Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN tâm lý học một số BIỆN PHÁP cơ bản rèn LUYỆN, HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH đội NGŨ cán bộ LÃNH đạo QUẢN lý, CHỈ HUY bộ đội HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.37 KB, 17 trang )

3

MỞ ĐẦU
Nhân cách là tổng hòa các phẩm chất xã hội, được cá nhân lĩnh hội
trong hoạt động và giao tiếp, phản ánh giá trị xã hội của cá nhân trong cộng
đồng.[7; 110]. Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan
hệ giữa con người với con người. Trong cuộc sống, nhân cách tạo nên tư cách
chủ thể của cá nhân trong hoạt động và quan hệ xã hội, nhân cách là đặc trưng
của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Nhân cách càng phát triển thì
con người càng có khả năng hoạt động một cách độc lập, chủ động và mở rộng
các quan hệ xã hội. Chính vì vậy, nhân cách phản ánh giá trị xã hội của cá
nhân. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta luôn quan tâm xây dựng,
bồi dưỡng nhân cách người cán bộ, đảng viên nói chung và nhân cách người,
đảng viên trong Quân đội nói riêng. Nhân cách người cán bộ đảng viên trong
Quân đội ngày càng được cũng cố và hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán
bộ, đảng viên, đặc biệt là nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ
đội đã thối hóa biến chất về đạo đức lối sống, phai nhạt mục tiêu lý tưởng
chiến đấu, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, tham ô, tham nhũng…,
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, nhân cách người cán bộ lãnh đạo,
quản lý, chỉ huy bộ đội.
Nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội có nơi,
có chổ, có mặt chưa thực sự là tấm gương sáng để bộ đội noi theo.
Xuất phát từ tình hình trên tơi lựa chọn “ Một số biện pháp cơ bản rèn luyện,
hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội hiện
nay” làm vấn đề nghiên cứu nhằm đóng góp một phần nhỏ trong sự nghiệp xây
dựng, hồn thiện nhân cách người cán bộ đảng viên trong Quân đội nói chung,
người cán bộ lãnhđạo, quản lý, chỉ huy bộ đội nói riêng. Đây là vấn đề có tính
cấp bách, có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn.


4



NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiển rèn luyện, hoàn thiện nhân cách đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội hiện nay.
1.1 Cơ sở lý luận.
Phân biệt khái niệm nhân cách với một số khái niệm khác.
Trong cuộc sống, chúng ta thường hay nhầm lẫn khi sử dụng khái niệm
“ nhân cách” với khái niệm “Con người”, “ cá nhân”, “ cá tính”. Mặc dù các
khái niệm trên có chung một phạm trù phản ánh, nhưng chúng có sự khác biệt
nhất định, mỗi khái niệm thể hiện một nội dung, mang một ý nghĩa.
Con người: Vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội. Bằng thân
thể, máu thịt và bộ não của mình con người thuộc về thế giới tự nhiên, tuân theo
các quy luật tự nhiên. Mặt khác, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể
trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, sự phát triển của con người còn chịu sự
chi phối cuả các quy luật xã hội. Mặt tự nhiên và mặt xã hội thống nhất với nhau
tạo thành một cấu trúc chỉnh thể- con người.
Cá nhân: là thuật ngữ dùng để chỉ một con người với tư cách đại diện
cho loài người, là thành viên của xã hội là người.
Theo nghĩa đó, một người là nam hay nữ, trẻ hay già, người dân bình
thường hay cán bộ lãnh đạo đều là cá nhân. Mỗi cá nhân là sự phân biệt với
người khác,với cộng đồng.
Cá tính: là thuật ngữ dùng để chỉ cái đơn nhất, cái độc đáo trong tâm lý
hoặc sinh lý của cá thể động vật hoặc cá thể người (cá nhân).
Nhân cách: Khái niệm nhân cách chỉ bao hàm phần xã hội- tâm lý của
cá nhân với tư cách thành viên của xã hội, là chủ thể của các mối quan hệ xã hội
và hoạt động có ý thức.
Nhà tâm lý học Xô Viết X.L. Rubinsteni đã viết “ Con người là cá tính
do nó có những thuộc tính đặc biệt, con người là nhân cách do nó xác định được
quan hệ của mình với những người xung quanh một cách có ý thức”.



