Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO đề CƯƠNG ôn THI môn tâm lý học LÃNH đạo QUẢN lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.25 KB, 23 trang )

Câu 1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của TLH QL?
TLH là một khoa học nghiên cứu những quy luật của tâm lý người. Ngày nay tâm lý
được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: TLH : TLH lao động, TLH sư phạm, TLH
sáng tạo, TLH LĐ-QL….
Trong đó TLH LĐ-QL là sự ứng dụng của TLH nói chung, chuyên nghiên cứu những vấn
đề trong hoạt động LĐ-QL, nhằm làm cho hoạt động quản lý đạt được hiệu quả tối ưu. ... nó là
một khoa học chuyên nghiên cứu những hiện tượng tâm lý con người và nhóm xã hội trong quá
trình hoạt động LĐ-QL. Hoạt động LĐ-QL gồm 2 yếu tố: chủ thể LĐ-QL và khách thể của sự
LĐ-QL tương tác với nhau tạo ra hoạt động LĐ-QL
* Khái niệm LĐ-QL
LĐ-QL là sự tác động qua lại giữa con người với con người, là hoạt động của con
người. Phạm trù lãnh đạo – quản lý là phạm trù kép của hai phạm trù lãnh đạo và quản lý
Lãnh đạo – quản lý là sự tác động của người lãnh đạo – quản lý (hoặc tập thể) đến cá
nhân hoặc nhóm người bị lãnh đạo – quản lý nhằm làm cho mọi hoạt động của họ có tổ chức
và đạt hiệu quả cao nhất
2. Đối tượng, nhiệm vụ của LĐ-QL
Với tư cách là một môn khoa học độc lập, TLH lãnh đạo có đối tượng, nhiệm vụ và
phương pháp nghiên cứu riêng
a) Đối tượng của LĐ-QL
Đối tượng mà TLH LĐ-QL nghiên cứu, trước hết là những đặc điểm tâm lý của chủ thể
LĐ-QL, tức là người LĐ-QL, chỉ ra yêu cầu chung về cấu trúc nhân cách người LĐ-QL; từ
đó nêu lên con đường, nội dung hình thành và các điều kiện phát triển và hoàn thiện nhân
cách người LĐ-QL, giúp cho họ làm tốt vai trò chỉ huy và điều khiển của mình trong hoạt
động lãnh đạo -quản lý.
TLH LĐ-QL nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của khách thể LĐ-QL, là những đối
tượng mà chủ thể hướng đến. Đó là những đặc điểm, hiện tượng, phẩm chất tâm lý của cá
nhân, nhóm, tập thể thuộc phạm vi LĐ-QL. Nhằm phát hiện và phát huy những tiềm năng
của cá nhân và các con đường ứng dụng chúng vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt động
LĐ-QL.
TLH LĐ-QL nghiên cứu là những khía cạnh tâm lý diễn ra của bản thân hoạt động LĐQL, phong cách LĐ-QL và những khía cạnh tâm lý diễn ra trong hoạt động này, đồng thời hệ
thống hoá những đặc điểm, những yêu cầu đặt ra cho việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đánh


giá và sử dụng cán bộ trong tình hoạt động cụ thể.
Trong quân đội, TLH LĐ-QL BĐ Nghiên cứu các vấn đề có tính quy luật tâm lý của
hoạt động LĐ-QL bộ đội trong những điều kiện khác nhau của HĐQS.
b) Các nhiệm vụ của TLH LĐ-QL
Xuất phát từ yêu cầu, đối tượng thuộc phạm vi nghiên cứu, môn TLH LĐ-QL đặt ra
những nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, TLH LĐ-QL nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của người LĐ-QL nhằm hệ
thống hóa những đặc điểm đó đề ra những yêu cầu chung cho việc đào tạo và tự đào tạo
những người sẽ làm LĐ-QL (Chỉ ra con đường, biện pháp, điều kiện để hình thành, phát triển
những đặc điểm tâm lý cần thiết của người LĐ-QL);
Chỉ ra những yêu cầu chung về cấu trúc nhân nhân cách người LĐ-QL từ đó nêu lên con
đường, nội dung hình thành và các điều kiện phát triển hoàn thiện nhân cách người LĐ-QL.
Hai là, TLH LĐ-QL nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của các cá nhân, nhóm tập thể
lao động, cùng cộng đồng XH với tư cách là đối tượng LĐ-QL, nhằm nắm được tiềm năng


2

tâm lý của cá nhân, cộng đồng, tổ chức, cách làm bộc lộ chúng tiến tới ứng dụng nhằm tăng
thêm năng suất lao động và hiệu quả công việc.
Mặt khác nghiên cứu TLH LĐ-QL tìm ra những hiện tượng tâm lý XH diễn ra trong các
nhóm, dân tộc, giai cấp, tầng lớp khác trong XH, làm cơ sở khoa học cho việc định hướng
quản lý XH có hiệu quả.
Phân tích các hiện tượng tâm lý diễn ra trong các cộng đồng xã hội quan trọng (Cộng
đồng giai cấp, cộng đồng dân tộc…), làm cơ sở khoa học cho việc vạch ra chiến lược quản lý
xã hội ở cấp vĩ mô.
Ba là, TLH LĐ-QL nghiên cứu những hiện tượng tâm lý diễn ra trong hoạt động LĐQL, chỉ ra những khía cạnh tâm lý của của những mặt, những nhiệm vụ quản lý cụ thể, để
tăng cường phối hợp hoạt động của các cá nhân, của tập thể và kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá
kết quả hoạt động trong một tổ chức, trong một cộng đồng… từ đó giúp con người tiến hành
thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ người LĐ-QL.

Trong quân đội, TLH LĐ-QL BĐ có nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu những vấn đề TL của hoạt động LĐ-QL BĐ vì mục đích đảm bảo cho sự
vận hành tối ưu của bộ máy LĐ-QL.
+ Nghiên cứu những vấn đề tâml ý con người (cán bộ, chiến sĩ dưới quyền )trong LĐQLBĐ.
+ Nghiên cứu các vấn đề tâm lý với chủ thể LĐ-QL BĐ (người chỉ huy đơn vị cơ sở).
+ Nghiên cứu những vấn đề TL trong quan hệ giữa chủ thể - khách thể vì mục đích tăng
cường hiệu quả của hoạt động LĐ-QL BĐ.
3. Vai trò của TLH LĐ-QL
Vai trò của TLH LĐ-QL trong đời sống thực tiễn:
- Cung cấp cho lãnh đạo những kiến thức để nắm đối tượng LĐ-QL, nhằm giải thích
được hành vi, dự đoán được thái độ, phản ứng của cá nhân để có cơ sở đánh giá, sắp xếp cán
bộ (vì lãnh đạo là nghệ thuật sử dụng người, có người thực hiện nhiệm vụ, và qua đó đào tạo,
phát triển người). Là CSKH giúp người LĐ-QL nắm chắc và thực hành có hiệu quả HĐ LĐQL trong các điều kiện khác nhau.
- Nắm tri thức tâm lý giúp người LĐ-QL biết cách tác động để tập thể, cá nhân hoạt
động tiêu cực, tự giác, hiệu quả, và phát triển những quan hệ xã hội lành mạnh, hữu hão…
- Giúp người LĐ-QL có thể hiểu bản thân (mạnh hay yếu), tự GD, rèn luyện về mọi mặt.
- Giúp người LĐ-QL biết cách tìm hiểu, đánh giá, điều khiển cấp dưới, hình thành
phong cách LĐ phù hợp.
4. Các phương pháp nghiên cứu của TLH LĐ-QL (Tham khảo)
- Phương pháp Quan sát: - Phương pháp hệ thống hoá các thông tin: - Phương pháp
trắc nghiệm tâm lý: - Phương pháp Toạ đàm, điều tra phỏng vấn- Phương pháp thực
nghiệm TLH: - Phương pháp chẩn đoán tâm lý
* Kết luận:
Cùng với những kiến thức TLH nói chung kiến thức tâm lý LĐ-QL nói riêng có ý nghĩa
thực tiễn và lý luận rất lớn trong công tác LĐ-QL xã hội cũng như lãnh đạo các tổ chức, các
tập thể lao động khác.
LĐ-QL là một loại hoạt động rất phức tạp, đòi hỏi ngời LĐ-QL phải có kiến thức hiểu
biết sâu sắc về TLHLĐQL. Cần nghiên cứu và nắm chắc các kiến thức TLHLĐQL để góp
phần nâng cao chất lượng của hoạt động LĐ-QL
Ý nghĩa ấy thể hiện trong các nội dung cụ thể sau:

1. Môn TLH LĐ-QL vạch ra các cơ chế, các quy luật đặc thù trong đời sống tâm lý con
người, cung cấp những dữ kiện khoa học, nhờ đó giúp cho việc định hướng, điều khiển, điều


3

chỉnh cho toàn bộ hoạt động của con người, trong đó có hoạt động của LĐ-QL Từ đó người
LĐ-QL nắm vững hệ thống tri thức khoa học về tâm lý và có thể vận dụng, ứng dụng vào để
chẩn đoán và am hiểu tâm lý các đối tượng của mình, giải thích được các hành vi, hành động
của mọi người, dự đoán thái độ, phản ứng của các cá nhân ... làm cơ sở đánh giá sắp xếp cán
bộ phù hợp.
2. Nghiên cứu TLH LĐ-QL giúp người lãnh đạo hiểu được những đặc điểm, phẩm chất
nhân cách người LĐ-QL, thấy được mô hình nhân cách người lãnh đạo -quản lý, đồng thời
thấu hiểu được chính bản thân mình (những điểm mạnh, yếu), từ đó vạch ra con đường hoàn
thiện nhân cách người LĐ-QL.
3. Nghiên cứu nắm vững tri thức TLH LĐ-QL, hiểu được đặc điểm tâm lý của tập thể,
nhóm cộng đồng thuộc đối tượng LĐ-QL, người lãnh đạo sẽ tác động làm cho các cá nhân,
tập thể, nhóm, cộng đồng phát huy tính tích cực góp phần nâng cao hiệu quả trong việc LĐQL.
4. Trong quá trình nghiên cứu môn học này, người LĐ-QL có dịp xem xét lại những cơ
sở, đặc điểm, hiện tượng tâm lý diễn ra trong các khía cạnh của hoạt động LĐ-QL giúp cho
người LĐ-QL có phương pháp khoa học trong việc nhìn nhận đánh giá, định hướng giáo dục
đội ngũ cán bộ một cách có hiệu quả.
5. Với tư cách một môn khoa học chuyên ngành TLH LĐ-QL còn mới mẽ nhưng vô
cùng phức tạp, đa dạng đòi hỏi phải được nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn, đúc kết bổ sung lý
luận một cách nghiêm túc. Do đó nghiên cứu môn này một mặt ứng dụng tri thức tâm lý vào
trong thực tiễn công tác, mặt khác còn hệ thống đúc kết, nâng cao tri thức một cách sinh
động nhằm bổ sung lý luận khoa học TLH LĐ-QL, có như vậy thì môn TLH LĐ-QL mới có
sức sống và có ý nghĩa với thực tiễn XH, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động - LĐ-QL
XH.
* Ý nghĩa của bản thân:

Đối với bản thân, nhờ môn TLH LĐ-QL mà am hiểu được tâm lý của đối tượng quản
lý, từ đó vận dụng vào quản lý trong lĩnh vực hoạt động quân sự và bố trí sắp sếp công việc
phù hợp hơn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công LĐ-QL. Mặt khác, cũng nhờ kiến
thức TLH về nhân cách người LĐ-QL mà bản thân có cách nhìn đúng đắn hơn về mình, từ đó
biết điều chỉnh nhược điểm, phát huy những ưu điểm nhằm hoàn thiện hơn. Cũng nhờ TLH
quản lý bản thân học tập được những đặc điểm tâm lý từ đó xây dựng được mối gắn bó đoàn
kết trong cơ quan, đơn vị mình.
Nghiên cứu TLH LĐ-QL, giúp cho bản thân trên cương vị LĐ-QL cán bộ nhân viên
thuộc quyền sẽ đạt hiệu quả, tránh được sai lầm, nâng cao hiệu quả hoạt động của tập thể đơn
vị của mình.
Tóm lại, xét về mặt nhận thức, TLH LĐ-QL cung cấp tri thức về các đặc điểm, các quy
luật chung của tâm lý con người, đặc biệt trong các hệ thống LĐ-QL giúp cho các chủ thể
của những quá trình này những cơ sở nhận thức để tiến hành công việc 1 cách có hiệu quả
tránh được những sai lầm không đáng có. Sự am hiểu TLH LĐ-QL là yếu tố quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, quản lý kinh tế và quản lý nhà nước. Trong tình hình
hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nhiệm vụ chính trị mới
rất nặng nề khó khăn và phức tạp. Do đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải xây dựng được
một đội ngũ cán bộ ngang tầm là yêu cầu bức xúc góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược
xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân
chủ văn minh.


