VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HUỲNH THỊ THỤC OANH
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
KINH DOANH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CÓ
KHUYẾT TẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HUỲNH THỊ THỤC OANH
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
KINH DOANH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CÓ
KHUYẾT TẬT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số
: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN CƢƠNG
HÀ NỘI, năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật Học viện khoa học xã hội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Học viện xem xét để tôi có thể bảo vệ
Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Huỳnh Thị Thục Oanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN KINH DOANH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT....................... 6
1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ......................................... 6
1.2. Trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD.................................... 8
1.3. Các bộ phận cấu thành trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với hàng hóa
có khuyết tật ......................................................................................................................... 13
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BTTH
DO HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT GÂY RA CHO NGƢỜI TIÊU DÙNG ................. 26
2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD ... 26
2.2. Chủ thể của trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD......................... 34
2.3. Xác định thiệt hại của NTD về tài sản, tính mạng, sức khỏe ........................................ 36
2.4. Nguyên tắc bồi thường.................................................................................................. 40
2.5. Miễn trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD ......................... 41
2.6. Thực tiễn giải quyết BTTH về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra
cho NTD .............................................................................................................................. 43
2.7. Đánh giá pháp luật hiện hành về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra
cho NTD .............................................................................................................................. 46
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA
CÓ KHUYẾT TẬT GÂY THIỆT HẠI CHO NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM ...... 54
3.1. Tiếp tục nghiên cứu lý luận về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra
cho NTD .............................................................................................................................. 54
3.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về trách nhiệm trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật
gây ra cho NTD.................................................................................................................... 57
3.3. Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật
gây ra cho NTD.................................................................................................................... 65
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 71
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
: BVQLNTD
Bộ Luật Dân Sự
: BLDS
Bồi thường thiệt hại
: BTTH
Chất lượng sản phẩm hàng hóa
: CLSPHH
Người tiêu dùng
: NTD
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi
để lưu thông, trao đổi hàng hóa, pháp luật Việt Nam cũng cần có cơ chế ngăn chặn
các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không bảo đảm an toàn để bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng (BVQLNTD), bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích quốc gia.
Vì yêu cầu đó những năm gần đây, nhà nước ta đã ban hành nhiều đạo luật chuyên
ngành để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH), phù hợp với cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập sâu, rộng vào nền kinh
tế khu vực và thế giới. Thực tiễn ở Việt Nam, đã có rất nhiều hàng hóa (máy móc,
thiết bị đồ gia dụng, thực phẩm, dược phẩm…) được sản xuất (kể cả từ nước ngoài
cung cấp tại Việt Nam) không đảm bảo chất lượng, gây nguy hại hoặc gây thiệt hại
cho người tiêu dùng (NTD) không chỉ về tài sản mà còn về tính mạng, sức khỏe.
Đây là vấn đề bức xúc trong xã hội. Trước thực tế này, nhà nước đã ban hành Luật
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và Luật CLSPHH năm 2007. Đây là
các đạo luật chuyên ngành về CLSPHH. Luật CLSPHH có những quy định đặc thù
về trách nhiệm dân sự một số điểm đáng chú ý sau:
- Xác định rõ trách nhiệm bồi thường của các chủ thể sản xuất, kinh doanh vi
phạm các quy định của pháp luật về CLSPHH mà gây ra thiệt hại cho người khác là
cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu BTTH cho mình.
- Xác định quyền được BTTH không những của NTD mà còn của người mua
đối với các thiệt hại do vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm,
hàng hoá gây ra.
- Quy định cụ thể các loại thiệt hại mà tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định
của pháp luật về CLSPHH gây ra phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trên cơ sở
các quy định về BTTH của BLDS, Luật CLSPHH đã quy định cụ thể các loại thiệt
hại được xác định để bồi thường: thiệt hại về giá trị hàng hoá, tài sản bị hư hỏng
hoặc bị huỷ hoại; thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người; thiệt hại về lợi ích gắn
1
liền với việc sử dụng, khai thác tài sản và chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và
khắc phục thiệt hại.
- Quy định các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường trên cơ sở nguyên
tắc của pháp luật dân sự là một người chỉ phải bồi thường nếu có thực hiện hành vi có
lỗi gây ra thiệt hại của người khác. Đây là những trường hợp được miễn trách nhiệm
bồi thường mà chưa được quy định trong luật dân sự và luật thương mại.
Bên cạnh Luật CLSPHH, để bảo đảm an toàn cho sản phẩm, hàng hoá được
đưa ra thị trường, Nhà nước còn ban hành nhiều quy định có liên quan trong BLDS
(2015), Bộ luật hình sự (1999, 2015), Luật Cạnh tranh (2004), Luật Dược (2005,
2015), Luật An toàn thực phẩm (2010), Luật BVQLNTD (2011).
Mặc dù vậy, việc thực thi các quy định pháp luật có liên quan còn khá hạn chế.
