Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BÀI tập NHÓM – NGHIÊN cứu ĐỊNH TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.5 KB, 24 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
----------

BÀI TẬP NHÓM – NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Chủ đề:“Quan điểm của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về bệnh tay
chân miệng và một số yếu tố ảnh hưởng tại xã Tân Long, thị
xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, năm 2017”

Bạc Liêu, 2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
1


Trong những năm gần đây, Châu Á đang phải đối mặt với bệnh tay chân
miệng như một vấn đề y tế cộng đồng nổi trội của nhiều nước trong khu vực. Tại
Việt Nam, bệnh tay chân miệng đã xuất hiện từ năm 2003 và không ngừng gia
tăng trong những năm qua. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc
xin phòng bệnh. Tay chân miệng không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng mà còn là gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra
(Enterovirus). Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính với những biểu hiện sốt, đau rát
trong miệng, phát ban mà phần nhiều ban dạng mụn nước ở tay, chân, miệng.
Bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nhiễm trùng thần kinh trung ương
như viêm não, viêm não-màng não, bại liệt, ngoài ra còn viêm cơ tim, phù phổi
cấp, có thể dẫn đến tử vong. Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 là hai tác
nhân chủ yếu gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vắc xin
phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Phương châm phòng chống bệnh trên thế
giới tập trung chủ yếu vào các can thiệp Y tế công cộng.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, báo cáo giám sát của các địa
phương từ đầu năm 2017 đến nay cho thấy, cả nước ghi nhận 43.162 trường hợp


mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.063 trường hợp
nhập viện, không có trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số trường
hợp nhập viện giảm 1,9%[1].Tuy nhiên, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng
trong các tuần gần đây có chiều hướng tăng và xu hướng sẽ tăng cao trong thời
gian tới do đang là mùa dịch và học sinh vào năm học mới.
Hiện nay, dịch bệnh tay chân miệng tuy có chững lại so với năm trước
nhưng bệnh vẫn mắc rải rác quanh năm, lây lan nhanh trongcộng đồng, bệnh
thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt vẫn còn có trường hợp trẻ
tử vong do bệnh gây ra.
Thị xã Ngã Năm là một thị xã phát triển định hướng nông nghiệp, nằm ở
phía cực tây tỉnh Sóc Trăng. Thị xã Ngã Năm gồm 08 xã/thị trấn và 61 khóm/ấp.
2


Diện tích tự nhiên 242,2km2, dân số thị xã là 86.752 người[2]. Trên địa bàn thị
xã từ đầu năm đến tháng 08/2017 ghi nhận 64 trường hợp mắc bệnh tay chân
miệng trong số đó số ca mắc tại xã Tân Long là 19 trường hợp và chưa có dấu
hiệu cho thấy bệnh đã được kiểm soát vì đỉnh của dịch thường rơi vào tháng 9,
10 hàng năm[3]. Phân tích số liệu thứ cấp, chúng tôi nhận thấy các đơn vị y tế
địa phương và cơ sở đã triển khai các hoạt động theo chỉ đạo của Bộ Y tế về
phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng. Công tác truyền thông cũng đã được
triển khai. Tuy vậy, hiệu quả trong công tác phòng chống bệnh tay chân miệng
chưa cao. Qua đánh giá nhanh tại cộng đồng, sự hiểu biết về bệnh tay chân
miệng của người dân còn khá sơ sài, thực hành vệ sinh còn nhiều hạn chế, hiệu
quả của công tác phòng chống dịch bệnh phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức, thực
hành của người dân mà cụ thể là người chăm sóctrẻ chính của hộ gia đình. Tại
thị xã hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu hoạt động phòng, chống
bệnh tay chân miệng của người dân. Từ những lý do trên, nhằm cung cấp thông
tin cho việc xây dựng kế hoạch và triển khai công tácphòng chống dịch bệnh
tay chân miệng tại xã Tân Long,thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăngnhóm sinh viên

tiến hành nghiên cứu: “Quan điểm của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về
bệnh tay chân miệng và một số yếu tố ảnh hưởng tại xã Tân Long, thị xã Ngã
Năm, tỉnh Sóc Trăng, năm 2017”

CHƯƠNG I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3


1. Mục tiêu cụ thể
1.1. Mô tả quan điểm của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại xã Tân Long, thị

xã Ngã Năm, tỉnh sóc Trăng về bệnh tay chân miệng năm 2017.
1.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người chăm sóc
trẻ về phòng, chống bệnh tay chân miệngtại xã Tân Long, thị xã Ngã
Năm, tỉnh sóc Trăng năm 2017.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Những bà mẹ có con dưới 5 tuổi sống tại xã Tân Long.
4


-

Những người tronggia đình có con dưới 5 tuổi tại xã Tân Long (như bà,

cha, cô, dì…)
- Cán bộ y tế tại xã Tân Long.
- Giáo viên trường mẫu giáo ở xã Tân Long.