4

Câu 2. Cơ sở tâm lý của ra quyết định trong LĐ-QL?
ĐVĐ……………….
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà TLH trong và ngoài nước, chúng ta
có thể đưa ra khái niệm về ra Q/Đ trong LĐ-QL như sau:
“Ra Q/Đ là sự lựa chọn và quyết định phương án hành động hợp lí của người LĐ-QL
nhằm giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động thực tiễn”.

* Thực chất: Là sự lựa chọn, tìm ra phương án hành động hợp lí (phương án tối ưu)
(trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình N/vụ, khả năng thực hiện của đơn vị).
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của các quyết định
Quá trình ra quyết định, của chủ thể lãnh đạo - quản lý luôn bị tác động ảnh hưởng của
các yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố này chi phối trực tiếp đến tính chất của các
quyết định đó là: Diễn biến của tình huống và hoàn cảnh; Khả năng nhận thức tình huống của
người chỉ huy; Sự tác động qua lại của những người cùng tham gia quá trình ra quyết định; Tính
chất của các quyết định còn phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý cá nhân của người ra quyết
định, trực tiếp là phụ thuộc vào năng lực ra quyết định của nhà lãnh đạo - quản lý.
2. Để ra được những quyết định chủ động, bình tĩnh, thận trọng luôn đúng đắn và chính xác
nhà lãnh đạo - quản lý cần phải đặc biệt chú ý tới các khía cạnh tâm lý sau đây:
Trong mọi trường hợp người chỉ huy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện, tình
huống, hoàn cảnh dù cho đó là tình huống và hoàn cảnh có thời gian chuẩn bị hay không có
thời gian chuẩn bị, thuận lợi dễ dàng, hay khó khăn phức tạp đều phải tính đến đầy đủ các
yếu tố khách quan và chủ quan, đảm bảo tính luận cứ đúng đắn của các quyết định đề ra.
Điều này liên quan trực tiếp đến năng lực chuyên môn của người chỉ huy, cũng như những
kinh nghiệm được tích luỹ trong thực tiễn hoạt động quân sự của họ.
Phải tính đến kế hoạch và đặc điểm công tác của người dưới quyền cũng như khả năng
thực hiện nhiệm vụ của họ. Bởi vì, chính cấp dưới sẽ là những người trực tiếp thực hiện các
quyết định, các mệnh lệnh, chỉ thị của người chỉ huy. Tính đến đều này các quyết định sẽ
mang tính khả thi, không mâu thuẫn hay cản trở những kế hoạch, dự án đã có, đồng thời phát
huy được sức mạnh, khả năng, sở trường của cấp dưới. Điều đó đòi hỏi nhà lãnh đạo - quản
lý phải sâu sát với cấp dưới, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực chuyên môn của cấp dưới,
giao việc cho họ đúng tầm, đúng sở trường, đúng lúc và biết tạo điều kiện giúp đỡ họ hoàn
thành nhiệm vụ. Để thực hiện điều đó phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa cấp trên và cấp
dưới, giữa lãnh đạo và phục tùng, có như vậy mới tạo ra được sự nhất trí cao, sự ủng hộ của
cấp dưới làm cho các quyết định có sức mạnh thực sự.
Phải tính đến cả đặc điểm tâm lý cá nhân của người trực tiếp thừa hành công việc để ra
quyết định chính xác. Mỗi cá nhân là một nhân cách có đặc điểm tâm lý khác nhau, biểu hiện
ở những đặc điểm của quá trình nhận thức; quá trình cảm xúc, tình cảm; quá trình ý chí…đặc

biệt ở xu hướng tính cách, khí chất, năng lực. Có người có xu hướng chính trị đạo đức, xu
hướng nghề nghiệp quân sự tốt nhưng năng lực chuyên môn có thể yếu. Có người trung thực,
thẳng thắn nhưng tính tình lại nóng nảy, hấp tấp vội vàng. Có người có khả năng hoàn thành
nhiệm vụ rất nhanh chóng nhưng lại thiếu tỷ mỉ, cẩn thận…Do đó việc ra quyết định, giao
nhiệm vụ cho cấp dưới cần phải tính đến đặc điểm tâm lý cá nhân của người trực tiếp thừa
hành công việc sao cho có thể phát huy sức mạnh của từng người phù hợp với phẩm chất
năng lực thực sự của họ đảm bảo cho công việc được tiến hành trôi chảy thuận lợi, tránh
được những rủi ro không đáng có.
Khi ra quyết định phải tính đến hiệu quả giáo dục của các quyết định.


5

Mỗi một quyết định của người lãnh đạo - quản lý nhất thiết phải phản ánh được ý chí
chung của cả tập thể, phản ánh được nguyện vọng của từng thành viên, những quyết định
như vậy sẽ được quần chúng tin tưởng, ủng hộ, tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy các
thành viên hăng hái, tích cực khắc phục khó khăn trở ngại hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Tính
giáo dục của các quyết định được đặc biệt chú ý khi nó liên quan đến vấn đề khen thưởng, kỷ
luật, cất nhắc, đề bạt…Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Đối với những người có thành tích,
phải khen thưởng, đối với những người mắc sai lầm thì phải phê bình, kiểm thảo giúp họ sửa
chữa. Khi cần thiết thì phải thi hành kỷ luật nghiêm minh, đúng mức”. Thực hiện được lời
dạy của Bác “ai có công thì thưởng, ai có tội thì phạt” làm cho đúng điều này không phải là
đơn giản. Bởi vì đó là một lĩnh vực nhạy cảm trong quan hệ người – người. Do đó đây là một
khía cạnh tâm lý đòi hỏi các nhà lãnh đạo - quản lý cần đặc biệt quan tâm khi ra quyết định.
Chỉ khi các quyết định đưa ra có tính giáo dục cao mới thực sự có sức mạnh trong thực tiễn
và mang lại hiệu quả.
Phải tính đến một số khó khăn tâm lí khi ra Q/Đ
Quá trình ra Q/Đ quản lí luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố TL-XH, những khó khăn về
mặt tâm lí mà việc khắc phục nó đòi hỏi người LĐ-QL phải có đủ phẩm chất và ý chí cần
thiết. Một số yếu tố TL-XH với tư cách là những khó khăn về mặt tâm lí mà người LĐ-QL

cần phải chú ý để vượt qua, đó là:
- Do thiếu thông tin và gắn việc xử lí nó với lợi ích, giá trị của cá nhân hay nhóm người
(cánh hẩu, thân quen…) nên việc ra Q/Đ không đúng đắn.
Ở đây, việc ra Q/Đ chủ yếu dựa trên cơ sở những biểu tượng, ý muốn của người CU về
sự vật KQ chứ không phải trên cơ sở hiện thực KQ về sự vật.
- Khắc phục tâm lí Q/Đ nào cũng phải “tối ưu”, cái gì cũng muốn được.
- Khắc phục tâm lí tiểu nông như: đại khái, qua loa, không dám chịu trách nhiệm cá
nhân, dựa dẫm, chủ nghĩa T/cảm (yêu nên tốt, ghét nên xấu).
- Tránh háo danh, uy quyền mà đưa ra những Q/Đ có tính chất độc tài, trấn áp và làm cho
cấp dưới sợ hãi.
- Sức ỳ về thói quen, sự chậm trễ trong việc nắm bắt H/C, tư tưởng mới.
- Tránh ra nhiều Q/Đ chồng chéo, phủ định lẫn nhau vì dễ tạo nên tâm lí nhàm chán, coi
thường ở cấp dưới.
3. Ý nghĩa của việc ra Q/Đ trong hoạt động LĐ-QL
- Việc ra Q/Đ nằm ở trung tâm các hoạt động và thể hiện tập trung nhất hiệu quả của
hoạt động LĐ-QL. Hoạt động ra Q/Đ là 1 trong những hoạt động cơ bản của người LĐ chính
trị.
- Ra Q/Đ là khâu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của quá trình LĐ-QL, bởi lẽ, cái cốt
lõi của việc ra Q/Đ là tìm được phương án tối ưu để thực hiện các nhiệm vụ đề ra một cách
có hiệu quả.
- Sự đúng đắn và kịp thời của QĐ cá nhân người LĐ-QL có thể làm tăng hiệu quả hành
động của tập thể, thậm chí đưa lại các tính chất và hiệu quả mới mà tưng thành viên của tập
thể không bao giờ có được.
Cần phải xây dựng các Phẩm chất cá nhân cần thiết cho việc ra quyết định. Việc ra
quyết định hiệu quả cần những phẩm chất cá nhân quan trọng của nhà quản trị, bao gồm:
+ Kinh nghiệm, + Khả năng xét đoán+ Óc sáng tạo, + Khả năng định + Ngoài ra,
nhà LĐ phải thu thập nhiều thông tin, tới mức tối đa,


6


Câu 3. Những khía cạnh tâm lý của tổ chức thực hiện QĐ?
ĐVĐ………………………….
Giá trị cơ bản của các quyết định là nó sẽ được thực hiện như thế nào trong thực tiễn.
Chất lượng của hoạt động lãnh đạo - quản lý không thể chỉ hiểu là chủ thể lãnh đạo - quản lý
đã đề ra được bao nhiêu quyết định, mà chủ yếu là họ đã lãnh đạo việc thực hiện nó một cách
có hiệu quả ra sao.
Việc tổ chức thực hiện quyết định được diễn ra rất đa dạng và phức tạp theo tính chất
của hoàn cảnh và tình huống lãnh đạo cụ thể. Song có thể chỉ ra một số công việc chính, cơ
bản sau đây:
Lựa chọn người thực hiện quyết định
Việc lựa chọn những con người mà nhân cách của họ có sự phù hợp nhất định với việc
thực hiện quyết định là một yêu cầu rất quan trọng. Vì vậy, người lãnh đạo - quản lý cần phải
suy nghĩ, cân nhắc cẩn thận để có thể “đặt người vào đúng việc” cho tất cả các quá trình thực
hiện quyết định. Để có thể đặt được người vào đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ, người lãnh đạo
- quản lý cần phải chuẩn đoán chính xác được tính chất của các phẩm chất, năng lực của
những người thừa hành công vụ. Người lãnh đạo - quản lý cần phải chú ý đến sự tương hợp
về tâm lý giữa những người cùng thực hiện nhiệm vụ, để tránh tình trạng “trống đánh xuôi,
kèn thổi ngược” trong quá trình làm việc, gây ra sự không hiểu nhau, nguyên nhân dẫn đến
xung đột, mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến chất lượng, hiệu quả thực hiện quyết định.
Sau khi đã cân nhắc để lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực phù hợp với
việc thực hiện một quyết định cụ thể nào đó người lãnh đạo - quản lý cần phải tiến hành giao
nhiệm vụ cho họ một cách rõ ràng, minh bạch và chi tiết. Đồng thời trao cho họ những quyền
hạn tương ứng, ở một mức độ nhất định. Khi tiến hành giao nhiệm vụ cần tỏ ra tin tưởng và
lạc quan vào việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới và tôn trọng tính tích cực, độc lập, sáng
tạo, tự giác của họ.
Các vấn đề tâm lý của việc truyền đạt quyết định
Việc truyền đạt quyết định được hiểu là sự tác động qua lại về mặt tâm lý giữa chủ thể lãnh
đạo - quản lý với các khách thể của lãnh đạo - quản lý. Nhưng trong đó, sự tác động qua lại về ý
chí của người lãnh đạo - quản lý tới cấp dưới sẽ luôn luôn được coi là một trong những nhân tố

