Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Chính sách phát triển viên chức ngành Lưu trữ Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.87 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NINH QUỐC VĂN

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC
NGÀNH LƯU TRỮ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NINH QUỐC VĂN

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC
NGÀNH LƯU TRỮ VIỆT NAM

Chun ngành: Chính sách cơng
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ SỸ SƠN


Hà Nội, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là những nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Nội dung luận văn có sử dụng tài liệu tham khảo đều được trích dẫn
nguồn một cách đầy đủ và chính xác.
Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2017
HỌC VIÊN

Ninh Quốc Văn


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN VIÊN CHỨC NGÀNH LƯU TRỮ VIỆT NAM ................................. 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trị của chính sách phát triển viên chức
ngành Lưu trữ Việt Nam ..................................................................................... 8
1.2. Nội dung của chính sách phát triển viên chức ngành Lưu trữ Việt Nam ...... 15
1.3. Những yếu tố xã hội tác động đến chính sách phát triển viên chức
ngành Lưu trữ Việt Nam ...................................................................................... 26
Chương 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC
NGÀNH LƯU TRỮ VIỆT NAM....................................................................... 31
2.1. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức

ngành Lưu trữ Việt Nam ...................................................................................... 31
2.2. Đánh giá về việc thực hiện chính sách phát triển viên chức ngành
Lưu trữ Việt Nam ................................................................................................. 44
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC NGÀNH LƯU TRỮ VIỆT NAM .......... 56
3.1. Quan điểm đẩy mạnh chính sách phát triển viên chức ngành Lưu trữ
Việt Nam .............................................................................................................. 56
3.2. Các giải pháp đẩy mạnh chính sách phát triển viên chức ngành Lưu trữ
Việt Nam .............................................................................................................. 60
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
ASEAN

Viết đầy đủ
: Association of Southeast Asian Nations
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CVTLTNN

: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

ĐVSNCL

: Đơn vị sự nghiệp công lập


TN&QLHS

: Tài nguyên và Quản lý hồ sơ

TTLTQG

: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

TCNN

: Trung cấp chuyên nghiệp

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1.

Biểu đồ lương cơ sở qua các năm..............................


24

Bảng 2.1.

Trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhân sự làm
công tác Lưu trữ năm 2014........................................

33

Bảng 2.2.

Độ tuổi nhân sự làm công tác Lưu trữ năm 2014.......

33

Bảng 2.3.

Trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhân sự làm
cơng tác Lưu trữ năm 2015........................................

36

Bảng 2.4. Độ tuổi nhân sự làm cơng tác Lưu trữ năm 2015.......

36

Bảng 2.5.

Trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhân sự làm
công tác Lưu trữ năm 2016........................................


39

Bảng 2.6. Độ tuổi nhân sự làm công tác Lưu trữ năm 2016.......

40


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lưu trữ, cơng tác Lưu trữ là lĩnh vực hoạt động quan trọng của Nhà
nước có tính chất chính trị, khoa học, pháp chế và thực tiễn với chức năng
bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu phơng Lưu trữ Quốc gia –
di sản vô giá của dân tộc. Công tác Lưu trữ - ngành Lưu trữ được Đảng và
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành
cơng, thành lập chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Từ đó đến nay
ngành Lưu trữ đã không ngừng trưởng thành và phát triển cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát
triển đất nước.
Ngành Lưu trữ Việt Nam có được những thành tựu đáng ghi nhận hiện
nay nhờ có sự đóng góp quan trọng và quyết định của viên chức ngành Lưu
trữ. Từ nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của viên chức trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển ngành Lưu trữ, Nhà nước đã ban hành và thực
hiện chính sách phát triển viên chức ngành Lưu trữ. Thời gian qua trong cả
nước viên chức đã được tăng cường và phát triển cả về số và chất lượng,
nhìn chung có đủ trình độ, năng lực chun mơn, đạo đức nghề nghiệp đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu
phịng Lưu trữ Quốc gia phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và
hội nhâp Quốc tế. Tuy nhiên việc phát triển viên chức ngành Lưu trữ vẫn
còn bộc lộ các hạn chế, bất cập như: số lượng, cơ cấu bất hợp lý, vừa thiếu,

vừa thừa, thiếu những viên chức có trình độ năng lực, chuyên môn, đạo đức
nghề nghiệp cao, thừa những viên chức chuyên môn nghiệp vụ yếu, không
được đào tạo chính quy, hệ thống, làm việc chất lượng hiệu quả thấp, tinh
thần, thái độ, không đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách hoạt
động của đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. Thực trạng của viên chức ngành
1