- Cán bộ quản lý nằm trong Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu của xã.
Tiêu chí chọn mẫu:
- Là người trực tiếp chăm sóc trẻ.
- Là người có khả năng nghe, hiểu và trả lời câu hỏi phỏng vấn viên.
Tiêu chí loại trừ :
- Người không hợp tác nghiên cứu
- Người khó khăn về nghe nói
- Người bị bệnh tâm thần
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2017 đến tháng
10/2018.
Địa điểm: xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh sóc Trăng.
3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu định tính
4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (cách tiếp cận)
Cỡ mẫu
ST
T
1
2

Đối tượng nghiên cứu

Phỏng vấn
sâu

Thảo luận
nhóm

Tổng

cộng

10

3

13

5

3

8

5

5

10

Bà mẹ có con dưới 5 tuổi (đã
hoặc đang mắc bệnh TCM)
Bà mẹ có con dưới 5 tuổi

Giáo viên mầm non trường
mẫu giáo (tất cả giáo viên)
Cán bộ phụ trách chương trình
4
tại Trạm y tế xã
Phó chủ tịch UBND xã (phụ

5
trách Ban CSSKBĐ)
Tổng cộng
Cách tiếp cận đối tượng:
- Nhóm nghiên cứu cùng với nhân viên
3

1

1

1

1

22

11

33

y tế thôn/ấp đến thăm hộ gia đình

có trẻ dưới 5 tuổi (trẻ đã hoặc đang mắc bệnh TCM) và tiếp cận phỏng
vấn sâu bà mẹ của trẻ, trao đổi về những kinh nghiệm chăm sóc trẻ, những
điều đạt và chưa đạt về phòng bệnh TCM. Tổ chức hội thảo cho nhóm các
bà mẹ có con dưới 5 tuổi để cùng chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau.
5



-

Nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên những bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi khi

-

đưa trẻ đi tiêm ngừa tại Trạm Y tế xã hàng tháng.
Nhóm nghiên cứu đến thăm và gặp gỡ các giáo viên mầm non tại Trường
mẩu giáo vào buổi ngủ trưa của các trẻ, tiếp cận, phỏng vấn sâu và có thể
hẹn các giáo viên mầm non buổi hội thảo vào các buổi họp trao đổi kinh

-

nghiệm giảng dạy và chăm sóc trẻ để có thể nhận thêm nhiều thông tin.
Nhóm nghiên cứu thực hiện tiếp cận và phỏng vấn sâu với Phó chủ tịch
UBND xã (phụ trách Ban CSSKBĐ) và trao đổi về những chiến lược,

-

định hướng về vấn đề bệnh TCM tại địa phương.
Nhóm gặp và phỏng vấn sâu với Cán bộ phụ trách chương trình Trạm y tế

xã để nhận thêm nhiều thông tin.
5. Phương pháp thu thập số liệu
- Nhóm nghiên cứu tổ chức phỏng vấn sâu những nhóm đối tượng nghiên
-

cứu để thu thập những nội dung cần thiết đến khi bão hòa thông tin.
Tổ chức thảo luận nhóm để cho các đối tượng chia sẽ cùng nhau những


kinh nghiệm về phòng bệnh tay chân miệng.
6. Nội dung, chủ đề nghiên cứu
Mục tiêu 1. Mô tả quan điểm của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại xã
Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh sóc Trăng về bệnh tay chân miệng
năm 2017.
-

-

Sự quan tâm của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về bệnh tay chân
miệng.
Kiến thức của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về bệnh tay chân miệng.
+ Đường lây truyền bệnh
+ Đối tượng dễ mắc bệnh
+ Biểu hiện đặc trưng của bệnh
Thực hành của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về phòng bệnh tay chân

miệng.
+ Rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ
+ Rửa sạch, vệ sinh đồ chơi cho trẻ thường xuyên
+ Lau dọn, vệ sinh sàn nhà, bàn ghế … chổ trẻ chơi thường xuyên
Mục tiêu 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của
người chăm sóc trẻ về phòng, chống bệnh tay chân miệng tại xã Tân
Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh sóc Trăng năm 2017.
- Yếu tố cá nhân
6