tâm lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cũng cần chú ý đến một vấn đề tâm lý là: vì phải phục
tùng ý chí của người thủ trưởng do đó dễ xuất hiện ở những người thừa hành trạng thái tâm lý
tiêu cực như cảm xúc bị coi nhẹ, mặc cảm của người dưới quyền, sự ngượng nghịu, khó chịu, sự
tự ái, sự phát khùng vô cớ…, ngay cả khi người lãnh đạo đã tiến hành truyền đạt quyết định đó
một cách nhẹ nhàng, thân thiện. Vì vậy, người lãnh đạo - quản lý cần phải cố gắng suy nghĩ thận
trọng, hết sức khôn khéo, tế nhị và có nghệ thuật cao khi truyền đạt quyết định.
Việc truyền đạt quyết định sẽ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng đặc
biệt, phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của tập thể, vào phẩm chất năng lực của người
thực hiện và các điều kiện vật chất – tinh thần khác. Nội dung của quyết định càng quan
trọng, càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng hoạt động của tập thể.
Để đảm bảo cho những người thừa hành có thể nhận thức được một cách đầy đủ, đúng
đắn và chính xác nội dung của các quyết định, khi truyền đạt quyết định người lãnh đạo - quản
lý cần chú ý tới một số khía cạnh tâm lý sau:
Một là, người lãnh đạo không chỉ tiến hành thông báo cho người thực hiện quyết định
biết rõ về nội dung cơ bản của quyết định mà còn phải thuyết phục họ tin vào sự đúng đắn,
chính xác, hợp lý, cần thiết của quyết định. Muốn vậy người lãnh đạo phải có niềm tin vào sự
thắng lợi của quyết định mà mình đang truyền đạt và làm cho nội dung của niềm tin đó được
truyền sang tất cả mọi người để họ cũng có được niềm tin sắt đá như mình. Niềm tin này


7

được coi là cơ sở tâm lý cho việc tạo lập ý chí, có tác dụng đảm bảo cho quyết định được trở
thành hiện thực trong các hoạt động cùng nhau của cả tập thể.
Hai là, nghệ thuật truyền đạt quyết định của người lãnh đạo - quản lý cho cấp dưới cũng
là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện quyết định. Quyết định có được tiếp thu
tốt hay không, phần lớn là do nghệ thuật truyền đạt của người lãnh đạo - quản lý tạo nên sự
truyền cảm, hưng phấn của những người thừa hành đến mức độ nào.
Trong nghệ thuật truyền đạt quyết định cần lưu ý: Truyền đạt nhiệm vụ phải rõ ràng,
nêu bật được những yêu cầu chủ yếu cần phải thực hiện; nhiệm vụ phân công phải tương

xứng với khả năng thừa hành của cấp dưới. Có nghĩa là sự phân công nhiệm vụ có tính đến
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ xảo, kỹ năng, sức khoẻ, cũng như những đặc điểm về tâm
lý như tính cách, khí chất; nhiệm vụ phân công phải kích thích được những tình cảm tốt đẹp
của từng cá nhân và cả tập thể hướng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ; phải duy trì
được sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, khắc phục tâm lý cục bộ trong hoạt động của từng cá nhân,
từng bộ phận.
Ba là, về phương thức truyền đạt quyết định. Người lãnh đạo cần có sự lựa chọn các
hình thức truyền đạt quyết định sao cho có sự phù hợp nhất định với những đặc điểm tâm lý
của những người thực hiện. Dù phương thức truyền đạt có khác nhau, song về cơ bản phải
đảm bảo cho những người thừa hành hiểu rằng: họ sẽ làm gì? Làm như thế nào? Việc đó
được thực hiện bằng phương tiện gì? Trong điều kiện nào? Quy trình hành động ra sao? Do
ai thực hiện? Việc thực hiện đó sẽ dẫn tới kết quả nào? Đặc biệt đối với các nhiệm vụ quan
trọng cần phải được tiến hành trang trọng và thực sự nghiêm túc đồng thời phải chuẩn bị tốt
về tâm lý cho cấp dưới tạo nên tâm thế sẵn sàng thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ được giao.
Bốn là, người lãnh đạo - quản lý khi truyền đạt nhiệm vụ phải biết tác động mạnh vào
hệ động cơ của người dưới quyền hướng vào việc thực hiện nhiệm vụ một cách hứng thú và
có trách nhiệm.
Động viên cổ vũ cán bộ, chiến sỹ thực hiện quyết định.
Động viên, cổ vũ, khuyến khích cán bộ, chiến sỹ thực hiện quyết định được tiến hành
đồng thời với quá trình truyền đạt nhiệm vụ. Thực chất của quá trình này là bằng cách áp
dụng hệ thống các biện pháp giáo dục và tổ chức, có mục đích rõ ràng, nhằm xây dựng bầu
không khí tâm lý tích cực trong tập thể hướng vào việc thực hiện thắng lợi quyết định đề ra.
Để làm tốt vấn đề này người lãnh đạo - quản lý cần phải chú ý tới một số khía cạnh tâm lý
sau đây:
Thứ nhất, người lãnh đạo - quản lý cần phải làm tốt công tác động viên về tư tưởng, giải
thích cho bộ đội hiểu rõ mối quan hệ giữa nhiệm vụ được giao với ý nghĩa chính trị xã hội
của nó, làm cho mọi người nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của nhiệm vụ mà mình thực
hiện. Trên cơ sở đó mà xây dựng động cơ hoạt động đúng đắn, thúc đẩy cán bộ, chiến sỹ say
mê với công việc.

Thứ hai, có nhiều hình thức để góp phần động viên, kích thích bộ đội như: thi đua, khen
thưởng và xử phạt kịp thời. Cần quan tâm đúng mức đến sự động viên, kích thích bằng phần
thưởng vật chất bảo đảm công bằng, dân chủ. Về mặt tinh thần, cần tạo lập được bầu không
khí lành mạnh vui tươi, thoải mái, xây dựng mối quan hệ qua lại tốt đẹp trong tập thể trên cơ
sở của tình đồng chí, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
Thứ ba, việc kích thích quá trình thực hiện quyết định sẽ luôn được xem xét trong mối
quan hệ hữu cơ với việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện
cũng như khâu lựa chọn người thừa hành và khâu truyền đạt quyết định.


8

Câu 4. Những hiện tượng tâm lý chủ yếu trong hoạt động LĐ-QL?
LĐ-QL là sự tác động qua lại giữa con người với con người, là hoạt động của con
người. Phạm trù lãnh đạo – quản lý là phạm trù kép của hai phạm trù lãnh đạo và quản lý
Lãnh đạo – quản lý là sự tác động của người lãnh đạo – quản lý (hoặc tập thể) đến cá
nhân hoặc nhóm người bị lãnh đạo – quản lý nhằm làm cho mọi hoạt động của họ có tổ chức
và đạt hiệu quả cao nhất
Có thể khẳng định: LĐ-QL Là sự tác động có M của người (Tập thể) LĐ-QL với con
người và tập thể nhằm làm cho hệ thống LĐ-QL hoạt động bình thờng, có hiệu lực giải quyết
các nhiệm vụ đề ra.
Do vậy, việc nghiên cứu những hiện tượng tâm lý chủ yếu trong hoạt động LĐ-QL có ý
nghĩa rất quan trọng giúp cho người LĐ-QL có những cơ sở cần thiết góp phần nâng cao hiệu
quả LĐ-QL.
1. Những hiện tượng tâm lý ở chủ thể LĐ-QL
Đó là các quá trình, trạng thái tâm lý của người lãnh đạo- quản lý như:
- Trình độ tư duy, cảm xúc, tình cảm, ý chí; tâm trạng vui, buồn, lo âu, sợ hãi trong
công việc cũng như cuộc sống riêng tư của người LĐ-QL
- Các phẩm chất tâm lý như: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực của người LĐ-QL
- Phong cách lãnh đạo – quản lý của người lãnh đạo – quản lý:

+ Phong cách gia trưởng, độc đoán, thiên về dùng quyền lực trong lãnh đạo – quản lý.
+ Phong cách dân chủ biết tính đến ý kiến, lợi ích của người dưới quyền lại là kiểu
người có ưu thế, phát uy tác dụng tích cực hơn cả trong hệ thống l.đạo – quản lý
2. Những hiện tượng tâm lý ở đối tượng lãnh đạo- quản lý
* Bầu không khí tâm lý của tập thể, tâm lý nhóm
- Quan niệm: Bầu không khí tâm lý tập thể - nhóm được hiểu là tính chất của các mối
quan hệ qua lại, một loại trạng thái tình cảm tế nhị cũng như những quan hệ tình cảm tích
cực giữa người với người của một nhóm xã hội, một tập thể nhất định.
Nói cách khác, Bầu không khí trong tập thể là hiện tượng tâm lý biểu hiện mức độ hoạt
động, hòa hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của con người trong tập thể, nó được hình
thành từ thái độ của mọi người trong tập thể đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người
lãnh đạo trong tập thể.
Bầu không khí tâm lý tập thể - nhóm được hiểu là tính chất của các mối quan hệ qua lại,
một loại trạng thái tình cảm tế nhị cũng như những quan hệ tình cảm tích cực giữa người với
người của một nhóm xã hội, một tập thể nhất định. Nội dung của nó đã thể hiện được một
cách tập trung toàn bộ tính chất của những trạng thái tâm lý xã hội như ý chí, nghuyện vọng
cũng như tri thức của số đông người trong nhóm đó do những biến cố của thực tại xác định.
Chúng được nảy sinh trên cơ sở các điều kiện cụ thể của các hoạt động - quan hệ trong nhóm
xã hội và có vai trò rất lớn, có tác dụng quy định trởi lại toàn bộ nội dung cũng như tính chất
của các hoạt động - quan hệ của mọi người.
* Mức độ giác ngộ về chính trị, tư tưởng …………
* Năng lực thực hiện nhiệm vụ: biểu hiện ở năng xuất, chất lượng hiệu quả làm việc của
tập thể ………………
* Động cơ, mục đích, nhu cầu, hứng thú của khách thể LĐ-QL …
3. Những hiện tượng tâm lý nảy sinh do tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng
lãnh đạo- quản lý
* Thiện cảm, ác cảm