Nhiều cơ quan, chính quyền địa phương chưa tích cực tham gia bảo vệ NTD như
yêu cầu luật định. Khả năng tiếp cận các điểm khiếu nại của của NTD (đặc biệt là
NTD ở nông thôn, miền núi, vùng biên giới, hải đảo) còn rất hạn chế, NTD đa phần
còn chưa ý thức rõ được quyền năng và quy trình thực hiện quyền năng của mình.
Đây là điều cần được phân tích, luận giải thấu đáo hơn.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế: “Trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với hàng hóa có khuyết tật theo pháp
luật Việt Nam” là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay, nghiên cứu về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật
gây ra cho NTD vẫn đang còn đang bỏ ngỏ để các nhà nghiên cứu khai phá. Đã có
một số công trình khoa học, bài viết hoặc tham luận được công bố trên các sách
chuyên khảo, tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc diễn đàn khoa học đề cập đến
trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD như: luận văn cử
nhân luật học “Trách nhiệm sản phẩm theo pháp luật cộng đồng Châu Âu và pháp
luật Việt Nam” của Nguyễn Thị Tường Vi; luận văn tiến sỹ luật học “Trách nhiệm
của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa” của TS. Chu Đức Nhuận
“Trách nhiệm sản phẩm và việc bảo vệ người tiêu dùng trong pháp luật Việt Nam”
2
của GS.TS. Lê Hồng Hạnh; “Luật bảo vệ người tiêu dùng trong pháp luật Việt Nam”
của PGS.TS. Nguyễn Như Phát”; “Vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật Việt
Nam” của TS. Nguyễn Văn Cương; “Trách nhiệm nghiêm ngặt và miễn, giảm trách
nhiệm trong pháp luật về trách nhiệm sản phẩm” của Ths. Phạm Thị Phương
Anh;…Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn còn nhiều vấn đề về trách nhiệm
BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người NTD chưa được nghiên cứu làm
rõ mà luận văn này có thể góp thêm tiếng nói vào các hoạt động nghiên cứu này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận về trách
nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD; nội dung các quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây
ra cho NTD và việc thực tiễn giải quyết việc BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây
ra cho NTD. Qua việc nghiên cứu nhận diện, phát hiện những hạn chế, bất cập trong
các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm BTTH do hàng hóa
có khuyết tật gây ra cho NTD, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục để
góp phần nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đối với CLSPHH,
BVQLNTD, thúc đẩy nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển lành mạnh, ổn định
và bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích của việc nghiên cứu đề tài nêu trên, luận văn có các
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có
khuyết tật gây ra cho NTD như khái niệm BTTH ngoài hợp đồng; khái niệm NTD;
khái niệm hàng hóa khuyết tật; khái niệm trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết
tật gây ra cho NTD; kinh nghiệm về trách nhiệm BTTH cho NTD của một số nước
trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về trách nhiệm
BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD.
3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm trách nhiệm BTTH do hàng hóa có
khuyết tật gây ra cho NTD.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về trách nhiệm
BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD và việc áp dụng các quy định này
trong thực tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trách nhiệm BTTH của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có khuyết tật
gây ra thiệt hại cho NTD là một đề tài rộng, được nhiều ngành luật điều chỉnh như
hình sự, hành chính, dân sự. Vì vậy, trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ không
thể giải quyết được một cách trọn vẹn tất cả các nội dung của trách nhiệm BTTH do
hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD. Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu và giải
quyết một số vấn đề chính liên quan đến trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và
trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD theo pháp luật Việt
Nam, trên cơ sở đó đối chiếu với thực tiễn áp dụng các quy định đó trong thực tế,
đặc biệt là trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Từ đó, luận văn sẽ đưa ra
những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH
do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cũng như nâng cao nhận thức của NTD trong
việc tự bảo vệ quyền lợi của mình, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
5. Phương pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, học viên sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp
phân tích (được sử dụng để phân tích, làm rõ nội dung các quy định hiện hành, phân
4
tích các dữ liệu phản ánh thực trạng thực thi quy định pháp luật hiện hành về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng
v.v.), phương pháp tổng hợp (trên cơ sở các kết quả phân tích, luận văn tổng hợp
các dữ liệu để đưa ra các nhận định mang tính khái quát về thực trạng pháp luật và
thực tiễn thực thi). Ngoài ra, trong luận văn học viên còn sử dụng phương pháp luật
học so sánh và phương pháp thống kê khi cần thiết.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua việc tiến hành phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt
Nam về trách nhiệm BTTH của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có khuyết tật
gây ra cho NTD, Luận văn chỉ ra những bất cập, hạn chế trong các quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành và đưa ra một số các giải pháp cần thiết để góp phần
hoàn thiện chính sách, quy định về trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật
gây thiệt hại cho NTD.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên việc phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về
trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD để có thể nâng cao
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với NTD nhưng vẫn
đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể này.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được cơ cấu gồm 03 chương, như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh
doanh đối với hàng hóa có khuyết tật.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại cho
người tiêu dùng ở Việt Nam.
5
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full