-


+ Thiếu kiến thức về tác hại của bệnh tay chân miệng đến trẻ nhỏ
+ Có thái độ thiếu quan tâm về bệnh tay chân miệng
+ Thực hành sai về phòng bệnh tay chân miệng
Yếu tố môi trường
+ Môi trường vật lý: những nơi trẻ vui chơi, sinh hoạt là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển và lây lan bệnh tay chân miệng.
+ Môi trường xã hội
• Áp lực nhóm
• Chuẩn mực nhóm
+ Môi trường kinh tế
• Những tốn kém chi phí để điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ.
• Khi gia đình cùng chăm sóc, điều trị cho trẻ bị bệnh tay chân
miệng không thể làm việc kiếm tiền, mất nguồn thu nhập cho
gia đình.
+ Môi trường chính sách
• Can thiệp giảm hại còn hạn chế

7


CHƯƠNG 3. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu được chọn vào nghiên cứu là những người chăm
sóc trẻ chính của các hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi đại diện cho người dân đang
sinh sống tại xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh sóc Trăng, các đối tượng này đã
được giải thích về nội dung và mục đích của nghiên cứu trước khi tiến hành
phỏng vấn và điền vào phiếu điều tra. Các đối tượng nghiên cứu có thể từ chối
tham gia trong bất kỳ thời điểm nào trong khi diễn ra thu thập số liệu mà không
cần giải thích lý do.
Phiếu điều tra là phiếu khuyết danh, việc tiến hành để người dân trả lời và
điền phiếu sẽ được tiến hành riêng tư nhất giữa các hộ gia đình có trẻ dưới 5 tuổi

và đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối về các thông tin mà người dân cung cấp; thông
tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục
đích nào khác.
Đề cương nghiên cứu được thông qua Hội đồng Đạo đức – Trường đại
học Y tế công cộng thông qua trước khi tiến hành triển khai trên thực địa.
Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng kế
hoạch và triển khai công tácphòng chống dịch bệnh tay chân miệngtại địa
phương và những địa điểm khác có điều kiện tương tự như địa bàn nghiên cứu.

8


CHƯƠNG 4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
1. Hạn chế của nghiên cứu
-

Đây là nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm sinh viên năm 3 hệ VLVH
Trường Đại học Y tế công cộng, chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng,
thiết kế đề cương nghiên cứu cũng như chưa có nhiều kiến thức chuyên

-

ngành và thực tế trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu khônghiểu hay hiểu sai câu hỏi nên không trả lời

-

đúng, đủ thông tin về các câu hỏi.
Sai số nhập liệu viên: nhầm lẫn hoặc sai sót trong quá trình nhập liệu, dẫn


đến sai số kết quả điều tra.
2. Biện pháp khắc phục
- Tập huấn cho điều tra viên, đảm bảo kỹ năng tiếp cận, tư vấn, quản lý phiếu
-

hỏi.
Chọn nhập liệu viên có trình độ tốt, làm sạch số liệu khi tiến hành nhập liệu
và trước khi phân tích số liệu.

9


HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU/THẢO LUẬN NHÓM
VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Học viên thực hiện phỏng vấn: LÂM ANH KHOA
Đối tượng: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi (đã hoặc đang mắc bệnh tay chân
miệng)
(Tùy theo trải nghiệm của đối tượng và tùy theo thời gian mà phỏng vấn viên có
thể hỏi một hoặc nhiều nội dung: Sự quan tâm của người chăm sóc trẻ dưới 5
tuổi về bệnh tay chân miệng, Kiến thức của người chăm sóc trẻ dười 5 tuổi về
bệnh tay chân miệng, Thực hành của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về phòng
bệnh tay chân miệng, mỗi cuộc phỏng vấn nên giới hạn trong vòng 30-60 phút)
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả quan điểm của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại xã Tân Long,
-

thị xã Ngã Năm, tỉnh sóc Trăng về bệnh tay chân miệng năm 2017.
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người chăm sóc
trẻ về phòng, chống bệnh tay chân miệng tại xã Tân Long, thị xã Ngã
Năm, tỉnh sóc Trăng năm 2017.