9


* Dư luận và tin đồn trong tập thể - nhóm ( xã hội)
- Dư luận xã hội có thể được coi là những thái độ phán xét, đánh giá của nhóm về tất cả
những vấn đề mà họ quan tâm theo những chuẩn mực xác định. Các chuẩn mực này có thể có
liên quan đến tất cả những quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể cung như đến những thái độ
chung của mọi người ở trong nhóm
* Tâm trạng, truyền thống, thói quen
- Tâm trạng tập thể là một trong những hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh trong quá
trình chung sống và hoạt động cùng nhau giữa các thành viên.
- Truyền thống tập thể là những thói quen, những tập quán, những chuẩn mực trong hành
vi, phong cách sống và hoạt động được mọi thành viên trong tập thể tuân theo, được gìn giữ và
lưu truyền từ lớp người này sang lớp người khác như là sản phẩm tinh thần của tập thể.
* Uy tín trong tập thể
Ngoài ra còn có các hiện tượng khác: Hiện tượng lây lan tâm lý trong nhóm và tập
thể; Hiện tượng áp lực nhóm; Mâu thuẫn-xung đột nhóm
Các hiện tượng TLXH cơ bản trong TTQN (Tham khảo)
1. Sự lây truyền tâm lý (lây lan tâm lý)
Sự lây truyền tâm lý là hiện tượng phổ biến nhất và cũng thể hiện rõ nét nhất trong số
các hiện tượng tâm lý xã hội thường xẩy ra trong tập thể cơ quan, tổ chức. Biểu hiện của nó
rất phong phú. Lây lan tâm lý xẩy ra là do một người (một nhóm) dễ dàng chịu tác động cảm
xúc của một người (một nhóm) khác trong quá trình tiếp xúc trực tiếp. Kết quả lây truyền tâm
lý tạo ra một trạng thái xúc cảm chung của một nhóm, một tập thể lao động
2. Dư luận tập thể
Dư luận tập thể là một hiện tượng tâm lý xã hội phản ánh sự thống nhất ý kiến của nhiều
người sau khi đã bàn bạc, trao đổi, là hình thức biểu hiện trạng thái tâm lý chung trước những
sự kiện, hiện tượng, hành vi xảy ra trong tập thể, biểu hiện trí tuệ tập thể và tâm tư nguyện
vọng của họ.
Dư luận xã hội khác tin đồn. Tin đồn chỉ là những phát ngôn, loan tin bình thường,
không phải sự phán xét của công chúng. Tin đồn thường chứa đựng nhiều yếu tố cảm xúc,
thậm chí mang nặng tính chất chủ quan thể hiện động cơ cá nhân của người đưa tin . Nen

những tin đồn thường thiếu căn cứ xác đáng .
3. Bầu không khí tâm lý trong tập thể
4. Truyền thống tập thể
5. Xung đột tập thể
* Liên hệ
- Cần xây dựng những nét trưng của bầu không khí tâm lý tích cực trong tập thể quân
nhân:
- Cần chú ý các yếu tố cơ bản tạo nên bầu không khí tâm lý trong tập thể quân nhân :
Quan hệ giữa các thành viên trong tập thể quân nhân theo chiều dọc + Quan hệ giữa các
thành viên trong tập thể quân nhân theo chiều ngang+ Quan hệ đối với lao động quân sự+
Quan hệ đối với bản thân
- Chú ý một số biện pháp tâm lý-xã hội cơ bản nhằm xây dựng bầu không khí tâm lý
tích cực trong tập thể quân nhân.
- Coi trọng các biện pháp tâm lý xã hội chủ yếu xây dựng tập thể cơ sở quân nhân vững
mạnh toàn diện:
- ngăn chặn Xung đột tâm lí:


10

Câu 5. Những phẩm chất nhân cách cần thiết của người LĐ-QL?
Nhân cách người lãnh đạo, quản lý là toàn bộ những đặc điểm phẩm chất tâm lý cá
nhân quy định giá trị xã hội và hành vi quan hệ xã hội của người lãnh đạo, quản lý.
Những phẩm chất nhân cách…
1. Trước hết, người lãnh đạo quản lý phải cso phẩm chất chính trị - tư tưởng - đạo đức
cao đáp ứng cho sự nghiệp đổi mới của Đảng trong phạm vi công việc và chức trách được
giao phó.
Đây là phẩm chất cần có trước tiên đối với những người làm công tác lãnh đạo, quản lý.
Là cán bộ của Đảng, ở cương vị lãnh đạo, quản lý phải biểu hiện mình là người có tính ĐẢng
cao, có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn biểu hiện sự nhất trí, tin tưởng và kiên định với

mọi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng trong sự nghiệp xây dựng CNXH vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Người lãnh đạo, qunr lý phải là người thông thạo chuyên môn nghiệp vụ mà mình phụ
trách. Có tính khoa học trong lãnh đạo, tác phong cụ thể, tỉ mỉ, thận trọng khi ra quyết định.
Công việc lãnh đạo, quản lý đơn vị tất yếu đòi hỏi ở người thủ trưởng đơn vị phẩm chất
này. Tính khoa học trong lãnh đạo đòi hỏi phải cso luận cứ trong việc xác định mục tiêu, nội
dung LĐ, QL phì hợp với nhiệm vụ trên giao và tình hình thực tiễn cụ thể của đơn vị mình;
khoa học trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, khoa học
trong sử dụng các hình thức, phương pháp, phương tiện lãnh đạo. Người có tính khoa học
trong lãnh đạo, chỉ huy hiện nay còn là người am hiểu rộng rãi về nhiều kiến thức khoa học
hiện đại khác nhau, đặc biệt là các khoa học liên ngành, đồng thời lại phải có hiểu biết sâu
sắc về chuyên môn mình phụ trách. Trong điều kiện hiện nay, vì mục đích nâng cao hiệu lực
LĐ, QL, thì cán bộ LĐ, QL cần nắm vững các kiến thức xã hội học, TLH nói chung và TLH
LĐ, QL nói riêng.
Tác phong cụ thể, tỉ mỉ, thận trọng khi ra quyết định là tác phong không thể thiếu của
người LĐ, QL. Nó giúp cho người LĐ, QL khắc phục bệnh quan liêu, giấy tờ, chủ nghĩa hình
thức trong LĐ, QL. Thận trọng cân nhắc, tính toán kỹ các tình huống, điều kiện đặc điểm tâm
lý và khả năng thực hiện mệnh lệnh của cấp dưới sẽ giúp cho nhà LĐ, QL đề ra được các
quyết định chính xác.
3. Tính đòi hỏi cao, tính nhất quán, dám nghĩ, dám lầm, quyết đoán trong LĐ, QL.
Đây là một phẩm chất quan trọng của cán bộ làm nhiệm vụ LĐ, QL. Trong mọi trường
hợp, nhà LĐ, QL cần đòi hỏi cao ở cấp dưới để tăng tinh thần trách nhiệm trước công việc
cho cấp dưới, buộc cấp dứoi phải cố gắng hết sức mình trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Tính nhất quán trong LĐ, QL sẽ làm cho toàn bộ hệ thống thuộc quyền LĐ, QL vận
hành thống nhất. Nhất quán trong LĐ, QL tạo nên sức mạnh và lòng tin của cấp dứoi, đồng
thời kích thích tính sáng tạo ở họ.
Người LĐ, QL rất cần phải có thái độ dám nghĩ, dám làm. Tự gò bó trong khuôn khổ
của một số quy định hạn hẹp nào đó, không có thái độ chủ động tìm tòi, dám nghĩ, dám làm
nhằm đem lại kết quả tốt hơn trong công việc do mình phụ trách là điều khó chấp nhận.
Người LĐ, QL lại còn phải là người quyết đoán, dám chịu trách nhiệm với cấp trên và cấp

dưới về các quyết định của mình.
4. Phong cách dân chủ trong LĐ, QL
Có được phẩm chất này, nhà LĐ, QL dễ tránh được sai lầm trong khi ra quyết định,
đồng thời giúp cho việc củng cố uy tín của chính họ một cách thuận lợi. Ở đây, rất cần chống
cả 2 thái độ: Dựa dẫm, ỷ lại vào taạp thể dễ dàng trốn tránh nhiệm vụ cá nhân; Việc đưa ra


11

bàn bạc trong tập thể chỉ là hình thức, thiếu chuẩn bị chu đáo và thực tế, không huy động
được năng lực cảu các chuyên gia giỏi.
Trong điều kiện hiện nay, người LĐ, QL phải rèn luyện cho mình phong cách dân chủ,
luôn biết quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cấp dứoi, biết đến nhu cầu, lợi
ích chính đáng của cấp dưới, biết lắng nghe các ý kiến khác nhau của cấp dưới.
5. LĐ, QL là một nghệ thuật, vì vậy tất yếu đòi hỏi người LĐ, QL phải có nghệ thuật
LĐ, QL giỏi.
- Nghệ thuật thu hút người khác
- Nghệ thuật ra quyết định
- Nghệ thuật giao nhiệm vụ
- Nghệ thuật cụ thể hóa nhiệm vụ
- Nghệ thuật động viên cấp dưới
- Nghệ thuật kiểm tra, phát hiện, uốn nắn và tiên shành điều chỉnh kịp thời hành vi và
hoạt động của cấp dưới.
6. Tác phong, quan điểm quần chúng, hết lòng đoàn kết mọi người vì tập thể, vì sự
nghiệp chung.
Trước hết, người LĐ, QL phải là người khiêm tốn, giản dị, lịch thiệp, tế nhị trong hành
vi giao tiếp. nhờ có thái độ khiêm tốn, giản dị mà quần chúng dễ gần với cán bộ LĐ, QL.
Thái độ lịch thiệp, tê snhị trong xử sự sẽ giúp cấp dưới mến phục, tin tưởng.
Người LĐ, QL phải có thái độ tôn trọng cấp dưới. Quần chúng vốn có những tiềm năng
sáng tạo rất to lớn. Một thái độ như thế của người chỉ huy sẽ dễ dàng giúp cấp dứoi hành

động sáng tạo, đem lại những đóng góp to lớn cho tập thể.
Người LĐ, QL còn phải thể hiện mình là người luôn luôn sâu sát cấp dưới, có thái độ
thực sự quan tâm, bồi dưỡng cấp dưới. Thái độ hết lòng đoàn kết mọi người vì tập thể, vì sự
nghiệp chung của nhà LĐ, QL có ý nghĩa rất quan trọng như một định hướng điều hòa cách
xử sự, các MQH hàng ngày diễn ra trong tập thể. Thái độ biết chăm lo cho đoàn kết mọi
người trong tập thể sẽ xua tan không khí nghi kỵ lẫn nhau, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện
nhiệm vụ chung.
Tóm lại, Nhân cách chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính
chất bên trong của mỗi cá nhân. Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự
tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng có của cá nhân,
đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của
mình
Trước những yêu cầu đòi hỏi cao của tình hình hiện nay, trước yêu cầu xây dựng Quân
đội Nhân dân Việt Nam mạnh toàn diện mà trước hết là vững mạnh về chính trị, đòi hỏi
người …. phải không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình trên mọi mặt công tác. Nó
cũng đòi hỏi người …. phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện cả về phẩm chất, đaọ đức, lối
sống và cả về năng lực, phương pháp, tác phong công tác để họ thực sự là người cán bộ vừa
có đức vừa có tài, vừa “Hồng” vừa “Chuyên”, thực sự là ….


12

Câu 6. Một số yêu cầu tâm lý cơ bản trong hoạt động LĐ-QL hiện nay?
ĐVĐ…………………….
1. Phát huy tối đa nhân tố con người trong hoạt động LĐ, QL.
- Xuất phát từ: + Đối tượng của hoạt động LĐ, QL là con người và các tập thể.
+ Mỗi người đều có những ưu điểm và hạn chế.
+ Trước yêu cầu của sự nghiệp XD và BV TQVNXHCN hnay.
+ MQH giữa con người với vũ khí trong sức mạnh chiến đấu của QĐ.
+ Quan điểm của Đảng: Con người là trung tâm, động lực của ptriển.

