứng về phương thức sử dụng đất. Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và
điều kiện kinh tế- xã hôi tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa
vào yếu tố tự nhiên và kinh tế– xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ
đó tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao.
2.2.1.3. Hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất
mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con
người mà ta phải xem xét kết quả tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra
kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi
đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà
còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản
phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là
một nội dung đánh giá hiệu quả. Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả
cần xuất phát từ những luận điểm của Mac và những luận điểm lý thuyết hệ
thống sau:
- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời
gian, thể hiện trình độ sử dụng nguồn lực xã hội. C.Mác cho rằng quy luật
tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều
phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật
đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện
phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại.
- Thứhai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội
là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa
con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội



11

bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục
đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là
những yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối
với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất xã
hội và môi trường.
- Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu
cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch
và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào
và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết
quả nhất định với chi phí lớn hơn
Như vậy bản chất của hiệu quả được xem là việc đáp ứng nhu cầu của
con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để
phát triển bền vững.
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong
một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản
xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội.
Hiệu quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau:
- Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết
kiệm thời gian
- Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết
hệ thống.
- Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ
cho lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so
sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản

xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu


12

ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương
quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xét mối quan
hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế
sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của
cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp
nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất về xã hội.
* Hiệu quả xã hội
Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản
xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh
giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại. “Hiệu quả về mặt
xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo
việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” [22].
* Hiệu quả môi trường
“Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh
vật, hóa học, vật lý..., chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường
của các loại vật chất trong môi trường” [22]. Một hoạt động sản xuất được
coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu được coi là
có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường
đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường sinh
thái và đa dạng sinh học. Quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là
phải thỏa mãn vấn đề tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất,
mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ được môi trường.
2.2.1.4. Định hướng sử dụng đất
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử

dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện
vật chất xã hội, thị trường…đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của


13

nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất
và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là
việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ
cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở
nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường
để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng
Các căn cứ để định hướng sử dụng đất:
- Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng.
- Tính chất đất hiện tại.
- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử
dụng đất.
- Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của
cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn loại hình sử
dụng đất tối ưu).
- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân
bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.
- Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo
hoặc lâu dài.
2.2.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.2.2.1. Tổng quan về GIS
Ở bất kỳ một ngành khoa học kỹ thuật hay kinh tế chúng ta đều có thể
bắt gặp các hệ thống thông tin và các phương pháp xửlý thông tin khác nhau
tuỳtheo từng lĩnh vực (hệ thống thông tin ngân hàng, hệ thống thông tin nhân
sự…) cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các thông tin hiện nay

đã đáp ứng và giải quyết được những bài toán rất lớn mà thực tế đặt ra. Trong
lĩnh vực hoạt động của xã hội, thông tin là m ạch máu chính của các công cụ
quản lý: Quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng, dù sử dụng


14

công cụ nào thô sơ hay hiện đại đều là thu thập và xử lý thông tin. Thông tin
đất là tất cả các thông tin liên quan đến đất đai, thông tin đất đai thường
được thể hiện bằng Hệ thống thông tin địa lý, Hệ thống thông tin đất. Hai v ấn
đề này là cơ sở chính của hệ thống thông tin định hướng theo từng ô thửa và
các hoạt động của nó
2.2.2.2. Khái niệm về GIS
Có nhiều cách định nghĩa về Hệ thống thông tin địa lý:
+ Định nghĩa theo chức năng: GIS là một hệ thống bao gồm 4 hệ con:
Dữ liệu vào, quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu và dữ liệu ra.
+ Định nghĩa theo khối công cụ: GIS là tập hợp phức tạp của các thuật toán.
+ Định nghĩa theo mô hình dữ liệu: GIS gồm các cấu trúc dữliệu được
sử dụng trong các hệ thống khác nhau (cấu trúc dạng Raster và Vecter).
+ Định nghĩa về mặt công nghệ: GIS là công nghệ thông tin để lưu trữ,
phân tích và trình bày các thông tin không gian và thông tin phi không gian,
công nghệ GIS có thể nói là tập hợp hoàn chỉnh các phương pháp và các
phương tiện nhằm sử dụng và lưu trữ các đối tượng.
+ Định nghĩa theo sự trợ giúp và ra quyết định: GIS có thể coi là một hệ
thống trợ giúp việc ra quyết định, tích hợp các số liệu không gian trong một
cơ chế thống nhất.
Nói tóm lại theo BURROUGHT: “GIS như là một tập hợp các công
cụcho việc thu nhập, lưu trữ, thể hiện và chuyển đổi các dữ liệu mang tính
chất không gian từ thế giới thực để giải quyết các bài toán ứng dụng phục vụ
các mục đích cụ thể”