Chào hỏi, giới thiệu:
Xin chào chị. Tên tôi là Lâm Anh Khoa, hiện đang công tác tại Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu – Khoa Truyền thông Giáo dục sức khỏe. Chúng tôi
đang tiến hành tìm hiểu về “Quan điểm của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về
bệnh tay chân miệng và một số yếu tố ảnh hưởng tại xã Tân Long, thị xã Ngã
Năm, tỉnh Sóc Trăng, năm 2017”. Đây là một nghiên cứu do nhóm sinh viên
Trường ĐH Y tế công cộng tiến hành. Kết quả thu được sẽ giúp định hướng
10


chiến lược, xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tay
chân miệng tại địa phương. Rất mong chị đồng ý tham gia trao đổi với tôi. Thời
gian phỏng vấn khoảng 30 phút. Xin cảm ơn chị.

1. Thông tin chung về phỏng vấn
Ngày: ........./........./2017
Địa điểm phỏng vấn: ....................................................................
Địa bàn phỏng vấn: xã Tân Long – thị xã Ngã Năm
Tỉnh: Sóc Trăng
Thôn/ấp: .......................................................................................
Tên người tiến hành phỏng vấn: Lâm Anh Khoa
2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tuổi: ..........
Giới tính: Nữ
Số con dưới 5 tuổi của đối tượng: .............bé
3. Nội dung phỏng vấn
Chào chị, theo tôi biết con chị đã từng (đang) mắc bệnh tay chân miệng,
chị có thể chia sẽ cho biết bé mình mắc bệnh như thế nào không ? Bé mắc bệnh
ở đâu (ở nhà hay ở trường học) ? Khi biết con mình có các biểu hiện mắc bệnh

tay chân miệng, chị đã xử trí như thế nào ? Theo chị bệnh tay chân miệng có
nguy hiểm không ? Có thể phòng ngừa bệnh tay chân miệng được không ?
Để cho đối tượng phỏng vấn tự kể câu chuyện của mình và hỏi thêm để có
được đầy đủ các thông tin sau đây
- Bé mắc bệnh tay chân miệng ở đâu (ở nhà hay ở trường học) ?

Nếu bị mắc bệnh từ trường học :
- Theo chị, ở trường học của bé, không gian của trường và lớp học như thế

nào ?
- Chị có hỏi các cô giáo về đồ chơi của bé được bảo quản như thế nào ?

11


- Chị có biết các bé mình sinh hoạt, vui chơi, ăn uống tại trường mẫu giáo

như thế nào ?
Nếu mắc bệnh ở nhà :
- Chị có thể chia sẽ cho biết bé mắc bệnh tay chân miệng tại nhà như thế

nào?
- Không gian ở nhà mình như thế nào ?
- Chị bảo quảnđồ chơi của bé như thế nào ?
- Khi trẻ có các biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng, chị đã xử trí như thế
nào ?
- Chị đưa trẻ đi khám bệnh ở đâu ?
- Theo chị biết thì trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường dễ mắc phải những bệnh nào
nhiều nhất ? Chị cảm thấy bệnh tay chân miệng này như thế nào ?
- Theo chị bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không ?

- Theo chị, bệnh tay chân miệng đã có vắc xin ngừa bệnh chưa chị ?
- Theo chị biết, bệnh tay chân miệng có những biểu hiện như thế nào ở trẻ
nhỏ dưới 5 tuổi ?
- Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng và nằm điều trị tại bệnh viện, trong gia
đình chị quan tâm về bệnh như thế nào ?
- Chi phí điều trị bệnh tay chân miệng cho bé có tốn kém không ?
- Chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng có khó không ?
- Khi biết bé nhà chị bị bệnh tay chân miệng, hàng xóm láng giềng xung
quanh có ý kiến như thế nào ?
- Theo chị bệnh tay chân miệng có thể phòng ngừa được không ?
- Chị có biết cách phòng bệnh tay chân miệng nào không, xin chị chia sẽ
cho biết ?
Xin chân thành cảm ơn chị !