- Quan tâm đến con người: Nhu cầu, động cơ, mục đích…
- Giải pháp: + Nắm chắc đối tượng của LĐ, QL.
+ Quan tâm đời sống vật chất và tinh thần.
+ Có cách thức tác động phù hợp với từng đôi tượng.
2. Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực, lành mạnh trong tập thể.
Bầu không khí tâm lý tích cực: sự quan tâm, giúp đỡ, đòi hỏi cao lẫn nhau.
3. Điều chỉnh và định hướng các hiệm tượng tâm lý xã hội trong tập thể.
- Các hiện tượng tâm lý xã hội trong tập thể: Dư luận, tâm trạng, uy tín, truyền thống.
4. Xác lập được uy tín cao của người LĐ, QL trong tập thể
Uy tín của người lãnh đạo là sự ảnh hưởng của quyền uy và sức mạnh tinh thần của của
người lãnh đạo đối với cấp dưới khiến cấp dưới tin tưởng, cảm phục và tuân theo các quyết
định của người lãnh đạo.
Con đường và biện pháp nâng cao uy tín người lành đạo.
- Tự phấn đấu rèn luyện.
Đây là con đường cơ bản nhất để tự nâng cao uy tín của mình. Tự phấn đấu rèn luyện có
thể được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
+ Duy trì hứng thú khát vọng và ý chí lãnh đạo để phục vụ tổ chức, phục vụ con người
và xã hội.Không được lấy uy tín làm mục đích mà phải coi đó phương tiện, là điều kiện để
thực hiện mục đích lãnh đạo, quản lý.
+ Thường xuyên kiểm tra, tự phê bình.
- Giữ vững và nâng cao uy tín qua các mối quan hệ.
Người lãnh đạo không chỉ tổ chức và vận hành các quan hệ trong tổ chức của mình mà
còn tham gia các mối quan hệ đó. Uy tín gắn liền với những giá trị của họ. Những giá trị này
được được đánh gái thông qua người khác. Như vậy thộng qua mối quan hệ đây cũng là con
đường để nâng cao uy tín người lãnh đạo. Các biện pháp thực hiện con đường này bao gồm:
+ Quan hệ với mọi người khiêm tốn và có nguyên tắc.
+ Chân thành và gần gũi với quần chúng
+ Quan hệ đúng mực với cấp trên và đồng nghiệp.
- Thực hiện dân chủ và công khai:
Dân chủ công khai trong việc đề bạt kỷ luật cán bộ, có ý kiến độc lập trong quyết định

của cá nhân và dám chịu trách nhiệm, không né tránh và đổ tr/nhiệm cho người khác.
5. Xác lập tốt MQH với các tập thể, trước hết là các tập thể LĐ, QL.
* Ý nghĩa: Nghiên cứu những yêu cầu tâm lý cơ bản trong hoạt động LĐ-QL có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong hoạt động LĐ-QL nói chung và LĐ-QL bội đội nói riêng và trong
hoạt động CTĐ, CTCT của người cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở.
Cần tu dững rèn luyện, củng cố uy tín của mình, cũng như hoàn thiện nhân cách của
người cán bộ nói chung, cán bộ chính trị nói riêng.
Cần hình thành phát triển, hoàn thiện nhân cách của người LĐ-QLthông qua con
đường: + Giáo dục… + Hoạt động thực tiễn… + Giao lưu… + Môi trường tập thể…


13

Câu 7. Làm rõ lý luận TLH về uy tín của người LĐ-QL?
1. Khái niệm uy tín:
“Uy tín của người LĐQL là một hiện tượng TLXH hình thành trên cơ sở những phẩm
chất năng lực và các giá trị XH của cá nhân người LĐQL, có sức cảm hóa, thu hút, lôi kéo
người khác, được mọi người thừa nhận tin tưởng và tuân theo”
Theo Nguyễn Phúc Ân: Uy tín là gồm UY + TÍN
UY: Phần do cấp trên trao cho: Đơn vị chức vụ do XH giao cho anh đến thời gian XH
đòi lại.
TÍN: Cái của bản thân anh là niềm tin của cấp dưới đối với LĐQL.
Uy tín của người lãnh đạo là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố quyền lực và sự tín
nhiệm của mọi người đối với bản thân người lãnh đạo.
Uy tín được hình thành và phát triển trong các mối quan hệ xã hội (người - người) và
các lĩnh vực khác nhau. Ngưòi ta thường nói đến uy tín đạo đức, uy tín chính trị, uy tín nghề
nghiệp, uy tín khoa học, v.v. của một cá nhân hay một nhóm xã hội. Với ý nghĩa đó, một
người có thể có uy tín về nhiều mặt hoặc uy tín từng mặt. Đôi khi ngay trong một cá nhân
cũng tồn tại mâu thuẫn về uy tín giữa các mặt đó. Ví dụ, một người nào đó có uy tín khoa
học song rất có thể lại thiếu uy tín về đạo đức v.v..Khi đánh giá uy tín ỏ mỗi người cần phải

xuất phát từ chính lĩnh vực mà người đó đang đảm nhiệm - lĩnh vực hoạt động đặc thù.
2. Phân loại uy tín
- Căn cứ vào chủ thể: Có uy tín cá nhân, TT, XH.
- Căn cứ hoạt động: Có uy tín CTrị, nghề nghiệp, LĐQL, kinh doanh.
- Căn cứ theo hình thức tồn tại: Có uy tín thật, uy tín giả.
Thông thưòng người ta chia uy tín ra làm hai loại: uy tín đích thực và uy tín giả danh.
Trong thực tiễn quản lý, lãnh đạo, dư luận, cách nhận xét của quần chúng cũng theo chiều
hướng phân loại như vậy.
3. Các thành tố tạo thành uy tín ở người cán bộ lãnh đạo
* Nhân tố thuộc về chủ thể:Phâm chất chính trị - tư tưởng đạo đức; Năng lực LĐQL;
Kĩ năng giao tiếp; Những nét tính cách đặc trưng; Vị trí Xh của chủ thể; Kinh nghiệm vốn
sống, tuổi tác SK.
=> các nhân tố này tương đồng P/C nhân cách. Trong đó kĩ năng giao tiếp là yếu tố
quan trọng: Kĩ năng định hướng giao tiếp….; kĩ năng điều chỉnh giao tiếp…; kĩ năng sử
dụng phương tiện giao tiếp.
* Các nhân tố thuộc về tập thể: Trình độ nhận thức và ý thức giác ngộ chung của
TThể; Bầu không khí tâm lí và truyền thốg TT; Yếu tố của TT; Sự quan tâm giúp đỡ tạo điều
kiện của cấp trên; Tác động tích cực của môi trường XH
=> Chú ý; trình độ nhận thức và giác ngộ chung của TT.
Trong các tài liệu TLH xã hội, người ta hiểu uy tín bao gồm quyền uy và sự tín nhiệm.
Nó là sự kết hợp hài hoà giữa hai thành tô" này, nếu thiếu một trong hai thành tô đó không
thể có uy tín. Với cách hiểu như vậy, uy tín của người lãnh đạo bao gồm các thành tô" cụ thể
sau đây:
Thứ nhất, muốn có uy tín trước tiên người lãnh đạo phải có quyền lực của chức vụ được
giao có tính chất pháp quy (do được bổ nhiệm hay qua bầu cử).
Thứ hai, muốn có uy tín thực sự phải có sự tín nhiệm, phục tùng tự giác của mọi người
cấp dưới.
Thứ ba, trong uy tín có chứa đựng sức mạnh ám thị với mọi người, nó được coi như là
một chuẩn mực để mọi ngưòi noi theo.



14

4. Con đường hình thành củng cố Ut LĐQL:
- Người LĐQL, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, xứng đáng với chức trách nhiệm vụ
đc giao.
- Nâng cao trình độ nhận thức trách nhiệm chính trị, xd tập thể vững mạnh.
- Sự chăm lo bồi dưỡng tạo điều kiện cho lãnh đạo, chỉ huy cấp trên.
- Đấu tranh loại bỏ uy tín giả, khắc phục sự giảm sút UT.
* Ý nghĩa:
Thời đại nào, chế độ nào vấn đề uy tín người cán bộ cũng có vai trò hết sức quan trọng.
Trong công cuộc đổi mới hôm nay thì vấn đề đó lại càng có ý nghĩa hơn. Dưới ánh sáng tư
tưởng và tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, rèn
luyện nâng cao uy tín của mình trước tập thể, trước nhân dân.
- Việc đầu tiên là trong dịp học tập và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng, là phải tiến hành đánh giá lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo của cơ
quan, đơn vị.
- Mỗi vị lãnh đạo (dù là cấp nào) cũng phải nghiêm túc rèn luyện bản thân cả trong học
tập, tích lũy kiến thức nhiều mặt, cả trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, khả năng quản lý,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phải đề cao trách nhiệm của các cơ quan làm công tác tổ chức bộ máy và cán bộ.
Câu 8: Nghệ thuật lãnh đạo của người LĐ-QL?
ĐVĐ…………………….
- Nghệ thuật thu hút người khác. Người LĐ-QL giỏi phải là người biết thu hút cán
bộ, chiến sĩ dưới quyền hăng hái tham gia vào guồng máy hoạt động chung do mình điều
khiển, thu hút người khác bằng chính uy tín và năng lực của ngưòi chỉ huy, quản lý, lãnh đạo,
cũng như bằng tính đòi hỏi cao với công việc, làm cho cấp dưới tăng trách nhiệm cá nhân,
dồn hết sức lực và tâm trí vào việc thực hiện tốt nhất và có sáng tạo nhiệm vụ được giao.
- Nghệ thuật ra quyết định cũng là đòi hỏi quan trọng với người LĐ-QL.
Tố chất thường thấy ở một lãnh đạo giỏi là dám nghĩ, dám làm và có kỹ năng ra quyết

định. Đưa ra những quyết định tốt, được mọi người ủng hộ và thực thi là cả một nghệ thuật
mà tất cả các nhà lãnh đạo đều phải học. Điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với một
doanh nhân trong giải quyết các vấn đề hàng ngày.
Thực tế, để ý tưởng triển khai vào thực tiễn mang lại kết quả tốt, để có một quyết định
đúng đắn, đòi hỏi người lãnh đạo phải có một cảm quan tốt, đánh giá và dự báo được tình
hình, cân nhắc được lợi hại của các quyết định và hiểu sâu sắc việc mình làm.
Nhà LĐ-QL cần hết sức tránh việc ra quá nhiều các quyết định lẻ tẻ, vụn vặt vì việc làm
này sẽ gây rối bận, làm ức chế tâm lý của cán bộ, chiến sĩ dưới quyền, làm mất khả năng
hành động sáng tạo của cấp dưới.
- Nghệ thuật giao nhiệm vụ. Giao nhiệm vụ cho cấp dưới phải làm sao cho cấp dưới
phấn khởi, sẳn sàng nhận nhiệm vụ và thực hiện sáng tạo các nhiệm vụ đó. Thực hiện tốt các
vấn đề này là cả một nghệ thuật. Ở đây, đòi hỏi người LĐ-QL phải cân nhắc, tính đến đặc
điểm tâm lý của người thừa hành và không được chủ quan, đơn giản. Tùy từng yêu cầu, điều
kiện hoàn cảnh khác nhâu mà việc giao nhiệm vụ, đặc biệt là các nhiệm vụ quan trọng, có thể
tổ chức công khai để mọi người đều biết. Đây chính là sự động viên, của lãnh đạo, chỉ huy
cũng như của cả đơn vị đối với người thừa hành nhiệm vụ. Do tính chất và mức độ bảo mật
của các nhiệm vụ, cũng có thể tiến hành giao nhiệm vụ riêng cho từng LĐ-QL cấp dưới.