5

Vấn đề nhân cách theo quan niệm của phương Đông và phương Tây.
Vấn đề nhân cách theo quan niệm phương Đông cổ đại.
Quan niệm con người là một tiểu vũ trụ và thiên- địa- nhân hợp nhất.
Con người là sản phẩm của tự nhiên; ln dung hịa giữa trời và đất; trời đất và
người là một thể thống nhất. Bản thân con người cũng là một vũ trụ thu nhỏ với
tất cả các đặt trưng, quy luật của vũ trụ; đồng thời quá trình hình thành, tồn tại
và phát triển của con người luôn chịu sự tác động và chi phối của tự nhiên mà
đặc trưng của nó được thể hiện trong thuyết “âm dương”, “ngũ hành” (kim, mộc,
thủy, hỏa, thổ). Chính vì vậy, sự tác động của các quy luật tự nhiên khơng chỉ
đến mỗi nhân cách mà cịn tác động đến cộng đồng xã hội. Do vây, đời sống tâm
lý của con người luôn cân bằng và hài hịa khơng thái q. Đây là luận điểm rất
đúng đắn phản ánh mối quan hệ và sự thuộc tất yếu của đời sống con người, tâm
lý ý thức con người vào môi trường, điều kiện tự nhiên; tâm lý ý thức con người
có nguồn gốc từ hiện thực khách quan.
Sự phát triển của nhân cách vừa mang tính ổn định; đồng thời vừa mang
tính biến đổi mạnh mẽ theo sự tác động của quy luật tương sinh và tương khác.
Theo đó, cách phân chia nhân cách theo ngũ hành bao gồm các đặc điểm của
mỗi kiểu nhân cách tương ứng và sự biến đổi của nhân cách.
Trên cơ sở luận giải về quan niệm nhân cách, có thể khái quát đặc điểm
nhân cách người phương Đơng nói chung bao gồm: tính thiện, tính nhân và
thích sự im lặng. Tính thiện, là người phương Đơng đề cao tính thiện; mọi tu
thân, xử thế, chính trị điều hướng tới thiện, sống có đạo đức, thanh thản, biết tự
mình dưỡng tâm, từ bỏ tham vọng thấp hèn, dứt bỏ tật xấu. Tính nhân, alf đề cao
yêu thương con người. Ẩn ý là thích im lặng hơn nói ra.
Vấn đề nhân cách theo quan niệm phương Tây.
Trường phái Phân tâm học về nhân cách, tiêu biểu là Phờrớt; Karl Jung
và Alfred Adler. Theo trường phái này, cấu trúc nhân cách được tạo bởi ba

khối: Tôi bản năng(vô thức), tôi ý thức và siêu tôi. Tơi bản năng(vơ thức) là tồn


6

bộ bản năng vô thức của con người như bản năng sống, chết, bản năng tự vệ…;
tôi ý thức được hình thành do áp lực thực tại bên ngồi; siêu tôi là những chuẩn
mực, mẩu mực mà con người rất khó vươn tới. Trong đó cái tơi bản năng là
động lực làm cho con người thỏa mãn những nhu cầu của con người và bản
năng tính dục đóng vai trị quan trọng nhất. Tôi ý thức là nhân tố kiềm nắn cái
tôi bản năng, cái siêu tôi là cái con người mong muốn nhưng khơng vươn tới
được. Chính vì vậy, làm cho ý thức của con người bị dằn xé, có lúc phải cam
chịu những tác động xã hội.
Đây là lý thuyết khơng đúng bởi vì; trên thực tế con người ta có một
phần bản năng nhưng phần này chiếm rất nhỏ và nó đã bị ý thức hóa vì con
người sống trong xã hội đã bị ảnh hưởng bởi những chuẩn mực xã hội.
Trường phái tâm lý học Gestal về nhân cách tiêu biểu là V. Koller, K.
Kolfka và đặc biệt là Lewin với thuyết nổi tiếng là “ Trường tâm lý”. Những
nhân tố tích cực của trường phái này được thể hiện ở quan niệm “Con người
luôn luôn tồn tại trong một hoàn cảnh, một trường tâm lý nào đó. Giữa chủ thể
và mơi trường có sự tác động qua lại thường xuyên”[2; 72].Tuy nhiên, việc lý
giải về nhân cách trong những điều kiện, mơi trường, hồn cảnh vẫn sơ lược và
chưa thỏa đáng, chưa thoát khỏi cấu trúc chưa trọn vẹn. Ở đây, lý thuyết trường
tâm lý đã có những đóng góp nhất định vào giải quyết vấn đề bản chất nhân
cách, nhưng điểm hạn chế của thuyết này là chưa đứng trên quan điểm lịch sử
để xem xét nhân cách.
Một số nhà tâm lý đứng trên lập trường “ tự nhiên luận” hay “sinh vật
luận” thường tuyệt đối hóa yếu tố sinh vật trong sự phát triển của con người,
đồng thời giải thích bản chất nhân cách chính là những yếu tố tự nhiên, bản
năng sinh vật có trong con người.