12


HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU/THẢO LUẬN NHÓM
VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Học viên thực hiện phỏng vấn: NGUYỄN THỊ LỆ QUYÊN
Đối tượng: Bà mẹ có con dưới 5 tuổi
(Tùy theo trải nghiệm của đối tượng và tùy theo thời gian mà phỏng vấn viên có
thể hỏi một hoặc nhiều nội dung: Sự quan tâm của người chăm sóc trẻ dưới 5
tuổi về bệnh tay chân miệng, Kiến thức của người chăm sóc trẻ dười 5 tuổi về
bệnh tay chân miệng, Thực hành của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về phòng
bệnh tay chân miệng, mỗi cuộc phỏng vấn nên giới hạn trong vòng 30-60 phút)
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả quan điểm của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại xã Tân Long,
thị xã Ngã Năm, tỉnh sóc Trăng về bệnh tay chân miệng năm 2017.
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người chăm sóc


-

trẻ về phòng, chống bệnh tay chân miệng tại xã Tân Long, thị xã Ngã
Năm, tỉnh sóc Trăng năm 2017.
Chào hỏi, giới thiệu:
Xin chào chị. Tên tôi là Nguyễn Thị Lệ Quyên, hiện đang công tác tại Trung tâm
Y tế thị xã Ngã Năm. Chúng tôi đang tiến hành tìm hiểu về “Quan điểm của
người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về bệnh tay chân miệng và một số yếu tố ảnh
hưởng tại xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, năm 2017”. Đây là
một nghiên cứu do nhóm sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng tiến hành. Kết
quả thu được sẽ giúp định hướng chiến lược, xây dựng kế hoạch và triển khai
công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại địa phương. Rất mong chị
đồng ý tham gia trao đổi với tôi. Thời gian phỏng vấn khoảng 30 phút. Xin cảm
ơn chị.

1. Thông tin chung về phỏng vấn
Ngày: ........./........./2017
13


Địa điểm phỏng vấn: ....................................................................
Địa bàn phỏng vấn: xã Tân Long – thị xã Ngã Năm
Tỉnh: Sóc Trăng
Thôn/ấp: .......................................................................................
Tên người tiến hành phỏng vấn: Nguyễn Thị Lệ Quyên
2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tuổi: ..........
Giới tính: Nữ
Số con dưới 5 tuổi của đối tượng: .............bé

3. Nội dung phỏng vấn
-

Chào chị, theo tôi biết gia đình chị có em bé dưới 5 tuổi, bé nhà chị trước

-

đến giờ có mắc phải bệnh nào không ? Chị chăm sóc bé như thế nào ?
Chị có thường xem tivi hay nghe đài phát thanh không ?
Chị có thường theo dõi các chương trình nói về sức khỏe không ? (ví dụ
như : Chuyên mục Sức khỏe cho mọi người, Chuyên đề Thầy thuốc với

-

mọi người, chuyên đề Khỏe và Đẹp …)
Chị có biết em bé dưới 5 tuổi thường hay mắc phải các bệnh gì nhiều nhất ?
Chị có nghe nói về bệnh tay chân miệng không ?
Theo chị biết, bệnh tay chân miệng như thế nào ?
Ở gần khu nhà chị sinh sống ở đây đã từng có bé nào bị mắc bệnh tay chân

-

miệng chưa ?
Theo chị biết, các biểu hiện của bé bị bệnh tay chân miệng như thế nào ?
Chị cảm thấy bệnh tay chân miệng này như thế nào ? Bệnh tay chân miệng

-

có nguy hiểm không ?
Theo chị biết, bệnh tay chân miệng này có thuốc ngừa bệnh chưa ?

Nếu không may, ở gia đình hay hàng xóm, láng giềng mình có bé bị bệnh

-

tay chân miệng thì mình sẽ xử trí như thế nào ?
Không gian nhà chị như thế nào ? Thường chị lau dọn bàn ghế, vật dụng

-

trong nhà như thế nào ?
Đồ chơi của bé, chị bảo quản, vệ sinh như thế nào ?
Theo chị nghĩ, bệnh tay chân miệng này có thể phòng ngừa được không ?
Chị có biết cách phòng bệnh tay chân miệng nào không, chị có thể chia sẽ
một vài cách phòng bệnh mà chị biết không ?

14


Xin chân thành cảm ơn chị !

HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU/THẢO LUẬN NHÓM
VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Học viên thực hiện phỏng vấn: HUỲNH VĂN LÊ
Đối tượng: Giáo viên mầm non tại trường mẫu giáo
(Tùy theo trải nghiệm của đối tượng và tùy theo thời gian mà phỏng vấn viên có
thể hỏi một hoặc nhiều nội dung: Sự quan tâm của người chăm sóc trẻ dưới 5

15



tuổi về bệnh tay chân miệng, Kiến thức của người chăm sóc trẻ dười 5 tuổi về
bệnh tay chân miệng, Thực hành của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về phòng
bệnh tay chân miệng, mỗi cuộc phỏng vấn nên giới hạn trong vòng 30-60 phút)
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả quan điểm của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại xã Tân Long,
-

thị xã Ngã Năm, tỉnh sóc Trăng về bệnh tay chân miệng năm 2017.
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người chăm sóc
trẻ về phòng, chống bệnh tay chân miệng tại xã Tân Long, thị xã Ngã
Năm, tỉnh sóc Trăng năm 2017.