2.2.2.3. Các thành phần của GIS
Hệ thống thông tin địa lý bao gồm 5 thành phần cơ bản: phần cứng,
phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp.


15

- Phần cứng: Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động.
Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ
máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.
- Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần
thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý.
- Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ
liệu. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người
sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ
GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có
thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu.
- Con người: Công nghệGIS sẽbịhạn chế nếu không có con người tham
gia quản lý hệthống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người
sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ
thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
- Phương pháp: Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật
thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
2.2.2.4. Chức năng của GIS
Một hệ GIS phải đảm bảo được 6 chức năng cơ bản sau:
- Capture: thu thập dữ liệu. Dữ liệu có thể lấy từ rất nhiều nguồn, có thể
là bản đồ giấy, ảnh chụp, bản đồ số…
- Store: lưu trữ. Dữ liệu có thể được lưu dưới dạng vector hay raster.
- Query: truy vấn (tìm kiếm). Người dùng có thể truy vấn thông tin đồ
hoạ hiển thị trên bản đồ.

- Analyze: phân tích. Đây là chức năng hỗ trợ việc ra quyết định của người
dùng. Xác định những tình huống có thể xảy ra khi bản đồ có sự thay đổi.
- Display: hiển thị. Hiển thị bản đồ.


16

- Output: xuất dữ liệu. Hỗ trợ việc kết xuất dữ liệu bản đồ dưới nhiều
định dạng: giấy in, Web, ảnh, file…
2.2.2.5. Ứng dụng của Gis trong quản lý và đánh giá đất đai
Quản lý thông tin sử dụng đất vì nó cho phép tạo và duy trì dữ liệu
những thửa đất, những dự án đất, tình hình sử dụng đất. Cho phép nhập thêm,
phục hồi dữ liệu như thuế đất, dự án sử dụng đất, mã đất, dễ dàng hơn rất
nhiều so với thời đại bản đồ giấy.
2.2.3. Phần mềm ArcGis
2.2.3.1. Giới thiệu về phần mềm ArcGis
ArcGis: là hệthống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn
diện từ thu thập/nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên
mạng Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay CSDL
của các doanh nghiệp. Về mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi
công nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh,
có khả năng khai thác hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác
nhau như: desktop (ArcGIS Desktop), máy chủ(ArcGIS Server), các ứng
dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online), hoặc hệ thống thiết bị di động
(ArcPAD)... và có khả năng tương tích cao đối với nhiều loại sản phẩm của
nhiều hãng khác nhau.
2.2.3.2. Cấu trúc tổ chức dữ liệu trong ArcGis
ArcGIS lưu trữ và quản lý dữ liệu địa lý ở nhiều dạng. Ba mô hình
dữliệu Cơ bản mà ArcGIS sử dụng là vector, raster, và TIN. Ngoài ra, người
dùng có thể nhập dữ liệu bảng vào GIS.

2.2.3.3. Khả năng của phần mềm ArcGis
- Xác định vùng ưu tiên cần sửa chữa cống thoát nước sau trận động đất.
- Tạo bản đồ các tuyến đường dành cho xe buýt, xe đạp...


×