Quan điểm của triết học Mác xít về nhân cách.
Tâm lý học Mác xít đứng vững trên lập trường duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, đã nêu ra cách giải thích khoa học vê bản chất nhân cách. Luận


7

điểm cơ bản mà tâm lý học Mác xít dựa vào để giải quyết vấn đề bản chất nhân
cách, đó là luận điểm của C.Mác “… bản chất con người không phải là cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.”[1; 257]
Con người mà Mác nêu ra trong luận điểm này, là một cá nhân có thực,
sống và hoạt động trong điều kiện xã hội- lịch sử cụ thể. Vì thế, con người đó
tồn tại với tư cách là một nhân cách. Điều đó cho phép khẳng định rằng: bản
chất nhân cách là tính xã hội của con người.
Tâm lý học Mác xít cho rằng nhân cách bị quy định bởi điều kiện xã
hộilịch sử và các mối quan hệ xã hội cụ thể của con người. Có thể nhận thấy sự
tác động, ảnh hưởng của điều kiện xã hội lịch sử đối với nhân cách ở hai phạm
vi chủ yếu, đó là mơi trường xã hội rộng lớn và mơi trường xã hội gân gũi. Toàn
bộ những mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng… một chế độ xã hội
của một quốc gia tạo nên môi trường xã hội rộng lớn của nhân cách. Môi trường
xã hội rộng lớn để lại dấu ấn khá sâu sắc, bền vững trong nhân cách, nó quy
định những đặc điểm thời đại, dân tộc, giai cấp…. Môi trường gần gũi chứa
đựng những mối quan hệ cụ thể của cá nhân với những thành viên của những
nhóm xã hội, những tập thể mà họ tham gia: gia đình, làng xã, khu phố, tập thể
cơ sở, đơn vị, lớp học…. Môi trường gần gũi có tác dụng giáo dục, điều chỉnh
điều khiển hành vi của cá nhân một cách trực tiếp, thường xuyên nên để lại
nhiều dấu ấn trong nhân cách đó là: những nét nhân cách phản ánh đặc điểm của
gia đình, địa phương, truyền thống của tập thể nhỏ… Những đặc điểm chung
cho nhiều nhân cách trong toàn xã hội và những đặc điểm riêng của nhân cách

trong các cộng đồng xã hội nhỏ ln hịa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau, và
quan hệ thống nhất biện chứng với nhau trong mỗi con người.
Sự tác động của điều kiện xã hội- lịch sử tới nhân cách diễn ra thường
xuyên đa dạng và đã để lại dấu ấn trong các đặc điểm, thuộc tính của từng nhân
cách, nhưng nhân cách khơng phải là sản phẩm thụ động của hoàn cảnh. Tâm lý
học Mác xít quan niệm rằng: Nhân cách là chủ thể hoạt động có vai trị tác động


8

trở lại đối với xã hội, thơng qua đó góp phần cải tạo xã hội và cải tạo chính bản
thân mình.
C. Mác và Ph. Ănghen đã đánh giá cao vai trò của con người đối với xã
hội. Trong cuốn Hệ tư tưởng Đức các ông đã chỉ rỏ: “ Lịch sử xã hội là lịch sử
của những con người. Bằng hoạt động có ý thức, con người khơng chỉ làm thay
đổi tự nhiên, mà cịn tạo nên xã hội thơng qua việc sản xuất ra tư liệu thỏa mãn
nhu cầu xã hội, phát triển quan hệ giao tiếp xã hội và làm biến đổi ý thức xã
hội”.[3; 287]
Hoạt động và giao tiếp của con người khơng chỉ có ý nghĩa đối với xã
hội, mà con quyết định sự hình thành và phát triển của bản thân nhân cách. Bởi
vìbằng hoạt động và giao tiếp, con người thực hiện đồng thời hai q trình “đối
tượng hóa” và “nội tâm hóa” các thuộc tính người để làm biến đổi hồn cảnh và
hồn thiện mình.
Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về nhân cách.
Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm tồn diện về nhân cách, theo Hồ
Chí Minh, nhân cách là chỉnh thể trọn vẹn bao gồm cả Đức và Tài. Trong đó,
đạo đức được coi là gốc của nhân cách và tài giữ vai trò quan trọng. Đối với
người cách mạng, đạo đức cách mạng là gốc là nội dung cốt lõi của đạo đức của
họ. Theo Hồ Chí Minh nhân cách đó là tư cách làm người, được thể hiện ở cấu
trúc tâm lý gồm: Đối với tự mình, đối với công việc và đối với người khác, quan

hệ xã hội; các nét tính cách cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Hồ Chí Minh
cho rằng, nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm là hệ thống phẩm chất cốt lõi của nhân
cách và việc xây dựng, phát triển nhân cách, phải hướng vào bồi dưỡng phẩm
chất này. Con đường hình thành phát triển nhân cách thông qua giáo dục, rèn
luyện và hoạt động thực tiễn; “ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn.
Phần nhiều do giáo dục mà nên”[3; 156]
Nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội; là tổng
hợp các phẩm chất xã hội, phẩm chất của người Quân nhân cách mạng được cá