Chào hỏi, giới thiệu:
Xin chào chị. Tên tôi làHuỳnh Văn Lê, hiện đang công tác tại Trung tâm Y tế
huyện Thạnh Trị. Chúng tôi đang tiến hành tìm hiểu về “Quan điểm của người
chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về bệnh tay chân miệng và một số yếu tố ảnh hưởng
tại xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, năm 2017”. Đây là một
nghiên cứu do nhóm sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng tiến hành. Kết quả thu
được sẽ giúp định hướng chiến lược, xây dựng kế hoạch và triển khai công tác
phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại địa phương. Rất mong chị đồng ý
tham gia trao đổi với tôi. Thời gian phỏng vấn khoảng 30 phút. Xin cảm ơn chị.

1. Thông tin chung về phỏng vấn
Ngày: ........./........./2017
Địa điểm phỏng vấn: ....................................................................
Địa bàn phỏng vấn: xã Tân Long – thị xã Ngã Năm
Tỉnh: Sóc Trăng
Thôn/ấp: .......................................................................................
Tên người tiến hành phỏng vấn: Huỳnh Văn Lê
2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Tuổi: ..........
16


Giới tính: Nữ
3. Nội dung phỏng vấn
-

Chào chị, chị đã giảng dạy tại trường mẫu giáo này bao lâu rồi ? Công việc

-

hàng ngày của chị tại trường như thế nào ?
Ban giám hiệu và tổ chức công đoàn trường có thường họp chia sẽ kinh
nghiệm về các nội dung giảng dạy cho giáo viên trường không ? Trong các
cuộc họp đó, có lồng ghép tuyên truyền một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
dưới 5 tuổi không ? Ban tổ chức tuyên truyền về vấn đề sức khỏe như thế

-

nào ?
Chị có thường xem tivi hay nghe đài phát thanh không ?
Chị có thường theo dõi các chương trình nói về sức khỏe không ? (ví dụ
như : Chuyên mục Sức khỏe cho mọi người, Chuyên đề Thầy thuốc với

-

mọi người, chuyên đề Khỏe và Đẹp …)
Chị có nghe nói về bệnh tay chân miệng không ?
Theo chị biết, bệnh tay chân miệng như thế nào ?

Ở trường mẫu giáo mình ở đây đã từng có bé nào bị mắc bệnh tay chân

-

miệng chưa ?
Khi phát hiện bé bị bệnh tay chân miệng thì chị và Ban giám hiệu đã xử trí

-

như thế nào ?
Theo chị biết, các biểu hiện của bé bị bệnh tay chân miệng như thế nào ?
Chị cảm thấy bệnh tay chân miệng này như thế nào ? Bệnh tay chân miệng

-

có nguy hiểm không ?
Không gian trong phòng học các lớp như thế nào ? Các cô giáo bảo quản,

-

vệ sinh đồ chơi cho các bé như thế nào ?
Các cô thường lau chùi, vệ sinh sàn lớp học như thế nào ?
Khi có bé bị bệnh tay chân miệng tại lớp học, các cô xử lý vệ sinh lớp như

-

thế nào ?
Các cô có được Trung tâm Y tế hỗ trợ tuyên truyền về phòng bệnh tay chân
miệng không ? Các nội dung tuyên truyền cho các cô như thế nào ?
Xin chân thành cảm ơn chị !


17


HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU/THẢO LUẬN NHÓM
VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Học viên thực hiện phỏng vấn: DƯƠNG QUỐC VIỆT
Đối tượng: Phó chủ tịch UBND xã (phụ trách Ban CSSKBĐ)
(Tùy theo trải nghiệm của đối tượng và tùy theo thời gian mà phỏng vấn viên có
thể hỏi một hoặc nhiều nội dung: Sự quan tâm của về bệnh tay chân miệng, Kiến
thức của về bệnh tay chân miệng, Thực hành về phòng bệnh tay chân miệng,
mỗi cuộc phỏng vấn nên giới hạn trong vòng 30-60 phút)
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả quan điểm của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại xã Tân Long,
thị xã Ngã Năm, tỉnh sóc Trăng về bệnh tay chân miệng năm 2017.