15

Trong trường hợp này, nhà LĐ-QL cấp trên có thể thực hiện việc động viên riêng tới từng
người một để khích lệ động viên cấp dưới kịp thời và có hiệu quả.
- Nghệ thuật cụ thể hóa nhiệm vụ trong nhiều trường hợp lại giữ vai trò quan trọng
trong cả tiến trình thực hiện các quyết định đã nêu ra. Cụ thể hóa nhiệm vụ không tốt sẽ gây
ra rối bận cho cấp dưới. Nhiều khi quyết định đề ra đúng đắn, kịp thời, nhưng không ai bắt
tay vào thực thi cũng chỉ vì quyết định đó thiếu được cụ thể hoá một cách kỹ lưỡng, sinh ra
tâm lý trông chờ nhau, ỷ lại vào nhau. Hóa ra quyết định nêu ra rất hay, nhưng chỉ có ý nghĩa
trên giấy tờ. Đây là điều LĐ-QL chỉ huy các cấp hết sức tránh.
- Nghệ thuật động viên cấp dưới là một đòi hỏi không thể thiếu được đối bất kỳ một

người LĐ-QL nào. Chúng ta cần nhớ rằng đã là con người thì ai cũng muốn được động viên,
quan tâm đến sự tiến bộ trưởng thành của bản thân mình. Bởi vậy người LĐ-QL phải biết
tiến hành giỏi việc động viên cấp dưới.
+ Động viên như thế nào là phù hợp?
+ Sử dụng ngôn từ trong nghệ thuật động viên
+ Trong QĐ, nghệ thuật động viên trước hết, hướng vào khích lệ tấm gương sẳn sàng
nhận nhiệm vụ nơi khó khăn, công việc phức tạp, cũng như cán bộ, chiến sĩ dưới quyền có
sáng kiến, sáng tạo trong thừa hành nhiệm vụ, các tấm gương hăng hái miệt mài trong học
tập, huấn luyện, trong lao động xây dựng đơn vị. Trong công việc này, người LĐ-QL phải
biết linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như biểu dương cổ vũ cấp
dưới qua điện thoại; nhắc tên chiến công đã đạt được trước toàn đơn vị, hoặc hội nghị cán bộ,
quà khen thưởng đặc biệt…
* Ý nghĩa vận dụng:
Lãnh đạo là cả một nghệ thuật. Mà đã là nghệ thuật thì cần phải học hỏi, trau dồi liên
tục mới đạt được kết quả trong vai trò lãnh đạo. Một cách tổng quát, nghệ thuật lãnh đạo là
một phương thức bao gồm nhiều yếu tố phải có của người lãnh đạo để có thể chỉ huy, hướng
dẫn, điều hành một tập thể sao cho thành công và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.
Bên cạnh một phần rất nhỏ của yếu tố bẩm sinh, nghệ thuật lãnh đạo của nhà LĐ-QL
cần phải thông qua rèn luyện…..
- Phải có tầm nhìn; Nguyên tắc đạo đức; Tin tưởng cấp dưới; Dám thừa nhận
khuyết điểm; Xây dựng và phát huy truyền thống, văn hoá; Khai thác năng lực tiềm ẩn.
Câu 9. Làm rõ những vấn đề tâm lý trong kiểm tra, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh
việc thực hiện quyết định của người LĐ-QL?
ĐVĐ…………………….
1. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định
- Kiểm tra giữ vai trò đặc biệt trong số những biện pháp thực hiện đinh. Nó là 1 trong
những yêu cầu đối với hđộng của nhà LĐ-QL, đồng thời cũng là 1 biện pháp động viên,
khuyến khích người thùa hành qđịnh.
- công tác kiểm tra giúp cho người LD-QL kịp thời phát hiện và uốn nắn những biểu
hiện lệch lạc của người thừa hành, để hoạt động đi đúng hướng, kịp thời phát hiện những khó

khăn và những vấn đề nảy sinh cản trở quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Cơ sở kiểm tra là những đòi hỏi khách quan của nvu phát triển cũng như hoạt động nhận
thức của người LĐ-QL đối với diễn biến của quá trình thực hiện n vụ của người thừa hành.
Đặc điểm tâm lý của quá trình nhận thức đó, một mặt phụ thuộc vào tâm trạng của bản thân


16

người tiến hành kiểm tra, mặt khác phụ thuộc vào tâm lý của đối tượng kiểm tra, vào đặc
điểm riêng của mỗi công việc cụ thể.
Hoạt động kiểm tra có 3 chức năng:
Thứ nhất: chức năng liên hệ ngược.
Giúp cho người LĐ- QL nắm được những thông tin chính xác về quá trình thực hiện
quyết định của người thừa hành cả về số lượng, chat lượng.
Thứ hai: chức năng định hướng hoạt động:
Là chức năng hướng dẫn hoạt động của người thừa hành nhằm vào các lĩnh vực chủ yếu
của nhiệm vụ chung (tuy nhiên, công tác kiểm tra phải được tiến hành trên tất cả các mặt
hoạt động, theo 1 kế hoạch thong nhất đối với tất cả các đối tượng không được bỏ qua 1 vấn
đề nào)
Thứ 3: chức năng động viên, khuyến khích:
Quá trình kiểm tra giúp người lãnh đạo đánh giá đúng mức độ ưu khuyết điểm của
những người thừa hành, có thái độ khen ngợi, phê phán, khiển trách. Thái độ đồng tình của
người LĐ- QL có tác dụng khích lệ rất đáng kể đối với cấp dưới. ngay cả khi người LĐ- QL
phê bình, khiển trách cấp dưới vì những hành động, hay kết quả hoạt động không tốt, nếu sự
phê bình đó là chân tình, xác đánh, có hướng dẫn phương hướng khắc phục và bày tỏ sự tin
tưởng vào khả năng sửa chữa của người mắc khuyết điểm cũng có tác dụng động viên, khích
lệ sự đồng tình ủng hộ của chính ngay những người mắc sai lầm khuyết điểm.
2. Bổ sung, điều chỉnh việc thực hiện quyết định.
- Một mục đích nữa của kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định là nhằm đi đến bổ
sung, điều chỉnh việc thực hiện quyết định đã đề ra. Cần lưu ý bổ sung, điều chỉnh các quyết

định đã có không chỉ đơn thuần là do các quyết định được đề ra có khuyết điểm nào đó mà
còn có thể do cần nâng cao, cụ thể hơn nữa các quyết định đã ban hành, nâng cao, cụ thể hơn
nữa các quyết định đã ban hành, nâng cao hơn nữa hiệu lực của lãnh đạo – quản lý. Quá trình
này đòi hỏi người LĐ- QL phải biết tập trung ý thức vào việc phân tích các thông tin ngược,
những ý kiến, dư luận, tâm trạng của tập thể trước tất cả những vấn đề của quyết định và của
việc thực hiện nó cũng như những kinh nghiệm- bài học sẽ được rút ra từ đó, làm cơ sở cho
việc bổ sung, điều chỉnh và xa hơn triển khai thực hiện tiếp các quyết định sau này. Thực
hiện công tác LĐ- QL phải thực hiện nhiều quyêt định 1 cách đồng thời, mà mỗi quyết định
lại có những yêu cầu riêng về nội dung và thời hạn thực hiện. do vậy đòi hỏi người LĐ- QL
phải có sựu phát triển cao về tư duy lãnh đạo- quản lý, nhằm đảm bảo được tính trí tuệ trong
quá trình lãnh đạo.
Nguyên nhân dẫ đến sựu điều chỉnh này có thể do tình hình nhiệm vụ đã có sự thay đổi,
hoặc do việc thực hiện quyết định còn có những yếu kém- những hạn chế nào đó, nhân lực,
vật lực- tài lực đưuọc dung trong việc thực hiện quyết định cũng có những hạn chế, thiếu đầy
đủ và đúng đắn. do vậy 1 khi quyết định đã không còn tác dụng tích cực đối với tiến trình
LĐ_ QL nữa, người lãnh đạo chỉ huy đơn vị có thể và cần phải thay đổi hoặc bãi bỏ nó. Để
thực hiện vấn đề này yêu cầu người lãnh đạo- quản lý phải có ý thức trách nhiệm cao, lương
tâm đạo đưucs nghề nghiệp trong sang, không thể vì sợ mất thể diện với cấp dưới mà không
dám bãi bỏ 1 quyết định nào đó của chính mình 1 khi nội dung của nó đã không còn phù hợp
nữa. mặt khác, mỗi quyết đinh cần được diều chỉnh, bổ sung, yêu cầu người LĐ- QL phải hết
sức thận trọng, huy động tối đa các phẩm chất tâm lý của cá nhân để suy nghĩ, cân nhắc đảm
bảo tính chính xác của những thay đổi cần bổ sung điều chỉnh. Để làm của những thay đổi
cần bổ sung điều chỉnh. Để làm việc này, người LĐ- QL có thể tiến hành 1 cuộc họp trong
tập thể LĐ- QL hoặc với những người có trách nhiệm thực hiện quyết định, trao đổi toàn diện
và dân chủ về những vấn đề có liên quan đến việc điều chỉnh, bổ sung quyết định. Quá trình


17

này là cần thiết tiến tới thống nhất ý kiến đánh giá về kết quả dã đạt được cũng như những

hạn chế thiếu sót cùng các nguyên nhân của hiện trạng này.
Dựa trên cơ sở đó người lãnh đạo sẽ tiến hành đô đốc tiếp việc thực hiện quyết định,
đảm bảo cho tiến trình thực hiện quyết định được hiện thực hóa.
Cần đặc lưu ý rằng việc ra quyết định đã khó thì việc đề xuất ý kiến bổ sung điều chỉnh
việc thực hiện quyết định( vì thực chất là 1 quyết định mới, chất lượng cao hơn) lại càng có
khó khăn phức tạp hơn nhiều đòi hỏi nhưng nỗ lực lớn cùng tinh thần trách nhiệm rất cao của
nguwoif LĐ-QL mới thực hiện có hiệu quả
Câu 10. Con đường hình thành và phát triển nhân cách người LĐ-QL?
1. Nhân cách: * Theo quan niệm của các nhà TLH, nội dung tâm lý nhân cách của
người LĐ-QL gồm có 4 thuộc tính tâm lý cơ bản: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực.
các thuộc tính này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau…
Phạm trù nhân cách là một trong những phạm trù cơ bản của TLH được nghiên cứu khá
nhiều ở trong nước và trên thế giới.
“Nhân cách là tổng hòa các phẩm chất xã hội, được cá nhân lĩnh hội trong hoạt động
và giao tiếp, phản ánh giá trị xã hội của cá nhân trong cộng đồng”
Nói đến nhân cách là nói đến một con người, một cá nhân cụ thể xét về bản chất xã hội,
chủ thể của hoạt động xã hội, chủ thể của các quan hệ xã hội cũng như mức độ giá trị xã hội
được thừa nhận như thế nào.
Nhân cách của người LĐ-QL là nhân cách của một người chủ trì, chỉ huy, người đứng
đầu đơn vị, ngoài nét chung của nhân cách nó còn có nét riêng, tất yếu đòi hỏi người LĐ-QL
bộ đội phải có uy tín trước cấp dưới, có phẩm chất và năng lực theo đòi hỏi của Đảng ta, về
đức và tài theo lời dạy của Bác Hồ.
2. Con đường hình thành nhân cách
Nhân cách được hình thành và phát triển thông qua giáo dục, hoạt động, giao lưu và tập
thể. Nhân cách người lãnh đạo là kiểu nhân cách xã hội đặc thù nên con đưòng hình thành nó
cũng có những nét riêng biệt.
Giáo dục và sự hình thành, phát triển nhân cách người lãnh đạo
Không ai sinh ra đã là người lãnh đạo. Muôn trở thành người lãnh đạo trước tiên phải
được giáo dục, đào tạo trở thành con ngưòi với tư cách là thành viên của xã hội.
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người thực tế là quá trình hoạt

động của cá nhân để lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội, là quá trình chiếm lĩnh
những tinh hoa của nền văn hoá xã hội một cách nhanh nhất và có hệ thông. Quá trình này
được thực hiện nhờ hệ thống giáo dục và đào tạo. Giáo dục được coi là một hoạt động
chuyên môn của cả xã hội, nhằm tác động một cách có mục đích đến cá nhân để hình thành ở
cá nhân đó hệ thống những phẩm chất tâm lý phù hợp với mục tiêu đào tạo của xã hội đặt ra.
Sự giáo dục có thể diễn ra trong gia đình, nhà trường, xã hội, song giáo dục theo cơ chê nhà
trường có vai trò chủ đạo (quyết định đến sự hình thành và phát triểntâm lý và nhân cách con
người phù hợp với mục tiêu đào tạo của xã hội đặt ra.
Đốĩ với người lãnh đạo hiện nay cần phải được giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nắm vững
hệ thống những tri thức khoa học, những tri thức về đạo đức, những kỹ năng, kỹ xảo về quản
lý. Điều quan trọng là phải trang bị cho người lãnh đạo hệ thống quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; những tri thức về tâm lý con người, về công nghệ
quản lý, lãnh đạo.