9

nhân lĩnh hội trong hoạt động giao tiếp và phản ánh giá trị của cá nhân đó
trong cộng đồng và trong Quân đội.
1.2 Thực trạng rèn luyện, hoàn thiện nhân cách người lãnh đạo,
quản lý, chỉ huy bộ đội hiện nay.
Điểm mạnh
Các Nhà trường trong Quân đội đã làm tốt việc giáo dục đào tạo, xây
dựng nên một đội ngũ cán bộ trong quân đội có đủ phẩm chất năng lực đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyệt đại đa số đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý , chỉ huy bộ đội có bản
lĩnh chính trị kiện định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân
dân, với Đảng với chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
đã lựa chọn; trung thành với chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
ln nói và làm theo Nghị quyết của Đảng các cấp. Phẩm chất đạo đức lối sống
trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn giản dị, chấp hành nghiêm pháp luật Nhà
nước, kỷ luật Quân đội và quy định của đơn vị, ln phát huy tính tiền phong
gương mẫu của người cán bộ đảng viên trong Quân đội. Có tinh thần ham học
hỏi cầu tiến bộ, thành thao về kỹ chiến thuật qn sự, có trình độ chun mơn
nghiệp vụ, có phong cách làm việc khoa học, có kỹ năng lãnh đạo quản lý bộ

đội, có năng lực trí tuệ và năng lực tổ chức giỏi.
Các đợn vị trong Quân đội đặc các biệt là các đơn vị sẳn sàng chiến
đấu đã tạo ra môi trường thực tiễn cách mạng rèn luyện, hoàn thiện nhân cách
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bộ đội.
Ở các trường trong quân đội chủ yếu trang bị kiến thức cho các cán bộ
tương lai, còn việc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đơn vị trong
q trình cơng tác đó là do phẩm chất năng lực của mỗi người. Ở đơn vị cơ sở
hoạt động lãnh đạo quản lý bộ đội là hoạt động chủ đạo có vai trị trực tiếp
trong việc rèn luyện và hồn thiện nhân cách người lãnh đạo quản lý bộ đội.
Chính trong thực tiễn sinh động của hoạt động quản lý chỉ huy bộ đội hoàn


10

thành các nhiệm vụ theo chức trách mà người lãnh đạo chỉ huy đơn vị tự rút ra
các kinh nghiệm để hồn thiện nhân cách của mình.
Trong thời gian vừa qua đơn vị cơ sở đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý bộ đội phát huy phẩm chất năng lực mình,
đồng thời đã kịp thời uốn nắn những cán bộ chưa thực sự tâm huyết với qn
đội, thiếu nhiệt tình trong cơng việc. Chính vì vậy, nhân cách người cán bộ lãnh,
đạo quản lý, chỉ huy bộ đội ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ trong tình hình mới.
Hạn chế.
Bên cạnh những mặt đã làm được, công tác rèn luyện, hoàn thiện nhân
cách đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chủi huy bộ đội vẫn còn tồn tại một số
hạn chế khuyết điểm;
Trong q trình đào tạo có nhà trường ở một số thời điểm chưa theo kịp
thực tiễn vận động phát triển của các đơn vị, nên khi ra trường một số cán bộ
lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội cịn bỡ ngỡ, khó khăn trong q trình cơng tác.
Một số cán bộ lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội, đặc biệt là cán bộ trẻ phai

nhạt mục tiêu lý tưởng chiến đấu, suy thoái phẩm chất đạo đức lối sống; tư cách
đạo đức không tốt; lấy của cơng làm của riêng, đặt lợi ích của mình lên trên, lên
trước lợi ích tập thể. Thậm chí cịn có cán bộ vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ
luật Quân đội, quy định đơn vị.
Trong quá trình lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội, một số cán bộ nói
khơng đi đơi với làm, qn phiệt với chiến sỹ, mị dân, không quan tâm đến tâm
tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ chiến sỹ thuộc quyền, phương pháp
tác phong công tác hạn chế, nên dẫn đến tình trạng khơng lãnh đạo, quản lý, chỉ
huy được bộ đội một cách thực chất, nói khơng ai nghe, làm không ai theo. Tất
cả những điều nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách người cán bộ
lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội.