18


-

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người chăm sóc
trẻ về phòng, chống bệnh tay chân miệng tại xã Tân Long, thị xã Ngã
Năm, tỉnh sóc Trăng năm 2017.

Chào hỏi, giới thiệu:
Xin chào anh (chị). Tên tôi làDương Quốc Việt, hiện đang công tác tại Trạm Y
tế xã Tân Long. Chúng tôi đang tiến hành tìm hiểu về “Quan điểm của người
chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về bệnh tay chân miệng và một số yếu tố ảnh hưởng
tại xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, năm 2017”. Đây là một

nghiên cứu do nhóm sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng tiến hành. Kết quả thu
được sẽ giúp định hướng chiến lược, xây dựng kế hoạch và triển khai công tác
phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại địa phương. Rất mong anh (chị)
đồng ý tham gia trao đổi với tôi. Thời gian phỏng vấn khoảng 30 phút. Xin cảm
ơn anh (chị).

1) Thông tin chung về phỏng vấn
Ngày: ........./........./2017
Địa điểm phỏng vấn: ....................................................................
Địa bàn phỏng vấn: xã Tân Long – thị xã Ngã Năm
Tỉnh: Sóc Trăng
Thôn/ấp: .......................................................................................
Tên người tiến hành phỏng vấn: Dương Quốc Việt
2) Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tuổi: ..........
Giới tính: Nam
3) Nội dung phỏng vấn
-

Chào ông (bà), xin ông (bà)cho biết về tình hình hoạt động của Ban chăm
sóc sức khỏe ban đầu ? Trong thời gian qua, tại địa phương mình tình hình
19


các bệnh có biến động gì không ? Bệnh nào có xu hướng tăng lên trong
thời gian qua ?
- Theo ông (bà)biết, bệnh tay chân miệng như thế nào ?
- Với vai trò quản lý, việc thực hiện chỉ đạo cho công tác phòng bệnh tại
địa phương như thế nào ? Hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu
có gặp khó khăn gì trong hoạt động không ?

- Ông (bà)nhận định thế nào về tình hình bệnh tay chân miệng trong năm
2017?
- Thưa ông (bà), hiện nay ở một số địa phương tình hình dịch tay chân
miệng đang diễn tiến phức tạp, xin ông (bà) cho biết tại xã ta hiện nay
tay chân miệng diễn biến như thế nào?
- Thưa ông (bà), ông (bà)đánh giá như thế nào về tình hình bệnh tay chân
miệng thường xảy ra, cũng như vấn đề đảm bảo sức khỏe của mọi người
trong thời điểm này?
- Hiện nay tay chân miệng đang diễn biến như thế nào và nguy cơ xâm
nhập, lây lan trong cộng đồng ra sao ?
- Thưa ông (bà), từ khi xuất hiện bệnh dịch đến giờ, chúng ta liên tục tuyên
truyền về bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, nhiều người dân nằm trong
vùng dịch khi được hỏi vẫn rất lơ mơ về bệnh. Công tác truyền thông về
dịch bệnh này có vấn đề, thưa ông (bà)?
- Thưa ông (bà), bài học kinh nghiệm phòng chống dịch tay chân miệng
trong những năm qua là gì? Và trong năm 2017 vấn đề gì là trọng điểm
đối với công tác phòng chống dịch tay chân miệng ?
- Thưa ông (bà): UBND xã đã có những thành tựu nào trong công tác
phòng chống dịch tay chân miệng ?
- Trước tốc độ lây lan của dịch bệnh tay chân miệng, UBND xã và Trạm Y
tế xã có phương án đối phó với dịch bệnh này như thế nào?
- Vậy ông (bà) có khuyến cáo gì để người dân biết phòng, tránh bệnh tay
chân miệng?
Xin chân thành cảm ơn ông (bà) !