18

Hoạt động và sự hình thành, phát triển nhân cách người lãnh đạo
Môi trường xã hội, giáo dục của xã hội có vai trò quan trọng đốì với sự hình thành và
phát triển nhân cách. Tuy nhiêĩiị ảnh hưởng của môi trường và giáo dục chỉ diễn ra thông qua
hoạt động của chính con người. Cuộc sông của con người là một dòng các hoạt đồng kế tiếp
nhau. Nếu không hoạt động, con người không thể tồn tại và phát triển được. Nhân cách được
hình thành, phát triển và cũng được bộc lộ trong hoạt động. Hoạt động của cá nhân có vai trò
quyết định trực tiêp đên sự hình thành và phát triển nhân cách.
Trong cuộc sông, ngưòi cán bộ lãnh đạo có thế tham gia nhiều dạng hoạt động khác
nhau, song hoật động đâu tranh cách mạng là hoạt động có ý nghĩa chủ đạđối với sự hình
thành và phát triển nhân cách. Thông qua hoạt động quản lý, lãnh đạo trong từng giai đoạn
cách mạng, những mặt mạnh, mặt yếu của cá nhân được bộc lộ và qua đó người lãnh đạo mới
biết được mình phải tự rèn luyện, phải tự tu dưỡng về cái gì để hoàn thiện bản thân.
Giao lưu và sự hình thành, phát triển nhân cách

Giao lưu là một hoạt động nhằm thiết lập và vận hành các quan hệ giữa người với
người. Nếu không có giao lưu thì cá nhân sẽ không thể trỏ thành một nhân cách.
Thông qua giao lưu Con người lĩnh hội những kinh nghiệm của xã hội loài người và có
ngôn ngữ. Mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ để lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức, đánh giá hành
vi xã hội của mình, kiểm tra các tiêu chuẩn giá trị trong quan hệ V.V..
Các quan hệ trong giao lưu còn giúp cá nhân so sánh mình với những đối tượng giao
tiếp và qua đó tự nhận thức đúng về mình, tự hoàn thiện mình. Chính quá trình "tự thân vận
động" của mỗi ngưòi có nguồn gốc từ giao lưu.
Trong quản lý, lãnh đạo, giao lưu là hoạt động chủ yếu trong mối quan hệ với tổ chức
với ngưòi dưới quyền. Nếu không có hoạt động giao lưu thường xuyên thì không thể diễn ra
hoạt động của người lãnh đạo. Nhờ có giao lưu, người lãnh đạo nắm được tình hình ỏ quần
chúng; biết được tâm tư, nguyện vọng, sự đánh giá của quần chúng để có thể tự diều chỉnh
mình; chỉ đạo tốt việc ra quyết định, thực hiện quyết định quản lý
Tập thể và sự hình thành, phát triển nhân cách
Các tập thể cơ quan, đơn vị sản xuất, đoàn thể xã hội là môi trường quan trọng để ngưòi
lãnh đạo rèn luyện nhân cách của mình. Với tư cách là chủ thể quản lý, người lãnh đạo tiến
hành hoạt động quản lý thông qua các con người trong tập thể và nhờ đó mà phát triển nhân
cách. Ngược lại, trong quá trình chỉ đạo, quản lý, chính bản thân ngưòi lãnh đạo lại được tập
thể nhận xét, thừa nhận hay không thừa nhận. Phê bình và tự phê bình là phương tiện có hiệu
quả nhằm giúp người lãnh đạo phát triển nhân cách.
Quá trình hình thành, phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi
người lãnh đạo phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, học tập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
căn dặn: "Cán bộ có quyết tâm thì cải tạo được mình, được nước nhà, được xã hội. Các bí
quyết thành công là có quyết tâm"1
Câu 11. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản của người lãnh đạo – quản lý.
ĐVĐ…………………….
1. Khái niệm:
“Giao tiếp là một quá trình đa dạng và phức tạp của sự thiết lập và phát triển tiếp xúc
giữa các con người nảy sinh do nhu cầu hoạt động cùng nhau, bao gồm trong nó sự trao đổi
thông tin, soạn thảo chiến lược hành động thống nhất, thừa nhận và hiểu biết người khác”

Vậy, Kỹ năng giao tiếp trong LĐ-QL giữ vai trò quan trọng, nhằm bảo đảm chất lượng
và hiệu quả của giao tiếp theo mục đích đề ra.


19

Những nguyên tắc cần tuân thủ trong giao tiếp của người lãnh đạo, quản lí là: Nhân
cách mẫu mực; Tôn trọng nhân cách; Thiện ý và hợp tác; Đồng cảm.
2. Các kĩ năng giao tiếp cơ bản của người lãnh đạo – quản lý:
Do đó để nâng cao hiệu quả LĐ-QL bộ đội đòi hỏi người LĐ-QL phải nắm vững và làm
chủ những phương thức và kỹ năng giao tiếp sau đây:
a. Kỹ năng định hướng trong giao tiếp.
Kỹ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như sắc thái biểu
cảm ngữ điệu, thanh điệu của cử chỉ, điệu bộ; động tác... mà phán đoán chính xác những
trạng thái tâm lý bên trong của đối tượng giao tiếp. Kỹ năng định hướng trong giao tiếp biểu
hiện cụ thể:
- Kỹ năng đọc nội tâm dựa trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói.
Nhờ khả năng tri giác tinh tế và nhạy bén các trạng thái tâm lý qua nét mặt, cử chỉ, ngữ
điệu, âm điệu của lời nói mà người lãnh đạo có thể phát hiện khá chính xác và đầy đủ thái độ
của cấp dưới. Ngôn ngữ diễn tả tình cảm hay còn gọi là ngôn ngữ biểu cảm rất phong phú.
Nó thể hiện tính cách, trí tuệ, tình cảm, ý chí của con người. Tính chủ động hay thụ động,
chân thành hay giả dối, tin tưởng hay hoài nghi đều in dấu trong giọng nói và nhịp điệu của
lời nói. Ví dụ: khi xúc động giọng nói hổn hển, lời nói ngắt quãng; khi vui vẻ giọng nói trong
trẻo ... Trạng thái xúc cảm cũng thường được biểu hiện qua nét mặt, cử chỉ, hành vi... ví dụ:
khi sợ hãi mặt tái nhợt, hành động gò bó...; khi bối rối: mặt đỏ bừng chân tay luống cuống,
vụng về; khi tức giận thường mắm môi, nắm chặt tay... Tri giác những biểu hiện xúc cảm bên
ngoài là cần thiết song điều quan trọng hơn là người LĐ-QL cần biết dựa vào đó để nhận xét,
đánh giá và phán đoán đúng nội tâm của cấp dưới.
- Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân
cách.

Sự biểu hiện các trạng thái tâm lý của con người qua ngôn ngữ và điệu bộ là rất phức
tạp vì cùng một trạng thái cảm xúc lại có thể được bộc lộ ra bên ngoài bằng ngôn ngữ và điệu
bộ khác nhau. Ngược lại sự biểu hiện ở bên ngoài như nhau lại là vẻ ngoài của các tâm trạng
khác nhàu. Ví dụ: người lãnh đạo đang có tâm trạng buồn nhưng khống muốn ảnh hưởng đến
đơn vị nên đã tự kiềm chế để tạo không khí vui vẻ trong tập thể; hay người chiến MĨ tình báo
hoạt động trong lòng địch không được phép biểu lộ tình cảm thực ra bên ngoài (qua ngôn
ngữ, nét mặt, điệu bộ...).
Tuy nhiên nhờ những dấu hiệu biểu hiện chung nhất về cảm xúc qua các biểu hiện bên
ngoài mà người lãnh đạo vẫn có thể phán đoán được các trạng thái, đặc điểm tâm lý của cấp
dưới khi giao tiếp.
Thực chất kỹ năng định hướng là phác thảo chân dung tâm lý của đối tượng giao tiếp.
Việc phác thảo chân dung tâm lý càng đúng, càng chính xác, thì việc giao tiếp càng đạt hiệu
quả cao.
b) Kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài trong giao tiếp.
Kĩ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài trong giao tiếp nhằm thực hiện chức năng
nhận thức của giao tiếp. Kĩ năng này biểu hiện ở:
- Nhận biết cảm tính về những dấu hiệu bên ngoài như: chiều cao, dáng vẻ, đầu tóc,
trang phục, giới tính, lứa tuổi...
- Nhận biết mang tính tổng quát qua những dấu hiệu như: tính cách, cảm xúc, tình cảm,
đạo đức...
Nhận biết, dự đoán chính xác tâm lí của đối tượng thông qua các dấu hiệu bên ngoài gắn
liền với hiện tượng trực giác trong đánh giá đối tượng của người lãnh đạo, quản lí có quan hệ
tới trình độ, kinh nghiệm, vốn sống của người lãnh đạo, quản lí.


20

C) Kỹ năng định vị trong giao tiếp.
Kĩ năng định vị trong giao tiếp tạo nên sự đồng cảm giữa người lãnh đạo và cấp dưới.
Kĩ năng này biểu hiện ở:

- Hành vi ứng xử trong giao tiếp của người lãnh đạo luôn phù hợp với nhu cầu, nguyện
vọng, đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh của cấp dưới.
- Khả năng biết xác định vị trí, không gian và thời gian trong giao tiếp. Biết đặt vị trí
của mình vào vị trí đối tượng để cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của họ và biết tạo điều
kiện để đối tượng chủ động giao tiếp.
Đạt được kĩ năng này đòi hỏi người lãnh đạo, quản lí phải rèn luyện nhiều trong hoạt
động nghề nghiệp, chủ động tiếp xúc với mọi người, không ngừng trau dồi tri thức, kinh
nghiệm, vốn sống để có thể đồng nhất mình với đối tượng một cách trung thực.
d. Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp.
- Điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp là một kĩ năng rất phức tạp và sinh
động. Kĩ năng này bao gồm trong đó nhiều thành phần tâm lí như: nhận thức, thái độ, hành vi
ứng xử.
- Kỹ năng biết điều khiển, điều chỉnh trong quá trình giao tiếp của người LĐ-QL được
biểu hiện ở những phẩm chất cơ bản như: biết phát hiện ra những điều cần thiết khi tiến hành
quan sát đối tượng, biết nghe, lắng nghe, biết xử lý thông tin, biết điều khiển đối tượng để họ
luôn suy nghĩ và hành động theo chủ ý của người LĐ-QL.
-Điều khiển người khác có nghĩa là người LĐ-QL phải hiểu được những đặc điểm tâm
sinh lý, hoàn cảnh sông, nhu cầu, ước muôn của cấp dưới tại thời điểm giao tiếp.
- Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển trong giao tiếp của người LĐ-QL là kết quả tổng hợp
hài hòa những tri thức khoa học, vốn sông kinh nghiệm, sự tích lũy, từng trải của cá nhân
người LĐ-QL cùng với sự rèn luyện kiên trì, tỉ mỉ với thái độ trách nhiệm, tình cảm thương
yêu đối với cấp dưới thì mới có được kỹ năng giao tiếp khéo léo, đạt được các mục đích giao
tiếp khác nhau trong hoạt động LĐ-QL.
Đ. Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp.
Đó là kỹ năng biết sử dụng các phương tiện giao tiếp như ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, ký
hiệu, vât thể để giải quyết tốt các nhiệm vụ giao tiếp trong Hoạt động LĐ-QL.
Kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp vừa mang tính khoa học (hợp lý) vừa mang
tính nghệ thuật (mềm dẻo, cơ động, linh hoạt.,.). Do đó đòi hỏi người LĐ-QL phải thực sự
làm chủ các phương tiện giao tiếp của mình. Cần liên tục rèn luyện, thực hành tiếp xúc
thường xuyên với cấp dưới để có phong cách ứng xử hợp lý nhất. Suy cho cùng nhân cách

mẫu mực của người lãnh đạo chính là phương tiện giao tiếp khái quát nhất, cụ thể sinh động
và thuyết phục nhất vì nó hàng ngày hàng giờ tác động vào nhận thức của bộ đội, tạo cho họ
niềm tin vững chắc và mạnh mẽ để rèn luyện, phấn đấu hoàn thiện nhân cách của mình theo
những yêu cầu đòi hỏi của Đảng, Nhà nước và quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay.
Ngoài việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp người LĐ-QL còn cần phải nắm vững những
cách thức cụ thể dùng để tạo ra sự thiện cảm ở người khác khi tiếp xúc như:
- Có thái độ chân thành, luôn chú ý quan tâm đến cấp dưới.
- Cần nhớ rõ họ tên, đơn vị (những người có hoàn cảnh đặc biệt nếu có) của những
người mà mình giao tiếp.
- Biết cách chăm chú lắng nghe và tìm mọi cách khuyến khích cấp dưới để họ tự nói về
bản thân mình.
- Cần kìm chế và tránh mọi sự tranh luận gay gắt.
- Biết vui lòng nhận thiếu sót khi có sự lầm lẫn về một vấn để nào đó.