11

2. Biện pháp rèn luyện, hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội hiện nay.
2.1. Một số nhân cách chủ yếu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý
bộ đội trong điều kiện niện nay.
Trước hết, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý phải có phẩm chất chính trị,
tư tưởng, đạo đức cao đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và
chức trách nhiệm vụ được giao. Đây là phẩm chất trước tiên của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội. Là người cán bộ lãnh đạo quản lý chỉ huy trong
Quân đội, phải biểu hiện mình là người có tính Đảng cao, có lập trường tư tưởng
chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Đảng;
tin tưởng, kiên định với chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mọi
đường lối chủ trương, chính sách của Đảng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Người lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội phải là người thể hiện trách nhiệm
chính trị cao trước Đảng, Quân đội, nhân dân và trước cán bộ chiến sĩ trong đơn

vị; thể hiện tính Đảng trong hành vi và hoạt động của bản thân.
Đội ngũ lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội phải thực sự là tấm gương tiêu
biểu về phẩm chất đạo đức lối sống, về chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật
Quân đội, quy định của đơn vị, thực sự Cần, Kiệm, Liêm, Chính, chí cơng vơ tư
để bộ đội noi theo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng
định: “Cán bộ của thời kỳ mới phải là những người có phẩm chất chính trị vững
vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, có trình độ chun mơn và năng lực thực tiễn, có ý thức tổ
chức kỷ luật, gương mẫu trong đạo đức và lối sống; tóm lại là phải có đủ đức và
tài, trong đó đức là gốc”[8; 52]
Hai là, Người lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội phải là người thông thạo
chuyên mơn nghiệp vụ qn sự mà mình phụ trách, có tính khoa học trong lãnh
đạo chỉ huy, tác phong sâu sát, cụ thể tỉ mỉ, thận trọng khi ra quyết định.


12

Công việc lãnh đạo quản lý chỉ huy đơn vị địi hỏi người chủ trì đơn vị
phải có phẩm chất này. Tính khoa học trong lãnh đạo quản lý chỉ huy đòi hỏi
phải căn cứ vào thực tiễn để xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp lãnh đạo
quản lý phù hợp với nhiệm vụ cấp trên giao và tình hình thực tiễn đơn vị mình;
khoa học trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, khoa học trong sử dụng các hình
thức, phương pháp, phương tiện, tổ chức sử dụng lực lượng trong lãnh đạo quản
lý chỉ huy. Người tính khoa học trong lãnh đạo quản lý chỉ huy còn phải am hiểu
về kiến thức quân sự, đặc biệt là chuyên môn đảm nhiệm. Trong điều kiện hiện
nay, để nâng cao hiệu lực lãnh đạo quản lý chỉ huy người cán bộ chủ trì các đơn
vị cần nắm vững các kiến thức xã hội, tâm lý học, đặc biệt là tâm lý của bộ đội.
tác phong sâu sát, cụ thể, tỉ mỉ, thận trọng khi ra quyết định là khơng thể
thiếu.Có được tác phong này sẽ giúp cho người lãnh đạo quản lý chỉ huy đơn vị
khắc phục được bệnh quan liêu, hình thức trong lãnh đạo chỉ huy. Thận trọng cân

nhắc, tính tốn kỹ các tình huống, bám sát thực tiễn đơn vị, khả năng cán bộ chiến
sĩ thuộc quyền sẽ giúp người lãnh đạo chỉ huy đề ra các quyết định chính xác.
Ba là, Tính địi hỏi cao, tính nhất quán, dám nghĩ, dám làm, quyết đoán
trong lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội. Đây là phẩm chất quan trọng của người
cán bộ lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội. Trong mọi trường hợp, người cán bộ
lãnh đạo quản lý chỉ huy cần đòi hỏi cao o cấp dưới đẻ tăng tinh thần, trách
nhiệm trước công việc cho cấp dưới, buộc cấp dưới phải cố gắng hết mình để
hồn thành nhiện vụ. Tính nhất qn trong lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội sẽ
làm cho toàn bộ đơn vị vận hành thống nhất. Nhất quán trong lãnh đạo chỉ huy
sẽ tạo nên sức mạnh và lòng tin của cấp dưới, đồng thời kích thích sự sáng tạo
của họ. Nếu khơng có sự nhất qn trong lãnh đạo chỉ huy thì đơn vị sẽ hoạt
động khơng trơi chảy, cản trở cấp dưới chủ động thực hiện các nhiệm vụ được
giao. Cán bộ lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội cần phải có thái độ dám nghĩ, dám
làm. Nếu khơng chủ động tìm tịi dám nghĩ, dám hành động nhằm đem lại kết
quả tốt hơn trong công việc thì khó có thể hồn thành nhiệm vụ được giao. Bên
cạnh dó, người lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội cịn phải có tính quyết đốn