20


HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU/THẢO LUẬN NHÓM
VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Học viên thực hiện phỏng vấn: PHẠM VĂN HẢI
Đối tượng: Cán bộ phụ trách chương trình tại Trạm y tế xã
(Tùy theo trải nghiệm của đối tượng và tùy theo thời gian mà phỏng vấn viên có
thể hỏi một hoặc nhiều nội dung: Sự quan tâm của về bệnh tay chân miệng, Kiến
thức của về bệnh tay chân miệng, Thực hành về phòng bệnh tay chân miệng,
mỗi cuộc phỏng vấn nên giới hạn trong vòng 30-60 phút)
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả quan điểm của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi tại xã Tân Long,
-

thị xã Ngã Năm, tỉnh sóc Trăng về bệnh tay chân miệng năm 2017.
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người chăm sóc
trẻ về phòng, chống bệnh tay chân miệng tại xã Tân Long, thị xã Ngã
Năm, tỉnh sóc Trăng năm 2017.

Chào hỏi, giới thiệu:

21


Xin chào anh (chị). Tên tôi làPhạm Văn Hải, hiện đang công tác tại Trạm Y tế
phường 2, thị xã Ngã Năm. Chúng tôi đang tiến hành tìm hiểu về “Quan điểm
của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi về bệnh tay chân miệng và một số yếu tố
ảnh hưởng tại xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, năm 2017”.
Đây là một nghiên cứu do nhóm sinh viên Trường ĐH Y tế công cộng tiến hành.
Kết quả thu được sẽ giúp định hướng chiến lược, xây dựng kế hoạch và triển
khai công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng tại địa phương. Rất mong
anh (chị) đồng ý tham gia trao đổi với tôi. Thời gian phỏng vấn khoảng 30 phút.
Xin cảm ơn anh (chị).


1) Thông tin chung về phỏng vấn
Ngày: ........./........./2017
Địa điểm phỏng vấn: ....................................................................
Địa bàn phỏng vấn: xã Tân Long – thị xã Ngã Năm
Tỉnh: Sóc Trăng
Thôn/ấp: .......................................................................................
Tên người tiến hành phỏng vấn: Phạm Văn Hải
2) Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tuổi: ..........
Giới tính: Nam
3) Nội dung phỏng vấn
-

Chào ông (bà), xin ông (bà)cho biết về tình hình các bệnh có xu hướng
tăng lên trong thời gian qua? Công tác phòng chống các bệnh như thế

-

nào?
Theo ông (bà)biết, bệnh tay chân miệng như thế nào ?
Ông (bà)nhận định thế nào về tình hình bệnh tay chân miệng trong năm
2017?

22


-

Thưa ông (bà) , hiện nay ở một số địa phương tình hình dịch tay chân
miệng đang diễn biến phức tạp, xin ông (bà) cho biết tại xã ta hiện nay


-

tay chân miệng diễn biến như thế nào?
Thưa ông (bà), ông (bà)đánh giá như thế nào về tình hình bệnh tay chân
miệng thường xảy ra, cũng như vấn đề đảm bảo sức khỏe của mọi người

-

trong thời điểm này?
UBND xã và Trung tâm Y tế thị xã Ngã Năm triển khai công tác phòng

-

chống bệnh tay chân miệng đến trạm y tế xã như thế nào ?
Cán bộ trạm y tế có thường xuyên được tập huấn về công tác phòng
chống bệnh tay chân miệng không ? Nội dung tuyên truyền về phòng

-

bệnh tay chân miệng như thế nào ?
Hiện nay tay chân miệng đang diễn biến trong địa bàn xã như thế nào và

-

công tác phòng chống bệnh có gặp khó khăn, trở ngại gì ?
Thưa ông (bà), Khảo sát nhanh về kiến thức và thực hành của người dân
trong vùng có trẻ bị bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, kiến thức về bệnh và
thực hành phòng bệnh còn nhiều thiếu xót. Công tác truyền thông về dịch


-

bệnh này có thường xuyên, thưa ông (bà)?
Thưa ông (bà), bài học kinh nghiệm phòng chống dịch tay chân miệng
trong những năm qua là gì? Và trong năm 2017 vấn đề gì là trọng điểm

-

đối với công tác phòng chống dịch tay chân miệng ?
Trước tốc độ lây lan của dịch bệnh tay chân miệng, Trạm Y tế xã có

-

phương án đối phó với dịch bệnh này như thế nào?
Vậy ông (bà) có khuyến cáo gì để người dân biết phòng, tránh bệnh tay
chân miệng?
Xin chân thành cảm ơn ông (bà) !

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Y tế dự phòng, Báo cáo giám sát của các địa phương 9 tháng đầu
năm 2017, 2017
[2][3] Trung tâm Y tế thị xã Ngã Năm, Báo cáo hoạt động 9 tháng đầu
năm 2017, 2017

24




×