Lưu trữ hiện nay còn các hạn chế, yếu kém như vậy do nhiều nguyên nhân
tác động và ảnh hưởng, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các hạn chế, bất
cập của chính sách phát triển viên chức ngành Lưu trữ. Các hạn chế bất cập
đó ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu xây dựng viên chức ngành Lưu trữ có
cơ cấu, số, chất lượng hợp lý, có đủ trình độ, năng lực chuyển mơn, đạo đức
nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo quản an toàn, sử dụng và phát
huy có hiệu quả cao tài liệu, thơng tin tài liệu phòng Lưu trữ Quốc gia phục
vụ người dân, xã hội, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.Các hạn
chế, bất cập đó cần phải được nghiên cứu để đề xuất các giải pháp hồn
thiện chính sách.
Với lý do nêu trên học viên lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển viên
chức ngành Lưu trữ Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ chính sách cơng,
với mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình vào sự nghiệp xây dựng và
phát triển ngành Lưu trữ Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chính sách phát triển cán bộ, công chức, viên chức luôn là vấn đề
quan trọng chiếm được sự quan tâm của nhiều học giả với nhiều đề tài, cơng
trình nghiên cứu... Trong những năm qua, nhiều cơng trình, bài viết nghiên
cứu khoa học được cơng bố có liên quan đến phát triển cán bộ, công chức,
viên chức, cụ thể như sau:
- Bùi Thị Mến (2013), “Tiếp tục hồn thiện cơng tác văn thư – Lưu trữ
tại Trường Cao đẳng nghề số 3 - Bộ Quốc phịng”, nhận thức rõ được vai trị

và vị trí của ngành văn thư – Lưu trữ đối với việc phát triển nền kinh tế
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
công tác văn thư – lưu trữ và tiếp tục hồn thiện cơng tác văn thư – lưu trữ tại
trường Cao đẳng nghề số 3 - Bộ Quốc Phòng 3.

2


- Dương Thị Vân, NCS Đại học Văn hóa Hà Nội (2011), “Phương
pháp luận phát triển nguồn nhân lực thư viện”, lập kế hoạch phát triển nguồn
nhân lực thư viện để đáp ứng yêu cầu hội nhập và thay đổi của xã hội.
- Hoàng Hải Yến (2014), “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng công tác lưu trữ tại Bộ Tư pháp” đã đề suất các giải pháp nâng
cao chất lượng công tác lưu trữ tại Bộ Tư pháp
- Linh Sa, Phó Trưởng phịng Phịng Hành chính – Thư viện (2013),
“Giải pháp nâng cao chất lượng công chức, viên chức của Chi cục Văn thưLưu trữ”, từ những số liệu thực tế về đội ngũ cán bộ, viên chức của Chi cục
để có cái nhìn về những ưu nhược điểm, hạn chế còn tồn tại để đưa ra những
giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành
Lưu trữ phù hợp nhất.
- Minh Thuận, Phòng TN&QLHS (2014), “Giải pháp nâng cao nhận
thức của viên chức về công tác Lưu trữ nhằm phát huy hiệu quả giá trị tài liệu
Lưu trữ”, tập trung đưa ra 5 giải pháp chính để góp phần nâng cao chất lượng
công tác lưu trữ nhằm thực hiện những mục tiêu chung của ngành theo xu
hướng công cuộc cải cách hành chính.
- Nguyễn Ngân, Chi cục Văn thư, Lưu trữ - Sở Nội vụ (2016), “Chuyên
đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công
tác Văn thư, Lưu trữ trên địa bàn tỉnh” đã đề ra những cách thức hiệu quả
nhất trong công tác thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành
Văn thư, Lưu trữ.
- Nguyễn Thị Thuý Hưởng (2011), “Các giải pháp đào tạo nguồn nhân

lực văn thư, Lưu trữ cho các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội
cấp tỉnh ở Hải Dương” nhận thấy rõ được những vấn đề trong chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực hiện nay, đề tài nếu ra thực trạng từ đó có những giải pháp
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực văn thư, Lưu trữ cấp tỉnh ở Hải Dương.
3


- Quyết định số 02/QĐ-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh,
“Đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác
văn thư, lưu trữ của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 – 2020” đề ra
nhiệm vụ cụ thể, nội dung đào tạo bồi dưỡng và giải pháp thực hiện nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác Lưu trữ tại thành
phố Hồ Chí Minh.
- ThS. Nguyễn Văn Phong - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (2017),
“Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở
nước ta hiện nay”, xuất phát từ thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức ở nước ta đang diễn ra hiện này để có cơ sở đánh giá, xác
định rõ nguyên nhân đưa ra 8 giải pháp chính nâng cao chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng cám bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay.
- TS. Nguyễn Huy Hoàng (2011), “Tuyển dụng viên chức tại các sự
nghiệp công lập ở nước ta hiện nay” nghiên cứu thực tế, khách quan về các
vấn đề có liên quan đến viên chức trong đó có mảng tuyển dụng làm cơ sở
cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này.
- TS. Nguyễn Lệ Nhung (2010), “Tổ chức và quản lý công tác lưu trữ
trong các cơ quan, tổ chức” tập trung 5 biện pháp có hiệu quả nhất trong việc
tổ chức, quản lý công tác lưu trữ trong các cơ quan.
- TS. Tạ Ngọc Hải, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ
(2014), “Phát triển nhân lực công – Tư duy và hành động”, nhận thức về vai
trò của phát triển nhân lực cơng, từ đó nghiên cứu đề suất các nhiệm vụ, giải
pháp cần thực hiện phát triển nhân lực cơng ở nước ta.

Có thể thấy rõ rằng chính sách phát triển viên chức ngành Lưu trữ
Việt Nam đến nay vẫn còn hạn chế, các đề tài, nghiên cứu khoa học phần
lớn mới chỉ xuất phát từ các cá nhân. Các chủ trương, chính sách cấp Nhà
nước mới chỉ xem xét ở tầm vĩ mơ, mà chưa có sự xem xét đánh giá riêng
4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×