13

dám chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp dưới về các quyết định của mình.
Quyết đốn là một phẩm chất không thể thiếu của người lãnh đạo chỉ huy bộ
đội, đặc biệt là trong hoạt động chiến đấu.
Bốn là, Cán bộ lãnh đạo quản lý, chỉ huy bộ đội phải có tính tập thể và
phong cách dân chủ trong lãnh đạo chỉ huy. Có được phẩm chất này sẽ giúp cho
người lãnh đạo chỉ huy bộ đội có thể tránh được những sai lầm khi ra quyết
định. Trong thực hiện nhiệm vụ, việc đưa ra bàn bạc trọng tập thể một cách
nghiêm túc sẽ huy động được trí tuệ kinh nghiệm của cán bộ chiến sĩ trong đơn
vị, từ đó sẽ làm cho hiệu lực, sức mạnh lãnh đạo chỉ huy bộ đội được nâng cao.
Trong điều kiện hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội

phải rèn cho mình có được phong cách dân chủ, luôn luôn quan tâm đến đời
sống vật chất và tinh thần của cán bộ chiến sĩ thuộc quyền, biết tính đến nhu
cầu lợi ích chính đáng của cấp dưới, biết lắng nghe tâm tư, nguyện vvongj của
cấp dưới và mạnh dạn điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn đơn vị, nhằm làm
cho hoạt động quản lý chỉ huy bộ đội ngày càng có hiệu quả.
Năm là, Lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội là một nghệ thuật, vì vậy
người cán bộ lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội phải có nghệ thuật lãnh đạo quản
lý chỉ huy bộ đội giỏi. Để lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội có hiệu quả, địi hỏi
người cán bộ cần có các nghệ thuật sau. Nghệ thuật thu hút người khác: Người
lãnh đạo quản lý chi huy bộ đội giỏi phải là người biết thu hút cán bộ chiến sĩ
thuộc quyền hăng hái tham gia vào các hoạt động chung của đơn vị do mình
điều khiển, thu hút người khác bằng chính uy tín và năng lực bản thân, cũng như
bằng tính địi hỏi cao với cơng việc, làm cho cấp dưới nâng cao trách nhiệm cá
nhân, dồn sức lực và tâm trí vào việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nghệ
thuật ra quyết định: Đây cũng là một đòi hỏi quan trọng đối với người
lãnh đạo chỉ huy bộ đội. Cần phải hết sức tránh việc ra các quyết định lẻ tẻ, vụn
vặt vì sẽ gây rối bận, làm ức chế tâm lý của cán bộ chiến sĩ dưới quyền, làm mất
khả năng hành động sáng tạo của cấp dưới.


14

Nghệ thuật giao nhiệm vụ cho cấp dưới: Giao nhiệm vụ cho cấp dưới
phải làm sao cho cấp dưới phấn khởi, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ và hoàn
thành thắng lợi nhiệm vụ đó. Thực hiện được tốt vấn đề này là cả một nghệ
thuật. Vì vậy, địi hỏi người lãnh đạo chỉ huy phải cân nhắc, tính đến đặc điểm
tâm lý của người thực hiện nhiệm vụ và không được chủ quan đơn giản. Tùy vào
từng nhiệm vụ, từng điều kiện hoàn cảnh mà giao nhiệm vụ cho phù hợp để
khích lệ động viên cấp dưới kịp thời và có hiệu quả. Bên cạnh đó, người lãnh
đạo quản lý chỉ huy phải có tác phong và quan điểm quần chúng, hết lịng đồn

kết mọi người vì tập thể vì nhiệm vụ chung. Trước hết, người lãnh đạo quản lý
chỉ huy phải là người khiêm tốn giản dị, lịch thiệp, tế nhị trong hành vi giao tiếp.
Nhờ thái độ khiêm tốn, giản dị mà quần chúng dễ gần với người lãnh đạo chỉ
huy, lịch thiệp tế nhị trong ứng xử sẽ làm cho quần chúng tin tưởng, mến phục.
Người lãnh đạo chỉ huy phải tôn trọng cấp dưới, biết học hỏi cấp dưới. Làm như
vậy người lãnh đạo chỉ huy sẽ dễ dàng phát huy cao độ sự sáng tạo của cấp dưới
trong thực hiện các nhiệm vụ.
Người lãnh đạo chỉ huy không được xem thường các ý kiến mới thống
qua cảm thấy vơ lý hoặc khơng đúng. Phải lắng nghe đầy đủ các ý kiến của cấp
dưới đừng bao giờ ngắt lời họ. Vì có thể những điều hơm nay có vẽ khơng đúng
nhưng ngày mai có thể sẽ trở thành hiện thực, chân lý. Phải ln khuyến khích
và biết lắng nghe các ý kiến. Cấp trên cấn tăng cường đối thoại với cấp dưới để
hiểu đầy đủ hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và thái độ của cấp dưới trong
thực hiện các nhiệm vụ, để có những tác động điều chỉnh phù hợp.
Người lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội phải thể hiện mình là người ln
sâu sát với cấp dưới, có thái độ thực sự quan tâm, bồi dưỡng cấp dưới.
Phải luôn xây dựng mối đồn kết trong đơn vị vì tập thể, vì nhiệm vụ chung của
đơn vị. Muốn làm được điều này người lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội phải
định hướng điều hòa cách xử sự, các mối quan hệ hàng ngày diễn ra trong đơn
vị, xua tan khơng khí nghi kỵ lẫn nhau, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện
nhiệm vụ chung của đơn vị.