21

Biết tỏ ra đồng cảm với những ước vọng và ý tưởng của cấp dưới về tất cả những vấn
đề của cuộc sống.
- Biết bắt đầu các quá trình giao tiếp với những người bị lầm lỗi bằng những lòi khen
thành thật, trung thực và biết bảo vệ danh dự và thể diện cho họ.
- Biết tạo ra cho cấp dưới luôn có được niềm tin vào tương lai và sự cố gắng vươn tới
trong mọi hành động của họ... Tóm lại, giao tiếp trong hoạt động lãnh đạo- quản lý bộ đội có
vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ hai chiều tốt đẹp giữa người LĐ-QL và
cấp dưới, là điều kiện phương tiện để nhà LĐ-QL thực hiện các nhiệm vụ chức năng LĐ-QL
của mình.
- Trong quá trình giao tiếp cũng thường nảy sinh những va chạm, mâu thuẫn về mặt tâm
lý cán trở đến hoạt động và các mối quan hệ xã hội trong tập thể, những mâu thuẫn tâm lý
này nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời sẽ phát triển thành xung đột tâm lý. Đây

cũng là một vấn đề mà người LĐ-QL phải quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể để chủ động
có biện pháp khắc phục kịp thời, không để xung đột phát triển phá hoại sự đoàn kết thống
nhất trong tập thể.
* Trong QĐ:
Giao tiếp trong lãnh đạo, quản lí bộ đội là sự thiết lập nên những mối quan hệ hai
chiều lẫn nhau về mặt tâm lí giữa người lãnh đạo, chỉ huy với cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền
nhằm trao đổi thông tin, tác động qua lại và hiểu biết lẫn nhau, làm cơ sở cho việc thực hiện
có hiệu quả những nhiệm vụ lãnh đạo, quản lí đã được xác định.
Giao tiếp trong lãnh đạo, quản lí bộ đội có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành
và phát triển nhân cách quân nhân. Thông qua giao tiếp mà hình thành những mối quan hệ tốt
đẹp trong tập thể, sự phong phú của các mối quan hệ xã hội sẽ làm phong phú đời sống tinh
thần của bộ đội. Qua giao tiếp, mỗi quân nhân tiếp thu, lĩnh hội các quan điểm, đường lối,
chủ trương chính sách của Đảng cũng như tiếp thu những thành tựu văn hoá, khoa học kĩ
thuật, những giá trị vật chất và tinh thần nhằm không ngừng hoàn thiện và phát triển nhân
cách của mình. Cũng thông qua giao tiếp mỗi người tự soi lại bản thân mình, tự điều chỉnh
mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội và các nguyên tắc quan hệ trong tập thể quân nhân.
Với người lãnh đạo, quản lí nhờ có giao tiếp với cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền mà định hình
phong cách, tác phong công tác, hoàn thiện kĩ năng, nghệ thuật giao tiếp trong hoạt động
lãnh đạo, quản lí.
-

Câu 12. Những vấn đề cơ bản về phong cách lãnh đạo, hãy rút ra ý nghĩa thực tiễn
đối với người LĐ-QL hiện nay?
1. Phong cách lãnh đạo: là hệ thống các nguyên tắc, tiêu chuẩn, phương pháp, phương
tiện lãnh đạo quen thuộc, ổn định đặc trưng cho người lãnh đạo.
2. Phân loại phong cách lãnh đạo:
Cách phân loại thông thường: có 3 loại phong cách lãnh đạo:
Phong cách lãnh đạo độc tài gia trưởng
+ Người lãnh đạo, quản lý không cho phép và rất hạn chế cấp dưới tham gia vào việc
quyết định và các biện pháp lãnh đạo, quản lý

+ Người lãnh đạo cầm quyền bằng bàn tay sắt, không nhân nhượng, rất cứng rắn và máy
móc.
+ Giao viêc cho cấp dưới chủ yếu bằng mệnh lệnh, điều hành công việc chủ yếu bằng sử
dụng qui chế hoặc điều lệ.
+ Có khi người lãnh đạo thay thẩm quyền chức trách của cấp dưới mà không trao đổi
trước với cấp dưới.


22

+ Người lãnh đạo qui định nhiệm vụ, cách thức làm việc cấp dưới một cách chi tiết, ít
dành khả năng sáng tạo.
Vị trí người lãnh đạo là ở ngòai nhóm
Phong cách lãnh đạo dân chủ:
+ Tạo cơ hội cho cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý bằng việc trưng
cầu ý kiến của cấp dưới.
+ Người lãnh đạo giải thích cho mọi người biết ý đồ, dự định của mình,
+ Người LĐ thông báo cho mọi người biệt được sự thay đổi liên quan đến họ và tranh
thủ sự đồng tình của người dưới quyền trước khi thi hành một chủ trương, biện pháp khác.
+ Người lãnh đạo giao nhiệm vụ cho người dưới quyền luôn dành cho họ điều kiện phát
huy tính độc lập sáng tạo.
+ Khuyến khích, động viên kịp thời những sáng kiến thành tích.
Phong cách lãnh đạo tự do:
+ Người lãnh đạo buông lỏng cho mọi người thực hiện nhiệm vụ được giao, giúp họ tự
lựa chọn tiến hành cách thức tiến hành công việc.
+ Chỉ làm việc cầm chừng, một mình không thích giúp đỡ ai nên cấp dưới phải tự xoay
xở, công việc do nhóm tự phát triển.
+ Cố gắng cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho họ hòan thành n/vụ được giao.
+ Người lãnh đạo chỉ can thiệp vào công việc của cấp dưới, người thừa hành khi họ thực
sự sai lầm.

+ Yêu cầu cao với cấp dưới là chất lượng sản phẩm.
+ Vị trí người lãnh đạo không rõ ràng trong nhóm
3. Các thành phần tạo nên cấu trúc tâm lí của phong cách lãnh đạo, quản lí
- Khối động cơ của phong cách lãnh đạo, quản lí
+ Động cơ chính trị xã hội….
+ Động cơ nghề nghiệp….
+ Động cơ lợi ích cá nhân….
- Khối điều chỉnh thực hiện của phong cách lãnh đạo, quản lí: Là các kiến thức, kĩ xảo,
kĩ năng và thói quen hành vi cần thiết tham gia điều chỉnh, sửa chữa làm cho phong cách
lãnh đạo, quản lí diễn ra nhịp nhàng, thuận tiện, mang sắc thái riêng của người chỉ huy.
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo, quản lí
- Phụ thuộc vào việc đào tạo cho chức vụ mà người đó sẽ làm…
- Phụ thuộc các đặc điểm tâm lí cá nhân của người lãnh đạo, quản lí…
- Chịu sự quy định của các đặc điểm tâm lí xã hội của các nhóm, tập thể mà người đó
chịu trách nhiệm điều hành…
- Tính chất các hoạt động khác nhau quy định những nét đặc thù tương ứng của phong
cách lãnh đạo, quản lí…
- Cấp lãnh đạo, quản lí ảnh hưởng tới việc hình thành phong cách lãnh đạo, quản lí
- Chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong cách lãnh đạo, quản lí của thủ trưởng cấp trên trực tiếp
- Chịu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo, quản lí của những người lãnh đạo, quản lí
xung quanh cùng lãnh đạo một tập thể tương tự
Vấn đề xây dựng phong cách lãnh đạo mới.
Loại bỏ phong cách lãnh đạo quan liêu
Phong cách lãnh đạo quan liêu là con đẻ của cơ chế quan liêu bao cấp, là nguyên nhân
trực tiếp của bệnh gia trưởng, độc đoán, thiếu dân chủ, không đi sâu, đi sát thực tế, cục bộ địa
phương, vô kỷ luật và dẫn đến hiệu quả quản lý kém,


23


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mô tả đặc điểm của phong cách lãnh đạo quan liêu: không đi
sâu đi sát phong trào, không nắm được tình hình cụ thể của ngành hoặc địa phương, không
gần gũi quần chúng và học hỏi kinh nghiệmcủa quần chúng, thích ngồi giấy hơn là xuống cơ
sở, thích dùng mệnh lệnh hành chính hơn là kiên nhẫn giáo dụcquần chúng một cách có lý,
có tình, khi phụ trách một vùng nào thì như ông vua con của vùng ấy, tha hồ hách dịch,
hoạnh hoẹ. Đối với cấp trên thì cậy quyền lấn áp, đối với quần chúng thì ra vẻ quan cách cho
quần chúng sợ hãi.
Phong cách lãnh đạo quan liêu thường được biểu hiện ở một số đặc điểm sau:
- Khuynh hướng cứng nhắc, cơ cấu tổ chức quản lý cồng kềnh, giải quyết công việc
thường lâu và ngâm việc, không đề ra tiến độ thực hiện, thụ động, trông chờ sự chỉ đạo của
cấp trên.
- Có thiên hướng đầu óc thủ cựu, quan liêu, sính giấy tờ hay gây nhiều phiền phức.
- Có thái độ thờ ơ với yêu cầu thực tế của mọi người.
- Nhỏ nhặt trong quan hệ với người dưới quyền, hay can thiệp vô căn cứ với công việc
hàng ngày của họ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quan liêu (tổ chức, cơ chế quản lý, kinh tế, xã hội, giáo
dụcv.v…) Nếu xét dưới góc độ tâm lý của từng người thì bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:
- Do động cơ nhu cầu thăng tiến không đúng đắn. Mục đích công tác nặng nề cá nhân.
- Do trình độ lý luận chuyên môn quản lý yếu, năng lực và phương pháp hạn chế,
không đáp ứng với chức danh lãnh đạo:
- Do lập trường tư tưởng, lập trường quản lý còn lệch lạc.
- Do không được đào tạo bồi dưỡng.
* Tự giáo dục, rèn luyện phong cách lãnh đạo, quản lí có thể áp dụng các cách thức
sau:
- Rèn luyện về nhân cách, trong đó chú ý nâng cao lập trường chính trị tinh thần, bản
lĩnh chính trị, đạo đức, nếp sống làm gương cho cán bộ, chiến sĩ dưới quyền.
- Thông qua thực tiễn của hoạt động lãnh đạo, quản lí, tự rút ra các kinh nghiệm và hoàn
thiện phong cách lãnh đạo, quản lí.
- Rèn luyện phong cách lãnh đạo, quản lí phải đi đôi với tự rèn luyện, nâng cao trình độ
chuyên môn quân sự: để có phong cách lãnh đạo, quản lí tỉ mỉ, cụ thể, sâu sát đòi hỏi người

lãnh đạo, quản lí phải có sự sắc sảo về nghiệp vụ chuyên môn, nhìn sâu mọi khía cạnh, mọi
mối quan hệ phải được thực hiện. Vì thế, người lãnh đạo phải giỏi về nghiệp vụ chuyên môn
của lĩnh vực đó.
- Rèn luyện phong cách lãnh đạo, quản lí phải được tiến hành từng bước, kiên nhẫn,
luyện tập từng kĩ năng, kĩ xảo, thói quen hành vi phong cách của chính mình. Ở đây, đòi hỏi
người lãnh đạo, quản lí phải tự nghiêm khắc với mình, tự phê phán hành vi của mình và kiên
quyết chấn chỉnh, sửa chữa các thiếu sót mắc phải.



×