15

2.2. Biện pháp rèn luyện, hoàn thiện nhân cách đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội hiện nay.
Một là, Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng
có vai trị chủ đạo trong việc hình thành, hoàn thiện nhân cách. Việc giáo dục,

bồi dưỡng nhân cách người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội là địi hỏi
thườngxun, cấp bách. Ngồi việc cung cấp cho họ những kiến thức khoa học
phổ thông, kiến thức chuyên môn, những tri thức đạo đức mới, cách nắm bắt
diễn biến tư tưởng, tâm lý bộ đội… cần phải chú ý việc giáo dục chủ nghĩa MácLênin tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam và những tri thức nghiệp vụ có liên quan đến việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội. Thực tế, cịn khơng ít cán bộ có trình
độ kiến thức, năng lực lãnh đạo quản lý, chỉ huy bộ đội chưa đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là về quản lý chỉ huy bộ đội là đồng bào dân tộc ít
người. “ Nhiều cán bộ lười học, lười nghiên cứu, một số học lướt cốt để lấy
được bằng cấp”[ 2; 89]. Vì vậy, phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội
phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị,
chun

mơn

nghiệp

vụ



năng

lực

hoạt

động


thực

tiễn.

Phải đặc biệt coi trọng tự học, tự tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị,
đạo đức cách mạng, học tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào
quá trình cơng tác, nắm vững và chấp hành nghiêm dường lối chủ trương chính
sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và quy định của đơn vị.
Hai là, Đưa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội vào thực
tiễn hoạt động cách mạng. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, thực tiễn cách mạng đặt ra
nhu cầu cho con người hơn mười trường đại học. Thực tiễn hoạt động cách
mạng là hoạt động chủ đạo, có vai trị trực tiếp trong việc hình thành và phát
triển nhân cách người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội.


16

Đức và tài là hai mặt cơ bản của người cán bộ ở nước ta nói chung và
cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ; Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Nhưng “ đạo đức cách mạng
khơng phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà
phát triển và cũng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong.”[4; 93]. Cho nên. Trong mọi hoạt động thực tiễn cách mạng, chúng
ta đều có thể và đều phải học tập, tự cải tạo, vì đây là những trường học rất tốt
cho chúng ta rèn luyện đạo đức cách mạng, rèn luyện, hồn thiện nhân cách. Vì
vậy, sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay, và trong xây dựng quân đội cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là những môi trường hoạt động
thực tiễn quan trọng để rèn luyện, nâng cao kiến thức, năng lực và phẩm chất
đạo đức, phát triển và hoàn thiện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ

huy bộ đội.
Ba là, xây dựng đơn vị vững mạnh tồn diện, có tính đồn kết cao.
Nhân cách của người quân nhân, kể cả người lãnh đạo quản lý, chỉ huy bộ
đội được hình thành, hồn thiện và phát triển trong xã hội, tập thể đơn vị, gia
đình mà họ là thành viên. Nếu như trong một tập thể đơn vị có mơi trường lành
mạnh, cấp trên, cấp dưới, đồng chí đồng đội có mối quan hệ tốt, tập thể đồn kết
nhất trí thì đó là môi trường tốt nhất để nhân cách mỗi người phát triển, trong đó
có nhân cách của người lãnh đạo chỉ huy bộ đội. Trong môi trường thường
xuyên trực tiếp của đơn vị, nhân cách của mỗi người được bộc lộ và đánh giá
bằng dư luận của tập thể, mỗi người tự có ý thức, tự điều khiển, tự điều chỉnh
hành vi của mình theo yêu cầu của tập thể đơn vị, theo những quy định chung
của quân đội. Người lãnh đạo chỉ huy bộ đội là người tổ chức xây dựng mơi
trương đơn vị lành mạnh, tập thể đồn kết giúp đỡ nhau, gắn bó với tập thể vì
nhiệm vụ chung của đơn vị. Trong quá trình hoạt động tại đơn vị nhân cách của
người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội cũng được tơi luyện, hình thành và phát
triển, một tập thể đồn kết u thương gắn bó giúp đỡ lẫn nhau sẽ điều kiện rèn


17

luyện nhân cách tốt và là môi trường thuận lợi để nhân cách người lãnh đạo, chỉ
huy bộ đội không ngừng phát triển. Ngược lại trong môi trường xã hội khơng
thuận lợi, nội bộ mất đồn kết, đố kị, bè phái, xích mích, ganh tị với nhau,
khơng thừa nhận thành tích và sự tiến bộ của nhau, tạo ra bầu khơng khí tâm lý
căn thẳng thì nhân cách khơng thể phát triển dễ dàng và toàn diện được.
Bốn là, Phát huy tính tích cực, tự giác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý, chỉ huy bộ đội trong quá trình tự rèn luyện, phấn đấu của bản thân.
“Mỗi người đếu có cái thiện và cái ác ở trong lịng. Ta phải biết làm sao
cho phần tốt ở trong mỗi người nãy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất
dần đi, đó là thái độ của người cách mạng.”[5; 558] Mỗi cá nhân trong quá trình

hoạt động và giao tiếp, trong các quan hệ xã hội phải chịu ảnh hưởng tác động,
giáo dục của người khác và môi trường xã hội theo cả hai chiều hướng tích cực
và tiêu cực. Chính vì vậy, địi hỏi mỗi chủ thể phải thường xuyên tự đấu tranh
loại bỏ những yếu tố tiêu cực, chống sự suy thoái nhân cách, tiếp thu những yếu
tố tích cực để khơng ngừng hồn thiện nhân cách của bản thân.
Trong q trình cơng tác và cuộc sống, nhân cách người lãnh đạo, quản
lý, chỉ huy bộ đội hồn thiện dần nhờ cá nhân có ý thức, tự rèn luyện, tích cực
hoạt động thực tiễn làm cho nhân cách của mình phát triển cao hơn, đáp ứng
những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, của quân đội. Có như vậy, người cán
bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội mới thực sự là tấm gương mẫu mực để cấp
dưới noi theo.Trong thực tế, ở những thời điểm nhất định, trong những hoàn
cảnh cụ thể nhân cách của mỗi người cũng thường có những thử thách, những
cám dỗ tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, có sự mâu thuẩn gay gắt giữa cá nhân và
tập thể. Cá nhân có thể có những chuyển hướng tiêu cực, có sự biến đổi những
thuộc tính tâm lý cấu thành nhân cách không phù hợp với những chuẩn mực
chung của xã hội, của quân đội và có thể đưa đến sự suy thoái nhân cách. Trong
nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng tác động tiêu cực đối với tâm lý con người có
chiều hướng gia tăng, vai trị tự giáo dục, tự rèn luyện để chống suy thối nhân
cách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của người
lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội hiện nay.


18

KẾT LUẬN

Rèn luyện hoàn thiện nhân cách cho cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ
lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội nói riêng là một nội dung đặc biệt quan trọng
trong xây dựng con người mới trong lực lượng vũ trang nói chung và trong
quân đội nói riêng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân

dân giao cho quân đội hiện nay. Và đây cũng là vấn đề quan trọng chiến lược
trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình xây dựng quân đội cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Rèn luyện hoàn thiện nhân cách
cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chỉ huy bộ đội hiện nay là vấn đề cấp bách
cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong rèn luyện hoàn thiện nhân cách cho đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội thì giáo dục bản lĩnh chính trị, mục tiêu
lý tưởng, đạo đức cách mạng là vấn đề cốt lõi, xun suốt.
Trong q trình rèn luyện hồn thiện nhân cách cho đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chỉ huy quản lý bộ đội cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Trong đó, giáo
dục đào tạo giữ vai trị chủ đạo trong việc định hướng hình thành và phát triển
nhân cách còn tự tu dưỡng và rèn luyện của bản thân mỗi người giữ vai trị
quyết định việc hình thành và phát triển nhân cách. Cuộc đấu tranh khắc phục
sự suy thoái nhân cách người lãnh đạo quản lý, chỉ huy bộ đội không tách rời
việc giáo dục nhân cách và sự tự tu dưỡng, tự rèn luyện nhân cách. Trên con
đường rèn luyện hoàn thiện nhân cách hiện nay mỗi người quân nhân, trước hết là
người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội đều phải có ý thức giữ gìn và phát huy
nhân cách của người quân nhaann cách mạng, của cố đại tướng Võ Nguyên Giápngười anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, của chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.


19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các Mác và Ph. Ăngghen, Tuyển tập, Tập 1 Nxb Sự thật, Hà Nội,
1980, trang 156.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, trang 89.
3. Hồ Chí Minh, Tuyển tập, Tập1. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980,
4. Hồ Chí Minh Tồn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002,
trang 93.

5. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2002, trang 558
6. Học viện Chính trị quốc gia (2004), Tâm lý học lãnh đạo - quản lý,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
7. Mai Hữu Khuê (1985), Những khía cạnh tâm lý của quản lý, Nxb Lao
động, Hà Nội.
8. Tổng cục Chính trị (2005), Tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội.
9. Tổng cục Chính trị (2002), Tâm lý học lãnh đạo - quản lý bộ đội, Nxb
QĐND, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách, một số vấn đề lý
luận, Nxb Giáo dục, 1998, trang 72.



×